1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khóa luận tốt nghiệp Quan niệm của chủ nghĩa mác lênin về con người và vấn đề xây dựng con người mới ở việt nam hiện nay

59 1,7K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 311,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiCon người là chủ thể sáng tạo nền văn hóa, văn minh nhân loại và là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội. Con người cũng là sản phẩm kì diệu, là giá trị cao nhất của toàn bộ sự phát triển thế giới vật chất và tinh thần, đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên và xã hội. Con người ở vị trí trung tâm của tiến trình lịch sử. Chính vì vậy, con người trong tư duy nhân loại, không chỉ là vấn đề thực tiễn mà còn là vấn đề cốt lõi của toàn bộ các lí luận xã hội và nhân văn, kinh tế và quản lý, kỹ thuật và công nghệCon người là nguồn động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển xã hội, thiếu nguồn lực con người xã hội không thể phát triển được. Nhưng, sự phát triển kinh tế xã hội sẽ có ý nghĩa gì nếu như không phải vì sự tồn tại và phát triển cuả con người với tất cả nhu cầu lợi ích thiết thân của nóChúng ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Thực tiễn thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong những thập kỷ qua, nhất là sau hơn 20 năm đổi mới, đã khẳng định sự đúng đắn của những quan điểm của Đảng về chiến lược phát triển con người và nhìn nhận con người với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Những thành tựu trong công cuộc đổi mới một mặt tạo ra tiền đề cơ bản để đất nước ta tiếp tục phát triển vì hạnh phúc của con người, mặt khác cũng đang đặt ra những đòi hỏi thách thức đối với mỗi con người Việt Nam hôm nay. Thêm nữa sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, hợp tác quốc tế đang đưa đến cả những tích cực và tiêu cực vào quá trình chuyển biến tâm lý, tư tưởng, đạo đức của con người Việt Nam. Trong khi đó vẫn còn có những cách hiểu cách làm khác nhau, không nhất quán và thiếu đồng bộ về quản lý, sử dụng, đào tạo phát huy nhân tố con người. Chính vì thể, một đòi hỏi tất yếu đặt ra đó là phải nghiên cứu con người, đưa ra những phương hướng và biện pháp cụ thể cho việc xây dựng con người mới – con người Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đặc biệt hơn, thế giới loài người đang bước những bước đi đầu tiên của thế kỷ XXI – thế kỷ của sự phát triển rực rõ những giá trị nhân văn và năng lực trí tuệ của con người. Con người đã và đang sáng tạo ra cuộc sống – văn hóa ngày càng phong phú nhưng cũng tiềm ẩn hiểm họa cho chính bản thân mình. Thế giới sẽ đi về đâu? Tương lai loài người sẽ như thế nào? Những câu hỏi đó không ai khác ngoài con người phải tự giải quyết. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, vấn đề xây dựng con người mới ở Việt Nam hôm nay cần phải được xây dựng trên một thế giới quan tiến bộ, một cách nhìn tổng quan, khoa học và phức hợp về con người.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Con người là chủ thể sáng tạo nền văn hóa, văn minh nhân loại và làđộng lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội Con người cũng làsản phẩm kì diệu, là giá trị cao nhất của toàn bộ sự phát triển thế giới vậtchất và tinh thần, đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên và xãhội Con người ở vị trí trung tâm của tiến trình lịch sử Chính vì vậy, conngười trong tư duy nhân loại, không chỉ là vấn đề thực tiễn mà còn là vấn đềcốt lõi của toàn bộ các lí luận xã hội và nhân văn, kinh tế và quản lý, kỹ thuật

và công nghệ

Con người là nguồn động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển xã hội,thiếu nguồn lực con người xã hội không thể phát triển được Nhưng, sự pháttriển kinh tế xã hội sẽ có ý nghĩa gì nếu như không phải vì sự tồn tại và pháttriển cuả con người với tất cả nhu cầu lợi ích thiết thân của nó

Chúng ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đấtnước Thực tiễn thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trongnhững thập kỷ qua, nhất là sau hơn 20 năm đổi mới, đã khẳng định sự đúngđắn của những quan điểm của Đảng về chiến lược phát triển con người vànhìn nhận con người với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự pháttriển kinh tế xã hội Những thành tựu trong công cuộc đổi mới một mặt tạo ratiền đề cơ bản để đất nước ta tiếp tục phát triển vì hạnh phúc của con người,mặt khác cũng đang đặt ra những đòi hỏi thách thức đối với mỗi con ngườiViệt Nam hôm nay Thêm nữa sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế quan liêu baocấp sang nền kinh tế thị trường, hợp tác quốc tế đang đưa đến cả những tíchcực và tiêu cực vào quá trình chuyển biến tâm lý, tư tưởng, đạo đức của conngười Việt Nam Trong khi đó vẫn còn có những cách hiểu cách làm khácnhau, không nhất quán và thiếu đồng bộ về quản lý, sử dụng, đào tạo pháthuy nhân tố con người Chính vì thể, một đòi hỏi tất yếu đặt ra đó là phảinghiên cứu con người, đưa ra những phương hướng và biện pháp cụ thể cho

Trang 2

việc xây dựng con người mới – con người Việt Nam trong thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội

Đặc biệt hơn, thế giới loài người đang bước những bước đi đầu tiêncủa thế kỷ XXI – thế kỷ của sự phát triển rực rõ những giá trị nhân văn vànăng lực trí tuệ của con người Con người đã và đang sáng tạo ra cuộc sống –văn hóa ngày càng phong phú nhưng cũng tiềm ẩn hiểm họa cho chính bảnthân mình Thế giới sẽ đi về đâu? Tương lai loài người sẽ như thế nào?Những câu hỏi đó không ai khác ngoài con người phải tự giải quyết Bởivậy, hơn lúc nào hết, vấn đề xây dựng con người mới ở Việt Nam hôm naycần phải được xây dựng trên một thế giới quan tiến bộ, một cách nhìn tổngquan, khoa học và phức hợp về con người

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Con người luôn là vấn đề trung tâm của triết học và là đối tượngnghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau Nhất là những năm gầnđây, những vấn đề về xây dựng con người mới, về sự phát hiện và làm sáng

tỏ các khía cạnh khác nhau của quá trình hình thành con người mới dưới góc

độ triết học đã được nhiều học giả quan tâm

- Phạm Như Cương Về vấn đề xây dựng con người mới Nxb Khoahọc xã hội – 1978

- Đặng Xuân Kỳ Mối quan hệ giữa các thế hệ trong việc xây dựngcon người mới Nxb Khoa học xã hội – 1987

- Trần Nhâm Mấy vấn đề phương pháp luận của việc xây dựng conngười mới ở nước ta trong thời kỳ quá độ Tạp chí Triết học Số 3 – 1981

- Nguyễn Hoàng Một số suy nghĩ về việc tiến hành giáo dục phẩmchất và đạo đức cách mạng, đấu tranh chống hiện tượng tiêu cực Tạp chíGiáo dục lý luận Số 2 – 1984

Nhìn chung, các tác giả phân tích dưới góc độ phương pháp luận, cũng

có tác giả nghiên cứu dưới góc độ riêng biệt của phẩm chất hoặc về phươngdiện sư phạm

Trang 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Từ việc phân tích làm sáng tỏ bản chất con người dưới góc độ triếthọc, đặc biệt theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, khóa luận nghiêncứu vấn đề xây dựng con người mới trong thời kì quá độ xây dựng chủ nghĩa

xã hội ở Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được những mục đích trên, khóa luận phải đặt ra chomình những nhiệm vụ:

- Trình bày quan điểm con người trong triết học và các yếu tố tác độngđến sự phát triển của con người, làm nền tảng cho việc xây dựng con ngườimới ở Việt Nam hiện nay

- Xem xét những yếu tố tác động tới việc xây dựng con người mới ởViệt Nam

- Nêu ra phương hướng và giải pháp nhằm xây dựng con người mới ởViệt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Quá trình làm khóa luận đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu,trong đó chủ đạo là:

Dựa vào những nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –Lênin Phương pháp nghiên cứu, phân tích, chọn lọc, tổng hợp các tư liệu, hệthống hóa các tri thức

5 Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài

- Nghiên cứu vấn đề xây dựng con người mới từ góc độ triết học

- Nêu ra những phương hướng, giải pháp xây dựng con người mới mộtcách phù hợp với thực tiễn

Trang 4

NỘI DUNG

Chương 1: CON NGƯỜI VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ

PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

1.1 Khái lược quan niệm của triết học về con người

Con người là một trong những vấn đề trung tâm của triết học, là hệthống cấu trúc tổng hợp của tự nhiên, xã hội và tinh thần Điều này đặt rayêu cầu nghiên cứu cũng hết sức phức tạp song chỉ có cách tiếp cận của triếthọc mới có thể khám phá ra bản chất đích thực của con người cùng với vị trí,vai trò của nó trong thế giới Tuy nhiên, không phải mọi hệ thống triết họcđều có cách tiếp cận giống nhau và có câu trả lời đúng cho vấn đề này

1.1.1 Quan điểm phi Mácxít

1.1.1.1 Con người trong triết học phương Đông

Có thể thấy, vấn đề quan trọng hàng đầu trong triết học phương Đông

về con người là vấn đề nguồn gốc, bản chất con người và con đường, phươngpháp giải phóng con người Nói một cách khái quát, những nhà triết học duyvật và vô thần thì cho rằng, bản thân con người do các yếu tố vật chất tạothành, còn ý thức (hay linh hồn) chỉ là thuộc tính của vật chất, còn các nhàtriết học duy tâm và tôn giáo lại đưa ra quan niệm cho rằng, con người là do

“Trời” hay một vị thần linh nào đó tạo ra

Vấn đề con người và giải phóng con người ngay từ thời cổ đại đã đượccác nhà triết học Ấn Độ thảo luận một cách khá rộng rãi Kinh Upanisadquan niệm rằng, cả thể xác và linh hồn con người đều là hiện thân của tinhthần tối cao – Brahman Khác với quan niệm trên, Phật giáo cho rằng, bảnchất thế giới là “Không” “Không” vừa tĩnh lặng lại vừa trống rỗng, lạivừa xáo động và nhân đôi, và từ đây sinh ra vạn vật con người Thế giới là

“vô thường”, con người là “vô ngã”, nhưng do “vô minh” mà con ngườikhông hiểu được điều đó, vì vậy mà “đời là bể khổ” Muốn giải thoát conngười khỏi “bể khổ”, thì con người phải hiểu “tứ diệu đế” và thực hiện

“bát chính đạo”

Trang 5

Mở đầu cho những quan niệm về con người trong triết học TrungQuốc cổ đại là học thuyết Nho giáo do Khổng Tử sáng lập Khổng Tử phânchia con người trong xã hội thành “Quân tử” và “Tiểu nhân” Bậc quân tử làhạng người có đạo đức, còn kẻ tiểu nhân, tức hạng người kém đạo đức Quanniệm đạo đức của Khổng Tử bao gồm ba yếu tố cơ bản: “Nhân”, “Trí”,

“Dũng” “Nhân” chính là đạo làm người, và để đạt được “Nhân”, trước hếtcon người phải có “Trí”, “Dũng” Đó là những nấc thang giúp con người họctập, rèn luyện từng bước tới “Nhân”

Trong khi kế thừa thuyết “Thiên mệnh” và “Đạo đức” của Khổng Tử,Mạnh Tử khẳng định rằng, bản chất con người là thiện, còn nếu trong xã hội

có người làm điều ác thì đó là do dục vọng nhất thời mà thôi

Trong khi phản đối thuyết “Tính thiện” của Mạnh Tử, Tuân Tử chorằng “bản tính người là ác” vì theo ông việc thỏa mãn sinh lý, dục vọng làbản tính tự nhiên của con người, và hành động tuân theo nó tất yếu sinh ratranh giành cướp bóc lẫn nhau

Kế thừa và phát triển thuyết “Tính ác” của Tuân Tử, Hàn Phi Tử chorằng, bản chất con người là “ích kỷ” và đặc tính của nó là “sự ham mê lợi ích

và thù ghét tai họa” Từ đây, Hàn Phi Tử cho rằng, “lợi ích vật chất là cơ sởcủa tất cả các quan hệ xã hội và hành vi con người”

Như vậy, ngay từ thời cổ đại, triết học phương Đông đã quan tâm,nghiên cứu vấn đề con người Ở đây, con người hiện diện chủ yếu dưới góc

độ con người đạo đức, con người chính trị, còn những phẩm chất khác củacon người như tri thức khoa học hãy còn ít được đề cập đến

1.1.1.2 Con người trong triết học phương Tây

Một trong những đặc điểm quan trọng của triết học phương Tây làngay từ thời cổ đại, triết học đã tập trung nghiên cứu con người khá toàndiện, trong đó đặc biệt chú ý đến những phẩm chất khoa học và tự do củacon người

Như chúng ta đã biết, Hy Lạp cổ đại là xã hội khá tiêu biểu cho sựphát triển nhiều mặt của con người ở phương Tây cổ đại Socrate dành phần

Trang 6

lớn thời gian và công sức của mình theo đuổi phương châm “Con người hãy

tự biết lấy mình” Còn Platon thì cho rằng, tất cả (kể cả con người) đều bắtnguồn từ “thế giới ý niệm” – đó mới chính là cái “tồn tại chân chính”.Những vật thể cảm tính (kể cả thể xác) chỉ là cái bóng của “thế giới ý niệm”,sau khi thể xác chết, linh hồn bất tứ thoát khỏi từ ngục của thân thể trở vềvới “thế giới ý niệm” Ông còn cho rằng, chí có chủ nô quý tộc mới có đờisống thực sự đạo đức, vì đó là những người ưu tú, còn thường dân chỉ có loạiđạo đức tiêu cực, và nô lệ, theo ông, không có đạo đức, bởi lẽ họ không đượccông nhận là người Còn Đêmôcrit cho rằng, sự sống không phải do thầnthánh tạo ra, mà do cấu tạo bởi các nguyên tử tạo thành, động vật khác thựcvật ở chỗ chúng có linh hồn, mà nhờ đó động vật có thể hoạt động được

Trong suốt thời kỳ tồn tại của chế độ phong kiến ở Châu Âu (thế kỷX- XV), với điều kiện này, khoa học đình trệ, còn triết học hoặc làm đày tớcho thần học, hoặc trở thành thứ triết học Kinh viện Nhà triết học và thầnhọc Ôguytxtanh cho rằng, Chúa trời là lực lượng siêu nhiên, có quyền lựcthần thánh tối cao sáng tạo ra giới tự nhiên và con người, đồng thời quyếtđịnh số phận của chúng Tomat Đacanh cho rằng giới tự nhiên và con người

do Chúa trời sáng tạo ra từ hư vô, con người chỉ là hình ảnh của Chúa và linhhồn bất tử là bản chất của nó, vị trí, vai trò, số phận và đẳng cấp con ngườiđều là do Chúa trời định đoạt

Đến thời kỳ Phục hưng, khoa học nói chung và triết học nói riêng đã

có những bước phát triển nhất định, quan niệm về con người có những khởisắc theo hướng tiến bộ - đó là những tiền đề khoa học và lý luận cho cuộccách mạng tư sản

Thomas Hopxo rất chú trọng đến việc nghiên cứu con người ông chorằng, con người ra đời từ giới tự nhiên, nó là một thực thể thống nhất của tính

tự nhiên và tính xã hội, rằng “Giới tự nhiên tạo ra mọi người đều như nhau cả

về thể xác và tinh thần” Bản chất con người là ích kỷ, bởi lẽ người ta ai cũng

có nhu cầu, lợi ích, khát vọng riêng – đó chính là nguyên nhân sinh ra cái ác

Từ đó, ông cho rằng cuộc đấu tranh sinh tồn trong xã hội là tất yếu

Trang 7

Nhà triết học duy vật người Anh – John Locke đã tập trung nghiên cứucủa mình vào quá trình nhận thức của con người Ông phê phán tư tưởngbẩm sinh, ông đưa ra nguyên lý “Tấm bảng sạch”, cho rằng mọi tri thứckhông phải là bẩm sinh mà là kết quả quá trình nhận thức của con người,rằng mọi quá trình nhận thức đều xuất phát từ kinh nghiệm và mặc dù linhhồn như “Tấm bảng sạch”, song nó không thụ động mà có vai trò tích cựcđối với hoàn cảnh bên ngoài.

Giáo chủ và đồng thời là nhà triết học duy tâm chủ quan – G Beccoly

đã tuyệt đối hóa vai trò của ý thức con người, thậm chí của cái “Tôi” cá nhânkhi ông đưa ra luận điểm rằng “Tồn tại, tức là được tri giác”

Cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, triết học cổ điển Đức phát triển,nội dung thể hiện tinh thần cách mạng cao cả, nhưng hình thức của nó mangtính duy tâm thần bí và chứa đầy mâu thuẫn Quan niệm về con người trongtriết học không nằm ngoài “khuôn khổ” đó

Hêghen lại cho rằng con người là sản phẩm ở trình độ phát triển caonhất của “Ý niệm tuyệt đối”, còn hoạt động của nó là công cụ và phương tiện

để “Tinh thần tuyệt đối” nhận thức và trở về với chính bản thân mình Conngười về bản tính không có sự bình đẳng hay bất bình đẳng Và con người làsản phẩm của mỗi thời đại nhất định Hơn nữa, Hêghen con thấy được bảnchất xã hội của con người, cho rằng chủ thể của quá trình lao động khôngphải cá nhân người mà là con người xã hội

Nhà triết học duy vật nhân bản Lutvich Phoiơbắc lấy con người sống,

có cảm giác làm điểm xuất phát cho triết học duy vật của mình Phoiơbắc đãkhẳng định rằng, chính thể xác con người với tất cả những phẩm chất của nó

là chủ thể, là bản chất con người Tuy nhiên, do còn quan niệm duy tâm vềđời sống xã hội nên con người trong triết học của Phoiơbắc (xét đến cùng)vẫn là con người trừu tượng với bản chất “thần bí”

1.1.2 Quan điểm Mác xít về con người

Để khắc phục những quan điểm duy tâm và truyền thống duy vật chậthẹp về con người, triết học Mác xít đã đưa ra những quan điểm khoa học vềcon người và về bản chất của con người:

Trang 8

1.1.2.1 Quan điểm về con người

Triết học Mác kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học,đồng thời khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinhhọc và yếu tố xã hội

Thứ nhất, mặt sinh học của con người thể hiện ở tiền đề vật chất đầutiên quy sự tồn tại của con người là sản phẩm của thế giới tự nhiên Conngười tự nhiên là con người mang tất cả bản tính sinh học, tính loài Yếu tốsinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của conngười “Bản thân chúng ta với cả xương thịt, máu mủ và đầu óc chúng ta làthuộc về giới tự nhiên” Vì vậy, giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của conngười” Con người là một bộ phận của tự nhiên, là sản phẩm của tự nhiên

Là động vật cao cấp nhất, tinh hoa của muôn loài, con người là sảnphẩm của quá trình phát triển hết sức lâu dài của giới tự nhiên Các giai đoạnmang tính sinh học mà con người trải qua từ sinh thành, phát triển đến mất điquy định bản tính sinh học trong đời sống con người Như vậy, con ngườitrước hết là một tồn tại sinh vật, biểu hiện trong những cá nhân con ngườisống, là tổ chức cơ thể của con người và những mối quan hệ của nó đối với

tự nhiên Những thuộc tính, những đặc điểm sinh học, quá trình tâm – sinh

lý, các giai đoạn phát triển khác nhau nói lên bản chất sinh học của cá nhâncon người

Thứ hai, mặt xã hội của con người thể hiện ở vai trò của lao động sảnxuất ở con người: “Có thể phân biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằngtôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được Bản thân con người bắtđầu bằng sự tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ranhững tư liệu sinh hoạt của mình – đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể củacon người quy định Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như vậy,con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình”

Thông qua sản xuất vật chất, con người làm thay đổi, cải biến toàn bộgiới tự nhiên Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuấtvật chất, hoạt động sản xuất vật chất biểu hiện một cách căn bản tính xã hội

Trang 9

của con người Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người sản xuất

ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình, hình thành vàphát triển ngôn ngữ và tư duy, xác lập quan hệ xã hội Bởi vậy, lao động làyêu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hìnhthành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội

Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và pháttriển của con người luôn luôn bị quyết định bởi ba hệ thống quy luật khácnhau, nhưng thống nhất với nhau: quy luật tự nhiên, quy luật tâm lý – ý thức

và quy luật xã hội Ba hệ thống quy luật trên cùng tác động, tạo nên thểthống nhất hoàn chỉnh trong đời sống con người bao gồm cả mặt sinh học vàmặt xã hội

Với phương pháp luận duy vật biện chứng, chúng ta thấy rằng quan hệgiữa mặt sinh học và mặt xã hội trong mỗi con người là thống nhất Mặt sinhhọc là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng bảnchất để phân biệt con người với loài vật Hai mặt trên thống nhất với nhau,hòa quyện với nhau để tạo thành con người, con người tự nhiên – xã hội

1.1.2.2 Quan điểm về bản chất con người

Con người vượt lên trên thế giới loài vật trên cả ba phương diện khácnhau: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội, và quan hệ với chính bảnthân con người Cả ba mối quan hệ đó suy đến cùng đều mang tính xã hội,trong đó, quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùmtất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quanđến con người

Bởi vậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C Mác đã nêulên luận đề nổi tiếng: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng

cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất conngười là tổng hòa những quan hệ xã hội”

Luận đề trên khẳng định rằng, không có con người trừu tượng thoát lýmọi điều kiện hoàn cảnh lịch sử xã hội Con người luôn luôn cụ thể, xácđịnh, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất

Trang 10

định Trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, conngười tái tạo tự nhiên theo mục đích của mình, tạo ra những giá trị vật chất

và tinh thần, để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí tuệ Như vậy, conngười chính là chủ thể lịch sử - xã hội Và chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ

xã hội đó, con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình Khi cácquan hệ xã hội thay đổi thì sớm hay muộn bản chất của con người cũng có sựthay đổi

Như vậy, bản chất con người không phải được sinh ra mà được sinhthành, nó hình thành và thay đổi theo sự hình thành và thay đổi của các quan

hệ xã hội, trong đó trước hết và quan trọng nhất là các quan hệ thuộc lĩnhvực kinh tế

Điều cần lưu ý là luận đề trên khẳng định bản chất xã hội không cónghĩa là phủ nhận mặt tự nhiên trong đời sống con người, trái lại, điều đómuốn nhấn mạnh sự phân biệt giữa con người và thế giới động vật trước hết

ở bản chất xã hội và đó cũng là để khắc phục thiếu sót của những nhà triếthọc trước Mác không thấy được bản chất xã hội của con người

1.2 Những yếu tố tác động đến sự phát triển con người

1.2.1 Điều kiện tự nhiên

Trong giáo dục con người cũng như phát triển con người, môi trường

là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và xã hội xungquanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển con người

Môi trường gồm có môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Môitrường tự nhiên bao gồm điều kiện tự nhiên – hệ sinh thái phục vụ cho sựphát triển con người với các hoạt động học tập, tèn luyện, vui chơi, giải trí…tạo sự phát triển toàn diện cho con người Một điều kiện tự nhiên tốt với khíhậu thuận lợi, đất đai, sinh vật được thiên nhiên ưu đãi sẽ tạo điều kiện chocon người sinh sống, hoạt động và ngược lại Điều kiện tự nhiên – hệ sinhthái có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người, nhưng nó không cóvai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội Nếu giải thích tình trạng lạchậu hay tiên tiến của một quốc gia, một dân tộc dựa vào các đặc điểm của

Trang 11

môi trường tự nhiên, thì sẽ bị rơi vào quan điểm sai lầm là hoàn cảnh địa líquyết định (còn gọi là duy vật địa lí) Sự phát triển của môi trường tự nhiênbao giờ cũng diễn ra chậm hơn sự phát triển của xã hội loài người Môitrường tự nhiên có sự thay đổi đáng kể phải trải qua thời gian hàng nghìn,hàng vạn năm, thậm chí hàng triệu năm Vì vậy, nó không thể quyết định sựphát triển của xã hội Vai trò quyết định sự phát triển của xã hội loài ngườithuộc về phương thức sản xuất, bao gồm cả sức sản xuất và quan hệ sảnxuất

Môi trường tự nhiên – hệ sinh thái có ý nghĩa quan trọng ở chỗ nó làkhông gian sống của con người, cung cấp tài nguyên thiên nhiên cho conngười…tác động của nó có ý nghĩa vô cùng to lớn về mặt sinh học với việcxây dựng và phát triển con người Môi trường tự nhiên còn tác động đến sựphát triển của con người thông qua tác động của nó tới các yếu tố xã hội nhưkinh tế, văn hóa…

1.2.2 Hoàn cảnh xã hội

Sự hình thành và phát triển con người chỉ có thể thực hiện trong hoàncảnh nhất định Hoàn cảnh xã hội góp phần tạo mục đích, động cơ, phươngtiện và điều kiện cho hoạt động giao lưu cá nhân mà nhờ đó con người chiếmlĩnh các hoạt động để phát triển chính bản thân mình Tuy nhiên, tính chất vàmúc độ ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội đến sự phát triển con người còn phụthuộc vào thái độ của con người với mức độ ảnh hưởng đó, đặc biệt tùythuộc vào khả năng và mức độ của cá nhân tham gia cải tiến môi trường

Muốn cho môi trường xã hội phát huy tác dụng mạnh mẽ với pháttriển con người thì môi trường phải có tính chất phong phú Bởi vậy, tạo ramôi trường xã hội tốt đẹp, sinh động là cơ sở khoa học cho phát triển conngười Ngược lại, chúng ta cũng cần phát huy tính năng động của con ngườiđối với môi trường xã hội, tham gia cải tạo hoàn cảnh đồng nghĩa với việctrực tiếp cải tạo bản thân, hoàn thiên nhân cách chính mình

1.2.2.1 Chế độ chính trị xã hội

Trang 12

Trong sự phát triển con người, chế độ chính trị có vai trò đặc biệt quantrọng, nó luôn tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến con người Chế độ chínhtrị xã hội là một phần của môi trường xã hội tác động đến con người, thậmchí đây là yếu tố quan trọng hàng đầu bởi

Thứ nhất, thể chế chính trị ảnh hưởng trước hết tới hệ tư tưởng củacon người Chính trị như thế nào, hệ tư tưởng của đất nước như vậy, conngười sống trong môi trường chính trị tất yếu sẽ chịu sự quy định của nó.Chế độ phong kiến sẽ sản sinh ra những con người mang hệ tư tưởng phongkiến Xã hội xã hội chủ nghĩa xuất hiện sẽ nhào nặn ra những con người là

hệ quả của chế độ ấy với hệ tư tưởng riêng

Thứ hai, thể chế chính trị của một đất nước sẽ quy định các yếu tố cònlại như Nó định hướng cho tất cả những nhân tố sau phát triển và quan trọngnhất là nguồn lực hàng đầu – con người sẽ là sản phẩm trực tiếp thoát thai từnền chính trị đó

Và những thể chế, những quan hệ xã hội sẽ là công cụ duy trì xã hộitrong một khuôn khổ, con người cũng sẽ phát triển trong cái khuôn khổchung đó, theo khuôn mẫu, khuôn thước mà chế độ chính trị đó đặt ra vàmong muốn, ngược lại khi con người tham gia vào các hoạt động chính trị,tham gia vào những quan hệ xã hội đó thì bản thân con người cũng tiếp thu

và thẩm thấu vào chính mình những giá trị mà xã hội đó mang lại

1.2.2.2 Điều kiện kinh tế

Nền kinh tế của một đất nước phát triển năng động nhạy bén hay chậmchạp đều có tác động cực kỳ to lớn với con người Nhìn vào sắc diện của cácnền kinh tế khác nhau ta đã có bức tranh đa sắc về con người Thậm chí cùng

ở một quốc gia, nhưng nền kinh tế mỗi thời kỳ phát triển khác nhau lại cho tasản phẩm là những con người khác nhau Có như vậy, bởi vì con người aicũng phải tham gia vào các hoạt động kinh tế, dù ít hay nhiều, dù lớn dù nhỏ.Khi tham gia vào các hoạt động kinh tế, con người trực tiếp thu nhận nhữnggiá trị mà nền kinh tế đưa lại

Trang 13

Thứ nhất, nền kinh tế tác động tới thể chất con người Kinh tế cao, xãhội phát triển với nguồn hàng hóa dồi dào, phong phú, chất lượng cuộc sống

sẽ tăng theo, thể trạng của con người được cải thiện Ngược lại, một nền kinh

tế thấp với những sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống nghèo nàn và thiếu thốnthì thể chất con người kém phát triển

Thứ hai, nền kinh tế tác động tới nhu cầu phát triển của con người.Chính từ tồn tại thực của nền kinh tế cao hay thấp ảnh hưởng tới nhu cầu củacon người Với một xuất phát điểm kinh tế cao, con người có thể vươn tớinhững nhu cầu vật chất, tinh thần lớn hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển củacuộc sống và chính mình Nhưng ở một xuất phát điểm kinh tế thấp thìkhông thể đặt ra những nhu cầu cao được

Và thứ ba, nền kinh tế tác động tới các yếu tố còn lại của đời sống conngười như: văn hóa, giáo dục… bởi kinh tế là tồn tại xã hội thực nhất quyếtđịnh các vấn đề khác Chỉ có ở một nền kinh tế phát triển, thì những vấn đề

xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế mới được giải quyết triệt để nhất, con ngườimới được chăm sóc, phát triển toàn diện Khi kinh tế còn hạn chế thì nhữngvấn đề trên chỉ được giải quyết trong một chừng mực mà thôi

Như vậy, khi tham gia vào các hoạt động kinh tế - hoạt động trực tiếpnhất, con người góp phần cải tạo, thúc đẩy kinh tế đồng thời đây là một nhân

tố quan trọng góp phần hình thành và phát triển con người

1.2.2.3 Giáo dục

Giáo dục đóng vai trò chủ động trong việc xây dựng và phát triển nhân cáchcon người Trong các yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát triển con người, giáodục là yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc nhất, mạnh mẽ nhất Giáo dục quyết địnhphương hướng, nội dung, mức độ của sự phát triển Giáo dục cũng can thiệp

và điều chỉnh các yếu tố khác, làm cho yếu tố đó phát huy tác dụng cao nhấtvới sự phát triển con người

Nhờ có giáo dục, chúng ta mới phát hiện ra những tư chất, những tàinăng sẵn có của con người, và làm cho nó phát triển Giáo dục còn làm nảy

Trang 14

nở ở con người những tài năng mới, sửa chữa, loại bỏ một phần những tậtxấu của con người.

Đặc biệt hoàn cảnh xã hội về chính trị kinh tế ngoài những ảnh hưởngtích cực còn gây ra những tiêu cực tự phát có tác động xấu đến sự phát triểncon người, đặc biệt là con người mới hiện nay sống giữa hởi thở của truyềnthống dân tộc và sức sống của thời đại Giáo dục có thể uốn nắn những phẩmchất xấu và làm cho nó phát triển theo hướng xã hội mong muốn Đây chính

là hiệu quả của kỳ quý giá của giáo dục

Và đối với hoạt động cá nhân của con người, giáo dục động viên tíchcực hoạt động, xác định được động cơ của hoạt động, hướng dẫn cách thứchoạt động, làm cho hoạt động thu được hiệu quả cao nhất

Muốn cho giáo dục đạt hiệu quả cao cần có hai điều kiện: đó là giáodục phải đảm bảo tính tư tưởng, tính khoa học và phải phát huy tính tích cựccủa con người Mức độ ảnh hưởng của giáo dục phụ thuộc vào thái độ củacon người

Như vậy, khi nói đến yếu tố giáo dục trong sự nghiệp xây dựng vàphát triển con người, chúng ta không bao giờ được quên rằng giáo dục chỉvạch ra đường hướng cho sự phát triển, thúc đẩy quá trình đó Giáo dụckhông chỉ là sự tác động một chiều của những người làm công tác giáo dục

mà còn bao gồm cả hoạt động đa dạng, tích cực của người được giáo dục Do

đó, cần kết hợp chặt chẽ giáo dục và tự giáo dục Có như thế, giáo dục mới

có tác động thực sự đến sự phát triển con người

1.2.2.4 Yếu tố văn hóa, phong tục tập quán

Văn hóa, phong tục tập quán cũng là một yếu tố không thể thiếu, bởingoài hoạt động sản xuất vật chất, con người còn tồn tại những hoạt độngtinh thần, cân đối giữa vật chất và tinh thần trong quá trình sống và thụhưởng Ngày nay, văn hóa của con người không chỉ là văn hóa truyền thống

mà còn là văn hóa thời đại, hai luồng tư tưởng giao thoa tạo nên bản sắc vănhóa riêng của mỗi dân tộc Con người sống trong bầu không khí văn hóa đóđương nhiên chịu tác động ít nhiều Cá nhân con người sống chịu sự chi phối

Trang 15

của văn hóa ở cách nói năng, lối ăn mặc, tham gia vào những hoạt động vănhóa, lễ hội Bản sắc văn hóa góp phần hình thành ở con người những nét tínhcách văn hóa riêng mang dáng dấp của nó Hay nói cách khác, văn hóa củadân tộc thời đại được chuyển hóa thành văn hóa riêng ít nhiều ở mỗi conngười, điều tiết và chi phối con người phát triển theo cái khung đó Hay nhưcác phong tục tập quán cũng tạo ra những nét giá trị rất to lớn trong hìnhthành phát triển con người Chính từ yếu tố văn hóa chuyển tải vào conngười trong đời sống hàng ngày mà con người dần dần tiếp nhận những giátrị đó, đưa chúng vào sự phát triển nội tại của bản thân mình.

1.2.3 Hoạt động của cá nhân

Hoạt động của cá nhân mới là con đường quyết định trực tiếp đối với

sự nghiệp xây dựng và phát triển con người Hoạt động là điều kiện nhậnthức thế giới, cải tạo bản thân mình

Khi thực hiện hoạt động cá nhân, một mặt con người phải tích cực chủđộng tham gia vào hoạt động để lĩnh hội những tri thức từ thế giới xungquanh, để hiểu rõ hơn bản chất thế giới sự vật hiện tượng, hơn nữa khi thamgia vào hoạt động nhận thức thế giới thì con người cũng tạo ra môi trườnghoạt động cho chính mình hiểu biết về thế giới và con người Mặt khác, thamgia vào hoạt động, con người cũng nhận thức chính bản thân mình, khám phá

về chính bản thân mình với những khả năng và hạn chế nhất định

Yêu cầu của hoạt động với sự phát triển con người ngày càng rõ rệt:thể chất, sức khỏe của cá nhân con người phát triển, đồng thời trí tuệ ngàycàng hoàn thiện Yêu cầu của hoạt động càng cao, thì mức độ hoàn thiện củacon người càng lớn Đặc biệt, động cơ càng đúng đắn, tác dụng của hoạtđộng càng mạnh mẽ và sâu sắc Xác định động cơ hoạt động thường conngười phải qua quá trình đấu tranh động cơ Trong quá trình ấy thường diễn rađấu tranh giữa lý trí và tình cảm Đây là cơ hội rèn luyện ý chí, phát huy nănglực kiềm chế, tự giáo dục Bởi vậy, con người không ngừng phát triển theo sựthay đổi của hoạt động cá nhân người Hoạt động cá nhân con người càngphong phú, tinh vi thì con người càng hoàn thiện và càng sâu sắc bền vững

Trang 16

1.2.4 Vai trò của việc xây dựng con người mới đối với sự phát triển xã hội

Nhân tố con người và xây dựng con người không chỉ là mục tiêu màcòn là động lực cơ bản của công cuộc xây dựng và phát triển xã hội Quátrình xây dựng con người mới cũng chính là quá trình xây dựng xã hội mới,tạo ra động lực cho xã hội phát triển Chính việc xây dựng xã hội mới nhằmxây dựng con người, lấy con người làm mục đích phát triển của mình

Lịch sử xã hội loài người diễn ra như một dòng chảy vô tận mà mỗihình thái xã hội sau luôn kế thừa những giá trị tích cực, tiến bộ của hình tháitrước, lọc bỏ những hạn chế, lỗi thời để phát triển lên một trình độ mới caohơn Có thể thấy phát triển bền vững là một khái niệm đa phương diện, vìvậy có nhiều hướng tiếp cận khác nhau: hướng tiếp cận kinh tế, hướng tiếpcận sinh thái, hướng tiếp cận văn hoá- xã hội Tuy nhiên, cần tiếp cận pháttriển bền vững trên quan điểm toàn diện Nếu mô hình phát triển truyềnthống lấy tăng trưởng kinh tế là mục tiêu duy nhất; lấy hàng hoá, của cải làtrọng tâm thì mô hình phát triển bền vững lấy con người là trọng tâm với sựkết hợp hài hòa hai mục tiêu kinh tế và xã hội

Thứ nhất, con người với sự phát triển bền vững kinh tế

Bền vững về kinh tế thể hiện ở sự tăng trưởng kinh tế nhanh và ổnđịnh, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài Để có tăng trưởng kinh tế phải cócác nhân tố tất yếu : nhân tố tự nhiên, nhân tố con người, các yếu tố vật chất

do con người tạo ra (công nghệ, vốn) Nhân tố con người còn được gọi bằngnhững khái niệm khác nhau như nguồn nhân lực, tài nguyên con người,nguồn vốn con người

Vai trò của nhân tố con người được đánh giá khác nhau trong mỗi giaiđoạn phát triển của nền sản xuất xã hội Đặc biệt khi cuộc cách mạng khoahọc,công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, khi mà nền kinh tế thế giới đã và đangchuyển sang nền kinh tế tri thức, nguồn lực con người, nguồn lực trí tuệ càngđược thừa nhận vai trò trung tâm trong quá trình phát triến

Về mặt kinh tế, nguồn lực con người xem xét chủ yếu dưới góc độ làlực lượng lao động cơ bản của xã hội, cả trong hiện tại và tương lai Nó chủ

Trang 17

yếu cần được quan tâm về mặt chất lượng con người bao gồm cả thể chất vàtinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất tức là toàn bộ năng lựcsáng tạo, năng lực hoạt động thực tiễn của con người Vai trò của người laođộng được V.I.Lênin nhấn mạnh là lực lượng sản xuất hàng đầu của nhânloại Con người là chủ thể khai thác, sử dụng các nguồn lực khác, chỉ khi kếthợp với con người, các nguồn lực khác mới phát huy tác dụng Mặt khác,con người lại là khách thể, là đối tượng khai thác các năng lực thể chất và trítuệ cho sự phát triển Vậy con người vừa là chủ thể vừa là khách thể của cácquá trình kinh tế - xã hội, là nguồn lực của mọi nguồn lực Sự kết hợp thốngnhất biện chứng giữa con người với công nghệ tiên tiến sẽ là động lực cơ bảncủa tăng trưởng kinh tế.

Trên đây con người được xem xét là phương tiện, là động lực cơ bản

và bền vững của sự tăng trưởng kinh tế Kinh tế tăng trưởng mang lại sự giàu

có về vật chất, suy cho cùng, không ngoài mục đích đáp ứng tốt hơn các nhucầu sống của bản thân con người Vậy con người không chỉ là động lực màcòn là mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế

Trên thực tế không phải bao giờ sự tăng trưởng kinh tế cũng tươngứng với việc cải thiện điều kiện sống của toàn thể cộng đồng xã hội Thậmchí ở nhiều nơi, khi của cải xã hội tăng lên, người ta còn cảm thấy mìnhnghèo hơn trước và bị thải loại về mặt xã hội, khi tình trạng bất công giatăng trong nền kinh tế thị trường Như vậy, các chính sách tăng trưởng, thậmchí bền vững về kinh tế, cũng có thể gây ra những hậu quả xã hội nghiêmtrọng: sự mất cân đối về mặt xã hội dẫn đến những căng thẳng, các mối quan

hệ xã hội gắn bó bị phá vỡ, bạo lực gia tăng Hậu quả là làm giảm, thậm chítriệt tiêu hoàn toàn mọi cố gắng của tăng trưởng, phát triển Đó là tính khôngbền vững trong sự phát triển xã hội do kinh tế đưa lại

Thứ hai, con người với sự phát triển bền vững xã hội

Bền vững về mặt xã hội là phải thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội,xoá đói giảm nghèo, lấy chỉ số phát triển con người làm mục tiêu cao nhất

Trang 18

của sự phát triển xã hội (được cụ thể hoá qua chỉ số phát triển con ngườiHDI, chỉ số bất bình đẳng thu nhập GINI, chỉ số phát triển giới GEM).

Ở đây, vị trí trung tâm của con người nổi lên với tư cách là mục tiêu

cao nhất của sự phát triển xã hội Mục tiêu của phát triển bền vững chủ yếukhông phải là tạo ra nhiều hàng hóa, của cải mà nhằm nâng cao chất lượngcuộc sống con người, không phân biệt tầng lớp, chủng tộc, giới tính, vùngmiền Tăng trưởng kinh tế làm tăng thu nhập cá nhân và tạo khả năng cảithiện các chi tiêu xã hội công cộng như y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường

Vậy, để phát triển xã hội bền vững, trước hết cần phát triển con ngườimột cách bền vững, hay làm tăng năng lực và phạm vi lựa chọn của conngười để họ có một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc

Ở Việt Nam nói chung, phát triển con người được coi là vấn đề trungtâm của chiến lược phát triển, là nhiệm vụ lâu dài của Đảng, Nhà nước vàtoàn dân Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, mục tiêu cao cảcủa cách mạng là mang lại hạnh phúc, tự do cho nhân dân Người nói: Nếunước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng

có nghĩa gì Mục tiêu tổng quát tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X củaĐảng Cộng Sản Việt Nam nhấn mạnh: Thực hiện tiến bộ và công bằng xãhội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế

đi đôi với phát triển văn hoá, y tế, giáo dục giải quyết tốt các vấn đề xã hội vìmục tiêu phát triển con người

Có thể thấy, quan điểm của Đảng ta hoàn toàn phù hợp với nhữngtuyên bố quốc tế về phát triển bền vững, trong đó nổi lên tư tưởng hàng đầulấy con người là trung tâm của sự phát triển, đáp ứng ngày càng đầy đủ hơnnhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân là nguyên tắc nhấtquán trong mọi giai đoạn phát triển

Trang 19

Kết luận chương 1

Trong lịch sử tư tưởng triết học, vấn đề con người được giải quyếtdưới nhiều trường phái, nhiều góc độ khác nhau, song chỉ đến triết học Mác– Lênin vấn đề con người mới được nhìn nhận, nghiên cứu một cách khoahọc, toàn diện nhất trên cả hai mặt tự nhiên xã hội và bản chất của conngười Như vậy, lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở cho các khoahọc xem xét toàn diện những yếu tố tác động đến phát triển con người: điềukiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, giáo dục và hoạt động của bản thân conngười Những yếu tố này chính là nền tảng để chúng ta nhìn nhận vị trí, vaitrò của con người trong sự phát triển bền vững kinh tế - chính trị - xã hội.Chính vì vậy, thực tiễn công tác xây dựng và phát triển con người của chúng

ta hiện nay có nhiều bước tiến đáng kể bởi nền tảng lí luận Mác xít đượcquán triệt một cách sâu rộng và có chất lượng

Chương 2: VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI TRONG

Trang 20

THỜI KỲ QUÁ DỘ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

2.1 Tính cấp thiết của vấn đề xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay 2.1.1 Khái lược về con người Việt Nam

Thứ nhất, Việt Nam là nước có dân số lớn Theo kết quả điều tra dân

số và nhà ở năm 2009, dân số Việt Nam hiện là gần 86 triệu người, là nướcđông dân thứ 3 Asean và thứ 13 trên thế giới Trong khi đó, theo đánh giá

của Tổng cục Thống kê, cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam thay đổi theo hướng tích cực Sau 10 năm, tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33,1%

(năm 1999) xuống còn 24,5% (năm 2009) Ngược lại, tỷ trọng dân số nhómtuổi 15 - 64 (là nhóm tuổi chủ lực của lực lượng lao động) tăng từ 61,1% lên69,1% Đây là thời kỳ dân số nước ta có ưu thế về lực lượng lao động, cònđược gọi là thời kỳ của “cơ cấu dân số vàng” Điều này được đánh giá là lợithế rất lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, nếutận dụng được tính ưu việt về lực lượng lao động

Thứ hai, trình độ dân trí nước ta hiện nay ở mức khá song không đồngđều trong cả nước, các địa phương có sự chênh lệch Tỷ lệ biết chữ của dân

số trên 15 tuổi liên tục tăng (Năm 1999) là 90,3% đến (năm 2009) là 94,0%

Số liệu tổng điều tra năm 2009 cho thấy, sự chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữathành thị và nông thôn là rất thấp: 97,3% ở thành thị và 92,5% ở nông thôn.Tuy nhiên, có sự khác biệt Vùng đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ biết chữ là97,5%, thấp nhất là vùng miền núi trung du phía Bắc 88,1% Địa phương có

tỷ lệ biết chữ cao nhất là Hà Nội, Hải Phòng 97,9%, thấp nhất là Lai Châu59,4% Và cho đến nay, tỷ lệ người trên 5 tuổi từng đi học là 95% Theo kếtquả tổng điều tra năm 2009, chỉ có dưới 4 triệu người chưa bao giờ đi học,chiếm 5% tổng dân số năm tuổi trở lên Hơn nữa, về nguồn dân trí trình độcao của nước ta cũng có sự gia tăng Theo báo cáo hội thảo quốc gia “Xâydựng đội ngũ trí thức Việt Nam”, trong những năm qua, đội ngũ trí thức ViệtNam có sự phát triển nhanh về số lượng và chuyển biến về chất lượng Tínhđến năm 2007, Việt Nam có 2,6 người có trình độ đại học, chiếm 4,5% lực

Trang 21

lượng lao động Tỷ lệ trí thức trong khu vực sự nghiệp đạt 71%, khu vựchành chính 22% và khối kinh doanh 7% Đây chính là những con số tích cựccủa trình độ dân trí

Thứ ba, về sức khỏe thể lực của con người Việt Nam hiện nay nhìnchung tăng lên rõ rệt và cao hơn nhiều so với những nước có cùng trình độphát triển và mức thu nhập bình quân đầu người như Việt Nam Tuổi thọtrung bình của nước ta đã đạt 72,8 tuổi Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Việndinh dưỡng quốc gia và Ủy ban dân số gia đình và trẻ em, chiều cao trungbình của người Việt Nam hiện nay là thấp so với khu vực Chiều cao trungbình của nam là 1m63 (thấp hơn 13cm so với chuẩn) và nữ là 1m53 (thấphơn 11cm so với chuẩn) So với khu vực Chấu Á, chiều cao của nam thanhniên Việt Nam thấp hơn Nhật 8cm, Thailand 6cm, chiều cao của nữ thấp hơnNhật 4cm và Thailand 2cm Chưa hết, tỉ lệ còi cương cũng khá báo động.Theo Viện dinh dưỡng quốc gia hiện nay, tình trạng thấp còi ở lứa tuổi thiếunhi rất cao, trung bình cứ 3 em thì có 1 em thấp còi

Thứ tư, con người Việt Nam mang trong nó những phẩm chất truyềnthống quý báu của dân tộc: yêu nước, đoàn kết, anh dũng, bất khuất, có kinhnghiệm trong lao động sản xuất, có khả năng sáng tạo và thích ứng nhanh…

Đó là những phẩm chất cần thiết cho quá trình phát triển công nghiệp hiệnđại Nhưng chưa đủ, bên cạnh đó con đòi hỏi thể lực trí lực, ý chí chiếnthắng hoàn cảnh, tinh thần hợp tác, bản lình lãnh đạo, nghệ thuật kinhdoanh… con người Việt Nam với tư cách là động lực cho sự phát triển xãhội còn thể hiện nhiều mặt bất cập

Thứ năm, về hệ tư tưởng Con người Việt Nam chịu sự chi phối củanhiều luồng tư tưởng khác nhau dù đậm hay nhạt, ít hay nhiều Tư tưởngphong kiến bén rễ ăn sâu hàng nghìn năm tạo nên lối suy nghĩ trong hầu hếtmỗi con người với đặc tính nặng tình nghĩa, coi trọng truyền thống, tâm lýquen với cái cũ, bảo thủ… Song, trải qua hai cuộc kháng chiến giữ nước, tưtưởng phong kiến có chút nhạt nhòa hơn, thay vào đó là sự phát triển của chủnghĩa Mác – Lênin trong điều kiện hoàn cảnh nước ta và tư tưởng Hồ Chí

Trang 22

Minh Hệ tư tưởng tiến bộ soi chiếu dẫn dắt chúng ta không chỉ trong quátrình bảo vệ tổ quốc và trong cả quá trình xây dựng đất nước hiện nay Tưtưởng khoa học nay ăn sâu vào con người Việt Nam hiển hiện trong chủnghĩa anh hùng cách mạng, trong tình yêu nước và quyết tâm dựng xây đấtnước, trong tình hữu ái vô sản thế giới…

Thứ sáu, sự phát triển của con người không chỉ thể hiện ở số lượng,chất lượng, mà còn liên quan chặt chẽ đến vấn đề sử dụng, đào tạo, và quản

lý con người Hiện nay, tỷ lệ lao động thất nghiệp, thiếu việc làm cao, chỉ có50% toàn bộ tiềm năng lao động được sử dụng, tình trạng bố trí việc làmkhông đúng chuyên môn hoặc không phù hợp với người lao động vẫn diễn ra(khoảng 70% người học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp làmđúng ngành nghề đào tạo nhưng phát huy tác dụng hạn chế) Vì thế, trongđiều kiện nước ta hiện nay, vấn đề đặt ra không chỉ là bồi dưỡng, phát huytính tích cực, tiềm năng sáng tạo mà ở chỗ làm thế nào sử dụng hiệu quả nó,thúc đấy phát triển con người và xã hội

2.1.2 Yêu cầu phát triển của việc xây dựng con người mới Việt Nam hiện nay

Con người mới xã hội chủ nghĩa chỉ là một giai đoạn ngắn trong lịch

sử phát triển của con người nói chung, nhưng nó lại là giai đoạn phát triểncao nhất cho đến nay, khi mà tất cả những ước mơ tốt đẹp nhất về con người

và của con người bắt đầu có được những tiền đề khách quan cần thiết đểtừng bước biến thành hiện thực

Xây dựng con người mới là mục tiêu cơ bản có tính chất cương lĩnhcủa Đảng, đồng thời là nhân tố để xây dựng chủ nghĩa xã hội Con ngườimới vừa là sản phẩm của xã hội mới, vừa là chủ thể để xây dựng một xã hộimới: xã hội xã hội chủ nghĩa Chính C Mác quan niệm rằng bản thân xã hộisản xuất ra con người với tính cách là con người như thế nào thì nó cũng sảnxuất ra xã hội như thế Vì vậy, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội là tạohoàn cảnh để xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, ngược lại khôngxây dựng được con người mới thì cũng không thể có được chủ nghĩa xã hội

Trang 23

Tuy nhiên thực tiễn chỉ ra rằng, việc xây dựng con người mới là mộtquá trình đấu tranh gian khổ, gay go phức tạp giữa cái mới và cái cũ, cái tiến

bộ với cái lạc hậu, cái tích cực với cái tiêu cực trên mọi lĩnh vực của đờisống xã hội Chúng ta đang phải xây dựng xã hội mới và con người mới từmột nước nông nghiệp lạc hậu các tàn dư của nếp sống, quan niệm và tưtưởng cũ còn đang tồn tại, chi phối khá mạnh đời sống hàng ngày của mỗingười, mỗi gia đình, mỗi tập thể và toàn xã hội Và bằng hàng ngàn sợi dây,cái cũ, cái lạc hậu, cái đã chết bám lấy cái mới, cái sinh khí, cái tươi mới.Hàng loạt vấn đề mới mẻ, khó khăn đang đặt ra trong công cuộc xây dựngchủ nghĩa xã hội nói chung, xây dựng con người mới nói riêng Chúng ta đã

có không ít những vấp váp sai lầm thiếu sót do năng lực chủ quan chưa đápứng yêu cầu của thực tiễn cách mạng Cho nên, vấn đề nhìn nhận nghiêm túc

về nhận thức và hành động trong xây dựng con người mới ở Việt Nam hiệnnay là vấn đề cấp bách, không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thựctiễn cần thiết

Xung quanh vấn đề này có hai ý kiến khác nhau, nhưng nổi lên hai ýkiến: Một loại cho rằng, hiện nay ở nước ta điều kiện kinh tế quá thấp, chưacho phép xây dựng con người mới, bàn đến xây dựng con người mới, đạođức mới là không tưởng Biểu hiện của quan niệm này trong thực tiễn là thái

độ thụ động trước hoàn cảnh, từ đó lơi lỏng coi nhẹ giáo dục chính trị tưtưởng, giáo dục đọa đức lối sống mới

Ngược lại ý kiến khác muốn xây dựng nhanh chóng con người mới bấtchấp những khó khăn hiện có Biểu hiện của quan điểm này là nhấn mạnhquá đáng công tác tư tưởng, tuyệt đối hóa yếu tố tinh thần tư tưởng, yếu tốchủ quan, coi thường điều kiện khách quan Nói xây dựng con người mớinhưng lại không chú ý đến lợi ích thiết thân của người lao động, không chú ýđến phát triển về mặt vật chất của họ Đây là biểu hiện của chủ nghĩa chủquan duy ý chí trong việc xây dựng con người mới

Cả hai ý kiến trên đều là sai lầm, dẫu rằng những ý kiến đó có dựa trênnhững căn cứ nhất định trong thực tế Song chân lý không thuộc về những

Trang 24

quan niệm có tính cực đoan như vậy Chỉ khi nhận thức đúng những điềukiện khách quan và biết nhận thức, vận dụng đúng điều kiện khách quan vàohoàn cảnh thực tế thì mới giúp chúng ta khắc phục những sai lầm, xây dựngthành công con người mới ở Việt Nam hiện nay

2.2 Ảnh hưởng của những điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội với việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay

Con người không thể chọn cho mình một xã hội để sinh ta Song xãhội lại phải đào luyện những con người phù hợp với yêu cầu tồn tại và pháttriển của nó Hoàn cảnh ảnh hưởng đến con người trong chừng mực conngười cải tạo hoàn cảnh, nhưng con người không thoát ly hoàn cảnh Xéttheo ý nghĩa xã hội thì con người trước sau vẫn là một sản phẩm của hoàncảnh, con người muốn làm ra lịch sử của mình nhưng không phải làm theo ýmuốn của mình mà phải làm theo điều kiện khách quan, đó là những yếu tốthuộc về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội mà con người đang sống

và hoạt động, trong đó môi trường xã hội là yếu tố quyết định

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

Nhìn chung đặc điểm tự nhiên Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuậnlợi, nhưng cũng không ít khó khăn

Thứ nhất, Việt Nam là nước có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi,nằm ở Đông Nam châu Á, khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, nền nhiệt cao,nắng lắm mưa nhiều, thích hợp cho phát triển nền nông nghiệp năng suấtcao, đặc biệt có đường bờ biển dài thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biểntổng hợp Thêm nữa, nước ta là nước giàu tài nguyên thiên nhiên, đất đaimàu mỡ, khoáng sản dồi dào…là những tiền đề lớn cho phát triển côngnghiệp Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với điều kiện tự nhiên đa phầnthuận lợi, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển, chính vì vậy mà tínhcách con người Việt Nam cũng nhanh nhạy, hào phóng và năng động, sángtạo – đó là hệ quả của sự ưu đãi từ thiên nhiên

Thứ hai, sự khác biệt khí hậu từng vùng khá rõ rệt và ảnh hưởng nhấtđịnh đến tình cảm cũng như tính cách con người Điển hình, vùng Đồng

Trang 25

bằng song Cửu Long đất đai màu mỡ, phì nhiêu, kênh rạch chằng chịt, thiênnhiên ưu đãi hình thành hai mùa rõ rệt… người dân làm ra lúa gạo tương đối

dễ dàng, ít phải lo lắng tính toán cuộc sống, bởi vậy, con người ít năng độngsáng tạo trong lao động sản xuất, trong cải tạo tự nhiên “Một thiên nhiên quá

ưu đãi và hào phóng đã dắt tay người ta đi như dắt tay cho trẻ con tập đi, nóngăn cản con người phát triển bằng cách không làm cho sự phát triển của conngười trở thành một tất yếu tự nhiên” Trái lại, vùng Đồng bằng sông Hồngbốn mùa xanh tươi, sản vật phong phú, song người dân thường xuyên phảichống chọi với sự hà khắc của thiên nhiên, hàng năm hơn chục cơn bão lớnnhỏ, dịch bệnh… Hoàn cảnh khó khăn đó đã rèn luyện cho con người Đồngthời, chính nỗ lực chủ quan của con người để khắc phục khó khăn thông quahoạt động thực tiễn mới rèn luyện cho con người nơi đây những đức tính ,những phẩm chất để tồn tại và chiến thắng

Nhìn chung, môi trường tự nhiên có vai trò quan trọng như vậy với sựphát triển con người, nhưng khả năng và hiệu quả sử dụng của cải và tiềmlực thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật và tính chất của chế độ xã hộinhất định Ảnh hưởng của thiên nhiên với con người như thế nào, mức độnào, phụ thuộc vào chế độ xã hội, mà chế độ xã hội do phương thức sản xuấtquyết định Hay nói cách khác, chính lao động sản xuất, chính bản thânphương thức sản xuất quy định phương thức sống của con người Nhân cách,phẩm chất con người hình thành trước hết trong hoàn cảnh sản xuất và biểuhiện thông qua hoạt động sản xuất của họ

2.2.2 Đặc điểm kinh tế

2.2.2.1 Nền sản xuất nhỏ và tác động của nó

Chúng ta xuất phát từ một nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu tiếnthẳng lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.Đặc điểm này nói lên thực chất của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ởnước ta và quy định nội dung chủ yếu của quá trình phát triển đó Nền sảnxuất nhỏ với những trình độ phát triển khác nhau tồn tại trong nhiều thời kỳlịch sử Có thể nói rằng “Bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước củadân tộc ta cũng là bốn ngàn năm ngự trị của sản xuất nhỏ”

Trang 26

Nền sản xuất nhỏ của con người Việt Nam đã tạo ra ưu điểm đó là tạolập được một nền kinh tế nhất định với những phẩm chất truyền thống: yêunước, dũng cảm, giản dị, chất phác, trung thực, cần cù lao động

Tuy nhiên, hạn chế của nền sản xuất nhỏ là rất lớn đó là những lề thóitiêu cực lạc hậu do chính nền sản xuất nhỏ đẻ ra: làm ăn manh mún, tính tưhữu, tư duy thiển cận do sản xuất nhỏ… Sản xuất nhỏ chưa bao quát đượccái lớn mà chỉ chăm lo vun vén cái nhỏ, mang tính cục bộ

Thêm nữa nền sản xuất nhỏ với sản xuất nông nghiệp là chính với

cơ sở kỹ thuật thủ công lạc hậu, tư liệu sản xuất thích ứng với sử dụng cánhân, phân công lao động tự nhiên truyền thống, lao động cá thể năngsuất thấp, tư duy nhỏ lẻ, khoa học kỹ thuật chậm phát triển và chưa đượcđưa vào sản xuất

Thêm nữa còn là tâm lí bám làng bám đất với nền kinh tế tự cung tựcấp trong vòng vây của nghèo đói, tạo nên những mô hình làng tiểu nông vớinền kinh tế gia trưởng với nền kinh tế tự sản tự tiêu bao bọc bởi tre làng,tường bao…với một loạt những thể chế, tập tục, trên cơ sở kinh tế công điền,hương ước là cơ sở chính trị, nền văn hóa dân gian được duy trì trong sinhhoạt tinh thần, và tôn giáo tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng, thờ cúng tổ tiên

là điều không thể thiếu Mô hình làng tiểu nông này chính là con đẻ của nềnsản xuất nhỏ

Nền sản xuất nhỏ đã để lại cho ta những con người vốn quen làm chủ

cá thể Những mặt hạn chế và tiêu cực của nó đã in rất đậm, rất sâu trong nếpnghĩ, trong tư tưởng của con người, đã biến thành thói quen, lối sống cố hữucủa họ Nhiều quan niệm về đạo đức bị ràng buộc bởi những khuôn khổ hếtsức khắc nghiệt của lễ giáo phong kiến Nhiều mô hình kinh tế lạc hậu ràngbuộc sự phát triển đời sống vật chất của con người và xã hội song để bứt nó

ra khỏi nếp nghĩ, nếp cảm của con người hiện nay là điều không dễ chút nào,bởi con người mới chúng ta xây dựng hôm nay cũng chính là sản phẩm thoátthai từ trong lòng xã hội cũ, chúng ta đang gây dựng nên những con ngườimới từ chính mảnh đất hiện thực mà chúng ta đã đi qua

Trang 27

2.2.2.2 Nền kinh tế thị trường và sự hội nhập, hợp tác quốc tế hiện nay

Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nềnkinh tế thị trường Việt Nam, nhìn từ góc độ tích cực đã là một sự chuyển đổichuẩn mực giá trị phổ quát với tư cách là sự lựa chọn nhằm tìm ra nhữngchuẩn mực giá trị mới thích hợp hơn, phục vụ tốt hơn cho tiến bộ của conngười, xã hội Việt Nam Cụ thể là:

Thứ nhất, nền kinh tế thị trường tạo điều kiện cho sản xuất mở cửa,giao lưu kinh tế không chỉ trong nước mà cả nước ngoài, tạo ra nền kinh tếphát triển năng động, đa sắc, với nhiều hình thức sở hữu khác nhau, cácthành phần kinh tế tác động và bình đẳng nhau, làm thay đổi diện mạo củamột nền kinh tế lún sâu trong trì trệ từ trước tới nay Không chỉ phát huynhững lợi thế tích cực từ kinh tế, nền kinh tế thị trường tạo ra sự phát triểntoàn diện trong xã hội, mức sống con người cao hơn, văn hóa có sự giao lưuhội nhập, bản thân con người phát triển năng động nhạy bén…đời sống kinh

tế xã hội phát triển với mục tiêu trung tâm, phổ quát là phát triển con người

Thứ hai, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm thayđổi một bước hết sức quan trọng trong nhận thức của nhân dân ta Đó là kiểu

tư duy uyển chuyển phù hợp với sự vận động khách quan của xã hội, lối suynghĩ theo cách làm ăn lớn, không chỉ nghĩ đến lợi ích thiết thực trước mắt mà

cả lợi ích lâu dài Kiểu tư duy đó từ lĩnh vực kinh tế đã mở rộng sang hầu hếtcác lĩnh vực đời sống xã hội, vào lý luận triết học văn hóa… và từ đó ưu trộilên các hướng tiêu chuẩn đánh giá: những gì đáp ứng được các yêu cầu theo

tư duy mới đó mới thực sự có giá trị cao

Thứ ba, nền kinh tế thị trường sự vươn tới công bằng: mọi hưởng thụ

và đãi ngộ đều dựa trên tài năng và cống hiến Chính tiêu chí giá trị côngbằng, bình đẳng không những chỉ là mục tiêu để nhân dân ta phấn đấu vươntới một xã hội văn minh, nó còn tấn công vào sự trây lười, tính ỷ lại, càonằng mọi cống hiến của các tài năng; làm hình thành trong xã hội một yêucầu mới: sự vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao trong mọi lĩnh vực hoạtđộng của từng cá nhân; giá trị được xác định ở chỗ người ta chiếm lĩnh

Trang 28

được cái gì mới, làm được cái gì có ý nghĩa đới với sự tiến bộ của conngười và xã hội

Tuy nhiên, trong thời kỳ quá độ, nền kinh tế thị trường vẫn còn cónhững tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội

Thứ nhất, nền kinh tế còn nhiều thành phần, các quan hệ xã hội mớicòn chưa hình thành đầy đủ và xác định rõ ràng, các quan hệ cũ còn đang tồntại và bộc lộ rõ mặt tiêu cực của nó…nhiều tàn tích của cơ chế quản lý cũvẫn chưa mất hẳn Đây chính là thời điểm giao thoa giữa cái cũ và cái mơi

Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường phải đề phòng khuynh hướngthương mại hóa các quan hệ xã hội, lối sống chạy theo đồng tiền, lối song ích

lỷ tư sản Kinh tế thị trường có khuynh hướng mở rộng các nguyên tắc traođổi thị trường ra tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đời sống cá nhân,đời sống cộng đồng, có khuynh hướng làm cho người ta coi giá trị thị trường làgiá trị chân thực duy nhất dùng để đo các giá trị khác Họ định giá trị của conngười căn cứ vào của cải của người đó, từ đó tìm các quan hệ trong sự đem lạilợi ích gì cho mình, cho cá nhân mình Từ đây mà các quan hệ tình cảm caođẹp, ấm áp tình người có nguy cơ bị băng giá trong sự tính toán vị kỷ

Thứ ba, kinh tế thị trường cũng đã kéo theo sự tha hóa con người lốisống "tiền trao cháo múc", lạnh lùng, tàn nhẫn làm băng hoại đạo đức truyềnthống, thuần phong mỹ tục, tấn công vào từng gia đình, từng người Đã cókhông ít hiện tượng: từ chỗ coi trọng các giá trị chính trị, xã hội sang tuyệtđối hóa các giá trị vật chất kinh tế Từ chỗ lấy con người tập thể, con người

xã hội làm mẫu mực (hy sinh vì tập thể, vì cộng đồng) là đạo đức cao nhất,sang tuyệt đối hóa con người cá nhân, thậm chí là cá nhân ích kỷ, cá nhânchủ nghĩa Từ chỗ lấy lý tưởng, đạo đức làm mẫu mực chuyển sang coithường đạo đức, phẩm giá; tuyệt đối giá trị thực dụng, tôn sùng tiện nghi vậtchất, tôn sùng đồng tiền, coi tiền là trên hết, lấy đồng tiền làm thước đo giátrị của con người Những quan niệm và hành vi của đạo đức truyền thốngnhư tinh thần giúp đỡ nhau, kính già, yêu trẻ, tôn sư trọng đạo, vợ chồngthủy chung sẽ bị biến động và suy giảm do toan tính của đồng tiền

Trang 29

Và thứ tư, những hiện tượng tham ô, hối lộ, móc ngoặc, buôn lậu, lừađảo, làm hàng giả, mua quan bán chức, chạy chức chạy quyền bằng tiền chúng ta đấu tranh, ngăn ngừa nhiều năm nay nhưng hiện vẫn đang diễn raphức tạp và là nỗi lo lắng của xã hội.

Toàn cầu hóa cũng là một vấn đề cần được quan tâm trong thời đạingày nay Sự hợp tác quốc tế trên thực hiện trên mọi lĩnh vực, mọi mặt củađời sống xã hội, từ kinh tế, văn hóa đến khoa học công nghệ đã tạo sự pháttriển toàn diện cho đất nước Nó cũng đã tạo ra rất nhiều thời cơ thuận lợi và

có ý nghĩa tích cực, cụ thể:

Thứ nhất, toàn cầu hóa thúc đẩy rất nhanh, rất mạnh sự phát triển và

xã hội hóa lực lượng sản xuất, đặt ra sự phát triển bền vững, toàn diện, yêucầu phải đặc biệt chú ý tới môi trường sinh thái, môi trường xã hội, chuyểngiao công nghệ và truyền bá tư tưởng, văn hóa, lối sống của các quốc gia vớinhau trên quy mô ngày càng lớn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế-xã hội,tác động đến tất cả mọi mặt của đời sống xã hội

Thứ hai, toàn cầu hóa tạo thêm khả năng phát triển rút ngắn, làmcho thời gian tăng giá trị, vừa tạo ra thời cơ và cũng là thách thức lớn chotiến trình đổi mới tư duy, đổi mới cách thức lãnh đạo, quản lý sâu rộngkhông chỉ ở tầm vĩ mô quốc gia mà cả tầm vi mô ở từng doanh nghiệp,từng hộ gia đình

Thứ ba, toàn cầu hóa đã đề cao trách nhiệm cá nhân, gắn liền động cơ

và hiệu quả như là một chuẩn mực giá trị trong hoạt động của con người,phải rèn luyện, nâng cao phương thức tư duy lý tính, lành mạnh Mục đích,động cơ phải trên cơ sở hiện thực và phải đi đôi với những biện pháp, nhữngphương tiện hữu hiệu để hiện thực hóa trong thực tế

Tuy nhiên, nó cũng xuất hiện và tồn tại những hạn chế nhất định đó là:quá trình toàn cầu vừa phải lo tránh tụt hậu xa về kinh tế vừa phải lo chệchhướng về chính trị… Sự phân hóa giàu nghèo là tất yếu phải chấp nhận,nhưng sự phân hóa đến mức không lý giải được thì không chỉ là nguy cơtiềm ẩn cho mất ổn định kinh tế-chính trị-xã hội mà còn là nguy cơ cho đạo

Ngày đăng: 14/12/2016, 17:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Hoàng Chí Bảo. Con người mới xã hội chủ nghĩa – lý luận và phương pháp luận nghiên cứu. Tạp chí Triết học. Số 2 – 1988 Khác
[2] Nguyễn Trọng Chuẩn. Nguồn nhân lực trong chiến lược kinh tế xã hội nước ta đến năm 2000. Tạp chí Triết học. Số 4 – 1990 Khác
[3] Phạm Như Cương. Về vấn đề xây dựng con người mới. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội 1978 Khác
[4] Nguyễn Như Diệm. Nhân tố con người và tích cực hóa nhân tố con người: Khái niệm và vấn đề - Tạp chí thong tin khoa học xã hội – Số 1 – 1989 Khác
[5] Nguyễn Như Diệm. Con người và nguồn lực con người trong phát triển. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội 1995 Khác
[6] Phạm Minh Hạc. Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới. Hà Nội 1994 [7] Nguyễn Văn Huyên. Mấy suy nghĩ về hướng tiếp cận con người trongchủ nghĩa xã hội. Tạp chí Triết học. Số 3 – 1990 Khác
[8] Tương Lai. Mấy suy nghĩ về chiến lược con người. Tạp chí thong tin khoa học xã hội. Số 6 – 1986 Khác
[9] Hồ Chí Minh. Về xây dựng con người mới. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội 1995 Khác
[10] Nguyễn Văn Sáu. Phát huy nhân tố con người trong đổi mới quản lý kinh tế. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội 1993 Khác
[11] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. tapchicongsan.org.vn [12] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. tapchicongsan.org.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w