1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về lực lượng sản xuất và quá trình xây dựng lực lượng sản xuất trong thời kì đổi mới ở Việt Nam

11 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 2,98 MB

Nội dung

Với sự phát triển của lực lượng sản xuất và mở rộng thị trường thế giới trongthế kỷ XX, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học – công nghệ và toàncầu hóa hiện nay đã tạo ra lực lượng sản xuất hiện đại và đồ sộ hơn nhiều và do đó càng làm sáng tỏ nhận thức và đánh giá của C.Mác và Ăngghen. Sau này, khiLênin đã lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười ởnước Nga, cho rằng chỉ có lực lượng sản xuất hiện đại mới tạo ra năng suất laođộng cao

Trang 1

MỞ ĐẦU Với sự phát triển của lực lượng sản xuất và mở rộng thị trường thế giới trong thế kỷ XX, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học – công nghệ và toàn cầu hóa hiện nay đã tạo ra lực lượng sản xuất hiện đại và đồ sộ hơn nhiều và do đó càng làm sáng tỏ nhận thức và đánh giá của C.Mác và Ăngghen Sau này, khi Lênin đã lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười ở nước Nga, cho rằng chỉ có lực lượng sản xuất hiện đại mới tạo ra năng suất lao động cao “Xét đến cùng, thì năng suất lao động là cái quan trọng nhất, chủ yếu nhất cho thắng lợi của chế độ xã hội mới”1 Đó chính là ánh sáng soi đường cho đất nước ta trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việc phát triển, xây dựng lực lượng sản xuất đóng vai trò hết sức quan trọng và then chốt trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời kì đổi mới, đồng thời đạt được những thành quả nhất định

Trên cơ sở tiếp thu bài học và tiếp cận tài liệu tham khảo, em đã quyết định chọn đề bài “Quan niệm củ a chủ nghĩa Mác – Lênin về lự c lư ợng sả n xuấ t và quá trình xây dự ng lự c lư ợng sả n xuấ t trong thời kì đổi mới ở Việt Nam” để làm rõ hơn vấn đề nêu trên

NỘI DUNG

I Quan niệm củ a chủ nghĩa Mác - Lênin về lự c lư ợng sả n xuấ t

1 Khái niệm lự c lư ợng sả n xuấ t

Lực lượng sản xuất là toàn bộ các nhân tố vật chất, kĩ thuật của quá trình sản xuất, chúng tồn tại trong nhiều mối quan hệ biện chứng với nhau tạo ra sức sản xuất làm cải biến các đối tượng trong quá trình sản xuất, tức tạo ra năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định

1 V.I.Lênin: toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxơcơva, 1977, t.39, tr.25.

Trang 2

của con người và xã hội.2

2 Kết cấ u củ a lự c lư ợng sả n xuấ t

Lực lượng sản xuất nói lên năng lực thực tế của con người trong quá trình sản xuất tạo ra của cải xã hội Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động với kỹ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động Trong quá trình sản xuất, sức lao động của con người và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, kết hợp với nhau tạo thành lực lượng sản xuất

Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất, “lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động”3 Chính người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, với sức mạnh và kĩ thuật lao động của mình, sử dụng tư liệu lao động, trước hết là công cụ lao động, tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất Cùng với quá trình lao động sản xuất, sức mạnh và kỹ năng lao động của con người ngày càng được tăng lên, đặc biệt là trí tuệ của con người không ngừng phát triển, hàm lượng trí tuệ của lao động ngày càng cao Ngày nay, với các cuộc khoa học công nghệ, lao động trí tuệ ngày càng đóng vai trò chính yếu

Cùng với người lao động, công cụ lao động cũng là một yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất, đóng vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất Công cụ lao động do con người sáng tạo ra, là “sức mạnh của tri thức đã được thể hóa”, nó “nhân” sức mạnh của con người trong quá trình lao động sản xuất Công cụ lao động là yếu tố động nhất của lao động sản xuất Cùng với quá trình tích lũy kinh nghiệm, với những phát minh và sáng chế kỹ thuật, công cụ lao động không ngừng được cải tiến và hoàn thiện Chính sự cải tiến và hoàn thiện không ngừng công cụ lao động

đã làm biến đổi toàn bộ tư liệu sản xuất Xét đến cùng, đó là nguyên nhân sâu xa

2 Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội – 2009, tr 133.

2 Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội – 2009, tr 133.

3 V.I.Lênin: toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxơ cơva, 1997, t.38, tr 430.

Trang 3

của mọi biến đổi xã hội Trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình

độ chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại kinh tế trong lịch sử Nếu xem xét quá trình lao động sản xuất không phải với tư cách trực quan là quá trình lao động đơn lẻ, riêng biệt của mỗi cá nhân độc lập mà là tổng thể quá trình lao động của một xã hội thì các yếu tố tư liệu sản xuất và người lao động cần phải được phân tích là tổng thể kết hợp giữa các loại và trình độ phát triển của

tư liệu sản xuất cũng như giữa các loại và trình độ phát triển của người lao động trong tính toàn thể xã hội của nó Trong đó có sự kết hợp giữa các loại lao động phát triển ở những trình độ kinh tế khác nhau (lao động trí óc và lao động chân tay, lao động trực tiếp và lao động gián tiếp…) Cách hiểu đó mới có thể thấy sự phát triển của lực lượng sản xuất của thời đại ngày nay

Một trong những đặc điểm lớn nhất của thời đại ngày nay là có sự phát triển nhanh chóng của các ngành khoa học tự nhiên gắn liền với quá trình phát minh sáng chế kỹ thuật mới, từ đó làm xuất hiện và phát triển nhanh chóng của các nghành công nghệ cao như: công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ vũ trụ… các nghành công nghệ đó càng đóng vai trò then chốt, trụ cột trong sự phát triển của lực lượng sản xuất ở các nước có công nghiệp hiện đại Với sự phát triển đó, tất yếu đòi hỏi quá trình phát triển ngày càng cao của người lao động trong xã hội công nghiệp hiện đại Xu hướng sử dụng trình độ lao động có đào tạo và được đào tạo ở trình độ chuyên môn cao và theo chiều sâu của trình độ chuyên môn hóa để có thể thích ứng với việc sử dụng kĩ thuật mới ngày càng được coi trọng, thay thế dần cho trình độ lao động căn bản dựa trên những kĩ năng kinh nghiệm lao động thông thường không cần phải trải qua quá trình đào tạo chuyên sâu Những sự phát triển đó của lực lượng sản xuất trong xã hội công nghiệp hiện đại đã thể hiện khuynh hướng gắn kết ngày càng chặt chẽ quá trình sản xuất vật chất và tinh thần của xã hội, thể hiện khuynh hướng khoa học kĩ

Trang 4

thuật ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp mà C.Mác đã dự báo từ thế

kỉ XIX Biểu hiện cao nhất của quá trình đólà sự ra đời và phát triển của các khu công nghệ cao, trong đó có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu khoa học, các tổ chức nghiên cứu khoa học, các trường đại học đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu phát triển của nền công nghiệp hiện đại Khuynh hướng phát triển của lực lượng sản xuất trong các xã hội công nghiệp hiện đại cũng tất yếu thúc đẩy quá trình đó là sự phụ thuộc tất yếu ngày càng tăng về mặt trình độ phát triển của kĩ thuật, công nghệ được sử dụng vào mỗi quá trình sản xuất công nghiệp Sự tiến bộ về mặt kĩ thuật, công nghệ của ngành sản xuất này đòi hỏi phải có sự phát triển tương ứng về mặt kĩ thuật, công nghệ của ngành khác, nhờ đó mới có thể tạo ra sản phẩm toàn vẹn của quá trình sản xuất Cũng do đó có sự thay thế trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở trình độ này bằng một trình độ mới cao hơn giữa các ngành sản xuất diễn ra với một tốc độ và chu kì đổi mới hết sức nhanh chóng không chỉ trong phạm vi nền sản xuất của một quốc gia 4

II Quá tr ình xây dự ng lự c lư ợng lao động tr ong thời kì đối mới ở Việt Nam

1 Vài nét về thự c tr ạ ng lự c lư ợng sả n xuấ t tr ư ớc năm 1986 ở nư ớc ta

Do điểm xuất phát rất thấp từ một nước nông nghiệp lạc hậu trong chế độ phong kiến hàng nghìn năm, bị chủ nghĩa thực dân cai trị hàng  trăm năm, nên trình độ lực lượng sản xuất nước ta vô cùng yếu kém, công cụ sản xuất thô sơ, lạc hậu, đạt năng suất lao động thấp Bởi vậy, phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa càng bức thiết

Năm 1954 Miền Bắc được giải phóng và bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đại hội III của Đảng (9 – 1960) xác định công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ, tiến hành cách mạng kỹ

4 Giáo trình Triết học, Nxb Đại học sư phạm, Hà nội – 2014, tr 244 – 245.

Trang 5

thuật xây dựng nền công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa học tiên tiến Xác lập và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa Với đường hướng đó, mặc dù trong điều kiện phải tiến hành kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lực lượng sản xuất ở miền Bắc đã tăng gấp nhiều lần về cơ sở vật chất - kỹ thuật, chế độ phân phối theo lao động, có tính đến một phần về đóng góp tư liệu sản xuất (ruộng 5%) Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước Đại hội IV của Đảng (12-1976) tiếp tục đường lối đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và coi cách mạng khoa học - kỹ thuật

là then chốt để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất Trong hơn 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước, dù bị bao vây, cấm vận và chiến tranh biên giới với những tổn thất nặng nề, song lực lượng sản xuất vẫn phát triển đáng kể:

“đã hoàn thành mấy trăm công trình tương đối lớn và hàng nghìn công trình vừa

và nhỏ, trong đó có một số cơ sở quan trọng về điện, dầu khí, xi măng, cơ khí, dệt, đường, thủy lợi, giao thông…”5

Với nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên Việt Nam đã lâm vào khủng hoảng từ năm 1979 Một trong những nguyên nhân đó là nóng vội, duy ý chí trong cải tạo xã hội chủ nghĩa và quan hệ sản xuất mới bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm, nhất là về cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý Quan hệ sản xuất đã làm cho nền kinh tế trì trệ, kém phát triển và cũng không thể mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển Đại hội VI của Đảng (12 – 1960) cho rằng:“Kinh nghiệm thực

tế chỉ rõ: lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu

tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Tình hình thực tế của nước ta đòi hỏi phải coi trọng những hình thức kinh tế trung gian, quá độ từ thấp lên cao, từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn”6 Nhận thức đúng đắn đó là cơ sở để

5 Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2006, t.47, tr 348 – 390

6 Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2006, t.47, tr 348 – 390

Trang 6

quyết định đường lối đổi mới, lấy đổi mới kinh tế là trung tâm Đổi mới cơ cấu kinh tế với chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế gắn với nhiều hình thức

sở hữu về tư liệu sản xuất; đổi mới cơ chế quản lý và chế độ phân phối, xóa bỏ cơ chế quản lý hành chính, tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh doanh, chuyển dần sang nền kinh tế thị trường

2 Quá tr ình xây dự ng lự c lư ợng sả n xuấ t từ năm 1986 đến nay – nhữ ng thành quả đạ t đư ợc

Sau công cuộc đổi mới, lực lượng sản xuất ở nước ta được xây dựng và phát triển đạt được những thành quả đáng kể cả về mặt chất lượng và số lượng

Về nguồn lao động (nguồn nhân lực) những năm gần đây tăng nhanh, đặc biệt

là đội ngũ trí thức Chỉ tính riêng số sinh viên cũng đã cho thấy sự tăng nhanh vượt bậc Năm 2003 – 2004 tổng số sinh viên đại học và cao đẳng là 1.131.030 sinh viên đến năm 2007 – 2008 tăng lên 1.603.484 sinh viên Năm 2008 tổng số sinh viên ra trường là 233.966 trong đó sinh viên tốt nghiệp đại học là 152.272; sinh viên tốt nghiệp cao đẳng là 81.694 Số trí thức có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cũng tăng nhanh Theo thống kê cả nuớc đến 2008 có hơn 14 nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học

và đang đặt mục tiêu trong 10 năm tới sẽ có 20000 tiến sĩ Năm 2008 nước ta có

275 trường Trung cấp chuyên nghiệp, 209 trường cao đẳng, 160 trường Đại học và

có tới 27.900 trường phổ thông, 226 trường dân tộc nội trú…Nhìn vào những con

số này cho thấy lực lượng trí thức và công chức thực sự là một nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. 

Lực lượng lao động nước ta hiện nay khoảng 52.207.000 người; hàng năm trung bình có khoảng 1,5-1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động Thể lực và tầm vóc của nguồn nhân lực đã được cải thiện và từng bước được nâng cao

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong toàn bộ lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 17,9%, trong đó ở thành thị là 33,7%, gấp 3 lần

Trang 7

tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 11,2%, phân theo giới tính tỷ lệ này là 20,3% đối với nam và 15,4% đối với nữ; tỷ lệ nhân lực được đào tạo trình độ cao (từ đại học trở lên) trong tổng số lao động qua đào tạo ngày càng tăng (năm 2010 là 5,7%, năm 2012 là 6,4%, sơ bộ năm 2013 là 6,9% ). 

Gần 30 năm đổi mới, cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển, nhiều công trình lớn của đất nước được xây dựng và đi vào hoạt động Đó là nhà máy thủy điện Yaly, Sơn

La, Tuyên Quang cùng với Hòa Bình, Trị An trước đó, hệ thống tải điện Bắc Nam, cùng với các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, nhiệt điện đã là thành tựu lớn của điện khí hóa toàn quốc Công nghiệp dầu khí với khu công nghiệp lọc dầu Dung Quất, khí điện đạm Phú Mỹ, Cà Mau Hiện đại hóa ngành khai thác than và khoáng sản Tiếp tục phát triển công nghiệp gang thép, cơ khí Phát triển công nghệ thông tin

và viễn thông Nâng cấp hệ thống đường giao thông Xây mới các cầu hiện đại: Mỹ Thuận, Cần Thơ, các cầu ở Đà Nẵng, cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy ở Hà Nội và nhiều cầu hiện đại khác Hiện đại hóa các sân bay, cảng biển Phát triển hàng trăm khu công nghiệp và chế xuất, hình thành những trung tâm công nghiệp, khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước7

Khoa học kỹ thuật công nghệ được áp dụng vào sản xuất ngà càng nhiều và đạt hiệu quả cao Những công nghệ được lựa chọn để chuyển giao trong Chương trình

“Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học của các tổ chức khoa học – công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn

hướng vào giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội có tầm quan trọng đối với địa phương Nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thuộc chương trình đã góp phần phát huy hiệu quả kinh tế – xã hội vào cuộc sống, thu hút hàng triệu người tham gia Các mô hình trồng nấm tại các tỉnh: Nam Ðịnh, Sơn La, Thái Nguyên, Sóc

7 Tạp chí Lý luận chính trị số 2 – 2014.

Trang 8

Trăng, Hà Tĩnh, Tiền Giang, Quảng Trị, Kiên Giang đã giúp người dân các địa phương tiếp nhận công nghệ và tự  sản xuất được giống nấm các loại từ cấp I đến cấp III, tận dụng phế phụ phẩm nông, lâm nghiệp phát triển nghề trồng nấm tăng thu nhập, giải quyết việc làm Từ kết quả của mô hình, nghề trồng nấm đã và đang phát triển thành phong trào, lan rộng khắp cả nước Bình quân mỗi năm sản lượng nấm các loại của các mô hình thuộc chương trình đạt khoảng 100 nghìn tấn (cả nước 250 nghìn tấn/năm), doanh thu 1.000 tỷ đồng/năm (cả nước 2.500 tỷ đồng/năm), giải quyết việc làm cho hàng triệu nông dân Tại tỉnh Gia Lai, thông qua mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi ong, người dân đã phát triển nghề nuôi ong trở thành một ngành sản xuất hàng hóa và đã xuất 450 tấn mật ong sang thị trường một số nước khối EU và Mỹ, thu 13 tỷ đồng/năm Tại Quảng Ninh, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đã giúp một đơn vị tiếp nhận, làm chủ được công nghệ sản xuất giống và nuôi tu hài thương phẩm Trước khi thực hiện dự án doanh thu công ty chỉ đạt hai tỷ đồng/năm, sau khi triển khai thực hiện dự án một năm (năm 2007) doanh thu của công ty đã tăng lên 10 tỷ đồng, đến năm 2009 đạt 150 tỷ đồng và dự kiến năm 2010 đạt 200 tỷ đồng Ðến nay, việc nhân giống và nuôi thương phẩm tu hài đã được nhân rộng ra toàn huyện đảo Vân Ðồn  (Quảng Ninh)

và các tỉnh Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa

3 Hạ n chế tr ong quá tr ình xây dự ng lự c lư ợng sả n xuấ t hiện nay ở Việt Nam; Nguyên nhân và một số phư ơng hư ớng góp phầ n phát tr iển lự c lư ợng sả n xuấ t tr ong thời gian tới

a Hạ n chế tr ong quá tr ình xây dự ng lự c lư ợng sả n xuấ t ở nư ớc ta

- Chất lượng đào tạo, cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực, sự phân bố theo vùng, miền, địa phương của nguồn nhân lực chưa thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội, gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước và xã hội. Đội ngũ nhân lực chất lượng cao, công nhân lành nghề vẫn còn rất thiếu so với nhu cầu xã hội

Trang 9

- Số lao động kém về năng lực thực hành và khả năng thích nghi trong môi trường cạnh tranh công nghiệp; Khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ là công cụ giao tiếp và làm việc của nguồn nhân lực còn rất hạn chế

- Tinh thần trách nhiệm làm việc, đạo đức nghề nghiệp và công dân, ý thức văn hoá công nghiệp, kỷ luật lao động của một bộ phận đáng kể người lao động chưa cao; Năng suất lao động còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và thế giới

- Năng lực khoa học và công nghệ còn nhiều yếu kém: còn thiếu đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ giỏi; trình độ công nghệ của nhiều ngành sản xuất còn thấp

và lạc hậu; cơ chế quản lí khoa học và công nghệ chậm được đổi mới, còn mang nặng tính hành chính Tóm lại là, công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ còn chưa đổi mới kịp so với yêu cầu chuyển sang kinh tế thị trường

b Nguyên nhân dẫ n đến nhữ ng hạ n chế tr ên

- Thứ nhất là, nguồn lực quốc gia và khả năng đầu tư cho phát triển nhân lực của phần lớn các gia đình còn hạn chế Nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước chưa đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu phát triển nhân lực;

yêu cầu Hệ thống giáo dục quốc dân - lực lượng nòng cốt trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đất nước bộc lộ nhiều hạn chế

- Thứ ba là, hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực phát triển nguồn lao động chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng về kinh tế, xã hội, văn hoá nước ta với thế giới

học và công nghệ chậm được thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật; việc tổ chức và chỉ đạo thực hiện chính sách thiếu kiên quyết nên kết quả đạt được còn hạn chế

Trang 10

c Một số phư ơng hư ớng góp phầ n phát tr iển lự c lư ợng sả n xuấ t tr ong thời gian tới

- Một là, nâng cao nhận thức, đổi mới quản lý Nhà nước về đào tạo, sử dụng lao động chuyên môn kỹ thuật trình độ cao

- Hai là, cần thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nề kinh tế và nâng cao trình độ khoa học – công nghệ của lực lượng sản xuất, đặc biệt là tư liệu sản xuất

- Ba là, cần tập trung cải cách hệ thống giáo dục – đào tạo – dạy nghề và xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh đào tạo tại doanh nghiệp và tổ chức, gắn đào tạo với sử dụng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ và tập trung tăng cường thế lực và nâng cao tầm vóc của nguồn lao động

- Thứ tư là, chủ động hội nhập quốc tế để phát triển nguồn nhân lực Việt Nam cũng như tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi để người lao động có cơ hội trao đổi kinh nghiệm học tập, làm việc với bạn bè quốc tế

Để thực hiện thành công các giải pháp trên, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm cho cán bộ, công chức của toàn bộ hệ thông chính trị các cấp, các tầng lớp nhân dân, các nhà trường, các doanh nghiệp, tổ chức hiểu rõ vai trò và trách nhiệm đào tạo và sử dụng nhân lực, cải tiến tư liệu lao động, phát triển khoa học công nghệ hiện đại, biến thách thức thành lợi thế để phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế

KẾT LUẬN

Như vậy, với sự phát triển của lực lượng sản xuất đã xác định ở trên, chúng ta

có thể thấy sự đổi mới về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Thực hiện các đột phá chiến lược: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nhanh nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống

Ngày đăng: 07/06/2016, 16:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w