1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về lực lượng sản xuất và quá trình xây dựng lực lượng sản xuất trong thời kì đổi mới ở Việt Nam

10 3,5K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 82 KB

Nội dung

Các bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất Bất kì một quá trình sản xuất vật chất nào cũng cần phải có các yếu tố là người lao động như năng lực, tri thức, kỹ năng,… của người lao động và

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trong quá trình phát triển của lịch sử loài người, con người không dừng lại ở việc sắn bắn, hái lượm, không thỏa mãn với những cái có sẵn trong tự nhiên

mà luôn tiến hành sản xuất vật chất để thỏa mãn nhu cầu của mình Trong đó, các yếu tố chủ yếu để tiến hành sản xuất vật chất gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Nhận thấy vai trò quan trọng của lực lượng sản xuất trong quá

trình sản xuất vật chất, em đã chọn đề tài “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về lực lượng sản xuất và quá trình xây dựng lực lượng sản xuất trong thời

kì đổi mới ở Việt Nam.” để làm rõ, tìm hiểu sâu thêm về lực lượng sản xuất khi

áp dụng vào thực tế Việt Nam Trong quá trình làm bài chắc chắn không tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý từ thầy cô

NỘI DUNG

I Quan niệm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về lực lượng sản xuất

1 Khái niệm lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh thực tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất và thể hiện năng lực thực tiễn cuả con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất

2 Các bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất

Bất kì một quá trình sản xuất vật chất nào cũng cần phải có các yếu tố là người lao động (như năng lực, tri thức, kỹ năng,… của người lao động) và các tư liệu sản xuất (như đối tượng lao động, công cụ lao động, …) Đây là các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất trong bất kì quá trình sản xuất vật chất

Trang 2

Trong các yếu tố trên, người lao động đóng vai trò cơ bản và quyết định trong quá trình sản xuất vật chất, họ là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất với năng lực, tri thức, kĩ năng,… sử dụng tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất, thể hiện sự chinh phục tự nhiên của con người Cùng với quá trình sản xuất, trình độ lao động của con người ngày càng được nâng cao với sự phát triển của giáo dục Ngày nay, từ cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, lao động trí óc ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất

Tư liệu sản xuất lại bao gồm đối tượng lao động và công cụ lao động công cụ lao động là vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người vào đối tượng lao động nhằm biến đối tượng lao động theo mục đích của mình Công

cụ lao động giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Qua đó cho thấy, sự có mặt của công cụ lao động góp phần không nhỏ vào

sự hình thành và phát triển của quá trình sản xuất

Đối tượng lao động là một bộ phận của giới tự nhiên mà con người tác động vào nhằm biến đổi hình thái tự nhiên của nó sao cho phù hợp với mục đích của con người Đối tượng lao động gồm hai loại: loại có sẵn trong tự nhiên như đất, khoáng sản, và loại đã trải qua lao động của con người Đây là yếu tố cần thiết để con người tác động vào, làm thay đổi môi trường sống và quá trình sản xuất vật chất của con người

Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự phân công lao động xã hội loài người và khiến năng xuất lao động xã hội tăng và do đó tạo ra sản phẩm dư thừa Sự dư thùa này là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của chế

độ tư hữu và xuất hiện giai cấp trong xã hội Như vậy nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện giai cấp trong xã hội chính là sự phát triển của lực lượng sản xuất Lực

Trang 3

thức sản xuất là một bộ phận của hình thái kinh tế xã hội Sự thay thế hình thái kinh tế xã hội này bằng hình thái kinh tế xã hội khác tiến bộ hơn đánh dấu một bước phát triển mới của xã hội Như vậy sự phát triển của lực lượng sản xuất góp phần vào việc hình thành nên một chế độ xã hội mới Tóm lại lực lượng sản xuất đóng một vai trò quan trọng đối với sản xuất xã hội và quá trình phát triển của lịch sử loài người Do vậy vấn đề phát triển lực lượng sản xuất cần được coi trọng và đề cao trong mọi thời kỳ phát triển của xã hội

Các yếu tố của lực lượng sản xuất không thể tách rời nhau mà có mối quan

hệ mật thiết trong đó người lao động đóng vai trò quyết định còn tư liệu sản xuất đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất vật chất Có thể thấy cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại là sự biến đổi tận gốc lực lượng sản xuất của

xã hội và sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã đưa văn minh nhân loại sang một giai đoạn phát triển mới Đó là kết quả của quá trình tích luỹ lâu dài các kiến thức khoa học của việc đổi mới kỹ thuật sản xuất, và việc tăng quy mô sử dụng

kỹ thuật mới Cho đến ngày nay, khoa học và công nghệ đã không ngừng phát triển, tạo ra nhiều bước đột phá trong mọi lĩnh vực như: Trong lĩnh vực năng lượng, nguồn năng lượng con người sử dụng ngày một đa dạng hơn như năng lượng nước, gió, than, dầu, mặt trời, năng lượng nguyên tử và mới nhất là năng lượng nhiệt hạch Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người đang tìm kiếm một nguồn năng lượng sạch, an toàn và vô tận hơn Trong lĩnh vực sản xuất, từ hợp tác lao động giản đơn tiến lên phương thức sản xuất cơ khí với các quy trình sản xuất và kỹ thuật được cơ giới hoá đến việc áp dụng các hệ thống máy móc tự động vào trong sản xuất, giúp cho năng suất lao động ngày càng tăng cao Trong sản xuất vật liệu, chuyển từ vật liệu có sẵn trong tự nhiên, đến việc sử dụng kim loại, rồi các vật liệu tổng hợp, vật liệu siêu dẫn, và gần đây là các loại vật liệu thông minh, vật liệu tàng hình… Như vậy, với việc áp dụng

Trang 4

khoa học kỹ thuật vào nhiều lĩnh vực, con người ngày càng phát triển văn minh, tiến bộ, ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu của con người Qua đây ta có thể thấy khoa học công nghệ có vai trò to lớn đối với lực lượng sản xuất ở cả hai yếu tố là người lao động và tư liệu sản xuất

II Quá trình xây dựng lực lượng sản xuất trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam

1 Khái quát về thực trạng lực lượng sản xuất trước thời kì đổi mới (trước năm 1986) ở nước ta

Trước thời kì đổi mới, lực lượng sản xuất của nước ta còn tồn tại rất nhiều mặt hạn chế Về người lao động, lao động nước ta rất cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp song trình độ lao động nhìn chung còn thấp, chỉ dựa vào kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, khả năng vận dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp hay sản xuất công nghiệp còn hạn chế, cùng với đó là sự lạc hậu về tư duy khiến mọi mặt của người lao động lúc này trì trệ, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Về tư liệu sản xuất, thứ nhất, về công cụ lao động, còn thô sơ và lạc hậu, nhất là trong nông nghiệp với cày, bừa và sử dụng dụng sức người và gia súc là chủ yếu Thứ hai, về đối tượng lao động lúc này là đất đai, cây trồng, vật nuôi, sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào quy luật của thời tiết khí hậu, nên sản xuất nông nghiệp lúc này thiếu chủ động, dễ bị mất mùa, năng suất lao động thấp Trong sản xuất công nghiệp, công cụ lao động là các máy móc, trang thiết bị song lạc hậu và cho năng suất thấp, đối tượng lao động là khoáng sản, thủy sản,

… nhưng còn kém phong phú

Cả hai yếu tố là người lao động và tư liệu sản xuất đều không đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của sản xuất, khiến nền kinh tế nước ta phát triển rất chậm

Trang 5

chạp, trì trệ, tạo khoảng cách phát triển ngày càng lớn so với các nước trong khu vực và trên thế giới, từ đây đặt ra yêu cầu bức thiết phải phát triển lực lượng sản xuất về mọi mặt để bắt kịp với đà tăng trưởng của các nước trong khu vực cũng

như trên thế giới Đại hội VI của Đảng (12-1986) cho rằng: “Kinh nghiệm thực

tế chỉ rõ: lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có

những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Tình hình thực tế của nước ta đòi hỏi phải coi trọng những hình thức kinh tế trung gian, quá độ từ thấp lên cao, từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn” Đây là cơ sở để

tiến hành phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta

2 Quá trình xây dựng lực lượng từ thời kì đổi mới đến nay

2.1 Thành tựu đạt được trong quá trình xây dựng lực lượng sản xuất

Nhận thấy những hạn chế về lực lượng sản xuất trước thời kì đổi mới, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng lực lượng sản xuất ngay từ sau Đại hội VI của Đảng (12-1986)

Đầu tiên là sự phát triển rõ nét của người lao động, đến năm 2005, số người trong độ tuổi lao động ở nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng dân số, với mức gia tăng dân số như hiện nay, mỗi năm nước ta có thêm khoảng một triệu lao động Theo kết quả điều tra dân số đến tháng 02/2014, Việt Nam có gần 90 triệu người Nguời lao động Việt Nam gồm nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành, nghề khác Điều này cho thấy số lượng người lao động nước ta vô cùng đông đảo và tăng nhanh Người lao động nước ta cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống của dân tộc, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp được tích lũy qua nhiều thế

hệ Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ thành tựu trong sự phát

Trang 6

triển văn hóa, giáo dục, y tế Trình độ lao động đã qua đào tạo năm 1996 là 12,3% đến năm 2005 đã tăng lên 25% so với tổng số lao động Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2013, số sinh viên đại học và cao đẳng là 2.058.922 người,

số tốt nghiệp là 405.900 người; số học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp

là 421.705 người Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong toàn bộ lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 17,9%, trong đó ở thành thị

là 33,7%, gấp 3 lần tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 11,2%, phân theo giới tính

tỷ lệ này là 20,3% đối với nam và 15,4% đối với nữ; tỷ lệ nhân lực được đào tạo trình độ cao (từ đại học trở lên) trong tổng số lao động qua đào tạo ngày càng tăng (năm 2010 là 5,7%, năm 2012 là 6,4%, sơ bộ năm 2013 là 6,9% ) Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và quá trình đổi mới đã và đang làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu lao động nước ta Về cơ cấu theo lao động theo các ngành kinh tế: năm 2000, lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp là 65,1%, lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng là 13,1%, lao động trong ngành dịch vụ là 21,8%, đến năm 2005 đã có sự thay đổi, lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp là 57,3%, lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng là 18,2%, lao động trong ngành dịch vụ là 24,5%, cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế và

cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn cũng đều có sự thay đổi

Về sự phát triển của tư liệu sản xuất, phát triển mạnh mẽ hơn nữa công cụ lao động với trình độ khoa học công nghệ cao là vấn đề bức thiết để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững và phát triển kinh tế tri thức Khi công nghiệp vẫn chủ yếu là khai thác tài nguyên, gia công, lắp ráp, công nghiệp chế tạo, chế biến còn phát triển chậm thì định hướng đúng đắn trong phát triển khoa học - công nghệ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển có tầm quan trọng đặc biệt Đại hội

XI (tháng 1/2011) của Đảng nêu rõ: “Ưu tiên phát triển và hoàn thành những công trình then chốt về cơ khí chế tạo, sản xuất máy móc, thiết bị thay thế nhập

Trang 7

khẩu cho công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng; công nghiệp công nghệ cao sản xuất linh kiện điện tử, máy tính, công nghiệp dầu khí, điện, than, khai khoáng, hóa chất, luyện thép, xi măng, phân đạm… công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp quốc phòng, an ninh với trình độ công nghệ ngày càng cao, sạch, tiêu tốn ít nguyên liệu, năng lượng, tăng sức cạnh tranh và giá trị gia tăng” Ưu tiên phát

triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là công nghiệp sản xuất trang thiết bị, máy móc làm đất, thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản thay thế cho cày, bừa, tốn nhiều sức người và gia súc mà năng suất lao động lại không cao Phát triển năng lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghiệp có công nghệ tiên tiến, giá trị gia tăng cao, nhất là các máy điều khiển kỹ thuật số, hệ thống tự động hóa Đại hội đã đặt ra mục tiêu là phấn đấu đến năm

2020: “Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp”

Với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nhịp độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) vững chắc: năm 2000 tăng gấp 2,07 lần năm 1990, năm 2010 tăng gấp 3,26 lần năm 2000 Thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể: năm 1986 là 202 USD, năm 2008 là 1.000 USD, vượt qua ngưỡng nước nghèo và năm 2013 là 2.000 USD Sự phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng năm 1988 chiếm 21,6% GDP, năm 1995 là 28,8%, năm 2003: 40%, năm 2005: 41% và năm 2010 là 41,1% Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP năm 1988: 46,3%, năm 2003: 21,8%, năm 2005: 21%, năm 2010: 20,6% Tỷ trọng dịch vụ trong GDP 1988: 33,1%, năm 2003 là 38,2%, năm 2005: 38% và năm 2010: 38,3% Đó là

Trang 8

những con số rất có ý nghĩa mà các Đại hội của Đảng đã tổng kết thể hiện rõ vai trò to lớn của lực lượng sản xuất ở nước ta

2.2 Hạn chế trong quá trình xây dựng lực lượng sản xuất hiện nay ở Việt Nam

Thông qua thực tiễn, ta có thể thấy chất lượng đào tạo, cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực, sự phân bố theo vùng, miền, địa phương của nguời lao động còn chưa thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội, gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước và xã hội Đội ngũ lao động đã qua đào tạo, lành nghề vẫn còn rất thiếu so với nhu cầu để phát triển các ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam Số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, đã qua đào tạo lại khuynh hướng chỉ hiểu biết lý thuyết và yếu về khả năng thực hành Khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ là công cụ giao tiếp và làm việc của nguời lao động còn rất hạn chế so với yêu cầu của công việc Tinh thần trách nhiệm trong công việc, đạo đức nghề nghiệp, ý thức văn hoá công nghiệp, kỷ luật lao động của nhiều người lao động còn chưa cao Năng suất lao động còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và thế giới Mặt khác, đáng lo ngại là năng suất lao động của Việt Nam có xu hướng tăng chậm hơn so với các nước đang phát triển trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xia trong khi đó năng suất lao động là thước đo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

2.3 Nguyên nhân và một số phương hướng giải quyết những hạn chế trong xây dựng lực lượng sản xuất ở nước ta.

Về nguyên nhân của những hạn chế trong xây dựng lực lượng sản xuất:

Thứ nhất, khả năng đầu tư cho phát triển người lao động của phần lớn các gia

đình ở nước ta còn hạn chế Nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước cho phát

triển người lao động còn hạn chế Thứ hai, quản lý nhà nước về phát triển người

Trang 9

lao động còn nhiều bất cập so với yêu cầu Chủ trương, đường lối phát triển

người lao động chưa được hiện thực hóa kịp thời Thứ ba, hệ thống giáo dục

quốc dân - lực lượng nòng cốt trong đào tạo và phát triển người lao động của nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế như công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông chưa tốt; công tác đào tạo, giáo dục nghề nghiệp chưa

thực sự dựa trên cơ sở nhu cầu xã hội …Thứ tư, hợp tác và hội nhập quốc tế

trong lĩnh vực phát triển người lao động chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập về kinh tế, xã hội, văn hoá nước ta với thế giới

Về một số phương hướng góp phần giải quyết những hạn chế trong xây dựng lực lượng sản xuất trong thời gian tới như đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về phát triển nhân lực Bảo đảm nguồn lực tài chính cho phát triển nhân lực

Ba là, đổi mới giáo dục và đào tạo Chủ động hội nhập quốc tế để phát triển nguồn nhân lực Việt Nam Đổi mới mô hình tăng trưởng, thực sự coi khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu Thay đổi mô hình kinh tế, thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo chiều sâu, lấy “vốn con người” và khoa học công nghệ làm nền tảng cho phát triển…

KẾT LUẬN

Qua đây ta có thể thấy tầm quan trọng của lực lượng sản xuất nói chung và người lao động nói riêng đối với quá trình sản xuất vật chất, quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, từ đó, mỗi người Việt Nam, nhất là những người trẻ tuổi hiểu rõ hơn vai trò của mình đối với tương lai của đất như lời Bác Hồ đã căn dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em"

Trang 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Bộ giáo dục và đào tạo, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015

2 Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Bộ giáo dục và đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004

3 Hỏi đáp những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác- lênin PGS.TS Trần Văn Phòng (Chủ biên), Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005

4 Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2015-2020 đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, TS Đặng Xuân Hoan, Tổng Thư ký Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực

5 http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2015/32972/ Phat-trien-nguon-nhan-luc-Viet-Nam-giai-doan-20152020-dap-ung.aspx

Ngày cập nhật: 17/4/2015

6 Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nhìn từ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, PGS., TS Nguyễn Trọng Phúc, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

7 http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu trao-doi/trao-doi-binh-luan/luc-luong- san-xuat-va-quan-he-san-xuat-nhin-tu-qua-trinh-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-dat-nuoc-53705.html Ngày cập nhật : 17/09/2014

Ngày đăng: 23/04/2017, 18:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Bộ giáo dục và đào tạo, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015 Khác
2. Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Bộ giáo dục và đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004 Khác
3. Hỏi đáp những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác- lênin. PGS.TS Trần Văn Phòng (Chủ biên), Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005 Khác
4. Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2015-2020 đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, TS. Đặng Xuân Hoan, Tổng Thư ký Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực Khác
6. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nhìn từ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, PGS., TS. Nguyễn Trọng Phúc, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w