1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH xây dựng và thương mại VIC việt nam

61 387 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Chỉ khi nào doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thìdoanh nghiệp đó mới có vốn để tái đầu tư giản đơn và tái đầu tư mở rộng nhằm đemlại lợi nhuận ngày càng cao cho doanh nghiệp trong hành

Trang 1

Ngày nay một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường đòi hỏi doanhnghiệp đó phải biết sử dụng vốn triệt để và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh mà đặc biệt là vốn lưu động Vốn lưu động là bộ phận rất quan trọngtrong vốn sản xuất kinh doanh Chỉ khi nào doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thìdoanh nghiệp đó mới có vốn để tái đầu tư giản đơn và tái đầu tư mở rộng nhằm đemlại lợi nhuận ngày càng cao cho doanh nghiệp trong hành lang pháp lý về tài chính vàtín dụng mà Nhà nước đã quy định.

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưuđộng nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng, là sự sống còn của các doanh nghiệp khitìm chỗ đứng trên thị trường Do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đang là vấn

đề bức thiết đặt ra đối với tât cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế

Trong thời gian thực tập tại Công Ty TNHH Xây Dựng và Thương Mại VICViệt Nam bản thân được tiếp xúc nhiều với kỹ năng chuyên môn thực tế cũng như họchỏi được nhiều kinh nghiệm Bản thân tôi đã cố gắng nghiên cứu, tìm tòi và nhận thấyviệc phân tích hiệu quả sử dụng vốn là một việc làm hết sức quan trọng, cần thiết.Thông qua việc phân tích này, tôi hi vọng sẽ đóng góp được cho doanh nghiệp một cáinhìn tổng quát từ đó chủ động đề ra những giải pháp thích hợp khắc phục những tiêucực, phát huy mặt tích cực của các nhân tố ảnh hưởng và huy động tối đa các nguồnlực nhằm phát huy hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

Xuất phát từ vấn đề đó, tôi xin đề xuất lựa chọn chuyên đề tốt nghiệp:

“Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Xây dựng vàThương Mại VIC Việt Nam”

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, báo cáo gồm ba chương:Chương 1: Những vấn đề cơ bản về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng trong Công ty TNHH Xây dựng và Thương Mại VIC Việt Nam

Chương 2: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong công ty TNHH Xâydựng và Thương Mại VIC Việt Nam

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công tyTNHH Xây Dưng và Thương Mại VIC Việt Nam

Trong thời gian tham gia thực tập và hoàn chính báo cáo này, tôi xin gửi lờicám ơn chân thành cơ sở thực tập là công ty TNHH Xây dựng và Thương Mại VICViệt Nam cũng như các cán bộ nhân viên trong công ty đã tận tình giúp đỡ, tạo điềukiện cho tôi để học hỏi và rèn luyện kiến thức

Trang 2

Mặc dù nhận được sự hướng dẫn tận tình của Th.S Nguyễn Phương Anh cùngcác anh chị nhân viên trong công ty nhưng do những kinh nghiệm còn nghèo nàn, kiếnthức chuyên sâu chưa vững nên tôi còn gặp nhiều sai sót, vì vậy rất mong được sựđóng góp ý kiến của các thầy cô.

Trang 4

Danh mục hình và bảng

Hình 2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp 23

Bảng 2.2.6.3 Thống kê tiền lương trung bình hàng năm của các lao động theo trình độ 37Bảng 2.2.7.1 Cơ cấu vốn và tài sản công ty giai đoạn 2011-2013 38Bảng 2.8.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 42Bảng 2.2.8.2 Một số chỉ tiêu cơ bản trong báo cáo kết quả kinh doanh 43Bảng 2.2.9.1 Một số chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán 45,46Bảng 2.2.9.2 doanh nghiệpMột số chỉ tiêu đánh giá vấn đề tài chính của 47,48,49

Bảng 2.3.4.1 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động 55Bảng 2.4.2 Chỉ tiêu mức sinh lời vốn lưu động 57Bảng 2.4.3 Chỉ tiêu hệ số sức sản xuất vốn lưu động 58

Trang 5

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU

QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 1.1 Vốn lưu động của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm vốn lưu động

Vốn lưu động là một yếu tố quan trọng gắn liền với toàn bộ quá trình sản xuất,kinh doanh của doanh nghiệp Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sảnngắn hạn của doanh nghiệp Mà tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thường gồm 2 bộphận: Tài sản ngắn hạn trong sản xuất và tài sản ngắn hạn trong lưu thông

Tài sản ngắn hạn trong sản xuất là những vật tư dự trữ như nguyên liệu, vậtliệu, nhiên liệu và sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất Tài sản ngắn hạn tronglưu thông bao gồm những sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốntrong thanh toán, các khoản phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước…

Qua một chu kỳ sản xuất, kinh doanh vốn lưu động chuyển hóa thành nhiềuhình thái khác nhau Đầu tiên khi tham gia vào quá trình sản xuất vốn lưu động thểhiện dưới trạng thái sơ khai của mình là tiền tệ, qua các giai đoạn nó dần chuyển thànhcác sản phẩm dở dang hay bán thành phẩm Giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuấtkinh doanh vốn lưu động được chuyển hóa vào sản phẩm cuối cùng Khi sản phẩm nàyđược bán trên thị trường sẽ thu về tiền tệ hay hình thái ban đầu của vốn lưu động.Chúng ta có thể mô tả trong chu trình sau:

1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động

- Vốn lưu động lưu chuyển nhanh

- Vốn lưu động dịch chuyển một lần vào quá trình sản xuất, kinh doanh

- Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau khi hoàn thành một quá trình sảnxuất kinh doanh

Quá trình vận động của vốn lưu động là một chu kỳ khép kín từ hình thái nàysang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu Chu

kỳ vận động của vốn lưu động là cơ sơ đánh giá khả năng thanh toán và hiệu quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp

Điều khác biệt lớn nhất giữa vốn lưu động và vốn cố định là: Vốn cố địnhchuyển dần giá trị của nó vào sản phẩm thông qua mức khấu hao , còn vốn lưu độngchuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm theo chu kỳ sản xuất kinh doanh

Vốn bằng tiền Mua vật tư

Hàng hóa Vốn dự trữ SX

Vốn trong SXSản phẩm

Sản xuất

Tiêu thụ sản phẩm

Trang 6

1.1.3 Phân loại vốn lưu động

Vốn lưu động của doanh nghiệp được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhaunhưng một số tiêu thức cơ bản để tiến hành phân loại vốn lưu động đó là:

 Căn cứ vào giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh:

+ Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất gồm:

- Nguyên vật liệu chính hay bán thành phẩm mua ngoài: là những loại nguyênvật liệu khi thạm gia vào sản xuất chúng cấu tạo nên thực thể sản phẩm

- Nguyên vật liệu phụ: Là những loại vật liệu giúp cho việc hình thành sảnphẩm làm cho sản phẩm bền và đẹp hơn

- Nhiên liệu: Là những loại dự trữ cho sản xuất có tác dụng cung cấp nhiệtlượng cho quá trình sản xuất như than, củi, xăng dầu…

- Vốn phụ tùng thay thế: Là giá trị của những chi tiết, phụ tùng, linh kiện máymóc thiết bị dự trữ phục vụ cho việc sửa chữa hoặc thay thế những bộ phận của máymóc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải…

- Vốn vật liệu đóng gói: Là những vật liệu dùng để đóng gói trong quá trình sảnxuất như bao ni lông, giấy, hộp…

- Công cụ lao động nhỏ có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh

và giữ nguyên hình thái vật chất nhưng giá trị nhỏ không đủ tiêu chuẩn tài sản cố định.+ Vốn lưu động trong quá trình sản xuất (Vsx)

- Vốn sản xuất đang chế tạo (bán thành phẩm) là giá trị khối lượng sản phẩmđang còn trong quá trình chế tạo, đang nằm trên dây chuyền công nghệ, đã kết thúcmột vài quy trình chế biến nhưng còn phải chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm

- Vốn chi phí trả trước: Là những chi phí thực tế đã chi ra trong kỳ, nhưng chiphí này tương đối lớn nên phải phân bổ dần vào giá thành sản phẩm nhằm đảm bảocho giá thành ổn định như: chi phí sữa chữa lớn, nghiên cứu chế thử sản phẩm, tiềnlương công nhân nghỉ phép, công cụ xuất dùng…

+ Vốn lưu động trong quá trình lưu thông:

- Vốn thành phẩm gồm: Những thành phẩm sản xuất xong nhập kho được dựtrữ cho quá trình tiêu thụ

- Vốn hàng hóa là những hàng hóa phải mua từ bên ngoài (đối với đơn vị kinhdoanh thương mại)

- Vốn hàng gửi bán là giá trị của hàng hóa, thành phẩm đơn vị đã xuất gửi chokhách hàng mà chưa được khách hàng chấp nhận

- Vốn bằng tiền gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển

- Vốn trong thanh toán là những khoản phải thu tạm ứng phát sinh trong quátrình bán hàng hoặc thanh toán nội bộ

- Vốn đầu tư chứng khoán ngắn hạn là giá trị các loại chứng khoán ngắn hạn

Trang 7

 Căn cứ vào nguồn hình thành vốn lưu động người ta chia thành:

+ Nguồn vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Đốivới doanh nghiệp Nhà nước vốn chủ sở hữu bao gồm:

- Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp: Là vốn mà khi mới thành lập doanhnghiệp, Nhà nước cấp để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh

- Nguồn vốn tự bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp

+ Nguồn vốn lưu động coi như tự có: Là vốn lưu động không thuộc quyền sở hữu củadoanh nghiệp, có thể được sử dụng hợp lý vào quá trình sản xuất kinh doanh của mìnhnhư: tiền lương, tiền bảo hiểm chưa đến kỳ trả, các khoản chi phí tính trước…

+ Nguồn vốn lưu động đi vay là một bộ phận của lưu động của doanh nghiệp đượchình thành từ các nguồn vốn vay của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ đượchoàn lại

+ Nguồn vốn lưu động được huy động từ thị trường bằng việc phát hành cổ phiếu, tíndụng thương mại, tín dụng ngân hàng, vốn huy động qua thị trường chứng khoán, tíndụng thuê mua

- Tín dụng thương mại là tín dụng thường được các doanh nghịệp sử dụng, coi

đó như một nguồn vốn ngắn hạn Tín dụng thương mại chính là quan hệ mua bán chịugiữa các doanh nghiệp, mua bán trả chậm hay trả góp Tín dụng thương mại luôn gắnvới một luồng hàng hóa dịch vụ cụ thể, gắn với một quan hệ thanh toán cụ thể nên nóchịu sự tác động của cơ chế thanh toán, của chính sách tín dụng khách hàng mà doanhnghiệp được hưởng Tín dụng thương mại là phương thức tài trợ tiện lợi, linh hoạttrong kinh doanh mà nó cũn tạo ra khả năng mở rộng hợp tác kinh doanh một các lâubền Tuy nhiên do đặc điểm của khoản tín dụng thương mại thường có thời hạn ngắnnhưng nếu doanh nghiệp biết quản lý một cách khoa học, nó có thể đáp ứng phần nàovốn lưu động cho doanh nghiệp Mặt khác, do là nguồn vốn ngắn hạn nên sử dụng quanhiều loại hình này dễ gặp phải các rủi ro như: rủi ro về lãi suất, rủi ro về thanh toán.Trên thực tế, chiếm dụng đến một mức độ nào đó có thể coi là tín dụng thương mại

- Tín dụng ngân hàng: Đây là khoản vay tại các ngân hàng thương mại Cácngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu vốn tức thời cho doanh nghiệp, với thời hạn có thể

từ vài ngày tới cả năm với lượng vốn theo nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp Sựtài trợ của ngân hàng cho doanh nghiệp được thực hiên theo nhiều phương thức Một

là cho vay theo từng món Theo phương thức này khi phát sinh nhu cầu bổ sung vốnvới một lượng nhất định và thời hạn xác định, doanh nghiệp làm đơn xin vay Nếuđược ngân hàng chấp nhận, doanh nghiệp sẽ ký khế ước nhận nợ và sử dụng tiền vay.Việc trả nợ được thực hiện theo các kỳ hạn nợ đã thoả thuận hoặc trả một lần vào ngàyđáo hạn Hai là, cho vay luân chuyển Phương thức này được áp dụng khi doanhnghiệp có nhu cầu vốn bổ sung thường xuyên và đáp ứng những điều kiện nhất định

mà ngân hàng đặt ra Theo phương thức này, doanh nghiệp và ngân hàng thoả thuậnmột hạn mức tín dụng cho mọt thời hạn nhất định Hạn mức tín dụng được xác địnhdựa trên nhu cầu vốn bổ sung của doanh nghiệp và mức cho vay tối đa mà ngân hàng

có thể chấp thuận Căn cứ vào hạn mức tín dụng đã thoả thuận, doanh nghiệp có thểnhận tiền vay nhiều lần nhưng tổng các món nợ sẽ không vượt quá hạn mức đó xácđịnh

Trang 8

- Vốn huy động qua thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán huy độngvốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể huy động qua thịtrương chứng khoán bằng cách phát hành trái phiếu, đây là công cụ tài chính quantrọng dễ sử dụng vào mục đích vay dài hạn đáp ứng nhu cấu vốn cho sản xuất kinhdoanh Việc phát hành trái phiếu cho phép doanh nghiệp có thể thu hút được số vốnnhàn rỗi trong xã hội để mở rông sản xuất kinh doanh của chính bản thân doanhnghiệp.

- Tín dụng thuê mua: Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, vốn tíndung thuê mua là một phương thức giúp cho các doanh nghiệp thiếu vốn vẫn có đượctài sản cần thiết sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Đây là hìnhthức tài trợ tín dụng thông qua các loại tài sản, máy móc thiết bị Tín dụng thuê mua cóhai phương thức giao dịch chủ yếu là thuê vận hành và thuê tài chính Ngoài ra còn cócác loại nguồn vốn khác như huy động vốn điều lệ cho các công ty cổ phần đang trongquá trình thành lập hoặc là thành lập mới hoàn toàn, hay tăng vốn điều lệ cho các công

ty cổ phần

 Căn cứ vào hình thái biểu hiện, vốn lưu động chia làm 3 loại

+ Vốn vật tư hàng hóa: Gồm vật liệu, sản phẩm dở dang, hàng hóa… Đối với loại vốnnày cần xác định vốn dự trữ hợp lý để từ đó xác định nhu cầu vốn lưu động đảm bảocho quá trình sản xuất và tiêu thu được liên tục

+ Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán: gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản

nợ phải thu, những khoản vốn này dễ xẩy ra thất thoát và bị chiếm dụng vốn nên cầnquản lý chặt chẽ

+ Vốn trả trước ngắn hạn: Như chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, chi phí nghiêncứu, cải tiến kỹ thuật, chi phí về công cụ dụng cụ

 Căn cứ vào biện pháp quản lý vốn lưu động:

+ Vốn lưu động định mức: Là vốn lưu động được quy định cần thiết, thường xuyêncho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; nó bao gồm: vốn dự trữ trongsản xuất, vốn thành phẩm Vốn lưu động định mức là cơ sở quản lý vốn đảm bảo bố trívốn lưu động hợp lý trong sản xuất, kinh doanh xác định được mối quan hệ giữa cácdoanh nghiệp với Nhà nước hoặc ngân hàng trong việc huy động vốn

+ Vốn lưu động không định mức: Là bộ phận lưu động trực tiếp phục vụ cho giai đoạnlưu thông thành phẩm gồm: vốn trong thanh toán, vốn bằng tiền

 Căn cứ vào khả năng chuyển hóa thành tiền:

Trang 9

1.1.4 Các hình thức biểu hiện của vốn lưu động

Vốn lưu động xét dưới góc độ tài sản là biểu hiện bằng tiền của tài sản ngắnhạn Tài sản ngắn hạn là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trongquá trình kinh doanh Bao gồm:

+ Khoản mục tiền gồm: tiền có tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển vàchứng khoán thanh khoản cao Khoản mục này thường phản ánh các khoản mục khôngsinh lời hoặc khả năng sinh lời thấp

+ Các khoản đầu tư ngắn hạn bao gồm chứng khoán ngắn hạn, góp vốn kinh doanhngắn hạn

+ Các khoản phải thu: thực chất của việc quản lý các khoản phải thu trong doanhnghiệp là việc quản lý và hoàn thiện chính sách tín dụng thương mại của doanhnghiệp Trong nền kinh tế thị trường chính sách tín dụng thương mại hợp lý vừa làcông cụ cạnh tranh của doanh nghiệp đồng thời cũng giúp cho doanh nghiệp không bịchiếm dụng vốn quá lớn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh

+ Hàng tồn kho bao gồm: nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang,thành phẩm, bán thành phẩm, hàng hóa

+ Tài sản ngắn hạn khác là biểu hiện bằng tiền của các khoản tạm ứng, chi phí trảtrước, chi phí chờ kết chuyển đây là những khoản mục cần thiết phục vụ cho nhu cầuthiết yếu cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ

mô của Nhà nước, hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp phải linh hoạt thíchứng với cơ chế mới có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càngkhốc liệt Và như vậy vấn đề hiệu quả phải là mối quan tâm hàng đầu, yêu cầu sốngcòn của doanh nghiệp

Hiệu quả được hiểu theo nghĩa chung nhất là một chỉ tiêu phản ánh trình độ sửdụng các yếu tố cần thiết, tham gia mọi hoạt động theo mục đích nhất định của conngười Nó chính là phép so sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện cácmục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trongnhững điều kiện nhất định Về cơ bản vấn đề hiệu quả phản ánh trên hai mặt: hiệu quảkinh tế và hiệu quả xã hội Trọng phạm vi quản lý doanh nghiệp người ta chủ yếu quantâm đến hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trùkinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn)

để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất Có thể khái niệm ngắn gọn: hiệuquả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kếtquả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Do vậy các nguồn lực kinh tếphản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp có tác động rất lớn đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 10

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phảnánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lợi tối đanhằm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được lượng hoá thông qua hệ thống các chỉ tiêu

về khả năng sinh lợi, vòng quay vốn lưu động, tốc độ luân chuyển vốn, vòng quayhàng tồn kho Nó chính là quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình kinh doanhhay là quan hệ giữa toàn bộ kết quả kinh doanh với toàn bộ chi phí của quá trinh kinhdoanh đó được xác định bằng thước đo tiền tệ

Đứng từ góc độ kinh tế xem xét thì hiệu quả kinh doanh được thể hiện ở chỉ tiêulợi nhuận, hay nói cách khác chỉ tiêu lợi nhuận nói nên hiệu quả sử dụng vốn ở mộtgóc độ nào đó

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được biểu hiện bằng mối quan hệ giữa kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh với số vốn lưu động đầu tư cho hoạt động của doanhnghiệp trong một kỳ nhất định

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động =

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp có rất nhiềuphương pháp khác nhau Phương pháp quan trọng nhất là phương pháp so sánh mộtcách hệ thống các chỉ tiêu tài chính qua các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp đểthấy được năm nay doanh nghiệp đã sử dụng vốn lưu động tốt bằng năm ngoái chưa,

có tiết kiệm được vốn lưu động không

Chúng ta sẽ đi vào xem xét một hệ thống các chỉ tiêu tài chính có thể đánh giátoàn diện và sâu sắc hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Đó là các chỉtiêu:

1.2.2.1 Tốc độ chu chuyển vốn lưu động

Tốc độ chu chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh tốc độ quản lý, sử dụngvốn lưu động của doanh nghiệp Nó thể hiện tình hình tổ chức về mọi mặt như: muasắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Đẩy nhanh tốc độ chuchuyển vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng góp phần giải quyết nhu cầu về vốn lưuđộng cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nó bao gồm ba chỉtiêu quan trọng là: Vòng quay vốn lưu động, tốc độ chu chuyển vốn lưu động và hệ sốđảm nhiệm vốn lưu động

Doanh thu thuầnVốn lưu động bình quân

Trang 11

giữa kết quả sản xuất kinh doanh (tổng doanh thu thuần) và vốn lưu động bình quân(VLĐBQ) tháng, quý, năm được tính như sau:

 Chỉ tiêu thời gian luân chuyển vốn lưu động

Thời gian luân chuyển vốn lưu động =

Chỉ tiêu này cho biết độ dài của vòng quay vốn lưu động, tức là số ngày cầnthiết của một vòng quay vốn lưu động Chỉ tiêu này có ý nghĩa ngược với chỉ tiêu vòngquay vốn lưu động có nghĩa là số ngày luân chuyển vốn lưu động mà càng ngắn chứng

tỏ vốn lưu động được luân chuyển ngày càng nhiều trong kỳ phân tích, chứng tỏ doanhnghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả

Về mặt bản chất chỉ tiêu nay phản ánh sự phát triển của trình độ kinh doanh,của công tác quản lý, của kế hoạch và tình hình tài chính của doanh nghiệp Vòngquay vốn lưu động có sự gia tăng đột biến chứng tỏ hàng hóa doanh nghiệp đang sảnxuất, kinh doanh có sức tiêu thụ mạnh, doanh thu cao dẫn đến phần lợi nhuận tươngứng cũng tăng mạnh Nếu không hoàn thành một chu kỳ luân chuyển có nghĩa là vốnlưu động còn ứ đọng ở một khâu nào đó cần tìm biện pháp khai thông kịp thời

 Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động

Hai chỉ tiêu trên là hai chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động ngoài

ra còn có chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =

VLĐ đầu tháng + VLĐ cuối tháng

2VLĐBQ tháng 1 + VLĐBQ tháng 2 +VLĐBQ tháng 3

3Tổng VLĐBQ các quý

4

Số ngày quy ước trong kỳ phân tíchVòng quay VLĐ trong kỳ

Vốn lưu động bình quânDoanh thu thuần

Trang 12

Chỉ tiêu này cho biết một đồng luân chuyển thì cần mấy đồng vốn lưu động Hệ

số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao

1.2.2.2 Mức tiết kiệm vốn lưu động

Mức tiết kiệm vốn lưu động có được do sự thay đổi tốc độ luân chuyển vốn lưuđộng, chỉ tiêu này được xác định theo công thức:

Hoặc:

VTK = x DTKH

Trong đó: B: Là số vốn lưu động tiết kiệm được

KBC: Số vòng quay vốn lưu động kỳ báo cáo

KKH: Số vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch

ObqKH: Số dư vốn lưu động bình quân kỳ kế hoạch

VBC: Số ngày một vòng quay vốn lưu động kỳ báo cáo

VKH: Số ngày một vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch

DTKH Doanh số bán hàng kỳ kế hoạchNếu thời gian luân chuyển vốn lưu động kỳ này ngắn hơn kỳ trước thì doanhnghiệp sẽ tiết kiệm được vốn lưu động Số vốn lưu động tiết kiệm được vốn lưu động

Số vốn lưu động tiết kiệm được có thể sử dụng vào mục đích khác nhằm nâng cao hiệuquả sử dụng vốn Nếu thời gian luân chuyển vốn lưu động kỳ này dài hơn kỳ trước thìdoanh nghiệp đã lãng phí vốn lưu động

1.2.2.3 Sức sinh lời vốn lưu động

Sức sinh lời của vốn lưu động được tính theo công thức sau:

Sức sinh lời VLĐ =

Chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động, nó phản ánh khảnăng sinh lời của vốn lưu động Chỉ tiêu này được xây dựng trên cơ sở lợi nhuận củadoanh nghiệp Chỉ tiêu này càng cao cho biết doanh nghiệp đã sử dụng vốn lưu động

có hiệu quả, ngược lại chỉ tiêu này thấp có nghĩa là lợi nhuận trên một đồng vốn lànhỏ Doanh nghiệp được đánh giá là sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả hay không làchỉ tiêu này phản ánh một phần

Trang 13

1.2.2.4 Hệ số sức sản xuất của vốn lưu động

1.2.2.5 Các chỉ số về hoạt động

+ Vòng quay tiền =

+ Vòng quay các khoản phải thu: hệ số phản ánh tốc độ thay đổi các khoản thu thànhtiền mặt của các doanh nghiệp và được xác định theo công thức:

Vòng quay các khoản phải thu =

Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản thu tốt vì doanh nghiệpkhông phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu

+ Kỳ thu tiền bình quân: phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu.Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì chỉ tiêu này càng nhỏ và ngược lại Chỉtiêu này được xác định theo công thức:

Kỳ thu tiền bình quân =

+ Số vòng quay hàng tồn kho: Là số lần mà hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong

kỳ Số vòng hàng tồn kho càng cao việc kinh doanh được đánh giá càng tốt, bởi lẽdoanh nghiệp chỉ cần đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh số cao

Số vòng quay hàng tồn kho được xác định theo công thức:

Vốn lưu động bình quân

Doanh thu thuầnTiền mặt và các tài sản tương đương tiền bình quân

Doanh thu thuần

Số dư bình quân các khoản phải thu

Các khoản phải thu bình quânDoanh thu bình quân ngày

Doanh thu thuần

Trang 14

Giá vốn hàng bán

Vòng quay hàng tồn kho =

+ Thời gian một vòng quay hàng tồn kho

Thời gian một vòng quay hàng tồn kho =

Chỉ tiêu cho biết kỳ đặt hàng bình quân của doanh nghiệp là bao nhiêu ngày+ Hệ số quay kho vật tư

Hệ số quay kho vật tư =

Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu càng cao, lượngnguyên vật liệu ứ đọng ít

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động

1.2.3.1 Các nhân tố khách quan

- Chính sách kinh tế của Đảng và nhà nước: Các chính sách vĩ mô của nhà nướctrong nền kinh tế thị trường là điều tất yếu nhưng chính sách vĩ mô của nhà nước tácđộng một phần không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Chẳng hạnhnhư nhà nước tăng thuế thu nhập của doanh nghiệp, điều này làm trực tiếp làm suygiảm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, chính sách cho vay đều có thể làm tănghoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Bên cạnh đó các quy định của nhànước về phương hướng định hướng phát triển của các ngành kinh tế đều ảnh hưởng tớihiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

- Tác động của thị trường: Kinh tế thị trường là một sự phát triển chung của xãhội nhưng trong nó có những mặt trái tồn tại và khi cơ chế thị trường mới được linhhoạt, nhạy bén bao nhiêu thì mặt trái của nó lài là những thay đổi liên tục đến chóngmặt Giá cả của các đồng tiền bị mất giá nghiêm trọng, lạm phát lại vẫn thường xuyênxảy ra Đương nhiên vốn của doanh nghiệp bị mất dần

Chúng ta biết rằng cạnh tranh là quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường Dovậy, doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm có nhưvậy doanh nghiệp mới có thể thắng trong cạnh tranh, mở rộng tiêu thụ sản phẩm.Chúng ta biết rằng thị trường tiêu thụ sản phẩm có rác động rất lớn tới việc hiệu quả sửdụng vốn cua doanh nghiệp Nếu thị trường ổn định sẽ là tác nhân tích cực thúc đẩycho doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng và mở rộng thị trường

- Tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật: Khi khoa học kỹ thuật phát triển đếntốc độ đỉnh cao trong thời đại văn minh này như một sự kỳ diệu thị trường công nghệbiến động không ngừng và chênh lệch về trình độ công nghệ giữa các nước là rất lớn.Mặt khác nó đặt doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh gay gắt ngày càng khốc liệt

Do đó, để sử dụng vốn có hiệu quả doanh nghiệp phải xem xét đầu tư vào côngnghệ nào và phải tính đến hao mòn vô hình do phát triển không ngừng của tiến bộkhoa học kỹ thuật

Hàng tồn kho bình quân

360

Số vòng quay hàng tồn kho

Giá trị NVL sử dụng trong kỳGiá trị NVL tồn kho bình quân

Trang 15

- Tác động của môi trường tự nhiên: Đó là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác độngđến doanh nghiệp như khí hậu, thời tiết, môi trường Các điều kiện làm việc trong môitrường tự nhiên phù hợp sẽ tăng năng suất lao động và từ đó tăng hiệu quả công việc.

Ngoài ra có một số nhân tố mà người ta thường gọi là nhân tố bất khả khángnhư thiên tai, dịch hoạ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Từ đó ảnhhưởng đến hiệu quả sử dụng vốn

1.2.3.2 Các nhân tố chủ quan

 Tác động của chu kỳ sản xuất kinh doanh: Đây là một đặc điểm quan trọng gắntrực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Nếu chu ký ngắn, doanhnghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm tái tạo, mở rộng sản xuất kinh doanh Ngựơc lạinếu chu kỳ sản xuất dài doanh nghiệp sẽ chịu một gánh nặng ứ đọng vốn và lãi phảitrả cho các khoản vay

 Tác động của công nghệ sản phẩm: Sản phẩm của doanh nghiệp là nơi chứađựng chi phí và việc tiêu thụ sản phẩm mang lại doanh thu cho doanh nghiệp

Vị thế của sản phẩm trên thị trường nghĩa là sản phẩm đó mang tính cạnh tranhhay độc quyền, được người tiêu dùng ưa chuộng hay không sẽ quyết định tới lượnghàng bán ra và giá cả đơn vị sản phẩm Chính vì ảnh hưởng tới lượng hàng hoá bán ra

và giá cả của chúng mà sản phẩm ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận và doanh thu Từ đólàm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn Dovậy trước khi quyết định sản phẩm hayngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ nhu cầu của thị trường

và chu kỳ sống của sản phẩm Có như vậy doanh nghiệp mới mong thu được lợinhuận

 Trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên: Yếu tố con người là yếu tố quyết địnhnhất trong việc đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả trong doanh nghiệp

Công nhân sản xuất có tay nghề cao, có kinh nghiệm, có khả năng tiếp thu côngnghệ mới, phát huy được tính sáng tạo trong công việc, có ý thức giữ gìn và bảo quảntái sản xuất trong quá trình lao động, tiết kiệm trong sản xuất, từ đó tăng hiệu quả sửdụng vốn

Trình độ cán bộ quản lý cũng có ảnh hương không nhỏ tới hiệu quả sử dụngvốn của doanh nghiệp Có quản lý về mặt nhân sự tốt mới đảm bảo có được một độingũ lao động có năng lực thực hiện nhiệm vụ, sắp xếp lao động hợp lý thì mới không

bị lãng phí lao động Điều đó giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.Trình độ quản lý về mặt tài chính là hết sức quan trọng Trong quá trình hoạt động,việc thu chi phải rõ ràng, tiết kiệm, đúng việc, đúng thời điểm thì mới có thể nângcao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Trình độ quản lý còn thể hiện ở quản lý hàng tồn kho, quản lý khâu sản xuất,quản lý khâu tiêu thụ

 Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh: Đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đếnhiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp phải trải qua 3 giai đoạn là cung ứng, sản xuất và tiêu thụ

+ Cung ứng là quá trình chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất nhưnguyên vật liệu, lao động, nó bao gồm mua dữ trữ Để đảm bảo hiệu quả kinh doanhthì chất lượng hàng hoá phải đảm bảo, chi phí mua hình giảm đến mức tối ưu Còn

Trang 16

mục tiêu của dự trữ hàng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị giánđoạn.

+ Khâu sản xuất: Trong giai đoạn này phải sắp xếp dây truyền sản xuất cũng nhưcông nhân sao cho sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả nhất, khai thác tối đa côngsuất , thời gian làm việc của máy móc đảm bảo kế hoạch sản xuất sản phẩm

+ Tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định đến hiệu quả kinh doanh Vì vậy doanhnghiệp phải xác định giá bán tối ưu và có những biện pháp thích hợp để thúc đẩy tiêuthụ sản phẩm nhanh chóng Khâu nay quyết định đến doanh thu, là cơ sở để tái sảnxuất

 Việc xác định cơ cấu vốn và nhu cầu vốn:

+ Việc xác định cơ cấu vốn: cơ cấu vốn đầu tư mang tính chủ quan có tác động đếnhiệu quả sử dụng vốn Tỉ trọng các khoản vốn đầu tư cho tài sản đang dùng và sửdụng có ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh là cao nhất thì mới là cơ cấu vốn tối

ưu Phải đảm bảo cân đối giữa vốn cố định và vốn lưu động trong tổng vốn kinhdoanh nghiệp Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa vốn cố định tích cực và vốn cố địnhkhông tích cực Phải đảm bảo tính đồng bộ giữa các công đoạn của quá trình sản xuất

để phát huy tối đa hiệu quả công suất về thời gian và số lượng

+ Việc xác định nhu cầu vốn:

Nhu cầu vốn của một doanh nghiệp tại bất cứ thời điểm nào cũng bằng chínhtổng số tài sản mà doanh nghiệp cần phải có để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh.Việc xác định nhu cầu vốn là hết sức quan trọng

Do chất lượng của việc xác định nhu cầu vốn thiếu chính xác hay chính xáccũng ảnh hưởng đến tình trạng thừa hoặc thiếu hoặc đủ vốn cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Thừa hay thiếu vốn đều là nguyên nhân hay biểu hiệnviệc sử dụng vốn kém hiệu quả Ngược lại, xác định nhu cầu vốn phù hợp thực tế sửdụng vốn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

 Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn: là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đếnhiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Công cụ chủ yếu để theo dõi quản lý sửdụng vốn là hệ thống kế toán – tài chính Công tác kế toán thực hiện tốt sẽ đưa ra các

số liệu chính xác giúp cho lãnh đạo nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệpnói chung cũng như việc sử dụng vốn nói riêng trên cơ sở đó ra quyết định đúng đắn.Mặt khác, đặc điểm hạch toán, kế toán nội bộ doanh nghiệp luôn gắn với tính chất tổchức sản xuất của doanh nghiệp nên cũng tác động tới việc quản lý vốn Vì vậy,thông qua công tác kế toán mà thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn củadoanh nghiệp, sớm tìm ra những điểm tồn tại để có biện pháp giải quyết

 Lựa chọn các phương án đầu tư: Lựa chọn phương án đầu tư là một trongnhững nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinhdoanh trong doanh nghiệp Cụ thể, nếu doanh nghiệp biết nắm bắt thị trường, thị hiếungười tiêu dùng để dựa vào đó đưa ra được phương án đầu tư nhằm tạo ra đượcnhững sản phẩm cung ứng rộng rãi trên thị trường, được đông đảo người tiêu dùngchấp nhận thì sẽ có doanh thu co, lợi nhuận nhiều, hiệu quả sử dụng vốn vì thế màtăng lên Ngược lại nếu phương án đầu tư không tốt sản phẩm làm ra chất lượng kémkhông phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì sẽ không tiêu thụ được hàng hoá, vốn

Trang 17

bị ứ đọng là thế, vòng quay vốn bị chậm lại, tất yếu, đó là biểu hiện không tốt về hiệuquả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

 Các mối quan hệ của doanh nghiệp: Đó là quan hệ giữa doanh nghiệp với kháchhàng và quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp Các mối quan hệ này rất quantrọng, nó có ảnh hưởng tới nhịp độ sản xuất, khả năng phân phối sản phẩm, lượnghàng tiêu thụ … là những vấn đề trực tiếp tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp.Nếu các mối quan hệ trên được diễn ra tốt đẹp thì quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp mới diễn ra thường xuyên liên tục, sản phẩm làm ra mới tiêu thụ đượcnhanh chóng, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường

Để có được mối quan hệ tốt với khách hàng và nhà cung cấp thì doanh nghiệpphải có kế hoạch cụ thể để vừa duy trì mối quan hệ với các bạn hàng lâu năm, vừathiết lập được mối quan hệ với các bạn hàng mới Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình

cụ thể của mình mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình những biện pháp thíchhợp: đổi mới quy trình thanh toán soa cho thuận tiện, mở rộng mạng lưới bán hàng vàthu mua nguyên vật liệu, áp dụng cho các biện pháp kinh tế để tăng cường lượnghàng bán, đa dạng hoá sản phẩm, bán hàng trả chậm, các khoản giảm giá

1.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Vốn lưu động đóng một vai trong quá trọng trong quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Một doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh không thểthiếu vốn lưu động Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động khôngthể thiếu và là việc cần thiết đối với doanh nghiệp Đó là nguyên nhân chủ quan từphía doanh nghiệp cảm thấy cần phải tiến hành quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụngvốn lưu động Bên cạnh đó yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn xuấtphát từ nhiều yếu tố khác

1.2.4.1 Xuất phát từ mục đích của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hoạt động vì mục tiêu tối đa hóagiá trị của doanh nghiệp Giá trị của mỗi doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ những củacải vật chất tài sản của doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh,giá trị của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu vốn chủ sở hữu Mục tiêu cuốicùng của các hoạt động đó là tăng thêm vốn chủ sở hữu và tăng thêm lợi nhuận nhiềuhơn Bởi vì lợi nhuận là đòn bẩy quan trọng, là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng là một trong số nhiều biện pháp doanh nghiệp cần phải đạt được để thực hiệnmục tiêu của mình nhưng nó đóng vai trò quan trọng hơn bởi vì bản thân vôn lưu độngrất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp

1.2.4.2 Xuất phát từ vai trò của vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh

Vốn lưu động là một bộ phận quan trọng cấu tạo nên vốn kinh doanh của doanhnghiệp Không có vốn lưu động doanh nghiệp không thể nào tiến hành được các hoạtđộng sản xuất kinh doanh, nó xuất hiện trong hầu hết các giai đoạn của toàn bộ quátrình sản xuất của doanh nghiệp: từ khâu dự trữ sản xuất đến lưu thông Chính vì vậyviệc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hay không ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp

Chu kỳ vận động của vốn lưu động là tương đối ngắn chỉ trong một chu kỳ sảnxuất tuy nhiên chu kỳ đó lại ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Trang 18

Việc tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng trong việctăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

1.2.4.3 Xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Điểm quan trọng của vốn lưu động là giá trị của nó chuyển ngay một lần vàogiá trị sản phẩm Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ làm cho việc

sử dụng vốn hợp lý hơn, vòng quay vốn nhanh hơn tốc độ chu chuyển vốn, do đo tiếtkiệm được vốn lưu động cho toàn bộ quá trình sản xuất

Quá trình sản xuất là một quá trình liên túc qua nhiều công đoạn khác nhau.Nếu vốn bị ứ đọng ở một khâu nào đó thì sẽ gây ảnh hưởng ở các công đoạn tiếp theo

và làm cho quá trình sản xuất bị chậm lại, có thể gây ra sự lãng phí Trước khi tiếnhành sản xuất doanh nghiệp phải lập ra các kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch đó.Việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động chính một phần đảm bảo sảnxuất theo kế hoạch đã đề ra

1.2.4.4 Xuất phát từ thực tế của doanh nghiệp

Nhiều công ty cổ phần làm ăn không hiệu quả là do nhiều nguyên nhân kháchquan và chủ qua, tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là sử dụng vốn không hiệuquả: việc mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thiếu một kế hoạch đúng đắn.Điều đó đã dẫn đến việc sử dụng vốn lãng phí, tốc độ chu chuyển vốn lưu động chậm,chu kì luân chuyển vốn lưu động dài, tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lãi suất tiết kiệm Vìvậy, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp nói chung vàdoanh nghiệp cổ phần nói riêng là hết sức quan trọng

Việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động không chỉ đem lại chodoanh nghiệp những lợi ích mà còn mang ý nghĩa cho nên kinh tế quốc dân

Trang 19

Chương 2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIC VIỆT

NAM 2.1 Khái quát chung về công ty TNHH Xây Dựng và Thương Mại ViC Việt Nam

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp

Công ty TNHH Xây Dựng và Thương Mại VIC Việt Nam thuộc loại hình công

ty TNHH

Tên chính thức: Công ty TNHH Xây Dựng và Thương Mại VIC Việt Nam

- Tên giao dịch: VIC VIET NAM CO.,LTD

- Tên Giám Đốc: Đỗ Văn Đoàn

- Phạm vi hoạt động: Toàn quốc

Được thành lập vào năm 2004 với tên đầy đủ “ Công ty TNHH tư vấn và thiết kếVIC Việt Nam” hoạt động trong lĩnh vực tư vấn Thiết kế, quản lý dự án các công trìnhdân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi do nhóm kiến trúc sư trẻ tâm huyết nhiệttình yêu nghề đứng đầu là kiến trúc sư Đỗ Văn Đoàn Công ty thi công nhiều côngtrinh dân dụng và công nghiệp có quy mô lớn và chất lượng cao

Năm 2009 công ty đổi tên thành “Công ty TNHH xây dựng và thương mại VICViệt Nam

Kể từ ngày thành lập công ty luôn nỗ lực, không ngừng phấn đấu nhằm mở rộngquy mô sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho sự phát triển của Công ty và đảm bảothực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội qua từng năm của mình

Công ty đã tham gia lập dự án, thiết kế và thi công giấy dán tường cho nhiềucông trình lớn trong tỉnh Hà Tây cũ và một số tỉnh như Hà Nam, Hưng Yên, Lào Cai.Công ty TNHH Xây dựng và Thương Mại đã từng bước khẳng định được mìnhtrong lĩnh vực kinh doanh

Trang 20

Bảng 2.1.1: Một số chỉ tiêu cơ bản

Đơn vị tính: đồng

1 Doanh thu các hoạtđộng 4.898.780.000 3.676.659.000 6.120.335.000

2 Lợi nhuận thuần 693.506.336 651.230.474 538.959.240

1.884.909.5503.094.744.537

2.063.307.0464.293.138.156

4 Số công nhân viên

(Nguồn:Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh)

2.1.2 Nhiệm vụ chính và nhiệm vụ khác của doanh nghiệp

Theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 280400045 do sở Kế Hoạch và Đầu tưtỉnh Hà Tây(cũ) dịch vụ chính

- Giấy Dán Tường

- Xây dựng – quản lý và giám sát

- Xây dựng – tư vấn và thiết kế

- Nội thất – thiết kế và thi công

- Tư vấn, thiết kế và thi công – công trình các loại

 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp

Nhận công trình để tư vấn và thiết kế thi công nội thất, các công trình dân dụng,cải tạo sửa chữa nhà, xây dựng và kiến trúc, cung cấp cho khách các loại giấy dántường mẫu mã phù hợp vơi với chất lượng cao đảm bảo giá cả phù hợp cùng nhiềuchủng loại phong phú Sản phẩm xuất xứ từ nhiều quốc gia nổi tiếng như: Hàn Quốc,Thụy Sỹ, Đức… Với mong muốn công ty sẽ mang không gian mơi – tầm nhìn mới tớikhách hàng

Trang 21

2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp

Hình 2.1.3 Sơ đồ bộ máy quản lý của doanh nghiệp

Công ty TNHH Xây Dựng và Thương Mại VIC Việt Nam tổ chức bộ máyquản lý theo mô hình quản lý trực tuyến(đường thẳng) trong đó:

- Giám đốc: Là người quản lý cấp cao, là người có quyền hành lớn nhất trong

Công ty, mọi vấn đề quan trong Công ty đều phải thông qua giám đốc Giámđốc cũng là người chịu trách nhiệm về các vấn đề quản lý của mình trước phápluật

- Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc quản lý các vấn đề sản xuất,

có quyền quản lý cán bộ lao động những phần việc có liên quan đến tráchnhiệm của mình, chịu trách nhiệm trước công ty và pháp luật về các nhiệm vụđược Giám đốc phân công và ủy quyền

- Phòng tài chính kế toán: quản lý điều hành công tác kinh tế tài chính và hạch

toán kế toán, xúc tiến huy động tài chính, thực hiện công tác tiền lương, tiềnthưởng và các khoản phải thu, thực hiện công tác kế toán thông kê Chịu tráchnhiệm ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có, lậpchứng từ về sự vận động các loại tài sản trong báo cáo kế toán hàng tháng, hàngquý, hàng năm để trình ban giám đốc

PHÒNG THU MUA VÀ BẢO TRÌ

PHÒNG HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

PHÒNG KINH DOANH

Phòng thumua

Phòng kỹthuật

Trang 22

- Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động tiếp thị - bán hàng

tới khách hàng và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu

về doanh số, thị phần…Với chức năng chủ yếu là lập kế hoạch kinh doanh vàtriển khai thực hiện, thiết lập và giao dịch trực tuyến với hệ thống khách hàng,thực hiện hoạt động bán hàng tới khách hành nhằm mang lại doanh thu, phốihợp với các bộ phận liên quan như Kế toán, Sản xuất, Phân phối nhằm mangđến các dịch vụ đầy đủ nhất cho khách hàng

- Phòng hành chính sự nghiệp: Xây dựng, theo dõi việc thực hiện kế hoạch tài

chính Chịu trách nhiệm theo dõi quản lý nhân sự, tổ chức tuyển dụng, bố trí laođộng đảm bảo nhân lực cho kinh doanh, sa thải nhân viên và đào tạo nhân viênmới Chịu trách nhiệm soạn thảo và lưu trữ các loại giấy tờ, hồ sơ, văn bản, hợpđồng của công ty và những thông tin liên quan đến công ty Tiếp nhận và theodõi công văn chỉ thị quyết định Tổ chức, triển khai, thực hiện nội quy lao độngcủa Công Ty, theo dõi quản lý lao động, đề xuất khen thưởng, chính sách chongười lao động

- Phòng thu mua, bảo trì: Gồm 2 bộ phần( Phòng thu mua và phòng kỹ thuật )

 Phòng thu mua làm nhiệm vụ thu mua hàng hóa và tham mưu cho lãnh đạocông ty về quản lý nghiệp vụ thu hàng hóa và thị trường giấy dán tường trongnước, nắm chắc giá cả giấy dán tường cũng như giá cả các công trình xây dưng

 Phòng kỹ thuật làm nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng nhà xưởng máy móc thiết bịđảm bảo các thiết bị máy móc luôn hoạt động bình thường giúp quá trình sảnxuất không bị dán đoạn

Các phòng ban hỗ trợ giám sát lẫn nhau, cùng nhau góp phần vào quản lý, tổ chứcdoanh nghiệp

- Các nhóm sản phẩm chính của doanh nghiệp

 Giấy dán tường 3S

 Giấy dán tường Art Deco

 Giấy dán tường Đức

 Giấy dán tường Hồng Kông

 Giấy dán tường Nature

 Giấy dán tường Secret

 Giấy dán tường Ainos

 Giấy dán tường Dream world

 Giấy dán tường Hàn Quốc

 Giấy dán tường Nhật Bản

 Giấy dán tường Soho

Trang 23

2.1.4 Quy trình sản xuất sản phẩm giấy dán tường

Năm 2013 là năm công ty có sự thay đổi mới về chiến lược kinh doanh Công tyquyết định đầu tư mua thêm máy móc thiết bị về sản xuất thí nghiệm giấy dán tườngcông nghệ cao

Với quy trình sản xuất như sau:

Hình 2.1.4: Sơ đồ sản xuất giấy dán tường

Nguyên lhhhhhiệu

Trộn

Phủ màu hoặc tráng kim

Trang 24

Bước 1: Trộn bột giấy cao cấp cùng với sợi cotton siêu nhỏ và chất liên kết

thành cốt giấy

Bước 2: Cốt giấy được đưa vào máy ép để ép thành tấm dài theo khổ cuộn quy

định

Bước 3: Các khổ giấy được làm nguội sau đó cho vào máy in hình để bắt đầu tạo

đường nét hoa văn với các hình khối nổi, công đoạn này tạo ra các mẫu sản phẩmphong phú, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và gu thẩm mỹ của từng dân tộc,từng khu vực

Bước 4: Phủ màu hoặc tráng kim theo thiết kế.

Bước 5: Công đoạn cuối cùng của khâu sản xuất là tráng phủ lớp nhựa Vinyl trên

bề mặt giấy đã được tạo hoa văn Lớp Vinyl mỏng này có tác dụng giúp cho giấydán tường có khả năng chịu ẩm và kháng nước Đối với mỗi loại giấy thì khảnăng kháng ẩm và chịu nước là khác nhau, tùy thuộc vào chất lượng của sảnphẩm, riêng giấy dán tường kiểu Châu âu, khả năng chịu âm là thường xuyên với

độ ẩm 100% và khả năng chịu nước là 8 giờ liên tục ngâm trong nước

2.1.5 Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

Từ năm 2007 đến năm 2010 ngành xây dựng phát triển mạnh kéo theo đó là dịch

vụ kèm theo Mọi người đều mong muốn có không gian sạch đẹp với nhiều hình thùtrên tường khác nhau mà Sơn không thể đáp ứng được từ đó có rất nhiều công ty giấydán tường ra đời trong thời điểm này ở Hà Nội như Công Ty Giấy Dán tườngMorehome, Công ty giấy dán tường Phát đạt, Công ty giấy dán tường ST

Đây chính là một trong những đối thủ cạnh tranh của Công Ty TNHH xây dựng

và thương mại VIC Việt Nam trên thị trường giấy dán tường

Điểm mạnh của các đối thủ cạnh tranh

Các công ty giấy dán tường đều mang lại cho khách hàng những mẫu mã đadạng, phong phú bên cạnh đó đối thủ cạnh tranh còn thường xuyên đưa ra nhiềuchương trình chi ân khách hàng như khuyến mại, giảm giá hay tặng qua đính kèm từ

đó thu hút được nhiều khách hàng

Điểm yếu của đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh tại Hà Nội là các công ty mới nên chưa có nhiều kinh nghiệmtrong thi công giấy dán tường cũng như chưa có kinh nghiệm trong việc lựa chọn cácsản phẩm phù hợp cho từng địa hình

Do kỹ thuật, kinh nghiệm còn hạn chế nên các công trình thi công có thời gian sửdụng ngắn hơn

Trang 25

2.1.6 Mô hình bộ máy kế toán của doanh nghiệp

Hình 2.1.6 Sơ đồ bộ máy kế toán

Giải thích:

Quan hệ chỉ đạo trực tiếpQuan hệ giữa các nhân viên kế toánCung cấp thông tin

Mỗi bộ phận kế toán có nhiệm vụ, chức năng khác nhau Tuy nhiên, các bộphận kế toán lại có quan hệ mật thiết và tương hỗ, phụ thuộc lẫn nhau: đều tổng hợpcác chứng từ, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Cuối kỳ, thực hiện đối chiếu số liệu giữacác bộ phận kế toán Và tìm ra những sai lệch, sửa chữa kịp thời, để lên báo cáo tàichính

2.2 Thực trạng một số vấn đề trong công ty TNHH Xây Dựng và Thương Mại VIC Việt Nam

2.2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Qua gần 10 năm thành lập doanh nghiệp đã đi vào hoạt động ổn định, dần khẳngđịnh được vị thế của mình trên lĩnh vực kinh doanh giấy dán tường

VIC là một đơn vị chuyên nhập khẩu, phân phối thi công giấy dán tường hàngđầu Việt Nam Với tính năng của sản phẩm như

- Khả năng chịu kiềm, axit cao của tường

- Dễ dàng cọ rửa bằng xà phòng, nước, khăn ướt, chất tẩy nhẹ

- Độ bám dính cao với keo thi công riêng

- Không phai màu khi bị chiếu sáng mặt trời

- Chống trầy xước, chịu va đập cao

Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp

Kế toán tiền lương

và thuế GTGT

Kế toán tiền lương

và thuế GTGT

và kế toán TSCĐ

Kế toán thanh toán

và kế toán TSCĐ

Các nhân viên hạch toán ở các bộ phận phân xưởng, nhà máy

Thủ quỹ

Trang 26

- Thân thiện với môi trường và người sử dụng, đặc biệt thích nghi với môi trường

ẩm ướt, khí hậu thay đổi thường xuyên, chịu nồm sương gió

- Thi công tiết kiệm, nhanh gọn, sạch sẽ

- Mẫu mã phong phú, đa dạng với hàng trăm các loại mẫu khác nhau phù hợp vớimọi lứa tuổi, sở thích, công năng của phòng

Chính vì đó VIC luôn tạo cho khách hàng sự thoải mãi, tin tưởng vào trình độ taynghê cũng như sản phẩm

Năm 2011, năm 2012 vừa qua VIC nhận được nhiều hợp đồng của các kháchsạn, doanh nghiệp trên toàn quốc

Trang 27

Bảng 2.2.1: Tình hình tiêu thụ sản phẩm

Đơn vị: nghìn đồngS

Dựa vào số liệu trên ta thấy:

- Các mặt hàng của doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú

- Số lượng bán ra của doanh nghiệp nhiều nhất là giấy dán tường nhật bản và ítnhất là giấy dán tường So ho và Nature

Mặc dù doanh nghiệp đã áp dụng nhiều chiến thuật Marketing như:

- Đưa ra các sản phẩm đa dạng nhiều chủng loại cho khách hàng

- Quảng cáo sản phẩm( phát tờ rơi, lập trang web sản phẩm, treo băng ron…)

Trang 28

- Áp dụng chiết khấu cho khách hàng khi khách hàng mua nhiều.

Nhưng doanh thu năm 2012 vẫn giảm so với năm 2011( từ 4.898.780 nghìn đồngxuống 3.676.659 nghìn đồng giảm tương ứng 25%, đây là con số khá lớn)

Năm 2013 doanh thu đã tăng vượt trội so với 2 năm 2011 và 2012

- Do doanh nghiệp đã đầu tư dây truyền sản xuất mở rộng kinh doanh

- Nhu cầu sử dụng giấy dán tường ngày càng tăng cao

- Năm 2013 ngành xây dựng đang từng bước được khôi phục do những chính sách củanhà nước(giảm lãi suất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp) do đó kích thích các công tytrong đó có các công xây dựng phát triển

2.2.2Công tác quản lý nguyên vật liệu

2.2.2.1 Quản lý thu mua nguyên vật liệu

Phòng thu mua và bảo trì có nhiệm vụ thu mua nguyên vật liệu( đứng đầu là bàBÙI THỊ HÌA)

+ Tổ chức các hợp đồng thu mua

+ Kiểm tra chất lượng, số lượng hàng nhập về

+ Tổ chức kho bãi, sắp xếp cho từng loại hàng hóa

2.2.2.2 Quản lý việc nhập, xuất nguyên vật liệu và hàng hóa

Việc nhập xuất hàng hóa do Bà BÙI THỊ HÌA( phó giám đốc) tiếp nhận:

+ Khi tiếp nhận hàng hóa có giấy tờ hợp lệ, đầy đủ Phải kiềm tra kiểm địnhhàng hóa trước khi đưa vào nhập kho

+ Khi xuất kho phải có phiếu xuất kho, phải xuất đúng đủ hàng hóa cần xuất + Kế toán sẽ lập phiếu nhập kho dựa trên các con số thực tế nhập kho

Hàng hóa của doanh nghiệp là các loại giấy dán tường nên khi nhập về, hàng hóađược để trong kho với nhiệt đô, độ ẩm thích hợp

- Phương pháp quản lý tốn kho dự trữ

Doanh nghiệp sử dụng phương pháp tổng chi phí tốn thiều

2.2.3 Đặc điểm của nguyên vật liệu

 Các loại nguyên vật liệu mà doanh nghiệp sử dụng

- Nguyên vật liệu chính: Sản xuất giấy dán tường gồm một số nguyên vật liệuchính như sợi cotton siêu nhỏ, bột giấy cao cấp

- Nguyên vật liệu phụ: chất liên kết, chất màu, nhựa vinyl, một số chất phụ khác

Trang 29

Bảng 2.2 3: số lượng nguyên vật liệu năm 2013

(Nguồn: Phòng thu mua và bảo trì)

2.2.4 Công tác quản lý Tài Sản Cố Định của doanh nghiệp

2.2.4.1 Thống kê tài sản cố định, tình trạng tài sản cố định

Trang 30

Bảng 2.2.4.1: Cân đối tài sản cố định (năm 2012)

Đơn vị: triệu đồng

Có cuối nămTổng số

Loại doanh nghiệp đãcó

Loại hiện đại

Loại không cần dùng

Loại cũ

bị hủy bỏ

226,870

00

0

00

0

00

0

00

0

00

0

00

0

2.03060

226,870

(nguồn : Tình hình tăng giảm tài sản cố định)

Ngày đăng: 16/11/2015, 08:54

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w