1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cơ sở và kiến nghị ban hành luật biểu tình ở nước ta

58 518 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN HÀNH CHÍNH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHĨA 35: 2009- 2012 ĐỀ TÀI: CƠ SỞ VÀ KIẾN NGHỊ BAN HÀNH LUẬT BIỂU TÌNH Ở NƯỚC TA Giảng viên hướng dẫn: Ths Đinh Thanh Phương Bộ môn: Luật Hành Chính Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Nghĩa MSSV: 5095537 Lớp: Luật Thương Mại 1- K35 Cần Thơ, 11/2012 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN  NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN  MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỂU TÌNH VÀ QUYỀN BIỂU TÌNH 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỂU TÌNH 1.1.1 Khái niệm biểu tình 1.1.2 Đặc điểm hình thức biểu tình 1.1.2.1 Đặc điểm 1.1.2.2 Hình thức biểu tình 1.1.3 Sự khác biểu tình với bạo loạn bạo động 1.1.3.1 Khái niệm bạo loạn, bạo động 1.1.3.2 Sự khác biểu tình với bạo loạn bạo động 1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN BIỂU TÌNH 1.2.1 Khái niệm quyền người quyền biểu tình 1.2.1.1 Quyền người 1.2.1.2 Quyền biểu tình 13 1.2.2 Mối quan hệ quyền biểu tình quyền người khác 15 1.2.2.1 Mối quan hệ với quyền tự ngôn luận 15 1.2.2.2 Mối quan hệ với quyền tự hội họp 16 1.2.2.3 Mối quan hệ với quyền tự lập hội 17 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CHO VIỆC BAN HÀNH LUẬT BIỂU TÌNH Ở NƯỚC TA 18 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC BAN HÀNH LUẬT BIỂU TÌNH Ở NƯỚC TA 18 2.1.1 Phù hợp với xu phát triển xã hội 18 2.1.1.1 Lịch sử hoạt động biểu tình nước ta 18 2.1.1.2 Tình hình phát triển hoạt động biểu tình giới 19 2.1.1.3 Cơ sở đề xuất 22 2.1.2 Đảm bảo xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 24 2.1.2.1 Yêu cầu nhà nước pháp quyền mối quan hệ với quyền biểu tình 24 2.1.2.2 Cơ sở đề xuất 26 2.2.2 Đảm bảo quyền công dân 27 2.2.2.1 Quyền cơng dân mối quan hệ với quyền biểu tình 27 2.2.2.2 Cơ sở đề xuất 29 2.2.3 Cơ sở để quản lí đất nước, đảm bảo an ninh quốc gia trật tự xã hội 30 2.2.3.1 Sơ lược tình hình trật tự xã hội, an ninh quốc gia liên quan đến vấn đề biểu tình nước ta 30 2.23.2 Cơ sở đề xuất 31 2.2 CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC BAN HÀNH LUẬT BIỂU TÌNH Ở NƯỚC TA 32 2.2.1 Phù hợp với công ước quốc tế mà Việt Nam thành viên 32 2.2.1.1 Công ước quốc tế Việt Nam tham gia 32 2.2.1.2 Nghĩa vụ tôn trọng Công ước quốc tế Nhà nước việc ban hành Luật biểu tình nước ta 33 2.2.2 Cụ thể hóa quy định tối cao Hiến pháp 34 2.2.2.1 Hiến pháp văn pháp lý có tính tối cao Nhà 34 2.2.2.2 Luật hóa quyền biểu tình theo quy định Hiến pháp điều tất yếu nước ta 36 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG LUẬT BIỂU TÌNH 36 3.1 KIẾN NGHỊ VỀ MẶT NỘI DUNG 37 3.1.1 Đối tượng điều chỉnh Luật biểu tình 37 3.1.1.1 Chủ thể thực hoạt động biểu tình 37 3.1.1.2 Chủ thể quản lý 38 3.1.2 Phạm vi áp dụng 39 3.1.2.1 Hạn chế khu vực biểu tình 39 3.1.2.2 Kiến giải 39 3.1.3 Quy trình, thủ tục đăng kí hoạt động biểu tình 40 3.1.3.1 Quy trình đăng kí biểu tình 40 3.1.3.2 Thủ tục đăng ký biểu tình 42 3.1.3.3 Kiến giải việc kiến nghị xây dựng quy trình thủ tục đăng kí biểu tình 43 3.2 KIẾN NGHỊ VỀ LỘ TRÌNH THỰC THI LUẬT BIỂU TÌNH 46 3.2.1 Thí điểm Luật biểu tình 46 3.2.1.1 Nội dung đề xuất 46 3.2.1.2 Ý nghĩa việc thí điểm Luật biểu tình nước ta 46 3.2.2 Hướng dẫn thi hành Luật biểu tình 47 3.2.3 Thuận lợi khó khăn thực thi Luật biểu tình 47 3.2.3.1 Thuận lợi 47 3.2.3.2 Một số khó khăn hướng khắc phục 48 KẾT LUẬN 49 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 LỜI NÓI ĐẦU Lý chọn đề tài Trong nhóm quyền trị dân quyền biểu tình quyền người ghi nhận Công ước quốc tế, pháp luật nước Ở nước ta quyền thừa nhận Hiến pháp hành Tuy nhiên, pháp luật hành chưa có văn quy phạm pháp luật để cụ thể hố quyền biểu tình nên kể từ Hiến pháp có quy định đến nay, quyền biểu tình chưa thực vào đời sống nhân dân, yêu cầu khách quan tồn xã hội Từ người viết có lý chọn đề tài sau: Ban hành Luật biểu tình yêu cầu tất yếu xã hội dân chủ đại Một hình thức thể dân chủ việc người dân có quyền tham gia vào Nhà nước Quyền lợi hợp pháp nhân dân phải đặt lên hàng đầu Chủ trương sách có liên quan đến người dân người dân có quyền biết đóng góp ý kiến, Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện để nhân dân thực quyền Biểu tình hình thức để nhân dân thực giám sát hoạt động Nhà nước Nếu người dân khơng biểu tình để bày tỏ quan điểm, thể xúc hoạt động Nhà nước lập nên chưa thể hết dân chủ xã hội Ban hành Luật biểu tình đòi hỏi pháp chế XHCN Thực tế cho thấy muốn xã hội ổn định vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến Nhà nước, cơng dân, xã hội… phải luật hóa phổ biến cách đầy đủ, kịp thời Biểu tình lĩnh vực quan trọng có tác động khơng đến an ninh mà cịn ảnh hưởng đến phát triển chung đất nước Bởi vậy, khơng có pháp luật biểu tình để điều chỉnh trực tiếp thiếu sót lớn Có luật biểu tình thực thi quyền biểu tình thực tế Đó khơng sở để Nhà nước tổ chức thi hành luật biểu tình cách thức mà cịn khn khổ, chuẩn mực để nhân dân thực quyền biểu tình Cả Nhà nước nhân dân dựa luật biểu tình để thực quyền nhiệm vụ Luật biểu tình khơng có khơng thể xử lý vướng mắc phát sinh, để tình trạng diễn dài khơng ảnh hưởng đến tâm lý xã hội mà ảnh hưởng xấu đến hệ thống pháp luật nước ta Mục tiêu nghiên cứu Biểu tình diễn biến phức tạp Việt Nam chưa có Luật biểu tình quy định cụ thể vấn đề Đồng thời, nhu cầu tất yếu xã hội, chưa có luật điều chỉnh để đáp ứng địi hỏi xã hội Qua đề tài này, tác giả muốn khẳng định: Sự cần thiết phải có luật biểu tình Việt Nam Biểu tình quyền công dân ghi nhận Hiến pháp hành Và nhiệm vụ Nhà nước phải đảm bảo cho quyền thực thực tế thơng qua việc ban hành Luật biểu tình Nêu lên đặc điểm hoạt động biểu tình hình thức biểu tình Phân biệt biểu tình với bạo loạn, bạo động Phân tích quyền người, quyền biểu tình mối quan hệ hai quyền Trình bày phân tích sở lý luận pháp lý cần thiết cho việc ban hành Luật biểu tình Đề xuất nội dung xây dựng Luật biểu tình Từ nội dung trên, người viết kiến nghị việc ban hành Luật biểu tình nước ta cần thiết Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài, người viết sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp Trong sử dụng phương pháp luận để xem xét toàn vấn đề đề tài Phương pháp sưu tầm tổng hợp nghiên cứu, kết hợp với phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu vấn đề để hồn thành luận văn hoàn chỉnh Phạm vi nghiên cứu Biểu tình ngày trở thành vấn đề lớn, đánh dấu tiến xã hội loài người Đồng thời phương thức biểu tính tự do, dân chủ đời sống quần chúng nhân dân Cho nên, đề tài người viết tập trung vào nghiên cứu quyền biểu tình đưa sở lý luận pháp lý cho việc kiến nghị ban hành Luật biểu tình nước ta Song song, người viết đề xuất số nội dung xây dựng Luật biểu tình nhằm đảm bảo tính khả thi Luật ban hành Cấu trúc luận văn LỜI NÓI ĐẦU Chương 1: Khái quát chung biểu tình quyền biểu tình Trong chương người viết trình bày khái niệm: biểu tình, quyền biểu tình, quyền người Nêu lên đặc điểm hình thức biểu tình thường thấy Đồng thời, người viết phân tích khác biệt hoạt động biểu tình với bao loạn, bạo động mối quan hệ quyền biểu tình với quyền người khác Chương 2: Cơ sở lý luận pháp lý cho việc ban hành Luật biểu tình nước ta Trong chương người viết đưa sở lý luận pháp lý, từ phân tích đánh giá cần thiết việc ban hành Luật biểu tình nước ta Chương 3: Một số kiến nghị xây dựng Luật biểu tình Trong chương người viết đưa số kiện nghị mặt nội dung lộ trình thực thi Luật biểu tình nước ta Từ nội dung kiến nghị đó, người viết phân tích lý giải cho việc kiến nghị đó, nhằm đảm bảo tính khả thi Luật PHẦN KẾT LUẬN Do đề mang tính nhạy cảm nên thực đề tài này, người viết gặp không khó khăn, nhờ dẫn tận tình Thầy Đinh Thanh Phươngngười trực tiếp hướng dẫn nên người viết hoàn thành đề tài nghiên cứu Đồng thời, người viết nhận trao đổi, đóng góp ý kiến từ số người bạn khóa vấn đề mà người viết chưa rõ để từ có hướng nhìn tốt đề tài Người viết xin chân thành cám ơn Thầy Đinh Thanh Phương bạn! CHƯƠNG KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỂU TÌNH VÀ QUYỀN BIỂU TÌNH 1.3 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỂU TÌNH 1.3.1 Khái niệm biểu tình Theo Bách khoa tồn thư Bắc Mỹ (Encyclopaedia Americana) biểu tình hiểu hành động bất bạo lực nhóm người, nhằm mục đích đưa đến cộng đồng quan điểm hay cách nhìn vấn đề xã hội.1 Ở Việt Nam, theo cách hiểu số giới học giả thì, biểu tình tụ họp diễu hành đường phố để biểu thị ý chí, nguyện vọng biểu dương lực lượng, thường nhầm mục đích gây sức ép đó.2 Hiểu rộng ra, biểu tình hình thức hành động bất bạo động nhằm thể mục đích, bày tỏ quan điểm ủng hộ phản đối vấn đề công cộng Như vậy, xem xét khái niệm biểu tình nêu trên, người viết nhận thấy định nghĩa có chung số điểm chung hoạt động biểu tình như: có nhiều người tham gia, mục đích bày tỏ thái độ, tinh thần tự nguyện, phương thức thể ơn hịa, bất bạo động Từ đó, người viết rút khái niệm thống biểu tình sau: biểu tình bao gồm hình thức bất bạo động nhiều người tập hợp lại nhằm mục đích bày tỏ quan điểm cách tự nguyện vấn đề xã hội 1.3.2 Đặc điểm hình thức biểu tình 1.1.2.1 Đặc điểm Để tránh nhằm lẫn với hoạt động khác, cần xác định rõ ràng số đặc điểm biểu tình sau: * Hình thức thể bất bạo động Điều cần thừa nhận hình thức thể biểu tình ơn hịa, bất bạo động Bất bạo động khơng dùng bạo lực, mà dùng biện pháp hịa bình để giải xung đột, mâu thuẫn thể, phe phái Nghĩa hoạt động biểu tình, phương thức hành động chủ đạo suốt trình hoạt động người biểu tình nhằm bày tỏ ý kiến, quan điểm vấn đề mà không dùng đến bạo lực gây rối làm trật tự xã hội Người tham gia biểu tình dùng Võ Tấn Lộc- Kim Từ Nga: Quyền biểu tình- vấn đề lý luận thực tiễn, http://khoahoctre.com.vn/thvin/nm-2010/215-quyn-biu-tinh-nhng-vn-ly-lun-va-thc-tin-pl-hc02.html,[ ngày truy cập 10/8/2012] Nguyễn Như Ý: Đại từ điển Tiếng việt, Nxb Văn hóa- thơng tin, tr 165 Nguyễn Như Ý: Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa- Thơng tin, tr.132 Thứ hai, biểu tình cịn phương thức phản biện xã hội, mà mục đích người biểu tình nhằm thể ý chí vấn đề, sách Nhà nước để góp phần làm cho đất nước ngày phát triển, xã hội hoàn thiện Trong đó, lịch sử dân tộc Việt Nam ta trải qua nhiều chiến tranh, cảm nhận mát đất nước bất ổn, đồng thời dân tộc u chuộng hịa bình, người Việt nam không mong muốn bất ổn xảy đất nước sống Cho nên, người biểu tình cơng dân Việt Nam đánh giá hết rủi ro nguy xảy ra, nếu, biểu tình làm cho đất nước bất ổn thân người thân gánh vác hết hậu Vì vậy, người Việt Nam trước biểu tình cân nhắc kỹ lưỡng lợi hại trước hành động Thứ ba, nhìn thấy rõ rằng, biểu tình hoạt động thể ý chí, quan điểm nhân dân vấn đề xã hội Để cho ý chí, quan điểm cần có cách nhìn nhận đắn, tồn diện vấn đề người đưa quan điểm phải thật hồn thiện đầy đủ nhận thức Ở đây, người viết đề xuất độ tuổi công dân để biểu tình phải từ đủ 18 trở lên, cá nhân độ tuồi có phát triển hồn chỉnh trí lực mình, có phân biệt sai xã hội, từ có nhìn nhận đắn hành động để tham gia biểu tình phù hợp với luật pháp Mặt khác, biểu tình vấn đề nhạy cảm, nên việc quy định độ tuổi người tham gia biểu tình có ý nghĩa quan trọng trường hợp Nhà nước dự trù trước việc lực lượng chống đối lợi dụng non nớt nhận thức trẻ em để xúi giục biểu tình, gây bất ổn Ngồi ra, việc xây dựng Luật biểu tình bên cạnh đảm bảo quyền cơng dân, cịn quy trách nhiệm cơng dân mặt chế tài biểu tình trái với quy định Luật biểu tình Việc quy định độ tuổi phù hợp với quy định xử lý xử phạt hành nay, việc truy cứu trách nhiệm hình chịu hình phạt cơng dân vi phạm tham gia biểu tình.50 Đây phương thức phòng ngừa răn đe từ xa ý định biểu tình nhằm làm bất ổn xã hội 3.1.1.2 Chủ thể quản lý Biểu tình hoạt động nhạy cảm, có nhiều nguy xảy ảnh hưởng đến trật tự xã hội an ninh quốc gia Cho nên, xây dựng Luật biểu tình, đồng thời với việc xác định chủ thể thực hoạt động biểu tình, cần xác định chủ thể quan Nhà nước với trách nhiệm quản lý, giám sát hoạt động biểu tình Bộ luật hình năm 1999, điều 12, điều 69, Luật xử lý vi phạm hành năm 2012( hiệu lực từ tháng 07/2013), điều 50 Căn vào điều 109, 118 Hiến pháp năm 1992 việc xác định Chính phủ quan hành cao nước ta, với việc phân chia địa giới hành nước ta, người viết xin đề xuất chủ thể quản lý, giám sát hoạt động biểu tình mà Luật biểu tình cần xây dựng là: UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh, Chính phủ Việc chủ thể này, người viết có số kiến giải sau: Căn theo điều 118, Hiến pháp năm 1992 điều 4, Luật Tổ chức HĐND UBND năm 2003 đơn vị hành Nhà nước ta chia theo cấp: tỉnh, huyện, xã Việc phân chia tạo quản lý đồng cấp quyền từ địa phương đến trung ương Cho nên, việc quản lý, giám sát hoạt động biểu tình cần phân chia theo phân chia đơn vị hành hợp lý, rõ ràng, nhằm tránh chồng chéo công tác UBND cấp huyện, tỉnh Chính phủ quan hành có trách nhiệm quản lý vấn đề xã hội theo thẩm quyền mình.51 Biểu tình vấn đề mang tính xã hội, dễ làm tổn hại đến quyền lợi nhóm đối tượng khác, trật tự xã hội an ninh quốc gia Cho nên, trách nhiệm việc quản lý, giám sát biểu tình thuộc trách nhiệm quan 3.1.2 Phạm vi áp dụng 3.1.2.1 Hạn chế khu vực biểu tình Căn theo điều 82, Luật ban hành văn quy phạm pháp luật năm 2008 Luật biểu tình ban hành văn quy phạm pháp luật có hiệu lực( phạm vi áp dụng) toàn quốc tổ chức, cá nhân quy định hạn chế nhằm đảm bảo quyền lợi quốc gia Vì vậy, xây dựng biểu tình nên quy định với nội dung: hạn chế biểu tình số khu vực biên giới nhạy cảm như: vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ… Việc quy định hạn chế biểu tình số khu vực này, có tác dụng tích cực việc phịng ngừa từ xa hành động lực lượng chống đối nhằm xúi giục người dân, lợi dụng khu vực biên giới biểu tình gây bất ổn khu vực, ảnh hưởng đến trật tự xã hội, an ninh quốc gia 3.1.2.2 Kiến giải Việc đề xuất xây dựng Luật biểu tình cần quy định hạn chế biểu tình số khu vực biên giới, người viết có 03 luận điểm kiến giải sau: 51 Luật tổ chức Chính phủ năm 2001, điều 1, 14, Luật tổ chức HĐND UBND năm 2003, điều 92, 109 Thứ nhất, vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ…là khu vực biên giới tập trung sinh sống nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, với nhiều quan điểm tôn giáo, tín ngưỡng khác Trong đó, đại phận trình độ dân trí người dân nơi cịn thấp, hiểu biết pháp luật Nhà nước cịn hạn chế Lợi dụng tình hình này, lực lượng chống đối dễ dàng kích động, gây mâu thuẫn nội quần chúng nhân dân, tạo nên biểu tình nhằm địi hỏi u sách phi lý, trái với đường lối, sách Nhà nước Trong đó, mục đích sâu xa lực lượng chống đối biến biểu tình manh nha thành bạo động, lật đổ Nhà nước Thứ hai, khu vực biên giới tiếp giáp với nhiều nước láng giềng Trung Quốc, Lào, Campuchia nên quan hệ giao lưu nhân dân Việt Nam khu vực biên giới với nước có nhiều vấn đề phát sinh mẫu thuẫn Đặc biệt, vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo, biên giới đất liền đề tài biểu tình người dân khu vực biên giới Lợi dụng tình hình này, lực lượng chống đối kích động lịng thù hằn dân tộc, tạo nên biểu tình khu vực biên giới Điều làm ảnh hưởng gián tiếp đến hiểu đấu tranh Nhà nước ta phương diện ngoại giao quốc tế, làm cho tình hình mẫu thuẫn nhân dân hai nước ngày thêm trầm trọng Ở đây, mục đích sâu xa lực lượng chống đối gây sức ép Nhà nước, làm bất ổn đất nước, lợi dụng tình hình lực lượng chống đối trỗi dậy giành quyền lợi mặt trị Thứ ba, hầu hết khu vực biên giới nước ta nơi hẻo lánh, địa bàn hiểm trở, sở hạ tầng- vật chất kĩ thuật chưa phát triển, đội ngũ cán quản lý hạn chế Cho nên, với điều kiện vậy, việc quản lý, giám sát biểu tình khu vực biên giới bộc lộ nhiều bất cập, lường trước Mặt khác, biểu tình chủ đích, âm mưu lực lượng chống đối nhằm gây phương hại đến an ninh quốc gia việc trở tay, đối phó với bạo động khó khăn chậm trễ 3.1.3 Quy trình, thủ tục đăng kí hoạt động biểu tình 3.1.3.1 Quy trình đăng kí biểu tình Một đặc điểm hoạt động biểu tình có tham gia nhiều người, suốt biểu tình nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, khó lường trước Vì vậy, xây dựng Luật biểu tình cần quy định rõ việc người dân muốn biểu tình phải tuân theo quy trình cụ thể Đồng thời quy trình phải xem xét từ quan quan chức Để biểu tình diễn hợp pháp, người viết xin đề xuất Luật biểu tình cần quy định quy trình cụ thể sau: Sơ đồ quy trình: Gửi hồ sơ đăng kí UBND cấp Huyện (A) Đăng ki Tham mưu Cho phép không Đăng ki Người biểu tình Cơng an cấp Huyện (B) Gửi hồ sơ đăng kí UBND cấp Tỉnh Ban đại diện Người biểu tình Cơng an cấp Tỉnh Cho phép không Tham mưu Đăng ki Cho phép không Gửi hồ sơ đăng kí (C) Chính phủ (VPCP) Cơng an cấp Bộ Tham mưu Hình 1: Sơ đồ quy trình đăng kí biểu tình Diễn giải quy trình: Trường hợp A: biểu tình diễn huyện, quận tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương) Trước hết, người biểu tình cần cử Ban đại diện cho Ban đại diện chịu trách nhiệm tổ chức điều phối biểu tình Nếu biểu tình diễn phạm vi huyện, quận Ban đại diện nộp hồ sơ đăng kí biểu tình UBND cấp huyện Sau nhận hồ sơ đăng kí biểu tình, UBND cấp huyện chuyển hồ sơ đăng kí biểu tình cho Cơ quan cơng an(cấp huyện) để nghiên cứu tham mưu cho UBND tính chất, quy mơ, khả bạo lực nảy sinh Sau nghiên cứu, Cơ quan công an trả lại hồ sơ cho UBND cấp huyện tham mưu việc có nên khơng nên cho phép biểu tình Sau tham mưu từ Cơ quan công an, UBND cấp huyện định cho khơng cho phép biểu tình Trường hợp B: biểu tình diễn nhiều huyện, quận tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương) Trước hết, người biểu tình cần cử Ban đại diện cho Ban đại diện chịu trách nhiệm tổ chức điều phối biểu tình Nếu biểu tình diễn phạm vi nhiều huyện, quận Ban đại diện nộp hồ sơ đăng kí biểu tình UBND tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương) Sau nhận hồ sơ, UBND cấp tỉnh chuyển hồ sơ đăng kí biểu tình cho Cơ quan công an (cấp tỉnh) để nghiên cứu tham mưu cho UBND tính chất, quy mơ, khả bạo lực nảy sinh Sau nghiên cứu, Cơ quan công an trả lại hồ sơ cho UBND tham mưu việc có nên khơng nên cho phép biểu tình Sau tham mưu từ quan công an, UBND cấp tỉnh định cho không cho phép biểu tình Trường hợp C: biểu tình diễn nhiều tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương) Trong trường hợp biểu tình diễn phạm vi nhiều tỉnh, thành phố nước người biểu tình cần tuân theo quy trình sau: Trước hết, người biểu tình cần cử Ban đại diện cho Ban đại diện chịu trách nhiệm tổ chức điều phối biểu tình Nếu biểu tình diễn phạm vi nhiều tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương) Ban đại diện nộp hồ sơ đăng kí biểu tình Văn phịng Chính phủ.52 Sau nhận hồ sơ, Văn phịng Chính phủ chuyển hồ sơ đăng kí biểu tình cho Cơ quan công an (cấp Bộ) để nghiên cứu tham mưu cho Chính phủ tính chất, quy mơ, khả xảy Sau nghiên cứu hồ sơ, Cơ quan công an trả hồ sơ lại cho Văn phịng Chính phủ tham mưu việc có nên khơng nên cho phép biểu tình Sau tham mưu từ quan cơng an, Chính phủ định cho không cho phép biểu tình 52 Luật tổ chức phủ năm 2001, điều 30 3.1.3.2 Thủ tục đăng ký biểu tình Để biểu tình diễn hợp pháp, người biểu tình cần đăng kí trụ sở UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh, Văn phịng Chính phủ phải qua xét duyệt từ quan Về thủ tục đăng kí người viết xin kiến nghị sau:Trước hết, Ban đại diện người biểu tình tùy theo phạm vi mà biểu tình nộp hồ sơ đăng kí UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh, Văn phịng Chính phủ Hồ sơ đăng kí biểu tình cần có : - Giấy đăng kí biểu tình - Giấy cam kết Ban đại diện - Bản hộ thường trú thành viên Ban đại diện (có chứng thực) - Bản Giấy Chứng minh nhân dân thành viên Ban đại diện (có chứng thực) * Nội dung Giấy đăng ký biểu tình Nội dung Giấy đăng ký biểu tình cần có nội dung sau: - Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc biểu tình; - Địa điểm tổ chức biểu tình; - Số lượng người tham gia lúc đầu người tham gia; - Lý do, mục đích biểu tình; - Thành phần Ban đại diện (họ, tên, địa thường trú); * Nội dung Giấy cam kết Ban đại diện Giấy cam kết Ban đại diện người biểu tình cần thể rõ cam kết Ban đại diện với quan chức nội dung mà đăng kí việc tuân theo pháp luật biểu tình người biểu tình 3.1.3.3 Kiến giải việc kiến nghị xây dựng quy trình thủ tục đăng kí biểu tình * Quy trình đăng kí biểu tình Biểu tình vấn đề phức tạp, nên việc xây dựng quy trình cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người biểu tình quan quản lý dễ dàng thực hiện, giám sát, quản lý hoạt động biểu tình khu vực hành Đây điều cần thiết Cho nên, việc đề xuất này, người viết có số kiến giải sau: Trường hợp A: biểu tình diễn huyện, quận tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương) Trong trường hợp này, biểu tình diễn phạm vi huyện (quận), đồng thời, theo việc phân chia đơn vị quản lý hành nước ta UBND cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý mặt, bao gồm lĩnh vực: quốc phịng, an ninh trật tự, an toàn xã hội địa bàn 53 Cho nên, việc quy trình đăng kí biểu tình thực UBND cấp huyện Mặt khác, cấu tổ chức Cơ quan cơng an cấp huyện quan chun mơn, có trách nhiệm quản lý an ninh trật tự xã hội địa bàn cấp huyện Đồng thời tham mưu cho UBND cấp huyện lĩnh vực mà chuyên trách.54 Vì vậy, trường hợp này, UBND cấp huyện cần có tham mưu từ Cơ quan cơng an cấp huyện để định cho phép không cho phép biểu tình Trường hợp B: biểu tình diễn nhiều huyện, quận tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương) Trong trường hợp này, biểu tình diễn phạm vi tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương), đồng thời, theo việc phân chia đơn vị quản lý hành nước ta UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý mặt, bao gồm lĩnh vực: quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội địa bàn tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương) đó.55 Cho nên, việc quy trình đăng kí biểu tình thực UBND cấp tỉnh Mặt khác, cấu tổ chức Cơ quan công an cấp tỉnh quan chuyên môn, chịu trách nhiệm quản lý an ninh trật tự xã hội địa bàn tỉnh Đồng thời quan tham mưu cho UBND cấp tỉnh lĩnh vực mà chuyên trách.56 Vì vậy, trường hợp UBND cấp tỉnh cần có tham mưu từ Cơ quan công an cấp tỉnh để định cho phép khơng cho phép biểu tình Trường hợp C: biểu tình diễn nhiều tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương) Trong trường hợp này, biểu tình diễn phạm vi nhiều tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương), đồng thời, theo điều 118, Hiến pháp năm 1992 việc phân chia đơn vị quản lý hành nước ta Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý mặt, bao gồm lĩnh vực: quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã Luật tổ chức HĐND UBND năm 2003, điều 104 Luật tổ chức HĐND UBND năm 2003, điều 128, 129 55 Luật tổ chức HĐND UBND năm 2003, điều 92 53 54 56 Luật tổ chức HĐND UBND năm 2003, điều 128, 129 hội… phạm vi nước.57 Cho nên, việc quy trình đăng kí biểu tình thực Văn phịng Chính phủ.58 Mặt khác, Bộ cơng an quan chuyên môn nằm cấu tổ chức Chính phủ.59 Đồng thời quan tham mưu cho Chính phủ lĩnh vực mà chun trách.60 Vì vậy, trường hợp Chính phủ cần có tham mưu từ Bộ cơng an để định cho phép không cho phép biểu tình * Thủ tục đăng kí biểu tình Việc người biểu tình cần nộp hồ sơ đăng kí biểu tình quan chức có ý nghĩa xác định rằng: thủ tục pháp lý hẳn hoi, có xác lập, kiểm tra giám sát quan Nhà nước Các loại giấy tờ quy định Hồ sơ đăng kí biểu tình nhằm mục đích sau: Giấy đăng kí biểu tình Thể nội dung biểu tình người biểu tình bao gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc biểu tình; địa điểm tổ chức biểu tình; số lượng người tham gia lúc đầu người tham gia; lý do, mục đích biểu tình; thành phần Ban đại diện Đây nội dung quan trọng Giấy đăng kí biểu tình Chính từ nội dung đăng kí này, quan Nhà nước xem xét biểu tình có phù hợp hay không ,và định cho phép hay khơng cho phép biểu tình Giấy cam kết Ban đại diện Ban đại diện người đại diện cho người biểu tình, cầu nối để thực thủ tục pháp lý người biểu tình quan Nhà nước Đồng thời, họ người đứng tổ chức, điều hành biểu tình Cho nên, Giấy cam kết Ban đại diện đảm bảo rằng, nội dung giấy đăng kí biểu tình thơng tin khách quan để biểu tình diễn theo quy định pháp luật Mặt khác, sở để xác định trách nhiệm Ban đại diện với quan Nhà nước có tình xảy ảnh hưởng đến trật tự xã hội an nình quốc gia Luật tổ chức Chính phủ năm 2001, điều 1, 14 Luật tổ chức Chính phủ năm 2001, điều 30 59 Luật tổ chức Chính phủ năm 2001, điều 57 58 60 Luật tổ chức Chính phủ năm 2001, điều 2, điều 22 Bản hộ khẩu, Bản Giấy Chứng minh nhân dân thành viên Ban đại diện( có chứng thực) Là giấy tờ pháp lý đảm bảo đặc điểm nhân thân người Ban đại diện hoàn toàn khách quan 3.2 KIẾN NGHỊ VỀ LỘ TRÌNH THỰC THI LUẬT BIỂU TÌNH 3.2.1 Thí điểm Luật biểu tình 3.2.1.1 Nội dung đề xuất Luật hóa biểu tình vấn đề bách thiết thể đặc trưng Nhà nước ta Nhà nước pháp quyền, quản lý xã hội pháp luật, đồng thời đáp ứng nhu cầu biểu tình quần chúng nhân dân Chính vậy, việc đưa quy định biểu tình thực thi nhanh chóng đời sống nhân dân việc làm cấp bách Tuy nhiên, việc ban hành Luật biểu tình vấn đề hệ thống pháp luật nước ta, Nhà nước chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, việc đánh giá hết rủi ro, trở ngại Luật thực thi đời sống Chính vậy, người viết đề xuất, sau Luật biểu tình có hiệu lực trước Luật biều tình thực thi rộng rãi nước, cần quy định: thí điểm Luật biểu tình số tỉnh, thành phố 3.2.1.2 Ý nghĩa việc thí điểm Luật biểu tình nước ta Biểu tình vấn đề phức tạp, có sức ảnh hưởng hưởng rộng đến nhóm đối tượng khác, cho nên, trước Luật biểu tình thực thi rộng tải đời sống nhân dân, việc thí điểm Luật biểu tình số nơi mang tính tích cực, đồng thời kiểm tra tính khả thi định sống cịn Luật Vấn đề biểu tình hoạt động nhạy cảm, ảnh hưởng đến trật tự xã hội, an ninh quốc gia Nên lực lượng chống đối Nhà nước dễ dàng lợi dụng tình hình để kích động quần chúng tạo nên biểu tình nhằm thực ý đồ trị Vì vậy, việc thí điểm Luật biểu tình hội để tập dượt, nhằm rút tỉa kinh nghiệm từ thực tế diễn Mặt khác, công tác quản lý, giám sát Nhà nước hoạt động biểu tình nước ta vấn đề mẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm hoạt động nên nguy cơ, rủi ro xảy không lường trước hết hậu điều đương nhiên Cho nên, việc thí điểm Luật biểu tình hạn chế lại phần nguy cơ, rủi ro Đồng thời địa bàn thí điểm, Nhà nước có hướng nhìn tổng qt vấn đề biểu tình, thấy rõ tiềm tàng cịn ẩn chứa bên trong, từ có sách đắn phù hợp với tình hình 3.2.2 Hướng dẫn thi hành Luật biểu tình Luật biểu tình mong mỏi đại phận nhân dân, coi sở để quần chúng nhân dân bày tỏ quan điểm, ý kiến cách thức Nên, lộ trình thực thi Luật biểu tình nước ta, để Luật biểu tình nhanh chóng vào đời sống pháp luật nhân dân thực thi cách trọn vẹn việc ban hành văn hướng dẫn thi hành Luật biểu tình vấn đề thiếu Về cấu tổ chức máy Nhà nước ta, Chính phủ quan chấp hành Quốc hội, thực chức thống quản lý nhiệm vụ kinh tế, trị, xã hội…Trong bao gồm nhiệm vụ ban hành kịp thời văn quy phạm pháp luật để thi hành Hiến pháp, luật lĩnh vực pháp luật.61 Đồng thời, điều 2, Luật ban hành văn quy phạm pháp luật năm 2008 quy định, hệ thống văn quy phạm pháp luật nước ta Chính phủ quan có thẩm quyền ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành luật Vì vậy, trách nhiệm ban hành văn hướng dẫn( Nghị định) thi hành Luật biểu tình Chính phủ Để bảo đảm Nghị định Chính phủ nhanh chóng có tác dụng tích cực với Luật biểu tình, cơng tác dự thảo Nghị định Chính phủ cần thực thời gian sớm nhất, để Luật biểu tình có hiệu lực, lúc Nghị định bắt đầu có hiệu lực Việc chuẩn bị có ý nghĩa, tránh trường hợp Luật biểu tình ban hành lâu, văn hướng dẫn thực thi cụ thể đời sống chưa có, dẫn đến Luật biểu tình trở thành “luật treo” ý nghĩa, mục đích ban đầu việc xây dựng, ban hành Luật Mặt khác, Luật biểu tình mong đợi nhân dân, việc chậm rãi ban hành văn hướng dẫn tạo tâm lý chờ đợi, bất bình quần chúng nhân dân Như vậy, nhiệm vụ ban hành văn hướng dẫn (Nghị định) thi hành Luật biểu tình Chính phủ công việc không phần quan trọng để đảm bảo Luật biểu tình thực thi trọn vẹn đời sống nhân dân Vì có văn hướng dẫn thi hành quy định Luật biểu tình mang tính khả thi thực tinh thần nhà làm luật 3.2.3 Thuận lợi khó khăn thực thi Luật biểu tình 3.2.3.1 Thuận lợi Nhìn nhận vấn đề biểu tình cách tồn diện điều kiện hoàn cảnh đất nước ta, việc thực thi Luật biểu tình đời sống pháp luật nhân dân mang tính tính cực, thúc đẩy tiến xã hội, đồng thời đáp ứng nhu cầu quần chúng nhân dân Đáp lại, đại phần quần chúng nhân dân thể đồng thuận trước việc Luật biểu tình ban hành Vì có Luật biểu tình ban hành ý kiến, quan điểm bày tỏ vấn đề xã hội quần chúng 61 Luật tổ chức Chính phủ năm 2001, điều 1, 18 thừa nhận bảo vệ cách thức pháp luật Nhà nước Qua đây, đại phận quần chúng nhân dân cảm nhận quyền tự do, dân chủ, quyền người Nhà nước tôn trọng bảo vệ, nên họ vui vẻ đón nhận gắn bó nhiều với Nhà nước, góp phần ổn định, phát triển đất nước Luật biểu tình thước đo tiến xã hội, góc nhìn giới tổ chức nhân quyền, việc ban hành Luật biểu tình đánh giá phát triển vượt bậc công tác hoàn thiện hệ thống pháp lý bảo vệ quyền người nước ta Từ đây, giới có thay đổi cách nhìn nhận vấn đề nhân quyền Việt Nam, tạo điều kiện cho Việt Nam sát lại gần với nước phát triển, đồng thời, khẳng định mối quan hệ, giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế với nước giới Đặc biệt, điều kiện hoàn cảnh nước ta phát sinh vấn đề tranh chấp chủ quyền biển, đảo với nước láng giềng, việc ban hành Luật biểu tình phương tiện, công cụ đấu tranh hiệu công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biển Đơng Vì Luật biểu tình cho phép quần chúng nhân dân xuống đường biểu tình, phản đối trước hành động gây hấn, xâm phạm chủ quyền quốc gia biển Đây điều kiện để biểu dương sức mạnh chung dân tộc, nêu cao tinh thần đoàn kết nhân dân nước lịch sử hàng ngàn năm Khơng thể, biểu tình phản đối nước có sức lan tỏa đến nhân dân nước tiến giới, tạo thành biểu tình nước tiếng nói chung dân tộc Việt Nam Tranh thủ điều kiện này, dễ dàng đấu tranh gây sức ép, buộc chấm dứt hành đông xâm phạm chủ quyền nước 3.2.3.2 Một số khó khăn hướng khắc phục * Khó khăn Trái với thuận lợi, ban hành hành Luật biểu tình dễ vấp phải số khó khăn: Quyền biểu tình nhân dân pháp luật nước ta thừa nhận từ lâu Hiến pháp trước, nhưng, việc luật hóa vấn đề biểu tình cơng tác quản lý lĩnh vực điều mẻ Nhà nước ta, chưa có nhiều kinh nghiệm hoạt động này, việc quản lý, giám sát hoạt động biểu tình thực tế nảy sinh nhiều bất cập Lợi dụng quy định pháp luật biểu tình, lực lượng chống đối kích động tạo nên biểu tình quần chúng, nhằm gây rối, tạo bất ổn xã hội, từ gây sức ép địi quyền lợi trị tiến hành lật đổ quyền nhân dân * Hướng khắc phục Nâng cao khả năng, trình độ cán quản lý, thường xuyên mở lớp tập huấn công tác quản lý, giám sát hoạt động biểu tình Đặc biệt, cần tham khảo học hỏi kinh nghiệm từ nước có pháp luật biểu tình phát triển để hồn thiện quy định pháp luật nước, đồng thời, đảm bảo đầy đủ kinh nghiệm quản lý, giám sát hoạt động biểu tình cho cán Khi xây dựng Luật biểu tình, cần cân nhắc kỹ lưỡng quy định, nhằm tránh trường hợp kẻ xấu lợi dụng pháp luật để gây rối Đặc biệt, cần quy định chế tài xử phạt vi phạm Luật biểu tình cách nghiêm túc, chế tài cần phải có tính chất răn đe ý đố xấu làm phương hại đến an ninh quốc gia KẾT LUẬN Quyền biểu tình quyền công dân Điều thừa nhận hệ thống pháp luật quốc tế Trong pháp luật Việt Nam có quy định vấn đề thông qua Hiến pháp Đây sở vững đảm bảo quyền biểu tình cơng dân xã hội Thực tế cho thấy biểu tình hoạt động cộng đồng mang lại nhiều lợi ích cho chủ thể tham gia chủ thể hướng tới, nét sinh hoạt trị tiến bộ, diễn rộng khắp giới với nhiều hình thức mục đích khác Là hình thức thể quyền tự dân chủ, tự ngôn luận, tự hội họp biểu tình ngày đơng đảo người giới lựa chọn phương thức thể tiếng nói quan điểm cách công khai hiệu Tại Việt Nam, biểu tình chưa cụ thể hóa đời sống, chưa có văn pháp lý điều chỉnh trực tiếp vấn đề quyền biểu tình nhân dân bị bỏ ngỏ nhiều năm Có thể hiểu thái độ dè dặt Nhà nước trước hệ lụy xấu mà biểu tình mang lại Chính vấn đề phức tạp mang nhiều màu sắc trị lại có ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh trật tự ổn định quốc gia Do đó, mà cần có thận trọng định trình xem xét vấn đề góc độ văn pháp luật Tuy nhiên, theo quan điểm người viết tính quan trọng nhạy cảm hoạt động biểu tình mà lại nên sớm có văn điều chỉnh vấn đề Bởi lẽ, có Luật biểu tình Nhà nước quản lý, kiểm sốt biểu tình mà đảm bảo quyền lợi người dân Việc ban hành văn lại chứng tỏ Nhà nước ta bước hoàn thiện dần hệ thống pháp luật quốc gia để phù hợp với mục tiêu xây dựng pháp chế Xã hội chủ nghĩa mà nước sức xây dựng Từ nhận định tính cấp thiết cần phải có văn pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động biểu tình Người viết đưa kiến nghị cần thiết phải xây dựng ban hành Luật biểu tình Việt Nam DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục văn quy phạm pháp luật Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, sửa đổi năm 2001 Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền năm 1948 Công ước quốc tế quyền dân trị năm 1966 Công ước Quốc tế quyền kinh tế, xã hội văn hóa năm 1966 Bộ luật hình năm 1999,sửa đổi bổ sung năm 2009 Luật tổ chức Chính phủ năm 2001 Luật tổ chức HĐND UBND năm 2003 Luật xử lý vi phạm hành năm 2012  Danh mục sách, báo, tạp chí Đào Trí Úc, Mơ hình tổ chức hoạt động nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tư pháp Đinh Xuân Lâm, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2007 Nguyễn Như Ý, Đại từ điển Tiếng việt, Nxb Văn hóa- Thơng tin, Nguyễn Văn Đạm, Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa- Thơng tin Nguyễn Văn Thảo, Xây dựng nhà nước pháp quyền lãnh đạo Đảng, Nxb Tư Pháp Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, Giáo trình lý luận pháp luật quyền người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009 Lê Mậu Hãn, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 3, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2007 Phạm Ngọc Anh, Quyền người Việt Nam nay- Thực trạng giải pháp đảm bảo phát triển, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, số 8/2007 Trần Văn Bách, Luận án tiến sĩ “Sự phát triển chế định quyền nghĩa vụ công dân qua lịch sử lập hiến Việt Nam”, Viện Nhà nước pháp luật 10 Võ Khánh Vinh, Quyền người Tiếp cận đa ngành liên ngành khoa học xã hội, Nxb Khoa học xã hội  Danh mục trang thông tin điện tử http://khoahoctre.com.vn/th-vin/nm-2010/215-quyn-biu-tinh-nhng-vn-ly-lun-va-thc-tin-pl-hc02.html http://hcrc.hcmulaw.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article http://socialwork.vn/2010/08/01/1024/- http://dantri.com.vn/c36/s36-528361/phong-trao-chiem-pho-wall-dang-bien-doi-ve-chat-va-luong.htm http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120513/bieu-tinh-ram-ro-o-tay-bannha.aspx http://vnexpress.net/gl/the-gioi/anh/2012/05/bieu-tinh-no-ra-khap-tay-ban-nha/ http://vnexpress.net/gl/the-gioi/anh/2012/05/bieu-tinh-no-ra-khap-tay-ban-nha/ http://hcrc.hcmulaw.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article http://socialwork.vn/2010/08/01/1024/ 10 http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120513/bieu-tinh-ram-ro-o-tay-ban-nha.aspx 11 http://m.tuoitre.vn/tin-tuc/The-gioi/113950,Bieu-tinh-lon-o-Trung-Khanh.ttm 12 http://vietbao.vn/Xa-hoi/Su-that-o-Tay-Nguyen-Loai-ten-khung-bo-khoi-dien-danLien-hiep-quoc/45111037/157 ... lập hội 17 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CHO VIỆC BAN HÀNH LUẬT BIỂU TÌNH Ở NƯỚC TA 18 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC BAN HÀNH LUẬT BIỂU TÌNH Ở NƯỚC TA 18 2.1.1... pháp luật quyền người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr 591 18 CHƯƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CHO VIỆC BAN HÀNH LUẬT BIỂU TÌNH Ở NƯỚC TA 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC BAN HÀNH LUẬT BIỂU TÌNH... ban hành Luật biểu tình nước ta Trong chương người viết đưa sở lý luận pháp lý, từ phân tích đánh giá cần thiết việc ban hành Luật biểu tình nước ta Chương 3: Một số kiến nghị xây dựng Luật biểu

Ngày đăng: 11/11/2015, 11:06

Xem thêm: cơ sở và kiến nghị ban hành luật biểu tình ở nước ta

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w