* Đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
Cái gốc của chế độ nhà nước pháp quyền là xác lập dân chủ, tức là thừa nhận và đảm bảo thực hiện quyền lực nhân dân. Nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp nước ta khẳng định: mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về tay nhân dân.33 Ở đây, nhân dân vừa là một thực thể cụ thể, từng người công dân, vừa là một thực thể trừu tượng, gồm tất cả công dân trong một nước.
Để thể hiện quyền lực của nhân dân, Hiến pháp và pháp luật cần quy định về các quyền của công dân triệt để, trước hết là các quy định về các quyền của công dân: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin.
Đó là những quyền rất quan trọng để nhân dân có thể được tự do bày tỏ ý kiến, làm tăng tính công khai, minh bạch của các hoạt động của Đảng và nhà nước. Thông tin chính xác, đầy đủ, đa chiều, có chất lượng, thảo luận, bàn bạc thấu đáo các vấn đề quốc kế dân sinh, thu hút đông đảo người dân tham gia, nghiêm túc tiếp thu các ý kiến và sự phản biện có tính chất xây dựng- đó là thước đo của một xã hội dân chủ, hiện đại.34
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp
Trong Nhà nước pháp quyền, ý chí của nhân dân và sự lựa chọn chính trị được xác lập một cách tập trung, đầy đủ nhất và cao nhất bằng Hiến pháp. Chính vì lẽ đó mà Hiến pháp được coi là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, quy định chế định chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Sự hiện diện của Hiến pháp là điều kiện quan trọng nhất đảm bảo sự ổn định xã hội và sự an toàn, tồn tại các quyền của người dân.
Tôn trọng Hiến pháp là tôn trọng ý chí phổ biến nhất và đầy đủ nhất của nhân dân. Chính vì vậy, chủ nghĩa lập hiến đồng nghĩa với sự thừa nhận tính tối cao của chủ quyền nhân dân. Bảo vệ Hiến pháp là bảo vệ chủ quyền nhà nước, bảo vệ ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
33 Hiến pháp năm 1992, điều 2.
34 Đào Trí Úc: Mô hình tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tư pháp, tr. 244.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội
Pháp luật Nhà nước ta thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với hiện thực khách quan, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Vì vậy, nói đến pháp luật trong Nhà nước pháp quyền là nói đến tính pháp luật khách quan của các quy định pháp luật, chứ không phải chỉ nói đến nhu cầu đặt ra pháp luật, áp dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật một cách chung chung với mục đích tự thân của nó.
Hệ thống pháp luật Nhà nước ta trở thành một phương thức quan trọng đối với tính chất và hoạt động của Nhà nước và lợi ích của nhân dân. Nó là thước đo phổ biến của xã hội ta- công bằng, dân chủ, bình đẳng- những tố chất cần thiết cho sự phát triển tiến bộ và bền vững của Nhà nước và xã hội.
Tuy nhiên, nói đến pháp luật trong Nhà nước pháp quyền là nói đến bản chất dân chủ và giá trị công bằng, bình đẳng của nó. Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong công việc xây dựng Nhà nước pháp quyền là cần đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặt nhiệm vụ đó trên một nền tảng khoa học.35
* Quyền biểu tình trong Nhà nước pháp quyền
Trong lịch sử hình thành các nhà nước, bất kể là nhà nước nào, việc đầu tiên là long trọng tuyên bố khẳng định các quyền con người, quyền công dân và hứa hẹn thực hiện mọi biện pháp để đảm bảo các quyền đó.
Đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do của công dân là nghĩa vụ cơ bản và quan trọng của Nhà nước, trong đó bao gồm các quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận, nghĩa là quyền được biểu tình của người dân.
Trên cơ sở các quan điểm về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, cần bảo đảm quyền được biểu tình của người dân, các quy phạm pháp luật về các quyền dân sự, chính trị cần được quy định cụ thể và rõ ràng hơn trong Hiến pháp; tiến tới mỗi quyền trong Hiến pháp cần được quy định trong một đạo luật cụ thể, chẳng hạn như quyền được thông tin; quyền tự do lập hội, hội họp; các quyền tham gia
35 Đào Trí Úc: Mô hình tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tư Pháp, tr. 270.
công việc nhà nước như quy định về trưng cầu dân ý ; các quy định về dân chủ ở cơ sở…36
2.1.2.2 Cơ sở đề xuất
* Ban hành Luật biểu tình là đảm bảo thực hiện đầy đủ bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Xuất phát từ bản chất của Nhà nước pháp quyền nước ta là nhà nước dân chủ của dân, do dân, vì dân nên nhiệm vụ của hệ thống pháp luật nước ta là phải đảm bảo các quyền con người, quyền công dân cho nhân dân ta được thực thi trong đời sống. Ý chí lợi ích của nhân dân không chỉ dựa trên các văn bản pháp luật mà cần phải trở thành những ứng xử trên thực tế. Trong đó, quyền biểu tình của người dân, đồng thời là ý chí, nguyện vọng được thể hiện quan điểm của mình, đồng thời, đây còn là điều kiện được sự dụng để đảm bảo các quyền lợi của mình khi bị các chủ thể khác xâm phạm.
Ở nước ta, Hiến pháp được coi là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất, trong đó quyền biểu tình của người dân đã được ghi nhận trong văn bản đó. Cho nên, vấn đề luật hóa quyền biểu tình, cũng như thực thi các quyền của công dân được quy định trong Hiến pháp là nhiệm vụ hàng đầu của Nhà nước pháp quyền cần đặt ra.
Biểu tình ngày nay trở thành một vấn đề chung của xã hội, đặc biệt hơn, biểu tình còn thu hút một số lượng đông đảo quần chúng tham gia, làm nảy sinh nhiều phức đề phức tạp. Để quản lý tốt vấn đề này, việc quy định thành luật là nhiệm vụ không thể thiếu trong Nhà nước pháp quyền. Vì chỉ có một hệ thống pháp luật phát triển, đủ mạnh mới có thể đặt vấn đề biểu tình của người dân dưới sự quản lý tốt nhất của pháp luật.
Như vậy, từ những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền, việc luật hóa quyền biểu tình của người dân thành Luật biểu tình ở nước ta là một lẽ tất yếu, phù hợp với bản chất của Nhà nước ta là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tôn trọng đầy đủ tính tối cao của Hiến pháp, cũng như đặt sự quản lý xã hội của Nhà nước dưới một hệ thống pháp luật. Đây được coi như là điều kiện cần thiệt để từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa dân chủ và tiến bộ, nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhân dân, lấy mục tiêu luôn đặt con người ở vị trí trung tâm của sự phát triển của xã hội hiện đại.
* Ban hành Luật biểu tình- điều kiện tồn tại của Nhà nước pháp quyền
36 Phạm Ngọc Anh: Quyền con người ở Việt Nam hiện nay- Thực trạng và giải pháp đảm bảo phát triển, Tạp chí
Nhà nước pháp quyền chỉ tồn tại với hai điều kiện cơ bản:
- Thứ nhất, phải có đảm bảo dân chủ, quyền lực thuộc về nhân dân, bởi vậy, đòi hỏi nhà nước phải có phương pháp quản lý hiệu quả, nhằm đảm bảo tự do dân chủ của nhân dân.
- Thứ hai, phương pháp quản lý đó bằng pháp luật, những nội dung dân chủ được xác định dưới hình thức luật. Bởi vì, pháp luật là hình thức tượng trưng cho sự công bằng, phổ biến có thể điều chỉnh hành vi của mọi người, đặc biệt là xác định quyền và nghĩa vụ của công dân cũng như của nhà nước.
Hai điều kiện đó gắn bó với nhau, không thể thiếu khi xác định là Nhà nước pháp quyền. Trong Nhà nước pháp quyền, nhân dân được coi là chủ tối cao. Do đó, Nhà nước phải phục tùng xã hội, nhưng không phải là ý chí của từng người, mà là ý chí chung của toàn xã hội được thể hiện trong pháp luật. 37
Từ việc xác định điều kiện tồn tại của Nhà nước pháp quyền, việc luật hóa vấn đề biểu tình là cơ sở để đảm bảo các quyền về tự do, dân chủ của người dân được thực thi, biểu hiện tính chất quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể quyết định sự tồn tại của Nhà nước thông qua quyền lực của mình đã trao cho Nhà nước. Mặt khác, Nhà nước là công cụ, phương tiện để đảm bảo mọi ý chí, nguyện vọng của nhân dân được thực hiện bằng cách đặt dưới sự quản lý chung của pháp luật.
Vì vậy, để Nhà nước pháp quyền được tồn tại, đòi hỏi Nhà nước, nhà cầm quyền phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật, nhằm bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của nhân dân- người chủ của xã hội. Trong đó nhiệm vụ luật hóa quyền biểu tình là quan trọng nhất, cũng như đảm bảo các quyền của người dân ngày càng được hoàn thiện đầy đủ.