Công ước quốc tế Việt Nam tham gia

Một phần của tài liệu cơ sở và kiến nghị ban hành luật biểu tình ở nước ta (Trang 38)

Thực hiện chủ trương nhất quán của Nhà nước, Việt Nam đã tham gia nhiều công ước quốc tế quan trọng, trong đó có các công ước về bảo vệ quyền con người. Bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 đã thừa nhận rằng mọi người sinh ra đều có sẵn các quyền con người căn bản, đều bình đẳng và tự do. Trên tinh thần đó, năm 1977, Việt Nam gia nhập

tổ chức Liên Hiệp Quốc. Hành động này có nghĩa to lớn, cùng với việc ghi nhận của nhà nước Việt Nam đối với các quyền bất di bất dịch của con người được quy định trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền của Liên Hợp Quốc vào năm 1948.

Đến tháng 9/1982, Việt Nam chính thức gia nhập các Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Tại đây, nhà nước Việt Nam đã long trọng cam kết tôn trọng, bảo vệ các quyền này cho công dân Việt Nam, và đồng thời cũng thúc đẩy các quyền này trên toàn thế giới.

Từ việc gia nhập các công ước quốc tế về quyền con người của Nhà nước Việt Nam đã ghi nhận rằng: mọi công dân Việt Nam từ lúc sinh ra đời đều được hưởng tất cả các quyền con người một cách bình đẳng nhất. Quyền này không phân biệt với bất kỳ công dân nào khác trên thế giới, hoặc quốc gia, màu da, chủng tộc, xuất thân, địa vị, quan điểm chính trị, trình độ phát triển, lịch sử hình thành, v.v…

2.2.1.2 Nghĩa vụ tôn trọng các Công ước quốc tế của Nhà nước đối với việc ban hành Luật biểu tình ở nước ta

Một phần của tài liệu cơ sở và kiến nghị ban hành luật biểu tình ở nước ta (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)