Một trong những đặc điểm của hoạt động biểu tình là có sự tham gia của nhiều người, trong suốt cuộc biểu tình sẽ nảy sinh nhiều vấn đề rất phức tạp, khó lường trước được. Vì vậy, khi xây dựng Luật biểu tình chúng ta cần quy định rõ việc người dân muốn biểu tình thì phải tuân theo một quy trình cụ thể. Đồng thời quy trình này phải được sự xem xét từ những cơ quan cơ quan chức năng.
Để một cuộc biểu tình diễn ra hợp pháp, người viết xin đề xuất Luật biểu tình cần quy định một quy trình cụ thể như sau:
Sơ đồ quy trình:
Diễn giải quy trình:
Trường hợp A: cuộc biểu tình diễn ra ở một huyện, hoặc một quận của một tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương)
Trước hết, những người biểu tình cần cử ra một Ban đại diện cho mình. Ban đại diện này chịu trách nhiệm tổ chức và điều phối cuộc biểu tình. Nếu cuộc biểu tình chỉ diễn ra trong phạm vi một huyện, quận thì Ban đại diện sẽ nộp hồ sơ đăng kí biểu tình tại UBND cấp huyện.
Sau khi nhận hồ sơ đăng kí biểu tình, UBND cấp huyện sẽ chuyển hồ sơ đăng kí biểu tình cho Cơ quan công an(cấp huyện) để nghiên cứu và tham mưu cho UBND về tính chất, quy mô, những khả năng bạo lực có thể nảy sinh.
Gửi hồ sơ đăng kí
Hình 1: Sơ đồ quy trình đăng kí biểu tình
Người biểu tình Người biểu tình Ban đại diện
Chính phủ (VPCP) UBND cấp Huyện Công an cấp Bộ Công an cấp Huyện UBND cấp Tỉnh Công an cấp Tỉnh (A) (B) (C) 2 1 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 Đăng ki Tham mưu
Cho phép hoặc không
Đăng ki Gửi hồ sơ đăng kí
Tham mưu
Đăng ki
Gửi hồ sơ đăng kí
Tham mưu
Cho phép hoặc không
Sau khi nghiên cứu, Cơ quan công an sẽ trả lại hồ sơ cho UBND cấp huyện và tham mưu việc có nên hoặc không nên cho phép biểu tình.
Sau khi được sự tham mưu từ Cơ quan công an, UBND cấp huyện sẽ ra quyết định cho hoặc không cho phép biểu tình.
Trường hợp B: cuộc biểu tình diễn ra ở nhiều huyện, quận của một tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương)
Trước hết, những người biểu tình cần cử ra một Ban đại diện cho mình. Ban đại diện này chịu trách nhiệm tổ chức và điều phối cuộc biểu tình. Nếu cuộc biểu tình chỉ diễn ra trong phạm vi nhiều huyện, quận thì Ban đại diện sẽ nộp hồ sơ đăng kí biểu tình tại UBND tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương).
Sau khi nhận hồ sơ, UBND cấp tỉnh sẽ chuyển hồ sơ đăng kí biểu tình cho Cơ quan công an (cấp tỉnh) để nghiên cứu và tham mưu cho UBND về tính chất, quy mô, những khả năng bạo lực có thể nảy sinh.
Sau khi nghiên cứu, Cơ quan công an sẽ trả lại hồ sơ cho UBND và tham mưu việc có nên hoặc không nên cho phép biểu tình.
Sau khi được sự tham mưu từ cơ quan công an, UBND cấp tỉnh sẽ ra quyết định cho hoặc không cho phép biểu tình.
Trường hợp C: cuộc biểu tình diễn ra ở nhiều tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương)
Trong trường hợp cuộc biểu tình diễn ra trong phạm vi nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước thì người biểu tình cần tuân theo quy trình sau:
Trước hết, những người biểu tình cần cử ra một Ban đại diện cho mình. Ban đại diện này chịu trách nhiệm tổ chức và điều phối cuộc biểu tình.
Nếu cuộc biểu tình diễn ra trong phạm vi nhiều tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương) thì Ban đại diện sẽ nộp hồ sơ đăng kí biểu tình tại Văn phòng Chính phủ.52
Sau khi nhận hồ sơ, Văn phòng Chính phủ sẽ chuyển hồ sơ đăng kí biểu tình cho Cơ quan công an (cấp Bộ) để nghiên cứu và tham mưu cho Chính phủ về tính chất, quy mô, những khả năng có thể xảy ra.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ, Cơ quan công an sẽ trả hồ sơ lại cho Văn phòng Chính phủ và tham mưu việc có nên hoặc không nên cho phép biểu tình.
Sau khi được sự tham mưu từ cơ quan công an, Chính phủ sẽ ra quyết định cho hoặc không cho phép biểu tình.