XHCN quy định về quyền biểu tình
* Tính tối cao của Hiến pháp
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản pháp lý có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Ở nước ta Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, do cơ quan đại diện và quyền lực cao nhất ban hành hoặc sửa đổi theo một trình tự nghiêm ngặt; là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, có giá trị chính trị- pháp lý lớn.48
Các quy định của Hiến pháp ở nước ta là những quy định xác lập, có giá trị phát điểm; chúng điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất và đồng thời là cơ sở pháp luật cho tất cả các ngành luật nhằm đảm bảo tính thống nhất cho hệ thống pháp luật trong cả nước. Chính vì thế, điều 146 của Hiến pháp đã khẳng định: “Hiến pháp nước Cộng
47Luật kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, điều 3.
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với hiến pháp”.
Tính tối cao của Hiến pháp thể hiện trước hết qua việc ghi nhận chủ quyền tối cao của nhân dân, Hiến pháp là sản phẩm tinh thần từ nhân dân mà ra. Việc ban hành, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải thuộc quyền của nhân dân nói chung, hoặc cơ quan đại diện có thẩm quyền cao nhất của nhân dân - Quốc hội thông qua theo một trình tự thủ tục đặc biệt. Ngoài ra, trong một nhà nước pháp quyền, tính tối cao và bất khả xâm phạm của Hiến pháp đòi hỏi phải được tuân thủ tuyệt đối.
Như vậy, Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định về tổ chức quyền lực Nhà nước, thể hiện tư tưởng của nhân dân, là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Ở bất cứ quốc gia nào Hiến pháp là biểu tượng của nền dân chủ, là giới hạn của quyền lực nhà nước, là cơ sở pháp lý cao nhất bảo đảm các quyền tự do cá nhân mà không ai có thể hạn chế được.