Chủ thể thực hiện hoạt động biểu tình

Một phần của tài liệu cơ sở và kiến nghị ban hành luật biểu tình ở nước ta (Trang 43)

Theo người viết, chủ thể thực hiện hoạt động biểu tình của Luật biểu tình cần xác định một cách cụ thể phải là công dân Việt Nam, với điều kiện, từ đủ 18 tuổi trở lên.

Việc xác định đối tượng này, người viết có 03 luận điểm kiến giải sau:

Thứ nhất, vấn đề biểu tình là một vấn đề hết sức nhạy cảm, dễ gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội và an ninh quốc gia. Nếu chúng ta cho phép người nước ngoài tham gia biểu tình tại Việt Nam thì vấn đề sẽ trở nên phức tạp, cơ quan quản lý khó có thể kiểm soát được tình hình. Đặc biệt, lợi dụng từ quy định này, các lực lượng chống đối trong và ngoài nước sẽ dễ dàng liên kết được với người nước ngoài, tạo nên các cuộc biểu tình tại Việt Nam, gây sự bất ổn về trật tự xã hội và chính trị nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Cho nên, chủ thể tham gia hoạt động tại Việt Nam không thể là người nước ngoài mà là chính công dân Việt Nam. Mặt khác, quyền biểu tình là quyền công dân, chỉ chính công dân Việt Nam mới thực hiện được quyền công dân của mình trên lãnh thổ Việt Nam. Người nước ngoài không phải là công dân Việt Nam nên họ sẽ đương nhiên không được thực hiện được quyền biểu tình trên lãnh thổ Việt Nam.

Thứ hai, biểu tình còn là một phương thức phản biện xã hội, mà mục đích chính của người biểu tình là nhằm thể hiện ý chí của mình về một vấn đề, một chính sách của Nhà nước để góp phần làm cho đất nước ngày càng phát triển, xã hội ngày ngày càng hoàn thiện hơn. Trong khi đó, lịch sử dân tộc Việt Nam ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, từng cảm nhận được sự mất mát khi đất nước bất ổn, đồng thời là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, người Việt nam sẽ không ai mong muốn một sự bất ổn xảy ra trên chính đất nước mình đang sống. Cho nên, chỉ những người biểu tình là công dân Việt Nam mới đánh giá hết những rủi ro và nguy cơ có thể xảy ra, nếu, mình biểu tình làm cho đất nước bất ổn thì chính bản thân mình và người thân sẽ gánh vác hết những hậu quả đó. Vì vậy, những người Việt Nam trước khi biểu tình sẽ cân nhắc kỹ lưỡng hơn về những lợi và hại trước những hành động của mình.

Thứ ba, chúng ta cũng nhìn thấy rõ rằng, biểu tình là một hoạt động thể hiện ý chí, quan điểm của nhân dân về một vấn đề của xã hội. Để cho một ý chí, quan điểm đó cần có cách nhìn nhận đúng đắn, toàn diện về vấn đề thì người đưa ra quan điểm đó phải thật sự hoàn thiện đầy đủ về nhận thức của mình. Ở đây, người viết đề xuất về độ tuổi của công dân để được biểu tình phải là từ đủ 18 trở lên, vì một cá nhân ở độ tuồi này đã có sự phát triển hoàn chỉnh về trí lực của mình, có sự phân biệt được giữa cái đúng và cái sai trong xã hội, từ đó sẽ có sự nhìn nhận đúng đắn về hành động của mình để tham gia biểu tình phù hợp với luật pháp.

Mặt khác, biểu tình là một vấn đề hết sức nhạy cảm, nên việc quy định về độ tuổi của người tham gia biểu tình có ý nghĩa quan trọng trong trường hợp Nhà nước dự trù trước việc các lực lượng chống đối sẽ lợi dụng sự non nớt về nhận thức của trẻ em để xúi giục biểu tình, gây bất ổn. Ngoài ra, việc xây dựng Luật biểu tình bên cạnh đảm bảo quyền của công dân, còn quy trách nhiệm của công dân về mặt chế tài khi biểu tình trái với quy định của Luật biểu tình. Việc quy định về độ tuổi này sẽ phù hợp với các quy định về xử lý xử phạt hành chính hiện nay, cũng như việc truy cứu trách nhiệm hình sự và chịu hình phạt của công dân vi phạm khi tham gia biểu tình.50 Đây là phương thức phòng ngừa và răn đe từ xa đối với những ý định biểu tình nhằm làm bất ổn xã hội.

Một phần của tài liệu cơ sở và kiến nghị ban hành luật biểu tình ở nước ta (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)