Trong thời kì hiện nay, do trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật không ngừng nâng cao, cùng với trình độ tri thức của đông đảo người dân được cải thiện rõ rệt, trong đó bao gồm các quyền tự do hội họp, tự do biểu đạt ý kiến…được ghi nhận rộng rãi trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia tại các nước đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động biểu tình của các nhân dân trên thế giới.
Nội dung biểu tình của nhân dân các nước ngày càng phong phú, không chỉ tồn tại ở một quốc gia mà còn vượt ra cả thế giới, với các hình thức khác nhau. Mục đích của người tham gia biểu tình không chỉ là sự đòi hỏi, yêu cầu bảo vệ lợi ích cá nhân của họ, mà còn là lợi ích của toàn xã hội, của quốc gia và của nhân loại.
* Ở Mỹ
Mỹ là một quốc gia dân chủ hiện đại có lịch sử hình thành hàng trăm năm. Tại đây mọi quyền tự do, dân chủ của nhân dân đều được đảm bảo, giống như bản Tuyên ngôn độc lập trong thời kì lập quốc năm 1776 đã khẳng định: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Trong thời gian gần đây, ở Mỹ nổ ra hàng loạt cuộc biểu tình của quần chúng phản đối các vấn đề nảy sinh của xã hội. Nổi bật nhất là phong trào biểu tình mang tên "Chiếm Phố Wall" đã thu hút hàng ngàn quần chúng tham gia trên khắp cả nước và lan rộng trên thế giới.
23 Lê Mậu Hãn: Đại cương lịch sử Việt Nam- tập 3 Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2007, tr. 169. 24 Lê Mậu Hãn: Đại cương lịch sử Việt Nam- tập 3, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2007, tr. 190.
Phong trào"Chiếm Phố Wall" được tổ chức Adbusters25 phát động trên các mạng internet từ ngày 13/7/2011. Cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra vào ngày 17/9/2011, do một nhóm nhỏ sinh viên khoảng một chục người tại công viên Zuccotti- New York, với tấm áp phích mang hình ảnh một nữ diễn viên ba lê nhảy múa trên tượng con bò bằng đồng – biểu tượng của Phố Wall.
Khẩu hiệu của phong trào là “99%”, tức là 99% dân là người nghèo hay chỉ đủ ăn, trong khi đó 1% người cực giàu điều khiển guồng máy kinh tế tài chính Mỹ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mọi người. Khẩu hiểu này phản ánh một thực tế bất công hiện nay ở nước Mỹ là, 1% người giàu nhất nước Mỹ làm chủ 40% tài sản của Mỹ. Trong khi 80% người dân ở mức thấp nhất làm chủ chỉ có 7% tài sản nước Mỹ. 26
Sau hai tuần phát động, phong trào "chiếm Phố Wall" đã thu hút hàng ngàn quần chúng tham gia ở hàng chục tiểu bang. Những người tham gia biểu tình trong phong trào chủ yếu tập trung trước các ngân hàng hoặc công ty tài chính lớn. Thành phần tham gia rất đa dạng, họ bao gồm là những cựu chiến binh, học sinh, sinh viên, công nhân, y tá, linh mục hay ngay cả những giáo sư ở các trường đại học.
Hưởng ứng phong trào "Chiếm Phố Wall" tại Mỹ, ngày 15/10/2011, tại các thành phố lớn trên thế giới, quần chúng đã xuống đường để phản đối các chính sách cứu trợ từ các ngân hàng và chính trị gia của chính phủ: Auckland ( New Zealand), Taipei (Đài Loan), Lisbon , Oporto (Bồ Đào Nha), Madrid (Tây Ban Nha), Frankfurt (Đức), Seoul (Hàn Quốc), London (Anh)…
* Ở Tây Ban Nha
Tây Ban Nha là một quốc gia nằm ở Châu Âu lục địa, giống như những nước khác tại Châu Âu, nền kinh tế Tây Ban Nha gặp nhiều khó khăn và đang trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay, với tỷ lệ thất nghiệp lên đến 25%, cao nhất trong số 17 quốc gia sử dụng đồng euro.27
Ngày 12/5/2012, ở khắp các thành phố Tây Ban Nha, hơn 100.000 người đã xuống đường biểu tình phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ Tây Ban Nha và
25 Adbusters: một tổ chức phản đối tư bản chủ nghĩa, có trụ sở tại Vancouver (Canada).
26 Nguyễn Viết: Phong trào “Chiếm phố Wall” đang biến đổi về chất và lượng? Báo điện tử Dân Trí, 2012, http://dantri.com.vn/c36/s36-528361/phong-trao-chiem-pho-wall-dang-bien-doi-ve-chat-va-luong.htm,[truy cập ngày 20/8/2012]
27Tổng hợp:Biểu tình rầm rộ ở Tây Ban Nha, Báo điện tử Thanh Niên,
và tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng cao.
Những người biểu tình ở thủ đô Madrid đã căng rộng một tấm vải có in các ký tự 15M, tượng trưng cho ngày 15/5, ngày khai sinh phong trào "Indignants". Đợt tuần hành lần này của những người biểu tình Tây Ban Nha sẽ kéo dài trong 4 ngày và kết thúc vào ngày 15/5, để kỷ niệm một năm ngày phong trào "Indignants" ra đời. Không chỉ diễn ra ở Tây Ban Nha, việc kỷ niệm một năm phong trào "Indignants" còn được tổ chức tại nhiều thành phố ở nhiều nước châu Âu như: Marseille (Pháp), Brussels( Bỉ)…28
Phong trào "Indignants" được khởi phát tại quảng trường Puerta del Sol ở thủ đô Tây Ban Nha ngày 15/5/2011. "Indignants" được tạm dịch là " những người căm phẫn". Những người tham gia phong trào "Indignants" đã cùng nhau tụ tập lại để phản đối chính sách của chính phủ Tây Ban Nha đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của họ. Tháng 5/2011, phong trào "Indignants" bùng phát và lan nhanh khắp Tây Ban Nha và Châu Âu, rồi sau đó trở thành chất xúc tác để những cuộc biểu tình "Chiếm phố Wall" nổ ra ở Mỹ cùng nhiều nước khác.29
* Ở Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia có đông dân số nhất thế giới. Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, cộng với nguồn nhân lực dồi dào, sau mấy mươi năm đổi mới đất nước, nền kinh tế Trung Quốc có sự chuyển biến rõ rệt và ngày trở thành nền kinh tế lớn nhất của thế giới.
Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển kinh tế đã làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, tạo sự phản đối của quần chúng nhân dân. Trong thời gian gần đây, ở Trung Quốc đã xảy ra một số cuộc biểu tình của quần chúng, tiêu biểu như cuộc biểu tình ở Trùng Khánh vào tháng 4/2012.
Trong hai ngày 10 và 11/4/2012, hàng ngàn người dân trong khu khai thác phát triển kỹ thuật và kinh tế Vạn Thịnh, phía tây nam Trùng Khánh (Trung Quốc) đã xuống đường biểu tình phản đối chính sách của chính quyền tại đây.
28 Hà Giang: Biểu tình nổ ra khắp Tây Ban Nha , Báo điển tử Vnexpress, 2012 http://vnexpress.net/gl/the- gioi/anh/2012/05/bieu-tinh-no-ra-khap-tay-ban-nha/, [truy cập ngày 24/8/2012].
29Hà Giang: Biểu tình nổ ra khắp Tây Ban Nha , Báo điển tử Vnexpress, 2012,http://vnexpress.net/gl/the- gioi/anh/2012/05/bieu-tinh-no-ra-khap-tay-ban-nha/,[truy cập ngày 24/8/2012].
Cuộc biểu tình đã nhen nhóm từ ngày 10/4 và trở thành đại quy mô trong ngày 11/4 khi có hơn 10.000 người dân khu Vạn Thịnh cùng đổ ra phong tỏa mọi lối ra của các đường cao tốc.
Người tham gia biểu tình đã giăng biểu ngữ "Chúng tôi cần cơm ăn, hãy trả Vạn Thịnh cho chúng tôi" để phản đối việc Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn quyết định sáp nhập khu Vạn Thịnh vào huyện Kỳ Giang vào tháng 10/2011. Quyết định này đã làm ảnh hưởng đến phúc lợi của người dân, đặc biệt là khiến chế độ bảo hiểm y tế và lương hưu của người dân bị giảm nhiều.30