1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

92 3,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,63 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNCÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM” NĂM 2012 Tên công trình : Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực tập tốt ng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”

NĂM 2012

Tên công trình :

Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực tập tốt nghiệp của sinh viên chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Thuộc nhóm ngành: Kinh doanh & Quản lý 2 ( KD2)

Trang 2

HÀ NỘI, 2012

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”

NĂM 2012

Tên công trình :

Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực tập tốt nghiệp của sinh viên chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Thuộc nhóm ngành: Kinh doanh & Quản lý 2 ( KD2)

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Trà My Nữ Năm thứ 3/4

Hồ Thị Khuyên Nữ Năm thứ 3/4Lớp, Khoa Quản Trị Nhân Lực

– Khoa Kinh tế &

Quản lý Nguồn Nhân Lực

Ngành học : Quản Trị Nhân Lực

Người hướng dẫn : PGS.TS Vũ Thị Mai

Trang 4

HÀ NỘI, 2012

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU 4PHẦN MỞ ĐẦU 4NỘI DUNG 4Chương I Tổng quan về Chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực - Khoa Kinh

tế & Quản lý Nguồn Nhân Lực – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 4Chương II Thực tập tốt nghiệp đối với sinh viên trong quá trình Đào tạo 4Chương III Thực trạng chương trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên

khóa 50 Chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực – Khoa Kinh tế & Quản Lý

Nguồn Nhân Lực – Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân 4

1 Quy mô Sinh viên Thực tập Tốt nghiệp khóa 50 Chuyên ngành Quản

Trị Nhân Lực – Khoa Kinh tế & Quản Lý Nguồn Nhân Lực 4

2 Đánh giá thực trạng thực tập tốt nghiệp của sinh viên khóa 50

Chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực – Khoa Kinh tế & Quản Lý Nguồn

Nhân Lực 4Chương IV Một số kiến nghị nhằm nâng tính hiệu quả của quá trình thực

tập cho sinh viên chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực – Trường Đại học

dân………

… 4

1 Các kiến nghị đối với sinh viên 4

2 Các kiến nghị đối với Khoa Kinh tế & Quản lý Nguồn Nhân lực,

Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân và Doanh nghiệp 4

Trang 5

KẾT LUẬN 4

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Danh mục một số đơn vị thực tập của Sinh viên

Khóa 50 – chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực

16

Biểu đồ 1 Lĩnh vực hoạt động của Doanh nghiệp lựa chọn thực

tập

17

Biểu đồ 2 Quy mô Doanh nghiệp sinh viên thực tập 19

Biểu đồ 3 Công tác Quản Trị Nhân Lực tại Doanh nghiệp mà

sinh viên thực tập có được coi trọng không?

Biểu đồ 7 Tiêu chí lựa chọn Doanh nghiệp thực tập của sinh

Trang 7

Đánh giá của sinh viên về kiến thức, kỹ năng nhận

được khi đi thực tập

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong quá trình học tập trên giảng đường Đại học, sinh viênchuyên ngành Quản Trị Nhân Lực được cung cấp những kiến thức và kỹnăng về quản lý về con người, các vấn đề liên quan đến con người trong

tổ chức cùng các kiến thức khác về vĩ mô ảnh hưởng đến Nguồn nhân lựctrong Xã hội Tuy nhiên, làm sao để vận dụng kiến thức Quản Trị NhânLực áp dụng vào thực tế quản lý con người trong tổ chức, xã hội là mộtvấn đề hết sức quan trọng bởi cuộc sống muôn màu muôn vẻ, mỗi hiệntượng sự vật xảy ra đều có hàng ngàn lý do, hàng trăm cách để giải quyếtnhưng làm sao để làm việc một cách khoa học, chuẩn xác nhất thì sinhviên phải cần một thời gian dài làm việc, sau khi đã tích lũy cho mình đủvốn kiến thức và kinh nghiệm trong công tác Quản Trị Nhân Lực Mộtbước đệm cho sinh viên trước khi bước vào làm việc ở tổ chức một cáchchính thức là quá trình thực tập tốt nghiệp Đây là khoảng thời gian hếtsức quan trọng để vận dụng lý thuyết vào thực tế và cũng giúp sinh viênquen dần với môi trường làm việc trong tổ chức Và cũng có thể coi thựctập tốt nghiệp là cơ hội để sinh viên có thể chứng tỏ năng lực của mình,trở thành nhân viên chính thức tại công ty

Một thực trạng xảy ra đối với quá trình thực tập của sinh viên nóichung là chưa phát huy hết được hiệu quả và ý nghĩa của quá trình thựctập Vậy thực trạng về vấn đề này như thế nào và làm thế nào để nâng caohiệu quả thực tập tốt nghiệp sẽ được nghiên cứu thông qua đề tài “ Một sốkiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực tập tốt nghiệp của sinh viênchuyên ngành Quản Trị Nhân Lực – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân”

Trang 9

2 Mục đích nghiên cứu

- Có cái nhìn chính xác hơn về bước tiến trung gian giữa học

và làm

- Nâng cao hiệu quả quá trình thực tập của sinh viên

 Hiểu rõ ý nghĩa của quá trình thực tập

 Rút ngắn thời gian tiếp cận thực tế

 Gắn chặt giữa lý thuyết và thực hành

- Định hướng quá trình thực tập để chọn Nghề phù hợp

- Gắn kết giữa Doanh nghiệp và trường Đào tạo

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực tập tốt nghiệp của sinh viên chuyên ngành Quản Trị NhânLực

 Công ty TNHH N.E.T.S.Y.S VIỆT NAM

 Công ty Xăng Dầu Hàng Không

 Công ty Đầu tư Sài Gòn

 Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng hải

 Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

Trang 10

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Quá trình thực tập của sinh viên chuyên ngành Quản Trị Nhân Lựckhóa 50 trong năm học 2012

5.Các phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài và xây dựng các khái niệm công

cụ cũng như các giả thuyết nghiên cứu

- Cách tiến hành : Đọc, phân tích, tổng hợp những tài liệu có liên quanđến đề tài nghiên cứu

5.2 Phương pháp điều tra viết

- Nhằm thu thập thông tin của khách thể về vấn đề cần nghiên cứu

- Cách tiến hành:

+ Xây dựng bảng hỏi dựa trên lý luận các đặc điểm của sinh viên.+ Tiến hành phát bảng hỏi để lấy ý kiến của học sinh theo mẫu đãchọn

5.3 Phương pháp quan sát

- Vì tâm lý được hình thành, phát triển và bộc lộ thông qua hoạt động

và giao tiếp nên phương pháp quan sát giúp cho chúng ta thu thậpthêm những thông tin cần thiết để làm cho đề tài được sâu sắc hơn(Thông qua phương pháp quan sát kết hợp với phỏng vấn sâu )

5.4 Phương pháp thống kê toán học

Phân tích, xử lý số liệu thu được bằng phần mềm excel 2007

Phần mềm SPSS

Trang 12

NỘI DUNG

Chương I Tổng quan về Chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực Khoa Kinh tế & Quản lý Nguồn Nhân Lực – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

-1 Quá trình hình thành và phát triển của Khoa

Khoa Kinh tế & Quản lý Nguồn Nhân lực được thành lập từ

năm 1961 với tên gọi là khoa Kinh tế lao động Năm1990, Khoa Kinh tế

Lao động được đổi tên thành Khoa Kinh tế lao động và Dân Số với 3chuyên ngành đào tạo: Kinh tế lao động, Dân số- Kinh Tế và Quản TrịNhân Lực Từ tháng 9 năm 2007 đến nay Khoa được đổi tên là KhoaKinh tế & Quản lý Nguồn Nhân lực Nhiệm vụ đào tạo của khoa là đápứng nhu cầu của các cơ quan Doanh nghiệp từ trung ương đến địaphương về nguồn nhân lực có chất lượng cao trong quá trình phát triển,giúp họ xây dựng chiến lược sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu

quả Trong suốt hơn 50 năm qua, khoa là nơi đào tạo và cung cấp hàng

nghìn cán bộ kinh tế và quản lý nguồn nhân lực trong các lĩnh vực laođộng-tiền lương, định mức và tổ chức lao động, quản lý dân số và xã hội

ở các trình độ đại học và trên đại học cho các bộ, ngành, cơ quan Doanhnghiệp, là địa chỉ quen thuộc và tin cậy của nhiều ngành, nhiều tổ chứccủa Trung ương và địa phương

2 Đội ngũ cán bộ giảng viên

Tổng số cán bộ, giảng viên cơ hữu của khoa tính đến ngày 1 tháng

1 năm 2008 có 29 người, trong đó 26 giảng viên và 2 cán bộ văn phòng

Về học vị, đội ngũ giảng viên có 11 Tiến sỹ, 12 Thạc sỹ (trong số này có

3 người đang chuẩn bị kết thúc chương trình học tập và bảo vệ luận án

Trang 13

Tiến sỹ ở các nước Mỹ, Úc, Việt Nam) và 1 cử nhân Về học hàm có 6Phó Giáo sư, số còn lại là giảng viên chính và giảng viên Khoa là mộttrong những đơn vị có lực lượng giảng viên được đào tạo cơ bản và mạnh

về chuyên môn, giỏi ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp, Nga) có nhiều giảngviên có khả năng hướng dẫn nghiên cứu sinh, Cao học và giảng dạy bằngtiếng Anh/Pháp

III Phân theo học vị

1 Tiến sỹ và tiến sỹ khoa học 11

-3 Quá trình tổ chức đào tạo cử nhân trong Khoa

Nhiệm vụ chính thức của Khoa là đào tạo đội ngũ cán bộ kinh tế

và quản lý nguồn nhân lực ở các trình độ đại học và sau đại học; tham giacác hoạt động nghiên cứu khoa học trong và ngoài trường; tư vấn về tổchức, quản lý, phát triển nguồn nhân lực, tiền công-tiền lương; việc làmcho các tổ chức…

CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

Trang 14

Chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực được thành lập năm 1995 vớikhóa sinh viên đầu tiên là Quản Trị Nhân Lực K35, mỗi khóa đào tạo từmột đến hai lớp chuyên ngành Khoa đã đào tạo được hơn 18 khóa vàđang đào tạo từ khóa 50 đến 53 Theo số liệu đến tháng 1 năm 2008 cửnhân Quản Trị Nhân Lực đã tốt nghiệp là 2500 người và đang đào tạo là

821 người Số lượng sinh viên chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực ngàycàng gia tăng

Trưởng bộ môn: PGS TS.Vũ Thị Mai

Phó Truởng bộ môn: PGS.TS Phạm Thuý Hương

Mục tiêu đào tạo:

 Trang bị những kiến thức tổng hợp về quản lý nguồn nhân lực, cơcấu tổ chức, hành vi tổ chức, tâm sinh lý và xã hội của người laođộng trong tổ chức, các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, antoàn và bảo vệ sức khỏe cho người lao động, kiến thức tổ chức vàđịnh mức lao động khoa học trong tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả

sử dụng nguồn nhân lực của tổ chức và nâng cao sự hài lòng củangười lao động

 Trang bị kỹ năng hoạch định chiến lược nguồn nhân lực và quản lýnguồn nhân lực trong tổ chức Cung cấp các chuyên gia quản lýnguồn nhân lực có chất lượng cao cho các tổ chức (tổng công ty;công ty; nhà máy; viện nghiên cứu; trường học; bệnh viện )

Trang 15

Phân tích lao động xã hội

Tâm lý Xã hội học lao động

Chuyên đề Kinh tế nguồn nhân lực

Trang 16

Chương II Thực tập tốt nghiệp đối với sinh viên trong quá trình Đào

tạo

1 Khái niệm, mục đích, yêu cầu của thực tập cho sinh viên chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực

1.1 Khái niệm

Theo QUY ĐỊNH về thực tập và viết chuyên đề thực tập đối với hệ

đại học chính quy đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Kinh

tế Quốc dân (Kèm theo QĐ số 793 /QĐ-KTQD ngày 29 tháng 4 năm

2009 của Hiệu trưởng)

Điều 2 Giải thích từ ngữ

1 “Thực tập” là hoạt động áp dụng lý thuyết, các kiến thức đă học

vào thực tiễn, qua đó củng cố và nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp

vụ Tuỳ theo ngành đào tạo, sinh viên thực tập ở các cơ sở kinh tế, các cơquan quản lý Nhà nước, các Viện nghiên cứu…

1.2 Mục đích thực tập

Theo QUY ĐỊNH về thực tập và viết chuyên đề thực tập đối với hệ

đại học chính quy đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Kinh

tế Quốc dân (Kèm theo QĐ số 793 /QĐ-KTQD ngày 29 tháng 4 năm

2009 của Hiệu trưởng)

Điều 3 Mục đích thực tập

1 Gắn học với hành, lý luận với thực tiễn, giúp sinh viên làm quen

và tăng cường kỹ năng thực tế, năng lực chuyên môn phù hợp với ngành,chuyên ngành đào tạo

2 Giúp sinh viên hệ thống hoá và củng cố những kiến thức cơ bản

về kinh tế xă hội, kiến thức chuyên môn đă được trang bị, vận dụng vào

Trang 17

thực tế để phân tích các chính sách hoặc giải quyết các vấn đề thuộcngành và chuyên ngành đào tạo

3 Giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp, hìnhthành các phẩm chất trí tuệ, phương pháp tiếp cận, giải quyết một vấn đềthực tế

4 Tạo cho sinh viên có cơ hội phát hiện những kiến thức và kỹnăng còn thiếu để có kế hoạch bổ sung hoàn thiện

Theo kế hoạch thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Quản Trị Nhân

Lực-Khóa 50 của Khoa Kinh tế & Quản lý Nguồn Nhân lực ban hành ngày 03 tháng 01 năm 2012

Mục đích thực tập cuối khóa này là nhằm giúp sinh viên:

a Vận dụng các kiến thức đã được trang bị tại trường để tìm hiểu

và nghiên cứu các hoạt động thực tiễn nói chung cũng như các vấn đề vềlao động, quản lý nguồn nhân lực nói riêng ở các cơ quan Doanh nghiệp,

… đặc biệt là sự đổi mới các vấn đề này trong tương lai

b Nắm được phương pháp tiếp cận và giải quyết các vấn đề thuộcchuyên ngành đào tạo trên cơ sở những kiến thức đã học và thực tiễn hoạtđộng, đồng thời đề xuất các giải pháp, các kiến nghị khoa học nhằm gópphần giải quyết thực tiễn, qua đó nâng cao nhận thức của sinh viên

1.3 Yêu cầu đối với quá trình thực tập

Theo kế hoạch thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Quản Trị Nhân

Lực-Khóa 50 của Khoa Kinh tế & Quản lý Nguồn Nhân lực ban hành ngày 03 tháng 01 năm 2012

Để đạt được mục đích trên, sinh viên phải thực hiện tốt các yêu cầusau đây:

1 Nắm được toàn bộ nội dung khóa học đã được học tập tạiTrường và hoàn thiện kiến thức của mỗi người thông qua việc nghiên cứu

và tham khảo các tài liệu liên quan

Trang 18

2 Qua quá trình thực tập rèn luyện tác phong, phương pháp làmviệc, quan điểm và phương pháp vận động quần chúng của người cán bộquản lý nhân lực.

3 Sinh viên phải có mặt thường xuyên tại địa điểm thực tập, chủđộng, tích cực khảo sát nghiên cứu tình hình thực tế và viết chuyên đềdưới sự hướng dẫn của giáo viên được Khoa phân công Mỗi sinh viênphải có một cuốn sổ ghi chép các hoạt động của mình tại cơ sở thực tập

để trình giáo viên hướng dẫn khi có yêu cầu

4 Hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp đúng hạn, tích cựctham gia các hoạt động do Khoa và cơ sở thực tập yêu cầu

5 Chấp hành nghiêm túc các quy chế trong thực tập, nội quy, quychế của cơ sở thực tập, đảm bảo thời gian và tiến độ thực tập theo yêu cầucủa khoa và giáo viên hướng dẫn

6 Kết thúc thực tập, chuyên đề tốt nghiệp phải có ý kiến đánh giá,nhận xét bằng văn bản của lãnh đạo cơ sở thực tập Nội dung đánh giáchủ yếu liên quan đến tinh thần thái độ thực tập của sinh viên, tính trungthực của các số liệu trong chuyên đề tốt nghiệp và tính khả thi của cácgiải pháp kiến nghị đối với cơ sở thực tập

2 Thời gian và nội dung thực tập

2.1 Thời gian thực tập

Thời gian thực tập tốt nghiệp là 15 tuần trong đó có 01 tuần chuẩn bị và

02 tuần nghỉ tết nguyên đán Trong đó thực tập tổng hợp giai đoạn 1 là 5tuần và thực tập chuyên đề giai đoạn 2 là 10 tuần

2.2 Nội dung thực tập

Thực tập được chia làm hai gian đoạn:

Giai đoạn 1: Thực tập tổng hợp, bao gồm:

 Tìm hiểu đặc điểm, tình hình hoạt động của cơ sở về các mặt:

Trang 19

o Quá trình hình thànhvà phát triển, hệ thống tổ chức bộ máy, cáchoạt động sản xuất – kinh doanh chủ yếu hoặc chức năng, nhiệm

vụ của cơ sở thực tập

o Đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ Quy trình sản xuất công nghệhoặc thực hiện dịch vụ

o Cơ cấu và đặc điểm đội ngũ lao động

o Kết quả sản xuất – kinh doanh/ kết quả thực hiện chức năng, nhiệmvụ

o Các vấn đề quản lý nhân sự, tổ chức lao động khoa học, kinh tế laođộng đang được cơ sở quan tâm, nghiên cứu và giải quyết

 Những đổi mới và hướng phát triển của cơ sở thực tập trong thờigian tới

 Nghiên cứu sâu các hoạt động của phòng/ bộ phận chuyên tráchnguồn nhân lực (phòng tổ chức lao động/tiền lương/tổ chức cán bộ/

tổ chức hành chính)

Kết thúc giai đoạn này sinh viên phải nộp một bản báo cáo tổng hợpkhoảng 22 – 25 trang

Giai đoạn 2 : Giai đoạn thực tập chuyên đề

Những sinh viên đạt yêu cầu ở giai đoạn 1 thì mới được thực tập giaiđoạn 2 Kết thúc đợt thực tập thì sinh viên phải hoàn thành chuyên đềthực tập theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn

3 Đánh giá hiệu quả thực tập

Hiện nay không riêng gì Khoa Kinh tế & Quản lý Nguồn Nhân lực

mà tất cả các khoa khác trong trường Đại Học Kinh tế Quốc dân thường

Trang 20

không sát sao, theo dõi được quá trình thực tập của sinh viên Giáo viênthường đánh giá chất lượng thực tập thông qua bài luận thực tập của sinhviên Một bài luận được đánh giá là tốt thì phải đảm bảo về nội dung vàhình thức.

Đầu tiên là về hình thức Một bài luận tốt phải có cách trình bàykhoa học, logic và khi để người chấm nhìn vào cảm thấy dễ hiểu Một bàiluận phải đầy đủ ba phần đó là phần mở đầu, nội dung và kết luận, rồicách trích dẫn nguồn, cách căn lề trên, lề dưới, lề trái, lề phải rồi cách làmdanh mục tham khảo…cũng cần phải được chú ý Rất nhiều sinh viênhiện nay thường không chú ý đến hình thức, cách trình bày Nhiều sinhviên trình bày một cách thiếu cẩn thận, cách trích dẫn nguồn không biết

và lỗi chính tả thì rất là nhiều Hình thức chỉ là một khía cạnh phụ nhưng

mà nếu sinh viên không biết cách thì rất dễ tạo nên ấn tượng không tốtđối với người chấm

Thứ hai, quan trọng nhất và quyết định nhất vẫn là nội dung của bàiluận Nội dung ở đây chính là phần cốt lõi của bài luân Đó là chính là kếtquả của sinh viên sau một quá trình thực tập Số liệu trong bài phải cậpnhật, đầy đủ và chính xác Các giải pháp, kiến nghị đưa ra phải sát vớitình hình của đơn vị thực tập, không được xa rời thức tế Nhưng thực tếhiện nay không thể chỉ dựa vào chất lượng bài luân tốt nghiệp để đánh giáchất lượng thực tập của sinh viên được Đánh giá như thể chỉ là đánh giá

ở một khía cạnh chứ chưa thể đánh giá một cách tổng thể Nhiều sinhviên có số liệu rất cụ thể, chi tiết nhưng thực chất lại không được thamgia vào công việc chuyên môn Hoặc cũng có một số bộ phân sinh viên cóthể sao chép, copy bàn luận của các người khác và biến thành của mình.Hiện tượng đó đang rất phổ biến hiện nay

Trang 21

Chương III Thực trạng chương trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên khóa 50 Chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực – Khoa Kinh tế

& Quản Lý Nguồn Nhân Lực – Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân

1 Quy mô Sinh viên Thực tập Tốt nghiệp khóa 50 Chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực – Khoa Kinh tế & Quản Lý Nguồn Nhân Lực

Khóa 50 chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực năm 2012 là khóa sinhviên năm thứ tư, đã bước vào giai đoạn thực tập tốt nghiệp Chuyênngành Quản Trị Nhân Lực đối với khóa 50 được phân thành 02 lớpchuyên ngành bao gồm Quản Trị Nhân Lực A và Quản Trị Nhân Lực Bvới tổng số sinh viên là 87 người Hiện nay, các sinh viên chủ yếu thamgia vào quá trình thực tập qua các mối liên hệ của bản thân để tự tìmDoanh nghiệp thực tập cho mình Hầu hết các sinh viên đều thực tập trênđịa bàn Thành phố Hà Nội để việc thuận tiện hơn cho các mục đích cánhân như thuận tiện hơn cho việc học ngoại ngữ, các văn bằng khác và đilàm thêm Bên cạnh đó có một số bộ phận nhỏ sinh viên cũng chọn thựctập tại các Doanh nghiệp ở địa phương vì có một số ưu thế nhất định tùytheo định hướng của bản thân

2 Đánh giá thực trạng thực tập tốt nghiệp của sinh viên khóa 50 Chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực – Khoa Kinh tế & Quản Lý Nguồn Nhân Lực

Để điều tra về tình hình thực tập của sinh viên chuyên ngành QuảnTrị Nhân Lực năm 2012, nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học lớp QuảnTrị Nhân Lực K51 đã thực hiện hai cuộc khảo sát cho hai nhóm đối tượng

Trang 22

là sinh viên chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực năm thứ tư và Cán bộNhân sự của các Doanh nghiệp:

- Đối với sinh viên : Số mẫu điều tra là 87 phiếu, số phiếu thulại là 76 phiếu hợp lệ, phát cho các sinh viên năm thứ tư ngành học QuảnTrị Nhân Lực

- Đối với Doanh nghiệp : Số mẫu điều tra 10 Doanh nghiệpbao gồm 40 phiếu điều tra, số phiếu thu lại là 21 phiếu hợp lệ

2.1 Khái quát về thực tế thực tập tốt nghiệp của sinh viên chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực – Khóa 50 Khoa Kinh tế & Quản lý Nguồn Nhân lực

2.1.1 Khái quát về cơ sở thực tập tốt nghiệp của sinh viên chuyên

ngành Quản Trị Nhân Lực – Khóa 50 Khoa Kinh tế & Quản lý Nguồn Nhân lực.

2.1.1.1 Ngành hoạt động của cơ sở thực tập

1 Công ty Cổ Phần hóa dầu

4 Tổng công ty Giấy Việt Nam Phòng tổ chức lao động

5 Công ty cổ phần Viglacera Tiên

Sơn khu Tiên Du – Bắc Ninh

6 Công ty TNHH một thành viên

Hiệp Quang

Hành chính nhân sự

Trang 25

Biểu đồ 1: Lĩnh vực hoạt động của Doanh nghiệp lựa chọn thực tập

Nhóm ngành xây dựng chiếm tỉ lệ nhiều sinh viên chuyên ngànhtham gia thực tập, chiếm 35% Ngành chế tạo, lắp ráp máy cũng chiếm tỉ

lệ cao với 15% Lý giải cho điều này, nhóm ngành xây dựng có nhiềucông nhân tham gia vào lao động mang tính mùa vụ Do đó, sinh viêntham gia thực tập tại nhóm các Doanh nghiệp này vừa giúp ích cho cácDoanh nghiệp trong công tác chuyên môn ở mức vừa phải, phù hợp vớikhả năng của sinh viên sắp tốt nghiệp

Riêng ở hai ngành Tài chính - Ngân hàng, Công nghệ thông tin – ViễnThông số sinh viên thực tập chiếm số lượng rất nhỏ, chỉ 5% Hai ngànhnày đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc cao vì lựclượng lao động tham gia trong ngành này có chất xám cao Do đó côngtác Quản Trị Nhân Lực cũng cần phải được coi trọng

Một số ngành khác mà sinh viên đang thực tập như : vận chuyểnhàng không, dầu khí, giấy…

2.1.1.2 Quy mô của Cơ sở thực tập

Trang 26

Hơn một nửa số sinh viên ( 53%) đang thực tập trong Doanhnghiệp có quy mô vừa từ 200-500 người Hiện nay phần lớn các Doanhnghiệp có quy vừa và nhỏ nên số lượng sinh viên tập trung đông cũng làđiều dễ hiểu Có một điều đáng mừng là số sinh viên thực tập tại Doanhnghiệp lớn trên 500 người cũng chiếm tới 21% Bên cạnh đó cũng có một

bộ phận nhỏ các sinh viên chiếm 10% thực tập tại các Doanh nghiệp chỉ

có từ 10-50 người Điều này không đảm bảo cho một quá trình thực tập

có hiệu quả theo yêu cầu từ phía Nhà trường

Biểu đồ 2: Quy mô Doanh nghiệp sinh viên thực tập

2.1.1.3 Vấn đề Quản Trị Nhân Lực trong các cơ sở thực tập hiện nay

Cũng theo đánh giá của các sinh viên, có đến 84% các Doanhnghiệp coi trọng công tác Quản Trị Nhân Lực Điều này cho thấy rằng tưtưởng của các chủ Doanh nghiệp đang dần thay đổi theo hướng tích cực

Trang 27

hơn Điều đó cũng phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành QuảnTrị Nhân Lực trên Thế Giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng Tuynhiên trong số 16% Doanh nghiệp còn lại theo ý kiến đánh giá của chịĐào Thu Trang - Quản Trị Nhân Lực 50A “Cần quan tâm hơn tới côngtác quản trị nhân sự, Doanh nghiệp quá yếu kém về công tác này hầu nhưchỉ làm các phần cứng trong quản lý chứ chưa có ảnh hưởng nhiều tớiquản lý nguồn nhân lực”

Biểu đồ 3: Công tác Quản Trị Nhân Lực tại Doanh nghiệp mà

sinh viên thực tập có được coi trọng không?

2.1.2 Khái quát về sinh viên Khóa 50 tham gia thực tập tốt nghiệp

của sinh viên chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực – Khoa Kinh

tế & Quản lý Nguồn Nhân lực.

Trước khi đi vào tìm hiểu thực trạng về tình hình thực tập của sinhviên, theo khảo sát của chúng tôi số sinh viên yêu thích nghề Nhân sự

Trang 28

chiếm tỉ lệ rất cao 95% trong tổng số sinh viên học chuyên ngành QuảnTrị Nhân Lực Con số này nói lên một dấu hiệu rất đáng mừng Bởi vìnghề nghiệp gắn bó với mỗi con người trong phần lớn cuộc đời và đểcống hiến được cho xã hội, mỗi người cần phải có niềm đam mê nghềnghiệp Số sinh viên yêu thích ngành Quản Trị Nhân Lực chiếm tỉ lệ caochứng tỏ phần lớn số sinh viên đã đi đúng hướng và chọn cho mình mộtcông việc mà mình yêu thích trong tương lai.

Biểu đồ 4: Tỉ lệ yêu thích nghề Nhân sự trong sinh viên chuyên

ngành Quản Trị Nhân Lực

2.1.2.1 Thực tập tốt nghiệp – nhìn từ góc độ sinh viên

Nhìn chung các sinh viên đã có cái nhìn khá chính xác về kháiniệm “ thực tập” Theo anh Lâm Tuấn Anh – Quản Trị Nhân Lực 50A

“Thực tập tốt nghiệp” “ là giai đoạn mà sinh viên được trải nghiệm môitrường làm việc của các Doanh nghiệp đồng thời giai đoạn này cũng giúpsinh viên có cơ hội được ứng dụng những kiến thức đã được học vào thựctế” Hay một ý kiến khá thẳng thắn và trực diện hơn của Chị Hà Thị VânAnh – Quản Trị Nhân Lực 50B “Thực tập tốt nghiệp” “là tìm đến cơ sở,

Trang 29

công ty nào đó mà mình cảm thấy phù hợp, xin vào phòng ban nơi cóhoạt động chuyên môn nghề nghiệp của mình, rồi hàng ngày xin đến công

ty làm quen với công việc và môi trường làm việc” Mặc dù có nhiềucách diễn đạt khác nhau nhưng nhìn chung sinh viên hiểu được “Thựctập” là quá trình sinh viên được tiếp xúc với môi trường làm việc đồngthời áp dụng những kiến thức đã học vào môi trường thực tế

Từ quan niệm của sinh viên về quá trình thực tập, chúng tôi cũngtìm hiểu được vai trò của quá trình thực tập đối với các sinh viên như sau:

Biểu đồ 5: Quá trình thực tập tốt nghiệp có quan trọng với sinh

viên không?

Phần đông sinh viên đã nhận thức được vai trò quan trọng của thực

tập đối với bản thân chiếm 71% Thực tập có thể coi là một quá trìnhchính thức đưa sinh viên từ những lý thuyết được học trên giảng đường

áp dụng vào thực tế của các Doanh nghiệp Đây cũng có thể coi là thờigian tập dượt của sinh viên trước khi đi làm Có thể nói thực tập là mộtgiai đoạn vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên, nếu bỏ qua giai đoạnnày, sinh viên sẽ phải mất nhiều thời gian sau đó để làm quen và hiểu về

Trang 30

thực tế công việc khi đi làm Vì vậy, đối với 29% sinh viên nhận thức về

tầm quan trọng của quá trình thực tập ở mức bình thường cần có những

nhìn nhận một cách toàn diện và đầy đủ hơn để tránh lãng phí thời gianthực tập

Mặc dù sinh viên chuyên ngành đã có những cái nhìn khá chínhxác về vấn đề thực tập tốt nghiệp Tuy nhiên, mỗi cá nhân lại có những lý

do khác nhau cho mình để tham gia vào quá trình thực tập tốt nghiệp

Biểu đồ 6: Lý do thực tập của sinh viên

Có đến 60% số sinh viên thực tập với lý do để hiểu hơn về ngành

học Phần đông sinh viên đã có cái nhìn đúng đắn về quá trình thực tập,

quá trình này phải xuất phát từ chính bản thân mỗi sinh viên để tìm hiểu,đúc rút ra cho mình những kinh nghiệm thực tế của ngành học Tuy nhiên

chỉ có một bộ phận nhỏ số sinh viên 10% có tầm nhìn xa hơn đó là để

làm việc luôn tại công ty thực tập Thiết nghĩ đây là một mục đích lựa

chọn Doanh nghiệp thực tập mà sinh viên nên suy nghĩ Bởi vì sinh viên

có điều kiện thực tập tại Doanh nghiệp mà họ có ý định xin làm việc sẽ

Trang 31

giúp Doanh nghiệp cũng như sinh viên tiết kiệm được khoảng thời gianđào tạo và làm quen với công việc Hơn nữa, đối tượng sinh viên mới ratrường là những người trẻ đầy lòng nhiệt huyết với công việc, khả năngcủa những người trẻ là không thể phủ nhận Doanh nghiệp có nhu cầutuyển dụng đối với nhóm đối tượng này sẽ mang lại một số lợi ích khácbiệt cho họ.

Có đến 30% số sinh viên được hỏi thì họ thực tập bởi vì sự tác

động của Nhà trường Vì thực tập là điều kiện để lấy bằng tốt nghiệp và

do yêu cầu của Nhà trường Những nguyên nhân này không phải xuất

phát từ phía sinh viên mà do các điều kiện khách quan khác Sinh viên làđối tượng bị điều chỉnh nên có thể dẫn đến hành vi không tốt trong quátrình thực tập Suy nghĩ này sẽ làm giảm tính chủ động của quá trình thựctập trong sinh viên

Do có những lý do thực tập khác nhau tùy theo nhận thức của mỗisinh viên nên họ sẽ có các tiêu chí để lựa chọn Doanh nghiệp phù hợp vớimục tiêu của bản thân

Trang 32

Biểu đồ 7: Tiêu chí lựa chọn Doanh nghiệp thực tập của sinh viên

Hiện nay, số lượng Doanh nghiệp để sinh viên lựa chọn thực tậptrong ngành Nhân sự không phải ít Vì vậy, sinh viên có nhiều hơn chomình để lựa chọn Doanh nghiệp mà mình sẽ thực tập Có nhiều các tiêuchí để sinh viên lựa chọn Doanh nghiệp thực tập cho mình Tuy nhiên,chiếm số % nhiều nhất, 39% sinh viên hy vọng được thực tập công việcliên quan đến chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực tại Doanh nghiệp mà họ

có ý định thực tập Họ cũng mong muốn một Doanh nghiệp mà dễ xinđược số liệu và các thủ tục hành chính khác Theo mong muốn của ChịNguyễn Thị Trang – Quản Trị Nhân Lực 50B chị mong rằng trong quátrình thực tập sẽ “ thu thập được tài liệu đầy đủ về Doanh nghiệp để hoànthiện báo cáo thực tập, được giao các công việc liên quan đến ngành nghềđào tạo để có cơ hội cọ xát với thực tế, được chỉ bảo những vướng mắcliên quan tới ngành nghề được đào tạo khi thực tập tại Doanh nghiệp”.Hiện nay, thủ tục hành chính trong vấn đề thực tập cũng là một thủ tụccòn rườm ra, sinh viên phải xin các giấy tờ cần thiết để hoàn thành kìthực tập Với một số mục đích khác như để đạt điểm cao, không mất quánhiều thời gian đi thực tập hay Doanh nghiệp dễ xin vào thực tập chiếm tỉ

lệ khá nhỏ ( từ 5% - 6%) Điều đó cho thấy hầu hết sinh viên chuyênngành đã ý thức được tầm quan trọng của quá trình thực tập ( theo biểu

đồ 4), xuất phát từ chính bản thân người học chứ không phải vì các mụcđích khác

Theo ý kiến từ chị Nguyễn Bích Ngọc - Cán bộ Đào tạo Công ty cổphần FPT “ Thực tập có thể coi là bước đầu tiếp xúc với môi trường làmviệc chuyên nghiệp Rèn luyện những kỹ năng cơ bản để thuận tiện choquá trình làm việc sau này như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giaotiếp, lập kế hoạch công việc Từ đó có những kinh nghiệm để sau này làm

Trang 33

việc một cách hiệu quả ” Ngoài sự đồng tình với ý kiến trên của ChịNgọc thì theo anh Dương Đại Lâm – Trưởng Phòng Tổ Chức Lao ĐộngCông ty Xuất nhập khẩu Viettel “ Thực tập còn giúp sinh viên mở rộngmối quan hệ, tăng cơ hội tìm việc “.

Cùng với những nhận thức của sinh viên về quá trình thực tập thìtâm lý khi đi thực tập của sinh viên thể hiện qua bảng sau:

Biểu đồ 8: Tâm trạng khi thực tập của sinh viên

Gần 50% số sinh viên được điều tra rất thích thú với quá trình thực

tập sắp tới của bản thân Và cũng có 21% (chiếm 1/4 tổng số sinh viên)

có thái độ rất lo ngại về quá trình thực tập Lý giải cho điều này có một

vài nguyên nhân sau:

- Phần lớn số sinh viên trong quá trình học tập trên ghế Nhà trườngchưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với môi trường Doanh nghiệp thực tế Vìvậy, khi được thử sức ở một môi trường mới là môi trường Doanhnghiệp, có điều kiện tham gia tìm hiểu thực tế và những khoảng cách giữa

lý thuyết và thực trạng là điều vô cùng mới mẻ Hơn nữa, đối với những

Trang 34

người trẻ, được thử sức ở một môi trường mới là động lực thúc đẩy họlàm việc.

- Cũng do sinh viên chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với Doanhnghiệp nên sẽ không tránh khỏi sự bỡ ngỡ khi đến môi trường mới Tâm

lý e ngại, thiếu tự tin và kinh nghiệm của sinh viên là một trong những

nguyên nhân gây nên thái độ rất lo ngại.

Hơn 1/10 ( khoảng 21%) số sinh viên có tâm lý đi thực tập vì sự

bắt buộc của Nhà trường Điều này cho thấy có một bộ phận không nhỏ

sinh viên còn thiếu tính chủ động trong việc học và hành Đây là mộtnhược điểm cần phải khắc phục bởi vì sự chủ động chính là chìa khóathành công của mỗi sinh viên Sự chủ động sẽ giúp sinh viên nắm bắtđược những cơ hội nghề nghiệp cho cá nhân mình

Và cũng có đến ¼ số sinh viên có các trạng thái tâm lý khác như :vừa thích thú nhưng vừa lo ngại hoặc cảm thấy bình thường, không cóthay đổi gì nhiều so với khi đi học

2.1.2.2 Nguồn cung cấp Cơ sở thực tập cho sinh viên khóa 50 Chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực

Trang 35

Biểu đồ 9: Nguồn cung cấp các Doanh nghiệp thực tập

Có đến gần ¾ số sinh viên (khoảng 79%) tham gia thực tập tại các

Doanh nghiệp do Người quen giới thiệu Và chỉ có khoảng ¼ số sinh viên

tự tìm hiểu các Doanh nghiệp thực tập từ các nguồn như : Internet, các

phương tiện thông tin đại chúng , Hội chợ việc làm, Festival việc làm…

Tuy có mối quan hệ với các Doanh nghiệp nhưng số lượng sinhviên được Khoa, trường giới thiệu hầu như không có Nghĩa là sự tácđộng của Nhà trường đối với Doanh nghiệp trong quá trình thực tập củasinh viên còn rất ít Chủ yếu là do sinh viên tìm hiểu các mối quan hệ củabản thân và tự tìm hiểu để tìm các Doanh nghiệp phù hợp cho mình

Ngoài ra anh Trương Hữu Đức - chuyên viên Nhân sự Tập đoànViễn Thông Quân Đội Viettel cũng cho biết “ Sinh viên chủ yếu là doquen biết giới thiệu vào thực tập tại công ty” Vì thế có thể nhận thấyrằng, mối liên hệ giữa Nhà trường với Doanh nghiệp trong vấn đề thựctập của sinh viên còn chưa được sử dụng

2.1.2.3 Thực trạng sinh viên thực tập tại cơ sở thực tập

Thực trạng khảo sát cho thấy có đến ½ số sinh viên tham gia thực

tập chỉ được làm các công việc lặt vặt như photo tài liệu, sắp xếp giấy tờ

Theo Nhà trường, quá trình thực tập là quá trình để sinh viên áp dụng lýthuyết vào thực tiễn Doanh nghiệp, là cơ hội để sinh viên tìm hiểu thêm

sự khác biệt giữa học và hành Mặc dù do tính chất các phòng Nhân sự ởViệt Nam còn thiên nặng về các yếu tố chủ quan của chủ Doanh nghiệp,tuy nhiên tùy vào tính chất công việc mà có thể cho sinh viên tham gia ởmột mức độ vừa phải vào các công việc có tính chất đơn giản hơn như :Tuyển dụng… còn về các công việc như Tiền lương, Đào tạo & Phát triểnđòi hỏi yêu cầu về chuyên môn, kĩ năng, nhiều kinh nghiệm hơn Số sinh

viên được trực tiếp tham gia vào trong công việc chuyên môn của Doanh

Trang 36

nghiệp chỉ chiếm 35% (hơn 1/3 số sinh viên được khảo sát) Có một con

số đáng báo động là 10% số sinh viên thực tập nhưng không tham gia bất

cứ công việc gì tại Doanh nghiệp Đối với các sinh viên này, thực tập chỉmang tính chất đối phó để có đủ các thủ tục cần thiết khi ra trường

Biểu đồ 10: Công việc sinh viên đang làm tại Doanh nghiệp thực tập

Từ hiện trạng về những công việc của sinh viên làm trong Doanhnghiệp hiện nay có thể nhận thấy rằng những gì mà sinh viên đang làm tạiDoanh nghiệp thực tập có ảnh hưởng tới mức độ mà họ hiểu biết vềDoanh nghiệp Chủ yếu sinh viên hiểu biết những thông tin cơ bản vềcông ty như : Tên giao dịch, Trụ sở chính, cơ cấu tổ chức…

Chỉ có 20% sinh viên tham gia vào công tác hành chính cơ bản nhưtìm hiểu sơ qua về các loại hình giấy tờ, công văn, quy định… Con số

Trang 37

sinh viên được tham gia vào các công việc liên quan đến chuyên mônQuản Trị Nhân Lực về tuyển dụng, đào tạo… chỉ chiếm 15% tổng số sinhviên thực tập Gần như không có sinh viên nào được làm việc như mộtnhân viên thực thụ tại các Doanh nghiệp Có 5% số sinh viên tham gialàm các công việc khác Phải chăng vì tâm lý e ngại của Doanh nghiệp

mà sinh viên chưa được tiếp cận với thực tế nhiều?

Biểu đồ 11 : Mức độ sinh viên tham gia vào công việc của Doanh nghiệp

Mặc dù mức độ tham gia vào các công việc Nhân sự trong Doanhnghiệp còn rất hạn chế Nhưng thực trạng khảo sát lại cho chúng ta mộtkết quả khá bất ngờ Một bộ phận lớn các Doanh nghiệp đã có sự nhiệttình trong việc giúp đỡ các sinh viên thực tập chiếm 83% Chỉ có 17%Doanh nghiệp có thái độ không nhiệt tình trong việc giúp đỡ trong quátrình thực tập của sinh viên Điều này phản ánh rằng nhìn chung cácDoanh nghiệp có thái độ nhiệt tình giúp đỡ các sinh viên trong quá trình

Tham gia vào các công việc chuyên môn Làm việc như một nhân viên thực sự

Trang 38

thực tập Như vậy, thực chất của vấn đề sinh viên ít được tham gia vàochuyên môn Quản Trị Nhân Lực nằm ở đâu trong khi các Doanh nghiệplại có thái độ nhiệt tình giúp đỡ ? Thực chất của vấn đề này là thái độ củacác Doanh nghiệp đối với sinh viên ở góc độ những người đi trước truyềnđạt lại kinh nghiệm cho thế hệ sau, thái độ giúp đỡ chỉ bảo các kỹ năng,kinh nghiệm sống chứ không hẳn thuộc về phạm trù chuyên môn TheoChị Phan Thị Thêu – Quản Trị Nhân Lực 50B “ Thực ra ban đầu đi thựctập mình cũng hơi ngại nhưng khi đến Doanh nghiệp rồi thì các anh chịrất vui tính, dễ gần Mình mới đi thực tập có nên có những cách ứng xửthế nào cho phù hợp đều được các anh chị chỉ bảo, thậm chí cả cách tiếpxúc với sếp nữa Mình thấy rất thoải mái khi thực tập ở đây“

Biểu đồ 12: Sự chỉ dẫn tận tình của Doanh nghiệp đối với sinh viên

2.1.2.4 Thực trạng sử dụng quỹ thời gian của sinh viên trong kỳ thực tập

Trang 39

Theo khảo sát có đến 67% sinh viên chuyên ngành Quản Trị NhânLực bên cạnh quá trình thực tập còn tham gia học Tiếng Anh hoặc cácvăn bằng khác như Kế toán, Tài chính – Ngân hàng…Bên cạnh đó 9%sinh viên còn đi làm thêm các công việc để kiếm thêm thu nhập như gia

sư, phục vụ bàn, nhân viên bán hàng… Có khoảng ¼ số sinh viên thamgia vào các hoạt động khác, có thể tham gia trực tiếp vào công việc tạiDoanh nghiệp thực tập hoặc tham gia vào các công việc, ngành nghề khácnhư nhân viên kinh doanh, Bất động sản Đa số các sinh viên đều cốgắng trau dồi thêm các kỹ năng cần thiết cho mình bên cạnh quá trìnhthực tập như tăng cường vốn Tiếng Anh đồng thời học thêm các văn bằngkhác để củng cố thêm các kiến thức xã hội cho mình

Biểu đồ 13: Các công việc sinh viên thường làm bên cạnh quá

trình thực tập

Trang 40

2.2 Đánh giá kết quả thu được của sinh viên khóa 50 Chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực – Khoa Kinh tế & Quản Lý Nguồn Nhân Lực từ quá trình thực tập tốt nghiệp

Thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng trong chương trình đàotạo của trường Chương trình thực tập này là một giai đoạn chuyển tiếpgiữa môi trường học tập với môi trường xã hội thực tiễn Mục tiêu củađợt thực tập này nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ xát vớithực tế, gắn kết những lý thuyết đã học được trên ghế giảng đường vớimôi trường thực tiễn bên ngoài Hàng năm, sau khi hoàn thành tất cả cácmôn học của Khoa, toàn thể sinh viên năm thứ 4 thuộc chuyên ngành sẽthực hiện chương trình thực tập tốt nghiệp Đợt thực tập tốt nghiệp đượcxem là một trong những thử thách bắt buộc dành cho sinh viên năm cuối.Nội dung của chương trình thực tập nhằm rèn luyện cho sinh viên khảnăng độc lập trong tư duy và công việc Sinh viên sẽ tự mình vận động,tìm nơi thực tập theo chủ đề mình quan tâm Có thể nói, mục tiêu củachương trình thực tập này nhằm giúp cho các bạn tự khẳng định mình,vận dụng những kiến thức đã học một cách có khoa học và sáng tạo vàocuộc sống

Thực tập là một khâu rất quan trọng trong quá trình học, giúp sinhviên rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn Đối với mỗi sinhviên Nhân lực năm cuối thì điều đó lại càng quan trọng hơn Nhưng đốivới bất cứ vấn đề gì cũng có hai mặt của nó, vậy đối với sinh viên đi thựctập thì cái được là gì và cái mất đi là gì

2.2.1 Tác động tích cực

Những mặt đạt được ở đây không chỉ xét trên khía cạnh sinh viên

mà còn phải xét trên các khía cạnh khác như là Doanh nghiệp và Nhàtrường đạt được những gì?

Ngày đăng: 11/11/2015, 09:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[5] Kỷ yếu Hội thảo Đổi mới đào tạo ngành Quản lý Nguồn Nhân Lực tại trường đại học Kinh tế Quốc Dân nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.Hà Nội, 04 -2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Hội thảo Đổi mới đào tạo ngành Quản lý Nguồn NhânLực tại trường đại học Kinh tế Quốc Dân nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội
[1] Theo QUY ĐỊNH về thực tập và viết chuyên đề thực tập đối với hệ đại học chính quy đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Kèm theo QĐ số 793 /QĐ-KTQD ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Hiệu trưởng) Khác
[2] Các Doanh nghiệp có tên trong mục 3.2 Phạm vi nghiên cứu của Phần MỞ ĐẦU Khác
[3] Sinh viên lớp chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực 50A và chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực 50B Khác
[4] Kỷ yếu Khoa Kinh tế & Quản lý Nguồn Nhân Lực – kỉ niệm 50 năm ngày thành lập. Hà Nội – 2011 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w