0
Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Các kiến nghị đối với sinh viên

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 64 -73 )

Hầu hết các sinh viên chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực đều mong muốn được cung cấp đầy đủ các số liệu cần thiết, được tham gia sâu hơn vào Bộ phận Nhân sự của Doanh nghiệp. Chị Nguyễn Thị Trang - Quản Trị Nhân Lực 50B chia sẻ “ Mình mong muốn thu thập được tài liệu đầy đủ về Doanh nghiệp để hoàn thiện báo cáo thực tập, được giao các công

việc liên quan đến ngành nghề đào tạo để có cơ hội cọ sát với thực tế, được chỉ bảo những vướng mắc liên quan tới ngành nghề được đào tạo khi thực tập tại Doanh nghiệp “. Hay như chị Đỗ Phương Liên “ Tôi mong Doanh nghiệp có thể tạo điều kiện cho sinh viên thực tập tham gia sâu hơn vào các công tác chuyên môn”.

Tuy nhiên thực tế tại các Doanh nghiệp đôi khi khác xa so với những kì vọng của sinh viên Chị Nguyễn Thị Kim Dung tha thiết “ Tôi mong được sự chỉ bảo tận tình của Doanh nghiệp, nhưng thực tế rất khó vì họ không mặn mà với sinh viên thực tập lắm. Tôi cũng muốn được tham gia vào công tác Quản Trị Nhân Lực tại Doanh nghiệp chứ không đơn thuần là tham gia nặng vào công tác hành chính” hay chỉ đơn giản là “ Sự tình hướng dẫn sinh viên hơn nữa “ theo Chị Hà Thị Vân Anh chia sẻ.

Một số sinh viên cũng mong muốn có cơ hội được làm việc tại Doanh nghiệp như Chị Trịnh Đinh Mai Hồng - Quản Trị Nhân Lực 50B bày tỏ “ Sau thời gian thực tập tôi có thể được kí hợp đồng chính thức làm việc tại công ty và được tiếp xúc nhiều hơn với công việc”

Từ những mong muốn trên của Sinh viên Chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

1.1. Trình độ chuyên môn

Để có thể tìm được một công việc cho mình sau khi ra trường thì điều kiện tiên quyết là mỗi sinh viên phải nắm vững, nắm chắc, am hiểu tường tận và có kiến thức chuyên sâu về công việc đó. Bởi vì, muốn có được một việc làm thì đầu tiên, mình phải có khả năng làm được việc đó đã, hay nói cách khác, là phải có trình độ chuyên môn về công việc đó. Và đây cũng là cái mà mỗi sinh viên phải chuẩn bị nhiều nhất cho mình. Đặc biệt là với các sinh viên Quản Trị Nhân Lực. Chúng ta đã biết, Quản

Trị Nhân Lực là một khoa học đặc thù,là môn khoa học mà đối tượng làm việc chủ yếu liên quan đến con người – chủ thể cao cấp nhất của xã hội. Và do đó, nó là một môn khoa học khó, đòi hỏi một lượng kiến thức rất lớn, rất đa dạng từ phía người học cũng như người làm. Thực tế có thể thấy, một người làm về nhân lực thường sẽ phải có trình độ cao hơn, vốn kiến thức phong phú hơn so với các đồng nghiệp khác trong tổ chức, phải là người am hiểu rất nhiều lĩnh vực. Xuất phát từ thực tế đó, nó đòi hỏi những sinh viên chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực phải chuẩn bị cho mình một khối lượng kiến thức khá lớn về chuyên ngành của mình, cũng như của các lĩnh vực khác nữa. Nhưng chuẩn bị như thế nào? Đó là phải không ngừng nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thông qua các tài liệu, sách vở, các bài giảng của các thầy cô giáo, và thông qua bạn bè. Nghĩa là trong những năm tháng là sinh viên,cần thiết mỗi người phải là một cá nhân chăm chỉ, học tập một cách quy củ, có hệ thống và chuyên sâu. Bởi vì, ở đây, quan trọng nhất là chúng ta học để làm, chứ không chỉ đơn giản là học để thi. Khối lượng kiến thức phải học, phải tích luỹ là rất nhiều trong khi thời gian học lại eo hẹp hơn, đòi hỏi mỗi người phải thực sự nỗ lực và cố gắng thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc sau này. Ngoài ra, cũng do tính rộng lớn và đa dạng của kiến thức kể trên, ngoài Nhà trường và thầy cô, việc tự học, tự tìm hiểu, tích luỹ thêm kiến thức và các vấn đề nóng hổi về chuyên ngành nhân sự cho bản thân cũng là một điều hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên. Có thể nói, với số lượng, chất lượng các bài giảng trong các trường , các trung tâm đào tạo như hiện nay, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu về mặt kiến thức chuyên môn của ngành Quản Trị Nhân Lực cho sinh viên. Và vì vậy, việc tự mày mò, tham khảo thêm kiến thức ở các nguồn bên ngoài như báo, tạp chí, truyền thông, tài liệu chuyên ngành của nước ngoài, tham gia các diễn đàn online về nghề Quản Trị Nhân Lực …..là hết sức quan trọng để tích lũy vốn kiến thức. Phải làm thế nào đấy,

để sau khi ra trường, mỗi sinh viên đều rất tự tin về mặt kiến thức, sẵn sàng làm việc được ngay. Nói chung, trong suốt quãng thời gian là sinh viên, mỗi người cần phải chuẩn bị cho mình lượng kiến thức chuyên môn về công việc trong tương lai của mình càng nhiều càng tốt. Bởi đấy chính là thước đo cơ bản cho sự thành công sau này. Rõ ràng, một sinh viên có trình độ chuyên môn cao, nắm vững các kiến thức thì khi đi thực tập sẽ dễ dàng thích nghi được với công việc. Nắm bắt các công việc một cách nhanh chóng và làm việc hiệu quả thì khi đó sẽ dễ dàng tạo được sự tin cậy đối với đơn vị thực tập.

1.2. Kinh nghiệm làm việc

Bên cạnh trình độ chuyên môn thì kinh nghiệm làm việc cũng là một yếu tố then chốt, hết sức quan trọng khi sinh viên đi thực tập. Nếu một sinh viên đi thực tập mà có kinh nghiệm làm việc trong ngành thì sẽ được đánh giá cao hơn những sinh viên chưa có kinh nghiệm. Những sinh viên này có thể bắt tay ngay vào làm các công việc mà không cần tới sự hướng dẫn của người hướng dẫn. Thực hành các công việc một cách thuần thục và hiệu quả.Vậy câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để có kinh nghiệm làm việc trong khi công việc chính của sinh viên là học tập? Thực tế là có rất nhiều cách khác nhau để tích luỹ kinh nghiệm làm việc cho bản thân mà vẫn không làm ảnh hưởng đến việc học tập., cái quan trọng là phải biết sắp xếp thời gian hợp lý. Cọ xát với thực tế, đó là điều mà mỗi sinh viên cần làm, có như thế, các sinh viên ngành nhân lực mới có được cái nhìn tổng quan về nghề nghiệp của mình trong đời sống, hiểu được cách thức vận hành của Quản Trị Nhân Lực trong thực tế, để từ đó, có những điều chỉnh, những thay đổi, những sự chuẩn bị tốt nhất cho bản thân khi đi thực tập thức tế. Dành thời gian đi tìm hiểu bên ngoài, các hoat động như: làm tình nghuyện, làm cộng tác viên, nhân viên( thường tìm hiểu các Doanh nghiệp tổ chức, các lĩnh vực liên quan đến chuyên

môn của mình, tham quan công việc ( hay có thể tham gia là theo hợp đồng ngắn hạn)cho các tổ chức, Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nhân sự. Thực tế là không quá khó để một sinh viên có thể tìm cho mình một công việc liên quan đến nhân sự trong các Doanh nghiệp , tổ chức.Hiện nay, các Doanh nghiệp đang có xu hướng tuyển các cộng tác viên nhân sự như Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ và Truyền thông (NEO), Công ty Cổ Phần Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online), ACB - Ngân Hàng TMCP Á Châu, JOBS FOR STUDENTS CLUB…những cộng tác viên này sẽ được tham gia vào công tác nhân sự của công ty như tuyển dụng, tổ chức thi tuyển, cập nhật dữ liệu nhân sự, đánh giá và hộ các công việc khác của phòng nhân sự.

I.3 Hoàn thiện các kỹ năng cần thiết

Đây cũng là một yếu tố bắt buộc mà bất cứ sinh viên nhân sự nào muốn thành công cần phải có. Như đã nói ở trên, Quản Trị Nhân Lực là một ngành nghề làm việc với con người, và do đó tính nghệ thuật của nó rất cao.Vậy thì, làm thế nào để có thể nắm bắt được tính nghệ thuật đó? Hệ thống các kỹ năng chính là câu trả lời. Làm việc với con người, chứ không phải là với các thực thể vô tri khác, đòi hỏi một chuyên gia nhân sự, ngoài hệ thống kiến thức uyên thâm, thì luôn phải có một cái đầu nhạy cảm và các kỹ năng cần thiết kèm theo. Hằng ngày, làm việc với con người, giao tiếp chủ yếu với con người, điều chỉnh các mối quan hệ con người trong tổ chức, thì các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu, kỹ năng xử lý tình huống,kỹ năng hòa giải tranh chấp, kỹ năng mềm……là bắt buộc phải có đối với một cán bộ chuyên trách về Quản Trị Nhân Lực trong tổ chức.Một cái đầu linh hoạt nhạy bén, giao tiếp tốt thì sẽ dễ dàng trong việc tạo dựng nên những mối quan hệ trong phòng. Một kỹ năng sử dụng các thiết vị văn phòng thành thạo cũng dễ dàng trong việc gây dựng lòng tin với mọi

người. Có thể ban đầu chỉ là những công việc nhỏ nhặt như photo tài liệu, soạn thảo văn bản… nhưng dần dần họ sẽ nhận được các công việc nhiều hơn và mang tính chuyên môn sâu hơn.

Các kỹ năng này mỗi sinh viên hoàn toàn có thể tự trang bị cho mình ngay từ khi còn đang đi học.Tham gia nhiều các hoạt động ngoại khoá, tích cực quan hệ , giao tiếp với mọi người,bồi dưỡng nhân cách sống của bản thân, không ngừng học hỏi , trau dồi, tham gia các buổi hội thảo, các khóa học về đào tạo kỹ năng, hay các sự kiện lớn về nhân sự ,tích cực học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với những người cùng chung chuyên môn,tiếp thu những chia sẻ của những người đã thành công trong nghề…dần dần, sinh viên sẽ có đủ những kỹ năng cần thiết để thành công.

I.4 Tạo dựng và mở rộng mối quan hệ trong đơn vị thực tập

Mối quan hệ ở đây chính là mối quan hệ giũa những sinh viên thực tập với các nhân viên trong đươn vị thực tập. Nhiều sinh viên sau khi đến thực tập thì có thái độ khó chịu với Doanh nghiệp vì họ nghĩ rằng “ sinh viên đến để thực tập chứ không phải đến làm tạp vụ”. Đó là một suy nghĩ rất là sai lầm đối với những sinh viên trong giai đoạn thực tập. Có rất nhiều sinh viên đã thể hiện thái đọ này ra ngoài bằng cách là không đến đơn vị thực tập hoặc có đến nhưng khi làm việc gì cũng miễn cưỡng, khó chịu. Chính vì như thế càng gây mất thiện cảm của đơn vị thực tập đối với sinh viên. Và điều đó dẫn đến hậu quả là khó khăn trong việc xin số liệu của Doanh nghiệp. Số liệu cập nhật không đầy đủ ảnh hưởng đến kết quả của bài báo cáo tốt nghiệp, trực tiếp ảnh hường đến kết quả của kỳ học. Vậy sinh viên cần phải làm gì để có thể tạo nên mối quan hệ thân thiện giữa bản thân mình với đơn vị thực tập?

Thứ nhất là tôn trọng giờ làm việc và nội quy của đơn vị. Khi đã đi

thực tập thì các sinh viên được tiếp xúc trong môi trường chuyên nghiệp. Sinh viên thực tập không phải là nhân viên chính thức nhưng khi bước qua cửa công ty, họ là những nhân viên không được trả lương trong công ty. Chính vì thế, sinh viên phải hoàn toàn tuân thủ nội quy vì công ty không thể vì chúng ta mà chấp nhận cho những trường hợp không tuân thủ kỹ luật. Trang phục phải phù hợp với văn hóa của Doanh nghiệp.

Thứ hai là biết lắng nghe và nói ít. Sinh viên thực tập là những

người mới trong tập thể công ty. Một người mới nên cố gắng làm cho tập thể cũ thích. Chúng ta nên cố gắng làm thế nào gây ít nhất những lỗi giao tiếp không đáng có. Cách đơn giản nhất hãy lắng nghe chăm chú và nói ít.

Thứ ba là biết quan sát. Công ty là nơi làm việc vì vậy sẽ không

ngạc nhiên nếu như chúng ta không được ai để ý và hướng dẫn. Chính vì thế chúng ta phải biết sử dụng lợi thế vốn có của mình. Cặp mắt là cửa số tâm hồn.Cặp mắt của chúng ta sẽ mang lại nhiều thông tin nếu như bạn cần cố gắng.

Thứ tư là nếu thấy sai thì đừng chỉ trích. Nếu như chúng ta thấy sai

hoặc không giống những gì mình học và tìm hiểu tại trường. Như thế đừng thắc mắc hoặc làm anh hùng tại ngay vị trí. Có thể chúng ta hiểu sai hoặc cũng có thể đúng. Điều tốt nhất nên làm đó là hỏi người phụ trách hoặc quản lý tại vị trí đó tại một thời điểm thích hợp nhất.

Thứ năm là luôn luôn xin phép. Xin phép là một biểu hiện thể hiện

thái độ lịch sự đối với người khác. Bất kỳ một sự kiện xẩy ra ngoài ý muốn nào chúng phải luôn luôn xin phép người quản lý. Một nụ cười, một lời chào trước khi đến nơi làm việc và sau khi kết thúc ngày làm việc cũng dễ dàng tạo nên một sự thiện cảm cho các nhân viên khác. Những nhân viên này, họ cảm thấy họ được tôn trọng và cảm giác được mình quan trọng. Chỉ một hành động nhỏ như thế nhưng có thể cho người quản

lý và những người khác hiểu được một phần được bản chất con người chúng ta.

Thứ sáu là phải tỏ ra ham học hỏi và chịu khó. Không có cách nào

lấy cảm tình nhanh hơn đối với các nhà quản lý khi chúng ta thật sự muốn tìm hiểu và chịu khó làm việc. Điều đáng chú ý là khi chúng ta thực hiện điều này cần phải thực sự từ quyết tâm của mình không phải giả vờ tạo ra những thái độ như vậy.Những nhà quản lý và các nhân viên khác làm việc trong phòng thường rất nhạy cảm, nhất là làm việc trong phòng nhân sư, chỉ cần một ánh mắt cũng có thể biết chúng ta có cố gắng học hỏi hay không.

Thứ bảy là tôn trọng anh chị nhân viên làm việc trong phòng.

Chúng ta có thể có học vị cao hơn các anh chị cán bộ công nhân viên trong phòng. Nhưng không có nghĩa là chúng ta có thái độ coi thường họ.Hãy tôn trọng họ như những người thầy cô dạy kiến thức thực tế của mình.

Thứ tám là hòa đồng các hoạt động tập thể. Một điều thật may mắn

cho chúng ta là nếu như trong kỳ thực tập có các hoạt động của công ty như công đoàn. Chúng ta nên tranh thủ cơ hộ đó để thể hiện những tài năng của bản thân như ca hát, cắm hoa…Nếu chúng ta cảm thấy bản thân không có tài năng nào thì cũng phải biết sử dụng lợi thế của mình để hòa đồng với mọi người trong công ty.Đó là cơ hội để gắn kết mọi người lại với nhau, xaay dựng nên các mối quan hệ tốt đẹp trong tổ chứ.

I.5 Các biện pháp khác

 Tự tin

Nhiều sinh viên khi đi thực tập cảm thấy bản thân rất tự ti, không đủ tự tin để khẳng đinh chính mình. Bản thân họ khi nào cũng có cảm tưởng như công việc quá khó khăn, lớn lao sợ bản thân mình không thực

hiện được. Đó là những biểu hiện cụ thể của những người chưa có kinh nghiệm thực tế, chưa cọ xát với môi trường bên ngoài. Thực tập là cơ hội lý tưởng để thử thách bản thân vì thế hãy dũng cảm bước ra khỏi vỏ ốc an toàn của bản thân và sẵn sàng đón nhận những thử thách mới

 Chủ động

Có thể khi làm thực tập bạn sẽ gặp tình huống mọi người đèu rất bận rộn trong khi chúng ta chẳng có gì cụ thể để làm.Vì thế hãy chủ động hỏi đồng nghiệp có thể làm những công việc gì để hỗ trợ họ. Phải bày tỏ thái độ tích cực và mong muốn hợp tác. Có thể chúng ta sẽ được sếp giao một nhiệm vụ thú vị mà có lẽ từ trước đến giờ chưa ai đủ tháo vát để làm.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 64 -73 )

×