0
Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Các kiến nghị đối với Khoa Kinh tế & Quản lý Nguồn Nhân lực,

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 73 -92 )

Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân và Doanh nghiệp

2.1 Đối với Doanh nghiệp

Về phía các đơn vị Doanh nghiệp thì nên chủ động cử cán bộ của mình đến nói chuyện hoặc tham gia giảng dạy xen kẽ một số buổi học cho sinh viên. Thông qua đó, các doanh nhân sẽ truyền đạt những kinh nghiệm thực tiễn cho sinh viên.

Doanh nghiệp cũng cần phải có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện cho sinh viên có điều kiện thực tập, để góp phần đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng không chỉ giỏi lý thuyết mà còn phải vững về thực hành

nhằm tránh tình trạng đào tạo không đáp ứng được nhu cầu sử dụng . Tạo điều kiện cho sinh viên thực tập ở đây có nghĩa là những điều kiện về cơ sở vật chất như văn phòng, bàn ghế.. để sinh viên có không gian làm việc và những điều kiện về con người. Doanh nghiệp nên cử những đại diện để có thể hướng dẫn sinh viên trong quá trình thực tập. Có thể xuất phát điểm ban đầu là những công việc nhỏ nhặt nhưng dần dần công việc sẽ mang tính chuyên môn hơn. Tạo điều kiện cho sinh viên có thể học hỏi, quan sát và tham gia vào trong công việc. Bất cứ cá nhân nào khi mới làm cũng có thể có nhiều sai sót, không ai có thể tránh khỏi. Chính vì thế Doanh nghiệp phải là người hướng dẫn, giám sát sinh viên trong quá trình thực hiện để có thể giúp sinh viên khắc phục những sai sót mắc phải và thực tập một cách hiệu quả hơn.

Doanh nghiệp cũng nên xây dựng một chương trình cho thực tập sinh cụ thể với mục đích rõ ràng. Chương trình thực tập sinh là cơ hội tuyệt vời giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm làm việc và tiếp cận với môi trường công ty. Hiện nay, các Doanh nghiệp chủ động xây dựng các chương trình thực tập dành cho sinh viên năm cuối đều được tự lựa chọn các ứng viên phù hợp. Đây là một cách tuyển dụng của nhiều Doanh nghiệp. Thông qua chương trình thực tập, các Doanh nghiệp được tự tuyển chọn các sinh viên giỏi, thời gian thực tập giống như thời gian thử việc, giúp sinh viên tiếp cận với công việc. Sinh viên nào đạt yêu cầu sẽ được mời ở lại làm việc sau khi kỳ thực tập kết thúc. Những chương trình này cũng mang lại cho công ty điều kiện để đánh giá sinh viên và các kỹ năng phù hợp với những công việc dành cho người mới tốt nghiệp.Một chương trình thực tập sinh được tổ chức chu đáo có thể giúp một tổ chức thu hút và tuyển dụng những nhân tài giỏi nhất một cách lâu dài. Việc xây dựng được một đội ngũ những tài năng xuất sắc chắc chắn sẽ tạo cho công ty lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh hiện nay. Những

nhân viên được tuyển dụng ngay khi vừa ra trường thường có khuynh hướng gắn bó với công ty hơn, do vậy, tỷ lệ nghỉ việc của họ cũng thấp hơn. Vì thế, chương trình thực tập nên là một thành tố thiết yếu trong những kế hoạch chiến lược để thu hút nhân tài hàng đầu cho công ty.

Tăng cường truyền thông về chương trình thực tập đến cho sinh viên. Hiện nay, đa số sinh viên chủ yếu phải tự liên hệ với đơn vị thực tập. Nhiều sinh viên không tìm được các đơn vị thực tập ở các thành phố lớn nên phải về các tỉnh lẻ để thực tập. Trong khi đó nhiều Doanh nghiệp có nhu cầu tuyển thực tập sinh nhưng số lượng đến tuyển không lớn. Một vấn đề đặt ra là công tác tuyên truyền của Doanh nghiệp chưa hiệu quả. Hiển nhiên ở đây là muốn vào được Doanh nghiệp thực tập thì sinh viên phải đạt được một số yêu cầu nào đó của Doanh nghiệp đưa ra, không phải ai muốn vào thực tập cũng được. Nếu công tác truyền thông có hiệu quả, một mặt giúp cho sinh viên tìm đơn vị thực tập, mặt khác giúp cho Doanh nghiệp có thể thu hút được các ứng viên tài năng đến với Doanh nghiệp mình.

Doanh nghiệp và Nhà trường cần phải có sự gắn kết chặt chẽ về đào tạo và sử dụng lao động. Nếu làm được điều này thì nguồn nhân lực chắc chắn sẽ có chất lượng đáp ứng được yêu cầu của xã hội và hơn hết sẽ mang lại niềm tin cho sinh viên về ngành mình theo học.

2.2 Các kiến nghị đối với Khoa Kinh tế & Quản lý Nguồn Nhân lực và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Về phía Khoa, Nhà trường để giúp sinh viên có được kỳ thực tập tốt nghiệp thành công, trước tiên Khoa, Nhà trường cần có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của thực tập tốt nghiệp. Như đã nêu ở những phần trên, thực tập tốt nghiệp không chỉ hữu ích cho sinh viên hay Doanh nghiệp mà còn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đầu

ra cho “sản phẩm đào tạo” của Nhà trường. Sinh viên thực tập tốt, kiếm được việc làm sau khi ra trường có nghĩa là chất lượng đào tạo của Khoa, Nhà trường đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và ngược lại. Đồng thời, dựa vào kết quả thực tập của sinh viên, Nhà trường có cơ sở để điều chỉnh chương trình đào tạo cho thích hợp. Vậy xuất phát từ phía Nhà trường thì chúng tôi có một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất đó là tăng cường tính thực tiễn trong các bài giảng cho sinh viên, tạo điều kiện tối đa để sinh viên có cơ hội tiếp cận, cọ xát với bên ngoài, có cơ hội được ứng dụng những kiến thúc được học vào thực tiễn công việc như tổ chức các buổi ngoại khoá, tham quan công việc, tăng thời gian thực tập cho sinh viên, thảo luận nhóm, giải quyết tình huống thực tế, đóng vai.Tăng cường thời gian học tập môn chuyên ngành, giảm bớt thời gian các môn học cơ sở để sinh viên có điều kiện tìm hiểu, nắm rõ và nghiên cứu sâu hơn các vấn đề về chuyên ngành. Liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài, tạo điều kiện cho sinh viên được giao lưu học hỏi kiến thức kĩ năng mới về quản lí con người mà các nước tiến bộ đã nghiên cứu và ứng dụng. Tất cả những điều đó là để chuẩn bị hành trang cho sinh viên trước khi đi thực tập. Sinh viên phải nắm kỹ kiến thức chuyên môn, thành thạo các kỹ năng cơ bản để có thể khi bắt tay vào việc một cách nhanh chóng.

Thứ hai là đối với kỳ thực tập của sinh viên Nhà trường cần có bộ

phận chuyên trách tổ chức các chương trình thực tập. Hiện nay, tại nhiều trường công việc này vẫn do phòng đào tạo hoặc các khoa phụ trách nên khó lòng có đủ nhân lực đảm nhiệm được công việc này. Mặc dù mỗi năm chỉ có 1 kỳ thực tập nhưng việc lên kế hoạch, liên hệ với các cơ quan, Doanh nghiệp, tổ chức các chương trình giới thiệu… cần được duy trì thường xuyên.

Thứ ba là Khoa, Nhà trường cần có kế hoạch tổ chức các chương

trình thực tập cụ thể, chi tiết, chủ động liên hệ với các cơ quan, Doanh nghiệp phù hợp với các ngành nghề trường đào tạo để làm cầu nối cho sinh viên đi thực tập. Đối với Khoa, Khoa có thể dự báo trước có thể lo cho sinh viên bao nhiêu suất thực tập. Đối với những sinh viên còn lại cần phải hướng dẫn cách thức đi tuyển dụng thực tập sao cho hiệu quả. Khoa, Nhà trường không nên để sinh viên “tự bơi” hoàn toàn bởi không phải sinh viên nào cũng có mối quan hệ xã hội tốt, sinh viên nào cũng có thành tích học tập xuất sắc để có thể tự thuyết phục được các cơ quan, Doanh nghiệp, mà sinh viên nào cũng đều cần có một nơi thực tập tốt để có thể nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của mình

Thứ tư là sau khi sinh viên nhận chỗ thực tập, Khoa không nên

“khoán trắng” cho đơn vị tiếp nhận sinh viên mà cần liên hệ thường xuyên với nơi tiếp nhận để tìm hiểu về tình hình thực tập của sinh viên. Như vậy, Khoa và sau nữa là Nhà trường mới theo dõi được thực chất chất lượng kỳ thực tập của sinh viên ra sao, đồng thời trong nhiều trường hợp cũng cần có sự can thiệp, điều chỉnh của Nhà trường đối với sinh viên.

Thứ năm là Khoa nên lấy ý kiến phản hồi của các cơ quan, Doanh

nghiệp biết được những hạn chế của chương trình đào tạo. Những ý kiến này thường rất thiết thực, giúp Khoa và Nhà trường hiểu được nhu cầu của thị trường lao động nhằm trang bị kiến thức cho sinh viên. Có thể lấy phản hồi bằng nhiều cách như tổ chức hội thảo, làm feedback bằng bảng hỏi, hỏi chuyện trực tiếp..

2.3 Sự liên kết Khoa, Nhà trường và Doanh nghiệp

Để nâng cao chất lượng chương trình thực tập, các cơ quan, tổ chức, Doanh nghiệp cần có sự phối hợp tích cực với Khoa, Nhà trường

trong việc sẵn sàng tiếp nhận sinh viên thực tập, tạo những điều kiện tốt nhất để thực tập sinh tiếp cận với công việc, cử người hướng dẫn sinh viên thực tập tận tình, chu đáo.

Khoa, Nhà trường và Doanh nghiệp cũng có thể hợp tác chặt chẽ hơn thông qua các buổi hội thảo, trao đổi với sinh viên, tài trợ cho các dự án khởi nghiệp của sinh viên, tổ chức các chương trình tìm kiếm, bồi dưỡng các tài năng sinh viên, thành lập quỹ hỗ trợ phát triển cho sinh viên tài năng.

Khoa, Nhà trường và Doanh nghiệp cũng có thể hợp tác trong việc xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên thực hành.Việc đào tạo này có thể diễn ra ngay tại Doanh nghiệp, nhằm giúp cho các giảng viên có được những kiến thức thực tế. Các Doanh nghiệp cần cùng với Nhà trường tham gia sâu hơn vào quá trình đào tạo để tạo ra được nguồn nhân lực chất lượng cao hơn.

Khoa, Nhà trường và Doanh nghiệp liên kết trong xây dựng chương trình giảng dạy, sao cho đáp ứng nhu cầu thực tế của Doanh nghiệp và vẫn đảm bảo được quy phạm giáo dục. Nghĩa là Khoa nên mời Doanh nghiệp trở thành một cộng sự trong việc đề ra chương trình giảng dạy.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo

Hiện tại, việc tiếp nhận sinh viên thực tập hoàn toàn dựa vào tinh thần tự nguyện của các cơ quan, Doanh nghiệp dựa trên nhu cầu của Doanh nghiệp hoặc mối quan hệ tốt giữa Doanh nghiệp với Nhà trường hoặc với bản thân sinh viên, gia đình của sinh viên chứ Bộ chưa có quy định cụ thể nào. Vì vậy, chỉ có những ngành nhân lực cạnh tranh gay gắt thì các Doanh nghiệp mới nhiệt tình với thực tập sinh. Còn sinh viên các ngành khác vẫn rất khó khăn trong việc tìm nơi thực tập phù hợp và hoàn thành kỳ thực tập thành công.

Bởi vậy, cần phải có quy định rõ ràng về việc tiếp nhận sinh viên thực tập. Các quy định có thể như là các tổ chức, cơ quan, Doanh nghiệp có quy mô như thế nào thì mỗi năm bắt buộc phải nhận bao nhiêu sinh viên vào thực tập ( số lượng tối thiểu). Khi nhận sinh viên vào thực tập cần có bản thỏa thuận chi tiết về công việc, thời gian, thù lao… cho sinh viên thực tập như thế nào… Có như vậy, cơ hội có được kỳ thực tập thành công mới sẽ rộng mở với sinh viên hơn.

KẾT LUẬN

Bài nghiên cứu trên đã cho chúng ta một cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề thực tập của sinh viên Chuyên Ngành Quản Trị Nhân Lực hiện nay. Các vấn đề liên quan đến quá trình thực tập không chỉ xảy ra đối với sinh viên chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực mà còn xảy ra ở hầu hết tất cả các ngành học khác trong Trường Đại học. Thực tế mà nói Chuyên Ngành Quản Trị Nhân Lực là một ngành khá nhạy cảm, đặc biệt là với các tổ chức Công. Hơn nữa Quản lý các vấn đề về con người không phải là điều đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể làm được. Có thể thấy rằng sinh viên thực tập mang lại rất nhiều lợi ích cho Doanh nghiệp, không có bất cứ lí do gì để Doanh nghiệp từ chối giao việc cho sinh viên bởi Doanh nghiệp có thể hợp tác cùng sinh viên trong việc hỗ trợ Doanh nghiệp hoàn thành một số dự án, công việc phù hợp. Ngoài ra Doanh nghiệp sẽ có thêm nguồn lực lao động nhiệt tình, nhiệt huyết với công việc mà chỉ mất chi phí vô cùng ít. Tuy vậy, đối với sinh viên thực tập là sinh viên năm thứ tư kinh nghiệm tiếp xúc thực tế còn ít nên các Doanh nghiệp chưa đủ tin tưởng để giao các công việc chuyên môn đến quản lý con người cho sinh viên. Như đã nêu ở trên, một số công việc mà sinh viên có thể tham khảo được đó chỉ có thể thuộc về một phần nhỏ của tuyển mộ, tuyển chọn đó là tuyển dụng, còn hầu hết các lĩnh vực còn lại trong Quản Trị Nhân Lực như Kế hoạch hóa Nguồn Nhân Lực, Tạo động lực, Phát triển đánh giá, Thù lao và các phúc lợi, Quan hệ lao động đều yêu cầu người cho chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, dày dặn kinh nghiệm. Vì vậy, sinh viên thực tập còn ít nhận được những công việc cụ thể liên quan đến chuyên môn.

Nhìn chung sinh viên luôn mong muốn có điều kiện tốt nhất để tiếp cận với thực tế chuyên môn công việc. Vì là người mới nên họ rất cần sự

chỉ bảo từ phía Doanh nghiệp nhưng vì một số lý do kể trên nên đa số các sinh viên còn chưa hài lòng với quá trình thực tập của bản thân và họ mong muốn nhận được sự chỉ bảo tận tình hơn từ phía Doanh nghiệp nhưng để làm được điều này thì mối quan hệ Sinh viên – Doanh nghiệp là chưa đủ mà còn phải cần đến một cơ sở vững chắc hơn cho cả hai bên đó là Nhà trường. Nhà trường hay Khoa Kinh tế & Quản lý Nguồn Nhân lực nên là bước trung gian củng cố niềm tin cho Doanh nghiệp và cũng có thể coi là sự “bảo lãnh” cho sinh viên chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực. Cũng từ mối quan hệ với Khoa, với trường mà Doanh nghiệp có thể có một nguồn tuyển chọn lao động chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển của Doanh nghiệp.

Bài nghiên cứu của chúng tôi với mục đích tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực tập của sinh viên chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực. Tuy nhiên để giải quyết vấn đề này không hề đơn giản và cũng không thể làm trong một sớm một chiều được mà cần phải có sự phối hợp ba bên giữa Sinh viên – Nhà trường – Doanh nghiệp, với mục đích tạo ra Nguồn Nhân Lực tốt nhất cho xã hội là mục tiêu chung mà tất cả đều hướng đến.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Theo QUY ĐỊNH về thực tập và viết chuyên đề thực tập đối với

hệ đại học chính quy đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Kèm theo QĐ số 793 /QĐ-KTQD ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Hiệu trưởng)

[2] Các Doanh nghiệp có tên trong mục 3.2 Phạm vi nghiên cứu

của Phần MỞ ĐẦU

[3] Sinh viên lớp chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực 50A và chuyên

ngành Quản Trị Nhân Lực 50B

[4] Kỷ yếu Khoa Kinh tế & Quản lý Nguồn Nhân Lực – kỉ niệm 50

năm ngày thành lập. Hà Nội – 2011

[5] Kỷ yếu Hội thảo Đổi mới đào tạo ngành Quản lý Nguồn Nhân

Lực tại trường đại học Kinh tế Quốc Dân nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Hà Nội, 04 -2011

[6] Giáo sư Nancy Rothbard ở Wharton, đồng tác giả của một bài báo có tựa đề: Unpacking Prior Experience: How Career History Affects

Job Performance. (ông viết cùng với Gina Dokkhông, trường New York

University's Stern School of Business và Steffanie L. Wilk trường Ohio State University's Fisher College of Business).

PHỤ LỤC I : Bảng hỏi Sinh viên chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực K50

Nhằm khảo sát thực trạng về quá trình thực tập hiện nay của sinh viên chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực và hướng đến những giải pháp nâng cao chất lượng, hoàn thiện quá trình thực tập nhằm tạo điều kiện tốt

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 73 -92 )

×