0
Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Tác động tiêu cực và nguyên nhân

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 47 -64 )

2 Đánh giá thực trạng thực tập tốt nghiệp của sinh viên khóa 50 Chuyên

2.2.2 Tác động tiêu cực và nguyên nhân

Một hiện trạng hiện nay rất phổ biến đó là sinh viên mang tiếng đi thực tập nhưng lại không được phân công công việc, đến công ty chỉ làm các công việc lặt vặt hoặc là đến chỉ để báo cáo có mặt rồi về. Vậy những sinh viên đó khi đi thực tập thì phải đánh đổi cái gì ?

2.2.2.1 Tác động tiêu cực

a. Tốn thời gian và công sức

Thời gian và công sức bỏ ra ở đây là ngày nào cũng phải đến công ty nhưng nhưng bản thân lại quá mức rảnh rỗi. Cũng có những sinh viên bận nhưng bận ở đây không phải là bận làm các công việc của chuyên ngành mà là bận các công việc như pha trà, rót nước, photo tài liệu. Sinh viên thì không dám không đến Doanh nghiệp nhưng mà đến rồi như thế thì rất tốn thời gian. Đến nhưng không làm đươc việc mà đôi khi còn làm cản trở các công việc trong phòng. Chị Nguyễn Thị Kim Dung (lớp Quản Trị Nhân Lực 50B) cho biết: “Trước khi đi thực tập mình háo hức lắm vì xin được vào một công ty ở quê thực tập, cũng nghĩ rằng về quê sẽ được

tạo điều kiện thuận lợi, nhưng sau một tháng trời đi thực tập tớ chỉ ngồi một chỗ mà không làm gì, lâu lâu lại được sai đi photo văn bản, sai đi mua đồ ăn sáng... được vài ba hôm như thế mình cũng không muốn đến nữa, nhưng không đến thì lại thấy lo nên cứ thi thoảng lại đến cho họ thấy mặt”. Hoặc chị Trương Thị Tuyết ( lớp Quản Trị Nhân Lực 50B) chia sẻ: “Ông Phó phòng nơi mình thực tập nói thẳng luôn là không cần phải đến nhiều vì cũng không có việc gì để làm cả, cần nhận xét như thế nào thì tôi sẽ nhận xét cho như thế”. Đối với những sinh viên trì trệ, lười biếng thì nghe được những lời như thế chắc hẳn sẽ vui mừng và sung sướng. Thế nhưng, còn có rất nhiều những sinh viên mong muốn được học hỏi, được trải nghiệm những công việc mà sau khi ra trường sẻ phải làm chứ đâu phải là ngồi một chỗ rồi chờ những nhận xét tốt từ phía các đơn vị thực tập.

b. Tạo tâm lý bất ổn đối với sinh viên

Ngày nay, khi người ta nghe nói đến ngành nhân lực thì người ta liên tưởng ngay đến con người. Những người không học trong ngành có suy nghĩ rằng “ Ngành này thì lấy gì mà khó, chắc là cũng chỉ có mấy công việc tính lương thưởng rồi tuyển dụng gì đó phải không?”. Suy nghĩ là một việc nhưng khi bắt tay vào làm là một việc khác. Những kiến thức trong sách vở chỉ là ở trên mặt lý thuyết. Nếu mà không được thực hành, áp dụng và trong thực tế thì thực chất bản thân sinh viên giống như nhứng cái vỏ rỗng. Bên ngoài thì nhìn rất là đẹp, trang tri đủ loại màu sắc nhưng bên trong lại không có gì. Sinh viên không được cọ xát với thực tế, không được làm việc tiếp xúc với công việc thì có thể tạo nên những tâm lý bất ổn đối với sinh viên. Và điều quan trọng nhất là sinh viên sẽ không có những kinh nghiệm cần thiết cho việc đi làm về sau. Những sinh viên này liệu không biết rằng khi mình ra trường thì có thể làm được việc không,

công việc nó như thế nào. Nhiều sinh viên rơi vào trạng thái tâm lý mệt mỏi, hoang mang và thất vọng về nghề nghiệp và công việc của mình.

c. Khó khăn trong hoàn thành bài luận tốt nghiệp

Bài luận thực tập tốt nghiệp là sản phẩm của các sinh viên sau khi thực tập tại các Doanh nghiệp. Một bài luận tốt thì phải đầy đủ về nội dung và đúng về hình thức. Khi các sinh viên đi thực tập mà lại không được phân công việc hoặc là cả tuần mới đến Doanh nghiệp một lần để lấy chữ ký thì những sinh viên đó sẽ không sát sao, không bám sát được tiến độ thực hiện công việc trong phòng. Những sinh viên thực tập như thế rất dễ gây mất thiện cảm đối với những nhân viên làm việc trong phòng. Từ đó sẽ gây khó khăn trong việc xin số liệu hoặc là nếu có cho thì số liệu không đầy đủ. Chính vì thế hiện nay không riêng gì trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân mà đa số các trường đại học trên khu vực miền bắc nạn “đạo văn” rất nhiều. Đạo văn là sao chép một cách vô tình hoặc cố ý công trình, bài viết của người khác và làm như là bài của mình. Chỉ với 8.000 đồng đến 10.000 đồng thì nhiều sinh viên sẽ có ngay một CD sưu tập các luận văn hay đồ án tốt nghiệp của các “bậc đàn anh, đàn chị” để lại. Tuy nhiên còn có cả một bộ sưu tập các đề tài hay đang lưu thông trong cái gọi là “thế giới ngầm “ của sinh viên. Đó là những đề tài độc đáo, sáng tạo mà các anh chị khoá trước để lại nhưng không hề có mặt trên thị trường băng đĩa. Vì thời gian thực tập ngắn ngủi hay tại vì lười biếng mà nhiều bạn sinh viên đã sửa đổi hoặc sao chép gần như toàn bộ nguyên văn đề tài các năm trước để biến thành của mình. Hoặc là những số liệu, thông tin trong các bài báo cáo dài hàng chục trang đều được một số sinh viên thực tập copy về từ trên mạng. Thực tế là vậy, Nhà trường cũng không phải hoàn toàn không biết, sinh viên thì quá rõ. Nhưng năm này qua năm khác tình trạng đó vẫn cứ tiếp diễn. Thử hỏi chất lượng sinh viên sẽ như thế nào nếu tình trạng đó vẫn cứ đều đặn diễn ra?

2.2.2.2 Nguyên nhân

Xu thế sinh viên hiện nay đi thực tập tại các Doanh nghiệp như thế ngày càng nhiều. Nhiều sinh viên chấp nhận làm việc không lương nhưng nhiều Doanh nghiệp vẫn không chịu phân công công việc cho sinh viên làm. Chúng ta có thể phân tích nguyên nhân xuất phát từ 4 phía đó là từ phía sinh viên, Doanh nghiệp, Nhà trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a. Xuất phát từ phía sinh viên

 Kinh nghiệm làm việc

Điều đầu tiên cần phải nói đến ở đây là đặc điểm chung của những sinh viên sắp ra trường đó là chưa có kinh nghiệm thực tế. Có rất nhiều sinh viên trong quá trình học đã đi làm thêm rất nhiều nơi với nhiều loại hình công việc khác nhau. Nhưng rất ít sinh viên có kinh nghiệm thực tế trong ngành nhân sự. Hiện giờ đa số các Doanh nghiệp ở Việt Nam khi tuyển dụng, bằng cấp cùng là một phần nhưng quan trọng hơn là bạn đã có kinh nghiệm làm việc hay chưa. Kinh nghiệm giúp cho Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một khoản chi phí đào tạo ban đầu. Chính vì thế những sinh viên đi thực tập thì thường Người quản lý sẽ không phân công công việc cho họ ngay. Vì biết chắc nếu giao việc cũng không làm được hoặc nếu làm được thì hiệu quả rất kém. Điều đó sẽ cản trở sự hoàn thành công việc của các nhân viên khác, bởi vì họ phải dành thời gian để làm lại, sửa lại những phần không đúng. Điều đó rất mất thời gian. Đó là một kinh nghiệm mà những thành viên trong công ty rút ra được khi có sinh viên đến thực tập đến. Vì thế nếu cần thì Doanh nghiệp chỉ nhờ làm các công việc như pha trà, rót nước, photo tài liệu… Thậm chí hiện giờ rất nhiều sinh viên thực tập còn không biết sử dụng máy in, máy photocopy

hay các phương tiện thông tin khác thế nào. Những kỹ năng cơ bản mà không làm được thì Doanh nghiệp làm sao yên tâm giao việc cho làm.

Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn suy thoái. Sinh viên ra trường rất khó khăn trong tìm việc làm. Thị trường lao động càng ngày càng căng thẳng, nhiều công ty có xu hướng tìm kiếm những nhân viên

có kỹ năng và kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả công việc một cách

nhanh chóng. Nhưng có một vài ý kiến lại đi ngược lại quan điểm này. Ngày nay, các công ty có thể “hào phóng” hơn trong việc đầu tư đào tạo những tân binh chỉ với một chút kinh nghiệm để kiểm soát việc họ phù hợp với chiến lược kinh doanh và văn hóa công ty mới như thế nào. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc đào tạo này có thể cho hiệu quả hơn là chú trọng tuyển dụng những nhân viên có kinh nghiệm, những người đến từ nhiều môi trường làm việc khác nhau. “Bộ phận nhân sự muốn tuyển dụng những người đã làm việc ở lĩnh vực có liên quan để tìm kiếm các kỹ năng cần thiết. Đó là cách khôn ngoan, nhưng chúng ta hãy hỏi xem, liệu đây có phải là tất cả những gì họ mang lại hay không. Họ mang đến những kinh nghiệm khác…tích cực hay tiêu cực? ” Giáo sư chuyên nghiên cứu về quản lý, Nancy Rothbard ở Wharton cho ý kiến. Điều đó cho thấy rằng, kinh nghiệm làm việc không phải là một sự lựa chọn khôn ngoan hiện nay. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một khoản chi phí và công sức mình bỏ ra nhưng cái mất ở đây là gì? Nhiều người có kinh nghiệm trong công việc nhưng khi bắt tay vào làm việc lại không thể hiện được mối quan hệ tích cực giữa kinh nghiệm làm việc và hiệu quả công việc. Điều đó có thể giải thích do văn hóa của Doanh nghiệp mang lại. Đối với những nhân viên cảm thấy họ phù hợp với văn hóa công ty thì những ảnh hưởng tiêu cực của kinh nghiệm trước không thể hiện rõ ràng. Đối với những nhân viên, những người nói rằng họ không phù hợp với

văn hóa công ty thì đó chính là dấu hiệu biểu lộ ảnh hưởng tiêu cực của kinh nghiệm trước.

Những sinh viên sắp ra trường hiện nay, nhất là trong khối kinh tế, rất năng động và có năng lực. Họ có thể học cái mới rất là nhanh và áp dụng vào trong thực tiễn. Nhiều nhả quản lý cho rằng sinh viên ra trường thì chưa làm được việc. Họ phải có thời gian trải qua đào tạo mới có thể thích ứng được công việc. Trong khi đó sinh viên đi thực tập chỉ thực tập trong 5 tuần, thời gian học hỏi là rất ít. Nên nhiều Doanh nghiệp quan niệm rằng “ họ cũng chẳng giúp gì được cho mình”. Chính vì thế, nhiều công ty nhân sinh viên thực tập cho lấy lệ, tại vì đây toàn nhờ những mối quan hệ quen biết, chứ thực chất không giúp gì được cho những sinh viên muốn được tham gia vào quá trình thực tập này.

 Trình độ chuyên môn

Khả năng thực hành thể hiện qua việc sinh viên có biết những kiến thức, kỹ năng chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc và có khả năng ứng dụng những kiến thức, kỹ năng đó vào thực tế để hoàn thành công việc mà họ đảm nhận. Điều đó rất quan trọng với những sinh viên ra trường làm trong lĩnh vực Nhân lực. Nếu không am hiểu về kiến thức chuyên môn nhất định (được học ở trường) kết hợp với kinh nghiệm thực tế trong đời sống thì khi ra trường sẽ rất khó khăn trong lúc bắt đầu làm việc. Nhưng mà một thực tế hiện nay, rất nhiều sinh viên trước khi đi thực tập, kiến thức chuyên môn còn rất mơ hồ, nắm không vững. Mặc dù những kiến thức này mới được học trong kỳ trước đó. Đây chính là hệ quả của việc học vẹt, học không hiệu quả trên trường. Rất nhiều sinh viên điểm số tổng kết cuối kỳ rất cao, nhưng khi hỏi vào một vấn đề cụ thể nào cũng mơ hồ,không chắc chắn. Rất nhiều sinh viên hiện giờ coi trọng điểm số( nhất là đối với những sinh viên nữ). Học vẹt, học tràn lan nhưng

không có trọng tâm, điểm thi có thể rất cao nhưng thi xong thì không đọng lại được bao nhiêu trong đầu. Khi đi thực tập, sinh viên được hỏi đến những công việc, những chức năng của phòng nhân sự cũng không biết trả lời. Đa số sinh viên hiện nay đều cố gắng phấn đấu sau khi ra trường có một bằng cấp tốt. Bằng cấp thể hiện quá trình học tập của ứng viên, kiến thức chuyên môn và có giá trị đánh giá cao khi được cấp bởi một hệ thống giáo dục có uy tín. Bằng cấp chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Bằng cấp cao nhưng không có nghĩa là người đó có chuyên môn cao.

 Các kỹ năng làm việc

Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập nên khi tuyển dụng nhiều nhà tuyển dụng rất quan trọng đến kỹ năng làm việc của ứng viên. Rất nhiều sinh viên khi đi thực tập thiếu các kỹ năng thiết yếu như kỹ năng học, kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp và đối tác, khả năng tiếp thu nhanh, khả năng phân tích, giải quyết công việc, khả năng thích nghi với môi trường làm việc của Doanh nghiệp…

• Kỹ năng học

Các Doanh nghiệp cũng hiểu rõ là không thể mong đợi các sinh viên khi đi thực tập đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng chuyên môn tương ứng với từng công việc cụ thể. Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng phần lớn sinh viên vẫn có thói quen "học thụ động", nghĩa là không chỉ học những gì được dạy mà chưa chủ động học và tìm học những gì mình thấy cần. Trong thời gian đi thực tập, không thể lúc nào công ty cũng cử người đi bên cạnh sinh viên để có thể chỉ bảo, kèm cặp cho sinh viên được. Mà ở đây sinh viên phải biết quan sát mà học hỏi, quan sát những thành viên trong phòng làm việc như thế nào, làm những

công việc gì và có gì không hỏi thì chúng ta có thể hỏi ngay. Điều đó yêu cầu sinh viên phải trau dồi kỹ năng học hỏi của mình.

• Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp rất là quan trọng đối với sinh viên trong khi đi thực tập. Kỹ năng này gián tiếp tạo nên mối quan hê giữa những con người với nhau trong tổ chức. Nếu một sinh viên mà có khả năng giaotiếp tốt thì dễ dàng tạo được mối thiện cảm hơn đối với các thành viên trong tổ chức. Từ đó có thể là tiền đề tạo nên một mối quan hệ tốt đẹp trong phòng. Nhưng một thực tế hiện nay, rất nhiều sinh viên thực tập tạo nên một mối phản cảm đối với đối với các nhân viên ở đơn vị thực tập. Đầu tiên cần phải nói đến là trang phục. Trang phục là thông điệp không lời, cách chúng ta mặc cũng là cách để chuyển tải thông tin. Trang phục mặc phải phù hợp với văn hóa của công ty. Những nhân viên đó có thể đánh giá phẩm chất của con người thông qua cách ăn mặc của họ như thế nào. Một sinh viên biết cách ăn mặc thì rất dễ tạo được thiện cảm khi giao tiếp. Một "nghệ thuật" rất quan trọng để đem đến thiện cảm trong giao tiếp chính là ngôn ngữ. Một giọng nói nhẹ nhàng, thanh tao, lên giọng, xuống giọng đúng lúc sẽ luôn dễ dàng đi vào lòng người hơn đó là những nói oang oang một cách không ý thức. Chị Đỗ Minh Huệ, cán bộ nhân sự công ty đầu tư Sài Gòn bộc bạch: "Tôi rất bức xúc khi thấy không ít bạn Sinh viên thực tập hoặc là sinh viên mới ra trường dù đã được huấn luyện trước, nhưng hình như không có ý thức mở một nụ cười và lời chào thân thiện khi gặp những đồng nghiệp đi trước trong cơ quan”. Chỉ những cái nhỏ nhặt như thế mà sinh viên không chú ý thì rất dễ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực, gây khó khăn trong việc thực tập của mình.

• Khả năng về máy móc công nghệ

Khả năng về máy móc công nghệ đó là khả năng sử dụng thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng, các công cụ phục vụ công tác tin học

văn phòng…Các kỹ năng này thì rất là cần thiết đối với sinh viên. Nếu một sinh viên đi thực tập mà am hiểu những kỹ năng như trên thì sẽ dễ dàng hơn trong công việc thực tập. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số bộ phận những sinh viên không chịu học hỏi, không chịu mày mò nên khi giao việc không biết thực hiện như thế nào. “Trong quá trình quan sát,

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 47 -64 )

×