1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường EU Báo cáo thực tập tốt nghiệp

81 951 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

- Phương pháp chuyên gia Kết cấu bài viết: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấubài viết được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về viện n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Như Bình

Sinh viên thực hiện :Đặng Thị Thoa

Trang 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VIÊN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI – BỘ

CÔNG THƯƠNG 8

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Viện nghiên cứu Thương mại 8

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Viện nghiên cứu Thương mại 10

1.2.1 Chức năng 10

1.2.2 Nhiệm vụ 10

1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức và mối quan hệ giữa các đơn vị của Viện Nghiên cứu Thương mại 11

1.3.1 Ban Nghiên cứu Chiến lược phát triển thương mại 13

1.3.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của Ban 13

1.3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ban 13

1.3.2 Ban Nghiên cứu Chính sách và Cơ chế quản lý thương mại 13

1.3.2.1 Chức năng 13

1.3.2.2 Nhiệm vụ 13

1.3.2.3 Cơ cấu tổ chức 14

1.3.3 Ban Nghiên cứu Thị trường 14

1.3.3.1 Chức năng và nhiệm vụ của Ban 14

1.3.3.2 Cơ cấu tổ chức của Ban 14

1.3.4 Ban Nghiên cứu Thương mại môi trường 15

1.3.4.1 Chức năng và nhiệm vụ 15

1.3.4.2 Cơ cấu tổ chức 15

1.3.5 Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo 15

1.3.5.1 Chức năng, nhiệm vụ 15

1.3.5.2 Tổ chức bộ máy của phòng 16

1.3.6 Phòng Hợp tác quốc tế 16

1.3.6.1 Chức năng và nhiệm vụ của phòng 16

1.3.6.2 Cơ cấu tổ chức 16

1.3.7 Phòng Thông tin tư liệu 17

1.3.7.1 Chức năng 17

1.3.7.2 Phòng có các nhiệm vụ sau 17

1.3.7.3 Cơ cấu tổ chức 18

1.3.8 Phòng Nghiên cứu và Phát triển dự án 18

1.3.8.1 Chức năng và nhiệm vụ của Phòng 18

1.3.9 Văn phòng 19

1.3.10 Phòng Tài chính kế toán 20

1.3.10.1 Chức năng 20

Trang 3

1.3.10.3 Quyền hạn 20

1.3.11 Phân Viện Nghiên cứu Thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh 21

1.3.12 Trung tâm Tư vấn và Đào tạo kinh tế thương mại 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIẦY DÉP CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 22

2.1 Khái quát chung về thị trường giày dép EU 22

2.1.1 Một số đặc điểm chung về thị trường giày dép EU 22

2.1.1.1 Thị trường có quy mô lớn 22

2.1.1.2 Đặc điểm về người tiêu dùng 23

2.1.1.3 Đặc điểm thị trường phân theo giá cả và chất lượng giầy dép 24

2.1.1.4 Đặc điểm hoạt động phân phối giầy dép trên thị trường EU 27

2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ tại thị trường EU 29

2.1.2.1 Tình hình sản xuất giày dép tại EU 29

2.1.2.2 Tình hình tiêu thụ giày dép của thị trường EU 31

2.1.3 Những quy định pháp lý của EU đối với việc nhập khẩu giầy dép 33

2.1.3.1 Quy định về thuế quan 33

2.1.3.2 Các quy định phi thuế 34

2.1.2.3 Những yêu cầu và quy định riêng trong ngành 39

2.2 Thực trạng xuất khẩu giày dép vào thị trường EU 40

2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu 40

2.2.2 Kim ngạch xuất khẩu theo từng nước trong khối 43

2.2.3 Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng 45

2.2.4 Thị phần xuất khẩu giầy dép tại EU 46

2.2.5 Giá xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU 48

2.3 Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu giày dép sang thị trường EU 50

2.3.1 Những kết quả đạt được 50

2.3.2 Những tồn tại hạn chế 50

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 52

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIẦY DÉP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 54

3.1 Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU 54

3.1.1 Cơ hội 54

3.1.2 Thách thức 56

Trang 4

3.2 Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường EU 58

3.2.1 Giải pháp từ phía nhà nước 58

3.2.1.1 Gắn nhập khẩu công nghệ nguồn với xuất khẩu 58

3.2.1.2 Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép 59

3.2.1.3 Tăng cường cung ứng nguyên liệu 60

3.2.1.4 Hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện tối đa cho xuất khẩu 62

3.2.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 63

3.2.2.1 Đa dạng mẫu mã sản phẩm xuất khẩu 63

3.2.2.2 Tăng cường xây dựng thương hiệu cho giày dép Việt Nam 63

3.2.2.3 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại 65

3.2.2.4 Xây dựng quy trình sản xuất và chính sách sản phẩm xuất khẩu theo hướng liên kết 67 3.2.2.5 Lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào EU.68

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Hình 1: Cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương 10

Hình 2: Cơ cấu bộ máy của viện 13

Hình 3: Phân đoạn thị trường giày dép EU theo giá cả và chất lượng 26

Hình 4 - Cơ cấu kênh phân phối cơ bản mặt hàng giày dép tại thị trường EU 29

Bảng1: Giá trị sản lượng của ngành công nghiệp giày dép EU từ 2005-2009 31

Biểu đồ 1: Kim ngạch nhập khẩu giầy dép của EU giai đoạn 2003-2009 33

Bảng 2 : Bảng phân loại kích cỡ giầy cho một đơn hàng nhập khẩu 12 đôi của EU

37

Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu giầy dép sang EU giai đoạn 2000 – 2009 42

Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang EU giai đoạn 2000-2009 43

Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu giầy dép sang các nước thuộc khối EU 45

Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu chủng loại giầy dép xuất khẩu sang EU

46

Biểu đồ 3: Thị phần giầy dép tại thị trường EU theo giá trị nhập khẩu năm 2009 48

Biều đồ 4: Thị phần giầy dép tại thị trường EU theo số lượng nhập khẩu giầy dép năm 2009 48

Biểu đồ 5: Thị phần giầy dép của các nước ngoài khối EU xuất khẩu vào EU năm 2009 49

Biểu đồ 6: Diễn biến giá cả xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU 50

Bảng 6: Dự báo triển vọng xuất khẩu giày dép của Việt Nam đến 2015 57

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan những tài liệu, thông tin cung cấp

trong bài kháo luận này là hoàn toàn trung thực Bài khóa này

hoàn toan do em nghiên cứu, thu thập tài liệu, thông tin để

hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Như

Binh

Em xin cam đoan hoàn toàn không có bất kỳ sự sao

chép nào từ các bài khóa luận trước đó Em xin hoàn toàn

chịu trách nhiệm trước khoa và nhà trường về bài viết của

minh

Sinh viênĐặng Thị Thoa

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay xu hướng quốc tế ngày cang diễn ra sâu rộng đến tất cả các lĩnhvực, và tác động đến tất cả các mặt đời sống của chúng ta Trong quá trình pháttriển, thì hoạt động thương mại quốc tê luôn là hoạt động đem lại nhiều lợi ích chocác quốc gia cũng như các doanh nghiệp, cá nhân trong mỗi quốc gia đó Với ViệtNam một quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, thì thươngmại quốc tế giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển đất nước,tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa công nghiệp hóa đấtnước được thành công Trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam thìkhông thể không nhắc đến ngành sản xuất xuất khẩu giầy dép, đây là một trongnhững ngành luôn có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu, lại là một ngành thu hút đượcnhiều lao động trình độ lao động thấp, yêu cầu trình độ công nghệ máy móc khôngphải thuộc loại quá hiện đại Do đó đây là một ngành rất phù hợp với trình độ côngnghiệp hiện nay của Việt Nam

Xuất khẩu giầy dép luôn là ngành khai thác được lợi thế so sánh của nước ta

mà còn là ngành đem về khoản thu ngoại tệ lớn Và một trong những thị trường cósức tiêu thụ lớn giầy dép xuất khẩu của Việt Nam đó là liên minh châu Âu (EU)

EU là thị trường có sức tiêu thụ giầy dép lớn nhất thế giới và là một đối tác quantrọng của Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang EU luônchiếm từ 50-70% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành Ngoài ra EU là mộttrong ba trụ cột kinh tế của thế giới Cho đến nay, EU luôn là một trong những khuvực thị trường lớn với 27 nước thành viên có tiềm lực kinh tế hùng mạnh hàng đầuthế giới Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng đồng châu Âu– EC- ngày 22/10/1992 Trải qua 18 năm, quan hệ thương mại giữa Việt Nam – EUngày càng được củng cố, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều năm sau cao hơn nămtrước Bắt đầu từ ngày 1/12/2009 EU đã chính thức thông qua hiệp ước Lisbon,đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình hoạt động của EU, điều này sẽngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EUnói chung và hoạt động xuất khẩu giầy dép sang EU nói riêng Do đó đầy mạnhxuất khẩu giầy dép sang thị trường EU không chỉ là vấn đề cấp thiết có tính chiếnlược lâu dài mà còn là vấn đề cấp bách trước mắt đối với sự phát triển kinh tế củaViệt Nam

Trang 8

Mục địch nghiên cứu:

Tìm hiểu về thị trường giầy dép EU, cơ chế chính sách nhập khẩu của EUđối với mặt hàng giầy dép và thực trạng của hoạt động xuất khẩu giầy dép của ViệtNam sang thị trường EU, những mặt đạt được, những mặt còn hạn chế, từ đó đưa ramột số giải pháp giúp cho ngành đạt hiệu quả hơn trong quá trình tìm kiếm đối táccũng như xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU

Đối tượng, phạm vi nghiêm cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: tập trung chủ yếu tìm hiểu thị trường EU và nănglực xuất khẩu giầy dép của ngành giầy dép Việt Nam trong thời gian qua

- Phạm vi nghiên cứu: Thời gian hoạt động xuất khẩu giầy dép của Việt Namsang EU từ năm 2000 đến nay

Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp chuyên gia

Kết cấu bài viết:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấubài viết được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về viện nghiên cứu Thương mại – Bộ Công ThươngChương 2: Thực trạng xuất khẩu giầy dép của Việt Nam vào thị trường EUChương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giầy dép Việt Nam sang thị trườngEU

Trang 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VIÊN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI – BỘ

CÔNG THƯƠNG 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Viện nghiên cứu Thương mại

- Tên doanh nghiệp: Viện Nghiên cứu Thương mại

- Tên tiếng Anh: Vietnam institute for trade (VIT)

- Địa chỉ: 46 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

- Điện thoại: (04) 8 262 721

- Fax: (04) 8 248 279

- Email: vit@netnam.org.vn

- Hình thức pháp lý: Đơn vị sự nghiệp hành chính

- Tên giao dịch trong hoạt động của Viện là tên tiếng việt: Viện Nghiên cứuThương mại

Ngành nghề kinh doanh chính của Viện: Nghiên cứu khoa học về kinh tế thương mại

-Viện Nghiên cứu Thương mại là đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học quốcgia được thành lập theo Quyết định số 721/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày8/11/1995 trên cơ sở hợp nhất Viện Kinh tế kỹ thuật Thương mại và Viện Kinh tếĐối ngoại mà tiền thân là:

- Viện Kinh tế Kỹ thuật Thương nghiệp (1983 - 1992)

- Viện Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế vật tư (1983 - 1992)

- Viện Kinh tế Đối ngoại (1982 - 1995)

- Viện Kinh tế Kỹ thuật Thương mại (1992 - 1995)

Mối quan hệ giữa Viện Nghiên cứu Thương mại với các cơ quan khác của

Bộ Thương mại được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 10

Hình 1: Cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

Nguồn: www.moit.gov.vn

Trang 11

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Viện nghiên cứu Thương mại

1.2.1 Chức năng

Viện Nghiên cứu Thương mại có chức năng nghiên cứu những vấn đề khoahọc về kinh tế - thương mại như: nghiên cứu các chiến lược và quy hoạch phát triểnthương mại; nghiên cứu các cơ chế, chính sách phát triển thương mại; nghiên cứuthị trường trong nước và quốc tế, dự báo xu hướng phát triển của thị trường hànghoá và dịch vụ thế giới cũng như Việt Nam; nghiên cứu các vấn đề về thương mạiliên quan đến môi trường, hội nhập kinh tế của Việt Nam; tổ chức đào tạo trên đạihọc, đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ, nâng cao trình độ và cung cấp các dịch vụ

tư vấn, thông tin thương mại, thông tin thị trường…

- Nghiên cứu về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;

- Nghiên cứu những vấn đề về thương mại liên quan đến môi trường của ViệtNam;

- Tổ chức đào tạo trên đại học chuyên ngành kinh tế thương mại;

- Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn,công nghệ thông tin và ngoại ngữ cho cán bộ thương mại;

- Cung cấp các dịch vụ tư vấn chất lượng cho các tổ chức, doanh nghiệp và

cá nhân cả trong và ngoài nước về những lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của Viện;

Trang 12

- Hợp tác nghiên cứu, đào tạo và trao đổi thông tin khoa học thương mại vớicác tổ chức nghiên cứu, các trường đại học, các nhà khoa học trong và ngoài nước

1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức và mối quan hệ giữa các đơn vị của Viện Nghiên cứu Thương mại

Các mô hình tổ chức phổ biến hiện nay là mô hình trực tuyến chức năng vàtrực tuyến tham mưu Đối với Viện nghiên cứu Thương mại, mô hình tổ chức quản

lý cũng gồm có mô hình trực tuyến chức năng và trực tuyến tham mưu

Đối với mô hình này, người Lãnh đạo đứng đầu Viện là Viện trưởng Việntrưởng là người đứng đầu cơ quan, có thẩm quyền cao nhất, có quyền quyết định và

bổ nhiệm các Trưởng, Phó các Phòng, Ban Có nhiệm vụ tổ chức triển khai toàn bộhoạt động của Viện, là người chịu trách nhiệm về hoạt động của Viện với cơ quanquản lý cấp trên

Các Phó Viện trưởng, có nhiệm vụ tham mưu, quản lý giúp Viện trưởngtrong phạm vi chuyên môn, nghiệp vụ mình phụ trách

Tiếp đến là các Phòng, Ban chuyên môn và nghiệp vụ Mỗi một Phòng, Ban

có chức năng và nhiệm vụ riêng, thực hiện các công việc của cấp trên giao xuống

Trang 13

Hình 2: Cơ cấu bộ máy của viện

Nguồn: Viện nghiên cứu thương mại

Viện trưởng

Các phó viện trưởng

Ban nghiên cứu

chiến lược phát

triển thương mại

Ban nghiên cứu

chính sách và cơ

chế quản lý

Ban nghiên

cứu thị trường

Ban nghiên cứu

thương mại môi

trường

Phòng quản lý khoa học và đào

tạo

Phòng hợp tác quốc tế

Phòng thông tin tư liệu

Phòng nghiên cưú phát triển dự

án

Văn phòng

Phòng tài chính kế toán

Phân viện nghiên cứu TM tại TPHCM

Trung tâm tư vấn

và đào tạo kinh

tế thương mại

Trang 14

1.3.1 Ban Nghiên cứu Chiến lược phát triển thương mại

1.3.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của Ban

- Nghiên cứu các luận cứ khoa học phục vụ cho việc xây dựng chiến lược vàqui hoạch phát triển thương mại;

- Nghiên cứu xây dựng chiến lược, qui hoạch phát triển thương mại các vùnglãnh thổ, địa phương và quốc gia theo đề tài, dự án khoa học do Bộ hoặc các cơquan yêu cầu

1.3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ban

Cơ cấu tổ chức của Ban gồm 1 trưởng ban, các phó trưởng ban, các nhómnghiên cứu Hiện nay, Ban có 11 cán bộ khoa học, trong đó có 2 Tiến sĩ, 7 cử nhân

và 2 kỹ sư, tổ chức hoạt động nghiên cứu theo ban nhóm:

- Thương mại và phát triển;

- Phát triển thị trường và thương mại quốc tế;

- Phát triển thị trường và thương mại trong nước

1.3.2 Ban Nghiên cứu Chính sách và Cơ chế quản lý thương mại

1.3.2.1 Chức năng

Nghiên cứu về chính sách và cơ chế quản lý thương mại, tiến trình đổi mới

và hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý thương mại để thực hiện nhiệm vụ do BộThương mại và Viện giao

Trang 15

- Nghiên cứu chính sách phát triển thương mại nội địa, thương mại quốc tế

và hội nhập

1.3.2.3 Cơ cấu tổ chức

Hiện nay Ban nghiên cứu chính sách và cơ chế quản lý thương mại có 9 cán

bộ nghiên cứu khoa học, trong đó có 1 tiến sĩ, 2 thạc sĩ và 6 cử nhân kinh tế và luật

- Lãnh đạo ban: Gồm trưởng Ban và các phó trưởng Ban

- Các nhóm nghiên cứu:

Nhóm 1: Chính sách phát triển ngành hàng tư liệu sản xuất, công nghiệp tiêudùng, hàng nông sản

Nhóm 2: Chính sách hội nhập khu vực và thế giới

Nhóm 3: Cơ chế quản lý thương mại

Nhóm 4: Chính sách phát triển thương mại với thị trường ngoài nước (Mỹ,

EU, ASEAN)

Nhóm 5: Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng và hoàn thiệnchính sách và cơ chế quản lý thương mại

1.3.3 Ban Nghiên cứu Thị trường

1.3.3.1 Chức năng và nhiệm vụ của Ban

- Nghiên cứu các vấn đề về thị trường hàng hoá, dịch vụ, quan hệ cung - cầu,

xu hướng phát triển thị trường trong nước và quốc tế;

- Nghiên cứu và đánh giá các chính sách trong nước và quốc tế đối với từngmặt hàng, từng thị trường cụ thể;

- Tư vấn về các vấn đề liên quan đến thị trường trong và ngoài nước;

- Là đầu mối phối hợp với các cơ quan hữu quan ngoài Viện nghiên cứu cácvấn đề liên quan đến thương mại, thị trường trong nước và quốc tế;

- Tư vấn thị trường cho các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước

1.3.3.2 Cơ cấu tổ chức của Ban

Ban nghiên cứu thị trường gồm 8 thành viên, trong đó có 1 nghiên cứu viênchính, 7 nghiên cứu viên Trong 8 thành viên có 3 thạc sĩ và 5 cử nhân Lãnh đạo

Trang 16

Ban gồm: 1 trưởng ban và 2 phó trưởng ban Ban Nghiên cứu thị trường hình thànhcác nhóm nghiên cứu theo đối tượng nghiên cứu là thị trường hàng hoá và dịch vụ,các phân nhóm hàng hoá, dịch vụ; theo khu vực địa lý là thị trường thế giới, thịtrường khu vực, thị trường từng nước và thị trường nội địa.

1.3.4 Ban Nghiên cứu Thương mại môi trường

Ban Nghiên cứu Thương mại môi trường gồm có 7 thành viên, 1 trưởng ban

và 1 phó trưởng ban Trong đó có 3 thạc sĩ và 4 cử nhân kinh tế

1.3.5 Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo

1.3.5.1 Chức năng, nhiệm vụ

Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo thuộc Viện Nghiên cứu Thương mại cóchức năng thăm mưu, giúp Viện trưởng về công tác quản lý các hoạt động nghiêncứu khoa học và đào tạo của Viện

Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch nghiên cứu khoa học và đàotạo của Viện;

- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các đề tài đúng tiến độ và các qui chế vềquản lý khoa học do Nhà nước ban hành;

- Quản lý các hoạt động đào tạo của Viện Tổ chức và quản lý các khoá đàotạo sau đại học theo đúng quy chế của Nhà nước;

Trang 17

- Thực hiện các quan hệ công tác với các cơ quan quản lý cấp trên, các tổchức và cá nhân trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến công tác quản

lý khoa học và đào tạo của Viện;

- Quản lý cán bộ, cơ sở vật chất - kỹ thuật của phòng theo sự phân cấp quản

lý của Viện, lưu trữ hồ sơ liên quan đến công tác quản lý khoa học và đào tạo củaViện;

- Được sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật của Viện phục vụ cho các hoạt độngquản lý khoa học và đào tạo; được chủ động khai thác và sử dụng các nguồn kinhphí hỗ trợ khác ngoài nguồn kinh phí Nhà nước cấp theo hạn mức hàng năm

1.3.5.2 Tổ chức bộ máy của phòng

- Lãnh đạo phòng gồm trưởng phòng và 1 phó trưởng phòng;

- Các chuyên viên nghiệp vụ

1.3.6 Phòng Hợp tác quốc tế

1.3.6.1 Chức năng và nhiệm vụ của phòng

Phòng Hợp tác quốc tế có chức năng tổ chức các hoạt động hợp tác nghiêncứu khoa học và đào tạo, trao đổi thông tin khoa học, thương mại với các tổ chứcnghiên cứu và các nhà khoa học ngoài nước

Nhiệm vụ chủ yếu của Phòng là:

- Nghiên cứu phát triển quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế, cáckhu vực thị trường và các nước nhằm phát triển thương mại Việt Nam;

- Tổ chức hoạt động hợp tác nghiên cứu với các tổ chức, các doanh nghiệp

và các nhà khoa học để phát triển hợp tác quốc tế về kinh tế thương mại;

- Tư vấn và thực hiện các dịch vụ nghiên cứu hợp tác quốc tế

Trang 18

Nhóm 1: Nghiên cứu phát triển quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc

tế và các viện khoa học khu vực châu á - Thái Bình Dương bao gồm các nước vàcác tổ chức như ASEAN, diễn đàn APEC, ASEM

Nhóm 2: Nghiên cứu hợp tác quốc tế với các nước, khu vực thị trường châuúc, châu Phi

Nhóm 3: Nghiên cứu hợp tác quốc tế khu vực châu Âu và ITC

Nhóm 4: Nghiên cứu hợp tác quốc tế khu vực châu Mỹ, hoạt động cửa các tổchức WTO, WB, ADB

1.3.7 Phòng Thông tin tư liệu

1.3.7.1 Chức năng

Chức năng của Phòng là tổ chức hiện hoạt động thông tin thư viện và ngânhàng dữ liệu phục vụ hoạt động nghiên cứu của Bộ Thương mại, Viện Nghiên cứuThương mại các tổ chức có liên quan; Hợp tác nghiên cứu trao đổi thông tin khoahọc thương mại với các nhà khoa học, các tổ chức thông tin trong và ngoài nước

1.3.7.2 Phòng có các nhiệm vụ sau

- Tổ chức bổ sung và khai thác có hiệu quả các tư liệu, tài liệu chuyên ngànhthương mại trong và ngoài nước thông qua hệ thống thư viện; xây dựng thư việnđiện tử nhằm đáp ứng nhiệm vụ thông tin thư viện trong bối cảnh mới;

- Là đầu mối cập nhật trang tin về các công trình nghiên cứu khoa học vềlĩnh vực thương mại của Bộ Thương mại;

- Cung cấp thông tin thường xuyên hoặc đột xuất theo yêu cầu Phát hành kỷyếu khoa học giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên cứuThương mại Phát hành các ấn phẩm thông tin tư liệu phục vụ công tác nghiên cứucủa các cơ quan chức năng thuộc Bộ và Viện, hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp;

- Tổ chức ngân hàng dữ liệu, trao đổi thông tin với các tổ chức nghiên cứu vàcác nhà khoa học trong nước và quốc tế;

- Thực hiện các đề tài nghiên cứu liên quan đến hoạt động công nghệ thôngtin, thương mại điện tử và tổ chức hoạt động thông tin phục vụ ngành thương mại

Trang 19

Nhóm 2: Nhóm tư liệu: Cung cấp những tài liệu, tư liệu cần thiết theo yêucầu của Lãnh đạo; Lập hệ thống hồ sơ tư liệu về tình hình kinh tế, xã hội, đặc biệt làcác vấn đề về phát triển kinh tế, thương mại trong nước và các khu vực trong thịtrường ngoài nước và trên thế giới.

Nhóm 3: Nhóm ấn phẩm: Tập hợp các công trình nghiên cứu khoa học vềthương mại, tổ chức kỷ yếu giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học ngành thươngmại Huy động thông tin từ mọi nguồn trong và ngoài Viện, chịu trách nhiệm vềviệc tổ chức và biên soạn các ấn phẩm định kỳ, các chuyên đề về thị trường, cácchính sách phát triển thương mại trong và ngoài nước

Nhóm 4: Nhóm công nghệ thông tin: tổ chức cơ sở dữ liệu và cập nhật cácthông tin cần thiết theo yêu cầu của lãnh đạo; Quản lý hệ thống mạng LAN củaViện Nghiên cứu Thương mại; Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạtđộng quản lý và khai thác nguồn thông tin; Quản lý và cập nhật trang tin về kết quảnghiên cứu khoa học các đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ Thương mại:http://www.mot.gov.vn

1.3.8 Phòng Nghiên cứu và Phát triển dự án

1.3.8.1 Chức năng và nhiệm vụ của Phòng

Chức năng của phòng:

- Thực hiện sự chỉ đạo của lãnh đạo Viện trong việc xây dựng và thực hiệncác chương trình, kế hoạch xúc tiến các dự án hợp tác và liên kết thuộc chức năng

và nhiệm vụ của Viện với các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước;

- Nghiên cứu và phát triển các dự án hợp tác và liên kết của Viện với các đốitác trong và ngoài nước;

Trang 20

- Tư vấn, tham mưu cho Lãnh đạo Viện về công tác quản lý các dự án hợptác và liên kết của Viện;

- Thực hiện các dự án của Viên khi được lãnh đạo Viện phân công

Nhiệm vụ của Phòng:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm về xúc tiến các dự án hợp tác

và liên kết với các đối tác trong và ngoài nước theo định hướng phát triển các hoạtđộng thuộc chức năng, nhiệm vụ của Viện trình Lãnh đạo Viện phê duyệt;

- Nghiên cứu và đề xuất phát triển các dự án hợp tác và liên kết của Viện cholãnh đạo Viện;

- Tổ chức phát triển các dự án của Viện đã được lãnh đạo Viện phê duyệt;

- Tư vấn và giúp lãnh đạo Viện trong việc quản lý các dự án hợp tác và liênkết của Viện đảm bảo chất lượng, thời gian và hiệu quả kinh tế;

- Chủ trì thực hiện các dự án được Lãnh đạo Viện giao;

- Tổ chức các mối quan hệ công tác giữa Phòng với các đơn vị, cá nhânthuộc Viện trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến, nghiên cứu phát triển

và quản lý thực hiện các dự án của Viện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và nănglực của từng đơn vị, cá nhân

1.3.9 Văn phòng

Đây là bộ phận có trách nhiệm thực hiện chức năng tham mưu giúp Việntrưởng về các lĩnh vực: tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương, bảo vệ chínhtrị nội bộ, xây dựng cơ bản, hành chính, quản trị, công tác đối nội và đối ngoại theoqui định về lề lối làm việc của Viện

Văn phòng còn phải tổng hợp và giúp Viện trưởng trong việc phối hợp cáchoạt động của Viện đúng quy định về lề lối và quan hệ công tác trong Viện, giúpViện trưởng tổ chức triển khai thực hiện và theo dõi, duy trì việc thực hiện các chế

độ chính sách, luật lao động trong Viện

Trang 21

1.3.10.2 Nhiệm vụ

- Thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về nguồn vốn, nguồn kinh phíđược cấp, được tài trợ, được hình thành từ các nguồn khác nhau và tình hình sửdụng các khoản vốn, kinh phí và nguồn thu khác phát sinh ở Viện theo đúng đốitượng, tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành;

- Phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác các hoạt động kinh tế phát sinh tạiViện vào sổ sách kế toán theo đúng nguồn kinh phí;

- Kiểm tra giám sát tình hình chấp hành dự toán thu, chi, tình hình thực hiệncác tiêu chuẩn định mức của Nhà nước, kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản củacác đơn vị thuộc Viện, tình hình chấp hành kỷ luật thu, chi, nộp, kỷ luật thanh toán,tín dụng và các chế độ, chính sách tài chính của Nhà nước; phát hiện và ngăn ngừacác hành vi vi phạm pháp luật về kế toán;

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch kinh phí;

- Theo dõi và kiểm soát tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị cấpdưới, tình hình chấp hành dự toán, quyết toán của đơn vị cấp dưới;

- Lập và nộp đúng thời hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lýcấp trên và các cơ quan tài chính; tổ chức phân tích tình hình thực hiện dự toán đểcung cấp thông tin kịp thời chính xác và trung thực, phục vụ cho việc quản lý điềuhành của lãnh đạo Viện, công khai tài chính theo chế độ quy định

1.3.10.3 Quyền hạn

- Phòng tài chính Kế toán được chủ động giải quyết các công việc trongphạm vi hoạt động nghiệp vụ của mình theo Luật Kế Toán hiện hành;

Trang 22

- Được Viện tạo điều kiện sử dụng các phương tiện và điều kiện làm việcthuận lợi.

1.3.11 Phân Viện Nghiên cứu Thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Phân Viện Nghiên cứu Thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vịtrực thuộc Viện, là tổ chức sự nghiệp nghiên cứu khoa học và đào tạo giúp Việntrưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ như nghiên cứu khoa học phục vụ cho việcxây dựng chiến lược quy hoạch phát triển, chính sách, cơ chế quản lý, xúc tiếnthương mại, đào tạo và dịch vụ của Viện tại các tỉnh phía Nam

- Tổ chức của Phân Viện gồm có Phân Viện trưởng, các Phó Phân Việntrưởng và các nghiên cứu viên có trình độ đại học và trên đại học Ngoài ra, phânviện còn có đội ngũ cộng tác viên gồm các nhà khoa học kinh tế ở trong và ngoàingành đang công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh

1.3.12 Trung tâm Tư vấn và Đào tạo kinh tế thương mại

Trung tâm Tư vấn và Đào tạo kinh tế thương mại có các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu và tổ chức áp dụng kết quả nghiên cứu các vấn đề về kinh tếđối ngoại, thị trường, mặt hàng, chính sách và cơ chế quản lý, vận dụng kinhnghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế vào việc ghép mối, cung cấp thông tinnhằm xúc tiến các quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học công nghệ giữa các doanhnghiệp trong và ngoài nước;

- Thực hiện công tác tư vấn về hoạt động kinh tế đối ngoại cho các cơ quan

và các doanh nghiệp có nhu cầu;

- Tổ chức báo cáo chuyên đề, hội thảo về những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh

Trang 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIẦY DÉP CỦA VIỆT NAM

SANG THỊ TRƯỜNG EU 2.1 Khái quát chung về thị trường giày dép EU

2.1.1 Một số đặc điểm chung về thị trường giày dép EU

2.1.1.1 Thị trường có quy mô lớn

EU là một thị trường rộng lớn gồm 27 quốc gia, với dân số trên 500 triệudân, GDP khoảng 18.5 tỷ USD (năm 2009) (theo trang www.chinhphu.vn) đây làmức thu nhập thuốc hàng cao nhất thế giới hiện nay, nên nhu cầu mua sắm thịtrương này được đánh giá là rất lớn, trong đó nhu cầu mua sắm giầy dép hàng nămcủa người dân EU tương đối cao, trung bình 4-5 đôi mỗi người một năm Bên cạnh

đó thì đây còn là một thị trường rất đa dạng với xu hướng và nhu cầu tiêu dùng khácnhau của 27 nước thành viên tạo nên sự phong phú và đa dạng cho thị trường giầydép lớn nhất thế giới này

EU chiếm tới 1/5 giá trị thương mại toàn cầu và là thành viên chủ chốt của tổchức thương mại thế giới (WTO), là một trong ba trụ cột của nền kinh tế thế giới

EU là một trong những thị trường lớn và có tính thống nhất cao, vốn, hàng hóa, dịch

vụ và sức lao động được tự do lưu chuyển giữa các nước trong nội khối Từ năm

1968 EU đã thống nhất thành một liên minh hải quan, có mức thuế quan chung chotất cả các nước thành viên Tình thông nhất cao của EU đã tạo điều kiện thuận lợicho tất cả các nước muốn xuất khẩu hàng hóa vào EU, hàng hóa của các nước chỉcần thông quan một lần khi vào EU (không cần phải thông quan ở các nước trongnội khối EU)

Về thị trường giầy dép thì EU là một trung tâm lớn về sản xuất đồ gia trênthế giới, song EU vẫn có nhu cầu nhập khẩu tới 25% trong tổng kim ngạch nhậpkhẩu đồ da thế giới (khoảng gần 5 tỷ EUR hàng năm) Trong mấy năm gần đây tuykinh tế bị suy thoái song nhu cầu nhập khẩu giày dép vẫn tăng cao do năng lực sảnxuất tại chỗ của các nước EU giảm gần 20%, nhiều nhà máy phải đóng cưa tạo nên

cơ hội thuận lợi cho các nước đang phát triển có thể tăng cường đẩy mạnh xuấtkhẩu giày dép vào thị trường nay Do đó hiện tại và tương lai EU vẫn là mục tiêu đểnhiều nước trên thế giới tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ vào (theobáo Sài Gòn tiếp thị)

Trang 24

2.1.1.2 Đặc điểm về người tiêu dùng

Theo báo cáo mới nhất của CBI thì có thể phân chia nhu cầu tiêu dùng củangười dân EU về mặt hàng giầy dép như sau:

Nữ giới

Nữ giới là phân đoạn quan trọng nhất của thị trường giầy dép EU Nhìnchung, phụ nữ chi khá nhiều cho việc mua sắm giày dép và có những đôi riêng để đicho từng mùa Phụ nữ tại 15 nước EU có ít nhất một đôi các loại giày bệt, giàykhiêu vũ, giầy đế cao su, boots, giầy nâu đi hàng ngày, dép xăng-đan hoặc dép xỏngón hoặc một đôi giầy đi buổi tối

Bên cạnh tính năng tiện dụng, phụ nữ châu Âu còn rất quan tâm đến kiểucách và tính thời trang Vòng đời sản phẩm giày dép dành cho nữ giới thường ngắnhơn loại dành cho nam giới và trẻ em Phụ nữ thường chạy theo mốt và thườngxuyên thay đổi giày dép nên đây là phân đoạn có tốc độ doanh thu tăng nhanh nhất

so với các phân đoạn khác

Những phụ nữ phải đi làm thường tự thưởng cho mình bằng cách mua mộtđôi giày mới, có giá đắt hơn bình thường với chất lượng cao và thoải mái trong sửdụng, thậm chí là những đôi hàng hiệu Giới trẻ thì không quan tâm đến chất lượng

và thương hiệu nhưng những đôi giày họ mua phải thật độc đáo hoặc có những hoạtiết phá cách nhằm theo kịp những mốt "hot" nhất trên thị trường

Mẫu mã giầy dép mà phụ nữ nội trợ lựa chọn rất đa dạng, từ loại rẻ tiền chođến loại đắt tiền Phụ nữ nội trợ trẻ tuổi thì có xu hướng chọn loại thời trang nhưng

có thể là hàng nhái chứ không phải hàng hiệu

Nam giới

Nam giới có xu hướng chọn đồ đắt tiền hơn nữ giới nhưng với số lượng íthơn Phân đoạn này có thể được chia thành những phân đoạn nhỏ hơn như: loạidành cho nam giới trẻ tuổi - những người thích thời trang và chú trọng đến thươnghiệu; và loại dành cho nam giới lớn tuổi - những người khá dè dặt trong chi tiêu nênthường chỉ có một đôi để đi làm, một đôi dành cho những sự kiện trang trọng, mộtđôi đi ngày thường và một đôi để chơi thể thao Họ không thường xuyên thay giầymới nên rất chú trọng đến chất lượng, sự thuận tiện và tính thực dụng

Trang 25

Các loại giầy đế mềm vẫn được thiết kế theo phong cách cổ điển với gammàu nho (màu nâu nhạt pha với các gam màu sáng) và đế màu trắng.

- Trẻ em từ 3 đến 7 tuổi

Cũng tương tự như phân đoạn trên nhưng điểm khác biệt là bị ảnh hưởng bởithu nhập của các bậc phụ huynh và sở thích của đứa trẻ Nhìn chung, thì các nhàbán lẻ quần áo thường kết hợp bán kèm một số phụ kiện trong đó có giầy dép

- Trẻ em từ 7 đến 15 tuổi

Theo phân đoạn này, các bậc phụ huynh thường mua theo sở thích của concái Trong khi đó, những đứa trẻ thì bị ảnh hưởng bởi các phương tiện truyền thông(như băng đĩa nhạc) và Internet (blog) Sự khác biệt trong sở thích giữa bé trai và bégái cũng tác động nhiều đến quyết định lựa chọn giầy dép

- Thanh thiếu niên từ 15 đến 19 tuổi

Lứa tuổi này bị ảnh hưởng bởi TV và các tạp chí và cũng hiểu rõ hơn về xuhướng thời trang và thương hiệu Nhìn chung, thanh thiếu niên ở EU có khá nhiềutiền chi tiêu, và bị hấp dẫn bởi những mẫu mã thời trang quốc tế nên họ có rất nhiềuloại giày ví dụ như: giày đế mềm, giày vải chơi bóng rổ, giày khiêu vũ, boots, cácloại giày dép Mary's Jane, giày đế liền, giày thể thao, xăng-đan hoặc dép xỏ ngón

Họ thường xuyên tham khảo các trang blog, trang web bán hàng trực tuyến và trangweb của các nhà bán lẻ để tham khảo các mẫu mã thịnh hành trên thị trường

2.1.1.3 Đặc điểm thị trường phân theo giá cả và chất lượng giầy dép

Phân đoạn hàng hiệu đắt tiền

Phân đoạn này bao gồm các loại giày dép thời trang chất lượng rất cao củacác thương hiệu và nhà thiết kế hàng đầu - những người tạo ra làn sóng mới trên thịtrường thời trang Các mẫu mã thuộc phân đoạn này được thiết kế trang nhã, độc

Trang 26

đáo và đắt tiền với mức giá bán lẻ trên € 300 Người tiêu dùng thường sử dụng cácloại giày dép này vào các dịp đặc biệt hoặc đi dự dạ tiệc.

Các loại giày dép thuộc nhóm này thường được bày bán tại một số cửa hàngchuyên bán "hàng hiệu", các cửa hàng thiết kế, hoặc siêu thị thời trang lớn

Trong số những người tiêu dùng giàu có, cũng có một số người từ bỏ nhữngsản phẩm giày dép đắt tiền Họ bắt đầu quan tâm tới chất lượng, giá cả, tính thẩm

mỹ và nhận thức cao hơn về các vấn đề xã hội và môi trường Họ cũng dần bỏ đithói quen mua sắm hoang phí nhất là trong thời điểm kinh tế suy thoái vừa qua.Thậm chí một vài người dù vẫn có khả năng mua hàng đắt tiền nhưng cảm thấy xấu

hổ nếu bị người khác nhìn thấy mình quá "trưng diện"

Hình 3: Phân đoạn thị trường giày dép EU theo giá cả và chất lượng

Nguồn: Cục xúc tiến thương mại.

Trang 27

Phân đoạn hàng tốt

Tại một số nước EU, không phải ai cũng có nhiều tiền để sắm cho mình vàiđôi giày dép hàng hiệu đắt tiền Ví dụ, tại Ba Lan, tỷ lệ những người có khả năngchỉ chiếm từ 10-15% tổng dân số cả nước

Do phần lớn những người tiêu dùng có tiền tại EU giờ trở nên dè dặt hơntrong chi tiêu, nên các nhà nhập khẩu thời trang và giày dép lại chuyển sang nhắmtới nhóm khách hàng có thể mua được những sản phẩm có giá gần với phân đoạntrên Phân đoạn này được gọi là phân đoạn hàng tốt - bao gồm những sản phẩm cóthương hiệu phù hợp với túi tiền của nhiều người tiêu dùng hơn với chất lượng thiết

kế tốt và giá bán dao động từ 100 đến 300 euro Nhóm tiêu dùng thuộc phân đoạnnày sẵn sàng trả tiền để có được đôi giày dép tốt nhưng họ không chi thường xuyênnhư hai nhóm phân đoạn hàng trung bình và hàng giá rẻ

Trong phân đoạn này, chất lượng giày dép vẫn khá cao nhưng được sản xuấtvới số lượng nhiều hơn so với phân đoạn trên Các sản phẩm có thương hiệu thườngđược bày bán tại các cửa hàng giày dép, các cửa hàng bán một thương hiệu riêng,các cửa hàng thời trang hoặc siêu thị thời trang lớn

Do kinh tế khủng hoảng, phân đoạn này đang phải đối mặt với tình trạnghạng nhái với giá cực rẻ Tuy nhiên, theo dự đoán, phân đoạn này sẽ có tốc độ tăngtrưởng nhanh trong vòng 5 năm tới đặc biệt ở 15 nước EU cũ

Phân đoạn hàng trung bình

Đây là phân đoạn giày dép lớn nhất tại thị trường EU - bởi lí do hàng chấtlượng khá nhưng vẫn phù hợp với xu hướng mới nhất trên thị trường Nhóm kháchhàng thuộc phân đoạn này cũng lưu ý tới thương hiệu nhưng không phải là yêu cầuban đầu khi họ đưa ra quyết định mua hàng Phân đoạn hàng trung bình bao gồmnhóm khách hàng ở mọi độ tuổi với những sản phẩm được bày bán tại các cửa hàngchuyên bán giày dép và một số nhà bán lẻ không chuyên khác, bao gồm cả bán hàngtrực tuyến

Trong những năm gần đây, nhóm khách hàng này cũng bắt đầu chuyển dầnsang phân đoạn hàng trung bình vì họ quan tâm hơn đến mẫu mã thiết kế và thươnghiệu thời trang Tuy nhiên, họ vẫn chỉ muốn mua với mức giá thấp nhất có thể Tại

Trang 28

Pháp và Ý, khách hàng thường mặc cả và thường mua được với mức giá mongmuốn nhất là trong trường hợp nhà bán lẻ muốn tiêu thụ những bộ sưu tập cũ.

Phân đoạn hàng giá rẻ

Đây là phân đoạn phổ biến ở các Đông Âu với những sản phẩm giày dépchất lượng thấp Chủng loại khá đa dạng từ các loại sản xuất trong nước với giá rẻ

và chất lượng chấp nhận được cho đến các loại nhập khẩu Mẫu mã thiết kế thườngchạy theo những sản phẩm (có thương hiệu) thuộc phân đoạn hàng trung bình vàhàng tốt Phần lớn giày dép thuộc phân đoạn này được sản xuất với số lượng lớn tạicác nước châu Á - những nơi có giá nhân công rẻ Sản phẩm được bày bán tại cáccửa hàng chuyên bán giày dép, quần áo, đại siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàngtạp phẩm và một số trang web bán hàng giảm giá trực tuyến

2.1.1.4 Đặc điểm hoạt động phân phối giầy dép trên thị trường EU

Hệ thống phân phối của EU về cơ bản cũng giống như hệ thống phân phốicủa một quốc gia, gồm mạng lưới bán buôn và mạng lưới bán lẻ với sự tham gia củacác công ty xuyên quốc gia, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, các công ty bán lẻ độclập…Hình thức tổ chức kênh phân phối phổ biến nhất là theo tập đoàn và khôngtheo tập đoàn Ở kênh phân phối theo tập đoàn, các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu chỉcung cấp hang hóa cho hệ thống các cửa hàng, siêu thị của tập đoàn Còn kênh phânphối không theo tập đoàn thì ngược lại, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu cung cấp hànghóa cho hệ thống bán lẻ thuộc và không thuộc tập đoàn, kể cả các công ty bán lẻđộc lập

Rất ít trường hợp các siêu thị, công ty bán lẻ mua hàng trực tiếp từ nhà xuấtkhẩu nước ngoài Mối quan hệ bạn hàng giữa nhà bán buôn, bán lẻ trên thị trường

EU phần lớn là do có quan hệ tín dụng và mua cổ phần của nhau Các nhà bán buôn,bán lẻ EU thường có quan hệ làm ăn lâu đời và rất ít khi mua hàng của các nhà cungcấp không quen biết cho dù hàng hóa có rẻ hơn vì nhiều khi họ đặt uy tín kinhdoanh lên hàng đầu, muốn giữ được các mối quan hệ này thì hàng phải đảm bảochất lượng, nguồn cung cấp ổn định

Trang 29

Hình 4 - Cơ cấu kênh phân phối cơ bản mặt hàng giày dép tại thị trường EU

Nguồn: Cục xúc tiến thương mại.

Người tiêu dùng có thể mua giày dép ở nhiều loại hình nhà bán lẻ từ các cửahàng giày dép nhỏ đến cửa hàng thời trang và các cửa hàng bán hàng lớn của cácnhà máy Điều này cũng có nghĩa cơ cấu hệ thống phân phối giày dép tại EU rất đadạng Tại hầu hết các nước EU, kênh phân phối chủ yếu là từ nhà sản xuất đến nhànhập khẩu/ bán buôn đến nhà bán lẻ Kênh phân phối này thấy nhiều nhất ở phíaNam và Đông EU, những quốc gia có nhiều cửa hàng giày dép nhỏ Nhà nhập khẩu

và bán buôn thường mua rất nhiều loại giày dép và lưu kho để sẵn

Với doanh nghiệp từ các nước đang phát triển, nếu mới tham gia xuất khẩuthì nhà nhập khẩu hoặc người bán buôn là những kênh phân phối hiệu quả và đơngiản nhất Họ có kiến thức tốt về thị trường và có thể cung cấp cho các doanhnghiệp phương pháp phân phối hiệu quả và phù hợp nhất với thị trường

Trang 30

2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ tại thị trường EU

2.1.2.1 Tình hình sản xuất giày dép tại EU

EU có lịch sử sản xuất giầy từ rất lâu với quy mô sản xuất lơn và tiên tiến.Công nghệ sản xuất, máy móc, dây chuyền sản xuất giày dép của EU luôn được đầu

từ và đổi mới, đạt tới trình độ tinh xảo Giày dép được sản xuất tại EU thường lànhững sản phẩm có chất lượng cao và thời trang Tuy nhiên, chi phí nhân công ởcác nước này rất cao nên các sản phẩm sản xuất ra có giá thành cao Do đó giày dép

ở đây phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các loại giầy dép nhập khẩu từ các nướcđang phát triển như Trung Quôc, Việt Nam, Ấn Độ….Do vậy, hiện nay EU đang sửdụng nhiều biện pháp để bảo hộ ngành công nghiệp sản xuất giầy dép trong khu vưcnhư: áp thuế chống bán phá giá, hạn ngạch hay các biện pháp phi thuế quan nhằmhạn chế việc nhập khẩu giày dép vào EU

Hàng năm, ngành công nghiệp này sản xuất trên dưới một tỷ đôi, chiếm 10%sản lượng toàn thế giới Ngành công nghiệp sản xuất giầy của EU có vai trò rấtquan trọng trong việc giữ ổn định và tăng trưởng của khu vực Châu Âu Ngoài ra,

nó còn duy trì nguồn cung cấp giày dép ổn định và chất lượng cao có uy tín vàthương hiệu cho toàn thế giới

Trong số các nước có ngành công nghiệp sản xuất giầy dép lớn nhất tại EUthì Italia là nước có quy mô sản xuất lớn nhất và cũng là nước có vai trò chủ chốttrong ngành công nghiệp sản xuất giầy của khu vực Hàng năm Italia là nước sảnxuất gần một nửa lượng giầy dép được sản xuất tại EU với các loại giầy dép caocấp Tiếp theo là đến ngành công nghiệp sản xuất giầy dép tại Tây Ban Nha, Đức,

Bồ Đào Nha, Pháp, Romani, Ba Lan, Anh… Theo số liệu năm 2009 của hiệp hội

da giầy EU thì tại Italia có 10.000 công ty sản xuất giày dép, Tây Ban Nha có trên4.000 công ty, Bồ Đào Nha có gần 3.000 công ty, ngành sản xuất giày dép tại 3nước này thu hút khoảng 350.000 lao động Tuy nhiên trong những thập niên gầnđây thì ngành công nghiệp này đã có sự suy giảm do sự cạnh tranh từ các nhà sảnxuất giá thấp từ Trung Quốc hay Việt Nam…Kể từ năm 1995 tới nay do sự cạnhtranh khốc liệt mà tại Italia đa mất đi khoảng 5.000 công ty sản xuất giày dép

Trang 31

Bảng1: Giá trị sản lượng của ngành công nghiệp giày dép EU từ 2005-2009

Giá trị Triệu EUR

Số lượng Triệu đôi

Giá trị Triệu EUR

Số lượng Triệu đôi

Giá trị Triệu EUR

Số lượng Triệu đôi

Nguồn: National Statistics Offices, National Associations, Trade Estimates

Giai đoạn 2005 – 2009, giá trị sản xuất giầy dép tại EU đang có xu hướnggiảm, năm 2005 sản xuất giầy dép tại EU đạt 17.108 triệu EUR, năm 2007 giá trịtoàn ngành giảm còn 16.142 triệu EUR, đến năm 2009 giá trị sản xuất giầy dép chỉđạt 14.527 triệu EUR Nguyên nhân là do việc nhập khẩu giầy dép ngày càng nhiều

từ các nước đang phát triển ngày càng làm mất đi thị phần của ngành sản xuất giày

Trang 32

dép trong khối, cộng thêm việc khu vực EU rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính

2008 – 2009 được coi là cuộc khủng hoàng lớn nhất từ trước đến nay, đã gây thiệthại lớn đến ngành công nghiệp sản xuất giầy dép, có khoảng 20% nhà máy sản xuấtgiầy dép tại EU đã phải đóng cửa

Đứng trước tình hình thay đổi, tính cạnh tranh trong ngành ngày càng giatăng, ngành công nghiệp sản xuất giầy dép tại EU đang có xu hướng mới: chuyểndịch sản xuất sang thuê gia công tại các nước có chi phí thấp như Trung Quốc, ViệtNam, Ấn Độ, Brazil…;Còn các cơ sở sản xuấ tại EU thì có xu hướng thu hẹp lạiquy mô sản xuất và chỉ tập trung sản xuất có trọng điểm, các sản phẩm giầy dép caocấp cần sử dụng ít nhân công Để củng cố lại, nâng cao vị thế và uy tín chất lượngsản phẩm của mình nên việc sản xuất ít hơn, có sự tập trung, chuyên môn hóa cao

và chú trọng đến việc sản xuất ra các mặt hàng tính thời trang cao cấp, tập trung vàophục vụ đoạn thị trường những người có thu nhập cao, có khả năng chi trả chonhững sản phẩm đắt tiền

2.1.2.2 Tình hình tiêu thụ giày dép của thị trường EU

Mặc dù EU có ngành công nghiệp sản xuất giày dép phát triển song mới chỉđáp ứng được khoảng 45%-50% nhu cầu trong khối, phần còn lại vẫn phải nhậpkhẩu từ thị các nước ngoài khối Chủ yếu các sản phẩm giầy dép nhập khẩu ngoàikhối có nguồn gốc từ các nước đang phát triển, có giá tương đối thấp Cho tới naynhập khẩu từ các nước đang phát triển ngày càng có xu hướng tăng lên Năm 2009,nhập khẩu từ các nước đang phát triển là 11,2 tỷ EUR (khoảng 42% tổng giá trị tiêuthụ giầy dép tại EU) chủ yếu từ Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Indonexia, Brazil…Bốn nước nhập hàng đầu là Anh, Đức, Italia, Pháp chiếm khoảng 62% tổng mứcnhập khẩu cả khối từ khu vực này Còn đối với các nước thành viên mới của EUnhập khẩu khoảng 572 triệu EUR chiếm 5,1% trong tổng giá trị nhập khẩu chủ yếu

từ các nước Romani, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Hungary, Estonia…

Theo hiệp hội da giầy EU, thì 5 nước có mức tiêu thụ giầy dép lớn nhất chiêm đến 72% tổng mức tiêu thụ của EU là Đức có mức tiêu thụ chiếm đến 17,3%trong tổng mức tiêu thụ giầy dép tại EU, tiếp đến là Pháp chiếm 16,6%, Anh:16,3%, Italia:13,4%, Tây Ban Nha: 8,5%

Trang 33

-Biểu đồ 1: Kim ngạch nhập khẩu giầy dép của EU giai đoạn 2003-2009

Đơn vị: Triệu EUR

Nguồn: National Statistics Offices, National Associations, Trade Estimates

Theo biều đồ có thể thấy kim ngạch nhập khẩu giầy dép của EU có xu hướngtăng lên Năm 2003 kim ngạch nhập khẩu đạt 10.017 triệu EUR, năm 2005 là11.108 triệu EUR, năm 2007 lên đến 11.892 triệu EUR Bước sang năm 2009 doảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, người dân các nước EU đều có xu hướngcắt giảm chi tiêu nên kim ngạch nhập khẩu giầy dép có phần giảm đôi chút xuốngcòn 11.741 triệu EUR Tuy nhiên theo phân tích của các nhà kinh tế thì đến năm

2010, kinh tế của các nước EU có xu hướng phục hồi vì vậy mà nhu cầu mua giầydép người dân nơi đây cũng sẽ có chiều hướng tăng lên

Những sản phẩm nhập khẩu chủ yếu vào EU là giầy mũ gia chiếm khoảng59%, tiếp đến là các loại giầy mũ cao su/plastic chiếm khoảng 15%, giầy mũnguyên liệu dệt khoảng 9% Hiện nay thì xu hướng tiêu dùng của người dân EU có

sự chuyển hướng từ giầy da sang giầy vải, thiên về thích sử dụng chất liệu tự nhiên.Đối với phụ nữ thì có phần thiên về thời trang hơn, còn đối với thanh niên và trungniên thì thích giầy thể thao, mang tính trẻ trung và mạnh mẽ Những xu hướng tiêudùng này ngày càng thể hiện sự chú trọng cao hơn nữa vào chất lượng, kiểu dáng,

xu hương thời trang bắt kịp với xu hướng thời trang của thể giới

Trang 34

2.1.3 Những quy định pháp lý của EU đối với việc nhập khẩu giầy dép

2.1.3.1 Quy định về thuế quan

Hiện nay EU đã có biểu thuế quan quy định cụ thể và rõ ràng đối với từngloại giầy dép theo từng mã hàng riêng, với mức thuế suất giao động từ 3-17% chogiá trị nhập khẩu của mỗi đôi Bên cạnh biểu thuế quan này thì EU còn có các loạithuế khác như thuế chống bán giá, thuế suất ưu đãi (GSP) đối với hàng hóa xuất xứ

từ các nước đang phát triển… có tác động không nhỏ đến việc xuất khẩu giầy dépsang EU

Đối với giầy dép xuất xứ của Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước thànhviên của EU từ ngày 1/1/2009 sẽ không được hưởng mức thuế suất ưu đãi GSP vớimức 3,5% dành cho những nước đang phát triển với lý do phía EU đưa ra là khi ràsoát việc thực hiện GSP, EU nhận thấy ngành giày dép, một trong những ngànhđược hưởng GSP của Việt Nam đã phát triển trên mức trung bình là 19,9% tổng sốkim ngạch nhập khẩu giày dép được hưởng GSP khi vào thị trường EU trong giaiđoạn 2004-2006 Hơn nữa, ngành giày dép được hưởng GSP chiếm mức tỉ lệ trungbình là 49,1% trong tổng kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu được hưởng GSP củaViệt Nam Trên cơ sở đó, phía EU đã đưa ra kết luận "Ngành giày dép của ViệtNam đã phát triển rất cạnh tranh và Việt Nam đã không còn quá phụ thuộc vào xuấtkhẩu giày dép nữa" Như vậy, ngành giày dép Việt Nam sẽ không còn được hưởng

ưu đãi GSP của EU

Bên cạnh đó, ngành giầy dép Việt Nam còn đang gặp nhiều khó khăn do bị

áp thuế chống bán phá giá với giày mũ da xuất khẩu sang EU Bắt đầu từ tháng 4năm 2006, EU đã áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với giày mũ da ViệtNam là 16,8% Sau đó, đến tháng 10/2006 mức thuế được điều chỉnh lại là 10%(chưa cộng với mức thuế hiện hành) với 33 mã hàng giầy mũ da của Việt Nam, cóthời hạn 2 năm Và sau hai năm, ở trước thời điểm tháng 10/2008, khi thời hạn 2năm áp thuế chống bán phá giá giầy mũ da Việt Nam sắp hết, Ủy ban châu Âu raquyết định rà soát lại đối với giầy mũ da Việt Nam Cuối cùng Ủy ban châu Âu đãđưa ra quyết định kéo dài thời hạn áp thuế chống bán phá giá giày mũ da của ViệtNam thêm 15 tháng nữa bắt đầu từ tháng 12/2009 bất chấp sự phản đối từ phía ViệtNam và nhiều doanh nghiệp tại EU Việc Việt Nam tiếp tục bị áp thuế chông bán

Trang 35

phá giá thêm 15 tháng nữa sẽ gây không ít khó khăn và thiệt hại cho hoạt động xuấtkhẩu giầy dép của Việt Nam sang EU.

2.1.3.2 Các quy định phi thuế

Yêu cầu về nhãn mác:

EU có quy định chung về việc dán nhãn giày dép, nhằm đảm bảo cung cấpthông tin cần thiết cho người tiêu dùng và đề phòng sự khác biệt của các nguồn luậtquốc gia khác Chỉ thị 94/11/EC đã đưa ra các yêu cầu về nhãn mác đối với các sảnphẩm đi chân buốn bán tại thị trường EU Chỉ thị này đã được tiêu chuẩn hóa trong

EU nhằm đảm bảo rằng người tiêu dùng biết được họ đã mua sản phẩm đi chân làm

từ chất liệu nào Dán nhãn mác đúng và đẩy đủ là trách nhiệm của người sản xuất

và nhập khẩu

Phạm vi áp dụng:

Áp dụng cho tất cả sản phẩm đi chân trừ:

- Trang bị bảo vệ cá nhân, ví dụ như giày ống có mũi bọc thép

- Sản phẩm đi chân đã qua sử dụng

- Sản phẩm đi chân làm đồ chơi

- Sản phẩm đi chân được chỉ thị trong Chị thị 76/769/EEC, vị dụ như giàyống có chứa chất a-mi-ăng

Kết cầu của sản phẩm đi chân:

Nhãn mác phải cho biết loại vật liệu được dùng để sản xuất ít nhất là 80%của:

- Bề mặt trên của sản phẩm

- Bề mặt lớp lót và miếng lót bên trong của sản phẩm

- Khối lượng đế của sản phẩm

Trang 36

Nếu như không có vật liệu nào chiếm tới 80% bề mặt trên và khối lượng đếnhư yêu cầu ở trên thì nhãn mác phải ghi rõ hai loại vật liệu chính được dùng để sảnxuất các bộ phận đó của sản phẩm Nhãn mác không cần nêu các phụ liệu đi kèmvới phần trên của sản phẩm như khóa, miếng cài mắt cá chân…vv

Đối với da giày thì quy định về nhãn mác là bắt buộc, như trong Hướng dẫnQuy định về nhãn mác giày EU 94/11/EC Trong nhãn mác này cần nêu nhữngthông tin liên quan đến bộ phận của chiếc giày như: phần bên trên của đế giày, lớplót giày, đế trong/ngoài… Cùng với đó là những nguyên tắc hướng dẫn sử dụng

Ngoài ra, yêu cầu về nhãn mác cho giày EU nhập khẩu còn thể hiện ở chỗ: đikèm theo sản phẩm cần phải có một bộ các hình vẽ để biểu thị những bộ phận cấuthành lớn nhất của sản phẩm đó Các hình vẽ thường được sử dụng là hình vuônghay hình thoi

Nhà sản xuất, nhập khẩu, hoặc bán đồ đi chân thì phải đảm bảo dán nhãn cóghi đầy đủ tên các bộ phận cấu thành, ví dụ mũi giày, lớp lót, đế ngoài Các vật liệuphải được ghi rõ theo một trong bốn cách sau: da, da được tráng phủ, vải dệt, loạikhác

Tiêu chuẩn về kích cỡ:

Ngoài kích cỡ thống nhất theo Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO, được biếtđến với tên gọi hệ thống kích cỡ giày Mondopoint, tại EU vẫn còn 2 hệ thống tiêuchuẩn về kích cỡ khác:

- Hệ thống kích cỡ Châu Âu lục địa (thường được sử dụng)

- Hệ thống kích cỡ của nước Anh

Các khách hàng EU thường nhập khẩu tối thiểu từ 12 -18 đôi/mẫu giày Sựphân loại kích cỡ giày cho một đơn hàng nhập khẩu 12 đôi của các nước EU thườngtheo như bảng đưới đây:

Trang 37

Bảng 2 : Bảng phân loại kích cỡ giầy cho một đơn hàng nhập khẩu 12 đôi của

Cỡ

thường

Cỡ nửa Bình thường

Cỡ

thường

Cỡ nửa bình thường

Về độ rộng của giày dép thì được quy định theo các chữ cái từ A đến K,trong đó A là cỡ rộng nhỏ nhất Cỡ rộng tiêu chuẩn là cỡ G Các quy định khác về

độ rộng, như đối với nhãn hiệu đắt tiền hoặc với sản phẩm trẻ em được sử dụng ítphổ biến hơn

Yêu cầu về đóng gói:

Hàng nhập khẩu từ những nước đang phát triển vào EU thường có khoảngcách rất xa, do vậy công tác đóng gói sản phẩm cần được lưu tâm Các loại giày dathường được đóng vào thùng với số lượng từ 12 – 18 đôi/thùng Các loại giày dép

rẻ hơn làm bằng vải hoặc chất liệu plastic thường được đóng trong túi bóng hoặc đểrời

Các nhà nhập khẩu thường quan tâm đến phương pháp đóng gói của bên xuấtkhẩu, và trong nhiều trường hợp họ luôn có những yêu cầu chi tiết và coi đó là mộtphần của hợp đồng mua hàng Chẳng hạn những thông tin về đơn đặt hàng được in

Trang 38

trên vỏ thùng hàng như: số đơn hàng, số kiện, tên và địa chỉ người liên hệ… Ngoàikhía cạnh đảm bảo an toàn cho hàng hóa không được bị hư hỏng, nhà xuất khẩu cầnquan tâm đến phương diện sản xuất thân thiện với môi trường, làm sao để các loạisản phẩm có thể tái chế sau khi sử dụng.

Toàn bộ bao bì nhập khẩu phải tuân theo tiêu chuẩn Châu Âu (có thể tái sửdụng, tái chế, có thể tái tạo năng lượng…); có thể tích và trọng lượng nhỏ nhất đểđảm bảo an toàn, vệ sinh, và được người tiêu dùng chấp nhân; có chứa các chất kimloại nặng và chất độc hại ở mức tối thiểu Đối với bao bì bằng gỗ, có các quy địnhriêng và số lượng tối đa

Chống bán phá giá:

Các quy định chống bán phá giá của EU được đưa ra từ những ngày đầuthành lập và được xây dựng trên cơ sở điều khoản của WTO, EU chỉ được áp dụngcác biện pháp chống bán phá giá trong trường hợp các ngành công nghiệp của EU

bị tổn hại do việc nhập khẩu các sản phẩm phá giá Đây là những sản phẩm đượcbán trên thị trường nội địa với mức giá “thông thường” Tuy nhiên, việc so sánh cácmức giá này thường gặp khó khăn Cách tính giá “thông thường” của EU dựa vàochi phí sản xuất cộng với lợi nhuận cận biên Vấn đề là mức lợi nhuận như thế náomới được coi là thích hợp Xu hướng của EU là tính mức lợi nhuận cao, có khi tới30%

Các quy định chống bán phá giá của EU được xác định trong Quy chế chốngbán phá giá có hiệu lực từ năm 1995 và sau đó được cập nhật bằng quy chế 384/96

có hiệu lực từ ngày 6/3/1996 Quy chế mới lồng ghép tất cả các biện pháp đượcthỏa thuận tại vòng đàm phán Urugoay của GATT Quy chế chống bán phá giá năm

1996 quy định việc áp thuế chống bán giá và chỉ được áp dụng thuế này trong cácđiều kiện sau:

- Có phát hiện bán phá giá: giá xuất khẩu của sản phẩm trên thị trường EUthấp hơn giá bán tại thị trường của nhà xuất khẩu

- Có tổn hại vật chất cho doanh nghiệp của EU do hàng nhập khẩu gây rahoặc đe dọa gây tổn thất cho phần lớn ngành kinh doanh EU

- Lợi ích của EU: chi phí mà EU bỏ ra để thực hiện các biện pháp khôngđược tỉ lệ nghịch với lợi ích thu được

Trang 39

Sau khi các mức giá xuất khẩu và giá thông thường đã được xác định thìchúng được so sánh với nhau để xác định mức phá giá Luật pháp của EU cho phépthực hiện điều chỉnh đối với các mức chênh lệch liên quan đến công dụng của cácsản phẩm, thuế nhập khẩu, các loại thuế gián tiếp khác, các chi phí bán hàng nhưvận chuyển và tiền trả hoa hồng Tuy nhiên, EU bị phê phán là không tính đếnnhững mức khác biệt lớn hơn về sản lượng bán ra trên thị trường nội địa hoặc vềhoạt động Marketing khi bán hàng Phương pháp so sánh các mức giá của EU cũng

bị phê phán vì các chi phí bán không được tính đến trên thị trường EU nhưng lạiđược tính trên thị trường nội địa, dẫn đến làm tăng thêm mức chênh lệch giá

Khi mức bán phá giá được tính đến trên thị trường đó làm tổn hại đến ngànhsản xuất nội địa hay không Mức độ gây tổn hại thường được đo bằng các chỉ sốnhư lợi nhuận công suất hoạt động và thị phần Quá trình này cần đến việc thu nhập

và xử lý một lượng thông tin lớn về kinh tế, tài chính và thương mại

Sau khi xác định được mức bán phá giá và mức độ tổn hại đối với các ngànhsản xuất nội địa, EU áp dụng các mức thuế chống bán phá giá hoặc chấp nhận đềnghị từ phía người xuất khẩu lên Thông thường, các bên không nên áp dụng đặtmức thuế chông phá giá ở mức tối đa nếu như điều này không cần thiết cho việcngăn chặn tổn hại do bán phá giá gây ra, EU thường tính toán ở mức độ tổn thất và

áp đặt mức thuế đúng bằng mức đó Trong trường hợp mức thuế áp dụng vượt quámức phá giá thì khoản chênh lệch sẽ phải được hoàn trả cho nhà xuất khẩu

Chống gian lận thương mại:

EU đã tăng cường tiến hành điều tra và xử lý các vụ gian lận thương mạithông qua một số các biểu hiện dưới đây:

- Hưởng lợi bất hợp pháp từ những đối xử ưu đãi như Hệ thống Thuế quan

Ưu đãi Chung mới sửa đổi (RGSP)

- Lừa dối người tiêu dùng (cho rằng những sản phẩm của mình sản xuất tại

EU nhưng thực chất lại xuất xứ ở những vùng khác)

- Làm giả hoặc sao chép bản quyền bất hợp pháp không có sự cho phép củatác giả (các mẫu thiết kế…)

Các vấn đề môi trường:

Trang 40

- Chỉ thị của EU – 2002/61/EC – hạn chế sử dụng các chất gây nguy hiểmtrong các sản phẩm da và vải dệt, bao gồm cả đồ đi chân.

- Công ước về việc buôn bán các giống loài có nguy cơ tuyệt chủng CITESbao gồm quy đinh EC 338/97 đối với sản phẩm da bao gồm: nguyên liệu từ nhữngloài vật cơ nguy cơ tuyệt chủng

2.1.2.3 Những yêu cầu và quy định riêng trong ngành

Chất lượng

- Nhà xuất khẩu phải đảm bảo cung ứng thường xuyên với số lượng sảnphẩm nhất định Thị trường mỗi nước sẽ có những yêu cầu khác nhau về chấtlượng, kích cỡ, màu sắc và vật liệu của giày dép (vải, da, ) Các phương pháp kiểmnghiệm chất lượng sản phẩm phải tuân thủ chuẩn của EU, nước nhập khẩu hoặcchuẩn ISO

- Một yêu cầu nữa về chất lượng là sự truy nguyên nguồn gốc sản phầm.Toàn bộ sản phẩm phải có thể được truy nguyên theo chuỗi cung ứng, theo nhữngtrình tự và qui trình thực hiện được kiểm soát chặt chẽ

Độ tin cậy

- Một trong những đặc trưng của thị trường EU là yêu cầu cao về phân phối

và hậu cần Thời gian giao hàng ngày càng trở nên ngắn hơn và độ ổn định tronggiao hàng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Nhà cung ứng cần phải hết sức linhhoạt và có thời gian phản hồi (từ khi nhận được yêu cầu của khách hàng cho đến khinhận đơn đặt hàng) phải là ít nhất và phải được kiểm soát chặt chẽ Việc có khảnăng cung ứng đơn hàng theo đúng hạn là rất quan trọng

- Nhà cung cấp cần luôn luôn tuân thủ các yêu cầu chất lượng, nghĩa là họphải luôn đầu tư vào thiết bị, công nghệ mới và đào tạo cập nhật nguồn nhân lực

- Độ tin cậy là điều quan trọng nhất đối với các nhà cung ứng từ các nướcphát triển vì để vào được thị trường EU là rất gian nan và nếu nhà cung ứng khônggiữ được lời hứa thì trước sau gì cũng sẽ bị loại ra khỏi thị trường

Giá cả cạnh tranh

Khi nhập hàng từ các nhà sản xuất ở nước phát triển, các nhà phân phối hoặcbán lẻ ở EU thường yêu cầu mức giá rất cạnh tranh Mặc dù giá cả là một yếu tố rấtquan trọng, một điều quan trọng không kém là nhà cung ứng không nên chỉ để bị

Ngày đăng: 10/11/2015, 18:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân (2004), Thâm nhập thị trường EU_những điều càn biết, NXB Thống kê Khác
3. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam-Trung tâm thông tin thương mại châu Âu tại Việt Nam (2002), Kinh doanh với thị trường EU Khác
4. Trần Chí Thành (2002), Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, NXB Lao động xã hội Khác
3. www.eurunion.org 4. www.lefaso.org.vn/ Khác
7. www.vietrade.gov.vn/ Khác
8. www.vinasme.com.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w