Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại

Một phần của tài liệu Chuyên đề đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường EU Báo cáo thực tập tốt nghiệp (Trang 68)

Ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của giày dép Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu của ta phải nâng cao năng lực tiếp thị, tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trưởng EU:

- Chủ động tìm kiếm đối tác, chào hàng thông qua việc tham gia các cuộc hội chợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề được tổ chức tại Việt Nam hoặc EU, qua tham

- Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường EU trực tiếp hoặc thông qua phòng thương mại EU tại Việt Nam, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cục xúc tiến Thương mại-Bộ Thương mại, tham tán thương mại các nước thành viên EU, tham tán thương mại Việt Nam tại các nước EU, trung tâm thông tin thương mại – Bộ Thương mại và qua tài liệu để biết được chính sách kinh tế và thương mại của EU, quy chế nhập khẩu của EU, nhu cầu thị hiếu về hàng hóa và những mặt hang giày dép xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này.

Các doanh nghiệp cần có một địa điểm tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại Việt Nam tại EU để làm nơi giao dịch tìm kiếm bạn hàng, trưng bày và giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu và nghiên cứu thị trường EU. Việc đầu tư này rất cần thiết để giúp cho các doanh nghiệp có được thông tin chính xác về thị trường và bạn hàng. Do đó có thể sản xuất và xuất khẩu sang EU những mặt hàng giày dép đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị hiếu của thị trường EU tại các thời điểm trong năm.

Ngoài ra thì việc tham gia hội trợ triểm lãm chuyên ngành là một trong những hoạt động xúc tiến xuất khẩu phổ biến và rất hiệu quả. Các doanh nghiệp phải lựa chọn hội trợ triển lãm thích hợp để tham gia. Một trong những triển lãm quan trọng nhất trong nghành giầy dép hiện nay là hội trợ giầy GDS vào tháng 3 và tháng 9 tổ chức hàng năm tại Dusseldorf, CHLB Đức. Khi doanh nghiệp đã sãn sàng tham gia xuất khẩu trực tiếp thì nên tham gia hội trợ này. Ngoài ra để tìm nguồn nguyên liệu thì nên tham gia các hội trợ triển lãm ở các nước trong vùng như: Quảng Châu-Trung Quốc, APLF-Hồng Kông. Còn nếu muốn tìm nguồn cung cấp máy móc thiết bị ngành giầy thì nên tham gia hội trợ triển lãm Simac-Italia hoặc Taipei-Đài Loan.

Ngoài việc tích cực tham gia các hội trợ triển lãm nước ngoài, còn cần tiếp tục duy trì và phát triển tổ chức hội trợ triển lãm quốc tế tại Việt Nam để thu hút khách hàng nước ngoài tham gia. Và trước khi tham gia hội trợ các doanh nghiệp cần lựa chọn đúng sản phẩm, chất lượng tốt, mẫu mã phong phú, catalogue giới thiệu, danh thiếp và điều quan trọng là cử đúng cán bộ marketing tham gia. Trong khi triển lãm nên tận dụng khai thác triệt để các mối quan hệ để nắm bắt thông tin về sản phẩm, thị trường, giá cả và xu hướng mẫu mốt trong năm. Sau khi triển lãm cần tiếp tục cùng cố các mối quan hệ đã được thiết lập trong hội trợ.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nghiên cứu ứng dụng các nghiệm vụ marketing để phát hiện những mặt hàng mới có khả năng tiêu thụ ở thị trường EU. Tăng cường đầu tư vốn và công nghệ hiện đại vào những hoạt động khuếch trương cần thiết như có chiến lược quảng cáo, marketing thích hợp để nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp tại EU. Tổ chức tốt các hoạt động trước và sau khi bán hàng (cung cấp dịch vụ sau bán hàng để duy trì, củng cố uy tín của giày dép Việt Nam đối với người tiêu dùng EU).

3.2.2.4. Xây dựng quy trình sản xuất và chính sách sản phẩm xuất khẩu theo hướng liên kết.

Để tăng cường khả năng xuất khẩu giầy dép vào thị trường EU các doanh nghiệp cần tăng cường xây dựng chính sách sản phẩm xuất khẩu theo hướng liên kết, liên kết ngang và liên kết dọc. Việc tăng cường khả năng liên kết ngang, liên kết dọc nhằm kiểm soát sản phẩm từ khâu đầu tiên đến khâu cuối của quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời tăng cường khả năng công khai xuất xứ hàng hóa, đảm bảo yêu cầu về môi trường và nâng cao quy mô xuất khẩu.

Chính sách liên kết ngang tức là liên kết cách doanh nghiệp sản xuất cùng một loại sản phẩm sẽ góp phân gia tăng khả năng cung cấp đơn hàng xuất khẩu theo khối lượng lớn. Trên cơ sở đó, hàng giầy dép Việt Nam có khả năng thâm nhập vào các kênh phân phối theo tập đoanh lớn EU. Đây là biện pháp có thể áp dụng rất thích hợp cho các doanh nghiệp có quy mô sản xuất còn nhỏ.

Song song với việc thực hiện liên kết ngang giữa các doanh nghiệp, việc tiến hành hoạt động liên kết dọc trong toàn quy trình sản xuất sẽ đem lại cho các doanh nghiệp và ngành có nhiều lợi thế hơn. Đây là biện pháp liên kết từ các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu đến doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu. Đây là biện pháp giúp cho các doanh nghiệp có thể chủ động nguồn hàng cũng như kiểm soát được chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và tăng khả năng đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường và vệ sinh an toàn của xuất khẩu. Theo Hệ thống kểm soát môi trường và tiêu chuẩn môi trường, EU tăng cường khả năng kiểm soát môi trường, đảm bảo từ khâu nguyên liệu, bảo quản, sản xuất cho đến tiêu thụ. Nếu các doanh nghiệp có thể thực hiện tốt quy trình sản xuất theo hướng liên kết này thì có thể đảm bảo cho ngành phát triển bền vững lại có thể thực hiện tốt các tiêu chuẩn môi trường cũng như quy định xuất xứ hàng hóa của EU.

3.2.2.5. Lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào EU

Có nhiều phương thức thâm nhập thị trường EU như xuất khẩu qua trung gian, gia công xuất khảu, xuất khẩu trực tiếp, liên doanh, đầu tư trực tiếp…

Xuất khẩu qua trung gian là con đường phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện trong thời gian qua, chủ yếu là qua trung gian châu Á. Hình thức này chỉ phù hợp trong thời kỳ đầu khai phá thị trường.

Ngoài việc xuất khẩu qua trụng gian thì phần lớn doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều sản xuất giầy dép gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài, đây có thể nói là hình thức đem lại ít hiệu quả nhất trong các hình thức xuất khẩu. Hình thức gia công thường chỉ chiếm 25 – 30% giá trị lợi nhuận, phía Việt Nam chủ yếu chỉ đóng vai trò là người làm thuê, không tạo thêm nhiều giá trị gia tăng. Điều này sẽ rất nguy hiểm cho các doanh nghiệp nhất là khi các lợi thế về giá nhân công rẻ mất đi hay không được hưởng một số ưu đãi từ chính phủ, hay sự chuyển hướng kinh doanh từ phía thuê gia công, cho nên đây chỉ có thể là hình thức trong giai đoạn đầu khi các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép của Việt Nam chưa tạo dựng được thương hiệu cho riêng mình, tiềm lực kinh tế còn yếu. Để có thể phát triển bền vững các doanh nghiệp cần phải tính tìm hình thức xuất khẩu khác theo hướng bền vững hơn.

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức thích hợp sau thời kỳ khai phá. Nhưng hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép của Việt Nam quy mô còn nhỏ, khi xuất khẩu trực tiếp dễ rơi vào thế bị động đối do khó nắm bắt kịp thời những thông tin về thị trường (những thay đổi về chính sách thương mại, quy chế xuất khẩu, quy định đối với hàng hóa nhập khẩu của EU…). Mặt khác, nhãn hiệu giầy dép của Việt Nam không có danh tiếng nên khó thâm nhập sâu và mở rộng thị phần. Do đó để tăng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp vào EU thì các doanh nghiệp da giầy nên liê kết lại với nhau để đáp ứng những đơn đặt hang lớn của EU, cũng như hỗ trợ nhâu nâng cao chất lượng, mẫu mã, giảm giá thành. Khi xuất khẩu trực tiếp giầy dép sang EU, doanh nghiệp Việt Nam nên chọn cho minh một phân khúc thị trường thích hợp tránh đối đầu với hàng sản xuất hàng loạt của Trung Quốc, vì nếu phải cạnh tranh về giá với Trung Quốc thì Việt Nam khó có thể đối đầu được. Nên chọn phân khúc hàng có chất lượng cao nhưng độc đáo, có thể là các sản phẩm giầy dép có trình độ công nghệ cao hoặc có các chi tiết phúc tạp nhờ làm thủ công rất thích hợp với kỹ thuật của người lao động Việt Nam.

Ngoài ra thì hinh thức liên doanh cũng là một hình thức tốt rất thích hợp với tình hình sản xuất hiện nay của Việt Nam. Đây là hình thức giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có thể tăng thêm nguồn vốn, tăng thêm kỹ thuật công nghệ sản xuất, và nếu liên doanh với các công ty đã có thương hiệu về giày dép thì lại có thể khai thác thêm được cả thương hiệu sản phẩm đã có, từ đó giúp ra tăng khả năng sản xuất, cũng như học hỏi được kỹ năng quản lý nước ngoài. Bên cạnh đó như đã phân tích ở phân trên thì hệ thống phân phối của EU là hệ thống phân phối tập đoàn nên rất khó để các doanh nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập, nhưng với sự liên doanh với các công ty của EU sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc thâm nhập trực tiếp vào hệ thống phân phối này. Đây có thể coi là hình thức phù hợp nhất cho các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN

Từ khi nước ta bình thường hóa quan hệ ngoại giao với EU đến nay, EU đã và đang trở thành một trong những đối tác quan trọng nhất và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhiều mặt hàng Việt Nam, trong đó có giầy dép. Là một thị trường lớn có tính ổn định thống nhất cao, EU là một thị trường có vị trí quan trọng trong hoạt động xuất khẩu giầy dép của Việt Nam. Hiện EU là thị trường nhập khẩu giầy dép lớn nhất của nước ta, chiếm tỷ trọng trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, Việt Nam còn là nước cung cấp giầy dép đứng thứ 2 tại thị trường này. Trong nhiều năm liên tiếp cả kim ngạch lẫn giá trị xuất khẩu giầy dép vào EU đều có tốc độ tăng trưởng cao, với chất lượng giầy dép ngày được nâng lên. Việt Nam với đội ngũ lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, được đánh giá là có khả năng làm các loại giầy cao cấp đòi hỏi sự tỷ mỉ, cầu kỳ khéo léo của người lao động do đó hiện nay ngày càng có nhiều các hãng giầy nổi tiếng hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để liên doanh hoặc đặt hàng gia công. Tuy nhiên, bên cạnh một số kết quả đạt được nêu trên thì ngành sản xuất xuất khẩu giầy dép của Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế: Tuy đây là một trong những ngành công nghiệp khá phát triển tại nước ta song các doanh nghiệp lại chủ yếu là làm gia công cho nước ngoài, rất ít doanh nghiệp có thể xuất khẩu trực tiếp sang EU. Hiện nay ngành sản xuất giầy dép của nước ta vẫn chưa xây dựng được thương hiệu lớn nào có thể tạo uy tín lớn trên thế giới với chỉ một số mẫu mã giầy dép, nghèo nàn về chủng loại là tình hình chung của các doanh nghiệp hiện nay, các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu vẫn là các sản phẩm giá rẻ. Ngoài ra hiện tại ngành vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Đây chính là những điểm khiến cho ngành vẫn chưa thể phát triển tương xứng với tiềm năng của ngành sản xuất giầy dép của nước ta. Do đó để đẩy mạnh xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU cần sự nỗ lực nhiều hơn nữa từ phía chính phủ cũng như các doanh nghiệp. Nhà nước có vai trò khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hoạt động hiểu quả hơn thông qua các chính sách khuyến khích, các biện pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ về vốn cũng như có các biện pháp thích hợp để tăng cường cung ứng nguồn nguyên liệu, giảm dần sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu…. Ngoài ra thì từ phía các doanh nghiệp cũng cần thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng giầy dép, đa dạng mẫu mã sản phẩm xuất khẩu, và dần dần xây dựng thương hiệu riêng

cho sản phẩm của doanh nghiệp, ngoài ra để có thể đẩy mạnh xuất khẩu giầy dép vào EU thì cần lựa chọn được phương thức xuất khẩu phù hợp với bản thân doanh nghiệp cũng như phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại.

PHỤ LỤC

Thị trường nhập khẩu giầy mũ da tổng hợp của Việt Nam

Thị trường

Năm2006 Năm2007 Năm2008 Năm2009 Trị gián

(USD) ($/đôi)Giá Trị gián(USD) ($/đôi)Giá Trị gián(USD) ($/đôi)Giá Trị gián(USD) ($/đôi)Giá

Anh 111,532,235 6.17 148,906,687 7.07 175,374,958 7.41 133,837,330 7.87 Đức 95,554,634 5.49 87,442,048 6.39 91,963,488 6.27 1,471,415,808 6.19 Pháp 25,672,868 5.48 40,126,693 6.29 35,589,205 6.74 569,427,280 7.12 Bỉ 30,789,537 5.62 37,347,708 6.05 43,790,895 6.53 700,654,320 7.35 Italia 16,163,301 5.18 20,529,008 7.52 41,672,014 9.17 666,752,224 8.57 Hà lan 19,405,848 7.1 18,943,989 7.77 55,639,926 8.46 890,238,816 8.78 Tây Ban Nha 10,351,072 5.85 15,382,728 6.4 25,760,325 7.5 412,165,200 7.3 Thụy Điển 5,912,377 6.27 13,006,638 7.49 18,617,315 8.28 297,877,040 8.64 Áo 3,710,644 4.81 5,405,295 6.03 7,527,349 7.7 120,437,584 8.99 Hy Lạp 1,252,067 6.41 3,114,767 6.02 4,621,895 8.57 73,950,320 8.45 Đan Mạch 4,423,890 6.99 2,965,043 6.39 2,231,736 6.47 35,707,776 6.95

Nguồn: Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại

Thị trường nhập khẩu giầy thể thao mũ da tổng hợp của Việt Nam

Thị trường

Năm2006 Năm2007 Năm2008 Năm2009

Trị gián (USD) Giá ($/đôi) Trị gián (USD) Giá ($/đôi) Trị gián (USD) Giá ($/đôi) Trị gián (USD) Giá ($/đôi) Anh 45,336,76 3 6.88 70,045,299 7.51 104,412,56 4 8.83 92,969,932 9.32 Đức 37,506,288 6.86 35,342,175 6.36 36,120,179 6.9 23,465,158 7.18 Pháp 29,278,751 7.8 31,357,542 7.96 35,900,590 8.46 26,443,282 8.86 Bỉ 25,267,950 6.65 26,660,214 6.62 32,509,932 7.75 22,517,932 9.19 Italia 25,807,764 7.6 23,570,231 8.93 28,397,523 8.88 26,219,958 9.13 Hà lan 22,976,777 9.04 21,568,301 9.28 56,997,316 11.09 51,570,688 11.28 Tây Ban Nha 12,256,666 7.54 12,199,060 5.66 54,442,403 10.54 25,791,962 10.94 Thụy Điển 4,694,801 8.14 6,509,342 8.99 5,077,272 7.92 5,270,012 8.61 Áo 5,886,952 6.7 5,508,421 8.1 7,567,199 9.22 9,439,154 10.85 Đan Mạch 2,403,516 6.33 2,910,418 8.59 2,040,892 8.68 1,970,788 9.57 Hy Lạp 3,400,802 7.09 1,819,089 7.69 4,386,759 8.27 2,985,990 8.59 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xuất khẩu giầy tennis, giầy bóng rổ sang một số thị trường EU

Thị trường

Năm2006 Năm2007 Năm2008 Năm2009

Trị gián (USD) Giá ($/đôi) Trị gián (USD) Giá ($/đôi) Trị gián (USD) Giá ($/đôi) Trị gián (USD) Giá ($/đôi) Bỉ 48,721,799 13.64 69,915,782 14.01 39,770,693 12.5 17,699,14 8 12.55 Hà lan 51,895,259 14.78 45,096,98 0 14.08 36,292,818 11.78 15,827,832 8.72 Anh 26,913,643 8.73 40,246,662 7.77 23,533,976 6.72 14,468,38 2 6.91 Italia 26,644,81 9 8.76 33,393,952 9.76 21,299,101 7.71 15,209,288 7.02 Đức 24,994,63 3 6.66 21,505,554 7.85 10,833,19 4 7.04 6,101,868 6.11 Pháp 16,972,665 11.06 10,623,191 9.08 16,065,53 4 6.63 11,891,80 4 6.78 Tây Ban Nha 10,896,071 7.29 10,093,031 7.59 7,694,946 6.04 6,501,044 6.89 Áo 6,920,414 9.83 9,487,888 13 5,068,936 10.16 3,678,006 14.77 Ba lan 736,229 6.32 2,340,694 7.76 2,000,178 6.78 846,352 8.09 Thụy Điển 1,946,188 7.22 2,260,692 7.93 1,843,650 8.5 1,250,616 7.98 Đan Mạch 3,544,008 8.14 2,112,583 7.16 2,627,199 7.22 3,439,260 7.8 Hay Lạp 1,805,022 9.96 1,472,898 7.71 1,979,017 7.69 1,013,080 7.73

Nguồn: Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại

Thị trường

Năm2006 Năm2007 Năm2008 Năm2009

Trị gián (USD) Giá ($/đôi) Trị gián (USD) Giá ($/đôi) Trị gián (USD) Giá ($/đôi) Trị gián (USD) Giá ($/đôi) Anh 48,640,66 8 6.5 46,889,60 4 6.45 33,177,992 4.89 32,186,860 5.17 Hà lan 51,608,115 9.49 40,868,46 6 9.49 19,330,735 7.91 64,053,39 6 9.3 Pháp 30,718,43 5 6.88 32,085,405 7.36 19,574,79 1 5.69 13,423,926 4.56 Đức 23,092,421 6.15 27,209,800 6.56 21,484,235 5.54 32,264,364 5.27 Bỉ 11,012,940 8.01 19,599,730 11 10,339,775 8.8 13,033,072 7.59 Italia 18,431,84 6 7.95 19,145,15 8 7.72 15,016,758 6.98 16,744,86 4 6.45 Tây Ban Nha 15,441,27 6 6.55 13,941,928 5.95 16,518,422 5.15 19,532,452 5.35 Thụy Điển 51,818,616 5.6 6,854,242 5.74 3,669,310 4.99 4,450,442 6.05 Hy Lạp 3,689,453 7.21 4,508,881 8.25 1,868,152 7.13 720,890 7.4 Áo 3,537,629 8.5 2,814,184 7.82 1,289,349 6.16 1,376,670 9.11

Một phần của tài liệu Chuyên đề đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường EU Báo cáo thực tập tốt nghiệp (Trang 68)