Tăng cường cung ứng nguyên liệu

Một phần của tài liệu Chuyên đề đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường EU Báo cáo thực tập tốt nghiệp (Trang 63 - 65)

Đối với ngành giày dép hiện nay thì vấn đề cấp thiếp phải kể đến là nguồn nguyên liệu, khi mà nguồn nguyên liệu trong nước không thể cung cấp đủ được, mới chỉ cung cấp với số lượng hạn chế, chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài, khiến cho hoạt động của ngành sản xuất giày dép bấp bênh, không bền vững luôn phải phụ thuộc quá nhiều vào yêu tố bên ngoài dẫn đến giá cả hàng hóa, cũng như khối lượng hàng không ổn định, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Nên Nhà nước cần phải có các biện pháp thích hợp để có thể thúc đẩy phát triển ngành phụ liệu song song với ngành giày dép và phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường, chất lượng… của thị trường EU ngày từ ban đầu:

- Khuyến khích mọi thành phần tham gia đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành da - giầy. Ưu tiên phát triển các cơ sở thuộc da có công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, sắp xếp và hiện đại hoá các cở sở thuộc da hiện có để nâng cao sản lượng và chất lượng da thuộc, khai thác tối đa nguồn nguyên liệu da trong nước.

- Kết hợp công nghiệp chế biến da với việc khuyến khích phát triển chăn nuôi công nghiệp, giết mổ tập trung để nâng cao chất lượng, sản lượng da nguyên liệu. Phối hợp với các ngành dệt, nhựa, cơ khí để phát triển nguyên phụ liệu đáp ứng yêu cầu của ngành.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất các sản phẩm giầy dép, đồ da để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Xây dựng các khu công nghiệp tập trung có đủ điều kiện về hạ tầng và xử lý môi trường để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư.

- Quy hoạch theo vùng lãnh thổ. Bố trí sản xuất và đầu tư của ngành da - giầy trên toàn quốc được xác định thành 3 vùng. Tạo ra sự phát triển cân đối theo vùng và lãnh thổ nhằm tận dụng hết lợi thế về nhân công, nguồn nguyên liệu của từng vùng, đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế của từng vùng theo từng giai đoạn. - Song song với việc xây dựng các nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu, cần xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu để tăng khả năng cung ưng về nguyên liệu cho các doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của ngành công nghiệp sản xuất, xuất khẩu giày dép.

- Để có thể tăng cường khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường cho nguồn nguyên phụ liêu – một khâu còn rất yếu đối với các doanh nghiệp Việt Nam – thì Nhà nước có thể khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp chuyên sản xuất tại EU, vừa có thể đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường của EU đặt ra, lại có thể tăng cường khả năng cung ứng nguyên liệu trong nước và giúp phần thúc đầy ngành công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu phát triển. Để có thể thu hút được các doanh nghiệp nước ngoài thì Nhà nước cần phải có kế hoạch quy hoạch, xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành, ưu tiên các dự án đầu tư sản xuất.

- Tuy nhiên thì để có thể phát triển ngành công nghiệp phụ trợ này cần nhiều thời gian chứ không thể một sớm một chiều là có thể hoàn thành do đó Nhà nước cần phải có biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu dễ dàng hơn như có thể giảm thuế nhập khẩu hiện nay là 3% xuống 0% để khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu, và dó đó cũng có thể giảm giá thành để nâng cao khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chuyên đề đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường EU Báo cáo thực tập tốt nghiệp (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w