Yêu cầu về nhãn mác:
EU có quy định chung về việc dán nhãn giày dép, nhằm đảm bảo cung cấp thông tin cần thiết cho người tiêu dùng và đề phòng sự khác biệt của các nguồn luật quốc gia khác. Chỉ thị 94/11/EC đã đưa ra các yêu cầu về nhãn mác đối với các sản phẩm đi chân buốn bán tại thị trường EU. Chỉ thị này đã được tiêu chuẩn hóa trong EU nhằm đảm bảo rằng người tiêu dùng biết được họ đã mua sản phẩm đi chân làm từ chất liệu nào. Dán nhãn mác đúng và đẩy đủ là trách nhiệm của người sản xuất và nhập khẩu.
Phạm vi áp dụng:
Áp dụng cho tất cả sản phẩm đi chân trừ:
- Trang bị bảo vệ cá nhân, ví dụ như giày ống có mũi bọc thép - Sản phẩm đi chân đã qua sử dụng
- Sản phẩm đi chân làm đồ chơi
- Sản phẩm đi chân được chỉ thị trong Chị thị 76/769/EEC, vị dụ như giày ống có chứa chất a-mi-ăng.
Yêu cầu dán nhãn mác:
Sản phẩm đi chân phải được dán nhãn sao cho người tiêu dùng có thể đọc được các thông tin về thành phần của các bộ phận của sản phẩm đó. Thông tin phải có kèm theo hình ảnh minh họa hoặc nguyên bản (ngôn ngữ sử dụng do quốc gia mua hàng quy định). Nhãn mác phải dễ nhìn và được đính chắc chắn, ví dụ như đính trên một chiếc giày của một đôi giày.
Kết cầu của sản phẩm đi chân:
Nhãn mác phải cho biết loại vật liệu được dùng để sản xuất ít nhất là 80% của:
- Bề mặt trên của sản phẩm
- Bề mặt lớp lót và miếng lót bên trong của sản phẩm - Khối lượng đế của sản phẩm
Nếu như không có vật liệu nào chiếm tới 80% bề mặt trên và khối lượng đế như yêu cầu ở trên thì nhãn mác phải ghi rõ hai loại vật liệu chính được dùng để sản xuất các bộ phận đó của sản phẩm. Nhãn mác không cần nêu các phụ liệu đi kèm với phần trên của sản phẩm như khóa, miếng cài mắt cá chân…vv
Đối với da giày thì quy định về nhãn mác là bắt buộc, như trong Hướng dẫn Quy định về nhãn mác giày EU 94/11/EC. Trong nhãn mác này cần nêu những thông tin liên quan đến bộ phận của chiếc giày như: phần bên trên của đế giày, lớp lót giày, đế trong/ngoài… Cùng với đó là những nguyên tắc hướng dẫn sử dụng.
Ngoài ra, yêu cầu về nhãn mác cho giày EU nhập khẩu còn thể hiện ở chỗ: đi kèm theo sản phẩm cần phải có một bộ các hình vẽ để biểu thị những bộ phận cấu thành lớn nhất của sản phẩm đó. Các hình vẽ thường được sử dụng là hình vuông hay hình thoi.
Nhà sản xuất, nhập khẩu, hoặc bán đồ đi chân thì phải đảm bảo dán nhãn có ghi đầy đủ tên các bộ phận cấu thành, ví dụ mũi giày, lớp lót, đế ngoài. Các vật liệu phải được ghi rõ theo một trong bốn cách sau: da, da được tráng phủ, vải dệt, loại khác.
Tiêu chuẩn về kích cỡ:
Ngoài kích cỡ thống nhất theo Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO, được biết đến với tên gọi hệ thống kích cỡ giày Mondopoint, tại EU vẫn còn 2 hệ thống tiêu chuẩn về kích cỡ khác:
- Hệ thống kích cỡ Châu Âu lục địa (thường được sử dụng) - Hệ thống kích cỡ của nước Anh.
Các khách hàng EU thường nhập khẩu tối thiểu từ 12 -18 đôi/mẫu giày. Sự phân loại kích cỡ giày cho một đơn hàng nhập khẩu 12 đôi của các nước EU thường theo như bảng đưới đây:
Bảng 2 : Bảng phân loại kích cỡ giầy cho một đơn hàng nhập khẩu 12 đôi của EU
Số lượng đôi
Cỡ giày cho nam Số lượng đôi Cỡ giày cho nũ Cỡ thường Cỡ nửa
Bình thường thườngCỡ
Cỡ nửa bình thường 1 40 1 36 40.5 1 36.5 2 1 41 2 1 37 1 41.5 1 38 3 2 42 3 2 38.5 2 43 2 39 3 2 43.5 3 2 39.5 1 44 1 40 2 1 44.5 2 1 40.5 1 45 1 41 Nguồn: http://www.cbi.eu
Kích cỡ giày dép đối với nữ giới thường từ 36 – 41 còn nam giới từ 40 – 45. Tuy nhiên, có một số nước phía Bắc Âu như Hà Lan hay các nước thuộc vùng Scandinavia có những kích cỡ lớn hơn.
Về độ rộng của giày dép thì được quy định theo các chữ cái từ A đến K, trong đó A là cỡ rộng nhỏ nhất. Cỡ rộng tiêu chuẩn là cỡ G. Các quy định khác về độ rộng, như đối với nhãn hiệu đắt tiền hoặc với sản phẩm trẻ em được sử dụng ít phổ biến hơn.
Yêu cầu về đóng gói:
Hàng nhập khẩu từ những nước đang phát triển vào EU thường có khoảng cách rất xa, do vậy công tác đóng gói sản phẩm cần được lưu tâm. Các loại giày da thường được đóng vào thùng với số lượng từ 12 – 18 đôi/thùng. Các loại giày dép rẻ hơn làm bằng vải hoặc chất liệu plastic thường được đóng trong túi bóng hoặc để rời.
Các nhà nhập khẩu thường quan tâm đến phương pháp đóng gói của bên xuất khẩu, và trong nhiều trường hợp họ luôn có những yêu cầu chi tiết và coi đó là một phần của hợp đồng mua hàng. Chẳng hạn những thông tin về đơn đặt hàng được in
trên vỏ thùng hàng như: số đơn hàng, số kiện, tên và địa chỉ người liên hệ… Ngoài khía cạnh đảm bảo an toàn cho hàng hóa không được bị hư hỏng, nhà xuất khẩu cần quan tâm đến phương diện sản xuất thân thiện với môi trường, làm sao để các loại sản phẩm có thể tái chế sau khi sử dụng.
Toàn bộ bao bì nhập khẩu phải tuân theo tiêu chuẩn Châu Âu (có thể tái sử dụng, tái chế, có thể tái tạo năng lượng…); có thể tích và trọng lượng nhỏ nhất để đảm bảo an toàn, vệ sinh, và được người tiêu dùng chấp nhân; có chứa các chất kim loại nặng và chất độc hại ở mức tối thiểu. Đối với bao bì bằng gỗ, có các quy định riêng và số lượng tối đa.
Chống bán phá giá:
Các quy định chống bán phá giá của EU được đưa ra từ những ngày đầu thành lập và được xây dựng trên cơ sở điều khoản của WTO, EU chỉ được áp dụng các biện pháp chống bán phá giá trong trường hợp các ngành công nghiệp của EU bị tổn hại do việc nhập khẩu các sản phẩm phá giá. Đây là những sản phẩm được bán trên thị trường nội địa với mức giá “thông thường”. Tuy nhiên, việc so sánh các mức giá này thường gặp khó khăn. Cách tính giá “thông thường” của EU dựa vào chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận cận biên. Vấn đề là mức lợi nhuận như thế náo mới được coi là thích hợp. Xu hướng của EU là tính mức lợi nhuận cao, có khi tới 30%.
Các quy định chống bán phá giá của EU được xác định trong Quy chế chống bán phá giá có hiệu lực từ năm 1995 và sau đó được cập nhật bằng quy chế 384/96 có hiệu lực từ ngày 6/3/1996. Quy chế mới lồng ghép tất cả các biện pháp được thỏa thuận tại vòng đàm phán Urugoay của GATT. Quy chế chống bán phá giá năm 1996 quy định việc áp thuế chống bán giá và chỉ được áp dụng thuế này trong các điều kiện sau:
- Có phát hiện bán phá giá: giá xuất khẩu của sản phẩm trên thị trường EU thấp hơn giá bán tại thị trường của nhà xuất khẩu.
- Có tổn hại vật chất cho doanh nghiệp của EU do hàng nhập khẩu gây ra hoặc đe dọa gây tổn thất cho phần lớn ngành kinh doanh EU.
- Lợi ích của EU: chi phí mà EU bỏ ra để thực hiện các biện pháp không được tỉ lệ nghịch với lợi ích thu được.
Sau khi các mức giá xuất khẩu và giá thông thường đã được xác định thì chúng được so sánh với nhau để xác định mức phá giá. Luật pháp của EU cho phép thực hiện điều chỉnh đối với các mức chênh lệch liên quan đến công dụng của các sản phẩm, thuế nhập khẩu, các loại thuế gián tiếp khác, các chi phí bán hàng như vận chuyển và tiền trả hoa hồng. Tuy nhiên, EU bị phê phán là không tính đến những mức khác biệt lớn hơn về sản lượng bán ra trên thị trường nội địa hoặc về hoạt động Marketing khi bán hàng. Phương pháp so sánh các mức giá của EU cũng bị phê phán vì các chi phí bán không được tính đến trên thị trường EU nhưng lại được tính trên thị trường nội địa, dẫn đến làm tăng thêm mức chênh lệch giá.
Khi mức bán phá giá được tính đến trên thị trường đó làm tổn hại đến ngành sản xuất nội địa hay không. Mức độ gây tổn hại thường được đo bằng các chỉ số như lợi nhuận công suất hoạt động và thị phần. Quá trình này cần đến việc thu nhập và xử lý một lượng thông tin lớn về kinh tế, tài chính và thương mại.
Sau khi xác định được mức bán phá giá và mức độ tổn hại đối với các ngành sản xuất nội địa, EU áp dụng các mức thuế chống bán phá giá hoặc chấp nhận đề nghị từ phía người xuất khẩu lên. Thông thường, các bên không nên áp dụng đặt mức thuế chông phá giá ở mức tối đa nếu như điều này không cần thiết cho việc ngăn chặn tổn hại do bán phá giá gây ra, EU thường tính toán ở mức độ tổn thất và áp đặt mức thuế đúng bằng mức đó. Trong trường hợp mức thuế áp dụng vượt quá mức phá giá thì khoản chênh lệch sẽ phải được hoàn trả cho nhà xuất khẩu.
Chống gian lận thương mại:
EU đã tăng cường tiến hành điều tra và xử lý các vụ gian lận thương mại thông qua một số các biểu hiện dưới đây:
- Hưởng lợi bất hợp pháp từ những đối xử ưu đãi như Hệ thống Thuế quan Ưu đãi Chung mới sửa đổi (RGSP).
- Lừa dối người tiêu dùng (cho rằng những sản phẩm của mình sản xuất tại EU nhưng thực chất lại xuất xứ ở những vùng khác).
- Làm giả hoặc sao chép bản quyền bất hợp pháp không có sự cho phép của tác giả (các mẫu thiết kế…).
Các vấn đề môi trường:
- Chỉ thị của EU – 2002/61/EC – hạn chế sử dụng các chất gây nguy hiểm trong các sản phẩm da và vải dệt, bao gồm cả đồ đi chân.
- Công ước về việc buôn bán các giống loài có nguy cơ tuyệt chủng CITES bao gồm quy đinh EC 338/97 đối với sản phẩm da bao gồm: nguyên liệu từ những loài vật cơ nguy cơ tuyệt chủng.
2.1.2.3. Những yêu cầu và quy định riêng trong ngành Chất lượng
- Nhà xuất khẩu phải đảm bảo cung ứng thường xuyên với số lượng sản phẩm nhất định. Thị trường mỗi nước sẽ có những yêu cầu khác nhau về chất lượng, kích cỡ, màu sắc và vật liệu của giày dép (vải, da,...). Các phương pháp kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm phải tuân thủ chuẩn của EU, nước nhập khẩu hoặc chuẩn ISO.
- Một yêu cầu nữa về chất lượng là sự truy nguyên nguồn gốc sản phầm. Toàn bộ sản phẩm phải có thể được truy nguyên theo chuỗi cung ứng, theo những trình tự và qui trình thực hiện được kiểm soát chặt chẽ.
Độ tin cậy
- Một trong những đặc trưng của thị trường EU là yêu cầu cao về phân phối và hậu cần. Thời gian giao hàng ngày càng trở nên ngắn hơn và độ ổn định trong giao hàng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhà cung ứng cần phải hết sức linh hoạt và có thời gian phản hồi (từ khi nhận được yêu cầu của khách hàng cho đến khi nhận đơn đặt hàng) phải là ít nhất và phải được kiểm soát chặt chẽ. Việc có khả năng cung ứng đơn hàng theo đúng hạn là rất quan trọng.
- Nhà cung cấp cần luôn luôn tuân thủ các yêu cầu chất lượng, nghĩa là họ phải luôn đầu tư vào thiết bị, công nghệ mới và đào tạo cập nhật nguồn nhân lực.
- Độ tin cậy là điều quan trọng nhất đối với các nhà cung ứng từ các nước phát triển vì để vào được thị trường EU là rất gian nan và nếu nhà cung ứng không giữ được lời hứa thì trước sau gì cũng sẽ bị loại ra khỏi thị trường.
Giá cả cạnh tranh
Khi nhập hàng từ các nhà sản xuất ở nước phát triển, các nhà phân phối hoặc bán lẻ ở EU thường yêu cầu mức giá rất cạnh tranh. Mặc dù giá cả là một yếu tố rất quan trọng, một điều quan trọng không kém là nhà cung ứng không nên chỉ để bị nhìn nhận là nhà cung ứng sản phẩm giá thấp. Điều này làm giảm vị thế và lợi thế thương lượng của nhà cung ứng.
Nhà cung ứng vào thị trường EU cần cởi mở và rõ ràng trong cách trình bày và giao tiếp của mình, cũng như là việc giữ đúng hẹn, phản hồi kịp thời các câu hỏi và thắc mắc của khách hàng, giải quyết các vấn đề khách hàng đưa ra một cách chính xác, thỏa đáng. Đó là những yếu tố cơ bản gây dựng phong thái chuyên nghiệp và tăng độ tin cậy trong kinh doanh với thị trường cao cấp EU.
Đại diện thương mại của nhà cung ứng phải nói thông thạo một trong các ngôn ngữ kinh doanh phổ biến là tiếng Anh và tiếng Pháp.
2.2. Thực trạng xuất khẩu giày dép vào thị trường EU
Sau 18 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao, EU đã trở thành đối tác quan trọng và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhiều mặt hàng Việt Nam, trong đó có giầy dép. Hiện EU vẫn là thị trường nhập khẩu giầy dép lớn nhất của nước ta, chiếm tỷ trọng trên 50% về kim ngạch. Theo thống kê của EU, Việt Nam hiện là nước cung cấp giầy dép lớn thứ 2 cho các nước EU, chỉ sau Trung Quốc.
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu
Sau khi Việt Nam ký với EU biên bản chống gian lận trong buôn bán giầy dép, hàng năm kim ngạch xuất khẩu sang EU đều tăng trên 10%, và trong chiến lược phát triển ngành da giầy đến năm 2010, Việt Nam tiếp tục xác định EU là một trong những thị trường xuất khẩu trọng điểm. Ngành da giầy cũng đã đề ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển mạnh từ gia công sang tự sản xuất nhằm đạt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu 6,5 tỷ USD vào năm 2010.
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu giầy dép sang EU giai đoạn 2000 – 2009
Đơn vị: Triệu USD
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng KN XK 1471.7 1587.4 1875.2 2260.5 2691.1 3038.8 3595.9 3999.5 4767.8 4066.8 KN XK sang EU 1031.8 1159.6 1333.0 1587.2 1755.4 1865.0 1951.0 2187.1 2508.2 1948.3 Tỷ trọng KN XK sang EU (%) 70.11 73.05 71.09 70.21 65.23 61.37 54.26 54.68 52.61 47.91 Tốc độ tăng KNXK sang EU (%) 10.01 12.39 14.95 19.07 10.60 6.24 4.61 12.10 14.68 -22.32 Nguồn: www.gso.gov.vn
Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2008 kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang EU cả về khối lượng lẫn giá trị đều đạt mức cao. Kim ngạch xuất khẩu năm 2000 là 1.031,7 triệu USD thì đến năm 2008 đã đạt mức 4.767,8 triệu USD gấp hơn 4 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn này đạt 11,635%. Từ năm 2003 trở về trước tỷ trọng xuất khẩu sang EU đều đạt trên 70% so với toàn ngành, từ năm 2004 trở lại đây tỷ trọng xuất khẩu so với toàn ngành có phần sụt giảm nhưng vẫn luôn duy trì vị trí dẫn đầu của thị trường EU với tỷ trọng từ 52-65% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành.
Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang EU giai đoạn 2000-2009
Đơn vị: Triệu USD
Nguồn: www.gso.gov.vn
Sang năm 2009, xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế EU còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc suy thoái kinh tế trong thời gian này nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu chi tiêu của người dân EU