Hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện tối đa cho xuất khẩu

Một phần của tài liệu Chuyên đề đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường EU Báo cáo thực tập tốt nghiệp (Trang 65)

Rà soát lại hệ thống luật để điều chỉnh các quy định không còn phù hợp hoặc chưa được rõ, trước hết là luật thương mại, luật đầu tư nước ngoài và luật khuyến khích đầu tư trong nước phù hợp với thông lệ quốc tế. Về luật thương mại: Cần mở rộng phạm vi điều chỉnh cho phù hợp với các quy định của WTO. Cần quy định chặt chẽ và cụ thể hơn về mọi hoạt động thương mại và liên quan đến thương mại cho phù hợp với xu hướng mở cửa thị trường và xu hướng hội nhập để khuyến sản xuất và xuất khẩu; Về luật đầu tư nước ngoài: Cần đưa thêm các quy định để đảm bảo nguyên tắc đối xử quốc gia trong các lĩnh vực như các biện pháp về đầu tư có liên quan đến thương mại, dịch vụ. Cần mở cửa hơn, tầm nhìn lâu dài hơn thì mới thu hút được đầu tư; Về luật khuyến khích đầu tư trong nước: Cần quy định rõ hơn về ngành nghề khuyến khích đầu tư để khắc phụ tình trạng không rõ ràng giữa “thay thế nhập khẩu” và “định hướng nhập khẩu”.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại theo hướng xóa bỏ các thủ tục phiền hà, và phấn đấu ổn định môi trường pháp lý để tạo tâm lý tin tưởng cho các doanh nghiệp, khuyến khích họ chấp nhận bỏ vốn đầu tư lâu dài. Phấn đấu làm cho chính sách thuế, đặc biệt là chính sách thuế xuất khẩu có định hướng nhất quán để không gây ra khó khăn cho doanh nghiệp trong tính toán hiệu quả kinh doanh. Giảm dần, tiến tới ngừng áp dụng các lệnh cấm, lệnh ngừng nhập khẩu tạm thời. Tăng cường tính đồng bộ của cơ chế chính sách.

Ngoài ra khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu thì phải phù hợp với luật pháp quốc tế. Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức WTO thì khi thực muốn thực hiện trợ cấp xuất khẩu cần tránh hình thức trợ cấp trực tiếp, thay vào đó có thể thực hiện thông qua các hình thức gián tiếp khác như miễn giảm thuế đối với xuất khẩu, dùng ngân sách nàh nước để giới thiệu, triển lãm, quảng cáo về sản phẩm giầy dép của Việt Nam với bạn hàng quốc tế, tạo điều kiện cho xuất khẩu giầy dép ra nước ngoài.

3.2.2. Giải pháp tư phía doanh nghiệp.

3.2.2.1. Đa dạng mẫu mã sản phẩm xuất khẩu.

Mẫu mã kiểu dáng giầy dép hiện nay là khâu còn rất kém đối với ngành sản xuất giầy dép Việt Nam hiện nay. Với kiểu dáng đơn giản, mầu sắc không phong phú thì để có thể cạnh tranh với giầy dép của Trung Quốc là một điều không dễ dàng. Trước sức cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nước xuất khẩu giầy dép giá rẻ nếu các doanh nghiệp Việt Nam không thể cải tiến mẫu mã thì sẽ ngày càng khó để xuất khẩu trực tiếp sang thị trường EU, thị phần sẽ dần giảm xuống và chỉ còn tồn tại được những doanh nghiệp chuyên làm gia công cho nước ngoài với kiểu dáng đã có sẵn.

Để có thể tạo ra được nhiều kiểu dáng và mẫu mà cho giầy dép thì yếu tố quyết định đó là đội ngũ thiết kế trong mỗi doanh nghiệp. Nhưng hiện nay Việt Nam có quá ít những đội ngũ nhà thiết kế giầy dép lành nghề, hoặc nếu có thì họ cũng chưa được đào tạo một cách chuyên nghiệp, bài bản. Như vậy vấn đề trước mắt hiện nay là làm thế nào để trong thời gian ngắn có thể xây dựng cho các doanh nghiệp có những đội ngũ cán bộ thiết kế giầy dép giỏi. Với đội ngũ nhà thiết kế hiện có tại các doanh nghiệp có thể tiếp tục đào tạo lại, cử một số nhà thiết kế đi học tập tại nước ngoài, hoặc có thể thuê chuyên gia nước ngoài về để giảng dạy trực tiếp.

Hiện tại ở nước ta có rất ít buổi lễ thời trang dành riêng cho giầy dép, có ít nhà thiết kế có tên tuổi trong ngành, đây là một thiếu sót rất lớn cho việc phát triển ngành để đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dung hơn, cũng như quảng bá cho các mẫu mã sản phẩm giầy dép của các công ty. Do đó hàng năm nên tổ chức các buổi diễn thời trang chuyên hoặc không chuyên về giầy dép để thu hút các nhà thiết kế chuyên và không chuyên, từ đó có thể sớm phát hiện các tài năng mới làm phong phú cho hội diến thời trang. Bên cạnh đó thì việc tổ chức các buổi diến thời trang như vậy cũng có thể thu hút được sự chú ý của dư luận cũng như nhiều khách hàng tiềm năng trong tương lại.

3.2.2.2. Tăng cường xây dựng thương hiệu cho giày dép Việt Nam

Các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu. Các sản phẩm giầy dép nhập khẩu vào EU phải có nhãn mác đầy đủ ghi rõ tên thương hiệu. Vấn đề là thương hiệu của loại giầy dép đó có nổi tiếng hay không. Tuy cùng loại

nhãn hiệu nổi tiếng thì sẽ được bán với giá cao hơn rất nhiều tai thị trường EU. Điều đó có nghĩa là giầy dép dù có chất lượng tốt nhưng không có thương hiệu, không được biết đến rộng rãi tại EU thì sẽ được bán với giá thấp hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại mà đã có tên tuổi. Điều đó cho thầy tầm quan trọng của việc xây dựng được thương hiệu cho từng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép. Nhưng cho tới nay thì giầy dép được sản xuất tai Việt Nam lại hầu hết là gia công cho nước ngoài phần còn lại thì đều chưa xây dựng được thương hiệu nổi tiếng trong nước chứ chưa nói đến nước ngoài. Do đó việc cấp thiết lúc này là các doanh nghiệp cần nhanh chóng đẩy mạnh việc xây dựng chiến lược để phát triển thương hiệu của mình.

Tuy nhiên do các công ty xuất khẩu giầy dép của Việt Nam chủ yếu có quy mô còn nhỏ bé năng lực sản xuất chưa cao dó để có thể tự xây dựng được thương hiệu lớn trên thế giới là rất khó khăn, do đó bước đầu các doanh nghiệp nên tập trung vào khuếch trương thương hiệu chung là giày dép Việt Nam, sau dó mới xây dụng đến thương hiệu riêng cho doanh nghiệp của mình. Với việc liên kết của hơn 500 doanh nghiệp trong lĩnh vực giầy dép thì đây quả thực sẽ là một đối thủ mạnh hơn nhiều khi xây dựng thương hiệu riêng lẻ trên thị trường EU. Trước khi tính đến xây dựng thương hiệu riêng để hội nhập toàn câu thì ngành da giầy Việt Nam cần phải phấn đấu để có được một vài công ty lớn, trở thành nhà thầu phụ cho các nhãn hiệu lớn trên thế giới như Nike, Adidas, Reebook…Nhà thầu phụ ở đây chính là người thực hiện, biến các ý tưởng của nhãn hiệu toàn cầu thành sản phẩm có chất lượng, mầu sắc, đường nét cụ thể. Các công ty nhỏ còn lại sẽ trở thành đơn vị gia công cho công ty lớn.

Ngoài biện pháp tự xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm của công ty mình thì các doanh nghiệp Việt Nam còn có thể thực hiện biện pháp nhượng quyền kinh doanh. Đây là hình thức rất phổ biến trên thế giới nhưng lại chưa quen thuộc đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh giầy dép của Việt Nam hiện nay. Hình thức nhượng quyền kinh doanh có hai loại điểm hình là nhượng quyền phân phối sản phẩm và nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh.

- Hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm là: Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giầy dép Việt Nam có thể mua giấy phép sử dụng thương hiệu của một hay nhiều hãng sản xuất giầy dép khác đã có thương hiệu nổi tiếng như của hãng Nike, Adidas…sau đó có thể tự điều hành hoạt động kinh doanh một cách độc

lập trong một khoảng thời gian nhất định mà ít bị ràng buộc bởi những quy định từ các doanh nghiệp nhượng quyền. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có thể khai thác được thương hiệu đã nổi tiếng này, không mất nhiều công để xây dựng thương hiệu cho riêng mình.

- Hình thức nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh là hình thức: Các doanh nghiệp ngoài việc có thể sử dụng thương hiệu có sẵn mà còn được chuyển giao thêm các kỹ thuật kinh doanh và cách thức điều hành quản lý. Đây là hình thức kinh doanh rất thích hợp với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu giầy dép của Việt Nam. Các doanh nghiệp sẽ phải thực hiện những quy định, quy trình nghiêm ngặt trong kinh doanh theo tiêu chí đặt ra. Trong hình thức này mối liên hệ giữa bên cho thuê thương hiệu và bên sử dụng thương hiệu rất chặt chẽ để đảm bảo uy tín và giá trị thương hiệu luôn được giữ vững, không kể ai hay doanh nghiệp nào đang sử dụng thương hiệu đó để kinh doanh. Với hình thức này, ngoài việc các doanh nghiệp có thể khai thác được lợi thế của thương hiệu nổi tiếng, lại có thể tiếp thu đươc được kinh nghiệm quản lý, cách thức điều hành sản xuất kình doanh.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam phải xác định việc xây dựng thương hiệu là cả một quá trình lâu dài, và rất khó khăn. Một khi chưa có khả năng thiết kế mẫu mã riêng của mình và chưa tiếp cận được với hệ thống bán lẻ tại thị trường này thì chưa thể nói đến xây dựng thương hiệu. Do đó thay vì đổ tiền vào xây dựng thương hiệu một cách vội vàng gây lãng phí, thì các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép Việt Nam nên tập trung tất cả nguồn lực để nâng cao năng lực sản xuất, xây dựng uy tín về chất lượng sản phẩm và khả năng cung ứng hàng một cách ổn định và khả năng hậu mãi sau bán hàng thật tốt. Thương hiệu sản phẩm phán ảnh uy tín và chất lượng của sản phẩm.

3.2.2.3. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại.

Ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của giày dép Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu của ta phải nâng cao năng lực tiếp thị, tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trưởng EU:

- Chủ động tìm kiếm đối tác, chào hàng thông qua việc tham gia các cuộc hội chợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề được tổ chức tại Việt Nam hoặc EU, qua tham

- Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường EU trực tiếp hoặc thông qua phòng thương mại EU tại Việt Nam, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cục xúc tiến Thương mại-Bộ Thương mại, tham tán thương mại các nước thành viên EU, tham tán thương mại Việt Nam tại các nước EU, trung tâm thông tin thương mại – Bộ Thương mại và qua tài liệu để biết được chính sách kinh tế và thương mại của EU, quy chế nhập khẩu của EU, nhu cầu thị hiếu về hàng hóa và những mặt hang giày dép xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này.

Các doanh nghiệp cần có một địa điểm tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại Việt Nam tại EU để làm nơi giao dịch tìm kiếm bạn hàng, trưng bày và giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu và nghiên cứu thị trường EU. Việc đầu tư này rất cần thiết để giúp cho các doanh nghiệp có được thông tin chính xác về thị trường và bạn hàng. Do đó có thể sản xuất và xuất khẩu sang EU những mặt hàng giày dép đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị hiếu của thị trường EU tại các thời điểm trong năm.

Ngoài ra thì việc tham gia hội trợ triểm lãm chuyên ngành là một trong những hoạt động xúc tiến xuất khẩu phổ biến và rất hiệu quả. Các doanh nghiệp phải lựa chọn hội trợ triển lãm thích hợp để tham gia. Một trong những triển lãm quan trọng nhất trong nghành giầy dép hiện nay là hội trợ giầy GDS vào tháng 3 và tháng 9 tổ chức hàng năm tại Dusseldorf, CHLB Đức. Khi doanh nghiệp đã sãn sàng tham gia xuất khẩu trực tiếp thì nên tham gia hội trợ này. Ngoài ra để tìm nguồn nguyên liệu thì nên tham gia các hội trợ triển lãm ở các nước trong vùng như: Quảng Châu-Trung Quốc, APLF-Hồng Kông. Còn nếu muốn tìm nguồn cung cấp máy móc thiết bị ngành giầy thì nên tham gia hội trợ triển lãm Simac-Italia hoặc Taipei-Đài Loan.

Ngoài việc tích cực tham gia các hội trợ triển lãm nước ngoài, còn cần tiếp tục duy trì và phát triển tổ chức hội trợ triển lãm quốc tế tại Việt Nam để thu hút khách hàng nước ngoài tham gia. Và trước khi tham gia hội trợ các doanh nghiệp cần lựa chọn đúng sản phẩm, chất lượng tốt, mẫu mã phong phú, catalogue giới thiệu, danh thiếp và điều quan trọng là cử đúng cán bộ marketing tham gia. Trong khi triển lãm nên tận dụng khai thác triệt để các mối quan hệ để nắm bắt thông tin về sản phẩm, thị trường, giá cả và xu hướng mẫu mốt trong năm. Sau khi triển lãm cần tiếp tục cùng cố các mối quan hệ đã được thiết lập trong hội trợ.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nghiên cứu ứng dụng các nghiệm vụ marketing để phát hiện những mặt hàng mới có khả năng tiêu thụ ở thị trường EU. Tăng cường đầu tư vốn và công nghệ hiện đại vào những hoạt động khuếch trương cần thiết như có chiến lược quảng cáo, marketing thích hợp để nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp tại EU. Tổ chức tốt các hoạt động trước và sau khi bán hàng (cung cấp dịch vụ sau bán hàng để duy trì, củng cố uy tín của giày dép Việt Nam đối với người tiêu dùng EU).

3.2.2.4. Xây dựng quy trình sản xuất và chính sách sản phẩm xuất khẩu theo hướng liên kết.

Để tăng cường khả năng xuất khẩu giầy dép vào thị trường EU các doanh nghiệp cần tăng cường xây dựng chính sách sản phẩm xuất khẩu theo hướng liên kết, liên kết ngang và liên kết dọc. Việc tăng cường khả năng liên kết ngang, liên kết dọc nhằm kiểm soát sản phẩm từ khâu đầu tiên đến khâu cuối của quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời tăng cường khả năng công khai xuất xứ hàng hóa, đảm bảo yêu cầu về môi trường và nâng cao quy mô xuất khẩu.

Chính sách liên kết ngang tức là liên kết cách doanh nghiệp sản xuất cùng một loại sản phẩm sẽ góp phân gia tăng khả năng cung cấp đơn hàng xuất khẩu theo khối lượng lớn. Trên cơ sở đó, hàng giầy dép Việt Nam có khả năng thâm nhập vào các kênh phân phối theo tập đoanh lớn EU. Đây là biện pháp có thể áp dụng rất thích hợp cho các doanh nghiệp có quy mô sản xuất còn nhỏ.

Song song với việc thực hiện liên kết ngang giữa các doanh nghiệp, việc tiến hành hoạt động liên kết dọc trong toàn quy trình sản xuất sẽ đem lại cho các doanh nghiệp và ngành có nhiều lợi thế hơn. Đây là biện pháp liên kết từ các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu đến doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu. Đây là biện pháp giúp cho các doanh nghiệp có thể chủ động nguồn hàng cũng như kiểm soát được chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và tăng khả năng đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường và vệ sinh an toàn của xuất khẩu. Theo Hệ thống kểm soát môi trường và tiêu chuẩn môi trường, EU tăng cường khả năng kiểm soát môi trường, đảm bảo từ khâu nguyên liệu, bảo quản, sản xuất cho đến tiêu thụ. Nếu các doanh nghiệp có thể thực hiện tốt quy trình sản xuất theo hướng liên kết này thì có thể đảm bảo cho ngành phát triển bền vững lại có thể thực hiện tốt các tiêu chuẩn môi trường cũng như quy định xuất xứ hàng hóa của EU.

3.2.2.5. Lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào EU

Có nhiều phương thức thâm nhập thị trường EU như xuất khẩu qua trung gian, gia công xuất khảu, xuất khẩu trực tiếp, liên doanh, đầu tư trực tiếp…

Xuất khẩu qua trung gian là con đường phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện trong thời gian qua, chủ yếu là qua trung gian châu Á. Hình thức này chỉ

Một phần của tài liệu Chuyên đề đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường EU Báo cáo thực tập tốt nghiệp (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w