Đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường eu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Như Bình
Sinh viên thực hiện :Đặng Thị Thoa
Mã sinh viên : CQ482707
Chuyên ngành : Kinh tế quốc tế
Trang 2Hà nội, tháng 5 năm 2010
MỤC LUC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VIÊN NGHIÊN CỨU THƯƠNG
MẠI – BỘ CÔNG THƯƠNG 11
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Viện nghiên cứu Thương mại 11
Hình 1: Cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương 12
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Viện nghiên cứu Thương mại 13
1.2.1 Chức năng 13
1.2.2 Nhiệm vụ 13
1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức và mối quan hệ giữa các đơn vị của Viện Nghiên cứu Thương mại 14
Hình 2: Cơ cấu bộ máy của viện 15
1.3.1 Ban Nghiên cứu Chiến lược phát triển thương mại 16
1.3.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của Ban 16
1.3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ban 16
1.3.2 Ban Nghiên cứu Chính sách và Cơ chế quản lý thương mại 16
1.3.2.1 Chức năng 16
1.3.2.2 Nhiệm vụ 16
1.3.2.3 Cơ cấu tổ chức 17
1.3.3 Ban Nghiên cứu Thị trường 17
1.3.3.1 Chức năng và nhiệm vụ của Ban 17
1.3.3.2 Cơ cấu tổ chức của Ban 17
1.3.4 Ban Nghiên cứu Thương mại môi trường 18
1.3.8 Phòng Nghiên cứu và Phát triển dự án 21
1.3.8.1 Chức năng và nhiệm vụ của Phòng 21
1.3.9 Văn phòng 22
1.3.10 Phòng Tài chính kế toán 23
Trang 31.3.10.2 Nhiệm vụ 23
1.3.10.3 Quyền hạn 23
1.3.11 Phân Viện Nghiên cứu Thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh 24
1.3.12 Trung tâm Tư vấn và Đào tạo kinh tế thương mại 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIẦY DÉP CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 25
2.1 Khái quát chung về thị trường giày dép EU 25
2.1.1 Một số đặc điểm chung về thị trường giày dép EU 25
2.1.1.1 Thị trường có quy mô lớn 25
2.1.1.2 Đặc điểm về người tiêu dùng 26
2.1.1.3 Đặc điểm thị trường phân theo giá cả và chất lượng giầy dép 27
Hình 3: Phân đoạn thị trường giày dép EU theo giá cả và chất lượng
28
28
2.1.1.4 Đặc điểm hoạt động phân phối giầy dép trên thị trường EU 30
Hình 4 - Cơ cấu kênh phân phối cơ bản mặt hàng giày dép tại thị trường EU 31
2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ tại thị trường EU 32
2.1.2.1 Tình hình sản xuất giày dép tại EU 32
Bảng1: Giá trị sản lượng của ngành công nghiệp giày dép EU từ 2005-2009 33
2.1.2.2 Tình hình tiêu thụ giày dép của thị trường EU 34
Biểu đồ 1: Kim ngạch nhập khẩu giầy dép của EU giai đoạn 2003-2009 35
2.1.3 Những quy định pháp lý của EU đối với việc nhập khẩu giầy dép 36
2.1.3.1 Quy định về thuế quan 36
2.1.3.2 Các quy định phi thuế 37
Bảng 2 : Bảng phân loại kích cỡ giầy cho một đơn hàng nhập khẩu 12 đôi của EU 39
2.1.2.3 Những yêu cầu và quy định riêng trong ngành 42
2.2 Thực trạng xuất khẩu giày dép vào thị trường EU 43
2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu 43
Trang 4Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu giầy dép sang EU giai đoạn 2000 –
2009 44
Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang EU giai đoạn 2000-2009 45
2.2.2 Kim ngạch xuất khẩu theo từng nước trong khối 46
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu giầy dép sang các nước thuộc khối EU
47
2.2.3 Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng 48
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu chủng loại giầy dép xuất khẩu sang EU 48
2.2.4 Thị phần xuất khẩu giầy dép tại EU 49
Biểu đồ 3: Thị phần giầy dép tại thị trường EU theo giá trị nhập khẩu năm 2009 50
Biều đồ 4: Thị phần giầy dép tại thị trường EU theo số lượng nhập khẩu giầy dép năm 2009 50
Biểu đồ 5: Thị phần giầy dép của các nước ngoài khối EU xuất khẩu vào EU năm 2009 51
2.2.5 Giá xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU 51
Biểu đồ 6: Diễn biến giá cả xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU 52
2.3 Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu giày dép sang thị trường EU 53
2.3.1 Những kết quả đạt được 53
2.3.2 Những tồn tại hạn chế 53
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 55
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIẦY DÉP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 57
3.1 Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU 57
3.1.1 Cơ hội 57
Bảng 6: Dự báo triển vọng xuất khẩu giày dép của Việt Nam đến 2015 59
Trang 53.1.2 Thách thức 59
3.2 Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường EU 61
3.2.1 Giải pháp từ phía nhà nước 61
3.2.1.1 Gắn nhập khẩu công nghệ nguồn với xuất khẩu 61
3.2.1.2 Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép 62
3.2.1.3 Tăng cường cung ứng nguyên liệu 63
3.2.1.4 Hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện tối đa cho xuất khẩu 64
3.2.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 65
3.2.2.1 Đa dạng mẫu mã sản phẩm xuất khẩu 65
3.2.2.2 Tăng cường xây dựng thương hiệu cho giày dép Việt Nam 66
3.2.2.3 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại 68
3.2.2.4 Xây dựng quy trình sản xuất và chính sách sản phẩm xuất khẩu theo hướng liên kết 70
3.2.2.5 Lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào EU 70
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Reference source not found
Error: Reference source not found Bảng1: Giá trị sản lượng của ngành công nghiệp giày dép EU từ 2005-2009
Error: Reference source not found
Reference source not found
Bảng 2 : Bảng phân loại kích cỡ giầy cho một đơn hàng nhập khẩu 12 đôi của EU
.Error: Reference source not found
Reference source not found
Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang EU giai đoạn 2000-2009 .Error: Reference source not found
Reference source not found
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu chủng loại giầy dép xuất khẩu sang EU
.Error: Reference source not found Biểu đồ 3: Thị phần giầy dép tại thị trường EU theo giá trị nhập khẩu năm 2009. .Error: Reference source not found
Trang 7Biều đồ 4: Thị phần giầy dép tại thị trường EU theo số lượng nhập khẩu giầy dép năm 2009 .Error: Reference source not found Biểu đồ 5: Thị phần giầy dép của các nước ngoài khối EU xuất khẩu vào EU năm 2009 .Error: Reference source not found
Reference source not found
Reference source not found
Trang 8LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan những tài liệu, thông tin cung cấp trong bài kháo luận này là hoàn toàn trung thực Bài khóa này hoàn toan do em nghiên cứu, thu thập tài liệu, thông tin để hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Như Binh
Em xin cam đoan hoàn toàn không có bất kỳ sự sao chép nào từ các bài khóa luận trước đó Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước khoa và nhà trường về bài viết của minh
Sinh viên Đặng Thị Thoa
Trang 9LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay xu hướng quốc tế ngày cang diễn ra sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực, và tác động đến tất cả các mặt đời sống của chúng ta Trong quá trình phát triển, thì hoạt động thương mại quốc tê luôn là hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho các quốc gia cũng như các doanh nghiệp, cá nhân trong mỗi quốc gia đó Với Việt Nam một quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, thì thương mại quốc tế giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển đất nước, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa công nghiệp hóa đất nước được thành công Trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam thì không thể không nhắc đến ngành sản xuất xuất khẩu giầy dép, đây là một trong những ngành luôn có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu, lại là một ngành thu hút được nhiều lao động trình độ lao động thấp, yêu cầu trình độ công nghệ máy móc không phải thuộc loại quá hiện đại Do đó đây là một ngành rất phù hợp với trình độ công nghiệp hiện nay của Việt Nam.
Xuất khẩu giầy dép luôn là ngành khai thác được lợi thế so sánh của nước ta mà còn là ngành đem về khoản thu ngoại tệ lớn Và một trong những thị trường có sức tiêu thụ lớn giầy dép xuất khẩu của Việt Nam đó là liên minh châu Âu (EU) EU là thị trường có sức tiêu thụ giầy dép lớn nhất thế giới và là một đối tác quan trọng của Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang EU luôn chiếm từ 50-70% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành Ngoài ra EU là một trong ba trụ cột kinh tế của thế giới Cho đến nay, EU luôn là một trong những khu vực thị trường lớn với 27 nước thành viên có tiềm lực kinh tế hùng mạnh hàng đầu thế giới Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng đồng châu Âu – EC- ngày 22/10/1992 Trải qua 18 năm, quan hệ thương mại giữa Việt Nam – EU ngày càng được củng cố, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều năm sau cao hơn năm trước Bắt đầu từ ngày 1/12/2009 EU đã chính thức thông qua hiệp ước Lisbon, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình hoạt động của EU, điều này sẽ ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EU nói chung và hoạt động xuất khẩu giầy dép sang EU nói riêng Do đó đầy mạnh xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU không chỉ là vấn đề cấp thiết có tính chiến lược lâu dài mà còn là vấn đề cấp bách trước mắt đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Trang 10Mục địch nghiên cứu:
Tìm hiểu về thị trường giầy dép EU, cơ chế chính sách nhập khẩu của EU đối với mặt hàng giầy dép và thực trạng của hoạt động xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang thị trường EU, những mặt đạt được, những mặt còn hạn chế, từ đó đưa ra một số giải pháp giúp cho ngành đạt hiệu quả hơn trong quá trình tìm kiếm đối tác cũng như xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU.
Đối tượng, phạm vi nghiêm cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: tập trung chủ yếu tìm hiểu thị trường EU và năng lực xuất khẩu giầy dép của ngành giầy dép Việt Nam trong thời gian qua
- Phạm vi nghiên cứu: Thời gian hoạt động xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang EU từ năm 2000 đến nay.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng - Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp chuyên gia
Kết cấu bài viết:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu bài viết được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về viện nghiên cứu Thương mại – Bộ Công Thương Chương 2: Thực trạng xuất khẩu giầy dép của Việt Nam vào thị trường EU Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giầy dép Việt Nam sang thị trường EU
Trang 11CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VIÊN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI – BỘ CÔNG THƯƠNG
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Viện nghiên cứu Thương mại
- Tên doanh nghiệp: Viện Nghiên cứu Thương mại - Tên tiếng Anh: Vietnam institute for trade (VIT) - Địa chỉ: 46 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Viện Nghiên cứu Thương mại là đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học quốc gia được thành lập theo Quyết định số 721/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8/11/1995 trên cơ sở hợp nhất Viện Kinh tế kỹ thuật Thương mại và Viện Kinh tế Đối ngoại mà tiền thân là:
- Viện Kinh tế Kỹ thuật Thương nghiệp (1983 - 1992) - Viện Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế vật tư (1983 - 1992) - Viện Kinh tế Đối ngoại (1982 - 1995)
- Viện Kinh tế Kỹ thuật Thương mại (1992 - 1995)
Mối quan hệ giữa Viện Nghiên cứu Thương mại với các cơ quan khác của Bộ Thương mại được thể hiện qua sơ đồ sau:
Trang 12Hình 1: Cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương
Nguồn: www.moit.gov.vn
Trang 131.2 Chức năng và nhiệm vụ của Viện nghiên cứu Thương mại1.2.1 Chức năng
Viện Nghiên cứu Thương mại có chức năng nghiên cứu những vấn đề khoa học về kinh tế - thương mại như: nghiên cứu các chiến lược và quy hoạch phát triển thương mại; nghiên cứu các cơ chế, chính sách phát triển thương mại; nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế, dự báo xu hướng phát triển của thị trường hàng hoá và dịch vụ thế giới cũng như Việt Nam; nghiên cứu các vấn đề về thương mại liên quan đến môi trường, hội nhập kinh tế của Việt Nam; tổ chức đào tạo trên đại học, đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ, nâng cao trình độ và cung cấp các dịch vụ tư vấn, thông tin thương mại, thông tin thị trường…
1.2.2 Nhiệm vụ
Là đơn vị trực thuộc Bộ Thương mại, nằm trong hệ thống các viện nghiên cứu khoa học quốc gia nên Viện Nghiên cứu Thương mại có những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các luận cứ khoa học phục vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển thương mại và thị trường;
- Nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý thương mại;
- Nghiên cứu kinh tế và thương mại thế giới, các tổ chức kinh tế và thương mại quốc tế và các vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại của Việt Nam;
- Nghiên cứu và dự báo về thị trường hàng hoá, thị trường dịch vụ trong nước và quốc tế;
- Nghiên cứu về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;
- Nghiên cứu những vấn đề về thương mại liên quan đến môi trường của Việt Nam;
- Tổ chức đào tạo trên đại học chuyên ngành kinh tế thương mại;
- Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn, công nghệ thông tin và ngoại ngữ cho cán bộ thương mại;
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn chất lượng cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cả trong và ngoài nước về những lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của Viện;
Trang 14- Hợp tác nghiên cứu, đào tạo và trao đổi thông tin khoa học thương mại với các tổ chức nghiên cứu, các trường đại học, các nhà khoa học trong và ngoài nước
1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức và mối quan hệ giữa các đơn vị của Viện Nghiên cứu Thương mại
Các mô hình tổ chức phổ biến hiện nay là mô hình trực tuyến chức năng và trực tuyến tham mưu Đối với Viện nghiên cứu Thương mại, mô hình tổ chức quản lý cũng gồm có mô hình trực tuyến chức năng và trực tuyến tham mưu
Đối với mô hình này, người Lãnh đạo đứng đầu Viện là Viện trưởng Viện trưởng là người đứng đầu cơ quan, có thẩm quyền cao nhất, có quyền quyết định và bổ nhiệm các Trưởng, Phó các Phòng, Ban Có nhiệm vụ tổ chức triển khai toàn bộ hoạt động của Viện, là người chịu trách nhiệm về hoạt động của Viện với cơ quan quản lý cấp trên.
Các Phó Viện trưởng, có nhiệm vụ tham mưu, quản lý giúp Viện trưởng trong phạm vi chuyên môn, nghiệp vụ mình phụ trách.
Tiếp đến là các Phòng, Ban chuyên môn và nghiệp vụ Mỗi một Phòng, Ban có chức năng và nhiệm vụ riêng, thực hiện các công việc của cấp trên giao xuống
Trang 15Hình 2: Cơ cấu bộ máy của viện
Nguồn: Viện nghiên cứu thương mại triển thương mại
Ban nghiên cứu chính sách và cơ
chế quản lý Ban nghiên cứu thị trường
Ban nghiên cứu thương mại môi
Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh
tế thương mại
Trang 161.3.1 Ban Nghiên cứu Chiến lược phát triển thương mại1.3.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của Ban
- Nghiên cứu các luận cứ khoa học phục vụ cho việc xây dựng chiến lược và qui hoạch phát triển thương mại;
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược, qui hoạch phát triển thương mại các vùng lãnh thổ, địa phương và quốc gia theo đề tài, dự án khoa học do Bộ hoặc các cơ quan yêu cầu.
1.3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ban
Cơ cấu tổ chức của Ban gồm 1 trưởng ban, các phó trưởng ban, các nhóm nghiên cứu Hiện nay, Ban có 11 cán bộ khoa học, trong đó có 2 Tiến sĩ, 7 cử nhân và 2 kỹ sư, tổ chức hoạt động nghiên cứu theo ban nhóm:
- Thương mại và phát triển;
- Phát triển thị trường và thương mại quốc tế; - Phát triển thị trường và thương mại trong nước.
1.3.2 Ban Nghiên cứu Chính sách và Cơ chế quản lý thương mại1.3.2.1 Chức năng
Nghiên cứu về chính sách và cơ chế quản lý thương mại, tiến trình đổi mới và hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý thương mại để thực hiện nhiệm vụ do Bộ Thương mại và Viện giao.
1.3.2.2 Nhiệm vụ
Ban Nghiên cứu Chính sách và Cơ chế quản lý thương mại có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng và hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý thương mại;
- Nghiên cứu xác lập luận cứ khoa học trong tiến trình đổi mới và hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý thương mại;
- Tư vấn và thực hiện các dịch vụ về hoạch định chính sách và cơ chế quản lý
Trang 17- Nghiên cứu chính sách phát triển thương mại nội địa, thương mại quốc tế và hội nhập.
1.3.2.3 Cơ cấu tổ chức
Hiện nay Ban nghiên cứu chính sách và cơ chế quản lý thương mại có 9 cán bộ nghiên cứu khoa học, trong đó có 1 tiến sĩ, 2 thạc sĩ và 6 cử nhân kinh tế và luật.
- Lãnh đạo ban: Gồm trưởng Ban và các phó trưởng Ban - Các nhóm nghiên cứu:
Nhóm 1: Chính sách phát triển ngành hàng tư liệu sản xuất, công nghiệp tiêu dùng, hàng nông sản.
Nhóm 2: Chính sách hội nhập khu vực và thế giới Nhóm 3: Cơ chế quản lý thương mại.
Nhóm 4: Chính sách phát triển thương mại với thị trường ngoài nước (Mỹ, EU, ASEAN).
Nhóm 5: Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng và hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý thương mại.
1.3.3 Ban Nghiên cứu Thị trường
1.3.3.1 Chức năng và nhiệm vụ của Ban
- Nghiên cứu các vấn đề về thị trường hàng hoá, dịch vụ, quan hệ cung - cầu, xu hướng phát triển thị trường trong nước và quốc tế;
- Nghiên cứu và đánh giá các chính sách trong nước và quốc tế đối với từng mặt hàng, từng thị trường cụ thể;
- Tư vấn về các vấn đề liên quan đến thị trường trong và ngoài nước;
- Là đầu mối phối hợp với các cơ quan hữu quan ngoài Viện nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thương mại, thị trường trong nước và quốc tế;
- Tư vấn thị trường cho các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước.
1.3.3.2 Cơ cấu tổ chức của Ban
Ban nghiên cứu thị trường gồm 8 thành viên, trong đó có 1 nghiên cứu viên
Trang 18gồm: 1 trưởng ban và 2 phó trưởng ban Ban Nghiên cứu thị trường hình thành các nhóm nghiên cứu theo đối tượng nghiên cứu là thị trường hàng hoá và dịch vụ, các phân nhóm hàng hoá, dịch vụ; theo khu vực địa lý là thị trường thế giới, thị trường khu vực, thị trường từng nước và thị trường nội địa.
1.3.4 Ban Nghiên cứu Thương mại môi trường1.3.4.1 Chức năng và nhiệm vụ
- Nghiên cứu các vấn đề thương mại môi trường liên quan đến hoạt động thương mại trong nước và quốc tế của Việt Nam;
- Tư vấn về các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động thương mại trong nước và quốc tế;
- Là đầu mối trong việc phối hợp với các cơ quan hữu quan ngoài Viện nghiên cứu các vấn đề thương mại môi trường.
1.3.4.2 Cơ cấu tổ chức
Ban Nghiên cứu Thương mại môi trường gồm có 7 thành viên, 1 trưởng ban và 1 phó trưởng ban Trong đó có 3 thạc sĩ và 4 cử nhân kinh tế.
1.3.5 Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo1.3.5.1 Chức năng, nhiệm vụ
Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo thuộc Viện Nghiên cứu Thương mại có chức năng thăm mưu, giúp Viện trưởng về công tác quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo của Viện.
Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch nghiên cứu khoa học và đào tạo của Viện;
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các đề tài đúng tiến độ và các qui chế về quản lý khoa học do Nhà nước ban hành;
- Quản lý các hoạt động đào tạo của Viện Tổ chức và quản lý các khoá đào tạo sau đại học theo đúng quy chế của Nhà nước;
Trang 19- Thực hiện các quan hệ công tác với các cơ quan quản lý cấp trên, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến công tác quản lý khoa học và đào tạo của Viện;
- Quản lý cán bộ, cơ sở vật chất - kỹ thuật của phòng theo sự phân cấp quản lý của Viện, lưu trữ hồ sơ liên quan đến công tác quản lý khoa học và đào tạo của Viện;
- Được sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật của Viện phục vụ cho các hoạt động quản lý khoa học và đào tạo; được chủ động khai thác và sử dụng các nguồn kinh phí hỗ trợ khác ngoài nguồn kinh phí Nhà nước cấp theo hạn mức hàng năm.
1.3.5.2 Tổ chức bộ máy của phòng
- Lãnh đạo phòng gồm trưởng phòng và 1 phó trưởng phòng; - Các chuyên viên nghiệp vụ.
1.3.6 Phòng Hợp tác quốc tế
1.3.6.1 Chức năng và nhiệm vụ của phòng
Phòng Hợp tác quốc tế có chức năng tổ chức các hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo, trao đổi thông tin khoa học, thương mại với các tổ chức nghiên cứu và các nhà khoa học ngoài nước.
Nhiệm vụ chủ yếu của Phòng là:
- Nghiên cứu phát triển quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế, các khu vực thị trường và các nước nhằm phát triển thương mại Việt Nam;
- Tổ chức hoạt động hợp tác nghiên cứu với các tổ chức, các doanh nghiệp và các nhà khoa học để phát triển hợp tác quốc tế về kinh tế thương mại;
- Tư vấn và thực hiện các dịch vụ nghiên cứu hợp tác quốc tế.
Trang 20Nhóm 1: Nghiên cứu phát triển quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế và các viện khoa học khu vực châu á - Thái Bình Dương bao gồm các nước và các tổ chức như ASEAN, diễn đàn APEC, ASEM
Nhóm 2: Nghiên cứu hợp tác quốc tế với các nước, khu vực thị trường châu úc, châu Phi.
Nhóm 3: Nghiên cứu hợp tác quốc tế khu vực châu Âu và ITC.
Nhóm 4: Nghiên cứu hợp tác quốc tế khu vực châu Mỹ, hoạt động cửa các tổ chức WTO, WB, ADB.
1.3.7 Phòng Thông tin tư liệu1.3.7.1 Chức năng
Chức năng của Phòng là tổ chức hiện hoạt động thông tin thư viện và ngân hàng dữ liệu phục vụ hoạt động nghiên cứu của Bộ Thương mại, Viện Nghiên cứu Thương mại các tổ chức có liên quan; Hợp tác nghiên cứu trao đổi thông tin khoa học thương mại với các nhà khoa học, các tổ chức thông tin trong và ngoài nước.
1.3.7.2 Phòng có các nhiệm vụ sau
- Tổ chức bổ sung và khai thác có hiệu quả các tư liệu, tài liệu chuyên ngành thương mại trong và ngoài nước thông qua hệ thống thư viện; xây dựng thư viện điện tử nhằm đáp ứng nhiệm vụ thông tin thư viện trong bối cảnh mới;
- Là đầu mối cập nhật trang tin về các công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực thương mại của Bộ Thương mại;
- Cung cấp thông tin thường xuyên hoặc đột xuất theo yêu cầu Phát hành kỷ yếu khoa học giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên cứu Thương mại Phát hành các ấn phẩm thông tin tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu của các cơ quan chức năng thuộc Bộ và Viện, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp;
- Tổ chức ngân hàng dữ liệu, trao đổi thông tin với các tổ chức nghiên cứu và các nhà khoa học trong nước và quốc tế;
- Thực hiện các đề tài nghiên cứu liên quan đến hoạt động công nghệ thông tin, thương mại điện tử và tổ chức hoạt động thông tin phục vụ ngành thương mại.
Trang 211.3.7.3 Cơ cấu tổ chức
- Lãnh đạo Phòng: gồm trưởng phòng và các phó trưởng phòng - Các nhóm chuyên môn:
Nhóm 1: Nhóm thư viện: Bổ sung, quản lý và khai thác các tài liệu trong và ngoài nước phục vụ cho công tác nghiên cứu của Lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Viện và các nghiên cứu viên trong Viện; Tổ chức giới thiệu sách mới, tóm tắt nội dung tài liệu theo yêu cầu; Cung cấp các bản sao tài liệu gốc.
Nhóm 2: Nhóm tư liệu: Cung cấp những tài liệu, tư liệu cần thiết theo yêu cầu của Lãnh đạo; Lập hệ thống hồ sơ tư liệu về tình hình kinh tế, xã hội, đặc biệt là các vấn đề về phát triển kinh tế, thương mại trong nước và các khu vực trong thị trường ngoài nước và trên thế giới.
Nhóm 3: Nhóm ấn phẩm: Tập hợp các công trình nghiên cứu khoa học về thương mại, tổ chức kỷ yếu giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học ngành thương mại Huy động thông tin từ mọi nguồn trong và ngoài Viện, chịu trách nhiệm về việc tổ chức và biên soạn các ấn phẩm định kỳ, các chuyên đề về thị trường, các chính sách phát triển thương mại trong và ngoài nước.
Nhóm 4: Nhóm công nghệ thông tin: tổ chức cơ sở dữ liệu và cập nhật các thông tin cần thiết theo yêu cầu của lãnh đạo; Quản lý hệ thống mạng LAN của Viện Nghiên cứu Thương mại; Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và khai thác nguồn thông tin; Quản lý và cập nhật trang tin về kết quả nghiên cứu khoa học các đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ Thương mại: http://www.mot.gov.vn
1.3.8 Phòng Nghiên cứu và Phát triển dự án1.3.8.1 Chức năng và nhiệm vụ của Phòng
Chức năng của phòng:
- Thực hiện sự chỉ đạo của lãnh đạo Viện trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch xúc tiến các dự án hợp tác và liên kết thuộc chức năng và nhiệm vụ của Viện với các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước;
- Nghiên cứu và phát triển các dự án hợp tác và liên kết của Viện với các đối tác trong và ngoài nước;
Trang 22- Tư vấn, tham mưu cho Lãnh đạo Viện về công tác quản lý các dự án hợp tác và liên kết của Viện;
- Thực hiện các dự án của Viên khi được lãnh đạo Viện phân công Nhiệm vụ của Phòng:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm về xúc tiến các dự án hợp tác và liên kết với các đối tác trong và ngoài nước theo định hướng phát triển các hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ của Viện trình Lãnh đạo Viện phê duyệt;
- Nghiên cứu và đề xuất phát triển các dự án hợp tác và liên kết của Viện cho lãnh đạo Viện;
- Tổ chức phát triển các dự án của Viện đã được lãnh đạo Viện phê duyệt; - Tư vấn và giúp lãnh đạo Viện trong việc quản lý các dự án hợp tác và liên kết của Viện đảm bảo chất lượng, thời gian và hiệu quả kinh tế;
- Chủ trì thực hiện các dự án được Lãnh đạo Viện giao;
- Tổ chức các mối quan hệ công tác giữa Phòng với các đơn vị, cá nhân thuộc Viện trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến, nghiên cứu phát triển và quản lý thực hiện các dự án của Viện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và năng lực của từng đơn vị, cá nhân.
1.3.9 Văn phòng
Đây là bộ phận có trách nhiệm thực hiện chức năng tham mưu giúp Viện trưởng về các lĩnh vực: tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương, bảo vệ chính trị nội bộ, xây dựng cơ bản, hành chính, quản trị, công tác đối nội và đối ngoại theo qui định về lề lối làm việc của Viện.
Văn phòng còn phải tổng hợp và giúp Viện trưởng trong việc phối hợp các hoạt động của Viện đúng quy định về lề lối và quan hệ công tác trong Viện, giúp Viện trưởng tổ chức triển khai thực hiện và theo dõi, duy trì việc thực hiện các chế độ chính sách, luật lao động trong Viện.
Trang 231.3.10 Phòng Tài chính kế toán1.3.10.1 Chức năng
- Thực hiện sự chỉ đạo của Lãnh đạo Viện trong công tác xây dựng dự toán thu chi hàng năm đối với từng loại nguồn kinh phí;
- Báo cáo thường xuyên, kịp thời cho Lãnh đạo tình hình sử dụng kinh phí tại Viện Tư vấn, đề xuất với Lãnh đạo Viện trong việc tạo thêm nguồn kinh phí hoạt động cũng như việc sử dụng kinh phí đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.
1.3.10.2 Nhiệm vụ
- Thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về nguồn vốn, nguồn kinh phí được cấp, được tài trợ, được hình thành từ các nguồn khác nhau và tình hình sử dụng các khoản vốn, kinh phí và nguồn thu khác phát sinh ở Viện theo đúng đối tượng, tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành;
- Phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác các hoạt động kinh tế phát sinh tại Viện vào sổ sách kế toán theo đúng nguồn kinh phí;
- Kiểm tra giám sát tình hình chấp hành dự toán thu, chi, tình hình thực hiện các tiêu chuẩn định mức của Nhà nước, kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản của các đơn vị thuộc Viện, tình hình chấp hành kỷ luật thu, chi, nộp, kỷ luật thanh toán, tín dụng và các chế độ, chính sách tài chính của Nhà nước; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về kế toán;
- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch kinh phí;
- Theo dõi và kiểm soát tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị cấp dưới, tình hình chấp hành dự toán, quyết toán của đơn vị cấp dưới;
- Lập và nộp đúng thời hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan tài chính; tổ chức phân tích tình hình thực hiện dự toán để cung cấp thông tin kịp thời chính xác và trung thực, phục vụ cho việc quản lý điều hành của lãnh đạo Viện, công khai tài chính theo chế độ quy định.
1.3.10.3 Quyền hạn
- Phòng tài chính Kế toán được chủ động giải quyết các công việc trong phạm vi hoạt động nghiệp vụ của mình theo Luật Kế Toán hiện hành;
Trang 24- Được Viện tạo điều kiện sử dụng các phương tiện và điều kiện làm việc thuận lợi.
1.3.11 Phân Viện Nghiên cứu Thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Phân Viện Nghiên cứu Thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị trực thuộc Viện, là tổ chức sự nghiệp nghiên cứu khoa học và đào tạo giúp Viện trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ như nghiên cứu khoa học phục vụ cho việc xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển, chính sách, cơ chế quản lý, xúc tiến thương mại, đào tạo và dịch vụ của Viện tại các tỉnh phía Nam.
- Tổ chức của Phân Viện gồm có Phân Viện trưởng, các Phó Phân Viện trưởng và các nghiên cứu viên có trình độ đại học và trên đại học Ngoài ra, phân viện còn có đội ngũ cộng tác viên gồm các nhà khoa học kinh tế ở trong và ngoài ngành đang công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3.12 Trung tâm Tư vấn và Đào tạo kinh tế thương mại
Trung tâm Tư vấn và Đào tạo kinh tế thương mại có các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu và tổ chức áp dụng kết quả nghiên cứu các vấn đề về kinh tế đối ngoại, thị trường, mặt hàng, chính sách và cơ chế quản lý, vận dụng kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế vào việc ghép mối, cung cấp thông tin nhằm xúc tiến các quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học công nghệ giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước;
- Thực hiện công tác tư vấn về hoạt động kinh tế đối ngoại cho các cơ quan và các doanh nghiệp có nhu cầu;
- Tổ chức báo cáo chuyên đề, hội thảo về những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế đối ngoại;
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại.
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Tư vấn và Đào tạo kinh tế thương mại gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc và các phòng nghiệp vụ: Phòng Tổng hợp, Phòng Nghiên cứu triển khai, Phòng Đào tạo, Phòng Tư vấn và Hợp tác phát triển.
Trang 25CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIẦY DÉP CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
2.1 Khái quát chung về thị trường giày dép EU
2.1.1 Một số đặc điểm chung về thị trường giày dép EU2.1.1.1 Thị trường có quy mô lớn
EU là một thị trường rộng lớn gồm 27 quốc gia, với dân số trên 500 triệu dân, GDP khoảng 18.5 tỷ USD (năm 2009) (theo trang www.chinhphu.vn)đây là mức thu nhập thuốc hàng cao nhất thế giới hiện nay, nên nhu cầu mua sắm thị trương này được đánh giá là rất lớn, trong đó nhu cầu mua sắm giầy dép hàng năm của người dân EU tương đối cao, trung bình 4-5 đôi mỗi người một năm Bên cạnh đó thì đây còn là một thị trường rất đa dạng với xu hướng và nhu cầu tiêu dùng khác nhau của 27 nước thành viên tạo nên sự phong phú và đa dạng cho thị trường giầy dép lớn nhất thế giới này.
EU chiếm tới 1/5 giá trị thương mại toàn cầu và là thành viên chủ chốt của tổ chức thương mại thế giới (WTO), là một trong ba trụ cột của nền kinh tế thế giới EU là một trong những thị trường lớn và có tính thống nhất cao, vốn, hàng hóa, dịch vụ và sức lao động được tự do lưu chuyển giữa các nước trong nội khối Từ năm 1968 EU đã thống nhất thành một liên minh hải quan, có mức thuế quan chung cho tất cả các nước thành viên Tình thông nhất cao của EU đã tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các nước muốn xuất khẩu hàng hóa vào EU, hàng hóa của các nước chỉ cần thông quan một lần khi vào EU (không cần phải thông quan ở các nước trong nội khối EU).
Về thị trường giầy dép thì EU là một trung tâm lớn về sản xuất đồ gia trên thế giới, song EU vẫn có nhu cầu nhập khẩu tới 25% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đồ da thế giới (khoảng gần 5 tỷ EUR hàng năm) Trong mấy năm gần đây tuy kinh tế bị suy thoái song nhu cầu nhập khẩu giày dép vẫn tăng cao do năng lực sản xuất tại chỗ của các nước EU giảm gần 20%, nhiều nhà máy phải đóng cưa tạo nên cơ hội thuận lợi cho các nước đang phát triển có thể tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu giày dép vào thị trường nay Do đó hiện tại và tương lai EU vẫn là mục tiêu để nhiều nước trên thế giới tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ vào (theo báo Sài Gòn tiếp thị).
Trang 262.1.1.2 Đặc điểm về người tiêu dùng
Theo báo cáo mới nhất của CBI thì có thể phân chia nhu cầu tiêu dùng của người dân EU về mặt hàng giầy dép như sau:
Nữ giới
Nữ giới là phân đoạn quan trọng nhất của thị trường giầy dép EU Nhìn chung, phụ nữ chi khá nhiều cho việc mua sắm giày dép và có những đôi riêng để đi cho từng mùa Phụ nữ tại 15 nước EU có ít nhất một đôi các loại giày bệt, giày khiêu vũ, giầy đế cao su, boots, giầy nâu đi hàng ngày, dép xăng-đan hoặc dép xỏ ngón hoặc một đôi giầy đi buổi tối.
Bên cạnh tính năng tiện dụng, phụ nữ châu Âu còn rất quan tâm đến kiểu cách và tính thời trang Vòng đời sản phẩm giày dép dành cho nữ giới thường ngắn hơn loại dành cho nam giới và trẻ em Phụ nữ thường chạy theo mốt và thường xuyên thay đổi giày dép nên đây là phân đoạn có tốc độ doanh thu tăng nhanh nhất so với các phân đoạn khác.
Những phụ nữ phải đi làm thường tự thưởng cho mình bằng cách mua một đôi giày mới, có giá đắt hơn bình thường với chất lượng cao và thoải mái trong sử dụng, thậm chí là những đôi hàng hiệu Giới trẻ thì không quan tâm đến chất lượng và thương hiệu nhưng những đôi giày họ mua phải thật độc đáo hoặc có những hoạ tiết phá cách nhằm theo kịp những mốt "hot" nhất trên thị trường.
Mẫu mã giầy dép mà phụ nữ nội trợ lựa chọn rất đa dạng, từ loại rẻ tiền cho đến loại đắt tiền Phụ nữ nội trợ trẻ tuổi thì có xu hướng chọn loại thời trang nhưng có thể là hàng nhái chứ không phải hàng hiệu.
Nam giới
Nam giới có xu hướng chọn đồ đắt tiền hơn nữ giới nhưng với số lượng ít hơn Phân đoạn này có thể được chia thành những phân đoạn nhỏ hơn như: loại dành cho nam giới trẻ tuổi - những người thích thời trang và chú trọng đến thương hiệu; và loại dành cho nam giới lớn tuổi - những người khá dè dặt trong chi tiêu nên thường chỉ có một đôi để đi làm, một đôi dành cho những sự kiện trang trọng, một đôi đi ngày thường và một đôi để chơi thể thao Họ không thường xuyên thay giầy mới nên rất chú trọng đến chất lượng, sự thuận tiện và tính thực dụng.
Trang 27Các loại giầy đế mềm vẫn được thiết kế theo phong cách cổ điển với gam màu nho (màu nâu nhạt pha với các gam màu sáng) và đế màu trắng.
Trẻ em
Phân đoạn này được chia thành nhiều phân đoạn nhỏ theo lứa tuổi: - Trẻ em từ 0 đến 3 tuổi
Các bậc phụ huynh khi mua giầy cho lứa tuổi này thường quan tâm đến hình dáng, độ mềm và đế giầy Họ sẵn sàng mua những đôi giầy đắt tiền nhưng với chất lượng tốt để bảo vệ cho đôi chân của đứa trẻ.
- Trẻ em từ 3 đến 7 tuổi
Cũng tương tự như phân đoạn trên nhưng điểm khác biệt là bị ảnh hưởng bởi thu nhập của các bậc phụ huynh và sở thích của đứa trẻ Nhìn chung, thì các nhà bán lẻ quần áo thường kết hợp bán kèm một số phụ kiện trong đó có giầy dép.
- Trẻ em từ 7 đến 15 tuổi
Theo phân đoạn này, các bậc phụ huynh thường mua theo sở thích của con cái Trong khi đó, những đứa trẻ thì bị ảnh hưởng bởi các phương tiện truyền thông (như băng đĩa nhạc) và Internet (blog) Sự khác biệt trong sở thích giữa bé trai và bé gái cũng tác động nhiều đến quyết định lựa chọn giầy dép.
- Thanh thiếu niên từ 15 đến 19 tuổi
Lứa tuổi này bị ảnh hưởng bởi TV và các tạp chí và cũng hiểu rõ hơn về xu hướng thời trang và thương hiệu Nhìn chung, thanh thiếu niên ở EU có khá nhiều tiền chi tiêu, và bị hấp dẫn bởi những mẫu mã thời trang quốc tế nên họ có rất nhiều loại giày ví dụ như: giày đế mềm, giày vải chơi bóng rổ, giày khiêu vũ, boots, các loại giày dép Mary's Jane, giày đế liền, giày thể thao, xăng-đan hoặc dép xỏ ngón Họ thường xuyên tham khảo các trang blog, trang web bán hàng trực tuyến và trang web của các nhà bán lẻ để tham khảo các mẫu mã thịnh hành trên thị trường.
2.1.1.3 Đặc điểm thị trường phân theo giá cả và chất lượng giầy dépPhân đoạn hàng hiệu đắt tiền
Phân đoạn này bao gồm các loại giày dép thời trang chất lượng rất cao của các thương hiệu và nhà thiết kế hàng đầu - những người tạo ra làn sóng mới trên thị
Trang 28và đắt tiền với mức giá bán lẻ trên € 300 Người tiêu dùng thường sử dụng các loại giày dép này vào các dịp đặc biệt hoặc đi dự dạ tiệc.
Các loại giày dép thuộc nhóm này thường được bày bán tại một số cửa hàng chuyên bán "hàng hiệu", các cửa hàng thiết kế, hoặc siêu thị thời trang lớn.
Trong số những người tiêu dùng giàu có, cũng có một số người từ bỏ những sản phẩm giày dép đắt tiền Họ bắt đầu quan tâm tới chất lượng, giá cả, tính thẩm mỹ và nhận thức cao hơn về các vấn đề xã hội và môi trường Họ cũng dần bỏ đi thói quen mua sắm hoang phí nhất là trong thời điểm kinh tế suy thoái vừa qua Thậm chí một vài người dù vẫn có khả năng mua hàng đắt tiền nhưng cảm thấy xấu hổ nếu bị người khác nhìn thấy mình quá "trưng diện".
Hình 3: Phân đoạn thị trường giày dép EU theo giá cả và chất lượng
Nguồn: Cục xúc tiến thương mại.
Trang 29Phân đoạn hàng tốt
Tại một số nước EU, không phải ai cũng có nhiều tiền để sắm cho mình vài đôi giày dép hàng hiệu đắt tiền Ví dụ, tại Ba Lan, tỷ lệ những người có khả năng chỉ chiếm từ 10-15% tổng dân số cả nước.
Do phần lớn những người tiêu dùng có tiền tại EU giờ trở nên dè dặt hơn trong chi tiêu, nên các nhà nhập khẩu thời trang và giày dép lại chuyển sang nhắm tới nhóm khách hàng có thể mua được những sản phẩm có giá gần với phân đoạn trên Phân đoạn này được gọi là phân đoạn hàng tốt - bao gồm những sản phẩm có thương hiệu phù hợp với túi tiền của nhiều người tiêu dùng hơn với chất lượng thiết kế tốt và giá bán dao động từ 100 đến 300 euro Nhóm tiêu dùng thuộc phân đoạn này sẵn sàng trả tiền để có được đôi giày dép tốt nhưng họ không chi thường xuyên như hai nhóm phân đoạn hàng trung bình và hàng giá rẻ.
Trong phân đoạn này, chất lượng giày dép vẫn khá cao nhưng được sản xuất với số lượng nhiều hơn so với phân đoạn trên Các sản phẩm có thương hiệu thường được bày bán tại các cửa hàng giày dép, các cửa hàng bán một thương hiệu riêng, các cửa hàng thời trang hoặc siêu thị thời trang lớn.
Do kinh tế khủng hoảng, phân đoạn này đang phải đối mặt với tình trạng hạng nhái với giá cực rẻ Tuy nhiên, theo dự đoán, phân đoạn này sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh trong vòng 5 năm tới đặc biệt ở 15 nước EU cũ.
Phân đoạn hàng trung bình
Đây là phân đoạn giày dép lớn nhất tại thị trường EU - bởi lí do hàng chất lượng khá nhưng vẫn phù hợp với xu hướng mới nhất trên thị trường Nhóm khách hàng thuộc phân đoạn này cũng lưu ý tới thương hiệu nhưng không phải là yêu cầu ban đầu khi họ đưa ra quyết định mua hàng Phân đoạn hàng trung bình bao gồm nhóm khách hàng ở mọi độ tuổi với những sản phẩm được bày bán tại các cửa hàng chuyên bán giày dép và một số nhà bán lẻ không chuyên khác, bao gồm cả bán hàng trực tuyến.
Trong những năm gần đây, nhóm khách hàng này cũng bắt đầu chuyển dần sang phân đoạn hàng trung bình vì họ quan tâm hơn đến mẫu mã thiết kế và thương hiệu thời trang Tuy nhiên, họ vẫn chỉ muốn mua với mức giá thấp nhất có thể Tại
Trang 30Pháp và Ý, khách hàng thường mặc cả và thường mua được với mức giá mong muốn nhất là trong trường hợp nhà bán lẻ muốn tiêu thụ những bộ sưu tập cũ.
Phân đoạn hàng giá rẻ
Đây là phân đoạn phổ biến ở các Đông Âu với những sản phẩm giày dép chất lượng thấp Chủng loại khá đa dạng từ các loại sản xuất trong nước với giá rẻ và chất lượng chấp nhận được cho đến các loại nhập khẩu Mẫu mã thiết kế thường chạy theo những sản phẩm (có thương hiệu) thuộc phân đoạn hàng trung bình và hàng tốt Phần lớn giày dép thuộc phân đoạn này được sản xuất với số lượng lớn tại các nước châu Á - những nơi có giá nhân công rẻ Sản phẩm được bày bán tại các cửa hàng chuyên bán giày dép, quần áo, đại siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tạp phẩm và một số trang web bán hàng giảm giá trực tuyến
2.1.1.4 Đặc điểm hoạt động phân phối giầy dép trên thị trường EU
Hệ thống phân phối của EU về cơ bản cũng giống như hệ thống phân phối của một quốc gia, gồm mạng lưới bán buôn và mạng lưới bán lẻ với sự tham gia của các công ty xuyên quốc gia, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập… Hình thức tổ chức kênh phân phối phổ biến nhất là theo tập đoàn và không theo tập đoàn Ở kênh phân phối theo tập đoàn, các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu chỉ cung cấp hang hóa cho hệ thống các cửa hàng, siêu thị của tập đoàn Còn kênh phân phối không theo tập đoàn thì ngược lại, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu cung cấp hàng hóa cho hệ thống bán lẻ thuộc và không thuộc tập đoàn, kể cả các công ty bán lẻ độc lập.
Rất ít trường hợp các siêu thị, công ty bán lẻ mua hàng trực tiếp từ nhà xuất khẩu nước ngoài Mối quan hệ bạn hàng giữa nhà bán buôn, bán lẻ trên thị trường EU phần lớn là do có quan hệ tín dụng và mua cổ phần của nhau Các nhà bán buôn, bán lẻ EU thường có quan hệ làm ăn lâu đời và rất ít khi mua hàng của các nhà cung cấp không quen biết cho dù hàng hóa có rẻ hơn vì nhiều khi họ đặt uy tín kinh doanh lên hàng đầu, muốn giữ được các mối quan hệ này thì hàng phải đảm bảo chất lượng, nguồn cung cấp ổn định.
Trang 31Hình 4 - Cơ cấu kênh phân phối cơ bản mặt hàng giày dép tại thị trường EU
Nguồn: Cục xúc tiến thương mại.
Người tiêu dùng có thể mua giày dép ở nhiều loại hình nhà bán lẻ từ các cửa hàng giày dép nhỏ đến cửa hàng thời trang và các cửa hàng bán hàng lớn của các nhà máy Điều này cũng có nghĩa cơ cấu hệ thống phân phối giày dép tại EU rất đa dạng Tại hầu hết các nước EU, kênh phân phối chủ yếu là từ nhà sản xuất đến nhà nhập khẩu/ bán buôn đến nhà bán lẻ Kênh phân phối này thấy nhiều nhất ở phía Nam và Đông EU, những quốc gia có nhiều cửa hàng giày dép nhỏ Nhà nhập khẩu và bán buôn thường mua rất nhiều loại giày dép và lưu kho để sẵn
Với doanh nghiệp từ các nước đang phát triển, nếu mới tham gia xuất khẩu thì nhà nhập khẩu hoặc người bán buôn là những kênh phân phối hiệu quả và đơn giản nhất Họ có kiến thức tốt về thị trường và có thể cung cấp cho các doanh nghiệp phương pháp phân phối hiệu quả và phù hợp nhất với thị trường.
Trang 322.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ tại thị trường EU2.1.2.1 Tình hình sản xuất giày dép tại EU
EU có lịch sử sản xuất giầy từ rất lâu với quy mô sản xuất lơn và tiên tiến Công nghệ sản xuất, máy móc, dây chuyền sản xuất giày dép của EU luôn được đầu từ và đổi mới, đạt tới trình độ tinh xảo Giày dép được sản xuất tại EU thường là những sản phẩm có chất lượng cao và thời trang Tuy nhiên, chi phí nhân công ở các nước này rất cao nên các sản phẩm sản xuất ra có giá thành cao Do đó giày dép ở đây phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các loại giầy dép nhập khẩu từ các nước đang phát triển như Trung Quôc, Việt Nam, Ấn Độ….Do vậy, hiện nay EU đang sử dụng nhiều biện pháp để bảo hộ ngành công nghiệp sản xuất giầy dép trong khu vưc như: áp thuế chống bán phá giá, hạn ngạch hay các biện pháp phi thuế quan nhằm hạn chế việc nhập khẩu giày dép vào EU.
Hàng năm, ngành công nghiệp này sản xuất trên dưới một tỷ đôi, chiếm 10% sản lượng toàn thế giới Ngành công nghiệp sản xuất giầy của EU có vai trò rất quan trọng trong việc giữ ổn định và tăng trưởng của khu vực Châu Âu Ngoài ra, nó còn duy trì nguồn cung cấp giày dép ổn định và chất lượng cao có uy tín và thương hiệu cho toàn thế giới.
Trong số các nước có ngành công nghiệp sản xuất giầy dép lớn nhất tại EU thì Italia là nước có quy mô sản xuất lớn nhất và cũng là nước có vai trò chủ chốt trong ngành công nghiệp sản xuất giầy của khu vực Hàng năm Italia là nước sản xuất gần một nửa lượng giầy dép được sản xuất tại EU với các loại giầy dép cao cấp Tiếp theo là đến ngành công nghiệp sản xuất giầy dép tại Tây Ban Nha, Đức, Bồ Đào Nha, Pháp, Romani, Ba Lan, Anh… Theo số liệu năm 2009 của hiệp hội da giầy EU thì tại Italia có 10.000 công ty sản xuất giày dép, Tây Ban Nha có trên 4.000 công ty, Bồ Đào Nha có gần 3.000 công ty, ngành sản xuất giày dép tại 3 nước này thu hút khoảng 350.000 lao động Tuy nhiên trong những thập niên gần đây thì ngành công nghiệp này đã có sự suy giảm do sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất giá thấp từ Trung Quốc hay Việt Nam…Kể từ năm 1995 tới nay do sự cạnh tranh khốc liệt mà tại Italia đa mất đi khoảng 5.000 công ty sản xuất giày dép.
Trang 33Bảng1: Giá trị sản lượng của ngành công nghiệp giày dép EU từ 2005-2009
Nguồn: National Statistics Offices, National Associations, Trade Estimates
Giai đoạn 2005 – 2009, giá trị sản xuất giầy dép tại EU đang có xu hướng giảm, năm 2005 sản xuất giầy dép tại EU đạt 17.108 triệu EUR, năm 2007 giá trị toàn ngành giảm còn 16.142 triệu EUR, đến năm 2009 giá trị sản xuất giầy dép chỉ đạt 14.527 triệu EUR Nguyên nhân là do việc nhập khẩu giầy dép ngày càng nhiều từ các nước đang phát triển ngày càng làm mất đi thị phần của ngành sản xuất giày dép trong khối, cộng thêm việc khu vực EU rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính 2008 – 2009 được coi là cuộc khủng hoàng lớn nhất từ trước đến nay, đã gây thiệt hại lớn
Trang 34đến ngành công nghiệp sản xuất giầy dép, có khoảng 20% nhà máy sản xuất giầy dép tại EU đã phải đóng cửa.
Đứng trước tình hình thay đổi, tính cạnh tranh trong ngành ngày càng gia tăng, ngành công nghiệp sản xuất giầy dép tại EU đang có xu hướng mới: chuyển dịch sản xuất sang thuê gia công tại các nước có chi phí thấp như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Brazil…;Còn các cơ sở sản xuấ tại EU thì có xu hướng thu hẹp lại quy mô sản xuất và chỉ tập trung sản xuất có trọng điểm, các sản phẩm giầy dép cao cấp cần sử dụng ít nhân công Để củng cố lại, nâng cao vị thế và uy tín chất lượng sản phẩm của mình nên việc sản xuất ít hơn, có sự tập trung, chuyên môn hóa cao và chú trọng đến việc sản xuất ra các mặt hàng tính thời trang cao cấp, tập trung vào phục vụ đoạn thị trường những người có thu nhập cao, có khả năng chi trả cho những sản phẩm đắt tiền.
2.1.2.2 Tình hình tiêu thụ giày dép của thị trường EU
Mặc dù EU có ngành công nghiệp sản xuất giày dép phát triển song mới chỉ đáp ứng được khoảng 45%-50% nhu cầu trong khối, phần còn lại vẫn phải nhập khẩu từ thị các nước ngoài khối Chủ yếu các sản phẩm giầy dép nhập khẩu ngoài khối có nguồn gốc từ các nước đang phát triển, có giá tương đối thấp Cho tới nay nhập khẩu từ các nước đang phát triển ngày càng có xu hướng tăng lên Năm 2009, nhập khẩu từ các nước đang phát triển là 11,2 tỷ EUR (khoảng 42% tổng giá trị tiêu thụ giầy dép tại EU) chủ yếu từ Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Indonexia, Brazil… Bốn nước nhập hàng đầu là Anh, Đức, Italia, Pháp chiếm khoảng 62% tổng mức nhập khẩu cả khối từ khu vực này Còn đối với các nước thành viên mới của EU nhập khẩu khoảng 572 triệu EUR chiếm 5,1% trong tổng giá trị nhập khẩu chủ yếu từ các nước Romani, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Hungary, Estonia…
Theo hiệp hội da giầy EU, thì 5 nước có mức tiêu thụ giầy dép lớn nhất - chiêm đến 72% tổng mức tiêu thụ của EU là Đức có mức tiêu thụ chiếm đến 17,3% trong tổng mức tiêu thụ giầy dép tại EU, tiếp đến là Pháp chiếm 16,6%, Anh: 16,3%, Italia:13,4%, Tây Ban Nha: 8,5%
Trang 35Biểu đồ 1: Kim ngạch nhập khẩu giầy dép của EU giai đoạn 2003-2009
Đơn vị: Triệu EUR
Nguồn: National Statistics Offices, National Associations, Trade Estimates
Theo biều đồ có thể thấy kim ngạch nhập khẩu giầy dép của EU có xu hướng tăng lên Năm 2003 kim ngạch nhập khẩu đạt 10.017 triệu EUR, năm 2005 là 11.108 triệu EUR, năm 2007 lên đến 11.892 triệu EUR Bước sang năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, người dân các nước EU đều có xu hướng cắt giảm chi tiêu nên kim ngạch nhập khẩu giầy dép có phần giảm đôi chút xuống còn 11.741 triệu EUR Tuy nhiên theo phân tích của các nhà kinh tế thì đến năm 2010, kinh tế của các nước EU có xu hướng phục hồi vì vậy mà nhu cầu mua giầy dép người dân nơi đây cũng sẽ có chiều hướng tăng lên.
Những sản phẩm nhập khẩu chủ yếu vào EU là giầy mũ gia chiếm khoảng 59%, tiếp đến là các loại giầy mũ cao su/plastic chiếm khoảng 15%, giầy mũ nguyên liệu dệt khoảng 9% Hiện nay thì xu hướng tiêu dùng của người dân EU có sự chuyển hướng từ giầy da sang giầy vải, thiên về thích sử dụng chất liệu tự nhiên Đối với phụ nữ thì có phần thiên về thời trang hơn, còn đối với thanh niên và trung niên thì thích giầy thể thao, mang tính trẻ trung và mạnh mẽ Những xu hướng tiêu dùng này ngày càng thể hiện sự chú trọng cao hơn nữa vào chất lượng, kiểu dáng, xu hương thời trang bắt kịp với xu hướng thời trang của thể giới.
Trang 362.1.3 Những quy định pháp lý của EU đối với việc nhập khẩu giầy dép 2.1.3.1 Quy định về thuế quan
Hiện nay EU đã có biểu thuế quan quy định cụ thể và rõ ràng đối với từng loại giầy dép theo từng mã hàng riêng, với mức thuế suất giao động từ 3-17% cho giá trị nhập khẩu của mỗi đôi Bên cạnh biểu thuế quan này thì EU còn có các loại thuế khác như thuế chống bán giá, thuế suất ưu đãi (GSP) đối với hàng hóa xuất xứ từ các nước đang phát triển… có tác động không nhỏ đến việc xuất khẩu giầy dép sang EU.
Đối với giầy dép xuất xứ của Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước thành viên của EU từ ngày 1/1/2009 sẽ không được hưởng mức thuế suất ưu đãi GSP với mức 3,5% dành cho những nước đang phát triển với lý do phía EU đưa ra là khi rà soát việc thực hiện GSP, EU nhận thấy ngành giày dép, một trong những ngành được hưởng GSP của Việt Nam đã phát triển trên mức trung bình là 19,9% tổng số kim ngạch nhập khẩu giày dép được hưởng GSP khi vào thị trường EU trong giai đoạn 2004-2006 Hơn nữa, ngành giày dép được hưởng GSP chiếm mức tỉ lệ trung bình là 49,1% trong tổng kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu được hưởng GSP của Việt Nam Trên cơ sở đó, phía EU đã đưa ra kết luận "Ngành giày dép của Việt Nam đã phát triển rất cạnh tranh và Việt Nam đã không còn quá phụ thuộc vào xuất khẩu giày dép nữa" Như vậy, ngành giày dép Việt Nam sẽ không còn được hưởng ưu đãi GSP của EU.
Bên cạnh đó, ngành giầy dép Việt Nam còn đang gặp nhiều khó khăn do bị áp thuế chống bán phá giá với giày mũ da xuất khẩu sang EU Bắt đầu từ tháng 4 năm 2006, EU đã áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với giày mũ da Việt Nam là 16,8% Sau đó, đến tháng 10/2006 mức thuế được điều chỉnh lại là 10% (chưa cộng với mức thuế hiện hành) với 33 mã hàng giầy mũ da của Việt Nam, có thời hạn 2 năm Và sau hai năm, ở trước thời điểm tháng 10/2008, khi thời hạn 2 năm áp thuế chống bán phá giá giầy mũ da Việt Nam sắp hết, Ủy ban châu Âu ra quyết định rà soát lại đối với giầy mũ da Việt Nam Cuối cùng Ủy ban châu Âu đã đưa ra quyết định kéo dài thời hạn áp thuế chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam thêm 15 tháng nữa bắt đầu từ tháng 12/2009 bất chấp sự phản đối từ phía Việt Nam và nhiều doanh nghiệp tại EU Việc Việt Nam tiếp tục bị áp thuế chông bán phá giá thêm 15 tháng nữa sẽ gây không ít khó khăn và thiệt hại cho hoạt động xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang EU.
Trang 372.1.3.2 Các quy định phi thuếYêu cầu về nhãn mác:
EU có quy định chung về việc dán nhãn giày dép, nhằm đảm bảo cung cấp thông tin cần thiết cho người tiêu dùng và đề phòng sự khác biệt của các nguồn luật quốc gia khác Chỉ thị 94/11/EC đã đưa ra các yêu cầu về nhãn mác đối với các sản phẩm đi chân buốn bán tại thị trường EU Chỉ thị này đã được tiêu chuẩn hóa trong EU nhằm đảm bảo rằng người tiêu dùng biết được họ đã mua sản phẩm đi chân làm từ chất liệu nào Dán nhãn mác đúng và đẩy đủ là trách nhiệm của người sản xuất và nhập khẩu.
Phạm vi áp dụng:
Áp dụng cho tất cả sản phẩm đi chân trừ:
- Trang bị bảo vệ cá nhân, ví dụ như giày ống có mũi bọc thép - Sản phẩm đi chân đã qua sử dụng
- Sản phẩm đi chân làm đồ chơi
- Sản phẩm đi chân được chỉ thị trong Chị thị 76/769/EEC, vị dụ như giày ống có chứa chất a-mi-ăng.
Yêu cầu dán nhãn mác:
Sản phẩm đi chân phải được dán nhãn sao cho người tiêu dùng có thể đọc được các thông tin về thành phần của các bộ phận của sản phẩm đó Thông tin phải có kèm theo hình ảnh minh họa hoặc nguyên bản (ngôn ngữ sử dụng do quốc gia mua hàng quy định) Nhãn mác phải dễ nhìn và được đính chắc chắn, ví dụ như đính trên một chiếc giày của một đôi giày
Kết cầu của sản phẩm đi chân:
Nhãn mác phải cho biết loại vật liệu được dùng để sản xuất ít nhất là 80% của: - Bề mặt trên của sản phẩm
- Bề mặt lớp lót và miếng lót bên trong của sản phẩm - Khối lượng đế của sản phẩm
Nếu như không có vật liệu nào chiếm tới 80% bề mặt trên và khối lượng đế như yêu cầu ở trên thì nhãn mác phải ghi rõ hai loại vật liệu chính được dùng để sản
Trang 38xuất các bộ phận đó của sản phẩm Nhãn mác không cần nêu các phụ liệu đi kèm với phần trên của sản phẩm như khóa, miếng cài mắt cá chân…vv
Đối với da giày thì quy định về nhãn mác là bắt buộc, như trong Hướng dẫn Quy định về nhãn mác giày EU 94/11/EC Trong nhãn mác này cần nêu những thông tin liên quan đến bộ phận của chiếc giày như: phần bên trên của đế giày, lớp lót giày, đế trong/ngoài… Cùng với đó là những nguyên tắc hướng dẫn sử dụng.
Ngoài ra, yêu cầu về nhãn mác cho giày EU nhập khẩu còn thể hiện ở chỗ: đi kèm theo sản phẩm cần phải có một bộ các hình vẽ để biểu thị những bộ phận cấu thành lớn nhất của sản phẩm đó Các hình vẽ thường được sử dụng là hình vuông hay hình thoi.
Nhà sản xuất, nhập khẩu, hoặc bán đồ đi chân thì phải đảm bảo dán nhãn có ghi đầy đủ tên các bộ phận cấu thành, ví dụ mũi giày, lớp lót, đế ngoài Các vật liệu phải được ghi rõ theo một trong bốn cách sau: da, da được tráng phủ, vải dệt, loại khác.
Tiêu chuẩn về kích cỡ:
Ngoài kích cỡ thống nhất theo Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO, được biết đến với tên gọi hệ thống kích cỡ giày Mondopoint, tại EU vẫn còn 2 hệ thống tiêu chuẩn về kích cỡ khác:
- Hệ thống kích cỡ Châu Âu lục địa (thường được sử dụng) - Hệ thống kích cỡ của nước Anh.
Các khách hàng EU thường nhập khẩu tối thiểu từ 12 -18 đôi/mẫu giày Sự phân loại kích cỡ giày cho một đơn hàng nhập khẩu 12 đôi của các nước EU thường theo như bảng đưới đây:
Trang 39Bảng 2 : Bảng phân loại kích cỡ giầy cho một đơn hàng nhập khẩu 12 đôi của EU
Số lượng đôi
Cỡ giày cho
Kích cỡ giày dép đối với nữ giới thường từ 36 – 41 còn nam giới từ 40 – 45 Tuy nhiên, có một số nước phía Bắc Âu như Hà Lan hay các nước thuộc vùng Scandinavia có những kích cỡ lớn hơn.
Về độ rộng của giày dép thì được quy định theo các chữ cái từ A đến K, trong đó A là cỡ rộng nhỏ nhất Cỡ rộng tiêu chuẩn là cỡ G Các quy định khác về độ rộng, như đối với nhãn hiệu đắt tiền hoặc với sản phẩm trẻ em được sử dụng ít phổ biến hơn.
Yêu cầu về đóng gói:
Hàng nhập khẩu từ những nước đang phát triển vào EU thường có khoảng cách rất xa, do vậy công tác đóng gói sản phẩm cần được lưu tâm Các loại giày da thường được đóng vào thùng với số lượng từ 12 – 18 đôi/thùng Các loại giày dép rẻ hơn làm bằng vải hoặc chất liệu plastic thường được đóng trong túi bóng hoặc để rời.
Các nhà nhập khẩu thường quan tâm đến phương pháp đóng gói của bên xuất khẩu, và trong nhiều trường hợp họ luôn có những yêu cầu chi tiết và coi đó là một phần của hợp đồng mua hàng Chẳng hạn những thông tin về đơn đặt hàng được in trên vỏ thùng hàng như: số đơn hàng, số kiện, tên và địa chỉ người liên hệ… Ngoài
Trang 40khía cạnh đảm bảo an toàn cho hàng hóa không được bị hư hỏng, nhà xuất khẩu cần quan tâm đến phương diện sản xuất thân thiện với môi trường, làm sao để các loại sản phẩm có thể tái chế sau khi sử dụng.
Toàn bộ bao bì nhập khẩu phải tuân theo tiêu chuẩn Châu Âu (có thể tái sử dụng, tái chế, có thể tái tạo năng lượng…); có thể tích và trọng lượng nhỏ nhất để đảm bảo an toàn, vệ sinh, và được người tiêu dùng chấp nhân; có chứa các chất kim loại nặng và chất độc hại ở mức tối thiểu Đối với bao bì bằng gỗ, có các quy định riêng và số lượng tối đa.
Chống bán phá giá:
Các quy định chống bán phá giá của EU được đưa ra từ những ngày đầu thành lập và được xây dựng trên cơ sở điều khoản của WTO, EU chỉ được áp dụng các biện pháp chống bán phá giá trong trường hợp các ngành công nghiệp của EU bị tổn hại do việc nhập khẩu các sản phẩm phá giá Đây là những sản phẩm được bán trên thị trường nội địa với mức giá “thông thường” Tuy nhiên, việc so sánh các mức giá này thường gặp khó khăn Cách tính giá “thông thường” của EU dựa vào chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận cận biên Vấn đề là mức lợi nhuận như thế náo mới được coi là thích hợp Xu hướng của EU là tính mức lợi nhuận cao, có khi tới 30%.
Các quy định chống bán phá giá của EU được xác định trong Quy chế chống bán phá giá có hiệu lực từ năm 1995 và sau đó được cập nhật bằng quy chế 384/96 có hiệu lực từ ngày 6/3/1996 Quy chế mới lồng ghép tất cả các biện pháp được thỏa thuận tại vòng đàm phán Urugoay của GATT Quy chế chống bán phá giá năm 1996 quy định việc áp thuế chống bán giá và chỉ được áp dụng thuế này trong các điều kiện sau:
- Có phát hiện bán phá giá: giá xuất khẩu của sản phẩm trên thị trường EU thấp hơn giá bán tại thị trường của nhà xuất khẩu.
- Có tổn hại vật chất cho doanh nghiệp của EU do hàng nhập khẩu gây ra hoặc đe dọa gây tổn thất cho phần lớn ngành kinh doanh EU.
- Lợi ích của EU: chi phí mà EU bỏ ra để thực hiện các biện pháp không được tỉ lệ nghịch với lợi ích thu được.
Sau khi các mức giá xuất khẩu và giá thông thường đã được xác định thì chúng được so sánh với nhau để xác định mức phá giá Luật pháp của EU cho phép