1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU.DOC

82 2,3K 30
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 639 KB

Nội dung

Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦAVIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 6

1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu 6

1.1.1 Khái niệm về hoạt động xuất khẩu 6

1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu 6

1.2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 10

1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp 10

1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp 11

1.2.3 Buôn bán đối lưu 12

1.2.4 Bán hàng thông qua hội chợ triển lãm 12

1.2.5 Giao dịch tái xuất 13

1.2.6 Hình thức gia công quốc tế 14

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam 14

1.4 Tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU 21

1.5 Bài học từ kinh nghiệm phát triển ngành cà phê của Braxin 23

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ EU VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 27

2.1 Tình hình và quy định về nhập khẩu cà phê tại thị trường EU 27

2.1.1 Tình hình nhập khẩu cà phê EU 27

2.1.2 Hệ thống phân phối mặt hàng cà phê trên thị trường EU 28

2.1.3 Các quy định của EU đối với nhập khẩu cà phê 28

Trang 2

2.2 Tình hình chung về thị trường cà phê trong nước thời gian qua 32

2.3 Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2007 35

2.3.1 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu 35

2.3.1.1 Cà phê Arabica (cà phê chè) 36

2.3.1.2 Cà phê Robusta (cà phê vối) 37

2.3.2 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu 38

2.3.3 Chất lượng cà phê xuất khẩu 41

2.3.4 Giá cả cà phê xuất khẩu của Việt Nam 43

2.3.5 Hình thức xuất khẩu cà phê chủ yếu của Việt Nam 46

2.3.6 Thị trường xuất khẩu 47

2.4 Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2001-2007 53

2.4.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu 53

2.4.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu 54

2.4.3 Giá cả cà phê xuất khẩu 58

2.4.4 Chất lượng sản phẩm xuất khẩu 60

2.4.5 Hình thức xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU 60

2.4.6 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU thời gian qua 61

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 66

3.1 Định hướng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới 66

3.2 Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 68

3.2.1 Giải pháp từ phía Nhà nước 68

3.2.1 Giải pháp từ phía doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và hộ sản xuất cà phê 74

KẾT LUẬN 83

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN (Association of South East Asian Nations): Hiệp hội các nước Đông Nam

Á

BIDV (Bank for Investment and Development of Viet Nam): Ngân hàng đầu tư và

phát triển Việt Nam

CE (European Conformity): Nhãn hiệu Châu ÂU

EEC (European Economic Community): Khối thị trường chung Châu Âu

ICO (International Coffee Organization): Tổ chức cà phê quốc tế

ILO (International Labor Organization): Tổ chức lao động quốc tế

ISO (International Standards for Quality Systems): hệ thống tiêu chuẩn chất lượng

quốc tế

LIFE (London International Financial Futures and Options Exchange): Thị trường

chứng khoán quyền chọn và kỳ hạn tài chính Quốc tế Luân Đôn

HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point): Hệ thống phân tích mối nguy

hiểm và các điểm kiểm soát trọng yếu

MFN (Most Favoured Nation): Đãi ngộ tối huệ quốc

SA (Social Acountability): Trách nhiệm xã hội

TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam

VAT (Value Added Tax): Thuế giá trị gia tăng

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Thúc đẩy xuất khẩu là một chủ trương lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoáhiện đại hoá của Đảng và Nhà nước ta, điều này đã được khẳng định trong Đại hộilần thứ 8 và Nghị quyết 01 NQ/TW của bộ chính trị về mở rộng và nâng cao hiệuquả kinh tế đối ngoại, nhằm thực hiện chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu nâng cao năng lực xuất khẩu hiện tại

Hiện nay EU là đối tác quan trọng, là thị trường tiêu thụ hầu hết các hànghóa, sản phẩm của Việt Nam Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam lànhững mặt hàng mà thị trường EU có nhu cầu tiêu thụ lớn như giầy dép, thủy hảisản, cà phê…Trong đó mặt hàng cà phê chiếm tỷ lệ lớn và quan trọng được bánrộng rãi hầu hết trên thị trường các nước thành viên của Liên minh EU Khả năngxuất khẩu cà phê của Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trên thị trường tiềm năng EU,

vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu cà phê nóiriêng vào thị trường EU là một việc làm cấp thiết đối với nước ta

Nhận thấy được vị trí của việc xuất khẩu cà phê vào thị trường EU trong thờigian tới và nhằm đẩy mạnh duy trì kim ngạch xuất khẩu của cà phê trong nhữngnăm tiếp theo cần phải có những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Với những lý

do trên tôi xin đưa ra đề tài: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của

Việt Nam sang thị trường EU”.

Mục đích nghiên cứu đề tài: Đề tài này đi sâu phân tích vào tình hình xuất

khẩu cà phê của Việt Nam trong những năm qua, từ đó rút ra các thành tựu đạt được

và các hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường

EU trong thời gian tới

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê củaViệt Nam

Trang 5

Phạm vi nghiên cứu là: hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thịtrường EU trong thời gian 2001 đến nay

Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn dựa trên các phương pháp phân tích tổng hợp, các thực trạng, thànhtựu đạt đươc và chỉ ra các hạn chế để từ đó khắc phục nhằm thúc đẩy hoạt độngxuất khẩu cà phê sang thị trường EU

Kết cấu của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu và tầm quan trọng của việc thúc

đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU

Chương 2: Tổng quan về thị trường cà phê EU và thực trạng xuất khẩu cà

phê của Việt Nam sang thị trường EU

Chương 3: Định hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của

Việt Nam sang thị trường EU

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ

CỦAVIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu

1.1.1 Khái niệm về hoạt động xuất khẩu

- Xuất khẩu là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia Việcmua bán hàng hoá hiểu theo nghĩa hẹp là các hàng hoá vật chất (hàng hoá hữuhình), còn hiểu theo nghĩa rộng thì nó bao gồm các hàng hoá phi vật chất (hàng hoá

vô hình)

Bên cạnh đó xuất khẩu hàng hoá còn được hiểu là việc trao đổi hàng hoá vàdịch vụ giữa các chủ thể kinh tế có quốc tịch khác nhau (trong đó đối tượng trao đổithường là vượt ra ngoài phạm vi địa lý của một quốc gia) thông qua hoạt động muabán, lấy tiền tệ làm môi giới

Xuất nhập khẩu hàng hoá hữu hình bao gồm các nguyên vật liệu, máy mócthiết bị, lương thực thực phẩm, các loại hàng tiêu dùng…đây là bộ phận chủ yếu giữvai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia

Xuất nhập khẩu hàng hoá vô hình bao gồm các bí quyết công nghệ, bằngsáng chế phát minh, phần mềm máy tính, các bảng thiết kế kỹ thuật, các dịch vụ lắpráp thiết bị máy móc, dịch vụ du lịch và các loại hình dịch vụ khác…Đây là các bộphận có tỷ trọng ngày càng gia tăng phù hợp với sự bùng nổ của cuộc cách mạngkhoa học – công nghệ và việc phát triển các ngành dịch vụ trong nền kinh tế quốcdân

1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu

- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu

Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏiphải có một nguồn vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệtiên tiến, hiện đại Nguồn vốn ngoại tệ có thể có từ các nguồn sau: Xuất khẩu, đầu

tư nước ngoài, viện trợ, thu từ các hoạt động du lịch, dịch vụ có thu ngoại tệ, xuấtkhẩu lao động…Trong các nguồn trên, xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất để

Trang 7

nhập khẩu Xuất khẩu quyết định tốc độ và quy mô nhập khẩu Ở Việt Nam, trongthời kỳ 1986-1990 nguồn thu xuất nhập khẩu đã đảm bảo trên 55% nhu cầu ngoại tệcho nhập khẩu; tương tự thời kỳ 1991-1995: 75,3% và 1996-2000 là 84,5%, thời kỳ

2001-2005:85,17% (Nguồn: Trung tâm Thông tin Thương mại)

- Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, thúc đẩy sản xuất phát triển

Hoạt động xuất khẩu tạo ra khả năng xây dựng cơ cấu kinh tế mới, năngđộng, sự phát triển các ngành công nghiệp trực tiếp xuất khẩu đã tác động đến cácngành công nghiệp cung cấp đầu vào cho các ngành xuất khẩu tạo ra “mối quan hệngược” thúc đẩy sự phát triển của các ngành này Bên cạnh đó, khi vốn tích luỹ củanền kinh tế được nâng cao thì sản phẩm thô sẽ tạo “mối liên hệ xuôi” là nguyên liệucung cấp đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến và “mối liên hệ xuôi” nàytiếp tục được mở rộng Sự phát triển của tất cả các ngành này sẽ làm tăng thu nhậpcủa những người lao động, tạo ra “mối liên hệ gián tiếp” cho sự phát triển côngnghiệp hàng tiêu dùng và dịch vụ

Các ngành nông sản, thuỷ sản xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong sản phẩmxuất khẩu đã thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản phát triển Đồng thời việc tậndụng những lợi thế so sánh về lao động đã phát triển các ngành công nghiệp sửdụng nhiều lao động Mặt khác việc nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị đãtạo điều kiện phát triển sản xuất công nghiệp hàng tiêu dùng và tư liệu sản xuấtphục vụ nhu cầu sản xuất và xuất khẩu Việc nhập khẩu các máy móc thiết bị đã gópphần đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất, nhờ đó trình độ sản xuất và năngsuất lao động được nâng cao Đồng thời do hướng vào thị trường quốc tế, sản xuấtkinh doanh theo tiêu chuẩn quốc tế đã nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanhnghiệp trong nước

Việc xuất khẩu tạo điều kiện để tiêu thụ những lượng hàng hóa dư thừa dovượt nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng như hoạt động xuất khẩu là việc mở rộng ra thịtrường thế giới cũng là yếu tố nhằm thay đổi hình thức tổ chức sản xuất Vì vậy việcchuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển là việc làm cần thiết và phù

Trang 8

hợp với điều kiện hiện nay Xuất khẩu thể hiện trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế thểhiện nổi bật như sau:

+ Hoạt động xuất khẩu tạo ra hệ thống dây chuyền phát triển các ngành nghềliên quan một cách thuận lợi nhất Ví dụ như hoạt động xuất khẩu hàng dệt mayphát triển thuận lợi sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành nghề sản xuất may mặcnhư hoạt động trồng bông, ngành nuôi tơ tằm…

+ Hoạt động xuất khẩu ngày càng mở rộng điều này chứng tỏ quá trình sảnxuất kinh doanh ổn định và phát triển việc này sẽ tạo ra việc mở rộng được thịtrường tiêu thụ cũng như tạo điều kiện khai thác hoạt động sản xuất trong nước mộtcách tối đa Việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp cho các doanhnghiệp tham gia sâu hơn vào nền kinh tế góp phần phân tán được rủi ro trong quátrình cạnh tranh

+ Hoạt động xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ cung ứng đầuvào cho hoạt động sản xuất, nâng cao giá trị sản xuất trong nước, việc mở rộng hoạtđộng sản xuất đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng hàng hóa nhằmđáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới

+ Hoạt động xuất khẩu tạo ra các cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp củacác quốc gia điều đó bắt buộc các doanh nghiệp không ngừng cải tiến sản xuất,hoàn thiện các công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm các cách thức kinhdoanh cho hiệu quả nhất để giảm chi phí, tăng năng suất

- Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động

Xuất khẩu có tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế- xã hội Thể hiện

ở những mặt sau:

Trong các ngành nghề mà sản phẩm của nó có khả năng xuất khẩu như ngành nôngnghiệp, ngành chế biến nông lâm thủy sản, ngành dệt may, giày da…đã tạo ra nhiềucông ăn việc làm cho người dân lao động khu vực nông thôn tăng thêm thu nhập vàgiảm bớt tình trạng nghèo đói Thông qua việc nhập khẩu nhiều sản phẩm trunggian, một số ngành công nghiệp như dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng được mở

Trang 9

rộng, tạo việc làm cho dân cư thành thị đặc biệt là lao động thanh niên đang ngàygia tăng.

+Xuất khẩu làm tăng GDP, tăng thu nhập quốc dân từ đó có tác động làmtăng tiêu dùng nội địa Tiêu dùng nội địa tăng lại là nhân tố kích thích nền kinh tếtăng trưởng

+ Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho nền kinh tế, nhất làtrong những ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu

+ Xuất khẩu gia tăng sẽ làm gia tăng đầu tư trong các ngành sản xuất hànghoá xuất khẩu và những ngành có liên quan đến sản xuất hàng hoá xuất khẩu Đầu

tư gia tăng cũng là nhân tố kích thích tăng trưởng của nền kinh tế

Nếu xuất khẩu tăng một tỷ USD thì sẽ tạo ra 35 nghìn đến 40 nghìn chỗ làmcho người lao động Còn đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì hàngnăm có thể tạo ra 50.000 việc làm cho người lao động (theo tờ: INTERNATIONALTRADE 1986 - 1990)

Xuất khẩu phát triển là điều kiện cho các công ty xuất nhập khẩu tồn tại, pháttriển và mở rộng quy mô Do vậy sẽ ngày càng tạo ra nhiều cơ hội việc làm chongười lao động

- Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên

Khi tổ chức hoạt động xuất khẩu các doanh nghiệp đơn vị cần phải tuân theocác quy định chặt chẽ về bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng cũngnhư sức khoẻ của người lao động…Chính những quy định mang tính bắt buộc đóđòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới cải tiến công nghệ sản xuất, hoàn thiện quátrình sản xuất tiêu thụ, phân phối sản phẩm một cách khoa học Công nghệ sản xuấttiên tiến hiện đại sẽ giúp cho việc khai thác các tiềm năng về tài nguyên thiên nhiênmột cách có hiệu quả nhất góp phần nâng cao sử dụng đầu vào đạt hiệu quả đem lạisản lượng và chất lượng tốt nhất

Trang 10

- Xuất nhập khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng lớn mạnh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Hoạt động xuất khẩu làm cho các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào thị

trường thế giới nhiều hơn là thị trường trong nước, do vậy các doanh nghiệp muốnđứng vững trong cạnh tranh phải dựa vào các tiêu chuẩn quốc tế Thời kỳ đầu có thể

có sự trợ giúp của Nhà nước song muốn tiếp tục tồn tại thì phải tự khẳng định được

vị trí của mình Mặt khác thị trường thế giới rộng lớn sẽ tạo điều kiện cho các doanhnghiệp thu được hiểu quả nhờ quy mô sản xuất lớn

Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp tham gia vào cạnh tranh trên thịtrường thế giới về giá cả và chất lượng do đó doanh nghiệp sẽ phải hình thành cơcấu sản xuất phù hợp với thị trường để có giải pháp củng cố và nâng cao hiệu quảtrong công tác quản trị kinh doanh

- Hoạt động xuất khẩu còn tạo ra nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho đất nước

Nguồn thu nhập này vượt xa các nguồn thu nhập khác kể cả vốn vay và vốn đầu tưcủa nước ngoài, đối với các nước đang phát triển ngoại thương đã trở thành nguồntích luỹ vốn chủ yếu trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá Đồng thời

có ngoại tệ đã tăng được khả năng nhập khẩu công nghệ, máy móc thiết bị vànguyên liệu cần thiết cho sự nghiệp phát triển của ngành công nghiệp

Tóm lại đẩy mạnh xuất khẩu là hướng phát triển có tính chất chiến lược đểđưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp mới

1.2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu.

1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp

- Khái niệm:

Xuất khẩu trực tiếp là phương thức giao dịch trong ngoại thương trong đóquan hệ người mua, người bán và việc xác lập các điều kiện liên quan đến việc mua,bán được xác lập trực tiếp mà không qua trung gian

- Ưu điểm:

+ Tiết kiệm chi phí và thời gian cho giao dịch

Trang 11

+ Không bị phân tán và chia sẻ lợi nhuận cho bên thứ 3 do đó lợi nhuận caohơn.

+ Nắm bắt thông tin về khách hàng và thị trường 1 cách chính xác từ đó cóthể đáp ứng nhu cầu một cách tốt hơn

+ Có thể chủ động hơn trong việc thay đổi các kế hoạch công việc của mình.+ Hạn chế rủi ro

- Nhược điểm

+ Có rủi ro khi không có sự am hiểu về thị trường

+ Tốn thời gian công sức khi phải tổ chức 1bộ máy cồng kềnh

+ Thiết lập được các quan hệ thương mại nhanh và hiệu quả

+ Tạo được các quan hệ và có các hệ thống thông tin liên kết nhất định.+ Lợi ích và lợi nhuận thu được có tính chắc chắn hơn

- Nhược điểm:

+ Hạn chế tiếp xúc của nhà sản xuất và người tiêu dùng

+ Bị chia sẻ quyền lợi và phải đáp ứng nhiều yêu sách của người trung gian.+ Làm cho các doanh nghiệp giảm sự cạnh tranh do thông tin phản hồi chậm

do không được trực tiếp nghe được ý kiến của người tiêu dùng

+ Lợi nhuận bị chia sẻ cho các nhà trung gian

Trang 12

- Ưu điểm

+ Mức độ rủi ro thấp

+ Khai thác được nguồn lao động, nguyên vật liệu phụ trợ trong nước

+ Tiếp nhận được khoa học công nghệ

- Nhược điểm

+ Lợi nhuận thấp

+ Khả năng tiếp cận thị trường mới hạn chế

- Điều kiện áp dụng

Các bên đều thiếu ngoại tệ và có nhu cầu cao về hàng hóa

1.2.4 Bán hàng thông qua hội chợ triển lãm

- Khái niệm

Hội chợ là một phương thức giao dịch kinh doanh trong đó hội chợ được tổchức định kỳ tại những điểm nhất định theo những quy định của nhà tổ chức nhằmmục đích bán sản phẩm

Triển lãm được tổ chức định kỳ tại những địa điểm nhất định nhưng với mụcđích trưng bày và giới thiệu về thành tựu trong 1 lĩnh vực kinh tế hoặc công nghệnào đó

- Ưu điểm

Trang 13

Thường mang tính hướng đích, tiếp cận với khách hàng tiềm năng phôtrương được những thành tựu và kích thích khách hàng quan tâm chú ý trong tươnglai.

Được cọ xát với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành nghề thu thập nhiềuthông tin

Đối với các doanh nghiệp chưa có thương hiệu mạnh trên thị trường

1.2.5 Giao dịch tái xuất

- Khái niệm

Giao dịch tái xuất là hình thức xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng trướcđây đã nhập khẩu chưa qua chế biến ở nước tái xuất

Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về một

số ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu Giao dịch này luôn luôn thu hút ba nước:nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu

Trang 14

Nghiệp vụ phức tạp đòi hỏi phải phối kết hợp giữa nhập khẩu-xuất khẩu vàthanh toán tiền hàng.

Điều kiện áp dụng

Áp dụng đối với các nước có sự nhạy bén tình hình về thị trường và giá cả

1.2.6 Hình thức gia công quốc tế

- Khái niệm

Gia công quốc tế là phương thức giao dịch kinh doanh trong đó một bên (gọi

là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bênkhác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành phẩm, giao lại cho bên đặtgia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công)

- Ưu điểm

+ Chuyên môn hóa lao động trên phạm vi toan quốc trên phạm vi toàn cầu,giúp cho việc phân công lao động quốc tế phát triển mạnh mẽ

+ Giúp cho các doanh nghiệp nhận gia công tiếp thu nhiều kinh nghiệm quốc

tế và người lao động được trực tiếp tiếp cận với nhiều loại thiết bị và công nghệ tiêntiến hơn

+ Tạo thêm việc làm, tận dụng được số lao động dư thừa

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Hoạt động xuất khẩu cà phê nói riêng và hoạt động xuất khẩu nói chung củaViệt Nam chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như sau:

- Các chính sách, biện pháp tạo nguồn hàng xuất khẩu

Trang 15

+ Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: Mặt hàng xuất khẩu chủ lực

phải là loại hàng thoả mãn các tiêu chí: có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định; cóđiều kiện sản xuất trong nước thuận lợi, với chi phí sản xuất thấp để thu được lợinhuận trong buôn bán và có khối lượng kim ngạch xuất khẩu lớn, chiếm vị trí quyếtđịnh trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước

Mặt hàng xuất khẩu chủ lực có thể thay đổi theo từng thời điểm nhất định.Trong thời điểm này có thể xem một mặt hàng nào đó là chủ lực, nhưng trong thờiđiểm khác nó chưa chắc là hàng xuất khẩu chủ lực Chẳng hạn hiện nay Việt Namxác định dầu thô là mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhưng trong tương lai, khi cácngành công nghiệp chế biến của Việt Nam phát triển thì dầu thô có thể không còn làmặt hàng xuất khẩu chủ lực mà thay vào đó là những mặt hàng khác như: sản phẩmphần mềm vi tính, sản phẩm công nghệ Nano, sản phẩm công nghệ sinh học…

+ Đẩy mạnh đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu

Công tác xuất khẩu ngày nay không thể chỉ dựa vào việc thu gom của cải tựnhiên để xuất khẩu mà phải có các cơ sở tập trung sản xuất xuất khẩu, vì vậy phảixây dựng những cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu để tạo nguồn hàng xuất khẩu tậptrung, dồi dào, có chất lượng và đạt chuẩn quốc tế Muốn thế phải đầu tư cho sảnxuất hàng xuất khẩu Trong chính sách đầu tư của Nhà nước cần chú ý đầu tư chocác ngành hàng xuất khẩu và hạn chế đầu tư cho các ngành thay thế nhập khẩu mànăng lực sản xuất trong nước đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu Tập trung cho các ngànhchủ lực, cho các dự án nâng cao cấp độ chế biến, nâng cao khả năng cạnh tranh Đốivới nông sản phẩm, chú trọng đầu tư đổi mới giống cây trồng, đổi mới công nghệsản xuất, chế biến Ngoài ra trong đầu tư cũng cần chú ý đầu tư trực tiếp cho cáchoạt động phục vụ xuất khẩu như: bến cảng, kho tàng, các trung tâm thương mại ởnước ngoài, các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ quản

lý, quản trị doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu

Một điểm cũng không kém phần quan trọng là môi trường thuận lợi thu hútmạnh vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu Phát

Trang 16

triển một cách hợp lý các khu chế xuất, khu công nghiệp để thu hút các nhà đầu tưtrong và ngoài nước

+ Phát triển khu chế xuất

Nghị định 36 ngày 24-04-1997 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế khu chếxuất đã định nghĩa: “ khu chế xuất là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệpchế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ phục vụ cho xuấtkhẩu và các hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinhsống”

Trên thế giới có gần 850 khu chế xuất, đại đa số tập trung ở Châu Á ViệtNam đã cấp phép cho sáu khu chế xuất tại các địa phương: Tp Hồ Chí Minh, HàNội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ Nhưng trong thực tế chỉ có hai khu đi vào hoạtđộng là: Khu chế xuất Tân Thuận và Linh Trung ở TPHCM, riêng khu Linh Trung

đã phát triển thành ba khu (Linh Trung 1, Linh Trung 2 và Linh Trung 3 đặt ở tỉnhTây Ninh)

Nội dung hoạt động của khu chế xuất là tập trung sản xuất hàng hoá và dịch

vụ xuất khẩu, mà người đầu tư chủ yếu là người nước ngoài Các loại vật tư, nguyênliệu chủ yếu được nhập ngoại Tuy nhiên, các loại này cũng có thể do nước chủ nhàcung cấp nhưng phải làm các thủ tục xuất nhập khẩu hải quan như khi nhập từ nướcngoài Nước chủ nhà sẽ cung cấp các dịch vụ như: điện, nước, thông tin, giao thôngvận tải, ăn uống, giải trí…cho sự hoạt động của các nhà đầu tư trong khu chế xuất

- Chính sách tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ so sánh giữa đồng tiền các nước với nhau, hay nóicách khác tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được biểu hiệnbằng số lượng đơn vị tiền tệ của nước khác

Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến xuất khẩu được biểu hiện thông qua nganggiá sức mua đó chính là sự so sánh và đo lường sức mua tương đối của hai đồngtiền, được tính toán bằng cách so sánh giá cả của cùng một số mặt hàng ở hai nướckhác nhau theo giá cả của đồng tiền đó để từ đó xác định tỷ giá hối đoái của đồngtiền này so với đồng tiền nước khác, mà thông thường đồng tiền cơ sở là đô la Mỹ

Trang 17

Bên cạnh đó, nền tảng của ngang giá sức mua được biểu hiện như sau: nếunhư một mặt hàng ở trong quốc gia này rẻ thì xuất khẩu mặt hàng đó sang một nướckhác giá đắt hơn thì sẽ có lời hơn, và ngược lại nếu mặt hàng trong quốc gia sảnxuất đắt hơn so với giá thị trường nước ngoài thì tốt hơn hết nên nhập khẩu mặthàng đó sẽ có lợi hơn Vấn đề này lý giải sự chênh lệch về giá cả của cùng một mặthàng ở các nước khác nhau trên thế giới, nước nào có lợi thế kinh tế tốt hơn sẽ cóđiều kiện thuận lợi sản xuất ra hàng hoá với chi phí thấp sẽ là cơ hội để các nướcnày đẩy mạnh xuất khẩu và ngược lại kích thích nhập khẩu khi mặt hàng đó sảnxuất trong nước giá cao hơn Nói cách khác: khi đồng tiền trong nước giảm giá thìhàng hoá nhập khẩu vào nước đó sẽ đắt đỏ hơn và trái lại hàng hoá xuất khẩu sangnước sẽ rẻ hơn, tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoám ngược lại nếu đồng tiềntrong nước lên giá hàng hoá nước ngoài nhập vào sẽ rẻ hơn và hàng hoá xuất khẩu

sẽ đắt đỏ hơn, tạo cơ hội cho các nhà nhập khẩu

Do vậy khi thực hiện hoạt động xuất khẩu điều cần thiết là duy trì tỷ giá hối đoáisao cho các nhà sản xuất trong nước có lãi kho bán các sản phẩm công nghiệp, nôngnghiệp và dich vụ của họ trên thị trường quốc tế

Tỷ giá hối đoái thực tế nhập khẩu do có thuế và trợ cấp thương mại được tính bằngcông thức sau:

Etn=Ro (1+tn-Sn+Qn)

Trong đó: Ro: Tỷ giá chính thức.

tn: Thuế trung bình đánh vào hàng nhập khẩu

Sn: trợ cấp trung bình cho nhập khẩu (nếu có)

Qn: Lợi thế do hạn ngạch trung bình đối với hàng nhập khẩu (nếu có)

Tỷ giá hối đoái thực tế xuất khẩu do có trợ cấp xuất khẩu và thuế (nếu có)được tính bằng công thức sau:

Etx=Ro (1+tx-Sx+Qx)

Trong đó: Ro: Tỷ giá chính thức.

tx: Thuế trung bình đánh vào hàng xuất khẩu

Sx: trợ cấp trung bình cho xuất khẩu (nếu có)

Trang 18

Qx: Lợi thế do hạn ngạch trung bình đối với hàng xuất khẩu (nếu có)

Để điều hành chính sách tỷ giá hối đoái đúng đắn có lợi cho hoạt động xuất

khẩu trong dài hạn cần phải bảo đảm Etn < Etx.

-Thuế xuất khẩu

Thuế xuất khẩu là một loại thuế được áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩutrong đó các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu hàng hóa phải nộpmột khoản tiền nhất định tính bằng tỷ lệ % giá trị hàng hóa hoặc tính theo mộtlượng tiền nhất định theo khối lượng hàng hóa cho cơ quan quản lý Nhà nướcthường là cơ quan hải quan

Thuế xuất khẩu làm cho giá cả quốc tế của hàng hóa bị đánh thuế vượt quá giá

cả trong nước tức là thuế xuất khẩu làm hạ thấp tương đối mức giá cả trong nướccủa hàng hóa có thể xuất khẩu xuống so với mức giá cả quốc tế Điều đó sẽ làm chosản lượng trong nước của mặt hàng xuất khẩu sẽ giảm đi và sản xuất trong nước sẽthay đổi bất lợi cho những mặt hàng này

Trong một số trường hợp việc đánh thuế xuất khẩu không làm cho khối lượng xuấtkhẩu giảm đi nhiều và vẫn có lợi nhiều cho nước xuất khẩu, nếu như họ có các tácđộng đáng kể đến mức giá quốc tế (ví dụ như có sự độc quyền của việc xuất khẩusan của Triều Tiên) Một mức thuế xuất khẩu cao và duy trì quá lâu có thể làm lợicho các địch thủ cạnh tranh

Thuế xuất khẩu ít được áp dụng ở các nước phát triển, mà thường được ápdụng ở các nước đang phát triển Ở Việt Nam thuế xuất khẩu áp dụng với ít mặthàng và mục tiêu là để nâng cao mức độ chế biến nguyên liệu thô chứ không chỉ vìmục tiêu tăng ngân sách Điều này thể hiện ở chỗ thuế suất cao được áp dụng chocác hàng nguyên liệu không chế biến và ngược lại Chẳng hạn gỗ tròn, gỗ xẻ cóthuế suất là 20%, còn tranh, tượng gỗ có thuế xuất 5%…

- Hạn ngạch

Hạn ngạch là quy định của Nhà nước về lượng giá trị) hàng hóa tối đa đượcphép xuất khẩu hoặc nhập khẩu đối với một thị trường hoặc khu vực thị trường cụthể trong một thời gian nhất định thường là một năm

Trang 19

Hạn ngạch xuất khẩu nhằm tránh tình trạng cung vượt quá cầu gây thiệt hạicho các nhà sản xuất và kinh doanh xuất khẩu Bên cạnh đó còn nhằm đảm bảo sự

ổn định của thị trường trong nước (đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong nước) đốivới các mặt hàng là thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước Được

áp dụng với các hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc tài nguyên thiên nhiên có nguy

cơ bị cạn kiệt hoặc khai thác sản xuất ồ ạt gây ô nhiễm môi trường làm mất cânbằng sinh thái

- Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

Biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện là biện pháp trong đó hai quốc giathoả thuận với nhau về việc cắt giảm lượng hàng hoá xuất khẩu Cụ thể là quốc gianhập khẩu yêu cầu nước xuất khẩu phải cắt giảm lượng hàng hoá xuất khẩu củamình một cách tự nguyện nếu không thực hiện thì nước nhập khẩu sẽ áp dụng cácbiện pháp trả đũa thông thường là áp dụng biện pháp đánh thuế nhập khẩu cao đốivới hàng hoá đó hoặc các mặt hàng khác, hoặc bằng biện pháp phá giá Hạn chếxuất khẩu tự nguyện mang tính miễn cưỡng và gắn liền với những điều kiện nhấtđịnh Hình thức này được áp dụng cho các quốc gia có khối lượng xuất khẩu quálớn ở một số mặt hàng nào đó

- Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật

Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật bao gồm các quy định về tiêu chuẩn

vệ sinh, an toàn lao động, bao bì đóng gói, nhãn mác, vệ sinh thực phẩm, vệ sinhphòng dịch đối với động và thực vật tươi sống, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trườngsinh thái đối với các máy móc, thiết bị, dây truyền công nghệ(không có chất phếthải độc hại, tiếng ồn quá mức cho phép…) Những quy định này xuất phát từ cácđòi hỏi thực tế của đời sống xã hội và phản ánh trình độ phát triển đạt được của nềnvăn minh nhân loại Bên cạnh đó những quy định này có tác dụng bảo hộ đối với thịtruờng trong nước hạn chế và làm méo mó dòng vận động của hàng hoá trên thịtrường thế giới

- Các yếu tố về thể chế chính trị - kinh tế - xã hội

Trang 20

Các thể chế chính trị - kinh tế - xã hội được thừa nhận tác động tới hoạt động xuấtkhẩu theo khía cạnh tạo dựng hành lang pháp lý và môi trường xã hội cho các nhà đầu tư.

Thể chế thể hiện như là một lực lượng đại diện cho ý chí của cộng đồng,nhằm điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, chính trị và xã hội theo lợi ích của cộngđồng đặt ra Thể chế được thể hiện thông qua các dự kiến mục tiêu phát triể, cácnguyên tắc tổ chức quản lý kinh tế xã hội, hệ thống luật pháp, các chế độ chínhsách, các công cụ và bộ máy tổ chức thực hiện

Một thể chế chính trị - xã hội ổn định và mềm dẻo sẽ tạo điều kiện để đổimới liên tục cơ cấu và công nghệ sản xuất phù hợp với những điều kiện thực tế thúcđẩy hoạt động xuất khẩu Ngược lại một thể chế không phù hợp sẽ gây ra cản trở,mất ổn định, thậm chí dẫn đến phá vỡ những mối quan hệ cơ bản gây ảnh hưởngkhông tốt cho hoạt động xuất khẩu Yếu tố thể chế chỉ tạo điều kiện thúc đẩy hoạtđộng xuất khẩu theo mục tiêu có lợi và hạn chế các mặt bất lợi

- Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, vốn, lao động và công nghệ

+ Về lao động: Yếu tố lao động ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của 1

nước khi nguồn lực về lao động dồi dào đặc biệt là đối với các vùng nông thôn vàcác tỉnh trung du việc dồi dào về nhân công kéo theo giá cả thuê nhân công rẻ vàviệc đó tạo ra được các mặt hàng phong phú, giá thành sản phẩm thấp, tạo được sứccạnh tranh cho các mặt hàng cũng như tạo ra nguồn hàng dồi dào nhu cầu tiêu dùngtrong nước không hết điều đó đòi hỏi các nước phải mở rộng hoạt động xuất khẩu

để trao đổi các mặt hàng với các nước trên thế giới

+ Về yếu tố khoa học - công nghệ: Cùng với sự phát triển của khoa học

công nghệ đã đem lại nhiều thành tựu trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xãhội, trong đó các hoạt động xuất khẩu đòi hỏi áp dụng các thành tựu khoa học là chủyếu và đã đạt được một số kết quả như:

Các doanh nghiệp thực hiện được quá trình chuyên môn hóa sản xuất ở mức độ caođiều này tạo cho cán bộ công nhân viên trong ngành ngày càng nâng cao được taynghề

Trang 21

Khoa học phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong vàngoài nước có thể trao đổi thông tin nhanh chóng hơn, qua hệ thống mạng Internetgiúp cho các nhà kinh doanh các nhà đầu tư thu thập được nhiều thông tin về môitrường đầu tư kinh doanh cũng như các thông tin của các đối tác làm ăn, bên cạnhviệc thu thập thông tin các doanh nghiệp cũng có thể quảng bá hình ảnh thương hiệucủa mình ngày một đi xa hơn tới các nước trên thế giới mà tốn ít chi phí

+ Điều kiện tự nhiên

Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến nguồn cung đầu vào cho hoạt động sảnxuất cũng như hoạt động xuất khẩu, mỗi quốc gia khi có nguồn lực về tài nguyên tựnhiên sẽ có khả năng thực hiện được các hoạt động xuất khẩu Đối với Việt Nam cócác điều kiện thuận lợi để phát triển các hoạt động sang các thị trường trên thế giới

ví dụ như Việt Nam có các điều kiện phát triển cây cà phê vì vậy có lợi thế sản xuấtxuất khẩu cà phê, điều kiện tự nhiên cùng với các nguồn lực về lao động, kinhnghiệm đã tạo cho cà phê Việt Nam những hương vị riêng, có các yếu tố để giảmgiá thành xuất khẩu cà phê chính vì vậy đây sẽ là yếu tố góp phần thúc đẩy xuấtkhẩu xà phê của Việt Nam

1.4 Tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU

Xuất khẩu đối với nước ta có ý nghĩa về nhiều mặt Xuất khẩu là kênh phânphối tiêu thụ sản phẩm quan trọng của sản xuất Nhờ xuất khẩu có ngoại tệ nhậpkhẩu nguyên nhiên vật liệu mà sản xuất trong nước chưa cung ứng đủ và quan trọnghơn là nhập khẩu thiết bị kỹ thuật - công nghệ, phục vụ cho công nghiệp hoá, hiệnđại hóa đất nước Với tác động hai đầu, xuất khẩu đã đóng góp lớn vào tăng trưởngkinh tế với tốc độ cao, liên tục trong thời gian dài trong thời gian qua và tạo điềukiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu tăng trưởng cao hơn trong những năm tới,nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát thoát khỏi nước kém phát triển trước năm 2010,

cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 Xuất khẩucòn có ý nghĩa cải thiện cán cân thanh toán một trong bốn đỉnh của “tứ giác mục

Trang 22

tiêu”(BOP, GDP, Lạm phát, và tỷ lệ thất nghiệp) góp phần tăng dự trữ ngoại tệ ổnđịnh tỷ giá…

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản cũng như là một trong nhữngcây công nghiệp dài ngày đem lại nhiều giá trị kinh tế xuất khẩu chủ lực của ViệtNam, chỉ đứng sau gạo Hàng năm kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này chiếmkhoảng 20-25% tương đương mang lại trên 500 triệu USD trong tổng kim ngạchxuất khẩu hàng hoá nông sản của cả nước Cà phê luôn nằm trong 10 mặt hàng xuấtkhẩu chủ lực của Việt Nam do đó tạo được các mối quan hệ tốt với các đối tác nướcngoài tạo thuận lợi cho các mặt hàng khác có khả năng xuất khẩu sang các thịtrường này Liên minh EU hiện nay với 27 thành viên sẽ là thị trường xuất khẩutiềm năng cho Việt Nam xuất khẩu cà phê

Tăng cao khả năng sản xuất xuất khẩu cà phê trở thành nguồn thu nhập cho một bộphận không nhỏ dân cư nước ta, nhất là đối với vùng Tây Nguyên Cây cà phê đãtạo việc làm cho khoảng 600 nghìn lao động gián tiếp…

Cà phê hiện đang nắm những vai trò quan trọng trong chiến lược đẩy mạnhhoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam và thị trường xuất khẩu chủ yếu

là thị trường EU trong đó cà phê Việt Nam xuất khẩu có mặt hầu hết trên các thịtrường là thành viên của thị trường EU chính vì với sản lượng xuất khẩu lớn đã đemlại giá trị kim ngạch góp phần vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Trong điều kiện là thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ViệtNam đã cho phép các Ngân hàng Thương mại được làm môi giới giao dịch hợpđồng tương lai và cà phê là mặt hàng được chọn làm dịch vụ cho doanh nhân buônbán cà phê trên thị trường kỳ hạn Luân Đôn với mặt hàng cà phê Robusta và thịtrường New York với cà phê Arabica, dù rằng ở Việt Nam lượng cà phê Arabica làkhông đáng kể Cà phê là một trong những mặt hàng đầu tiên để thực hiện chủtrương khắc phục những bất cập trong việc quy hoạch phát triển ngành hàng khôngtheo kịp diễn biến của thị trường trong nước và thế giới việc lựa chọn nhằm nângcao hiệu quả xuất khẩu nông sản và tránh thiệt hại cho người nông dân Các nước

Trang 23

Đức, Anh, Pháp và Hà Lan luôn là những thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất củaViệt Nam trong khối EU và với tốc độ tăng trưởng trung bình 20-30%/ năm.

1.5 Bài học từ kinh nghiệm phát triển ngành cà phê của Braxin

Braxin là một quốc gia có lịch sử trồng trọt, chế biến và tiêu thụ cà phê từ thế

kỷ 17, phát triển mạnh từ thập kỷ 20 cho đến nay Trước đây, cà phê chiếm tới 80%tổng thu nhập từ xuất khẩu, nhưng hiện nay chỉ còn là 20% do giá trị xuất khẩu củacác ngành khác tăng mạnh Mặc dù vị trí của ngành cà phê giảm tương đối trong cơcấu xuất khẩu, nhưng Braxin vẫn là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, với sảnlượng tương đối ổn định Việt Nam tuy là nước lớn thứ 2 về sản lượng cà phê xuấtkhẩu sau Braxin, nhưng khoảng cách của nước ta với Braxin lại quá xa, trong khi đóvới các nước xếp thứ hạng sau thì khoảng cách này lại rất nhỏ và có thể bị vượt lênbất cứ lúc nào Lấy ví dụ minh họa về khoảng cách này giữa 3 nước đứng đầu trongtop các nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới ta thấy rất rõ:

Brasil (R/A) T.4-T.3 48.480 28.820 39.272 32.944Việt Nam (R/A) T.10-T.9 11.555 15.230 13.844 11.000Colombia (A) T.10-T.9 11.889 11.197 11.405 11.550

Trong bảng trên ta có thể thấy có những niên vụ sản lượng cà phê xuất khẩucủa Colombia đã vượt Việt Nam như niên vụ 2002 và 2005 Đồng thời để vượtđược Braxin vươn lên vị trí đứng đầu đối với Việt Nam là một điều vô cùng khókhăn Vậy làm thế nào để ngành sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam phát triểnmột cách bền vững và phát huy được tối đa thế mạnh đang là vấn đề đặt ra đối vớicác cấp lãnh đạo cũng như bản thân các doanh nghiệp tham gia vào họat động này.Với cương vị là một nước đi sau chúng ta có thể học được những bài học quý báu từquốc gia Braxin và áp dụng những kinh nghiệm ấy một cách linh hoạt vào hoàncảnh và điều kiện của Việt Nam

Những biện pháp mà Braxin đã áp dụng để thúc đấy phát triển ngành cà phêmột cách có hiệu quả đó là:

Trang 24

Thứ nhất: Braxin có hệ thống giám sát nguồn cung cà phê hiệu quả, để đưa

ra thông tin và dự báo thị trường cà phê chính xác, được công bố qua Hội thảo triểnvọng thị trường được tổ chức hàng năm tại Braxin Hoạt động này là vô cùng quantrọng nhằm phục vụ các quyết định chính sách, sản xuất và đầu tư cho các tác nhân.Học tập kinh nghiệm này, đầu năm 2007, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triểnNông Nghiệp –Nông Thôn cũng đã tổ chức thành công hội thảo triển vọng thịtrường cho ngành cà phê lần đầu tiên ở Việt Nam

Thứ hai: Braxin có hệ thống nghiên cứu khoa học rất tốt do Chính phủ đầu tư

toàn bộ Hệ thống này nghiên chuyên nghiên cứu để tìm ra những loại giống tốt vàđồng bộ, quy trình, kỹ thuật sản xuất và chế biến tiên tiến Nhờ vậy mà mặc dù điềukiện đất đai của nước này chưa hẳn đã tốt hơn Việt Nam nhưng sản lượng và chấtlượng thì vượt xa nước ta Để phát triển ngành cà phê bền vững lâu dài thì ViệtNam nên mạnh dạn đầu tư cho hoạt động này và đồng bộ hóa tiêu chuẩn về cà phêxuất khẩu

Thứ ba: Braxin đã triển khai chương trình xúc tiến thương mại toàn diện

trong nước từ thập kỷ 80 của thế kỷ 20 Nhờ họat động này mà sản lượng cà phê sảnxuất ra không chỉ đứng đầu thế giới về xuất khẩu mà lượng tiêu thụ nội địa của càphê Braxin cũng đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ Với lượng tiêu thụ trong nước chiếmgần 50% sản lượng sản xuất ra đã giúp giảm bớt sự phụ thuộc và thị trường bất ổntrên thế giới, Braxin luôn giữ vững vị thế của mình trong mặt hàng này Đây là mộtkinh nghiệm rất tốt mà Việt Nam nên học tập ngay bởi hoạt động xuất khẩu cà phêcủa Việt Nam hiện đang phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới

Thứ tư: Braxin có sự phân công công việc rất rõ ràng, cụ thể trong toàn bộ

quá trình tạo ra sản phẩm để xuất khẩu, điều này vừa giúp nâng cao chất lượng càphê đồng thời tạo ra sự thuận lợi, thông suốt trong từ khâu sản xuất đến khâu xuấtkhẩu sản phẩm

Ngành cà phê của Braxin có 4 nhóm tổ chức chính:

+ Tổ chức của các nhà sản xuất (bao gồm các nhà sản xuất nhỏ lẻ và các hợptác xã)

Trang 25

+ Tổ chức của các nhà rang xay

+ Tổ chức của các nhà sản xuất cà phê hòa tan

+Tổ chức của các nhà xuất khẩu

Các tổ chức ngành hàng này đại diện cho từng nhóm người khác nhau, thamgia vào quá trình:

+Thảo luận, hoạch định và thực hiện chính sách;

+ Xác định, điều chỉnh, giám sát và đánh giá nghiên cứu kỹ thuật cà phê,

thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, tăng cường chất lượng cà phê BộNông nghiệp Braxin có chức năng nghiên cứu, hoạch định chính sách, chịu tráchnhiệm về các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống bệnh dịch

Việc thực hiện được như Braxin đối với Việt Nam không phải là dễ và có thể thựchiện trong một thời gian ngắn, song đây là điều mà các nhà hoạch định chính sáchnên hướng tới

Thứ năm: Braxin xây dựng, phát triển hệ thống hợp tác xã ngành hàng cà phê

hoạt động rất hiệu quả và nhịp nhàng Sản xuất cà phê của hợp tác xã chiếm tới 35%tổng sản lượng cà phê của cả nước Hợp tác xã có hệ thống hoàn chỉnh bao gồm khochứa, làm sạch, phân loại, đánh bóng, pha trộn hạt cà phê và buôn bán trực tiếp.Mỗi vụ các chuyên gia có thể tới thăm 1 trang trại khoảng 4 lần để hướng dẫn kỹthuật mới, kiểm tra quy trình sản xuất đến thu hoạch, phát hiện vấn đề và giải quyếtkhó khăn khi cần thiết Họat động này ở Việt Nam chưa có, các cơ sở sản xuất càphê ở Việt Nam còn khó đơn lẻ, manh mún, không có tiêu chuẩn đồng bộ dẫn đếntình trạng chất lượng kém và không đồng đều của cà phê xuất khẩu Đây cũng là bàihọc mà Việt Nam nên áp dụng, chúng ta có thể không rập khuôn lại của Braxin mànên tập trung các cơ sở sản xuất này lại, lập ra ban kiểm tra, kiểm định và nhữngtiêu chuẩn chung trong toàn bộ quá trình sản xuất cà phê xuất khẩu của nước ta

Ngoài ra: Braxin còn có các tổ chức hỗ trợ khác như Nhóm các tổ chức

nghiên cứu cà phê (Coffee Research Consortium), chịu trách nhiệm nghiên cứu vàchuyển giao các vấn đề kỹ thuật cho cà phê, bao gồm nhiều tổ chức nghiên cứukhác nhau như tổ chức nghiên cứu nông nghiệp của chính phủ (Embrapa – điều

Trang 26

phối của nhóm), các đơn vị nghiên cứu của các trường đại học, các tổ chức phichính phủ Bên cạnh các tổ chức nghiên cứu kỹ thuật cà phê, Braxin còn có tổ chứcnghiên cứu kinh tế - xã hội ngành hàng (Coffee Intelligence Center), chịu tráchnhiệm nghiên cứu, dự báo, cung cấp thông tin thị trường cà phê thế giới và Braxincho các tác nhân khác nhau.

Điều phối toàn bộ hoạt hoạt động của các tổ chức trên là Hội đồng Cà phêQuốc gia (CNC), có văn phòng thường trực (Cục cà phê) đặt tại Bộ Nông nghiệpBraxin Trách nhiệm chính của Hội đồng là điều phối toàn bộ hoạt động của ngànhhàng, đưa ra các định hướng chính sách trên cơ sở tham vấn các thành viên đại diện,xác định các ưu tiên nghiên cứu và phân bổ vốn cho các hoạt động nghiên cứu vàchuyển giao cũng như các chương trình khác như xúc tiến thương mại trong nước,nâng cao chất lượng cà phê, bảo vệ môi trường

Qua nghiên cứu mô hình sản xuất, nghiên cứu, thị trường cà phê của Braxincho thấy Việt Nam cần sớm thành lập Ban điều phối hoạt động trong ngành cà phê

Trang 27

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ EU VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

2.1 Tình hình và quy định về nhập khẩu cà phê tại thị trường EU

2.1.1 Tình hình nhập khẩu cà phê EU

EU hiện nay có 27 nước thành viên và là thị trường nhập khẩu cà phê ViệtNam lớn nhất Các công cụ, chính sách điều tiết nhập khẩu cà phê vào EU vào loạikhắt khe nhất thế giới, EU rất quan tâm đến vấn đề môi trường, sức khoẻ người tiêudùng, kiểm soát chặt chẽ và xử phạt nghiêm đối với các hàng hoá nhập khẩu khôngđảm bảo an toàn Mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người/năm các nước EU daođộng trong khoảng: 5,2 - 5,5kg (trong đó Phần Lan cao nhất: 11 kg, Đan Mạch vàThuỵ Điển trên 8kg và thấp nhất là Anh trên 2 kg)

Anh là nơi cà phê hoà tan được tiêu dùng lớn nhất, theo báo cáo của DataMonitor, nhóm nghiên cứu thị trường, cà phê đã và đang thay thế chè, trung bìnhmỗi năm mỗi người dân Anh sử dụng 15 bảng cho cà phê Cũng theo báo cáo này,tốc độ tăng của cà phê là 11%/ năm kể từ năm 1997, và hiện nay cà phê chiếm phầnlớn nhất trong các loại đồ uống ở Anh Hàng năm kể từ năm 1998 đến nay Anhquốc nhập khẩu chừng hơn 3 triệu bao Anh quốc – LIFFE công bố lượng hàng tồnkho được xác nhận là 37.893 lô, tức 189.465 tấn Tháng 07/2004, lượng hàng tồnkho được xác nhận chỉ 33.901 lô và lên đỉnh cao tại thời điểm tháng 10/2004 với42.464 lô (5 tấn/lô)

Pháp, Áo, Hy Lạp, nhiều người chuyển sang dùng cà phê chè Nhiều ngườichuyển sang uống cà phê chè vì lượng cà phê vối đã chế biến xuất sang Trung vàĐông Âu giảm đi

Tại Đức nhiều người lại chuyển sang dùng cà phê vối thay vì dùng cà phêchè có vị dịu Mức tiêu thụ cà phê chè gần đây đã giảm ở một số nước Châu Âu chủyếu do giá bán lẻ cà phê tăng nhanh, những nước đó là: Bỉ, Luxembuorg, ĐanMạch, Pháp, Đức, Hà Lan Mức tiêu thụ của Tây Âu giảm hơn 2 triệu bao mỗi năm

kể từ năm 2002

Trang 28

Cộng hòa Liên bang Đức - Hiệp hội Cà phê Đức (DKV) nói rằng nhập khẩu

cà phê vào Cộng hòa Liên bang Đức trong tháng 05/2005 là 1,401 triệu bao so với1,505 triệu bao cùng ky tháng 05/2004 Tổng lượng nhập khẩu từ tháng 01-05/2005

là 6,268 triệu bao so vối cùng kỳ năm 2004 là 6.591 triệu bao Tổng lượng nhập củaĐức năm 2004 là 15.960.567 bao, 9,9% cao hơn 2003 (14.517.288 bao)

2.1.2 Hệ thống phân phối mặt hàng cà phê trên thị trường EU

Hệ thống phân phối cà phê của Châu Âu tập trung chủ yếu vào các trung tâmthương mại, trung tâm bán lẻ, siêu thị và các công ty nhập khẩu Việc giao dịchbuôn bán chủ yếu thông qua trụ sở chính và văn phòng trung tâm ít thông qua trựctiếp với các cửa hàng địa phương

2.1.3 Các quy định của EU đối với nhập khẩu cà phê

- Bao bì và phế thải bao bì: EU ban hành Chỉ thị 94/62/EEC về đóng gói và

phế thải bao bì Chỉ thị quy định tỷ lệ kim loại nặng tối đa trong bao bì và đưa ranhững yêu cầu đối với quá trình sản xuất và thành phần của bao bì Chỉ thị này đượcnội luật hoá thành luật quốc gia của các nước thành viên EU

Hầu hết các sản phẩm mua bán trên thị trường phải được bao gói nhằm bảo

vệ sản phẩm hàng hoá Để bao gói sản phẩm cần có bao bì Bao bì là một bộ phậnkhông thể thiếu của hàng hoá, đặc biệt là các hàng hoá xuất nhập khẩu và vấn đề xử

lý phế thải bao bì sau khi sản phẩm được sử dụng đang được đặt ra một cách cấpthiết

Mỗi quốc gia có những quy định cụ thể và hệ thống riêng về bao bì và phếthải bao bì cho các sản phẩm trên thị trường, đặc biệt là sản phẩm nhập khẩu từnước khác Bên cạnh đó, môi trường cũng là một vấn đề đặt ra trong việc sử dụngbao bì Luật môi trường về tái sử dụng và tái chế vật liệu đóng gói, hay quy định vềviệc sử dụng bao bì có thể sử dụng lại để giảm độ độc hại đối với môi trường đượcđưa ra

Bao bì phải được sản xuất theo mã số lượng và chất lượng sản xuất đượcgiới hạn đến một lượng tối thiểu để duy trì mức an toàn, vệ sinh cần thiết đối vớisản phẩm có bao bì và đối với người tiêu dùng

Trang 29

Bao bì sẽ được sản xuất, buôn bán theo cách thức cho phép tái sử dụng haythu hồi, gồm có cả tái chế và hạn chế đến mức tối thiểu tác động tác động với môitrường khi chất phế thải bao bì bị bỏ đi

Bao bì sẽ được sản xuất theo cách có thể hạn chế tối đa sự có mặt của nguyên liệu

và các chất độc hại do sự phát xạ, tro tàn khi đốt cháy hay chôn bao bì, chất cặn bã

- Những quy định về bảo vệ người tiêu dùng

Điều làm các nhà xuất khẩu quan tâm là ngoài hệ thống qui định bắt buộc và

tự nguyện của EU, thì các nước thành viên EU vẫn có thể áp dụng hệ thống dánnhãn tự nguyện của riêng quốc gia mình Những hệ thống này có thể được ngườitiêu dùng đánh giá cao, vì thế các nhà xuất khẩu cần lưu ý đến vấn đề này khi kinhdoanh tại thị trường EU Những qui tắc về thông tin trên nhãn hiệu, qui tắc giá hàng

và những thành phần cấu thành đã được thông qua và áp dụng không chỉ nhằm tạođiều kiện cho hàng hoá lưu thông tự do, mà còn đảm bảo cung cấp thông tin mộtcách hiệu quả nhất, nhằm bảo vệ người tiêu dùng

Mục tiêu của nhãn hiệu CE là áp đặt một qui định chung với nhà sản xuấtnhằm mục đích, chỉ cho phép các sản phẩm an toàn mới vào được thị trường EU.Nhãn hiệu CE có thể có thể được coi như một loại hộ chiếu, cho phép các nhà sãnxuất tự do lưu thông một loạt các sản phẩm được sản xuất ra như: máy móc, thiếp bịđiện áp thấp, đồ chơi, thiết bị an toàn cá nhân, dụng cụ y tế và những sản phẩm kháctrong nội bộ thị trường Châu Âu CE chỉ ra rằng một sản phẩm đáp ứng đúng yêucầu pháp luật và thị trường của Châu Âu về an toàn sức khoẻ môi trường và bảo vệngười tiêu dùng Chú ý rằng mác CE không phải là một sự đảm bảo về chất lượng

Chỉ thị được đưa vào luật quốc gia là: nếu một sản phẩm rơi vào bất kỳ nhómsản phẩm nào trong danh sách Chỉ thị Nhãn hiệu CE thì nó buộc phải tuân theo luậtpháp quốc gia liên quan đến việc thực hiện Chỉ thị cụ thể đó Bởi vì, các Chỉ thịđược đặt ra cho các sản phẩm cũng như cho các rủi ro cụ thể (như điện hoặc khảnăng tương thích của điện từ), nên có thể một sản phẩm phải tuân thủ luật pháp dựatrên nhiều hơn một chỉ thị Mỗi chỉ thị mô tả các yếu tố căn bản đối với các sản

Trang 30

phẩm và nguy cơ được quan tâm đến Các qui cách kỹ thuật chi tiết hơn được quiđịnh cụ thể trong các tiêu chuẩn của Uỷ ban Châu Âu về Tiêu chuẩn hoá (CEN).

- Quy định của hải quan

Hàng hoá nhập khẩu vào EU được tự do lưu thông trên lãnh thổ 27 nướcthành viên sau khi đóng các khoản thuế nhập khẩu quy định Cho phép hàng bánthành phẩm hoặc nguyên liệu thô được nhập để gia công và tái xuất khẩu trong EU

mà không cần phải nộp thuế hải quan và VAT đối với hàng hoá đã sử dụng Hànghoá trong khu vực tự do (được coi là khu vực đặc biệt trên lãnh thổ hải quan EU)được miễn thuế nhập khẩu, thuế VAT với quy định: nếu được lưu tại khu vực nàythì được coi là chưa nhập khẩu vào EU; ngược lại, hàng hoá của EU lưu tại đâyđược coi là đã xuất khẩu Về quy tắc xuất xứ, EU áp dụng hai loại không ưu đãi và

ưu đãi Các quy tắc không ưu đãi về xuất xứ được đề cập trong luật thuế Hàng năm,

Uỷ ban châu Âu đăng trên Công báo về biểu thuế quan hưởng theo MFN đối với tất

cả danh mục hàng hoá nhập khẩu vào EU

- Những tiêu chuẩn Xã hội 8000(SA8000)

Trách nhiệm Xã hội 8000 (SA 8000) là một tiêu chuẩn quốc tế về tráchnhiệm xã hội Mục tiêu của tiêu chuẩn này là đảm bảo tính trong sạch về đạo đứccủa nguồn cung cấp sản phẩm và dịch vụ Đây là một tiêu chuẩn có tính chất tựnguyện và có thể được áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào không kểquy mô hay ngành nghề Tiêu chuẩn này có thể thay thế hay bổ sung cho các quyđịnh riêng của ngành hay doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội SA 8000 qui địnhtiêu chuẩn cơ bản về: lao động, trẻ em, lao động cưỡng bức, sức khoẻ và an toàn,quyền tự do thành lập các hiệp hội về đàm phán tập thể, phân biệt đối xử, các hìnhthức kỷ luật, giờ làm việc và chế độ công xá Bản thân các yêu cầu trong tiêu chuẩnnày dựa trên khuyến cáo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và các thoả thuận vàhiệp định của liên hợp quốc (Nhân quyền, Quyền trẻ em)

SA 8000 được các doanh nghiệp và tổ chức lớn trên thế giới ủng hộ về một loạt vấn

đề Sự ủng hộ này và đòi hỏi từ phía người tiêu dùng về các tiêu chuẩn xã hội trên

Trang 31

phạm vi toàn cầu có khả năng làm cho SA8000 sớm được công nhận trên phạm viquốc tế.

- Quy định về bảo vệ môi trường

Tại EU, nhiều thỏa thuận mang tính tình nguyện và mang tính pháp lý về vấn

đề bảo vệ môi trường được thông qua giữa các chính phủ và các nhà sản xuất Cácthỏa thuận không chỉ áp dụng cho sản phẩm mà còn áp dụng cho bao bì của sảnphẩm Để có thể đưa hàng hoá thâm nhập vào thị trường EU, các nhà xuất khẩu củaViệt Nam phải tuân thủ những quy định về môi trường Quan hệ mật thiết với cácnhà nhập khẩu, nên yêu cầu nhà nhập khẩu chuyển các thông tin liên quan nhữngyêu cầu về bảo vệ môi trường.Theo đó, các nhà xuất khẩu buộc phải xem xét ảnhhưởng môi trường của sản phẩm của mình, của quá trình sản xuất và đóng gói Người tiêu dùng EU có ý thức cao về bảo vệ môi trường Do vậy việc tuân thủ cácquy định về sản phẩm là rất cần thiết, tuy nhiên đầu tiên là đáp ứng nhu cầu củangười tiêu dùng EU là điều quan trọng trong thành công tại thị trường EU Chỉ thị vềbao bì và rác thải bao bì đưa ra những tiêu chuẩn tái chế rác thải nói chung Nhà sảnxuất và xuất khẩu cần giảm thiểu bao bì sản phẩm xuất khẩu sang EU

- Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm

Quy định của HACCP rất quan trọng đối với các nhà xuất khẩu ở các nướcđang phát triển bởi vì các nhà nhập khẩu thực phẩm ở các nước EU được coi làngười có trách nhiệm về mặt pháp lý Bởi vậy ngành công nghiệp thực phẩm ởChâu Âu bất đắc dĩ phải kết hợp làm ăn với các công ty chế biến thực phẩm không

có hệ thống HACCP ở các nước đang phát triển Các công ty Châu Âu nhập khẩucác thực phẩm đã được chế biến hay các thành phẩm thức ăn sẽ yêu cầu các nhàcung cấp phải thực hiện HACCP Các công ty có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổchức tin cậy để giúp họ thực hiện một hệ thống HACCP và để trở thành công tyđược cấp chứng chỉ HACCP

Hệ thống HACCP thường áp dụng đối với ngành chế biến thực phẩm.Chỉ thị

về vệ sinh thực phẩm của EU (93/43/EC có hiệu lực vào tháng 11/1996 qui định

"các công ty thực phẩm phải xác định từng khía cạnh trong hoạt động của họ đều có

Trang 32

liên quan tới an toàn thực phẩm và việc đảm bảo thủ tục an toàn thực phẩm phảiđược thiết lập, áp dụng, duy trì và sửa đổi trên cơ sở của hệ thống HACCP.

Tất cả các nhà chế biến thực phẩm của EU theo quy định pháp luật phải áp dụng hệthống HACCP hoặc là họ sẽ phải phối hợp thực hiện một hệ thống HACCP Hệthống HACCP có thể có hiệu lực đối với các công ty chế biến, xử lý, bao bì, vậnchuyển, phân phối hay kinh doanh thực phẩm Những công ty này bắt buộc phảihiểu và phải chống lại các nguy cơ liên quan đến sản xuất thức ăn ở mọi công đoạn,

từ nuôi trồng, chế biến, sản xuất, phân phối đến tiêu thụ

- Quản lý chất lượng

Cũng giống như tiêu chuẩn quản lý môi trường và tiêu chuẩn SA 8000, tiêuchuẩn quản lý chất lượng liên quan đến phương thức quản lý Tiêu chuẩn này khácvới các tiêu chuẩn, nhãn mác liên quan tới sản phẩm hay quá trình sản xuất Tiêuchuẩn quản lý chất lượng là không bắt buộc đối với sản phẩm thâm nhập thị trường

EU Đăng ký tiêu chuẩn quản lý chất lượng là quá trình tự nguyện Tuy nhiên, tiêuchuẩn này chắc chắn sẽ giúp cải thiện cách nhìn nhận về doanh nghiệp trên thịtrường, đặc biệt là khi doanh nghiệp được cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn quản lýđược quốc tế công nhận Các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quan trọng nhất thuộcnhóm tiêu chuẩn ISO 9000 Các nhà sản xuất được cấp chứng chỉ ISO 9001 hayISO 9002 thực sự đã sở hữu một tài sản quan trọng Đây là một đặc điểm hỗ trợ bánhàng cơ bản trong kinh doanh ở thị trường EU vốn rất cạnh tranh Đặc điểm nàycũng giúp tăng thêm lòng tin vào bạn hàng Các chương trình quản lý chất lượng,sức khoẻ, an toàn và môi trường thường được đan xen chặt chẽ với kế hoạch quản

lý tổng thể Ngày nay, hơn 200.000 tổ chức trên toàn thế giới được cấp chứng chỉISO 9000

2.2 Tình hình chung về thị trường cà phê trong nước thời gian qua

Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam từ năm 1870, đến năm 1930diện tích cà phê của Việt Nam đạt khoảng 5.900 ha và lên tới 13.000 ha vào năm

1975 với sản lượng khoảng 6.000 tấn Sau năm 1975, nhờ vốn từ các Hiệp định hợptác liên Chính phủ với các nước Liên Xô cũ, CHDC Đức, Bungari, Tiệp khắc và Ba

Trang 33

Lan nên diện tích cà phê của Việt Nam bắt đầu tăng nhanh vào nửa cuối thập niên

80 của thế kỷ trước, năm 1990, cả nước mới có 119.300 ha, sản lượng tương ứng là92.000 tấn, nhưng năm 1992 bị chững lại do giá cà phê thế giới tụt xuống ở mứcthấp nhất Sau đó giá cà phê lại được phục hồi và dần dần đạt đỉnh cao vào nhữngnăm 1994, 1995, lúc này nhiều người đổ xô đi tìm đất trồng cà phê, dẫn đến sự giatăng đột biến về diện tích và sản lượng cà phê Đến năm 2001, diện tích trồng càphê của cả nước đã đạt đỉnh điểm với 565,3 nghìn ha Sau đó giảm dần xuống còn510,2 nghìn ha vào năm 2003, năm 2004 diện tích này giảm còn 503.200 ha và497,4 nghìn ha vào năm 2005 Năm 2006, cả nước còn 488,6 nghìn ha cà phê vớisản lượng cà phê 912 nghìn tấn Như vậy so với năm 1975 diện tích cà phê gấp 37,6lần và sản lượng gấp 37,6 lần và sản lượng gấp 139,2 lần

Hiện nay, Việt Nam chỉ đứng sau Braxin về sản lượng cà phê xuất khẩu,nhưng lại dẫn đầu về sản lượng và xuất khẩu cà phê vối, bỏ xa Inđônêxia vốn ngựtrị vị trí số1 về loại cà phê này Cho tới những năm gần đây, khi Việt Nam tham giathị trường cà phê thế giới với tư cách là một trong những nhà sản xuất chính, giữ vịtrí quan trọng của bên cung thì nhu cầu tiêu dùng cà phê thế giới đã dao động khônglớn lắm, thay đổi lên hoặc xuống mỗi năm khoảng 1-2%/năm Điều này đưa ra tínhiệu rằng việc gia tăng sản lượng xuất khẩu rất khó khăn và nếu tiếp tục mở rộngsản xuất thì cung càng vượt cầu, tất yếu dẫn đến giá cà phê sẽ giảm

Theo thống kê chính thức trọn năm 2004 Việt Nam xuất khẩu tổng cộng 890ngàn tấn cà phê nhân sống, trị giá khoảng 580 triệu đô la Mỹ Cà phê xuất khẩu củaViệt Nam chủ yếu là cà phê Robusta (hay còn gọi là cà phê vối) chiếm khoảng 90%tổng lượng cà phê xuất khẩu

Trang 34

Bảng 2.1: Các tỉnh trồng cà phê nhiều ở Việt Nam

(Theo số liệu thống kê năm 2005, nguồn Vinanet)

Bảng 2.2: Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam những niên vụ vừa qua

(Nguồn: Trung tâm thông tin Thương mại)

Hiện tại nước ta có gần 500.000 ha cà phê, trồng tập trung chủ yếu ở các tỉnhTây Nguyên và Đông Nam Bộ Niên vụ cà phê 2006 – 2007 sản lượng của ViệtNam đạt 900.000 tấn Trong năm qua, trước tình hình giá cà phê được cải thiện vàđang ở mức cao (hiện đang dao động trong khoảng 21.000 – 22.000 đồng/kg), saukhi từ mọi khoản chi phí thì người trồng cà phê vẫn còn lãi gần 1.000 đồng/kg Đâychính là động lực để người dân tiếp tục phát triển diện tích cà phê ngoài quy hoạch.Theo viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên thì trong niên vụ vừa qua, tínhchung trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên thì diện tích cà phê đã tăng thêm khoảng20.000 ha Nhìn chung hoạt động sản xuất cà phê của Việt Nam hiện đang phát triển

Trang 35

2.3 Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2007

2.3.1 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

Thế giới đã thực sự kinh ngạc với tốc độ phát triển nhanh vượt bậc cây càphê của Việt Nam, vì so với các nước sản xuất cà phê lớn như Braxin, Côlômbia,Mêxicô…có lịch sử trồng cây cà phê hàng trăm năm, thì cây cà phê của Việt Namphát triển trên 32 năm, kể từ năm 1975 Trong thời gian ngắn, từ một nước không

có tên trong danh sách các nước xuất khẩu cà phê, đến nay Việt Nam đã trở thànhnước thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu cà phê chỉ đứng sau nước sản xuất cà phêkhổng lồ là Braxin Năm 2006 thế giới sản xuất được 7.411 nghìn tấn cà phê, trong

đó đứng đầu là Braxin chiếm 34,4% về sản lượng (2.551 nghìn tấn), thứ 2 là ViệtNam chiếm 11,5% (853,5 nghìn tấn) và thứ 3 là Côlômbia chiếm 9,4% (696 nghìntấn) còn lại là 56 nước sản xuất cà phê khác chiếm 44,7% (3310,5 nghìn tấn)

Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là 95% cà phê Robusta (cà phê vối) và 5% là càphê Arabica (cà phê chè) Nguyên nhân chủ yếu là Việt Nam có các yếu tố thuận lợi

về tài nguyên thiên nhiên đất đai, khí hậu cho việc trồng loại cà phê Robusta Bêncạnh đó quá trình trồng loại cà phê Robusta ít chi phí và kỹ thuật trồng không đòihỏi cao, cầu kỳ, phức tạp cùng với thói quen trồng cây cà phê Robusta của các hộnông dân từ trước

Đối với loại cà phê Arabica lại ngược lại, loại cà phê này đòi hỏi chi phí, kỹthuật cao gây tốn kém cho các hộ trồng cà phê khi nguồn tài chính Nhà nước cungcấp cho các hộ nông dân còn thấp

2.3.1.1 Cà phê Arabica (cà phê chè)

Đến năm 1998, cà phê Arabica của Việt nam mới bắt đầu xuất khẩu nhữngContainer đầu tiên theo những tiêu chuẩn tương tự cà phê Robusta Năm 2000, càphê Arabica Việt Nam mới được xuất khẩu theo tiêu chuẩn riêng Về sản lượng càphê xuất khẩu ngày càng tăng, giá trị hàng hoá đã rút ngắn khoảng cách chênh lệchgiá bán cà phê cùng loại giữa Việt nam và các nước khác Đến nay cà phê chè ViệtNam được rất nhiều công ty trên thế giới quan tâm Với diện tích cà phê Arabica là793,89 ha năm 2007

Trang 36

Cà phê Arabica được chọn giống, trồng và chăm sóc đặc biệt trong môitrường thiên nhiên ở độ cao từ 800m đến 1.200m so với mặt nước biển Nguyên liệuđược hấp thụ những làn sương ban mai hoà lẫn không khí trong lành nhất trên vùngđất màu mỡ của vùng cao nguyên Việt Nam.

Loại cà phê này có hai loại đang trồng tại Việt Nam: Moka và Catimor

- Moka: Mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ, nhưng sản lượng rất thấp, giá

trong nước không cao vì không xuất khẩu được, trong khi giá xuất rất cao gấp 2-3lần Robusta - vì trồng không đủ chi phí nên người nông dân ít trồng loại cà phê này

Catimor: Mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá xuất gấp hai lần Robusta

-nhưng không thích hợp với khí hậu vùng đất Tây Nguyên vì trái chín trong mùamưa và không tập trung - nên chi phí hái rất cao - hiện nay tại Quảng Trị đang trồngthí nghiệm, đại trà loại cây này và có triển vọng rất tốt

Chế biến cà phê Arabica

- Chế biến cà phê nhân theo dây chuyền khép kín, công nghệ tiên tiến nhấtcủa Việt Nam (dùng máy chọn màu Sortex trong khâu phân loại, loại bỏ cà phê hạtđen, nâu…)

- Chế biến cà phê nhân theo công nghệ ướt bằng dây chuyền thiết bị củaCộng hoà Liên bang Đức và Brazin Phương pháp ướt ở đây, vỏ được tách ra khỏihạt trước khi bị sấy khô

- Công suất chế biến 15 tấn quả tươi/giờ

- Chế biến cà phê nhân công suất 2000 tấn nhân/năm

- Sản phẩm cà phê nhân đã đạt giải cúp vàng Festival Tây Nguyên năm 2005

- Tiêu thụ cà phê nhân: 13,85 triệu bao

- Thị trường xuất khẩu: Châu Âu và Hoa Kỳ

(Nguồn www.vicofa org.vn.)

Tại New York, giá cà phê Arabica giao ngay ngày 12/10/2007 lúc mở cửađạt tới 632,5 UScent/Lb (2.925 USD/tấn), tăng 2,7% (76 USD/tấn) so với một tuầntrước đó So với cùng kỳ năm trước (2006), giá cà phê Arabica tại New York hiện

đã tăng 27,4%

Trang 37

Để chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm, các nhà rang xay Mỹ và Châu Âuđang tăng cường mua cà phê Arabica Giá cà phê Arabica tăng là nhân tố chủ yếulàm giá cà phê Robusta giao ngay tại London tuần qua tăng 0,4%, lên 1.895USD/tấn, mặc dù nguồn cung cà phê đang tăng lên từ Indonesia và Việt Nam

2.3.1.2 Cà phê Robusta (cà phê vối)

Gia Lai và Daklak là 02 trong 04 tỉnh Tây Nguyên, có khí hậu và thổ nhưỡnggần giống nhau rất thích hợp trồng cây cà phê Robusta

Loại cây trông này rất thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng Tây Nguyên ViệtNam - nhất là vùng đất bazan (Gia lai, Đắclắc) - hằng năm đạt 90-95% tổng sảnlượng cà phê Việt Nam, mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, thích hợp vớikhẩu vị người Việt, nhưng quá đậm đặc với người nước ngoài Trồng cà phêRobusta phải thâm canh mới đạt được năng suất cao vì trái đậu trên cành một lần,phải tạo cành mới (cành thứ cấp 1,2,3…) để đạt được yếu tố này, người nông dânphải có vốn, một kiến thức cơ bản Thường thì mới năm thứ hai-thời kỳ kiến thiết

cơ bản-người trồng đã thu hoạch, không hãm ngọn sớm nên đến năm thứ 1 kinhdoanh (năm thứ 3 của cây trồng) cây đã yếu, có hình tán dù, thiếu cành thứ cấp

Sản lượng Cà phê Robusta: Mấy năm nay sản lượng cà phê Robusta trên thế giới

tăng lên nhanh chóng, vụ 2005/06 đạt tới 44,8 triệu bao tăng tới 12,2 triệu bao sovới vụ trước và chiếm tới 38% tổng sản lượng cà phê Diện tích trung bình đạt350.000 ha/năm Việc xuất khẩu nhiều cà phê Robusta thường phải đối mặt với haikhó khăn là:

Cà phê Robusta của Việt Nam có thể bị thay thế bằng cà phê Robusta củacác nước khác mặc dù hương vị cà phê của Việt Nam đặc biệt do cà phê Robusta làloại cà phê thông dụng, nhiều nước có khả năng sản xuất, cạnh đó các doanh nghiệpsản xuất xuất khẩu cà phê Robusta không có các chiến lược giữ niềm tin với kháchàng, chất lượng cà phê thấp do công nghệ chế biến còn thô sơ, lạc hậu

Việt Nam xuất khẩu cà phê đơn điệu chủ yếu là loại cà phê Robusta nhânsống điều đó làm ảnh hưởng đến tiềm năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Trang 38

Bên cạnh đó cà phê Robusta của Việt Nam có chất lượng cao trên thị trườngthế giới, do nó có nguồn gốc từ Châu Phi nóng và ẩm, khi sang Việt Nam đượctrồng ở cao nguyên khí hậu nhiệt đới, có biên độ nhiệt độ ngày và đêm cao nên chấtlượng cao Tuy nhiên chúng ta còn yếu kém ở khâu trồng trọt, thu hái chế biến, vậnchuyển, bảo quản nên cà phê Robusta giảm thơm ngon.

2.3.2 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Trong vòng 20 năm lại đây ngành cà phê đã có những bước phát triển nhanhchóng vượt bậc đưa sản lượng cà phê tăng lên hàng trăm lần Nguyên nhân dẫn đếnnhững thành tựu đó trước hết là nhờ chính sách đổi mới của Nhà nước phù hợp vớinguyện vọng của nông dân là làm giàu trên mảnh đất của mình dựa vào sự cần cùlao động của bản thân mình Về nguyên nhân khách quan phải nói rằng đó là do giá

cà phê trên thị trường trên thế giới những năm gần đây diễn biến theo hướng có lợicho người sản xuất, cà phê làm ra bán được giá cao hơn và thu nhập của người nôngdân cũng tăng lên đáng kể Sự kích thích của giá cả cũng đã thúc đẩy cà phê ở ViệtNam phát triển nhanh chóng Và mặt trái của tác dụng đó là dẫn đến sự phát triểnvượt các mục tiêu của kế hoạch, ngoài tầm kiểm soát của ngành cà phê

Những con số thống kê điều tra vào năm 2000 cho thấy diện tích cà phê cảnước đã lên đến 520.000 ha với sản lượng 900.000 tấn, đưa Việt Nam lên vị trí thứ

2 thế giới về sản xuất cà phê

Đây là một con số gây bất ngờ cho nhiều người kể cả trong ngành cà phê Việt nam

Nó góp một phần đáng kể vào việc cung cấp dư thừa cà phê trên thị trường đẩy giá

cà phê đến mức thấp nhất trong thời gian mấy chục năm qua, trong đó ngành cà phêViệt Nam chịu nhiều thiệt thòi vì sản lượng càng lớn thua lỗ càng nhiều

Xem xét diễn biến của tình hình xuất khẩu cà phê ở Việt nam qua các vụ từ1995/96 đến 2000/01 có thể thấy sự tăng trưởng nhanh chóng về lượng xuất khẩucùng với sự giảm sút nhanh chóng về giá cả Khối lượng cà phê xuất khẩu tăngnhanh, nhưng chủ yếu là xuất cà phê dạng thô, chưa thể dùng ngay

Qua nguồn tổng hợp trung tâm thông tin Thương mại cho thấy: Năm 2001 sảnlượng xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt 931 nghìn tấn với 391 triệu USD

Trang 39

So với năm 2001 năm 2002 sản lượng giảm 209 nghìn tấn (tương ứng22,44%) nhưng giá trị giảm 69 triệu USD (tương ứng 17,6%) điều này cho thấy giá

cả của cà phê Việt Nam tăng

Năm 2003 xuất khẩu đạt 749 nghìn tấn tăng 3,7% về sản lượng, nhưng về giátrị xuất khẩu đạt 505 triệu USD tăng rất cao 56,8% so với năm 2002

Năm 2004 xuất khẩu đạt 975 nghìn tấn tăng 30,17% về sản lượng, kimngạch giá trị xuất khẩu đạt 641 triệu USD tăng 26,9% so với 2003

Năm 2005 xuất khẩu cà phê đạt 855 nghìn tấn giảm 12,3%, kim ngạch xuấtkhẩu đạt 735 triệu USD tăng 14,7% so với năm 2004 điều đó cho thấy giá cả xuấtkhẩu cà phê tăng lên

Với năm 2006 sản lượng xuất khẩu đạt 912 nghìn tấn tăng 6,67% về kimngạch xuất khẩu đạt 1.101 triệu USD tăng 49,7% so với năm 2005

Năm 2007 sản lượng xuất khẩu đạt 1.209 nghìn tấn tăng 41,65%,về kimngạch xuất khẩu đạt 1.878 tăng 70,57% giá trị xuất khẩu Điều này được thể hiệnqua bảng sau:

Bảng 2.3: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam

(nghìn tấn)

Tốc độ tăngsản lượng (%)

Kim ngạch(triệu USD)

Tăng kimngạch (%)

Trang 40

Từ bảng số liệu trên ta có các biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tốc độ tăng sản lượng (%) Tăng kim ngạch (%)

Qua bảng số liệu trên ta thấy khối lượng xuất khẩu tăng mạnh đặc biệt trongnăm 2007 khối lượng đạt trên 1 tỷ tấn và giá cả kim ngạch xuất khẩu tăng rất nhiềunhất là trong năm 2003, 2006,2007 giá trị tăng rất nhiều so với sự gia tăng của khốilượng

Ngày đăng: 02/09/2012, 11:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Trong bảng trên ta có thể thấy có những niên vụ sản lượng cà phê xuất khẩu của Colombia đã vượt Việt Nam như niên vụ 2002 và 2005 - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU.DOC
rong bảng trên ta có thể thấy có những niên vụ sản lượng cà phê xuất khẩu của Colombia đã vượt Việt Nam như niên vụ 2002 và 2005 (Trang 22)
Bảng 2.1: Các tỉnh trồng cà phê nhiều ở Việt Nam - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU.DOC
Bảng 2.1 Các tỉnh trồng cà phê nhiều ở Việt Nam (Trang 32)
Bảng 2.1: Các tỉnh trồng cà phê nhiều ở Việt Nam - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU.DOC
Bảng 2.1 Các tỉnh trồng cà phê nhiều ở Việt Nam (Trang 32)
Bảng 2.3: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU.DOC
Bảng 2.3 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam (Trang 38)
Từ bảng số liệu trên ta có các biểu đồ sau: - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU.DOC
b ảng số liệu trên ta có các biểu đồ sau: (Trang 38)
Bảng 2.3: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU.DOC
Bảng 2.3 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam (Trang 38)
Qua bảng số liệu trên ta thấy khối lượng xuất khẩu tăng mạnh đặc biệt trong năm 2007 khối lượng đạt trên 1 tỷ tấn và giá cả kim ngạch xuất khẩu tăng rất nhiều  nhất là trong năm 2003, 2006,2007 giá trị tăng rất nhiều so với sự gia tăng của khối  lượng. - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU.DOC
ua bảng số liệu trên ta thấy khối lượng xuất khẩu tăng mạnh đặc biệt trong năm 2007 khối lượng đạt trên 1 tỷ tấn và giá cả kim ngạch xuất khẩu tăng rất nhiều nhất là trong năm 2003, 2006,2007 giá trị tăng rất nhiều so với sự gia tăng của khối lượng (Trang 39)
Bảng 2.4: Tiêu chuẩn về cà phê của Việt Nam - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU.DOC
Bảng 2.4 Tiêu chuẩn về cà phê của Việt Nam (Trang 41)
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang hầu hết các thị trường tuy nhiên mức sản lượng xuất khẩu qua các năm chưa hoàn  toàn ổn định, cụ thể thị trường EU năm 2003 thị trường này nhập khẩu 403.876 tấn  tăng 24,79% so vớ - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU.DOC
ua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang hầu hết các thị trường tuy nhiên mức sản lượng xuất khẩu qua các năm chưa hoàn toàn ổn định, cụ thể thị trường EU năm 2003 thị trường này nhập khẩu 403.876 tấn tăng 24,79% so vớ (Trang 47)
Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU.DOC
Bảng 2.6 Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam (Trang 49)
Bảng 2.7: Thị trường xuất khẩu cà phê tháng 1/2008 (Lượng: tấn; Trị giá: 1000 USD) - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU.DOC
Bảng 2.7 Thị trường xuất khẩu cà phê tháng 1/2008 (Lượng: tấn; Trị giá: 1000 USD) (Trang 50)
Bảng 2.8: Sản lượng nhập khẩu cà phê của Liên minh EU - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU.DOC
Bảng 2.8 Sản lượng nhập khẩu cà phê của Liên minh EU (Trang 51)
Bảng 2.9: Sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam tại thị trường EU (Đơn vị: tấn) - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU.DOC
Bảng 2.9 Sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam tại thị trường EU (Đơn vị: tấn) (Trang 53)
Bảng 2.10: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam tại Liên minh EU (Đơn vị: USD) - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU.DOC
Bảng 2.10 Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam tại Liên minh EU (Đơn vị: USD) (Trang 55)
Bảng 2.11: Thị trường xuất khẩu cà phê sang thị trường EU tháng 1/2008 (Lượng: tấn; Trị giá:1000 USD) - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU.DOC
Bảng 2.11 Thị trường xuất khẩu cà phê sang thị trường EU tháng 1/2008 (Lượng: tấn; Trị giá:1000 USD) (Trang 56)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w