Ở Việt Nam chúng ta thì khái niệm thuế GTGT được quy định tại Điều 2 của Luật thuế GTGT “thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ
Trang 1MỤC LỤC
-*** -LỜI MỞ ĐẦU……….03
NỘI DUNG……….03
I.KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT)……….03
1 Khái niệm, đặc điểm thuế giá trị gia tăng………03
1.1 Khái niệm thuế giá trị gia tăng……….03
1.2 Đặc điểm thuế giá trị gia tăng……… 03
2 Khái niệm, đặc điểm về pháp luật thuế giá trị gia tăng……… 04
2.1 Khái niệm về pháp luật thuế giá trị gia tăng………04
II.NỘI DUNG PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG……… 04
1 Đối tượng chịu thuế và đối tượng không phải chịu thuế giá trị gia tăng………04
2 Đối tượng nộp thuế……… 04
3 Thuế suất……….05
4 Phương pháp tính thuế……….05
5 Về khẩu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng………06
III THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THUỂ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM………06
1 Tình hình áp dụng pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay……… 06
1.1 Những thành quả đạt được……… 06
Trang 21.1.1 Về sản xuất, kinh doanh………06
1.1.2 Về hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư………06
1.1.3 Về thu ngân sách nhà nước……… 07
1.1.4 Về công tác hạch toán quản lý kinh doanh của doanh nghiệp……… 07
1.1.5 Góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế……… 08
1.1.6 Thúc đẩy việc củng cố tổ chức ngành thuế……… 08
1.2 Một số bất cập phát sinh trong quá trình áp dụng………08
1.2.1 Về đối tượng chịu thuế và không thuộc diện chịu thuế………08
1.2.2 Về thuế suất……… 09
1.2.3 Về đối tượng nộp thuế……… 09
1.2.4 Về kê khai và phương pháp tính thuế………10
1.2.5 Về khẩu trừ và hoàn thuế……… 11
1.2.6 Về hóa đơn, chứng từ………11
2 Một số kiến nghị và đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật Thuế giá trị gia tăng…… 11
2.1 Một số yêu cầu nhằm hoàn thiện pháp luật thuế GTGT……… 11
2.2 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật thuế GTGT……… 12
LỜI KẾT……….14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………15
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 3
-*** -Thuế là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước.Trong thực tiễn thuế được chia ra thành nhiều loại dựa vào những tiêu chí khác nhau, nhưng gần nhất với mỗi người chúng ta đó chính là thuế giá trị gia tăng.Đây là loại thuế phát sinh với mỗi chúng ta trong những hoạt động thường ngày đối với những hàng hóa và dịch vụ để phục vụ cho cuộc sống từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.Dù là vậy nhưng hiện nay trên thực tế thục hiện thuế giá trị gia tăng vẫn còn những vướng mắc hạn chế làm ảnh hưởng tới tính hiệu quả của nó.Vì vậy,chúng em lựa chọn đề tài: “Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế giá trị gia tăng và ý kiến pháp lý của nhóm,thực hiện nhằm khắc phục hạn chế của pháp luật thuế giá trị gia tăng” đưa ý kiến mong khắc phục được những hạn chế và nâng cao được hiệu quả của thuế giá trị gia tăng trong thực tế Việt Nam hiện nay
NỘI DUNG
-*** -I.KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT)
1 Khái niệm, đặc điểm thuế giá trị gia tăng
1.1 Khái niệm thuế GTGT
Thuế GTGT trong tiếng anh là Value Added Tax (VAT) là một loại thuế gián thu đánh vào việc sử dụng thu nhập, có nghĩa là đánh vào sự tiêu dùng hàng hóa dịch vụ Thuế này do các nhà sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ nộp nhưng người chịu thuế cuối cùng là người tiêu dùng
Ở Việt Nam chúng ta thì khái niệm thuế GTGT được quy định tại Điều 2 của Luật thuế
GTGT “thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”
1.2.Đặc điểm của thuế GTGT
- Thuế giá trị gia tăng có đối tượng chịu thuế rất rộng Mọi đối tượng trong xã hội đều
là đối tượng chịu thuế
-Thuế GTGT tăng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ
-Nếu dựa trên giá mua cuối cùng của hàng hóa, dịch vụ, số thuế GTGT phải nộp không thay đổi phụ thuộc vào các giai đoạn lưu thông khác nhau Tổng số thuế GTGT phải nộp qua các khâu chính là số thuế cuối cùng tính trên tổng số giá trị hàng hóa, dịch vụ
mà người tiêu dùng phải gánh chịu.Đây là đặc điểm ưu việt của thuế GTGT
Trang 42 Khái niệm, đặc điểm về pháp luật thuế giá trị gia tăng
2.1 Khái niệm về pháp luật thuế giá trị gia tăng
“Pháp luật thuế giá trị gia tăng là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình đăng ký,kê khai,nộp thuế,quản
lý và quyết toán thuế giá trị gia tăng”
2.2.Đặc điểm về pháp luật thuế GTGT
- Pháp luật thuế GTGT có sự tác động trong phạm vi rộng, đến tất cả các đối tượng trong xã hội Xuất phát từ nội dung được pháp luật điều chỉnh cho thấy pháp luật thuế GTGT áp dụng đối với mọi đối tượng có thu nhập, sử dụng một phần thu nhập phục vị đời sống Như vậy pháp luật thuế GTGT có phạm vi áp dụng phổ biến hơn so với thuế tiêu dùng khác
- Pháp luật thuế giá trị gia tăng chỉ có thể được ban hành khi các điều kiện áp dụng đạt đến mức độ nhất định.Những điều kiện chủ yếu ở đây là các tiêu chuẩn về kế toán, chế
độ chứng từ hóa đơn và khả năng quản lý của chính các cơ quan tham gia quản lý, thu thuế giá trị gia tăng…
II.NỘI DUNG PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1 Đối tượng chịu thuế và đối tượng không phải thuế GTGT
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa,dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam,trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 Luật Thuế GTGT.Gồm một
số hàng hóa,dịch vụ cần thiết và hữu ích với đời sống kinh tế và xã hội như:
- Sản phẩm trồng trọt,chăn nuôi,thủy sản nuôi trồng,đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức,cá nhân tự sản xuất,đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu
- Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng,bao gồm trứng giống,con giống cây trồng,hạt giống,tinh dịch,phôi,vật liệu di truyền
2.Đối tượng nộp thuế
Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức,cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).
3 Thuế suất
Trang 5Được quy định cụ thể trong Điều 8 Luật Thuế GTGT.Gồm các mức thuế suất:
Mức 0%: chỉ áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT
Mức 5%: Áp dụng cho một số loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết và hữu ích đối với đời
sống kinh tế và xã hội (được quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật thuế GTGT)
Mức 10% Áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế còn lại
4 Phương pháp tính thuế
Phương pháp tính thuế GTGT gồm phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
- Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng
Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế GTGT đầu ra trừ
số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Trong đó: Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật thuế GTGT
Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ
kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế
- Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất thuế GTGT
Trong đó: GTGT được xác định bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng
Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh và tổ chức,
cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ
và đối với hoạt động mua bán vàng, đá quý
Trang 65 Về khấu trừ và hoàn thuế GTGT
-Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế GTGT đầu vào như quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật thuế TGTGT
-Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào được quy định tại Khoản 2 Điều 12 Luật thuế GTGT
-Các trường hợp hoàn thuế được quy định cụ thể trong điều 13 Luật thuế GTGT
III THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THUỂ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM
1 Tình hình áp dụng pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
1.1 Những thành tựu đạt được
1.1.1 Về sản xuất, kinh doanh
Thực hiện luật thuế GTGT đã thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa phát triển do thuế GTGT chủ thu trên gia tăng thêm của hàng hóa,dịch vụ qua các khâu từ sản xuất,lưu thông đến khâu tiêu dùng cuối cùng,nên nó đã khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu là thuế đánh trùng lên thuế làm ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa,còn khuyến khích chuyên môn hóa,hợp tác sản xuất kinh doanh nhất là trong lĩnh vực cơ khí chế tạo như: sản xuất,lắp ráp xe máy,ô tô, điện, điện tử
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 ước tính tăng 6,78% so với năm 2009.Đây
là mức tăng khá cao so với mức tăng 6,31% của năm 2008 và hơn hẳn mức 5,32% của năm 2009,vượt mục tiêu đề ra 6,5% (nguồn : Thông cáo báo chí về số liệu thông kê kinh tế - xã hội năm 2010 (17:13 29/12/2010) Tổng cục thống kê)
1.1.2 Về hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư
Áp dụng pháp luật thuế GTGT đó là những mặt hàng xuất khẩu được hưởng mức thuế suất là 0%,do đó các doanh nghiệp xuất khẩu được hoàn lại toàn bộ số tiền thuế đã nộp
ở khâu trước cho hàng hóa xuất khẩu,do vậy mà đã bù đắp được phần nào các chi phí xuất khẩu,nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế,kết hợp với nhiều biện pháp khuyến khích xuất khẩu trong thời gian qua,khiến tình hình xuất khẩu của nước ta không ngừng tăng cao
Trang 7Tính chung cả năm 2008,kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007.Xuất khẩu năm 2010 ước tính đạt 71,6 tỷ USD,tăng 25,5% so với năm 2009
Với hoạt động nhập khẩu (NK), việc đánh thuế GTGT lên hàng NK làm tăng giá trị bán của hàng NK trong nước, do vậy góp phần hạn chế và điều tiết NK
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2010 ước tính đạt 84 tỷ USD,tăng 20,1% với năm trước.Hàng dệt may chiếm 60,8%;giầy dép 72,7%;điện tử,máy tính xuất khẩu nói chung;máy móc,thiết bị phụ tùng 87,7% và một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn so với mặt hàng nhập khẩu nói chung là: Điện tử,máy tính và linh kiện chiếm 73,1%;vải 61,6%;sắt thép 40,2%.Kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2010 ước tính đạt 7460 triệu USD,tăng 29,4% so với năm 2009
Về hoạt động đầu tư: Cùng với Luật đầu tư, luật thuế GTGT đã phần nào khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn được ưu đãi, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh.Nguồn vốn đầu tư này đã phần nào đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của nhiều tỉnh, thành phố và giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động, góp phần không nhỏ vào giảm tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói
Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài tư đầu năm đến 21/12/2010 đạt 18,6 tỷ USD, bằng 82,2%, cùng kỳ năm 2009.Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2010 ước tính đạt 11 tỷ USD,tăng 10% so với năm 2009
1.1.3 Về thu ngân sách nhà nước
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, việc triển khai thực hiện thuế GTGT bảo đảm động viên thu ngân sách nhà nước không giảm hơn so với doanh thu.Không ảnh hưởng lớn đến thu ngân sách nhà nước.Ví dụ như tỷ trọng thu thuế GTGT năm 2004 đạt 24,83% ngân sách nhà nước.Năm 2005 đạt 27,22% sau khi đã trừ
đi số thuế phải hoàn lại
1.1.4 Về công tác quản lý hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp
Luật thuế bước đầu tác động đến công tác quản lý doanh nghiệp, tăng cường công tác hoạch toán, kế toán và thúc đẩy mua bán có hóa đơn chứng từ ở các doanh nghiệp.Do yêu cầu phải kê khai thuế GTGT, khấu trừ thuế GTGT đầu vào tính đúng thu nhập doanh nghiệp nên những người làm công tác quản lý kinh doanh đã bắt đầu chú ý đến công tác mở sổ sách kế toán, ghi chép quản lý và sử dụng hóa đơn chứng từ
Trang 8Sự chuyển biến này thể hiện rõ nhất ở các thành phần kinh tế tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty cổ phần.Thông qua việc chấp nhận công tác kế toán,trong việc
kê khai thuê và hoàn thuế,quyết toán thuế đã giúp các cơ quan chức năng của nhà nước
và các cơ quan thuế từng bước nắm được sát hơn tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tăng cường kiểm tra giám sát đối với doanh nghiệp
1.1.5 Góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế
Cùng với luật thuế thu nhập cá nhân,luật thuế tiêu thụ đặc biệt, luật thuế thu nhập doanh nghiệp,luật đầu tư…luật thuế GTGT đã góp phần hoàn thiện chính sách thuế.Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, để không tụt hậu và trở thành quốc gia chịu thiệt thòi trong một sân chơi lớn với những luật chơi khắt khe,việc ban hành và áp dụng luật thuế GTGT nói riêng và các luật thuế khác nói chung là rất cần thiết,phù hợp với hệ thống pháp luật thế giới và thông lệ quốc tế
1.1.6 Thúc đẩy việc củng cố tổ chức ngành thuế
Ngành thuế với vai trò rất quan trọng đối với việc thu thuế, đảm bảo “túi tiền” cho Nhà
nước để phục vụ chi tiêu công.Do đó, củng cố và hoàn thiện tổ chức ngành thuế là một vấn đề cấp bách hiện nay.Việc ban hành và áp dụng luật thuế GTGT cùng với các biện pháp bảo đảm thực hiện yêu cầu ngành thuế phải không ngừng đổi mới cách thức làm việc để nâng cao hiệu quả
1.2 Một số bất cập phát sinh trong quá trình áp dụng thuế giá trị gia tăng
1.2.1 Về đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế
Thuế GTGT xét dưới góc độ pháp lý là quan hệ pháp luật phát sinh giữa người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế với Nhà nước nên sự kiện pháp lý làm phát sinh quan
hệ thuế GTGT là hành vi, trong trường hợp này là các hoạt động làm gia tăng giá trị hàng hóa, dịch vụ.Do đó việc chỉ quy định hàng hóa,dịch vụ là đối tượng chịu thuế GTGT là chưa đầy đủ
Luật thuế GTGT hiện hành quy định đối tượng không chịu thuế GTGT với 25 nhóm là quá rộng,làm cho chính sách thuế trở nên phức tạp.Do không chịu thuế nên các đơn vị sản xuất kinh doanh mua hàng hóa,dịch vụ không chịu thuế sẽ không được khấu trừ thuế đầu vào.Mặt khác,nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế thuộc Khoản 25 Điều 4 Luật hiện hành lại được xác định trên cơ sở thu nhập của các cá nhân kinh doanh để quy định mức không chịu thuế là chưa hợp lý
1.2.2 Về thuế suất
Trang 9Quy định về loại thuế suất 5% và 10% đối với một số loại hàng hóa phân biệt theo nguyên vật liệu trong kết cấu hàng hóa, hay theo công dụng thực tế gây khó khăn trong giải thích và vận dụng vì không được hướng dẫn chi tiết Hiện tại trong Luật Thuế GTGT quy định áp dụng ba mức thuế suất: 0% áp dụng đối với hàng hóa,dịch vụ xuất khẩu,vận tải quốc tế không quy định tại điều 5,loại trừ một số trường hợp (khoản 1 điều 8),5% đối với 15 nhóm hàng hóa,dịch vụ được quy định tại khoản 2 điều 8;các hàng hóa ,dịch vụ còn lại được áp dụng mức thuế suất 10%.Mặc dù đã có sự giảm bớt số nhóm hàng hóa,dịch vụ chịu mức thuế suất 5%(từ 21 nhóm xuống 15),có sự điều chỉnh đưa một số nhóm hàng hóa,dịch vụ là từ thuế suất 5% sang chịu mức thuế suất 10%.Nhưng áp dụng ba mức thuế suất là khá nhiều.Cơ chế nhiều thuế suất dễ tạo cơ hội cho sự nhập nhằng và tùy tiện khi vận dụng,trốn lậu thuế,tăng chi phí kiểm soát,thanh tra thuế,giảm tính hiệu quả của thuế
1.2.3 Về kê khai và phương pháp tính thuế
Về kê khai thuế
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 8 Luật Thuế GTGT thì hiện nay thuế GTGT có ba mức thuế suất là 0%, 5% và 10% Không những thế lại còn phân định hàng hóa theo tính năng, công dụng và mục đích sản xuất hàng hóa làm căn cứ xác định thuế suất.Nên
có khi có một mặt hàng nhưng có thể áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau.Ví dụ cùng là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến có thể áp dụng 2 mức thuế suất là 0% theo Khoản 1 Điều 4 hoặc thuế suất 5% theo Điểm g Khoản 2 Điều 8 Luật Thuế GTGT.Điều này dễ gây ra khó khăn cho đối tượng nộp thuế cũng như cơ quan quản lý thuế
Thứ hai,tại Khoản 4 Điều 13 quy định “nếu cơ sở sản xuất kinh doanh không xác định được …”vấn đề “không xác định” và “không xác định được” là hoàn toàn khác nhau.
Chính vì vậy mà cần phải quy định rõ ràng hơn, không thể đánh đồng hai đối tượng, một bên ý thực được nghĩa vụ tài chính của mình đối với Nhà nước, còn một bên lại thoái thác trách nhiệm
Phương pháp tính thuế
Cách tính thuế theo phương pháp trực tiếp chỉ phù hợp với các cơ sở kinh doanh quy
mô nhỏ và các hộ kinh doanh cá thể chưa có điều kiện thực hiện chế độ hóa đơn, chứng
từ đầy dủ để áp dụng phương pháp khấu trù Nhưng trên thực tế, phương pháp này không phát huy được hiệu quả vì: Các đối tượng này phải ghi sổ sách đầy đủ thì mới xác định được doanh số bán hàng, giá vốn đầu vào để tính giá trị gia tăng làm căn cứ tính thuế.Vì vậy, nếu như các đối tượng này thực hiện tốt việc ghi sổ sách thì đủ căn cứ
Trang 10nộp thuế theo phương pháp khấu trừ Còn làm không tốt vấn đề trên, thì phương pháp trên chỉ là hình thức, dễ tạo ra trốn nghĩa vụ thuế bằng cách khai giảm doanh thu
1.2.4 Về khấu trừ và hoàn thuế
Bất cập trong việc thực hiện chế độ hoàn thuế GTGT
Việc hoàn thuế được quy định tại Điều 16 Luật Thuế GTGT, như vậy chỉ có 3 trường hợp theo quy định của pháp luật mới được hoàn thuế Tuy nhiên, việc lợi dụng những
kẽ hở trong quy định của pháp luật về hoàn thuế đã dẫn đến tình trạng những vụ lừa đảo
về hoàn thuế GTGT, số tiền hoàn thuế bị chiếm đoạt, gian lận trong hoàn thuế GTGT không có dấu hiệu giảm xuống… tất cả đã làm cho bức tranh về thuế GTGT bị lệch lạc Những hạn chế trong quy định của hoàn thuế GTGT thường tập trung vào các vấn đề sau:
Thứ nhất, lợi dụng các đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT để gian lận -Trường hợp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 8 Luật Thuế GTGT 2003 quy định “mức thuế suất 0% được
áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu”.Quy định này đã tạo điều kiện cho các cơ
sở kinh doanh lợi dụng kê khai hàng hóa xuất khẩu mà thực tế đã tiêu thụ hàng trong nước,chuyển thủ tục tiêu thụ hàng hóa nội địa thành thủ tục tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu
để được hưởng thuế suất 0% nhằm chiếm đoạt toàn bộ thuế GTGT đầu vào đã nộp cho ngân sách
- Đối với những trường hợp thành lập “doanh nghiệp ma”
Những doanh nghiệp ma này được thành lập không vì mục đích tiến hành sản xuất kinh doanh, mà chỉ để được mua hóa đơn, sau đó bán ra kiếm lời rồi xin giải thể hoặc chủ doanh nghiệp tự bỏ trốn Hay việc các công ty thành lập thêm các công ty con, công ty
vệ sinh để rồi từ đó các hợp đồng kinh tế sẽ được diễn ra lòng vòng giữa công ty mẹ với công ty con, giữa các công ty con với nhau hoặc lập những hồ sơ, ký kết hợp đồng kinh
tế với những đối tác không có thực nhằm hoàn chỉnh những bộ hồ sơ rút tiền để chiếm dụng tiền hoàn thuế của Nhà nước.Đây vẫn còn là những vấn đề nan giải cho các cơ quan đăng ký kinh doanh, các cơ quan quản lý thuế của Nhà nước.Và việc ngăn chặn nó vẫn còn là một vấn đề còn để ngỏ của pháp luật hiện hành
Thứ hai, lợi dụng những sơ hở trong hồ sơ xin hoàn thuế GTGT
1.2.5 Về hóa đơn, chứng từ