Khái niệm, đặc điểm Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuế nhập khẩu tùy từng góc độ tiếp cận: - Dưới góc độ kinh tế thuế nhập khẩu được hiểu là khoản đóng góp bằng tiền của tổ chức, cá nh
Trang 1MỤC LỤC
BÀI LÀM
Thuế là công cụ kinh tế quan trọng trong hoạt động quản lý của Nhà nước Trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, thuế nhập khẩu đang ngày càng phát huy được vai trò quan trọng của mình trong việc điều tiết nền kinh
tế, tăng thu ngân sách nhà nước và bảo vệ nền sản xuất trong nước Do đó, pháp luật về thuế nhập khẩu không ngừng được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu hội nhập Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mới được ban hành và có hiệu lực từ 1.10.2010 đã thay thế Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 Tuy nhiên vẫn cần phải xem xét thực tiễn áp dụng pháp luật về thuế nhập khẩu giai đoạn trước để rút ra kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thuế nhập khẩu trong những giai đoạn tiếp theo
I KHÁI QUÁT VỀ THUẾ NHẬP KHẨU
1 Khái niệm, vai trò của thuế nhập khẩu.
1.1 Khái niệm, đặc điểm
Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuế nhập khẩu tùy từng góc độ tiếp cận:
- Dưới góc độ kinh tế thuế nhập khẩu được hiểu là khoản đóng góp bằng tiền của tổ chức, cá nhân vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật khi họ có hành vi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ qua biên giới một nước
- Dưới góc độ pháp lí, thuế nhập khẩu là quan hệ pháp luật phát sinh giữa Nhà nước với tổ chức, cá nhân về việc tạo lập và thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lí cho các bên trong quá trình hành thu thuế nhập khẩu Quan hệ pháp luật này phát
Trang 2sinh từ cơ sở pháp lý là đạo luật thuế nhập khẩu do Quốc hội ban hành mà hậu quả pháp lí chủ yếu của việc áp dụng đạo luật đó trong thực tiễn là làm phát sinh quyền thu thuế cho Nhà nước và nghĩa vụ đóng thuế cho các tổ chức, cá nhân là người nộp thuế
Trên thực tế chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh mang tính pháp lý về thuế nhập khẩu Dựa trên Luật Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 (LTXNK)
và Luật Hải quan được sửa đổi bổ sung năm 2005 thì thuế nhập khẩu có thể được định nghĩa là loại thuế tác động tới hàng hóa được nhập khẩu vào những khu vực trong lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong vùng đặc quyền kinh
tế, thềm lục địa của Việt Nam, nơi Luật hải quan được áp dụng Từ định nghĩa này,
có thể thấy đặc trưng của thuế nhập khẩu như sau:
Thứ nhất, đối tượng chịu thuế nhập khẩu là hàng hóa được phép vận chuyển
qua biên giới Việt Nam hoặc được coi là hàng hóa nhập khẩu Hàng hóa là đối tượng chịu thuế nhập khẩu bao gồm các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng do con người sản xuất ra và được lưu thông trên thị trường
Thứ hai, thuế nhập khẩu không hoàn toàn là thuế trực thu hoặc thuế gián thu.
Điều này được thể hiện: Khi nhà nhập khẩu nộp thuế nhập khẩu và tự tiêu dùng số hàng hóa đó chứ không bán ra bên ngoài thì khi đó khoản thuế đã nộp có tính chất trực thu Ngược lại, khi nhà nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu và bán lại số hàng hóa
đó cho người khác thì số tiền thuế nhập khẩu đã nộp có xu hướng chuyển sang cho người mua hàng chịu và do đó khoản thuế nhập khẩu lại có tính chất là thuế gián thu
Thứ ba, thuế nhập khẩu gắn liền với hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc
gia trong từng thời kì bởi hoạt động ngoại thương là một trong những hình thức hoạt động cơ bản của kinh tế đối ngoại mà thuế nhập khẩu là công cụ góp phần thực hiện vai trò quản lí, kiểm soát hoạt động ngoại thương của Nhà nước Việc tác động bằng thuế nhập khẩu vào hàng hóa nhập khẩu không chỉ để tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn thể hiện cả những chủ trương, chính sách đối ngoại của Nhà nước đó
Thứ tư, thuế nhập khẩu được quản lí thu bởi cơ quan chuyên trách là cơ quan
Hải quan
1.2 Vai trò.
Giống như bất kì loại thuế nào, thuế nhập khẩu có ba vai trò cơ bản:
Một là, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu
còn tác động tới số lượng và cơ cấu các nguồn thuế thu từ các loại thuế khác có liên quan
Hai là, thuế nhập khẩu được Nhà nước sử dụng như một công cụ để điều tiết
hoạt động kinh tế
Ba là, hướng dẫn tiêu dùng trong xã hội.
Tuy nhiên, xuất phát từ đặc trưng cơ bản của thuế nhập khẩu là đánh vào hàng hóa nhập khẩu và sau đó được cấu thành trong giá cả của hàng hóa nhập khẩu nên loại thuế này có một vai trò khá đặc thù đó là bảo hộ nền sản xuất trong nước và
Trang 3chống lại xu hướng cạnh tranh không cân sức giữa hàng hóa trong nước với hàng hóa nước ngoài
2 Nội dung pháp luật về thuế nhập khẩu.
2.1 Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế nhập khẩu.
2.1.1 Người nộp thuế.
Theo quy định tại Điều 4 LTXNK, người nộp thuế nhập khẩu là tổ chức, cá nhân có hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu, bao gồm:
- Người nhận ủy thác nhập khẩu hàng hóa cho chủ thể khác;
- Người trực tiếp đứng tên làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa cho mình (kể
cả trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về để bán tại Việt Nam với tư cách là bên đại lí tiêu thụ sản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài theo hợp đồng đại lí tiêu thụ sản phẩm)
2.1.2 Người thu thuế.
Về lí thuyết người có thẩm quyền thu thuế là Nhà nước nhưng trên thực tế thẩm quyền thường được thực hiện bởi nhiều cơ quan nhà nước khác nhau do Nhà nước thành lập ra để thực hiện chức năng hành thu thuế nhập khẩu như: Tổng cục hải quan, Bộ tài chính, Kho bạc nhà nước, Tổng cục thuế, Ủy ban nhân dân các cấp chính quyền địa phương…
2.2 Căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật thuế nhập khẩu.
Quan hệ pháp luật thuế nhập khẩu được hình thành giữa hai chủ thể pháp luật
là Nhà nước – người thu thuế với tổ chức, cá nhân – người nộp thuế dựa trên hai căn
cứ sau:
- Các quy phạm pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế về thuế nhập khẩu
- Các sự kiện pháp lí: Những hành vi pháp lí này rất đa dạng nhưng chúng có những dấu hiệu cơ bản sau:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi chính là người nộp thuế hoặc cơ quan
thuế
Thứ hai, hành vi pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật về thuế nhập khẩu
đều được dự liệu rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật về thuế nhập khẩu và phải được chứng minh bằng những chứng cứ cụ thể
2.3.Căn cứ tính thuế nhập khẩu.
Theo Điều 8 LTXNK, căn cứ để tính thuế nhập khẩu được quy định như sau:
- Đối với những mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm, căn cứ tính thuế là: + Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu được ghi trong tờ khai hải quan; + Giá tính thuế đối với đơn vị hàng hóa nhập khẩu;
+ Thuế suất theo tỷ lệ phần trăm đối với hàng hóa nhập khẩu
- Đối với những mặt hàng nhập khẩu được áp dụng thuế tuyệt đối thì căn cứ tính thuế nhập khẩu là:
+ Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu được ghi trong tờ hải quan
+ Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa nhập khẩu
Cách quy định như trên của pháp luật Việt Nam về căn cứ tính thuế có sự tương đồng so với quy định về căn cứ tính thuế trong pháp luật của nhiều nước trên
Trang 4thế giới, thể hiện ở chỗ, pháp luật Việt Nam quy định việc tính thuế nhập khẩu dựa vào số lượng đơn vị hàng hóa nhập khẩu, giá tính thuế và thuế suất; còn theo thông lệ quốc tế thì việc tính thuế nhập khẩu dựa vào trị giá hải quan và thuế suất, trong đó trị giá hải quan lại được tính bằng số lượng hàng hóa nhập khẩu nhân với giá tính thuế
2.4 Trình tự, thủ tục hành thu thuế nhập khẩu.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trình tự, thủ tục hành thu thuế nhập khẩu bao gồm các bước sau:
- Kê khai thuế và tính thuế nhập khẩu
- Nộp thuế và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu
2.5 Chế độ miễn giảm, hoàn thuế và truy thu thuế nhập khẩu.
- Miễn giảm thuế nhập khẩu
Miễn giảm thuế nhập khẩu được đặt ra để giúp Nhà nước thực hiện các chính sách về kinh tế , văn hóa – xã hội, chính trị, ngoại giao hay an ninh quốc phòng Theo Điều 16, 17, 18 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005, các hàng hóa nhập khẩu qua lãnh thổ Việt Nam được miễn thuế và được xét miễn thuế, xét giảm thuế nhập khẩu trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, người nộp thuế được miễn thuế theo quy định tại Điều 16 LTXNK Thứ hai,người nộp thuế được xét miễn thuế theo quy định tại Điều 17 LTXNK Thứ ba, người nộp thuế được giảm thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 18 LTXNK đối với hàng hóa đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan, nếu bị
hư hỏng, mất mát và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận Múc giảm thuế tương ứng với tỷ lệ hư hao, tổn thất thực tế của hàng hóa nhập khẩu
- Hoàn thuế và truy thu thuế nhập khẩu
Hoàn thuế nhập khẩu là việc cơ quan thu thuế ra quyết định trả lại cho đương
sự số tiền thuế mà họ đã nộp thừa hoặc cơ quan thuế đã thu mà không có cơ sở pháp
lý Các trường hợp có thể được xét hoàn lại số tiền thuế đã nộp được quy định tại Điều 19 LTXNK
Truy thu thuế nhập khẩu là việc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy đòi
số tiền thuế chưa nộp theo quy định đối với người nộp thuế và được quy định tại Điều 21 LTXNK
2.6. Các cam kết quốc tế của Việt Nam có liên quan đến lĩnh vực thuế nhập
khẩu.
So với các loại thuế nội địa thì thuế nhập khẩu là lĩnh vực thuế có liên quan đến yếu tố nước ngoài nhiều nhất và đồng thời cũng có khả năng ảnh hưởng lớn đến vấn đề tự do hóa thương mại Do đó, nếu quốc gia nào chấp nhận con đường hội nhập kinh tế quốc tế thì đều phải chấp nhận ràng buộc mình với các cam kết dỡ bỏ các rào cản tự do hóa thương mại trong đó có rào cản về thuế quan Việt Nam là thành viên WTO, cho nên Việt Nam phải tham gia vào một số cam kết quốc tế song phương và
đa phương có liên quan đến vấn đề cắt giảm thuế quan và từng bước dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan đối với thương mại quốc tế Trên thực tế, Việt Nam đã tiến hành kí kết nhiều hiệp định thương mại song phương với một số quốc gia, vùng lãnh thổ và tham
Trang 5gia một số điều ước quốc tế có liên quan đến vấn đề tự do hóa thương mại quốc tế Trong số các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia thì Hiệp định ưu đãi thuế quan
có hiệu lực chung (CEPT) và Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kì, GATT được xem là những cam kết quan trọng nhất có liên quan trực tiếp đến chính sách thuế quan của Việt Nam Các cam kết này có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm tới
II THỰC TIỄN ÁP DỤNG THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM.
Luật thuế xuất nhập khẩu năm 2005 về cơ bản đã được xây dựng phù hợp với những nguyên tắc và định chế của pháp luật kinh tế quốc tế, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế đối ngoại và yêu cầu về thu ngân sách nhà nước, tạo môi trường bình đẳng cho các loại hàng hóa nhập khẩu vào nước ta
Hiệu quả rõ nhất khi áp dụng Luật thuế xuất nhập khẩu vào thực tế là ý thức chấp hành và tuân thủ pháp luật của người thực thi nhiệm vụ và đối tượng tham gia xuất nhập khẩu được nâng lên Thực hiện cơ chế người khai hải quan tự khai, tự tính, tự nộp thuế và chịu trách nhiệm về nội dung khai báo, quyền ân hạn thuế gắn liền với yêu cầu chấp hành tốt pháp luật đã khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về hải quan và chính sách thuế, góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước, giảm thiếu nợ thuế Kết quả thể hiện ở số thu ngành Hải quan đạt 95.972 tỷ đồng và không ngừng tăng lên qua các năm, số nợ thuế toàn ngành hải quan giảm
Luật thuế xuất, nhập khẩu đã góp phần đáng kể đẩy mạnh sự minh bạch trong hoạt động hải quan, theo hướng hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế Trên phương diện hiện đại hóa hoạt động, thông quan điện tử là một công cụ hữu hiệu Quy trình thông quan đã được tự động hóa một phần, doanh nghiệp tạo thông tin khai báo trên hệ thống máy tính của mình, gửi thông tin cho Chi cục Hải quan điện tử và nhận thông tin phản hồi từ hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan Hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử tự động tiếp nhân thông tin khai báo, tự động kiểm tra hợp chuẩn, hợp lệ của thông tin khai báo dựa trên một số thông tin chuẩn hóa được cài đặt trong hệ thống về tự động phản hồi kết quả cho doanh nghiệp
Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật thuế xuất, nhập khẩu vẫn có nhiều vướng mắc Hiện tượng trốn thuế và nợ đọng thuế nhập khẩu vẫn còn tồn tại nhiều, bên cạnh đó là những vấn đề về quy trình hành thu thuế và quá trình quản
lý thuế
1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về căn cứ tính thuế
1.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về giá tính thuế.
Trang 6Một trong những vấn đề làm đau đầu nhân viên hải quan tại các cửa khẩu chính là việc xác định chính xác giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu Theo thống kê của ngành hải quan thì trong các số vụ trốn thuế nhập khẩu, số vụ do gian lận về giá chiếm tỷ lệ cao nhất Với quy định hiện hành, việc kê khai thuế chủ yếu dựa trên thái độ trung thực của người nhập khẩu, và giá tính thuế nhập khẩu được tính theo giá trị thực tế của hàng hóa Quy định là vậy nhưng việc áp dụng lại muôn hình vạn trạng và có rất nhiều cách gian lận về giá Dưới đây là một số thủ đoạn gian lận giá có tính phổ biến và điển hình trong quá trình áp dụng pháp luật về giá tính thuế nhập khẩu
- Khai báo giá không trung thực: Với cách này, bên nhập khẩu sẽ thông
đồng với nhà sản xuất để khai báo giá trị hàng hóa nhập khẩu thấp hơn so với giá trị hàng hóa thực tế Các hợp đồng, chứng từ thanh toán qua ngân hàng chỉ thể hiện phần nào nội dung mà cơ quan hải quan đang kiểm tra, không thể hiện đầy
đủ giá trị khai báo Đa số các nhà xuất khẩu khi đã có quan hệ giao dịch với nhà nhập khẩu thì họ đề bảo vệ khách hàng của mình vì điều này có lợi cho nhà xuất khẩu tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa Do đó giao dịch dễ dàng được thực hiện theo hai hay nhiều hợp đồng để đối phó với cơ quan hải quan
- Khai thấp về chất lượng hàng hóa Ví dụ như mặt hàng vải, lụa, sắt thép,
hương liệu… Doanh nghiệp sẽ khai báo hàn hóa của họ là hàng thứ phẩm, hàng tồn kho, hàng loại A,B,C,D hoặc là hàng vỡ vụ nhiều Trên thực tế, một số doanh nghiệp khai báo thép cuộn của họ là thép cuộn loại 3 nên giá khai báo thấp hơn trên cơ sở dữ liệu giá GTT22 mà các doanh nghiệp khác nhập, khi cán bộ giá hỏi
cơ sở nào xác định hàng loại 2 thì doanh nghiệp không thể giải trình được Đối với mặt hàng vải như hàng vải giả da, khi doanh nghiệp khai báo vải giả da là loại
A, B, C, D thì cũng không có cơ sở xác định căn cứ vào đâu để khai báo như vậy Ngay cả các nhà sản xuất cũng không thế xác nhận hay chứng minh được khi Hải quan yêu cầu xuất trình cơ sở đối chiếu khai báo Những trường hợp nêu trên đề
bị Hải quan bác giá khai báo và chịu truy thu thuế sau khi tham vấn
- Khai báo là hàng không thanh toán, hàng hô trợ tiếp thị quảng cáo Theo
công văn hướng dẫn của ngành hải quan, nếu doanh nghiệp nhập hàng kem đánh răng thì có hàng khuyến mại là bàn chải đánh răng sẽ được chấp nhận Nếu doanh nghiệp nhập máy lạnh, khuyến mãi một chảo chống dính thì vẫn được chấp nhận,
vì khi cán bộ giá khảo sát trên thị trường qua các cửa hàng kim khí điện máy cho thấy thực tế có hình thức khuyến mại này Tuy nhiên nếu doanh nghiệp lợi dụng hình thức khuyễn mãi để nhập số lượng chảo gấp 5 lần số lượng máy lạnh trong cùng một lô hàng thì chính là gian lận Một số công ty còn tranh thủ thêm tỷ lệ hàng khuyến mãi 10%, thường xảy ra với hàng hóa là bia rượu, mỹ phẩm, thực phẩm đóng gói, thuốc lá điếu
Trang 7- Khai báo gian lận qua giá bằng việc đánh đồng tên hàng nhưng chất lượng và phẩm cấp thương mại cao hơn Ví dụ, doanh nghiệp khai báo đồng hồ
treo tường, nếu không để ý rõ, yêu cầu doanh nghiệp xuất trình mẫu hàng hoặc ra bãi xem hàng cụ thể thì cán bộ hải quan dễ bị ngộ nhận vì đồng hồ treo tường có hàng trăm loại khác nhau, có loại giá vài chục ngàn đồng nhưng có loại giá hàng trăm, thậm chí hàng triệu đồng
Với những thủ đoạn như trên đòi hỏi cán bộ hải quan phải thu thập các nguồn thông tin và bằng các kỹ năng nghiệp vụ giỏi mới có cơ sở bác bỏ trị giá khai báo của doanh nghiệp nhập khẩu Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp công tác xác định trị giá tính thuế găp nhiều khó khăn khi tham vấn giá với các doanh nghiệp Cụ thể là:
- Bán hàng độc quyền, trị giá tính thuế khai báo cực thấp và riêng với mặt hàng ấy chỉ có duy nhất một công ty nhập và phân phối trên thị trường Nếu xây dựng cơ sở dữ liệu giá sẽ gặp khó khăn và không thể cập nhật chính xác giá nhập khẩu vì nhà sản xuất không bao giờ cung cấp mà chỉ định đến liên hệ với đại lí của chính hãng – chính là doanh nghiệp nhập khẩu Những trường hợp này thường xảy ra đối với ngành hàng rượu và mỹ phẩm
- Trị giá thanh toán hay sẽ phải thanh toán của nhà nhập khẩu cho nhà xuất khẩu sẽ được khai thấp hơn so với trị giá giao dịch thực tế nhờ sự thông đồng của
cả hai bên
- Việc xác định mối quan hệ đặc biệt trong giao dịch có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch đối với những người trong gia đình hay theo mô hình công ty mẹ -con Đối với những tình huống này đòi hỏi cán bộ hải quan phải có nguồn thông tin có sẵn, phải có nghiệp vụ kiểm toán và được quyền đọc sổ sách tài chính của công ty, nếu không sẽ rất khó bác bỏ trị giá giao dịch mà doanh nghiệp khai báo
- Việc xuất khẩu sản phẩm đến nước của nhà nhập khẩu nhưng không phải đóng thuế nhập khẩu tại nước đó cũng là một trường hợp khó xác định Sản phẩm khi được bán thông qua đó đánh giá được nhu cầu thị trường mở rộng nguồn tiêu thụ hoặc trưng bày quảng cáo thương hiệu sản phẩm mới, được thực hiện thông qua hàng F.O.C như trên hoặc tính gộp vào giá hàng nhập, đôi bên đều có lợi: nhà nhập khẩu được lợi từ giá trị của hàng hóa sau khi bán, nhà xuất khẩu không cần phải tốn chi phí quảng cáo thăm dò thị trường
Ngoài ra, công tác xác định giá gặp nhiều khó khăn do hệ thống GTT22 chưa thể xem là hoàn hảo vì chưa có hình ảnh dữ liệu về món hàng Định giá qua
mô tả thì không thể chính xác, chỉ khi có hình ảnh chi tiết như các trang web bán hàng qua mạng thì việc xác định giá sẽ đảm bảo độ chính xác cao, không như hiện nay phải yêu cầu doanh nghiệp mang mẫu đến
Việc chấp nhận hay bác bỏ trị giá giao dịch để xác định trị giá hàng hóa nhập khẩu theo các phương pháp tiếp theo phải được thực hiện một cách công
Trang 8khai, rõ ràng, minh bạch Các cơ sở nghi vấn, các thông tin thu thập được phải có căn cứ, lý do không chấp nhận giá giao dịch phải được thông báo cụ thể cho nhà nhập khẩu doanh nghiệp nhập khẩu phải thấy được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước Có như vậy thì công tác xác định trị giá thuế theo Hiệp định GATT mới có hiệu quả cao
1.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về thuế suất thuế nhập khẩu
Thuế suất thuế nhập khẩu là căn cứ quan trọng nhất để xác định số thuế nhập khẩu mà nhà nhập khẩu phải nộp cho Nhà nước Trong quá trình hội nhập kinh tế, chúng ta đã cam kết cắt giảm hàng rào thuế quan theo lộ trình nhất định Việc quy định thuế suất rõ ràng trong các văn bản pháp luật và cam kết quốc tế, song việc áp dụng thuế suất trên thực tế lại vô cùng phức tạp Các nhà nhập khẩu
có nhiều cách nhằm trốn thuế, hoặc hưởng thuế suất thấp hơn để thoát khỏi hoặc giảm bớt một phần nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước
Có thể kể đến các thủ đoạn như gian lận giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; khai sai về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa nhằm hưởng lợi từ việc ưu đãi
về thuế đối với các nước mà Việt Nam có cam kết giảm thuế và khai báo gian dối
về tên hàng hóa nhập khẩu để được áp mã thuế suất thấp hơn
2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về quy trình hành thu thuế nhập khẩu.
2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về kê khai thuế nhập khẩu
Theo quy định hiện hành của pháp luật thuế nhập khẩu, việc kê khai thuế nhập khẩu là do chủ thể tiến hành hoạt động nhập khẩu tự thực hiện, điều này đòi hỏi nhà nhập khẩu phải thực hiện tự giác, trung thực, nghiêm chỉnh
Nội dung kê khai thuế trong các tờ khai hải quan bao gồm kê khai về mặt hàng nhập khẩu, số lượng hàng nhập và trị giá hải quan Cả ba nội dung này, trên thực tế đều không được kê khai một cách trung thực và khó có thể dựa trên ý thức
“tự giác” của nhà nhập khẩu Vấn đề hàng hóa, rất khó có thể phân biệt và mã hóa loại hàng hóa nhập khẩu một cách chính xác bởi lẽ hàng hóa nhập khẩu là vô cùng
đa dạng về chủng loại
Về số lượng, nếu cán bộ hãi quan không ra bãi kiểm tra trực tiếp thì không thể hoàn toàn tin tưởng vào số lượng mà nhà nhập khẩu khai báo Phần lớn các lô hàng nhập khẩu đều có số lượng thừa rất nhiều so với khai báo, đặc biệt là đối với nguyên liệu dệt may, rất khó có thể kiểm tra được chính xác số lượng mà doanh nghiệp khai báo và kèm theo trong lô hàng có hàng lậu hay không Hiện nay, công tác kiểm tra của hải quan chủ yếu được tiến hành thủ công Bên cạnh đó là năng lực cán bộ hải quan còn nhiều yếu kém nên thực tế công việc không thể kiểm soát hết được hàng hóa và hàng lậu thì vẫn theo những lô hàng hợp pháp tràn vào Việt Nam một cách tự do
Về trị giá hải quan, nhà nhập khẩu có vô vàn màn ảo thuật về giá, và giá
mà nhà nhập khẩu đưa ra bao giờ cũng là giá thấp nhất so với thực tê Công tác
Trang 9xác định trị giá hải quan hàng nhập khẩu hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn và chưa thể giải quyết dứt điểm tình trạng này
2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về nộp thuế nhập khẩu
Mặc dù Điều 15 của LTXNK quy định khá rõ ràng về thời hạn nộp thuế nhưng thực tế đã xảy ra rất nhiều trường hợp lợi dụng chính sách ân hạn thuế để gây thất thu thuế Theo tổng kết 5 năm đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của Bộ Công an, với thủ đoạn lợi dụng chính sách ân hạn thuế 30 ngày đã có hơn 7000 doanh nghiệp trên toàn quốc còn nợ 2.900 tỷ đồng trong đó
có 1000 doanh nghiệp “ảo” và khoảng 700 tỷ đồng tiền thuế đã mất hẳn các con
số trên cho thấy, lợi dụng kẽ hở của pháp luật, thiệt hại mà bọn buôn lậu trốn thuế gây ra cho Nhà nước là rất lớn Tình hình càng nghiêm trọng hơn khi Việt Nam phổ biến áp dụng giá tính thuế theo những cam kết với WTO, doanh nghiệp tự khai báo, tự xác định trị giá tính thuế trên từ khai Chính vì vậy, các đối tượng đã
sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, đặc biệt là việc thông đồng làm giả hợp đồng thương mại, khai báo giá trị thấp hơn so với thực tế, nhằm áp mã sai đối với những mặt hàng nhạy cảm để được hưởng mức thuế suất thấp Nhiều doanh nghiệp, cá nhân nhập khẩu đã lợi dụng chính sách thông thoáng, miễn hoặc kiểm tra theo tỷ lệ để nhập hàng thừa so với hợp đồng, khai báo hải quan không đúng, nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng lại đem tiêu thụ trái phép trong nước, giả hợp đồng gia công…
Không chỉ trên các cảng biển, hoạt động buôn lậu còn có những diễn biến phức tạp trên cả đường bộ, hàng không và bưu điện Trên tuyến biên giới đường
bộ, việc vận chuyển trái phép hàng hóa diễn ra phức tạp và tập trung chủ yếu tại một số địa bàn trọng điểm như Móng Cái (Quảng Ninh), Tân Thanh, Chi Mai, đường mòn 05-06 thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn), Cầu Treo ( Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị)… Các hàng hóa nhập lậu khá đa dạng nhưng phần lớn là hàng tiêu dùng Khu vực biên giới các tỉnh phía Bắc chủ yếu là hàng Trung Quốc sản xuất như quần áo, vải, xe đạp, hàng điện tử, điện máy, điện lạnh, đầu thu vệ tinh… Khu việc biên giới Tây Nam chủ yếu là thuốc là ngoại, nồi cơm điện, mỹ phẩm, điện thoại di động, tân dược, phụ tùng ô tô cũ…Buôn lậu trên tuyến hàng không, bưu điện vẫn tập trung vào các hàng mỹ phẩm, tân dược nhập khẩu không có giấy phép, điện thoại di động, máy ảnh, máy vi tính, văn hóa phẩm có nội dung xấu ở hai cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất, bưu điện Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Do đặc thù riêng về địa bàn là nhiều khu vực cần kiểm soát như khu làm thủ tục kiểm tra hành lý, hành khách, sân đỗ máy bay, kho chứa hàng nhập khẩu hàng quà biếu cũng như sự đa dạng và nhạy cảm về các đối tượng hành khác nhập cảnh, đường hàng không đang trở thành đích ngắm vận chuyển của các đối tượng buôn lậu Các thủ đoạn trốn thuế ngày càng tinh vi, trị giá trốn thuế ngày càng lớn đòi hỏi việc xây dựng pháp luạt phải ngày càng chặt chẽ,
Trang 10nhưng đồng thời cũng phải đơn giản hóa các thủ tục sao cho vừa có thể ngăn chặn được tình trạng lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trốn thuế nhập khẩu mà vẫn tránh được tình trạng rườm rà, ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu nói chung
2.3 Thực tiễn áp dụng pháp luật về miễn, giảm thuế nhập khẩu
Một trong những nội dung quan trọng của quá trình hành thu thuế nhập khẩu là vấn đề xác định hàng hóa nhập khẩu nào nằm trong diện được miễn, giảm thuế nhập khẩu Lợi dụng những ưu đãi của pháp luật, nhiều doanh nghiệp đã nhập khẩu hàng hóa dưới chiêu bài “hàng miễn thuế” trá hình
Lợi dụng chính sách miễn thuế tại các khu kinh tế thương mại cửa khẩu, các đối tượng buôn lậu tìm mọi cách để đưa hàng lậu vào nội địa dưới các hình thức và thủ đoạn rất tinh vi
Theo quy định tại khoản 5 Điều 16 LTXNK, hàng hóa nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người nhập cảnh Lợi dụng quy định này nhiều đối tượng đã nhập lậu một số mặt hàng như điện thoại di động, rượu và thuốc lá ngoại vào Việt Nam bằng con đường phi mậu dịch và xách tay qua các sân bay Để thực hiện trót lọt hành vi phạm tội này, bọn chúng đã móc nối với một số cán bộ nhân viên hải quan, các phi công, tiếp viên thuộc hàng Hàng không Việt Nam gây thất thu thuế cho nhà nước
Quy định tại khoản 4 Điều 6 LTXNK hàng hóa nhập khẩu theo một hợp đồng gia công cho bên nước ngoài rồi xuất khẩu cũng nằm trong diện được miễn thuế Các công ty nhập khẩu đã lợi dụng quy định này để gian lận thuế bằng cách tạo dựng một bộ hợp đồng gia công giả để được miễn giảm thuế
Bên cạnh chính sách miễn giảm thuế còn xuất hiện chính sách tạm nhập tái xuất Điển hình là mặt hàng ô tô, số lượng ô tô vào Việt Nam theo hình thức tạm nhập tái xuất từ năm 2003 đến nay là 5000 chiếc trong khi đó chỉ có 1000 chiếc làm thủ tục xuất và nhập trở lại Tình hình gian lận thuế xuất nhập khẩu bằng hình thức này gây rất nhiều khó khăn trong việc quản lý, gây thất thu thuế, phương hại cho doanh nghiệp kinh doanh trong nước
Lợi dụng sơ hở trong quản lý và công tác quản lý của cơ quan chức năng như kiểm định đo lường chất lượng, hoạt động kiểm hóa của Hải quan, các đường dây buôn lậu nhập ô tô mới, nhưng khai đã qua sử dụng để trốn thuế
Ngoài ra còn có hình thức trốn thuế nhập khẩu ô tô qua hình thức “tạm nhập tái xuất” bằng con đường ngoại giao Khi xe ô tô hết thời hạn, phải tái xuất hoặc người chủ phương tiện không sử dụng nữa, một số doanh nghiệp, cá nhân người Việt đã mua lại những chiếc xe này và vẫn giữ nguyên biển số ngoại giao
để lưu thông mà không làm thủ tục sang tên chính thức để trốn thuế nhập khẩu
Thực tế cho thấy việc áp dụng LTXNK vẫn còn vô cùng phức tạp do số lượng cũng như tính chất các vụ trốn thuế nhập khẩu ngày càng tăng và tinh vi hơn Một phần do Luật còn nhiều kẽ hở Mặt khác, do lực lượng hải quan còn