Kết quả áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc xảy ra trong thực tế có đúng đắn, chính xác hay có thấu tình đạt lý hay không chủ yếu phụ thuộc vào sự hiểu biết pháp luật và th
Trang 1MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 1
B NỘI DUNG 1
I Khái niệm áp dụng pháp luật: 1
1 Thực hiện pháp luật: 1
2 Áp dụng pháp luật: 2
II Các biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật 3
1 Nâng cao ý thức pháp luật nghề nghiệp của những người 3
2 Thống báo công khai kết quả áp dụng pháp luật trên 4
III Liên hệ thực tiễn áp dụng pháp luật ở nước ta hiện nay: 6
C KẾT LUẬN 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 2A MỞ ĐẦU.
Ở nước ta hiện nay, pháp luật đã trở thành một trong những công cụ có hiệu quả nhất để Nhà nước quản lý xã hội Song pháp luật chỉ thể hiện được vai trò đó của mình khi nó được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đặc biệt là được áp dụng một cách đúng đắn, chính xác Kết quả áp dụng pháp luật để giải quyết các
vụ việc xảy ra trong thực tế có đúng đắn, chính xác hay có thấu tình đạt lý hay không chủ yếu phụ thuộc vào sự hiểu biết pháp luật và thái độ tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng Nhận thức
được tầm quan trọng của vấn đề vì vậy trong bài tập này tôi chọn đề tài: “Phân tích các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật? Liên hệ với thực tiễn áp dụng pháp luật ở nước ta hiện nay”
I Khái niệm áp dụng pháp luật:
1 Thực hiện pháp luật:
Trong khoa học pháp lí, áp dụng pháp luật là một dạng đặc biệt của hoạt động thực hiện pháp luật Vậy nên trước khi tìm hiểu về khái niệm áp dụng pháp luật, chúng ta cùng xem xét khái niệm thực hiện pháp luật Thực hiện pháp luật
là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào thực tiễn cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật
Thực hiện pháp luật có các hình thức cơ bản là tuân theo (tuân thủ) pháp luật, thi hành (chấp hành) pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật Tuân thủ pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó chủ thể pháp luật tự kiềm chế để không thực hiện những hành vi, hoạt động mà pháp luật ngăn cấm
Ví dụ chủ thể tuân thủ pháp luật, tự kiềm chế mình không vì cái lợi mà buôn bán
ma túy
Trang 3Chấp hành pháp luật là một hìn thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lí của mình bằng hành động tích cực Những quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc, như quy định phải thực hiện những hành vi tích cực nhất định, thường được thực hiện theo hình thức này Ví
dụ phải đội mũ bảo hiểm đúng cách khi tham gia giao thông
Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép) Những quy phạm pháp luật quy định các quyền về tự do, dân chủ của công dân được thực hiện ở hình thức này
Áp dụng pháp luật là hình thực thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể Trong trường hợp này chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật có sự can thiệp của nhà nước
2 Áp dụng pháp luật:
a Định nghĩa và đặc điểm của áp dụng pháp luật:
Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà
nước, được thực hiện thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà nước chức trách hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân tổ chức cụ thể
Áp dụng pháp luật có bốn đặc điểm sau:
- Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước Tính tổ chức: áp dụng pháp luật là hình thức thông qua đó Nhà nước tổ chức cho các chủ thể khác trong xã hội thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Tính quyền lực Nhà nước thể hiện ở: áp dụng pháp luật luôn được tiến
Trang 4hành bởi các chủ thể có thẩm quyền ,hoạt động của áp dụng pháp luật luôn được tiến hành trên cơ sở nhân danh Nhà nước, thay mặt Nhà nước và quyết định áp dụng pháp luật luôn mang tính đơn phương thể hiện ý chí của chủ thể áp dụng pháp luật mà không có sự thông nhất ý chí với người được áp dụng hoặc bị áp dụng pháp luật Vậy nên áp dụng pháp luật có tính chất bắt buộc đối với chủ thị
bị áp dụng và các chủ thể có liên quan
- Áp dụng pháp luật là hoạt động tuân theo thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các bên liên quan trong quá trình áp dụng pháp luật phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định có tính kĩ thuật
và thủ tục nhằm tránh tình trạng dễ dãi, tùy tiện có thể xảy ra dẫn đến hoạt động
áp dụng pháp luật không đúng, không chính xác
- Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với quan hệ
xã hội xác định Đối tượng của hoạt động áp dụng pháp luật là những quan hệ xã hội cần đến sự điều chỉnh cá biệt, bổ sung trên cơ sở những mệnh lệnh chung trong quy phạm pháp luật Bằng hoạt động áp dụng pháp luật, các quy phạm pháp luật nhất định được cá biệt hóa một cách cụ thể và chính xác
- Áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tình sáng tạo Khi áp dụng pháp luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng vụ việc, làm sáng tỏ cấu thành pháp lí của nó để từ đó lựa chọn quy phạm, ra văn bản áp dụng pháp luật là tổ chức thi hành Trong trường hợp pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa rõ ràng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xử lí một cách linh hoạt, sáng tạo bằng cách áp dụng pháp luật tương tự
Hình thức thể hiện chủ yếu và chính thức của hoạt động áp dụng pháp luật là
văn bản áp dụng pháp luật.
II Các biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật
1 Nâng cao ý thức pháp luật nghề nghiệp của những người có thẩm quyền áp dụng pháp luật:
Trang 5Ý thức pháp luật nghề nghiệp là ý thức của các luật gia, của các nhà chức trách, của các cán bộ, công chức mà nghề nghiệp của họ liên quan đến việc hoạch định chính sách pháp luật, nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật Ý thức pháp luật nghề nghiệp là sự kết hợp hài hòa của những yếu tố thuộc hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật Nó không chỉ biểu hiện ở trình độ hiểu biết cao về pháp luật mà còn phản ánh trình độ nghiệp vụ, kĩ năng
sử dụng và áp dụng pháp luật vào việc giải quyết các công việc thực tiễn của mỗi người
Để đảm bảo cho hoạt động áp dụng pháp luật luôn chính xác, khách quan, công bằng thì việc nâng cao ý thức pháp luật nghề nghiệp của những người có thẩm quyền áp dụng pháp luật là giải pháp không thể thiếu Tuy nhiên, để đạt tới ý thức pháp luật nghề nghiệp ở trình độ cao, đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức nhà
nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật phải nỗ lực phấn đấu rất nhiều Một mặt,
ý thức pháp luật nghề nghiệp biểu hiện trình độ hiểu biết cao về pháp luật nên các cán bộ nhà nước tham gia hoạt động áp luật cần được đào tạo bài bản, được trang bị tri thức, hiểu biết pháp luật ở trình cử nhân và cao hơn; mỗi người phải thường xuyên tự tìm hiểu, cập nhật thông tin về các chình sách, văn bản pháp
luật mới Mặt khác, ý thức pháp luật nghề nghiệp phản ánh trình độ nghiệp vụ, kĩ
năng sử dụng và áp dụng pháp luật vào việc giải quyết các công việc của thực tiễn đời sống xã hội, do đó, mỗi cán bộ, công chức thuộc cơ quan hành chính, tư pháp cần thường xuyên trau dồi năng lực chuyên môn, nâng cao kiến thức nghiệp vụ, tự học hỏi, tìm ra những biện pháp tốt nhất để áp dụng pháp luật một cách có hiệu quả
2 Thống báo công khai kết quả áp dụng pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng:
Trong tiến trình dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội, việc thông báo công khai kết quả áp dụng pháp luật là một việc không thể thiếu được Có công
Trang 6khai thì mới có dân chủ, vì công khai là điều kiện để thực hiện quyền làm chủ của người dân Bản chất của Nhà nước ta là nhà nước dân chủ, nên công khai là một yêu cầu tất yếu, là một biểu hiện quan trọng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Yếu tố công khai trong hoạt động áp dụng pháp luật đòi hỏi cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật phải thông báo đầy đủ, chính xác, cụ thể
và rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân về các vụ việc vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa, các loại hành vi phạm pháp, phạm tội cũng như kết quả áp dụng pháp luật mà các cơ quan này đã thực hiện đối với loại vi phạm đó Các phương tiện thông tin đại chúng có vai trò hết sức quan trọng trong vấn đề này
Một trong những nhiệm vụ của phương tiện thông tin đại chúng là phát hiện
và phê phán thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội, hiện tượng tiêu cực, các vụ việc vi phạm pháp luật Các thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội, hiên tượng tiêu cực, tham nhũng, tha hóa về đạo đức, các vụ việc phạm pháp, phạm tội nghiêm trọng đã và đang là nguy cơ đe dọa sự sống của chế độ xã hội, hủy hoại nhân phẩm con người, làm suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ của cán bộ, đảng viên Những vấn nạn đó đã và đang gây hoang mang, bức xúc trong dư luận xã hội, làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào hiệu lực của bộ máy nhà nước Quán triệt phương châm “xây đi đôi với chống”, các phương tiện thông tin đại chúng luôn đi tiên phong trong việc phát hiện, nêu lên các vụ việc tham nhũng, tiêu cực, quan lieu, lãng phí, cửa quyền… Bên cạnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng gần đây đã phát hiện, phản ánh và phê phán những hiện tượng đáng báo động trong đạo đức, lối sống của một số đối tượng, nhất là giới trẻ, như sử dụng trái phép các chất ma túy, nạn mại dâm, cờ bạc, lối sống xa hoa, hưởng thụ, đề cao sức mạnh của đồng tiền… Sự phát hiện và phê phán của báo chí đã giúp cơ quan chức năng, gia đình và xã hội nhậ rõ hơn tác hại và hậu quả khôn lường của các tệ nạn; từ đó, đưa ra các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa
có hiệu quả
Trang 7Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cần thông báo công khai kết quả đấu tranh của các hành vi phạm pháp, phạm tội, kết quả hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan hữu trách Việc công khai, minh bạch thông tin về vấn đề này trên các phương tiện thông tin đại chúng có tác dụng hết sức quan trọng
Một là, nó có tác dụng trấn án dư luận xã hội, dẹp tan mọi băn khoăn, hoài
nghi, thắc mắc trong dư luận xã hội của quần chúng nhân dân về tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật và các cơ quan áp dụng pháp luật Nếu ai đó còn hoài nghi về việc các hành vi phạm pháp, phạm tội được bao che, dung túng bởi các
cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật thì việc thông báo công khai về sự việc trên báo, đài sẽ giúp họ giải tỏa sự hoài nghi đó
Hai là, việc thông báo công khai thông tin về kết quả áp dụng pháp luật trên
các phương tiện thông tin đại chúng có tác dụng cổ vũ các chủ thể pháp luật tích cực hơn nữa trong việc phát hiện các hành vi phạm pháp, phạm tội vì nó mang lại những kết quả cụ thể, thiết thực Nó cũng có tác dụng củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào hiệu lực của bộ máy nhà nước và hiệu quả của các cơ quan thực thi, bảo vệ pháp luật
III Liên hệ thực tiễn áp dụng pháp luật ở nước ta hiện nay:
Thực tiễn áp dụng pháp luật ở nước ta thời gian vừa qua cho thấy hoạt động này đã đạt được khá nhiều thành tựu, song vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục Trong bài làm nay tôi xin đi sâu hơn vào những mặt hạn chế của hoạt động áp dụng pháp luật nhằm hiểu rõ hơn những mặt bất cấp của không chỉ hoạt động áp dụng pháp luật mà còn của pháp luật Việt Nam hiện nay
- Trong quá trình áp dụng pháp luật còn có tình trạng xét xử chưa đúng người, đúng tội Nguyên nhân của tình trạng này có thể do sai sót của người có thẩm quyền áp dụng quy phạm pháp luật hoặc do việc xét xử án chưa khách quan, minh bạch
Trang 8- Thủ tục xét xử còn rườm rà, tạo ra nhiều kẽ hở để người có thẩm quyền áp dụng pháp luật thực hiện các hành vi tiêu cực
- Trong quá trình phát triển của đất nước về mọi mặt mà tiêu biểu là quá trình hội nhập đất nước, pháp luật càng xuất hiện nhiều “kẽ hở”, thiếu tính “dự đoán” dẫn tới việc áp dụng pháp luật gặp nhiều khó khăn
- Có nhiều văn bản luật chồng chéo, không thống nhất gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật
Dưới đây tôi xin tìm hiểu vào một số lĩnh vực cụ thể để làm rõ cho những nhận định trên
Trong lĩnh lực hình sự:
Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, xác định không đúng lỗi của người phạm tội đối với hậu quả chết người là cố ý hay vô ý sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực như định không đúng tội, không đảm bảo được tính công minh, có căn cứ và đúng pháp luật của hình phạt được quyết định, làm giảm hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm
Trong lĩnh vực dân sự:
Trong lĩnh vực dân sự không phải bao giờ và khi nào cũng có các qui phạm pháp luật sẵn có để có thể áp dụng trực tiếp, do vậy việc áp dụng tập quán và áp dụng quy phạm pháp luật tương tự vẫn có thể còn được sử dụng trong lĩnh vực dân sự Hy vọng rằng, khi hệ thống pháp luật dân sự của Nhà nước ta ngày một hoàn thiện hơn, phù hợp với cuộc sống thực tế, thì việc việc áp dụng pháp luật tương tự và áp dụng tập quán sẽ ngày một được thu hẹp và chỉ được áp dụng trong trường hợp thật sự cần thiết Có như vậy thì mới có thể từng bước đảm bảo các yêu cầu của một nhà nước pháp quyền
Trong lĩnh vực hành chính :
Các hoạt động áp dụng pháp luật này được thực hiện thường xuyên, liên tục,
nó diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên tất cả các lình vực của đời sống xã hội và
Trang 9liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, do
đó, đây là một hình thức quản lý quan trọng do rất nhiều chủ thể có thẩm quyền thực hiện trong quản lý hành chính nhà nước
Tuy nhiên, trong thực tiễn của hoạt động xử phạt, không ít trường hợp, chủ thể có thẩm quyền xử phạt đã vi phạm các yêu cầu của hoạt động xử phạt, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Ngoài ra, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính cũng còn những “kẽ hở” để các chủ thể có thẩm quyền thực hiện hành vi tiêu cực bởi vì các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính còn bộc lộ những hạn chế sau đây
Tuy nhiên việc xác định đúng thẩm quyền xử phạt đã bộc lộ những hạn chế nhất định trong thực tiễn áp dụng pháp luật
- Chỉ đối với một hành vi vi phạm, việc xác định thẩm quyền áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính có thể tạo ra nhiều cách áp dụng khác nhau
- Bên cạnh đó, có trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm và thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan khác nhau như hải quan, thuế, quản
lí thị trường (ví dụ đối với các hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu, trốn thuế,
vi phạm quy định về nhãn hàng hoá) Theo quy định của pháp luật thì vụ việc này phải chuyển cho Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền nơi xảy ra vi phạm xử phạt1 Song, trong thực tiễn, khi phát hiện ra hành vi vi phạm thì cơ quan có thẩm quyền chỉ xử lý đối với hành vi thuộc ngành mình quản lý mà không chuyển toàn bộ vụ vi phạm cho uỷ ban nhân dân để xử lý vì họ muốn giữ
vụ vi phạm lại để xử lý nhằm tăng nguồn thu cho cơ quan và cũng không có quy định nào đề cập đến trách nhiệm pháp lý cụ thể khi họ không chuyển toàn bộ vụ
vi phạm cho uỷ ban nhân dân xử phạt
- Như vậy, có những hành vi vi phạm xảy ra trên thực tế mà thẩm quyền áp dụng mức phạt tiền thì thuộc về cơ quan thụ lý nhưng thẩm quyền áp dụng các
1 Điều 42, khoản 3 điểm c, Pháp lệnh xử lý VPHC.
Trang 10biện pháp xử phạt bổ sung lại không thuộc cơ quan đó Hay về vụ việc vi phạm của công ty Vedan trong lĩnh vực môi trường, đối với hành vi này thì Chủ tịch
uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đều
có thẩm quyền xử phạt Nhưng thẩm quyền thu hồi giấy phép xả nước thải vào sông Thị Vải là thuộc thẩm quyền của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường hay thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng là vấn đề đang được tranh luận Vì theo quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì Bộ trưởng không có quyền xử phạt mà chỉ có Chánh thanh tra Bộ có quyền xử phạt trong vụ việc này, tuy nhiên, giấy phép về xả nước thải
ra sông Thị Vải lại do Bộ trưởng cấp, do đó, chỉ có Bộ trưởng mới có thẩm quyền thu hồi giấy phép đó Vì thế, việc xác định chủ thể có thẩm quyền xử lý
vụ việc này cũng đã gặp không ít khó khăn2
- Tóm lại, nếu có một hành vi vi phạm xảy ra trong thực tiễn thì việc xác định thẩm quyền xử phạt không chỉ đơn giản là cơ quan nào phát hiện ra vụ vi phạm và thụ lí thì cơ quan đó có quyền xử phạt Mà việc xác định thẩm quyền xử phạt phải căn cứ vào các dấu hiệu như hình thức, mức phạt, các biện pháp xử phạt bổ sung, các quy định đặc thù của ngành cũng như nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt, có như vậy, hoạt động xử phạt mới đảm bảo được đúng thẩm quyền và qua đó góp phần hạn chế tình trạng lạm quyền, vượt quyền trong
xử lý vi phạm hành chính
Thủ tục xử phạt:
- Thủ tục phạt tại chỗ cũng tạo ra nhiều kẽ hở cho chủ thể có thẩm quyền xử phạt thực hiện các hành vi tiêu cực khi tiến hành xử phạt đối với cá nhân, tổ chức
vi phạm
- Thủ tục xử phạt có lập biên bản: Biên bản là giấy tờ có giá trị pháp lý để làm căn cứ cho hoạt động xử phạt vi phạm hành chính Tuy nhiên, không phải tất
2 http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/10/807323/