1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận

100 458 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 802,5 KB

Nội dung

TRẦN THANH LONGMỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN NINH PHƯỚC, TỈNH NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SỸ KH

Trang 1

TRẦN THANH LONG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN

NINH PHƯỚC, TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Nghệ An – 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THANH LONG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN

NINH PHƯỚC, TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.05 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Sỹ Tùng

Nghệ An – 2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành nhất, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô trường Đại học Vinh đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Ngô Sỹ Tùng, người Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo Sở Giáo dục

và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận, các đồng chí lãnh đạo và giáo viên các trường THPT Huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận.

Xin cám ơn đồng nghiệp, bạn bè, gia đình đã cổ vũ động viên, cung cấp các số liệu, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học và hoàn thành luận văn.

Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn, do khả năng và thời gian có hạn, chắc chắn không tránh khỏi các thiếu sót, kính mong được sự chỉ dẫn và góp ý.

Một lần nữa tác giả xin trân trọng cảm ơn!

Nghệ An, năm 2013

Tác giả

Trần Thanh Long

Trang 4

CBQL

Cán bộCán bộ quản lý

Ủy ban nhân dân

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Những đóng góp của đề tài 4

8 Cấu trúc của luận văn 4

Chương 1 Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở các trường THPT 5

1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

1.2 Các khái niệm cơ bản 9

1.2.1 Quản lý 9

1.2.2 Quản lý giáo dục 11

1.2.3 Công nghệ thông tin 13

1.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin 16

1.2.5 Hoạt động dạy học 18

1.2.6 Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học 20

1.3 Một số vấn đề về ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở trường THPT

25 23 1.3.1 Ứng dụng CNTT trong soạn thảo giáo án 23

1.3.2 Ứng dụng CNTT trong thực hiện bài giảng 24

1.3.3 Ứng dụng CNTT trong khai thác dữ liệu 25

1.3.4 Ứng dụng CNTT trong đánh giá 27

1.3.5 Ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh 28

1.4 Vai trò của CBQL với việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông 28 1.4.1 Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT 28

1.4.2 Tổ chức triển khai và quản lý ứng dụng 29

1.4.3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng 30

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở trường THPT 30

Tiểu kết chương 1 31

Trang 6

Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận 33

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục THPT huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận 33

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 33

2.1.2 Khái quát về các trường THPT của huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận 35

2.2 Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận 38

2.2.1 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác ứng dụng CNTT 38

2.2.2 Trình độ tin học của CBQL, giáo viên các trường THPT

49 39 2.2.3 Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học 40

2.3 Thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận 44

2.3.1 Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học 44

2.3.2 Thực trạng quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học 946

2.4 Thực trạng về hệ thống mạng thông suốt từ trung ương đến địa phương trong ngành GDĐT 48

2.4.1 Bộ GDĐT 48

2.4.2 Sở GDĐT 50

2.4.3 Trường THPT 51

2.5 Đánh giá chung thực trạng 52

Tiểu kết chương 2 54

Chương 3 Một số biện pháp quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận

Trang 7

trong hoạt động dạy học ở các trường THPT 60

3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học 60

3.2.2 Biện pháp 2: Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực CNTT cho đội ngũ cán bộ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường……… 61

3.2.3 Biện pháp 3: Tăng cường lập kế hoạch và chỉ đạo triển khai các nội dung ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học 62

3.2.4 Biện pháp 4: Quản lý công tác biên soạn, lưu trữ các phần mềm dạy học và các bài giảng điện tử 65

3.2.5 Biện pháp 5: Xây dựng và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện CNTT 66

3.2.6 Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra việc thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên 67

3.2.7 Biện pháp 7: Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng thiết kế bài giảng trình chiếu trên máy tính

81 69 3.2.8 Biện pháp 8: Sử dụng các hình thức thi đua khen thưởng, hỗ trợ phù hợp kịp thời

81 76 3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp

86 77 3.4 Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

86 78 Tiểu kết chương 3 81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 86

PHỤ LỤC……… 88

Trang 8

Máy tính đã trở thành công cụ lao động không thể thiếu của con ngườitrong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Trong những năm gầnđây, nước ta đã có những bước nhảy vọt về kinh tế xã hội, thúc đẩy nền khoahọc kĩ thuật nói chung, ngành CNTT phát triển mạnh mẽ và trở thành một ngànhquan trọng hàng đầu Đối với ngành giáo dục, việc áp dụng CNTT vào công tácgiảng dạy và học tập đã trở thành vấn đề cần được quan tâm đặc biệt NgànhGiáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ chuẩn bị cho xã hội nguồn nhân lực thì nhấtthiết phải có những đổi mới mạnh mẽ và phù hợp để nâng cao chất lượng giáodục đào tạo đáp ứng cho nhu cầu nhân lực của nền kinh tế tri thức.

Xác định được tầm quan trọng của CNTT, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã rachỉ thị số 55/2008/CT-2008 ngày 30/9/2008 về tăng cường giảng dạy, đào tạo vàứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 Quyếtđịnh số 698/QĐ-TTg, ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kếhoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 vàđịnh hướng đến năm 2020

Cùng với các cơ sở giáo dục trên cả nước, nhiều năm qua các trườngTHPT của huyện Ninh Phước đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý ứng dụngcông nghệ thông tin trong hoạt động dạy học phù hợp cho riêng mình, những cố

Trang 9

gắng ấy đã tạo ra những chuyển biến đáng kể trong phong trào thi đua dạy tốthọc tốt của các trường trong huyện.

Tuy nhiên, phong trào ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở mỗitrường vẫn chưa đều khắp ở các tổ, đoàn thể và các cán bộ giáo viên Nó chỉdừng lại ở bề nổi của hình thức mà chưa đi vào chiều sâu chất lượng và chưađược thường xuyên, liên tục, nó chưa trở thành nhu cầu tự thân của mỗi giáoviên Trong khi nghiên cứu thực tế, tôi nhận thấy có nhiều đề tài nghiên cứu vềứng dụng CNTT trong dạy và học các bộ môn như là: đề tài ứng dụng CNTTtrong đổi mới phương pháp giảng dạy các bộ môn Công nghệ, Vật Lý, Sinhhọc… Tuy nhiên đến nay còn ít đề tài nghiên cứu về quản lý ứng dụng CNTTtrong hoạt động dạy học ở các trường THPT

Huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận hiện nay chưa có một công trìnhnghiên cứu khoa học nào bàn về vấn đề này, với những lý do trên, chúng tôi đã

chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp quản lý việc ứng dụng công nghệ

thông tin trong hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện Ninh Phước, tỉnh

Ninh Thuận ”.

2 Mục đích nghiên cứu:

Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao việc ứng dụng côngnghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện Ninh Phước,tỉnh Ninh Thuận

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu:

3.1 Khách thể nghiên cứu:

Quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở cáctrường THPT

3.2 Đối tượng nghiên cứu:

Một số biện pháp quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạtđộng dạy học ở các trường THPT huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận

Trang 10

4 Giả thuyết khoa học:

Chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Ninh Phước, tỉnh NinhThuận sẽ được nâng cao nếu đề xuất và thực hiện được một số biện pháp quản lý

có tính khoa học và khả thi

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:

5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học

ở trường THPT

- Nghiên cứu thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin trongdạy học ở các trường THPT huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận

- Đề xuất và thăm dò tính cần thiết và khả thi của một số biện pháp quản

lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hoạt động dạy học ở cáctrường THPT huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận

+ Trường THPT Nguyễn Huệ

6 Phương pháp nghiên cứu:

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phân tích và tổng hợp

- Khái quát hóa các nhận định độc lập

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp phỏng vấn

Trang 11

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động

7 Những đóng góp của đề tài

Khẳng định cơ sở lý luận khoa học về quản lý ứng dụng CNTT tronghoạt động dạy học là một việc làm quan trọng và cần thiết trong vai trò là nhàquản lý của Hiệu trưởng, đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện nhà trường trong đó

có yêu cầu đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về việc quản lý ứng dụng CNTT trong dạyhọc ở trường THPT

Phân tích, đánh giá nguyên nhân tồn tại trong quản lý ứng dụng CNTTtrong dạy học, đưa ra một số biện pháp khả thi về quản lý ứng dụng CNTT tronghoạt động dạy học ở các trường THPT huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận nóiriêng và các trường THPT nói chung

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lụcnghiên cứu, luận văn có 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý ứng dụng công nghệ thông

tin trong hoạt động dạy học ở các trường THPT.

- Chương 2: Thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt

động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.

- Chương 3: Một số biện pháp quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin trong

hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.

Trang 12

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT

1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn nền kinh tế tri thức Vì vậyviệc nâng cao hiệu quả chất lượng GD & ĐT sẽ là yếu tố sống còn và quyết định

sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia Việc áp dụng những công nghệ mới vàogiáo dục trong đó có CNTT chính là một trong những giải pháp nâng cao chấtlượng giáo dục Điều này đặt ra vấn đề cho các nhà quản lý giáo dục là: Làm thếnào để thúc đẩy việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ? Chính vì vậy vấn

đề nghiên cứu các biện pháp quản lý để thúc đẩy ứng dụng CNTT trong giáo dục

đã thực sự sự phát triển rộng khắp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.Việt Nam trong xu thế hội nhập với thế giới, mọi thành phần, tổ chức,ngành nghề trong nước cũng không nằm ngoài xu thế đó, vì vậy trong lĩnh vựcgiáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông cũng không phải là ngoại lệ Trong quátrình hội nhập toàn cầu như hiện nay, quan trọng nhất là bản thân chúng ta luôncập nhật được những tiến bộ của nhân loại trong cách dạy, cách học và phươngpháp quản lý giáo dục tiên tiến trên thế giới Tuy nhiên tùy hoàn cảnh cụ thể củađơn vị mà chúng ta áp dụng cho phù hợp

Trong dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 – 2020 quacác lần dự thảo có nhiều nội dung liên quan đến ứng dụng CNTT trong quản lýgiáo dục

Những thành tựu của ngành giáo dục Việt Nam trong những năm đầu thế

kỷ XXI, có nêu: “ Công tác quản lý giáo dục đã có nhiều chuyển biến Công tácquản lý chất lượng đã được chú trọng với việc tăng cường hệ thống đánh giá vàkiểm định chất lượng Năm 2008, Bộ GD-ĐT đã hoàn thành việc xây dựng đề

Trang 13

án đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục, trong đó có đề án học phí Việc phâncấp quản lý giáo dục cho các địa phương và sở giáo dục được đẩy mạnh, đặcbiệt tăng quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục trong tuyển dụng giáo viên, sửdụng ngân sách, tổ chức quy trình giáo dục, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học,thực hiện chương trình, sách giáo khoa phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh vàđiều kiện cụ thể của từng vùng miền Cải cách hành chính trong toàn ngành giáodục được đẩy mạnh Cơ chế “ một cửa” được triển khai thí điểm tại cơ quan bộ và63/63 văn phòng của các Sở giáo dục.

Tất cả các nhà trường hiện nay đều đã sử dụng CNTT trong quản lí Cáccông việc cụ thể đã được nghiên cứu và thực hiện với hoạt động của CNTT là: Quán triệt văn bản quy phạm pháp luật về CNTT; xây dựng kế hoạch triển khaihoạt động CNTT năm học : Các Sở GDĐT đã tổ chức quán triệt và nâng cao nhậnthức, trách nhiệm đến toàn thể cán bộ, giáo viên trong ngành ở địa phương, trước hếtcho lãnh đạo các đơn vị, các cơ sở giáo dục và đào tạo về tinh thần và nội dung củacác văn bản quan trọng : Quyết định 698/ QĐ - TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệthông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Chỉ thị số 55/2008/CT -BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đàotạo và ứng dụng CNTT trong ngành GD giai đoạn 2008 - 2012; Quán triệt và triểnkhai Nghị định 102/2009/NĐ - CP ngày 6 tháng 11 năm 2009 về quản lý đầu tưứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước

Các Sở GD&ĐT đã cùng với các Chi nhánh của Tổng công ty Viễn thôngquân đội Viettel, phối hợp với các sở, ban ngành địa phương tiếp tục triển khaimạnh mẽ việc thực hiện kết nối Internet băng thông rộng miễn phí đến các cơ sởgiáo dục mẫu giáo, mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông,

Trang 14

các phòng giáo dục và đào tạo, các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâmhọc tập cộng đồng và các trường trung cấp chuyên nghiệp

Tiếp tục triển khai hệ thống e-mail @moet.edu.vn phục vụ công tác quản

lý giáo dục chung của ngành Hướng dẫn, phổ biến cho cán bộ quản lý cơ sởgiáo dục, giáo viên, học sinh khai thác, sử dụng thông tin trên hệ thống website

của Bộ GD&ĐT tại các địa chỉ www.moet.gov.vn, www.edu.net.vn Các Sở

GD&ĐT có website để cung cấp thông tin và kết nối thông tin với Website Bộ

để đồng bộ dữ liệu, không nhất thiết sao chép lại Các Sở GD&ĐT chỉ đạo cáctrường đưa các phần mềm mã nguồn mở vào chương trình dạy môn tin họcchính khoá và cài đặt cho các máy tính sử dụng trong các trường học và trongcác cơ quan quản lý giáo dục

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong phong trào “Xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực” bằng cách làm phong phú và sinh động các giờ học, cáchoạt động ngoại khóa và các hoạt động khác như tổ chức cho học sinh tự đi thuthập tài liệu, quay phim chụp ảnh các di tích lịch sử, các danh nhân thuộc địaphương để làm tư liệu lịch sử, đưa lên website của trường, của Sở GD&ĐT Thực hiện việc chuyển phát công văn, tài liệu qua mạng điện tử, kết nốithông tin và điều hành bằng văn bản điện tử giữa Sở GD&ĐT, các phòngGD&ĐT và các trường học; giữa các Sở GD&ĐT và Bộ GD&ĐT; Tuyển chọn

và tổ chức công bố công khai các thủ tục hành chính trên website để giáo viên,học sinh và phụ huynh sử dụng; các thủ tục chung của toàn ngành thì kết nốitrực tiếp vào trang web cải cách hành chính của Bộ http://cchc.moet.gov.vn đểđồng bộ kịp thời khi có thay đổi Tổ chức thông báo miễn phí trên website củatrường, của Sở và qua e-mail kết quả học tập và rèn luyện của học sinh cho phụhuynh học sinh có nhu cầu và ở những nơi có điều kiện; triển khai tin học hoáquản lý trong trường học Tập huấn, bồi dưỡng về CNTT cho giáo viên, cán bộ

Trang 15

quản lý cơ sở GD Tăng cường đầu tư hạ tầng thiết bị CNTT phục vụ cho ứngdụng CNTT và dạy môn tin học.

Trong xu thế biến động mạnh mẽ của cuộc cách mạng thông tin, Đảng,Chính phủ, Bộ GD&ĐT, UBND Tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều văn bản chỉ đạo

và xác định CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển

- Nghị định 49/CP của Chính phủ cũng nêu rõ: “Cần nhanh chóng đào

tạo chính quy một đội ngũ chuyên viên lành nghề trong lĩnh vực CNTT, giáo dục phổ cập về CNTT trong trường trung học, phổ biến kiến thức về CNTT trong xã hội, đồng thời tăng cường áp dụng CNTT trong bản thân ngành Giáo dục và Đào tạo” Tin học hóa QLGD vừa là nhiệm vụ phải thực hiện đồng thời cũng là

biện pháp để thực hiện tốt nhất, hiệu quả nhất công tác QLGD

- Chỉ thị số 29/2001/CT - BGDĐT ngày 30/7/2001 của Bộ Trưởng Bộ GD

& ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành GD;

- Chỉ thị số 9584/BGDĐT- CNTT, ngày 7/9/2007 của Bộ GD&ĐT về

hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2008 – 2009 đã ghi: “Tiếp tục đổi mới

mạnh mẽ phương pháp dạy và học; tăng cường ứng dụng CNTT trong các hoạt động của nhà trường, nhất là ứng dụng CNTT trong giảng dạy, học tập và quản

Trang 16

lý giáo dục; đẩy mạnh chương trình dạy ngoại ngữ, tin học trong các cơ sở giáo dục; đặc biệt là cấp THCS và THPT”, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là lấy

năm học 2008 – 2009 là “Năm Công nghệ thông tin”

- Công văn số 4987/BGDĐT-CNTT, ngày 02/8/2012 của Bộ GD&ĐT vềviệc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2012-2013;

- Công văn số 1697/SGDĐT-VP ngày 02/10/2012 của Sở GD&ĐT NinhThuận về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2012-2013

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Quản lý

Khi xã hội loài người xuất hiện, một loạt các quan hệ: giữa con người vớicon người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với xã hội và cả quan

hệ giữa con người với chính bản thân mình xuất hiện theo Và chính vì điều này

đã làm nảy sinh nhu cầu về quản lý

Quản lý là một hoạt động, một dạng lao động có tính chất đặc thù, có tính

tổ chức, hoạt động đa dạng rất phức tạp và có nhiều cách hiểu, cách tiếp cậnkhác nhau trên cơ sở phương pháp luận khoa học để nghiên cứu các yếu tố, lĩnhvực quản lý làm đối tượng của nghiên cứu Vì thế có rất nhiều định nghĩa, quanđiểm, quan niệm về quản lý của các học giả, các nhà khoa học ở các thời kỳ lịch

sử xã hội khác nhau, có người nói rằng quản lý là cai quản, điều hành, điềukhiển, chỉ huy hướng dẫn; cũng có người cho rằng quản lý là một nghệ thuật

Theo Tự điển Việt Nam thông dụng (NXB Giáo dục, 1998) quản lý là: tổchức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan [18]

Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó conngười có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và

sự bất mãn cá nhân ít nhất Quản lý là một trong những loại hình lao động quantrọng nhất trong các hoạt động của con người Quản lí đúng tức là con người đã

Trang 17

nhận thức được quy luật, vận động theo quy luật và sẽ đạt được những thànhcông to lớn Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồntại và phát triển đều phải dựa vào sự nổ lực của cá nhân, của một tổ chức, từ mộtnhóm nhỏ đến phạm vi rộng lớn hơn ở tầm quốc gia, quốc tế và đều phải thừanhận và chịu một sự quản lý nào đó.

Các Mác đã viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao độngchung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sựchỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năngchung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vậnđộng của những khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự mìnhđiều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [11]

Ngày nay thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến, nhưng chưa có một địnhnghĩa thống nhất Có người cho rằng quản lí là hoạt động nhằm bảo đảm sựhoàn thành công việc thông qua sự nỗ lực của người khác, cũng có người choquản lí là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhânnhằm đạt được mục đích của nhóm Tuy nhiên theo nghĩa rộng, quản lý là hoạtđộng có mục đích của con người, cho đến nay nhiều người cho rằng: Quản lýchính là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của ngườikhác nhằm thu được kết quả mong muốn

Các nhà khoa học Việt Nam ở mỗi góc nhìn khác nhau khi đề cập đếnquản lý cũng đã đưa ra các khái niệm khác nhau Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo:

“Quản lý về bản chất bao gồm quá trình quản và quá trình lý Quản là chăm sóc,giữ gìn nhằm làm ổn định hệ thống Lý là xử lý, sửa sang, chỉnh đốn nhằm làmcho hệ thống phát triển [1, Tr 176]

Tác giả Trần Hữu Cát và Đoàn Minh Duệ cho rằng: “Quản lý là hoạt độngthiết yếu nảy sinh khi con người hoạt động tập thể, là sự tác động của chủ thể

Trang 18

vào khách thể, trong đó quan trọng nhất là khách thể con người nhằm thực hiệnmục tiêu chung của tổ chức [5, Tr 41]

Tác giả Nguyễn Văn Lê thì quan niệm: “Quản lý là một hệ thống xã hội,

là khoa học và nghệ thuật tác động vào từng thành tố của hệ thống bằng nhữngphương pháp thích hợp, nhằm đạt các mục tiêu đề ra cho hệ và từng thành tố của

hệ [10,Tr 6]

Theo hai tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ: “Quản lý là một quá trìnhđịnh hướng, có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêunhất định” [8, Tr 29]

Tóm lại, từ những quan điểm trên của các định nghĩa và xét quản lý với tưcách là một hành động, phần đông các nhà khoa học đều thống nhất rằng: Quản

lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượngquản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra

- Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định

- Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận chủ thể quản lý và đốitượng quản lý, đây là quan hệ ra lệnh phục tùng, không đồng cấp và có tính bắtbuộc

- Quản lý bao giờ cũng là quản lý con người

- Quản lý là sự tác động, mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quyluật khách quan

- Quản lý có khả năng thích nghi giữa chủ thể với đối tượng quản lý vàngược lại

Trang 19

thức để duy trì và phát triển xã hội loài người Vì thế giáo dục tồn tại, vận động

và phát triển như một hệ thống Để quản lý vận hành tốt hệ thống này, sự ra đờicủa quản lý giáo dục là một tất yếu

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục thực chất là tácđộng đến nhà trường, làm cho nó tối ưu được quá trình dạy học, giáo dục theođường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt những tính chất của nhàtrường THPT xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dựkiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới” [13, Tr 32]

“Quản lý GD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợpquy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối vànguyên lý GD của Đảng, thực hiện các tính chất của trường học XHCN, tiêuđiểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đếnmục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất Quản lý GD là sự tác động của

hệ thống quản lý GD nhà nước từ cấp Trung ương đến địa phương, đến kháchthể quản lý và hệ thống GD quốc dân và sự nghiệp GD của mỗi địa phươngnhằm đưa hoạt động GD đến kết quả mong muốn [13, Tr 35]

Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát làhoạt động điều hành, phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tácđào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội

Quản lý giáo dục vừa là một khoa học đồng thời mang tính nghệ thuật Tác giả Trần Kiểm có nêu quản lý giáo dục có nhiều cấp độ, mà chủ yếu

là ở hai cấp độ vĩ mô và vi mô

Cấp độ vĩ mô: “quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác củachủ thể quản lý đến tất cả hệ thống giáo dục nhằm thực hiện có chất lượng vàhiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội yêu cầu”

Cấp vi mô: “quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác của chủthể quản lý đến giáo viên, nhân viên, học sinh và các lực lượng xã hội trong và

Trang 20

ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dụccủa nhà trường” [9, Tr 36]

Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới kháchthể quản lý nhằm đưa ra hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt đến kếtquả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất

Như vậy, quản lý GD là quản lý quá trình hoạt động dạy và học bao gồmcác thành tố của hoạt động dạy học, những tác động của nó lên hệ thống là tácđộng kép tạo ra sức mạnh tổng hợp, vì thế chủ thể quản lý cần phải chú ý đếnmối quan hệ quản lý dạy học trong hoạt động GD, các mối quan hệ giữa các cấpquản lý, quan hệ nội bộ và bên ngoài Quản lý GD cũng có quy mô và các cấp

độ đa dạng phức tạp chịu sự tác động của yếu tố khách quan, vận hành trongmôi trường đa dạng, hoạt động theo quy luật, do đó người làm công tác quản lý

GD cần hiểu rõ các yếu tố này để nhận thức đúng đắn từ đó cải tiến và đổi mới

tư duy trong quản lý GD cho phù hợp với thời đại ngày nay

Quản lý GD là tổng hợp các biện pháp kế hoạch hóa, tổ chức thực hiệnnhằm đảm bảo sự vận hành các cơ quan trong hệ thống giáo dục các cấp Quản

lý GD chịu sự chi phối các quy luật xã hội và sự tác động của quản lý xã hội

Tóm lại, cũng như quản lý nói chung, quản lý giáo dục là hệ thống nhữngtác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làmcho hệ thống giáo dục được vận hành theo đúng đường lối quan điểm của Đảng

và thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đã đề ra Trong quản lý GD, các hoạt độngquản lý hành chính, quản lý chuyên môn đan xen lẫn nhau, tạo thành thể thốngnhất

1.2.3 Công nghệ thông tin

Trang 21

1.2.3.1 Khái niệm công nghệ

Công nghệ (Technology) là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng,

bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.Như vậy công nghệ là việc ứng dụng của các dụng cụ, máy móc nguyên vật liệu

và quy trình để giúp đỡ giải quyết những vấn đề của con người Với tư cách làhoạt động con người, công nghệ diễn ra trước khi có khoa học và kỹ nghệ Nóthể hiện những kiến thức của con người trong việc giải quyết các các vấn đềthực tế để tạo ra các dụng cụ, máy móc nguyên liệu hoặc quy trình tiêu chuẩn

1.2.3.2 Khái niệm thông tin

Thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới kháchquan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội Điều cơ bản là conngười thông qua việc cảm nhận thông tin làm tăng hiểu biết cho mình và tiếnhành những hoạt động có ích cho cộng đồng

Thông tin được lưu trữ trên nhiều dạng vật liệu khác nhau như được khắctrên đá, được ghi lại trên giấy, trên bìa, trên băng từ, đĩa từ Ngày nay, thuậtngữ "thông tin" (information) được sử dụng khá phổ biến Thông tin chính là tất

cả những gì mang lại hiểu biết cho con người Con người luôn có nhu cầu thuthập thông tin bằng nhiều cách khác nhau: đọc báo, nghe đài, xem truyền hình,giao tiếp với người khác Thông tin làm tăng hiểu biết của con người, là nguồngốc của nhận thức và là cơ sở của quyết định

Môi trường vận động thông tin là môi trường truyền tin, nó bao gồm cáckênh liên lạc tự nhiên hoặc nhân tạo như sóng âm, tia sáng, dây dẫn, sóng âmthanh, sóng hình Kênh liên lạc thường nối các thiết bị của máy móc với nhauhay nối với con người Con người có hình thức liên lạc tự nhiên và cao cấp làtiếng nói, từ đó nghĩ ra chữ viết Ngày nay nhiều công cụ phổ biến thông tin đãxuất hiện: bút viết, máy in, điện tín, điện thoại, phát thanh, truyền hình, phimảnh v.v

Trang 22

Về nguyên tắc, thì bất kỳ cấu trúc vật chất nào hoặc bất kỳ dòng nănglượng nào cũng có thể mang thông tin Các vật có thể mang thông tin được gọi

là giá mang tin (support) Thông tin luôn mang một ý nghĩa xác định nhưng hìnhthức thể hiện của thông tin thì rõ ràng mang tính quy ước Có nhiều cách phânloại thông tin Chúng ta quan tâm đến cách phân loại dựa vào đặc tính liên tụchay rời rạc của tín hiệu vật lý Tương ứng, thông tin sẽ được chia thành thông tinliên tục và thông tin rời rạc

1.2.3.3 Khái niệm công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phươngtiện và công cụ kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông,nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tinrất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xãhội CNTT phục vụ trực tiếp cho việc cải tiến quản lý Nhà nước, nâng cao hiệuquả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hộikhác, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân CNTT đượcphát triển trên nền tảng phát triển của các công nghệ Điện tử - Tin học - Viễnthông và tự động hoá (Theo Nghị định 49/CP)

1.2.3.4 Những đặc điểm của CNTT

Công cụ của CNTT là hệ thống máy tính điện tử và hệ thống truyền dẫnthông tin Những công cụ, máy móc của ngành công nghệ thông tin thực hiệnnhững thao tác xử lý thông tin rất nhanh, chính xác Các kết quả của xử lýthông tin bằng công nghệ thông tin có độ tin cậy cao Những quyết định quản

lý dựa trên thông tin đã được xử lý bằng công nghệ thông tin vì vậy có đượctính chặt chẽ, hợp lý, có tính kịp thời nên có hiệu quả cao

Máy móc có thể hoạt động liên tục không mệt mỏi Việc ứng dụngcông nghệ thông tin trong công việc có thể làm cho công việc được tiến hànhkhông ngừng trong ngày cả ngày lễ, ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc của con

Trang 23

người, giảm bớt sự can thiệp cụ thể của con người.

CNTT làm thay đổi tư duy của con người Thực tế cho thấy, từ khi côngnghệ thông tin phát triển rộng rãi, xã hội đã quen với máy tính, điện thoại, vànhiều phương tiện truyền thông khác nhau Trong thời đại CNTT phát triển,thông tin đến với con người theo nhiều con đường với nhiều hình thức khácnhau Con người buộc phải thu thập, chọn lọc để có được những thông tinđáng tin cậy để sử dụng trong công việc Cách tư duy của con người dần dầncũng thay đổi theo

CNTT làm thay đổi thói quen của con người Những thao tác xử lý thôngtin theo cách thức truyền thống không còn phù hợp với công việc hiện nay.Con người phải thay đổi phương thức xử lý thông tin phù hợp với công việc,với hoàn cảnh hiện nay

CNTT làm thay đổi cách quản lý, trong đó có QLGD Công nghệ mới đòihỏi phải có cách quản lý phù hợp CNTT là một công nghệ mới, cách thứcquản lý cũ không còn phù hợp nên phải thay đổi

CNTT làm cho hướng lưu chuyển các luồng thông tin thay đổi cơ bản.Trước đây, thông tin thường đến với các lãnh đạo trước rồi được chuyển quanhiều cấp đến nhân viên thực thi, thông tin ngược từ nhân viên chuyển quanhiều cấp đến lãnh đạo xử lý Với xu hướng phát triển CNTT, thông tin cóthể chuyển theo thẳng từ lãnh đạo đến thẳng nhân viên và từ nhân viên lênthẳng các cấp lãnh đạo mà không cần qua trung gian

CNTT làm thay đổi cách QLGD một cách toàn diện CNTT tham giavào tất cả các khâu trong QLGD một cách mạnh mẽ, có hiệu quả Thôngtin được lưu chuyển nhanh hơn, rộng rãi hơn giúp cho các nhà QLGD phải tựthay đổi mình cho phù hợp hoàn cảnh mới

1.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin

Trang 24

Là việc sử dụng công cụ CNTT nhằm hỗ trợ cho một hoạt động nào đó mà

nó góp phần cho người sử dụng nó hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong mộtthời gian ngắn hơn, kết quả chuẩn xác hơn nhờ các tính toán chính xác từ máytính

Việc ứng dụng CNTT trong việc dạy học đang phát triển ngày càng nhiều

về số lượng ở Việt Nam với nhiều hình thức rất đa dạng

Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11, đã được Quốc hội nước Cộnghòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng

6 năm 2006, tại điều 4 khoản 5, 6 đã nêu: “Ứng dụng công nghệ thông tin là việc

sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội,đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất,chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này” “Phát triển công nghệ thông tin làhoạt động nghiên cứu - phát triển liên quan đến quá trình sản xuất, truyền đưa,thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số; phát triển nguồn nhân lực côngnghệ thông tin; phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và phát triển dịch vụcông nghệ thông tin”

Điều 24, luật Công nghệ thông tin nêu rõ nguyên tắc ứng dụng CNTTtrong hoạt động của cơ quan nhà nước:

“1 Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhànước phải được ưu tiên, bảo đảm tính công khai, minh bạch nhằm nâng cao hiệulực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước; tạo điều kiện để nhân dân thựchiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân

2 Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhànước phải thúc đẩy chương trình đổi mới hoạt động của cơ quan nhà nước vàchương trình cải cách hành chính

3 Việc cung cấp, trao đổi thông tin phải bảo đảm chính xác và phù hợpvới mục đích sử dụng

Trang 25

4 Quy trình, thủ tục hoạt động phải công khai, minh bạch.

5 Sử dụng thống nhất tiêu chuẩn, bảo đảm tính tương thích về công nghệtrong toàn bộ hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước

6 Bảo đảm an ninh, an toàn, tiết kiệm và có hiệu quả

7 Người đứng đầu cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về việc ứngdụng công nghệ thông tin thuộc thẩm quyền quản lý của mình”

1.2.5 Hoạt động dạy học

1.2.5.1 Khái niệm về hoạt động:

Cuộc sống của con người là một dòng hoạt động kế tiếp nhằm đạt đượcnhững mục đích nhất định Hoạt động là quá trình con người thực hiện mối quan

hệ của mình với thế giới tự nhiên, xã hội, người khác và bản thân Đó là quátrình chuyển hoá năng lực lao động và các phẩm chất tâm lí của bản thân thànhsản phẩm và quá trình ngược lại là tách những thuộc tính của sự vật, của sảnphẩm quay trở về với chủ thể, biến thành vốn liếng tinh thần của chủ thể

Mỗi lứa tuổi đều gắn liền với hoạt động chủ đạo Trong nhà trường phổthông hoạt động chủ đạo của người thầy giáo là dạy học, của học sinh là hoạtđộng học tập

1.2.5.2 Khái niệm dạy học:

Dạy học là một quy trình của giáo dục, đôi khi nó cũng mang ý nghĩa như

là quá trình truyền thụ, phổ biến tri thức, truyền thụ sự suy luận đúng đắn, truyềnthụ sự hiểu biết Dạy học là nền tảng cho việc truyền thụ, phổ biến văn hóa từthế hệ này đến thế hệ khác Dạy học là phương tiện để đánh thức và nhận ra khảnăng, năng lực tiềm ẩn của chính mỗi cá nhân, đánh thức trí tuệ của mỗi người

Nó ứng dụng phương pháp giáo dục, một phương pháp nghiên cứu mối quan hệgiữa dạy và học để đưa đến những rèn luyện về tinh thần, và làm chủ được cácmặt như: ngôn ngữ, tâm lý, tình cảm, tâm thần, cách ứng xử trong xã hội

Trang 26

Dạy học là một hình thức giáo dục đặc biệt quan trọng và cần thiết cho sựphát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách học sinh Quá trình dạy học nói riêng vàquá trình giáo dục nói chung luôn gồm các thành tố có liên hệ mang tính hệthống với nhau: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục,phương tiện giáo dục và hình thức tổ chức.

Dạy học là toàn bộ các thao tác có mục đích nhằm chuyển các giá trị tinhthần, các hiểu biết, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được hoặc cộng đồng

đã đạt được vào bên trong một con người Dạy học là một khái niệm chỉ hoạtđộng chung của người dạy và người học Hai hoạt động này song song tồn tại vàphát triển trong cùng một quá trình thống nhất Trong đó hoạt động dạy giữ vaitrò chủ đạo còn hoạt động học giữ vai trò tích cực chủ động

Có thể hiểu một cách chính xác hơn “Dạy học là một quá trình gồm toàn

bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước có nănglực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần,các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên

cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộcuộc sống củamỗi người học”

Theo tác giả Phạm Minh Hạc, “Dạy học là một chức năng xã hội, nhằmtruyền đạt và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội đã tích lũy được, nhằm biếnkiến thức, kinh nghiệm xã hội thành phẩm chất và năng lực cá nhân” [7, Tr 18]

Tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt đã viết: “Quá trình dạy học là mộtquá trình sư phạm bộ phận một phương tiện để trau dồi học vấn, phát triển giáodục và giáo dục phẩm chất, nhân cách thông qua sự tác động qua lại giữa ngườidạy và người học nhằm truyền thụ và lĩnh hội một cách có hệ thống những trithức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo, nhận thức và thực hành” [8, Tr 25]

Hoạt động dạy học là quá trình gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng:hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh Trong đó dưới sự

Trang 27

lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên, người học tự giác, tích cực tự tổchức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụhọc tập Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy của giáo viên có vai trò chủđạo, hoạt động học của học sinh có vai trò tự giác, chủ động, tích cực Nếu thiếumột trong hai hoạt động trên, quá trình dạy học không diễn ra.

Hoạt động dạy học bao gồm hoạt động dạy của thầy và hoạt động học củatrò Chúng luôn gắn bó mật thiết nhau, quy định lẫn nhau bởi hai chủ thể là thầy-trò nhằm truyền thụ và lĩnh hội các tri thức khoa học của nhân loại để hình thànhthế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và phẩm chất nhân cách của ngườihọc Chính vì vậy Thầy với hoạt động dạy và trò với hoạt động học được xem làhai nhân tố trung tâm của quá trình dạy học Hai hoạt động này thống nhất vớinhau và phản ánh tính chất hai mặt của quá trình dạy học Vì thế chúng ta chỉ cóthể tìm thấy bản chất của quá trình dạy học ở hai nhân tố này

1.2.6 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

Trong xu thế mở cửa hội nhập với thế giới, lĩnh vực giáo dục đào tạo, đặcbiệt là giáo dục phổ thông được cập nhật những tiến bộ trong cách dạy, cách họccũng như cách thức quản lý giáo dục của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.Một trong những đặc điểm nổi bật của xu hướng giáo dục hiện đại là sự thay đổitrong triết lý giáo dục, đó là xem người học là trung tâm của mô hình giáo dụcthay cho giáo viên là trung tâm như mô hình giáo dục truyền thống Vì thế, giáodục Việt Nam, nơi đề cao vị thế người Thầy phải thay đổi căn bản trong nhậnthức Học sinh là sản phẩm của nhà trường, vì vậy chất lượng của người họcchính là thước đo, là tiêu chí để đánh giá chất lượng và hiệu quả của ngành giáodục

Với sự thay đổi mô hình giáo dục trong trường phổ thông như trên, vai tròcủa CNTT trở nên đặc biệt quan trọng, CNTT trở thành công cụ cần thiết phục

Trang 28

vụ hiệu quả mọi hoạt động trong nhà trường, vì vậy Hiệu trưởng cần có ý thứccao về ứng dụng CNTT trong quản lý cũng như trong hoạt động dạy và học.

Ứng dụng CNTT và TT trong dạy học là xu thế tất yếu của giáo dục thế

kỷ XXI Chúng ta đang sống trong thời đại kinh tế tri thức mà đặc trưng của nóthể hiện ở các đặc điểm sau:

- Thời đại thông tin và bùng nổ thông tin hình thành một xã hội thông tin,thông tin trở thành “lực lượng sản xuất”

- CNTT được nhúng ghép vào hầu hết các sản phẩm và dịch vụ kinh tế xãhội làm tăng giá trị hàng hóa và dịch vụ Điều này cũng khẳng định một vấn đề

cụ thể là CNTT làm tăng chất lượng sản phẩm của công nghệ dạy học Sảnphẩm đó là những người cán bộ được đào tạo qua trường lớp

Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới cácphương pháp và hình thức dạy học Những phương pháp dạy học theo cách tiếpcận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyếtvấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi Các hình thức dạy học nhưdạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trongmôi trường công nghệ thông tin và truyền thông Chẳng hạn, cá nhân làm việc tựlực với máy tính, với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán quamạng, dạy học qua cầu truyền hình Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tớiphương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm làhình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động Nếu trướckia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thựchành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sángtạo của học sinh Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang

“lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn

Cũng trong luật Công nghệ thông tin, theo điều 34, ứng dụng công nghệthông tin trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo:

Trang 29

“1 Nhà nước có chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tintrong việc dạy, học, tuyển sinh, đào tạo và các hoạt động khác trong lĩnh vựcgiáo dục và đào tạo trên môi trường mạng.

2 Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động giáo dục và đào tạo trên môitrường mạng phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định của pháp luật vềgiáo dục

3 Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm xây dựng, triển khaithực hiện chương trình hỗ trợ tổ chức, cá nhân nhằm thúc đẩy ứng dụng côngnghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo

4 Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện hoạt động giáo dục và đàotạo, công nhận giá trị pháp lý của văn bằng, chứng chỉ trong hoạt động giáo dục

và đào tạo trên môi trường mạng và thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục vàđào tạo trên môi trường mạng”

Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học là một xu thế tất yếu đã vàđang phát triển ngày càng nhiều về số lượng cũng như chất lượng trong ngànhGiáo dục trên thế giới nói chung và giáo dục Việt Nam nói riêng

Năm học 2008-2009 được chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT,đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,tạo bước đột phá về ứng dụng CNTT trong giáo dục và tạo tiền đề phát triển ứngdụng CNTT trong những năm tiếp theo [6]

Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảngdạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệuquả và chất lượng giáo dục Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụngCNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự pháttriển CNTT của đất nước

Trang 30

Các sở GDĐT chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn cụ thể cho giáo viên các mônhọc tự triển khai việc tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các công cụ CNTT vàoquá trình dạy các môn học của mình nhằm tăng cường hiệu quả dạy học qua cácphương tiện nghe nhìn, kích thích sự sáng tạo và độc lập suy nghĩ, tăng cườngkhả năng tự học, tự tìm tòi của người học

Các giáo viên cần tích cực, chủ động tham khảo và sử dụng các phầnmềm ứng dụng tích hợp vào các môn học trên website http://edu.net.vn để cùngchia sẻ kinh nghiệm, trao đổi học tập; Khuyến khích giáo viên chủ động tự soạngiáo án, bài giảng và tài liệu giảng dạy để ứng dụng CNTT trong các môn học.Không dùng thuật ngữ “giáo án điện tử” cho các bài trình chiếu powerpoint,tham khảo mẫu giáo án đã được đưa lên mạng giáo dục;

Triển khai chương trình công nghệ giáo dục và e-Learning, chỉ đạo ứngdụng CNTT trong học tập và giảng dạy theo hướng người học có thể học quanhiều nguồn học liệu; hướng dẫn cho người học biết tự khai thác và ứng dụngCNTT vào quá trình học tập của bản thân, thay vì chỉ tập trung vào việc chỉ đạogiáo viên ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trong tiết giảng

Tiếp tục triển khai cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng e-Learning” do BộGDĐT và Quỹ Laurence S.Ting tổ chức, với khẩu hiệu chung “Trong mỗi học

kỳ, mỗi giáo viên xây dựng ít nhất một bài giảng điện tử” Tạo thư viện học liệumở: Huy động giáo viên tham gia đóng góp các bài trình chiếu, bài giảng e-Learning về sở GDĐT Sau đó, sở GDĐT tuyển chọn và gửi về Bộ GDĐT (quaCục CNTT) để tổ chức đánh giá, trao giải thưởng toàn quốc và đưa lên mạngchia sẻ dùng chung Theo đó, học sinh có thể khai thác thư viện bài giảng e-Learning để tự học

1.3 Một số vấn đề về ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở trường THPT

Trang 31

1.3.1 Ứng dụng CNTT trong soạn thảo giáo án

Một trong những ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy học là soạnthảo giáo án Hiện nay có nhiều phần mềm soạn thảo giúp cho giáo viên soạnthảo giáo án, trong đó phần mềm thông dụng nhất hiện nay là MS Word Tuynhiên, để sử dụng MS word một cách hiệu quả, ngoài thao tác cơ bản, giáo viêncần nắm thêm một số tính năng nâng cao: Chèn tự động đoạn văn bản, trộn thư,tạo thẻ đoạn mục lục, vẽ hình đơn giản

Ngoài ra, tùy theo đặc thù môn học giáo viên có thể biết một số phầnmềm bổ trợ:

- Các phần mềm hỗ trợ giáo án môn Toán: Mathcad, Sketpad, Latex

- Phần mềm hỗ trợ soạn thảo giáo án môn Lý, Hóa, Sinh: NovoasoftScience Word 6.0

Bên cạnh soạn giáo án thông thường, tỷ lệ giáo viên sử dụng bản trìnhchiếu điện tử trong giảng dạy cũng tăng đáng kể Một trong các phần mềm soạnthảo bản trình chiếu điện tử thông dụng và đơn giản nhất hiện nay mà giáo viênthường dùng là MS PowerPoint Để có thể soạn được các bản trình chiếu điện tửchất lượng tốt, giáo viên có thể tìm hiểu thêm một số tính năng nâng cao củaPowerPoint: Chèn video clip, chèn âm thanh, tạo ảnh động, biên tập video haymột số phần mềm sau:

Trang 32

1.3.2 Ứng dụng CNTT trong thực hiện bài giảng

Một trong các yếu tố để đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chấtlượng dạy học là phương tiện dạy học Đặc biệt khi sử dụng bài giảng điện tử,giáo viên không thể không sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại Côngnghệ thông tin và truyền thông mới đã cung cấp cho chúng ta những phương tiệndạy học hiện đại: Máy chiếu projector, smart board (bảng thông minh), mạngnội bộ, các phần mềm dạy học, các trang web… Để sử dụng các phương tiệndạy học, giáo viên cần làm chủ phương tiện dạy học, trong đó projector là thiết

bị dạy học phổ biến nhất hiện nay Mặc dù vậy, nhiều giáo viên vẫn còn gặpnhiều khó khăn khi sử dụng nó Hiện nay, một số trường đã có smart board, tuynhiên chưa nhiều vì giá quá cao và nó chưa có nhiều cơ sở bảo trì, sửa chữatrong nước Trong tương lai gần, xu thế sử dụng smart board vào dạy học là tấtyếu vì những công nghệ nổi bật của nó: Điều khiển máy tính trực tiếp trên bảng,lưu bài giảng, thư viện đồ dùng dạy học, viết trực tiếp trên bảng, nhận dạng chữviết,…

Một sự thay đổi đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạyhọc là nhiều trường, sở đã đưa tiêu chí sử dụng công nghệ thông tin vào việcđánh giá giờ dạy của giáo viên Tuy mức độ chưa cao, nhưng nó đã trở thànhđộng lực để giáo viên khai thác các phương tiện dạy học hiện đại, nâng cao chấtlượng bài dạy

1.3.3 Ứng dụng CNTT trong khai thác dữ liệu

Trong thời đại Công nghệ thông tin phát triển mạnh hiện nay, thông tintrên internet đã trở thành một kho tài nguyên tri thức vô tận, về mọi lĩnh vực đốivới mọi người nếu biết cách khai thác nó

Để khai thác được các thông tin trên Internet, ta phải sử dụng các công cụtìm kiếm: google, search.netnam, vinaseek, socbay,… Một trong các công cụđược sử dụng phổ biến và hiệu quả là công cụ tìm kiếm google Đối với giáo

Trang 33

viên, ngoài việc tìm kiếm các thông tin trên internet thông thường, cần biết khaithác từ các nguồn từ điển mở, thư viện bài giảng…

Từ điển mở: Trong xu thế người dùng khai thác thông tin trên Internet

ngày càng nhiều, đòi hỏi phải có những công cụ hỗ trợ, tra cứu các khái niệm, từvựng một cách nhanh chóng, thuận tiện, điều này dẫn đến khái niệm từ điển mở

ra đời Vậy từ điển mở là gì? Hiện nay chưa có một định nghĩa chính thức nào

về từ điển mở, tuy nhiên khái niệm này được rất nhiều người sử dụng như một

sự thừa nhận với một số đặc điểm nổi bật:

- Là một bộ từ điển

- Là một phần mềm nguồn mở

- Tra cứu trên máy tính

- Người ta sử dụng có thể thêm vào các giải thích của mình để chia sẻ vớingười khác

- Được phát triển với cộng đồng bạn đọc, do đó giúp cho mọi người cócách nhìn đa chiều khi tiếp cận một khái niệm

Một số từ điển mở được dùng khá phổ biến hiện nay

- Bách khoa toàn thư mở (www.wikipedia.org)

- Bách khoa toàn thư mở tiếng Việt: http://vi.wikipedia.org/

- Từ điển tiếng việt mở : http://www.informatik.uni-lepzi.de/~duc/Dict/

- Từ điển Anh-Pháp-Việt-Hán: http://vdict.com/

Thư viện bài giảng: Thư viện bài giảng được phát triển dựa trên ý tưởng

của việc xây dựng học liệu mở

Thuật ngữ Học liệu mở (OpenCourseWare) được Viện công nghệMassachusetts – MIT (Mỹ) khai sinh vào năm 2002 khi MIT quyết định đưatoàn bộ nội dung giảng dạy của mình lên web và cho phép người dùng Internet ởmọi nơi trên thế giới truy nhập hoàn toàn miễn phí Bà Cecilia d’Oliveira, Giámđốc điều hành dự án học liệu mở của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT –

Trang 34

Mỹ) cho biết “Học liệu mở (openCourseWare), cùng với truyền thông đa

phương tiện, không chỉ là cuộc cách mạng trong ý tưởng mà sẽ tiếp tục có tác động lớn tới giáo dục đại học”.

Hiểu một cách đơn giản, học liệu mở là một website chứa các bài giảngcủa một trường hay một tổ chức giáo dục nào đó, cho phép mọi người cùng sửdụng Học liệu mở được xem như là một kho tri thức của nhân loại, mọi người ởmọi nơi trên thế giới đều có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận, khai thác, bổsung các tri thức đó Học liệu mở là khái niệm chủ yếu dành cho giáo dục đạihọc Với ý tưởng của học liệu mở, ở phổ thông các sở, trường đã tạo ra các thưviện bài giảng đặc biệt là thư viện bài giảng điện tử Chẳng hạn như thư viện bàigiảng điện tử Violet: http://baigiang.violet.vn/

Như chúng ta đã biết, để tạo được một bài giảng điện tử tốt, giáo viên cầnrất nhiều kỹ năng: Soạn thảo văn bản, đồ họa, quay phim, chụp ảnh, biên tậpvideo, lồng tiếng…nhưng không phải giáo viên nào cũng có thể thực hiện được

Vì vậy, giáo viên cần biết khai thác thông tin trên Internet để tìm kiếm các tưliệu phục vụ cho bài giảng của mình

1.3.4 Ứng dụng CNTT trong đánh giá

Ngày nay, công nghệ thông tin được ứng dụng nhiều trong công tác đánhgiá nói chung và đánh giá học sinh, cán bộ nói riêng nhờ những lợi thế của nó vềlưu trữ, thống kê, tính toán, sắp xếp, lọc dữ liệu…

Nhờ công nghệ thông tin mà học sinh có thể tự đánh giá kiến thức củamình bằng các phần mềm trắc nghiệm để từ đó tự bổ sung, hoàn thiện kiến thức

Giáo viên, nhà trường đánh giá kết quả học tập của học sinh một cáchchính xác, khách quan hơn khi tổ chức thi, kiểm tra bằng máy tính Hiện nay,hiện nay một số môn thi đại học đã chấm bằng máy chấm trắc nghiệm tự độngmang lại độ chính xác gần như tuyệt đối Ở nhiều trường đã sử các phần mềmthi trắc nghiệm để tổ chức thi học kỳ, thi thử cho học sinh Việc sử dụng các

Trang 35

phần mềm thi trắc nghiệm trong đánh giá kết quả học tập của học sinh mang lạinhững lợi ích cơ bản sau:

- Thuận tiện trong việc tạo đề thi

- Cho kết quả chính xác, khách quan

- Có các số liệu thống kê, tổng hợp nhanh chóng, chính xác

- Xây dựng được ngân hàng đề thi để sử dụng nhiều lần

- Có khả năng kiểm tra lượng kiến thức, kỹ năng của toàn bộ chương trìnhtrong một khoảng thời gian ngắn

Trong quản lý, các nhà quản lý sử dụng các kênh thông tin: diễn đàn, hệthống bình chọn, các phần mềm quản lý để làm cơ sở đánh giá cán bộ, nhân viêncủa mình, đảm bảo tính tiện lợi, khách quan, nhanh chóng

1.3.5 Ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh

Giáo dục đang thay đổi một cách mạnh mẽ, nhiều phương pháp, quanđiểm dạy học mới ra đời, hướng tới mục tiêu “dạy ít, học nhiều”, tăng tính chủđộng, khả năng tự học của người học Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học

kỹ thuật, khối lượng tri thức được tạo ra nhanh chóng, đòi hỏi mỗi người phảihọc thường xuyên, học liên tục, học suốt đời, học mọi lúc, học mọi nơi Côngnghệ thông tin và truyền thông đang trở thành phương tiện không thể thiếu được

để thực hiện các mục tiêu trên Ngoài ra, Công nghệ thông tin và truyền thôngcũng hỗ trợ rất tốt cho việc học tập của học sinh dưới nhiều hình thức:

- Tìm kiếm, tra cứu tài liệu học tập trên mạng internet

- Tham gia các lớp học qua mạng

- Tự đánh giá kiến thức của mình bằng các phần mềm trắc nghiệm

- Chia sẻ thông tin với giáo viên, bạn bè qua các diễn đàn

- Tham gia các cuộc thi trực tuyến (online)

1.4 Vai trò của CBQL với việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở

trường THPT

Trang 36

Ngoài ra, trong từng giai đoạn, Hiệu trưởng cần xây dựng một kế hoạchtriển khai cụ thể cho từng năm học nhằm đảm bảo tính đồng bộ của hệ thốngứng dụng, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

Kế hoạch cần nêu rõ:

+ Nội dung triển khai: Phần cứng, phần mềm, hạ tầng mạng

+ Kế hoạch về kinh phí: Dự kiến các nguồn kinh phí

+ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng: Đối tượng, nội dung

+ Kế hoạch thời gian: Thời gian bắt đầu, kết thúc

+ Kế hoạch nhân sự để triển khai: Ai tham gia, phân công trách nhiệm+ Kế hoạch quản lý ứng dụng và đánh giá hiệu quả: Ai là người quản lý,

sử dụng, đánh giá

1.4.2 Tổ chức triển khai và quản lý ứng dụng

Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin ở các trường thường gặp rấtnhiều khó khăn Ngoài khó khăn về tài chính, cơ sở vật chất, trình độ công nghệthông tin của cán bộ nhân viên, còn có các khó khăn khác như nhận thức của cán

bộ, giáo viên và học sinh, sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, của chính quyền địaphương

Để tổ chức triển khai và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin có hiệuquả, lãnh đạo nhà trường cần trú trọng một số vấn đề sau đây:

Trang 37

- Truyên truyền, vận động, định hướng, giúp đỡ và bồi dưỡng kiến thứcmột cách cụ thể để nâng cao nhận thức, kiến thức về công nghệ thông tin chocán bộ, giáo viên và học sinh.

- Làm cho giáo viên, cán bộ nhân viên nhà trường thấy rõ tầm quan trọngcủa việc ứng dụng công nghệ thông tin đối với sự phát triển của nhà trường, vaitrò trách nhiệm của mỗi người trong việc ứng dụng công nghệ thông tin Tạođược sự thống nhất về chủ trương, kế hoạch trong toàn nhà trường

- Tăng cường sự ủng hộ của chính quyền địa phương và các cấp lãnh đạongành

- Chỉ đạo thực hiện từng nội dung theo kế hoạch Kịp thời điều chỉnh kếhoạch một cách hợp lý khi cần thiết

- Mạnh dạn thể nghiệm các mô hình ứng dụng CNTT nhằm rút ra cáckinh nghiệm, chỉ ra được hiệu quả trong lĩnh vực này

1.4.3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng

Việc triển khai ứng dụng cần được tiến hành theo sự chỉ đạo, giám sát củaHiệu trưởng về nội dung, thời gian, kinh phí,…

Cần đánh giá kết quả ứng dụng theo từng hoạt động cụ thể, trên cơ sở đóđiều chỉnh kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo một cách hợp lý, phù hợp với tìnhhình thực tế của nhà trường trong từng giai đoạn

Chỉ ra hiệu quả do ứng dụng công nghệ thông tin mang lại để tăng cường

sự ủng hộ, tin tưởng của cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh và các cấp lãnhđạo

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở trường THPT

1.5.1 Những yếu tố chủ quan

Đội ngũ giáo viên: Nhận thức và thái độ của GV đối với việc ứng dụngCNTT trong đổi mới dạy học, những kiến thức và kỹ năng về CNTT, về ứng

Trang 38

dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học,….có ảnh hưởng trực tiếp đếnhiệu quả quản lý việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học.

Học sinh: Tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh vừa là mục đíchdạy học đồng thời vừa là điều kiện để đổi mới PPDH theo hướng hướng ứngdụng CNTT Bởi vậy, dưới vai trò tổ chức, định hướng thì người GV phải hìnhthành ở HS có được những phẩm chất và năng lực như: có động cơ và thái độhọc tập đúng đắn, tự giác, tích cực trong học tập, có năng lực về CNTT vàphương pháp tự học với CNTT ở mọi lúc, mọi nơi

CSVC-TBDH về CNTT của nhà trường: Không thể nói đến ứng dụngCNTT trong hoạt động dạy học mà không có những điều kiện về CSVC-TBDHcần thiết như: Máy vi tính, máy Projector, máy chiếu vật thể, tivi, internet… Vìvậy hiệu trưởng cần phải có kế hoạch, có biện pháp huy động nhiều lực lượng

hỗ trợ kinh phí để trang bị đồng bộ, từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa hệ thốngCSVC-TBDH

1.5.2 Những yếu tố khách quan

Chủ trương, cơ chế chính sách về ứng dụng CNTT trong hoạt động dạyhọc: Các nghị quyết của Đảng các cấp, các văn bản chỉ đạo của chính phủ, củangành giáo dục đã được các cấp quản lý cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiệnchính là môi trường pháp lý thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT trong hoạt độngdạy học ở các trường THPT hiện nay

Trang 39

Tiểu kết chương 1

Công nghệ thông tin ngày càng có nhiều ứng dụng trong mọi lĩnh vực củađời sống xã hội và trong lĩnh vực giáo dục có không ít những ứng dụng quantrọng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học cũng như quản lý giáo dục với vaitrò là công cụ hữu hiệu trong mọi công việc

Việc ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học là một trong nhữngvấn đề mà ngành giáo dục rất quan tâm, nó làm thay đổi cơ bản mô hình giáodục hiện nay, từ truyền thống chuyển dần sang mô hình giáo dục hiện đại theo

xu thế chung của giáo dục tiên tiến trên thế giới Đảng và Nhà nước cũng như

Bộ GD-ĐT rất quan tâm đến việc ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục.Chính nhờ sự quan tâm này mà việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ngày càngtốt hơn Tuy nhiên, thực trạng về cơ sở vật chất, trình độ ứng dụng các phầnmềm có sẵn vào từng công việc của đội ngũ cán bộ quản lý cũng như giáo viêntrong công việc của mình còn nhiều hạn chế

Để đáp ứng mục tiêu và yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục Việt Nam,việc quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở trường phổ thông cầnphải tập trung nghiên cứu tìm ra những biện pháp tốt nhất để từ đó các nhà quản

lý giáo dục có sự chỉ đạo một cách tập trung và có những bước đi thích hợptrong từng giai đoạn cụ thể Những biện pháp đó sẽ được đề xuất ở chương 3

Trang 40

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG HUYỆN NINH PHƯỚC, TỈNH NINH THUẬN

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục THPT huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Ninh Phước là huyện nằm phía Nam tỉnh Ninh Thuận, phía Đông giápbiển đông, phía Tây giáp huyện Ninh Sơn, phía Nam giáp huyện Thuận Nam vàphía Bắc giáp thành phố Phan Rang- Tháp Chàm

Ninh Phước hội tụ cả ba điều kiện địa lí: có núi, sông, biển và cả đồngbằng Tuy nhiên nền kinh tế Ninh Phước chưa được phát triển, là một huyệnnằm ở hạ lưu dòng sông Dinh nên thường xuyên bị ngập lụt vào khoảng tháng

10 - 11 hằng năm Nền nông nghiệp chủ yếu của Ninh Phước là trồng nho, tuynhiên trong vài năm gần đây có vài thay đổi trong canh tác nông nghiệp Ngườidân dần dần chuyển qua các hình thức canh tác khác như trồng táo và thanhlong Làng Bàu Trúc ở Ninh Phước nổi tiếng cả nước với nghề truyềnthống gốm Bàu Trúc Làng Mỹ Nghiệp có nghề truyền thống là dệt thổ cẩm.Ngoài ra huyện Ninh Phước còn có món ăn đặc sắc là canh dưa hồng và một sốmón ăn được chế biến từ con dông

Ngày đăng: 06/11/2015, 20:14

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w