8. Cấu trúc của luận văn
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý việc ứng dụng CNTT
hoạt động dạy học ở trường THPT
1.5.1. Những yếu tố chủ quan
Đội ngũ giáo viên: Nhận thức và thái độ của GV đối với việc ứng dụng CNTT trong đổi mới dạy học, những kiến thức và kỹ năng về CNTT, về ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học,….có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học.
Học sinh: Tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh vừa là mục đích dạy học đồng thời vừa là điều kiện để đổi mới PPDH theo hướng hướng ứng dụng CNTT. Bởi vậy, dưới vai trò tổ chức, định hướng thì người GV phải hình thành ở HS có được những phẩm chất và năng lực như: có động cơ và thái độ học tập đúng đắn, tự giác, tích cực trong học tập, có năng lực về CNTT và phương pháp tự học với CNTT ở mọi lúc, mọi nơi.
CSVC-TBDH về CNTT của nhà trường: Không thể nói đến ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học mà không có những điều kiện về CSVC-TBDH cần thiết như: Máy vi tính, máy Projector, máy chiếu vật thể, tivi, internet….. Vì vậy hiệu trưởng cần phải có kế hoạch, có biện pháp huy động nhiều lực lượng hỗ trợ kinh phí để trang bị đồng bộ, từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa hệ thống CSVC-TBDH.
1.5.2. Những yếu tố khách quan
Chủ trương, cơ chế chính sách về ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học: Các nghị quyết của Đảng các cấp, các văn bản chỉ đạo của chính phủ, của ngành giáo dục đã được các cấp quản lý cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện chính là môi trường pháp lý thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở các trường THPT hiện nay.
Tiểu kết chương 1
Công nghệ thông tin ngày càng có nhiều ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong lĩnh vực giáo dục có không ít những ứng dụng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học cũng như quản lý giáo dục với vai trò là công cụ hữu hiệu trong mọi công việc.
Việc ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học là một trong những vấn đề mà ngành giáo dục rất quan tâm, nó làm thay đổi cơ bản mô hình giáo dục hiện nay, từ truyền thống chuyển dần sang mô hình giáo dục hiện đại theo xu thế chung của giáo dục tiên tiến trên thế giới. Đảng và Nhà nước cũng như Bộ GD-ĐT rất quan tâm đến việc ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục. Chính nhờ sự quan tâm này mà việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, thực trạng về cơ sở vật chất, trình độ ứng dụng các phần mềm có sẵn vào từng công việc của đội ngũ cán bộ quản lý cũng như giáo viên trong công việc của mình còn nhiều hạn chế.
Để đáp ứng mục tiêu và yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục Việt Nam, việc quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở trường phổ thông cần phải tập trung nghiên cứu tìm ra những biện pháp tốt nhất để từ đó các nhà quản
lý giáo dục có sự chỉ đạo một cách tập trung và có những bước đi thích hợp trong từng giai đoạn cụ thể. Những biện pháp đó sẽ được đề xuất ở chương 3.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG HUYỆN NINH PHƯỚC, TỈNH NINH THUẬN