Thực trạng quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học 9

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận (Trang 54 - 70)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Thực trạng quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học 9

Bảng 2.7. Kết quả xin ý kiến đánh giá của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng về tình hình quản lý việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận

T

T Nội dung Mức độ nhận xét

Công tác QL ứng dụng CNTT tại đơn vị của anh(chị) Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt 1

Xây dựng kế hoạch chung về việc ứng dụng CNTT trong công tác QL của đơn vị.

14

% 39 % 41 % 6 %

2

Xây dựng kế hoạch chi tiết ứng dụng CNTT trong công tác QL cho từng năm, từng giai đoạn phát triển.

18

% 26 % 43 % 13 %

3 dụng CNTT trong hoạt động DH.Số lượng nhân sự phục vụ cho việc ứng %14 30 % 46 % 10 % 4 giao thực hiện ứng dụng CNTTTrình độ tin học của các cán bộ được %19 47 % 33 % 1 % 5

Việc cập nhật dữ liệu cho các chương trình, phần mềm của các cán bộ phụ trách CNTT

16

% 48 % 32 % 4 %

6 trìnhCông tác của nhà trường. nâng cấp phần mềm, chương %18 37 % 35 % 10 % 7

Đánh giá mức độ công tác nâng cấp, thay thế hay bổ sung thiết bị CNTT của nhà trường.

13

% 29 % 47 % 11 %

8 phí Nhà trường đã chuẩn bị, dự trù cho hoạt động này. kinh %12 33 % 43 % 12 % 9 tốt, thuận lợi không?Kinh phí phục vụ cho hoạt động này có %15 27 % 45 % 13 % 10 cho đội ngũ CBQLCông tác bồi dưỡng kiến thức tin học . %18 43 % 36 % 3 % 11 cho đội ngũ giáo viên, nhân viên.Công tác bồi dưỡng kiến thức tin học %15 60 % 24 % 1 %

T

T Nội dung Mức độ nhận xét

Công tác QL ứng dụng CNTT tại đơn vị của anh(chị) Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt 12

Công tác bồi dưỡng kiến thức tin học cho đội ngũ cán bộ phụ trách trực tiếp

cho hoạt động này

27

% 41 % 27 % 5 %

Bảng 2.8. Kết quả xin ý kiến đánh giá của giáo viên về tình hình quản lý việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận

TT Nội dung Mức độ nhận xét

Công tác QL ứng dụng CNTT tại đơn vị của anh(chị) Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt 1 dụng CNTTXây dựng trong công tác QL của đơn vị.kế hoạch chung về việc ứng %14 %39 43 % 4 % 2

Xây dựng kế hoạch chi tiết ứng dụng CNTT trong công tác QL cho từng năm, từng giai đoạn phát triển.

12 %

34

% 44 % 10 %

3 dụng CNTT trong hoạt động DH.Số lượng nhân sự phục vụ cho việc ứng %10 %40 40 % 10 % 4 giao thực hiện ứng dụng CNTTTrình độ tin học của các cán bộ được %23 %46 26 % 5 % 5

Việc cập nhật dữ liệu cho các chương trình, phần mềm của các cán bộ phụ trách CNTT 19 % 44 % 32 % 5 %

6 trìnhCông tác của nhà trường. nâng cấp phần mềm, chương %15 %37 40 % 8 % 7

Đánh giá mức độ công tác nâng cấp, thay thế hay bổ sung thiết bị CNTT của nhà trường.

15 %

27

% 51 % 9 %

8 cho hoạt động này.Nhà trường đã chuẩn bị, dự trù kinh phí %12 %30 49 % 9 % 9 tốt, thuận lợi không?Kinh phí phục vụ cho hoạt động này có %14 %27 45 % 14 % 10 cho đội ngũ CBQLCông tác bồi dưỡng kiến thức tin học . %16 %48 29 % 7 % 11 cho đội ngũ giáo viên, nhân viên.Công tác bồi dưỡng kiến thức tin học %17 %45 32 % 6 %

12

Công tác bồi dưỡng kiến thức tin học cho đội ngũ cán bộ phụ trách trực tiếp

cho hoạt động này

21 %

42

% 31 % 6 %

Qua khảo sát nội dung này cho thấy cán bộ quản lý, giáo viên rất quan tâm đến việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động của nhà trường.

CBQL đã chuẩn bị kế hoạch, triển khai về số lượng máy móc, chương trình phần mềm, nâng cấp máy móc cho đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ trình học. Tuy nhiên, tỉ lệ đồng ý và rất đồng ý trong việc hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc ứng dụng CNTT của chính CBQL và GV chỉ chiếm từ 39 - 43% là tốt và rất tốt, còn lại hơn 60% CBQL và GV cho rằng hiệu trưởng chưa quan tâm nhiều đến việc xây dựng một kế hoạch chi tiết cho lộ trình ứng dụng CNTT tại đơn vị mình. Đó cũng là một con số cần tham khảo trong quá trình xây dựng và phát triển việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động của đơn vị.

Thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, tính đến nay các trường THPT tỉnh Ninh Thuận đã thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng ngân sách. Tuy nhiên, cơ chế khoán kinh phí còn phụ thuộc rất nhiều tùy theo nguồn kinh phí từng địa phương chi cho GD. Ở các trường THPT tỉnh Ninh Thuận việc khoán kinh phí đã thực hiện, trong đó kinh phí chi cho hoạt động còn thấp, đó là một trong những khó khăn mà các nhà trường gặp phải trong quá trình xây dựng và phát triển.

2.4. Thực trạng về hệ thống mạng thông suốt từ trung ương đến địa phương trong ngành GDĐT

2.4.1. Bộ GDĐT

CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới QLGD, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng GD. Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT trong GD là một nhiệm vụ

quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của đất nước. Để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong GDĐT, tăng cường giảng dạy và đào tạo về CNTT, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã yêu cầu các cấp QL, các cơ sở GD trong toàn ngành triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2012-2013.

Từ năm học 2008-2009, lần đầu tiên ngành GD đặt tên cho năm học và tên đầu tiên là: “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT”. CNTT trong GD trong 5 năm qua đã có nhiều khởi sắc với sự nỗ lực của toàn ngành thể hiện trên các phương diện:

+ Chính sách phát triển; + Hạ tầng mạng và máy tính;

+ Ứng dụng CNTT trong dạy và học; + Triển khai Chính phủ điện tử; + Nguồn nhân lực CNTT.

Chỉ số xếp hạng ứng dụng CNTT và xếp hạng website của Bộ GDĐT luôn đạt vị trí thứ nhất, thứ nhì trong trong số các Bộ ngành.

Cụ thể hơn chỉ đạo của Bộ GDĐT về nội dung này rất cụ thể và chi tiết từ hệ thống mạng, hệ thống email,… việc thông suốt này giúp cho công tác QL sâu sát và nhanh chóng hơn rất nhiều.

Bộ GDĐT đã triển khai và thực hiện những nội dung này thể hiện qua: + Trang Web: www.moet.gov.vn

+ Thống nhất dùng hệ thống email cho ngành: @moet.edu.vn

+ Có nhiều phần mềm hỗ trợ miễn phí cho các đơn vị: công tác chấm thi trắc nghiệp, tạo đề thi trắc nghiệm, xếp thời khóa biểu, QL học sinh, QL điểm, quản lý nhân sự….

+ Chia sẻ tài nguyên trên trang web

+ Tổ chức thi qua mạng, bắt đầu bằng các kỳ thi giải toán qua internet trên web: www.violympic.vn , tiếng Anh qua internet: www.ioe.vn

+ Bộ GDĐT chỉ đạo dự án SREM nghiên cứu để hỗ trợ đổi mới công tác QL trong đó đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng CNTT trong QL các trường. Đến nay Bộ GDĐT đã có quyết định công nhận về việc nghiên cứu các phần mềm hỗ

trợ cho việc QL ở các trường, các cơ sở GD. Với sự hỗ trợ của dự án SREM, hệ thống phần mềm V.EMIS ra đời nhằm cung cấp một cách tương đối đầy đủ các công cụ hỗ trợ cho các nghiệp vụ QL quan trọng trong nhà trường như:

+ QL tài chính, tài sản: các nghiệp vụ liên quan tới hiệu trưởng, kế toán viên. thủ quỹ của nhà trường.

+ QL nhân sự: liên quan tới hiệu trưởng, giáo viên.

+ Lập thời khóa biểu, phân công công tác, theo dõi giám sát công tác của các giáo viên, chấm công: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, các giáo viên, các tổ bộ môn.

+ QL học sinh: phần lớn chức năng của phân hệ này phục vụ công việc của các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn là cơ sở giúp cho thống kê báo cáo nhanh chóng chính xác. Đây là phân hệ đòi hỏi nhiều máy tính cá nhân nhất vì số lượng người có nhu cầu sử dụng lớn.

2.4.2. Sở GDĐT

Với chủ trương từ UBND tỉnh bằng các quyết định, các văn bản chỉ đạo thực hiện nội dung ứng dụng CNTT, Sở GDĐT đã triển khai, chỉ đạo các đơn vị thực hiện nội dung ứng dụng CNTT.

Tỉnh đã có trang web: www.ninhthuan.gov.vn, cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Thuận, trang web này hoạt động rất hiệu quả. Hầu hết các sở ngành của tỉnh đã có trang web riêng hay có một cổng trên trang thông tin của tỉnh.

Sở GDĐT tỉnh Ninh Thuận đã có trang web: www.ninhthuan.edu.vn , cơ bản đảm bảo cập nhật thông tin liên hệ đến các đơn vị kịp thời những nội dung cần thiết. Tuy nhiên, việc khai thác tất cả những tính năng, những ưu việc của một trang web cung cấp chưa đạt hiệu quả cao và website của Sở cũng còn dừng lại ở mức độ xử lý văn bản điều hành.

- Kết nối Internet băng thông rộng:

Đến nay có 100% trường phổ thông, cơ sở GD và đào tạo có kết nối Internet cho băng thông rộng ADSL của 2 hệ thống cung cấp dịch vụ là Viettel và VNPT.

- Thiết lập và khai thác hệ thống Website GD và hệ thống email:

+ Phòng CNTT thực hiện việc cấp tài khoản email (thông qua Cục CNTT) cấp cho các phòng ban Sở, cán bộ , chuyên viên Văn phòng Sở; trường THPT, sử dụng theo tên miền @ninhthuan.edu.vn.

+ Hiện tại công tác liên hệ với các đơn vị trực thuộc bằng email là một nội

quen thuộc và thông suốt, thông tin rất nhanh và tiết kiệm. Tuy nhiên ở nội dung này còn một số đơn vị việc giao trách nhiệm, công việc nhận và gửi thông tin qua email còn chưa chặt chẽ.

+ Họp trực tuyến: còn ít, chủ yếu do cơ sở vật chất phục vụ đường truyền chất lượng còn thấp.

- Công tác chỉ đạo của Sở GD và Đào tạo:

+ Sở GD và Đào tạo đã tham mưu Uỷ ban Nhân dân tỉnh thành lập phòng CNTT thuộc Sở để tăng cường chỉ đạo công tác ứng dụng CNTT trong các hoạt động của ngành.

+ Sở GD và Đào tạo đã xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT trong đó chú trọng các nội dung: nâng cao trình độ CNTT cho đội ngũ giáo viên, cán bộ QL GD, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị CNTT, chỉ đạo tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác QL GD, sử dụng thiết bị CNTT trong hoạt động dạy – học, làm tốt công tác xã hội hóa GD.

2.4.3. Trường THPT

100% các trường THPT đều kết nối internet, tất cả các trường THPT đã và đang xây dựng và phát triển website, quá trình triển khai và xây dựng các website này tại các đơn vị được sự ủng hộ rất nhiều từ CBQL, GV, NV, HS và phụ huynh HS,… Các thông tin về học sinh: điểm số, ngày nghỉ, thời khóa biểu, kết quả,…là những thông tin mà phụ huynh HS lúc nào cũng cần quan tâm.

Các trường đã được cấp địa chỉ email của hệ thống từ Bộ GDĐT với tên miền @ninhthuan.edu.vn, từ đó việc chỉ đạo, thông tin liên lạc từ Sở đến các trường THPT rất thuận lợi. Qua kết quả thăm dò, CBQL, GV, NV đã nhận thức được đầy đủ vai trò, nội dung của việc ứng dụng CNTT trong các trường THPT

hiện nay, tuy nhiên mong muốn đẩy mạnh ứng dụng CNTT ở đơn vị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà các đơn vị còn chưa khắc phục được: số lượng CSVC, trình độ ứng dụng cụ thể các nội dung CNTT vào trong công việc của từng cá nhân, tập thể thể hiện qua kết quả thăm dò.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng

2.5.1. Thành công

Trong bốn năm học gần đây, ngành GDĐT tỉnh Ninh Thuận đã đầu tư thiết bị dạy học, máy vi tính cho các trường THPT theo kế hoạch đảm bảo cho ứng dụng CNTT. Cán bộ quản lý của các trường cũng nhận thức rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong quản lý và có sự quan tâm rõ rệt trong những năm gần đây.

Đa số CBQL nhận thức được vai trò của ứng dụng CNTT trong công tác quản lý của đơn vị mình nên có những định hướng xây dựng ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động quản lý. Các trường đều có kế hoạch chung, kế hoạch chi tiết để thực hiện trong từng giai đoạn của việc ứng dụng CNTT. Giáo viên bộ môn cũng nhận thấy sự cần thiết phải có ứng dụng CNTT trong quá trình quản lý chuyên môn, quản lý học sinh và giảng dạy. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ở các trường có nhận thức và kỹ năng về CNTT ngày càng tăng.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ được triển khai; việc dạy tin học và ứng dụng một số thành tựu của CNTT vào GD được triển khai sớm, có những mặt đi đầu, đón trước đã tạo ra một nền tảng mang tính tiền đề quan trọng cho những chuyển biến tiếp theo.

Hầu hết các HT đều thực hiện tốt chức năng tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc thực hiện chủ trương và kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học, phát huy được vai trò của Hội khuyến học, Ban đại diện CMHS trong việc vận động các ban, ngành đoàn thể, cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn và các tầng lớp nhân dân đóng góp công sức, kinh phí tham gia vào

các hoạt động đổi mới PPDH theo hướng tích cực ứng dụng CNTT nói riêng và sự nghiệp phát triển giáo dục tại địa phương nói chung.

2.5.2. Hạn chế

Sự chỉ đạo về ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học được quan tâm từ cấp Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, ở không ít các đơn vị, việc quan tâm để đi vào chiều sâu còn nhiều bất cập và hạn chế.

Mặc dù ngành Giáo dục nói chung và Giáo dục THPT huyện Ninh Phước nói riêng đi đầu về huy động nguồn lực cho giáo dục, tuy nhiên công tác huy động các nguồn lực nhằm tăng cường CSVC trang thiết bị CNTT cho giáo dục để thực hiện nội dung này cũng còn thấp; cơ sở vật chất vẫn chưa đủ để đảm bảo triển khai, nâng cấp và mở rộng ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học.

Trình độ tin học của CBQL, giáo viên qua số liệu thống kê văn bằng khá cao, tuy nhiên khi áp dụng thực tế thì kỹ năng và mức độ sử dụng thì chưa được tốt. Vẫn còn một số ít giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ tin học, cần phải được đào tạo bổ sung.

Đa số Hiệu trưởng đã nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của CNTT trong dạy học, tuy nhiên cũng có lúc có nơi vẫn còn xem nhẹ nên chưa quan tâm chỉ đạo một cách sâu sát. Vai trò của lãnh đạo nhà trường trong chỉ đạo việc ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy - học rất quan trọng. Không chỉ dừng lại ở mức động viên, khuyến khích, các trường cần xây dựng những quy định cụ thể để nâng dần kiến thức và kỹ năng về CNTT của giáo viên và yêu cầu mỗi người phải tích cực tham gia vào phong trào ứng dụng CNTT nhằm đổi mới phương pháp dạy - học.

Các trường THPT đã có đủ phòng máy, mạng internet, máy chiếu, máy quét hình để giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học của mình. Tuy nhiên, vẫn có không ít giáo viên lúng túng và thụ động khi ứng dụng CNTT vào bài giảng.

Trong khi nhiều giáo viên lớn tuổi không mặn mà do trình độ CNTT có hạn thì một số giáo viên trẻ tuổi lại quá lạm dụng CNTT, dù bài học chỉ cần sử dụng bảng đen phấn trắng là đủ. Một số giáo viên chưa phân định tốt bài học nào thì

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận (Trang 54 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w