8. Cấu trúc của luận văn
3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra việc thực hiện ứng dụng
trong dạy học của giáo viên.
Kiểm tra, đánh giá kết quả việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của giáo viên để kịp thời điều chỉnh, bồi dưỡng, hỗ trợ kĩ thuật phải được tiến hành thường xuyên theo qui trình hoạt động chuyên môn trong nhà trường với tiêu chí: nội dung – phương pháp – công nghệ thông qua việc dự giờ đột xuất, thao giảng và ghi nhận thông tin phản hồi từ học sinh thông qua phiếu khảo sát do trường thực hiện.
3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Mỗi nhà trường cần có cơ chế và phương pháp thu thập thông tin đáng tin cậy, tạo cho giáo viên một tâm lý tốt khi tiếp nhận đánh giá, có nhu cầu được đánh giá và biết tự đánh giá nhằm thúc đẩy động lực tự học và sáng tạo để đổi mới chính mình.
Đưa nội dung ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học vào phần kiểm tra đánh giá nghiệp vụ của Giáo viên. Đồng thời dựa trên cơ sở này, để đánh giá thi đua học kỳ, năm học.
Nhà trường triển khai thực hiện hướng dẫn nội dung đánh giá về hiệu quả ứng dụng CNTT trong việc đánh giá bài giảng của giáo viên.
Hiệu trưởng cần có kế hoạch định kỳ, đột xuất kiểm tra ứng dụng CNTT vào dạy học. Có thể kết hợp vào kế hoạch thanh kiểm tra chuyên môn, dự giờ thao giảng, hội giảng, dự giờ đột xuất hoặc có báo trước.
Thông qua công tác kiểm tra, đánh giá phải xác định và phát hiện cá nhân làm tốt nhiệm vụ, có năng lực để bố trí là hạt nhân cho hoạt động này. Kết quả kiểm tra cũng là cơ sở để xác định được nội dung và từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng kiến thức CNTT nâng cao cho cán bộ giáo viên.
Việc kiểm tra đánh giá, cần đảm bảo tính khách quan, công bằng và dân chủ. Đảm bảo được tính ổn định về nền nếp trong kiểm tra đánh giá, cần làm đầy đủ các quy trình và đúng các tiêu chí đã đặt ra trước khi kiểm tra.
Nhà trường cần xây dựng những văn bản quy định cụ thể về việc thực