Biện pháp 7: Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận (Trang 78 - 102)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.7. Biện pháp 7: Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng

Các văn bản này phải dựa trên văn bản hiện hành của Nhà nước, của ngành. Trong đó nêu rõ về quyền lợi, nghĩa vụ trách nhiệm của giáo viên trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học và phải được công khai hóa về nội dung kiểm tra đánh giá.

Phải có kế hoạch và lịch kiểm tra của lãnh đạo, tổ nhóm chuyên môn trong năm học một cách cụ thể, rõ ràng và thông báo công khai cho giáo viên biết để chủ động thực hiện. Kế hoạch phải xác định rõ mục đích, yêu cầu của từng đợt kiểm tra, thời gian và phương pháp kiểm tra (toàn diện, chuyên đề, định kỳ hay đột xuất). Cần phối hợp tốt với tổ chuyên môn, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, Ban thanh tra nhân dân trong việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kết quả ứng dụng CNTT vào dạy học.

Thường xuyên theo dõi chỉ đạo, hướng dẫn các bộ phận thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra. Tổ chức đúc kết kinh nghiệm, động viên khen thưởng cá nhân thực hiện tốt, phê bình và uốn nắn cá nhân chưa tốt.

3.2.7. Biện pháp 7: Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng bài giảng điện tử. điện tử.

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Trong thực tiễn dạy học ở các trường phổ thông hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau về đánh giá chất lượng ứng dụng CNTT&TT trong dạy học. Nhiều tiết học sử dụng công cụ trình chiếu powerpoint rất hấp dẫn, nhưng hiệu quả sư phạm không cao. Học sinh chỉ theo dõi các hình ảnh chiếu trên màn hình, chưa kết hợp ghi chép vở, và tất nhiên không có các hoạt động học tập cá nhân. Vì vậy cần phải có những tiêu chí đánh giá tiết dạy có ứng dụng CNTT trong dạy học ở phổ thông hiện nay.

Trong quá trình dạy học không ít giáo viên còn coi nhẹ việc sử dụng CNTT, hoặc sử dụng nó chỉ để "thay bảng đen" không phát huy được khả năng tuyệt vời của phương tiện dạy học này.

Có những giờ dạy học, giáo viên còn lạm dụng CNTT, sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ, không phối hợp với các phương tiện khác, làm cho giờ học thụ động hơn, ít có kiến tạo tri thức, học sinh học "như xem phim", trong khi CNTT chỉ là phương tiện dạy học.

Trong quá trình thực hiện dạy bằng phần mềm trình chiếu PowerPoint một số học sinh không chú ý phần thực hành mà chỉ chú ý quan sát màn hình.

Nhiều giáo viên soạn giảng lạm dụng đến màu sắc phông chữ và hình nền loè loẹt gây phản cảm, hiệu ứng nhảy nhót gây mất sự chú ý tìm hiểu trọng tâm và kiến thức bài học.

Muốn tổ chức tiết dạy thành công thì khâu thiết kế giáo án đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Do đó cần thống nhất một số quy trình và các tiêu chí của một bài giảng điện tử để giáo viên tiến hành tổ chức thiết kế bài giảng có chất lượng.

Để thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học với sự hỗ trợ của máy tính, giáo viên cần thực hiện một bài giảng trình chiếu để thiết kế toàn bộ kế họach hoạt động dạy học của mình. Các hoạt động dạy học được thiết kế theo từng bước hợp lý trong một cấu trúc chặt chẽ, sử dụng các công cụ đa phương tiện (multimedia) như văn bản, hình ảnh, âm thanh, các đoạn phim minh họa để chuyển tải tri thức và điều khiển người học. Khi đứng lớp, với giáo án trình chiếu, giáo viên sẽ thực hiện một giờ dạy với toàn bộ hoạt động giảng dạy đã được số hóa một cách uyển chuyển, sinh động nhờ sự hỗ trợ của các công cụ đa phương tiện

Với bài giảng điện tử, giáo viên giảm nhẹ việc thuyết trình, có nhiều thời gian và điều kiện để tăng cường trao đổi, thảo luận với học sinh, qua đó kiểm

soát được quá trình học tập của họ; học sinh được thu hút, kích thích khám phá tri thức, và có điều kiện quan sát, tìm hiểu vấn đề, chủ động nêu câu hỏi và nhờ vậy, quá trình học tập của học sinh trở nên hứng thú, sâu sắc hơn. Một số yêu cầu đối với bài giảng có ứng dụng CNTT:

- Đầy đủ, chính xác: đủ yêu cầu về nội dung bài học theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình, không có sai sót.

- Trực quan: các hình vẽ, âm thanh, bảng biểu sinh động hấp dẫn

- Kiểm tra, củng cố kiến thức bài học: thực hiện từng mục, từng nội dung, sắp xếp từ dễ tới khó, nhằm đánh giá đầy đủ mức độ nhận thức của người học qua từng phần và toàn bộ bài học.

Từ các yêu cầu trên để đánh giá một bài giảng ứng dụng CNTT cần dựa vào các tiêu chí cơ bản sau:

- Về mặt khoa học: là tiêu chí quan trọng hàng đầu đối với bài giảng, thể hiện ở tính chính xác về nội dung khoa học trong bài giảng. Nội dung phải đúng, đủ, phù hợp với kiến thức và chuẩn kiến thức kỹ năng của học sinh. Các thuật ngữ khoa học, các khái niệm, các định nghĩa, định lý, định luật phải chính xác. Phải thể hiện được mục đích yêu cầu, thái độ kiến thức kỹ năng bài học.

- Về lý luận dạy học: thực hiện được đầy đủ các giai đoạn dạy học, từ khâu đặt vấn đề, hình thành tri thức mới cho học sinh, luyện tập, tổng kết, hệ thống hóa tri thức và kiểm tra đánh giá kiến thức. Nội dung bài giảng gắn liền với chương trình. Tiến trình của tiết học phải thể hiện rõ ràng trong cấu trúc bài giảng.

- Về mặt sư phạm: phải thể hiện rõ tính ưu việt về mặt tổ chức dạy học so với hình thức dạy học truyền thống. Sự hỗ trợ của máy tính thể hiện trong bài giảng điện tử phải có tác dụng gây động cơ học tập và tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Việc trình bày kiến thức một cách trực quan, dễ hiểu, các minh họa, mô phỏng giúp học sinh đào sâu nội dung học tập. Cần thể hiện rõ

ràng việc giao nhiệm vụ học tập một cách hợp lý theo tiến trình của bài giảng, có tính chất nêu vấn đề, nêu tình huống để học sinh suy nghĩ, giải quyết, giúp cá biệt hóa việc học tập của học sinh, để học sinh có thể làm việc theo nhóm. Phải có phần luyện tập để giúp học sinh hình thành và rèn luyện kĩ năng, khắc sâu kiến thức đã lĩnh hội và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Về kỹ thuật: màn hình trình chiếu phải thân thiện, các đối tượng được sắp xếp hợp lý phù hợp với sự phát triển của nội dung giảng dạy. Sử dụng âm thanh, hình ảnh, màu sắc, hiệu ứng phải hợp lý, không quá lạm dụng khả năng trình diễn của máy tính. Một tiêu chí kỹ thuật rất quan trọng là tính dễ sử dụng, ổn định của bài giảng điện tử và khả năng thích ứng tốt với các thế hệ máy tính, các hệ điều hành khác nhau.

Để thực hiện tốt biện pháp này Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào các tiêu chí cơ bản nêu trên, xây dựng hệ thống tiêu chí chi tiết để đánh giá tiết dạy có ứng dụng CNTT, chuẩn bài giảng điện tử để có cơ sở đánh giá xếp loại tiết dạy. Sau đây là hệ thống các tiêu chí được đề xuất để đánh giá bài giảng có ứng dụng CNTT như sau:

- Tiêu chí 1: Thể hiện được mục tiêu dạy học

Khi thiết kế bài giảng thì tất cả các hoạt động trong giờ dạy đều phải hướng tới mục tiêu đặt ra.

Giáo viên sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, dùng các phương tiện dạy học khác nhau, nhưng mục tiêu cần đạt đến chỉ là một.

- Tiêu chí 2:Về nội dung kiến thức trọng tâm

Nội dung phải chính xác, nêu bật được kiến thức trọng tâm. Đây là tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn, sự am hiểu kiến thức bộ môn của cả chương trình, cũng như nắm vững nội dung của bài dạy để giáo viên tổ chức cho học sinh học tập hiệu quả.

Yêu cầu của phương pháp dạy học mới là phải thông qua nội dung bài học để giáo dục nhiều vấn đề liên quan đến việc bồi dưỡng kỹ năng sống, giáo dục môi trường, thẩm mỹ, phẩm chất đạo đức cho học sinh. Các nội dung giáo dục tích hợp không nên gượng ép, khiên cưỡng, nhưng không được bỏ qua nếu như trong nội dung bài học có thể kết hợp được.

- Tiêu chí 4: Tổ chức các hoạt động học tập của học sinh

Tiết dạy thể hiện sự rõ tổ chức hoạt động nhóm, cá nhân, hoạt động trên lớp, hoạt động ngoài lớp. Đây là tiêu chí đánh giá phương pháp dạy học tích cực. Trong thiết kế bài giảng điện tử cần chú ý tổ chức các hoạt động nhóm, cá nhân một cách phù hợp để tích cực hoá hoạt động của học sinh, rèn luyện các kỹ năng mà mục tiêu bài dạy đặt ra.

- Tiêu chí 5: Tổ chức được các hoạt động kiểm tra đánh giá

CNTT giúp giáo viên tổ chức đánh giá kết quả tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh ngay tại lớp với thời gian ngắn, với nhiều dạng câu hỏi và hình thức khác nhau để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Vì vậy, trong thiết kế bài soạn cần phải phát huy thế mạnh này.

- Tiêu chí 6: Kỹ năng sử dụng CNTT

Tiêu chí này rất quan trọng đối với bài giảng điện tử. Nhiều giáo viên có trình độ và kỹ năng sử dụng CNTT, nhưng lại lúng túng khi thiết kế bài giảng. Thầy cô giáo thường xây dựng bài giảng theo quan điểm cá nhân, vì vậy một số vấn đề về mặt kỹ thuật và mỹ thuật chưa được phù hợp, làm giảm hiệu quả bài dạy.

Sau đây là những vấn đề kỹ thuật cần đạt được với một bài giảng điện tử. + Trong một tiết học, kiến thức cần được tổ chức khai thác một cách có hệ thống, cấu trúc chặt chẽ, logic, nhưng phải làm bật được kiến thức trọng tâm của bài dạy. Những kiến thức nào chỉ cần thông báo, những kiến thức nào chuyển

thành bài tập cho học sinh về nhà tự nghiên cứu, kiến thức nào cần tổ chức cho học sinh tìm hiểu, khai thác tại lớp phải được thể hiện rõ trong bài soạn;

+ Thông tin cần có sự liên kết, dễ dàng chuyển đổi đến các trang, hình ảnh cần thiết. Giáo viên cần thiết kế trên một phần mềm chính, các thông tin, tư liệu hay các phầm mềm chuyên dùng khác được sử dụng với tư cách liên kết hỗ trợ (đa môi trường), các kỹ năng sử dụng phần mềm đó của GV được đánh giá thông qua sự tích hợp trong bài giảng một cách hợp lý;

+ Màn hình thân thiện, đề mục bài giảng rõ ràng. Các trang trình bày có giao diện nhất quán, khi chuyển trang không làm thay đổi giao diện gây khó chịu cho người theo dõi. (các sai lầm thường là mỗi trang có một nền khác nhau, font chữ, mầu chữ và cỡ chữ khác nhau). Các đề mục phải được thể hiện cấu trúc của bài dạy để học sinh dễ theo dõi, dễ ghi chép;

+ Đa dạng thông tin (kênh chữ, kênh nghe, nhìn.). Cần sử dụng thế mạnh này của CNTT, bài giảng cần sử dụng các đoạn phim minh họa, thí nghiệm ảo, mô phỏng, những hiệu ứng hình ảnh, âm thanh một cách đúng lúc, đúng chỗ. Tuy chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng nó có tác dụng một cách hiệu quả đến nhận thức của học sinh;

+ Trình bày kiến thức trên một trang màn hình hợp lý (hình ảnh, bảng biểu, hình vẽ, mô hình hoá kiến thức). Nên bố trí một đơn vị kiến thức nằm gọn trong một trang để dễ quan sát theo dõi. Hạn chế tối đa việc sử dụng chữ để diễn giải. Không đưa nguyên văn các ý có trong sách giáo khoa lên màn hình để học sinh xem và chép. Nên sử dụng các ký hiệu, mô hình hoá kiến thức để học sinh dễ học, dễ nhớ. Các hình ảnh, bảng biểu, hình vẽ cần có kích thước vừa phải dễ quan sát.

+ Sử dụng font chữ, cỡ chữ, màu sắc, và cách xuất hiện thông tin trên màn hình thật hợp lý. Nên sử dụng font “Times New Roman”, đảm bảo tính thẩm mỹ, nghiêm túc. Không sử dụng các kiểu chữ rườm rà. Có sự phối hợp hài hoà

giữa các màu trong một trang màn hình. Không sử dụng quá nhiều màu trong một trang màn hình và các cặp màu phù hợp nhau. Đối với màu chữ: nên chọn một màu chữ chủ đạo xuyên suốt các slide và một màu cho các đề mục, và một màu cho những ý cần làm nổi bật. Không nên lạm dụng hiệu ứng tùy tiện, gây mệt mỏi, phân tán sự tập trung của học sinh.

+ Tư liệu hỗ trợ bài giảng phải phù hợp với nội dung, phong phú, nhưng vừa phải, có chọn lọc. Chèn tư liệu phải hợp lý, tùy theo đối tượng học sinh khi cần thì kích hoạt để sử dụng.

Với “Bài giảng điện tử” như đã đề cập ở trên, gồm một số trang màn hình để trình chiếu, có thể không yêu cầu sự liên kết giữa các trang, khi giảng dạy, thì giáo viên sử dụng một vài màn hình để hỗ trợ. Vì thế việc thiết kế bài soạn này đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật và trình độ tin học cao, do đó phù hợp với trình độ tin học của đại đa số giáo viên mà hiệu quả đem lại đến bất ngờ. Khi giảng dạy trên lớp, giáo viên sử dụng bảng đen để ghi chép cấu trúc hệ thống kiến thức bình thường, CNTT chỉ hỗ trợ khi cần thiết mà thôi. Để đánh giá loại bài soạn này, có thể dựa vào 6 tiêu chí đánh giá nêu trên, tuy nhiên phải loại bỏ các tiêu chí không phù hợp.

Các tiêu chí nêu trên là cơ sở để đánh giá một bài giảng ứng dụng CNTT trong dạy học, ngoài ra còn phải xem xét đến tính hiệu quả của nó trong quá trình lên lớp của giáo viên. Khi tổ chức các hoạt động trên lớp, cũng như sự phối hợp giữa màn hình và bảng đen phải tạo sự đồng bộ, thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau, tránh sự trùng lặp.

3.2.8. Biện pháp 8: Sử dụng các hình thức thi đua khen thưởng, hỗ trợ phù hợp kịp thời.

3.2.8.1. Mục tiêu của biện pháp

Thi đua khen thưởng là nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác thực hiện tốt công việc được giao phó. Khen thưởng động viên kịp thời,

đúng việc, đúng mức, đúng người sẽ có tác dụng tạo nên động lực phát huy ý thức tự giác sáng tạo trong bản thân mỗi giáo viên, đồng thời phát huy ưu điểm hạn chế khuyết điểm để mọi cá nhân vươn lên hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc với hiệu quả cao nhất.

Song song với khen thưởng động viên là sự phê bình và khiển trách những cá nhân chưa hoàn thành nhiệm vụ, chây lười. Đây là một biện pháp đặc hiệu để thúc đẩy giáo viên hoàn thành công việc của mình, đó cũng là một hình thức cưỡng chế để thi hành nhiệm vụ được giao.

3.2.8.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Thông qua kết quả kiểm tra giám sát, nhà quản lý cần tham khảo thêm ý kiến của các tổ chức đoàn thể trong trường nhằm phát hiện các nhân tố tích cực để kịp thời động viên khen thưởng và các nhân tố tiêu cực để phê bình khiển trách.

Vì thế cần thiết phải đưa việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học trở thành một trong những tiêu chí đánh giá thi đua của cá nhân, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

Cần thu thập thông tin và xử lý thông tin khoa học đế có kết luận chính xác, khách quan, từ đó đánh giá xếp loại giáo viên cũng như đặt ra yêu cầu đề từng cá nhân tự điều chỉnh, bồi dưỡng nhằm phát huy mặt mạnh, hạn chế điểm yếu. Nhà quản lý cần chuẩn bị đủ nguồn lực để thực hiện khen thưởng những tổ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận (Trang 78 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w