Việc tăng cường công tác quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là đòi hỏi có thể khả thi để nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN VIỆT THẮNG
MéT Sè BIÖN PH¸P QU¶N Lý HO¹T §éNG
RÌN LUYÖN Kü N¡NG NGHÒ CñA SINH VI£N §IÒU D¦ìNG
T¹I TR¦êNG CAO §¼NG Y TÕ Hµ TÜNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN - 2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN VIỆT THẮNG
MéT Sè BIÖN PH¸P QU¶N Lý HO¹T §éNG
RÌN LUYÖN Kü N¡NG NGHÒ CñA SINH VI£N §IÒU D¦ìNG
T¹I TR¦êNG CAO §¼NG Y TÕ Hµ TÜNH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS NGUYỄN THỊ MỸ TRINH
NGHỆ AN - 2013
Trang 3Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học,Khoa Giáo dục Trường Đại học Vinh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôitrong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, chỉ dẫncho tôi những tri thức, kinh nghiệm, bài học quý báu
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ quản lý, các giảng viên và sinh viênTrường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh đã cung cấp tư liệu, tạo điều kiện cho tôi hoànthành luận văn này
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Nguyễn Thị MỹTrinh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Nghệ An, tháng 10 năm 2013
Nguyễn Việt Thắng
Trang 4MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NGHỀ CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ 5
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.2 Một số khái niệm cơ bản 8
1.2.1 Quản lý và quản lý giáo dục 8
1.2.2 Nghề; Nghề điều dưỡng 13
1.2.3 Kỹ năng; Kỹ năng nghề và kỹ năng nghề điều dưỡng 16
1.2.4 Hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng 19
1.2.5 Quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng .19
1.3 Một số vấn đề về hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên Điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế 21
1.4 Quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên Điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế 25
1.4.1 Mục tiêu quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề 25
1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề 25
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên Điều dưỡng ở trường Cao đẳng Y tế 27
1.5.1 Phát triển chương trình rèn luyện kỹ năng nghề 27
1.5.2 Đội ngũ giảng viên hướng dẫn kỹ năng nghề 28
1.5.3 Ý thức, thái độ của sinh viên tham gia rèn luyện 28
1.5.4 Cơ sở vật chất, phương tiện và điều kiện rèn luyện 28
1.5.5 Phối hợp và quản lý sự phối hợp trong tổ chức hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng 29
Trang 5Kết luận chương 1 30
Trang 6Y TẾ HÀ TĨNH 31
2.1 Khái quát về quá trình hình thành, tổ chức và hoạt động của trường
Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh 312.2 Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng 332.3 Kết quả nghiên cứu thực trạng 352.3.1 Thực trạng hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề điều dưỡng tại
Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh 352.3.2 Thực trạng hoạt động tự rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên
482.3.3 Thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề 522.3.4 Thực trạng quản lý các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện
kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng 582.4 Đánh giá chung về thực trạng 64Kết luận chương 2 67
Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NGHỀ CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG
Trang 73.2.4 Chỉ đạo sát sao việc thực hiện kế hoạch rèn luyện kỹ năng nghề
773.2.5 Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch
rèn luyện kỹ năng nghề 78
Trang 8giảng viên và sinh viên tham gia hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề 79
3.2.7 Tăng cường phối hợp và quản lý tốt sự phối hợp giữa trường và bệnh viện trong hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng 80
3.3 Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất 81
Kết luận chương 3 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
1 Kết luận 86
2 Kiến nghị 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC
Trang 10Trang Bảng 2.1 Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động rèn luyện kỹ
năng nghề 35
Bảng 2.2 Nhận thức về vai trò của hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề .36
Bảng 2.3 Ý kiến của cán bộ quản lý và giảng viên về mục tiêu, chương trình rèn luyện kỹ năng nghề 37
Bảng 2.4 Ý kiến giảng viên và sinh viên về hình thức và phương pháp hướng dẫn kỹ năng nghề trên lớp 38
Bảng 2.5 Ý kiến giảng viên và sinh viên về hình thức và phương pháp hướng dẫn kỹ năng tại bệnh viện 39
Bảng 2.6 Số lượng sinh viên trong mỗi tổ thực hành trên lớp 41
Bảng 2.7 Số lượng sinh viên trong mỗi buổi rèn luyện tại khoa 42
Bảng 2.8 Ý kiến của GV và SV về thực hiện nhiệm vụ của giảng viên .43
Bảng 2.9 Ý kiến GV và SV về các điều kiện phục vụ RLKNN 44
Bảng 2.10 Ý kiến của giảng viên và sinh viên về hình thức và phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng nghề 46
Bảng 2.11 Ý kiến của sinh viên về mục đích, động cơ RLKNN 48
Bảng 2.12 Tự đánh giá của SV về các biện pháp tự RLKNN 49
Bảng 2.13 Ý kiến của GV và SV về hoạt động RLKNN của sinh viên 50
Bảng 2.14 Ý kiến của sinh viên về những khó khăn trong hoạt động RLKNN 51
Bảng 2.15 Các biện pháp tăng cường bồi dưỡng ý thức nghề nghiệp, động cơ rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên 52
Bảng 2.16 Thực trạng các biện pháp lập kế hoạch rèn luyện kỹ năng nghề .54
Trang 11Bảng 2.17 Các biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch rèn luyện kỹ
năng nghề 55Bảng 2.18 Các biện pháp chỉ đạo thực hiện kế hoạch RLKNN 56
Trang 12Bảng 2.20 Thực trạng năng lực, đạo đức nghề nghiệp của giảng viên 60Bảng 2.21 Kết quả quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị 61Bảng 2.22 Ý kiến của CBQL và GV về sự phối hợp Viện -Trường 62Bảng 2.23 Nguyên nhân hạn chế và mức độ ảnh hưởng đến công tác
quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề 66Bảng 3.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý rèn luyện kỹ
năng nghề 82Bảng 3.2 Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý rèn luyện kỹ
năng nghề 83
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng caosức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã khẳng định “Nghề y là một nghề đặcbiệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt” [1]
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Đảng ta đã đề raphương hướng phát triển ngành y tế với nội dung trọng tâm là “Tăng cường đàotạo và nâng cao chất lượng chuyên môn, y đức, tinh thần trách nhiệm của độingũ cán bộ y tế” [18]
Yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của các cơ sởđào tạo nguồn nhân lực trong đó có nguồn nhân lực y tế Việc tổ chức, quản lýhoạt động rèn luyện kỹ năng nghề là yếu tố quyết định năng lực nghề nghiệp củahọc sinh, sinh viên Đây là vấn đề đòi hỏi phải có sự tổng kết, nghiên cứu và cócác biện pháp quản lý phù hợp để nâng cao chất lượng, hiệu quả rèn luyện kỹnăng nghề Tuy nhiên trong hệ thống các trường trung cấp, cao đẳng, đại học y ởnước ta nói chung và Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh nói riêng, nghiên cứu vềhoạt động rèn luyện kỹ năng nghề và quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghềcủa sinh viên còn ít, vì thế chưa có biện pháp hữu hiệu trong quản lý hoạt độngrèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên
Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh được thành lập năm 2006 trên cơ sở nângcấp Trường Trung cấp Y tế Hà Tĩnh, đã triển khai đào tạo cao đẳng điều dưỡng
từ năm học 2007 -2008 Việc tăng cường công tác quản lý hoạt động rèn luyện
kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là đòi hỏi
có thể khả thi để nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo năng lực nghề nghiệpcho sinh viên khi ra trường đáp ứng được yêu cầu về sử dụng nhân lực củangành Y tế
Trang 14Xuất phát từ những lý do và yêu cầu nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Một
số biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
chuyên ngành Quản lý Giáo dục
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt độngrèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế HàTĩnh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường
3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng tạiTrường Cao đẳng Y tế
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điềudưỡng tại Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện kỹnăng nghề của sinh viên hệ cao đẳng chính qui ngành Điều dưỡng tại TrườngCao đẳng Y tế Hà Tĩnh trong năm học 2012-2013
Thời gian áp dụng các biện pháp được đề xuất: Năm học 2013-2015
4 Giả thuyết khoa học
Có thể nâng cao chất lượng hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề cho sinhviên điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh nếu đề xuất và thực hiện đượcmột số biện pháp quản lý có tính khoa học, khả thi
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động rèn luyện kỹnăng nghề của sinh viên điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y tế
Trang 155.2 Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề củasinh viên điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh.
5.3 Đề xuất và thăm dò tính cần thiết, khả thi của một số biện pháp quản
lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên Điều dưỡng tại Trường Caođẳng Y tế Hà Tĩnh
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích - tổng hợp, phân loại - hệ thống hóa các tài liệu lý luận có liênquan làm cơ sở lý luận cho đề tài
6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến nhằm thu thập thôngtin từ cán bộ quản lý, sinh viên, giảng viên;
+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Thu thập các ý kiến của các chuyêngia trong lĩnh vực quản lý, nghiên cứu khoa học giáo dục, y học và điều dưỡng;
+ Nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Chương trình rèn luyện kỹ năng nghềcủa sinh viên cao đẳng điều dưỡng; các tài liệu hướng dẫn thực tập của nhàtrường, của bộ môn; các báo cáo thực tập của sinh viên, sổ tay lâm sàng; phiếunhận xét, đánh giá của đơn vị sinh viên thực tập
6.3 Phương pháp thống kê toán học
Dùng để xử lý số liệu thu thập
7 Đóng góp mới của luận văn
7.1 Về lý luận
Luận văn hệ thống hoá các vấn đề lý luận về quản lý hoạt động rèn luyện
kỹ năng nghề làm cơ sở để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện kỹnăng nghề của sinh viên điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh
7.2 Về thực tiễn
Khảo sát thực trạng, làm rõ nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạtđộng rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng, đề xuất các biện pháp
Trang 16nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điềudưỡng tại trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh góp phần nâng cao chất lượng đào tạođáp ứng yêu cầu của các cơ sở y tế hiện nay.
7.3 Là một trong những tài liệu tham khảo cho các trường đào tạo nghề
điều dưỡng
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,nội dung của luận văn được bố trí trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng
nghề của sinh viên điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế.Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của
sinh viên điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh.Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề
của sinh viên điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh
Trang 17Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NGHỀ CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ
kỹ năng giảng dạy nói riêng cho sinh viên trong các trường Đại học sư phạm ởLiên Xô trước đây
- Tài liệu“Hướng dẫn thực hành giảng dạy nhân viên chăm sóc sức khỏe”của Fred Abbatt và Rosemary McMahon (1985) là tài liệu công phu về công tácgiảng dạy nhân viên y tế Các tác giả đã hướng dẫn kỹ thuật phân tích nhiệm vụ
để xác định các điều cần học khác nhau về kiến thức, thái độ hay kỹ năng nghề,trên cơ sở đó xây dựng chương trình, nội dung khóa học, phương pháp giảngdạy, đánh giá, cũng như kế hoạch quản lý [19]
- Với quan điểm thực tập là trọng tâm của giáo dục y học, trong “Sổ taygiáo dục dành cho cán bộ y tế” (1997), tác giả J J Guilbert đã nêu và giải quyết
Trang 18những vấn đề cơ bản về xây dựng kế hoạch thực tập, theo dõi kiểm tra đánh giáquá trình thực hiện kế hoạch thực tập, quản lý việc lượng giá các kỹ năng thựchành của sinh viên, quản lý đánh giá phương pháp hướng dẫn thực tập của giảngviên, phương pháp đánh giá cuối đợt thực tập của sinh viên [21].
- Trong tiểu luận “Tầm quan trọng của thực tập lâm sàng trong đào tạođiều dưỡng” tác giả Katie Tonarely (2010) đã nhấn mạnh mục đích và lợi íchcủa việc thực tập lâm sàng là chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cho sinh viên để làmcông việc chăm sóc bệnh nhân một cách độc lập, giúp sinh viên có được thái độphù hợp trong việc chăm sóc bệnh nhân một cách chuyên nghiệp [48]
- “Giải pháp cho tình trạng sinh viên chưa đạt yêu cầu trong thực tập lâmsàng” là công trình nghiên cứu của các tác giả Scanlan Judith, Care và GesslerSandra (2001) đã phân tích tình trạng sinh viên chưa đạt yêu cầu trong thực tậplâm sàng, đề xuất những biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng đào tạotay nghề cho nhân viên y tế [49]
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đây đã cung cấp một cách
có hệ thống về lý luận và thực tiễn của quá trình rèn luyện kỹ năng nghề Muốn
tổ chức tốt hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề cho người học thì nhất thiết phảithực thi tốt khâu quản lý việc rèn luyện kỹ năng nghề Từ việc xác định các kỹnăng, mục tiêu rèn luyện, phương thức rèn luyện cho đến công tác tổ chức, chỉđạo, kiểm tra sẽ làm cho chất lượng của hoạt động RLKNN được nâng cao.Với cách nhìn biện chứng như vậy, các quan điểm trên luôn có giá trị khoahọc, phù hợp với yêu cầu đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề điều dưỡngnói riêng
1.1.2 Ở Việt Nam
“Hình thành kỹ năng sư phạm” (1995) của Nguyễn Hữu Dũng là một
chuyên luận về đặc điểm của kỹ năng sư phạm, những nguyên tắc có thể ápdụng để định hướng cho việc hình thành các kỹ năng sư phạm Đặc biệt, tác giả
Trang 19đã nhấn mạnh đến việc hình thành kỹ năng sư phạm cho sinh viên trong giaiđoạn thực tập sư phạm, ý nghĩa của thực tập sư phạm đối với việc củng cố mộtcách có hệ thống những kỹ năng đã được hình thành, các buớc tiến hành để thựchiện những nhiệm vụ sư phạm [13]
Luận án “Xây dựng qui trình luyện tập các kỹ năng giảng dạy cơ bản trongcác hình thức thực hành, thực tập sư phạm” (1996) của Trần Anh Tuấn đã kếtluận "luyện tập các kỹ năng giáo dục là một trong những giải pháp hữu hiệu đểnâng cao chất lượng đào tạo nghề cho sinh viên sư phạm" Công trình đã đưa racác quy trình tập luyện nhằm hình thành cho sinh viên hệ thống các kỹ năng giảngdạy cơ bản, trên cơ sở đó có thể đạt hiệu quả cao trong các bài lên lớp [37].
Công trình “Vấn đề rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên” củaNguyễn Quang Uẩn (1987) nhằm hướng dẫn về lý luận trong việc rèn luyện kỹnăng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên [39]
Trong những năm gần đây đã có một số đề tài nghiên cứu về công tác quản
lý thực hành, thực tập và quản lý rèn luyện tay nghề của người học như sau:
Đề tài “Một số giải pháp tăng cường rèn luyện kỹ năng tay nghề của họcsinh Trường Trung học Kỹ thuật - Nghiệp vụ Phú Lâm”, Luận văn Thạc sỹ của
Võ Thị Hường Vi (2001) nghiên cứu thực trạng đào tạo nghề ở giai đoạn họcthực hành, thực tập tốt nghiệp và đề xuất giải pháp tăng cường rèn luyện kỹnăng tay nghề cho học sinh [44]
Đề tài “Thực trạng công tác quản lý việc RLKNN của học sinh trườngTrung học Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Long An”, Luận văn Thạc sỹ của Ngô VănPhước (2007) đánh giá thực trạng công tác quản lý việc RLKNN của học sinh,
đề ra những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc rèn luyện kỹnăng nghề của học sinh trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Long An [28]
Trang 20Đề tài “Nhận xét khả năng thực hành nghề của sinh viên cao đẳng điềudưỡng chính quy khóa VIII, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định” của LêThanh Tùng (2008), Đại học Điều dưỡng Nam Định nhằm xác định khả năngthực hành nghề của sinh viên cao đẳng điều dưỡng được đào tạo tại trường Đạihọc Điều dưỡng Nam Định năm học 2007 -2008 [36]
Đề tài “Thực trạng quản lý thực tập tại trường Đại học Y khoa Phạm
Ngọc Thạch, Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Kim Thoa (2009) nhằm phân
tích thực trạng của việc quản lý thực tập tại trường Đại học Y khoa Phạm NgọcThạch, những nguyên nhân của thực trạng, đưa ra những giải pháp giải quyếtvấn đề, góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo [34]
Đề tài “Thực trạng quản lý thực tập ở Khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học,Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh” Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn DoãnCường (2011) tập trung khảo sát thực trạng công tác quản lý thực tập của sinhviên chính qui các chuyên ngành: Kỹ thuật hình ảnh, Xét nghiệm, Gây mê hồisức, Vật lý trị liệu, Hộ sinh, Điều dưỡng và đề xuất các biện pháp nhằm nângcao hiệu quả quản lý thực tập của khoa Khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học, Đạihọc Y dược thành phố Hồ Chí Minh [11]
Như vậy, có thể thấy rằng, trong hệ thống các trường trung cấp, cao đẳng,đại học y trong nước ta, đến nay chỉ có một số ít đề tài nghiên cứu về quản lýthực hành, thực tập của sinh viên y khoa và điều dưỡng Các đề tài nêu trên cũngchưa đề cập sâu đến công tác quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của họcsinh, sinh viên Riêng vấn đề quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinhviên điều dưỡng thì gần như chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề này
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lý và quản lý giáo dục
1.2.1.1 Quản lý
Trang 21Hoạt động quản lý phát sinh khi con người kết hợp với nhau trong một tổchức nhằm thực hiện một mục tiêu chung Ngày nay công tác quản lý được coi
là một trong năm nhân tố phát triển kinh tế xã hội, đó là: Nguồn tài chính, nhânlực, tài nguyên, khoa học kỹ thuật công nghệ và quản lý Trong đó quản lý cóvai trò quyết định sự thành bại của công việc
Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý:
- Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thểquản lý lên khách thể quản lý về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế,…bằng một hệ thống các luật lệ, chính sách, nguyên tắc, phương pháp và cácbiện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đốitượng [13]
- Quản lý một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệthống đó mà chủ yếu là vào những con người nhằm đạt hiệu quả tối ưu theo mụctiêu đề ra” [17]
- “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lýtới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra” [22, tr.11]
- Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu củatừng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội [26]
- Theo Các Mác thì quản lý có một tầm quan trọng đặc biệt vì mọi sựphát triển của xã hội đều thông qua hoạt động của con người và thông quaquản lý Các Mác ví hoạt động quản lý như công việc của người nhạc trưởng,
“Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạctrưởng” [9, tr.23]
Từ những điểm chung của các định nghĩa trên và xét quản lý với tư cách
là một hành động, có thể hiểu Quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý trong một tổ chức thông qua việc thực hiện một cách sáng tạo các chức năng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm
Trang 22năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường, làm cho tổ chức hoạt động có hiệu quả.
Các chức năng cơ bản của quản lý: Có nhiều cách khác nhau trong việcphân loại và đặt tên cho các chức năng quản lý Tuy nhiên, nếu xem xét hoạtđộng quản lý theo quan điểm hệ thống, thì hoạt động quản lý gồm bốn chứcnăng cơ bản, với nội dung cụ thể như sau:
* Lập kế hoạch: Là quá trình xác lập mục tiêu, nội dung công việc, thời
gian, biện pháp, dự kiến nguồn lực, phác thảo tiến trình thực hiện các công việc
và quyết định phương thức để thực hiện mục tiêu đó
Để thực hiện tốt chức năng này, đòi hỏi nhà quản lý phải có cái nhìntổng thể về nội dung công việc, đồng thời xác định nguồn lực, đảm bảo nguồnlực và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu của tổ chức
Có ba loại kế hoạch: Kế hoạch chiến lược (giải quyết mục tiêu chiến lược); kếhoạch chiến thuật (giải quyết mục tiêu chiến thuật) và kế hoạch tác nghiệp (giảiquyết mục tiêu tác nghiệp)
* Tổ chức: Là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn lực theo những cách
thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra Đó là quá trìnhhình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằmthực hiện thành công kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức Từ đó,chủ thể quản lý tác động đến từng đối tượng quản lý một cách có hiệu quả thôngqua sự điều phối các nguồn lực của tổ chức như nhân lực, vật lực và tài lực Nộidung chủ yếu của tổ chức là xây dựng cơ cấu tổ chức, xác định các bộ phận cần
có, thiết lập các mối quan hệ hàng ngang và hàng dọc của các bộ phận, xác địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành viên, từng bộ phận (xây dựngqui chế hoạt động); quản lý nhân sự bao gồm tuyển dụng, đào tạo, bố trí, sắpxếp, đề bạt, sa thải, tổ chức các hoạt động
Trang 23* Chỉ đạo: Là phương thức tác động của chủ thể quản lý nhằm điều hành
tổ chức, nhân lực đã có của đơn vị vận hành theo đúng kế hoạch đã vạch ra Làquá trình liên kết, liên hệ các thành viên trong tổ chức; tập hợp được các lựclượng tổ chức và phối hợp tối ưu với nhau Bên cạnh đó, người chỉ huy theo dõi,giám sát hoạt động của bộ máy để chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận đồng thờiđiều khiển, hướng dẫn, điều chỉnh công việc hợp lý, nhịp nhàng và động viênkhuyến khích người lao động để các hoạt động của tổ chức diễn ra đúng hướng,đúng kế hoạch; các thành viên hoàn thành những nhiệm vụ nhất định nhằm đạtđược mục tiêu của tổ chức
* Kiểm tra: Là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các
hoạt động đạt tới các mục tiêu của tổ chức Theo lý thuyết hệ thống, kiểm tra làquá trình thiết lập mối liên hệ ngược trong quản lý Hoạt động kiểm tra trongquản lý là một nỗ lực có hệ thống nhằm thực hiện bốn chức năng: Kiểm soátphát hiện, động viên phê phán, đánh giá và thu thập thông tin Nhờ có kiểm tra
mà người quản lý đánh giá được thành tựu công việc và uốn nắn điều chỉnh hoạtđộng một cách đúng hướng
Kiểm tra phải theo chuẩn, chuẩn phải xuất phát từ mục tiêu, là đòi hỏibắt buộc đối với mọi thành viên của tổ chức
Trong chu trình quản lý, cả bốn chức năng trên phải được thực hiện liêntiếp, đan xen vào nhau; phối hợp bổ sung cho nhau tạo sự kết nối từ chu kỳ nàysang chu kỳ sau theo hướng phát triển Trong đó yếu tố thông tin luôn giữ vai tròxuyên suốt, không thể thiếu trong việc thực hiện các chức năng quản lý và là cơ
sở cho việc ra quyết định quản lý
1.2.1.2 Quản lý giáo dục
Về khái niệm quản lý giáo dục cũng có nhiều định nghĩa Do giáo dục làmột lĩnh vực hoạt động xã hội nên quản lý giáo dục được xem là quản lý xã hội.Quản lý giáo dục luôn bám sát việc thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội, phát
Trang 24triển kinh tế trong từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử của mỗi quốc gia Quản lý giáodục được xem như một khoa học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượngđào tạo
“Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch,hợp với qui luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theođuờng lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhàtrường xã hội chủ nghĩa của Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học,giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạngthái mới về chất” [29]
“Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đếnkhách thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục tới mục tiêu đã định, trên cơ sởnhận thức vận dụng đúng những qui luật khách quan của hệ thống giáo dụcquốc dân” [32]
Tác giả Trần Kiểm (2006) quan niệm Quản lý giáo dục được phân chiathành 2 cấp vĩ mô và vi mô
Đối với cấp vĩ mô: “Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giáccủa chủ thể quản lý đến tất cả mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ
sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêuphát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục”[33]
Đối với cấp vi mô: “Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tácđộng tự giác của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thểhọc sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trườngnhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục” [33]
Quản lý giáo dục có thể hiểu theo nghĩa hẹp là quản lý các hoạt động giáodục trong ngành giáo dục, quản lý một số cơ sở giáo dục đào tạo ở một địaphương hành chính nào đó Quản lý giáo dục có thể hiểu theo nghĩa rộng là quản
Trang 25lý các hoạt động giáo dục diễn ra trong nhà trường hay ngoài xã hội
Quản lý giáo dục có hệ thống nguyên tắc, chức năng và các giai đoạn củachu trình quản lý cụ thể Song cần hiểu khái niệm quản lý giáo dục một cáchtoàn diện bao gồm cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp bởi vì suy đến cùng dù được hiểutheo nghĩa nào thì đích cuối cùng của quản lý giáo dục vẫn là vận dụng các quyluật khách quan để nâng cao chất lượng giáo dục Quản lý giáo dục gồm có:
- Chủ thể quản lý: Bộ máy quản lý các cấp, trong đó vai trò quan trọng làcác cán bộ quản lý, những người điều hành toàn bộ hoạt động giáo dục
- Khách thể quản lý: Hệ thống giáo dục quốc dân, các trường học, ngườidạy, người học
- Quan hệ quản lý: Đó là những mối quan hệ giữa người học và ngườidạy; quan hệ giữa người quản lý với người dạy, người học; quan hệ người dạy-người học; quan hệ giữa giáo giới - cộng đồng… Các mối quan hệ đó có ảnhhưởng đến chất lượng đào tạo, chất lượng hoạt động của nhà trường, của toàn bộ
hệ thống giáo dục
1.2.2 Nghề; Nghề điều dưỡng
1.2.2.1 Nghề: Nghề là thuật ngữ để chỉ một hình thức lao động sản xuất
nào đó trong xã hội
Theo giáo trình Kinh tế Lao động của Trường Đại học Kinh tế Quốc dânthì nghề “là một dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân công lao độngcủa xã hội, là toàn bộ kiến thức (hiểu biết) và kỹ năng mà một người lao độngcần có để thực hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực lao độngnhất định” [43, tr.152]
Từ điển Tiếng Việt, (Hoàng Phê chủ biên) định nghĩa “Nghề là công việcchuyên làm, theo sự phân công lao động của xã hội” [27]
Ở Nga, nghề được định nghĩa là một loại hoạt động lao động đòi hỏi cóđào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sống Ở Pháp, nghề là một loại
Trang 26lao động có thói quen và kỹ năng, kỹ xảo của một người để từ đó tìm đượcphương tiện sống Ở Đức, nghề là hoạt động cần thiết cho xã hội ở một lĩnh vựclao động nhất định, đòi hỏi phải được đào tạo ở một trình độ nào đó [28]
Từ các khái niệm trên chúng ta có thể hiểu nghề nghiệp như một dạng lao
động vừa mang tính xã hội (sự phân công xã hội) vừa mang tính cá nhân (nhucầu bản thân) trong đó con người với tư cách là chủ thể hoạt động đòi hỏi đểthoả mãn những yêu cầu nhất định của xã hội và cá nhân Nghề nghiệp nào cũnghàm chứa trong nó một hệ thống giá trị kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề, truyềnthống nghề, hiệu quả do nghề mang lại
1.2.2.2 Nghề điều dưỡng
Điều dưỡng là một ngành học và khoa học về chăm sóc Bản chất củanghề điều dưỡng là chăm sóc, nuôi dưỡng, đáp ứng nhu cầu cơ bản cho ngườibệnh Do đặc thù của nghề điều dưỡng là làm các công việc từ đơn giản nhưthay ga trải giường đến các công việc nghiên cứu, quản lý, đào tạo và chuyêngia lâm sàng do đó ngành điều dưỡng được đào tạo nhiều cấp trình độ để đápứng yêu cầu công việc Ngày nay, do sự phát triển của y học đòi hỏi tínhchuyên khoa hóa ngày càng cao đã làm cho điều dưỡng trở thành một ngành cónhiều chuyên khoa như điều dưỡng nhi, phòng mổ, hồi sức, tâm thần, lãokhoa [8, tr.344 ], [47]
Trên thế giới, cách đây hơn một trăm năm, điều dưỡng đã có hệ thống tổchức quản lý độc lập, có hệ thống đào tạo từ trung cấp, cao đẳng đến sau đạihọc, người hành nghề điều dưỡng gọi là điều dưỡng viên
Do đặc điểm xã hội, trình độ phát triển ở các nước trên thế giới khác nhaunên khái niệm về nghề điều dưỡng cũng chưa có sự thống nhất
- Theo Florence Nightingale (1860): “Điều dưỡng là nghệ thuật sử dụngmôi trường của người bệnh để hỗ trợ cho sự phục hồi của họ” [8, tr.345]
- Theo Virginia Handerson (1960): “Điều dưỡng là hỗ trợ các hoạt động
Trang 27phòng ngừa bệnh tật, phục hồi, nâng cao sức khỏe cho người bệnh, hoặc giúpcho cái chết được thanh thản nếu không cứu chữa được, giúp đỡ các cá thể saocho họ đạt được sự độc lập càng sớm càng tốt” [8, tr.345].
- Theo Hội Điều dưỡng Mỹ: “Điều dưỡng là phát hiện và điều trị các phảnứng của con người đối với bệnh đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra”[8, tr.346]
Ở Việt Nam do đặc điểm lịch sử, nghề điều dưỡng du nhập vào Việt Namcùng với sự đô hộ của thực dân Pháp và được gọi là y tá (nuser) Về tên gọicũng có nhiều thay đổi, trước năm 1975 ở miền Bắc gọi là y tá, miền Nam gọi làđiều dưỡng (nursing), sau 1975 gọi chung là y tá- điều dưỡng, đến năm 2005 BộNội vụ đổi tên ngạch viên chức y tá thành điều dưỡng, vì vậy hiện nay vẫn chưa
có định nghĩa thống nhất về điều dưỡng
- Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê:
+ “Điều dưỡng là điều trị và bồi dưỡng cho khoẻ hơn” [27].
+ “Y tá là những người có trình độ từ trung cấp trở xuống chuyên chămsóc bệnh nhân theo y lệnh của y, bác sỹ” [27]
- Trên cơ sở tham khảo các nguyên lý về điều dưỡng và thực tế công việc
của người điều dưỡng tại Việt Nam, chúng tôi cho rằng Điều dưỡng là sự phối hợp điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và tư vấn, giáo dục sức khoẻ nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của người bệnh Người điều dưỡng phải có năng lực nghề nghiệp để giúp đỡ người bệnh và cộng đồng trong việc nâng cao sức khoẻ, phòng ngừa bệnh tật, giảm đau đớn về thể chất và tinh thần, đồng thời biết cách tự chăm sóc sức khỏe.
Tổ chức y tế thế giới đánh giá: “Điều dưỡng là một trong những trụ cộtcủa hệ thống dịch vụ y tế Dịch vụ điều dưỡng vừa mang tính phổ biến, vừamang tính thiết yếu, có tác động lớn đến sự hài lòng của người bệnh” Vì thế,phát triển nguồn nhân lực điều dưỡng có trình độ được coi là một chiến lược
Trang 28quan trọng nhất để tăng cường sự tiếp cận của người nghèo đối với các dịch vụ y
tế cũng như đảm bảo sự công bằng trong y tế [51]
Hiện nay nghề điều dưỡng ở Việt Nam đã có hệ thống đào tạo từ trungcấp đến sau đại học, có hệ thống quản lý từ Bộ Y tế đến các bệnh tuyến huyện.Nhưng nhìn chung nghề điều dưỡng vẫn chưa được coi trọng do quan niệm "y táchỉ là người giúp việc cho bác sỹ", là nghề vất vả, độc hại và có thu nhập thấp
1.2.3 Kỹ năng; Kỹ năng nghề và kỹ năng nghề điều dưỡng
1.2.3.1 Kỹ năng
Về khái niệm kỹ năng, trong Tâm lý học có hai quan niệm:
Quan niệm thứ nhất, coi kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác, hành độnghay hoạt động nào đó Đại diện quan điểm này là: V.A Cruchetxki, A.G.Côvaliov, V.S Kudin…Theo V.A Cruchetxki và V.S Kudin thì chỉ cần nắmvững phương thức hành động là con người đã có kỹ năng [16]
Quan niệm thứ hai, coi kỹ năng là một biểu hiện năng lực con người
- Từ điển tiếng Việt (2002) định nghĩa: “Kỹ năng là khả năng vận dụngnhững kiến thức thu nhận được trong lĩnh vực nào đó vào thực tế” [27]
- Từ điển Tâm lý học do tác giả Vũ Dũng chủ biên (2008) định nghĩa: “Kỹnăng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động
đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [14, tr.131]
- Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thànhthì kỹ năng là năng lực của con người thực hiện một công việc nào đó có kếtquả [39]
Tác giả Huỳnh Văn Sơn quan niệm “Kỹ năng là khả năng thực hiện có kếtquả một hành động nào đó bằng cách bằng cách vận dụng những tri thức, kinhnghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép Kỹ năngkhông chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật của hành động, mà còn là biểu hiện củanăng lực con người ” [31, tr.6]
Trang 29Từ đó chúng tôi cho rằng Kỹ năng là khả năng vận dụng thành thạo tri thức, kinh nghiệm và sử dụng đúng những kỹ thuật thao tác để thực hiện có kết quả một hành động, hoạt động nào đó.
Để có kỹ năng, phải có cả hai yếu tố:
- Thứ nhất, là những tri thức, hiểu biết của con người về hành động, hoạtđộng Để con người có thể hành động, trước hết họ phải hiểu về mục đích,phương thức và điều kiện diễn ra hành động đó để có những phương án thựchiện một cách hiệu quả, phù hợp Đây là mô hình tâm lý trước khi hành động
- Thứ hai, là kỹ thuật về thao tác Mỗi hành động, hoạt động trong nhữngđiều kiện, hoàn cảnh khác nhau đòi hỏi những thao tác khác nhau Do vậy, đểthực hiện những hành động một cách hiệu quả thì con người phải nắm chắc mặt
kỹ thuật thao tác trong từng bối cảnh cụ thể
1.2.3.2 Kỹ năng nghề
Kỹ năng nghề là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được vàothực tế nghề nghiệp Khi nói đến kỹ năng nghề người ta hiểu rằng đây là biểuhiện của sự tổng hợp kiến thức và kỹ năng để thực hiện nghiệp vụ của nghềnghiệp đó
Theo David M Kaplan thì “kỹ năng nghề là khả năng nắm vững những
kỹ thuật để tiến hành một chuỗi các yêu cầu hành động, hoạt động, trong mộtnghề, một công việc nào đó” [47, tr.33]
Theo James, C Hansen thì “kỹ năng nghề là những khả năng mà conngười có thể sử dụng những hiểu biết để đạt được những mục đích, những yêucầu trong nghề nghiệp đề ra Sự hiểu biết này phải là sự hiểu biết rất chuyênnghiệp” [50, tr.49]
Theo Klimov, Lomov, Phạm Tất Dong, Đặng Danh Ánh, Ngô CôngHoàn thì kỹ năng nghề là những khả năng phù hợp với đòi hỏi riêng của nghề
đó Ngoài trình độ học vấn nói chung, nhất thiết phải có những kiến thức cơ sở,
Trang 30cơ bản của nghề gọi là kiến thức nghiệp vụ, đó là những tri thức khoa học
chuyên sâu về một lĩnh vực hoạt động của con người, gồm hai nội dung: Một là,
kiến thức khoa học chuyên sâu về một hoạt động nghề nghiệp nào đó của con
người; Hai là, những kỹ năng, kỹ xảo hoạt động nghề nghiệp [28].
Kỹ năng nghề không phải là một hành động bình thường, tự nhiên mà
là hành động đòi hỏi phải vận dụng tri thức khoa học về nghề, khả năng thực
hiện những thao tác nghề Kỹ năng nghề là một thành phần cơ bản tạo nên
năng lực nghề đáp ứng yêu cầu của lĩnh vực hoạt động nghề cụ thể trongcuộc sống
Kỹ năng nghề được hình thành và phát triển nhờ luyện tập mà trước hết là
quá trình rèn luyện kỹ năng nghề tại trường, tại các cơ sở thực tập (xí nghiệp,công xưởng, bệnh viện, trường học) cũng như trong suốt quá trình hành nghềsau này Khi kỹ năng nghề được rèn luyện thường xuyên, liên tục cũng như chủ
thể đạt đến một trình độ cao của “tay nghề” thì kỹ năng nghề dần dần trở thành
kỹ xảo nghề
1.2.3.3 Kỹ năng nghề điều dưỡng
Kỹ năng nghề điều dưỡng là khả năng (năng lực) thực hiện nhiệm vụchăm sóc, theo dõi bệnh nhân tại bệnh viện và chăm sóc, nâng cao sức khỏe chocộng đồng
Bộ Nội vụ qui định chức trách của điều dưỡng cao đẳng “Là viên chứcchuyên môn kỹ thuật của ngành y tế, thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản
và một số kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa tại các cơ sở y tế” [3]
Bộ Y tế phê duyệt chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam gồm
3 lĩnh vực, 25 tiêu chuẩn và 110 tiêu chí; trong đó 3 lĩnh vực là: năng lực thựchành; quản lý chăm sóc; phát triển nghề nghiệp, luật pháp và đạo đức điềudưỡng [7]
Trang 31Trường Cao đẳng Y tế quy định chuẩn đầu ra của sinh viên cao đẳng điềudưỡng gồm có các nhóm kỹ năng sau:
- Kỹ năng chăm sóc, theo dõi người bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng;
- Kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khỏe;
- Kỹ năng giảng dạy, nghiên cứu khoa học điều dưỡng;
- Kỹ năng quản lý điều dưỡng, phát triển nghề nghiệp;
- Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm [42]
1.2.4 Hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng
Theo hầu hết các từ điển thì rèn luyện được hiểu là sự luyện tậpnhiều lần trong thực tế để đạt đến những phẩm chất hay trình độ vữngvàng, thông thạo
Theo tài liệu nghiên cứu của một số tác giả như I B Chiruin; O.A.Abdoublina, thì hoạt động rèn luyện kỹ năng hay còn gọi là tập luyện kỹ năng
là sự thực hiện một số thao tác được lặp đi lặp lại nhiều lần với mục đích nắmvững chúng dựa trên nhận thức và được sự hỗ trợ, kiểm soát, điều chỉnh của ýthức Các tác giả cho rằng kỹ năng không thể hình thành chỉ bằng một lần tậpluyện Muốn hình thành kỹ năng, con người phải tập luyện theo một quy trìnhnhất định và lâu dài để đạt tới sự hoàn thiện mong muốn, quá trình này gọi làquá trình rèn luyện kỹ năng [28]
Bất cứ quá trình hình thành kỹ năng nghề nào cũng được chia làm hai giaiđoạn: Giai đoạn ở trường đào tạo và giai đoạn trực tiếp hoạt động trong môitrường thực tế sau khi ra trường
Từ khái niệm trên, ta có thể nhận thấy hoạt động rèn luyện kỹ năng nghềcủa sinh viên điều dưỡng là quá trình luyện tập kiến thức, kỹ năng và thái độtheo chuẩn năng lực nghề nghiệp thông qua các hình thức rèn luyện kỹ năngnghề trên lớp và tại bệnh viện
Trang 321.2.5 Quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng
Quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng là
hệ thống các tác động có hướng đích của chủ thể quản lý nhà trường (Bangiám hiệu; Phòng Đào tạo và Trưởng Bộ môn) đến hoạt động rèn luyện kỹnăng nghề nhằm làm cho hoạt động này diễn ra hiệu quả, đạt được mục tiêu
đề ra
Nội dung quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề có thể:
- Theo các chức năng quản lý: Nội dung quản lý hoạt động rèn luyện kỹnăng nghề có thể là: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá kết quảrèn luyện
- Theo quan điểm hệ thống: Nội dung quản lý hoạt động rèn luyện kỹnăng nghề có thể là: Quản lý các yếu tố đầu vào (chương trình, kế hoạch rènluyện; cơ sở vật chất, phương tiện, điều kiện phục vụ cho hoạt động rèn luyện;đội ngũ cán bộ quản lý; giáo viên; sinh viên tham gia ); Quản lý quá trình rènluyện của sinh viên; Quản lý kết quả rèn luyện của sinh viên
- Theo các thành tố của hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề thì nội dungquản lý rèn luyện kỹ năng nghề có thể là: Quản lý việc chuẩn bị cho hoạt độngrèn luyện; quản lý việc thực hiện kế hoạch rèn luyện tại các cơ sở thực hành;Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng cách tiếp cận thứ nhất khi xem xétnội dung quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề đó là: Lập kế hoạch, tổchức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề
Trang 33để thực hiện nội dung quản lý
- Vì đối tượng quản lý phức tạp nên đòi hỏi các biện pháp quản lý phải đadạng, phong phú và linh hoạt phù hợp với đối tượng quản lý trong những điềukiện, hoàn cảnh cụ thể
- Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề là nội dung,cách thức, cách giải quyết một số vấn đề cụ thể của chủ thể quản lý về tổ chứcquản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề, mà chủ thể quản lý chịu trách nhiệm
tổ chức chỉ đạo thực hiện
1.3 Một số vấn đề về hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên Điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế
1.3.1 Mục tiêu rèn luyện kỹ năng nghề
Mục tiêu rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên cao đẳng điều dưỡng làhình thành và phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên theo chuẩn năng lựcnghề nghiệp để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe bệnh nhân
và cộng đồng
1.3.2 Nội dung rèn luyện kỹ năng nghề
Đối với sinh viên điều dưỡng, nội dung rèn luyện kỹ năng nghề dựa trênnhững năng lực mà người sinh viên phải đạt được để hình thành những kỹ năngnghề nghiệp Cụ thể là dựa trên chương trình khung do Bộ Giáo dục Đào tạoban hành với thời gian và số tiết cụ thể cho từng học phần và được thể hiện ởchuẩn đầu ra theo quy định của trường
Nội dung rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng bao gồm:
- Các kiến thức, kỹ năng điều dưỡng cơ sở, kỹ năng giao tiếp ứng xử
- Các kiến thức, kỹ năng chuyên ngành: Điều dưỡng nội và chuyên khoa
hệ nội, ngoại và chuyên khoa hệ ngoại, nhi, truyền nhiễm, sản phụ khoa, sứckhỏe cộng đồng, quản lý điều dưỡng, đào tạo và nghiên cứu khoa học điềudưỡng Ngoài ra sinh viên còn rèn luyện kỹ năng vận hành sử dụng máy móc,thiết bị y tế phục vụ chăm sóc, theo dõi bệnh nhân
Trang 34- Tất cả nội dung trên được chi tiết hoá bằng các chỉ tiêu tay nghề
1.3.3 Phương pháp tổ chức rèn luyện kỹ năng nghề
Phương pháp rèn luyện kỹ năng nghề được vận dụng tùy thuộc vào từnghọc phần chuyên ngành, từng bài học và phương pháp hướng dẫn, tổ chức hoạtđộng rèn luyện kỹ năng nghềcủa giảng viên Đồng thời tùy thuộc vào hình thức
tự tổ chức rèn luyện kỹ năng nghềcủa bản thân sinh viên
Theo “Sổ tay dành cho giáo viên y học” của David Newble và RoberyCannon [15], “Dạy học tích cực trong đào tạo y học” [45] và "Đào tạo phát triểnnăng lực Điều dưỡng viên" [23, tr.39 - 44] có nhiều phương pháp rèn luyện kỹnăng nghềnhư sau:
- Trình diễn, làm mẫu và thực hành lại: Giảng viên, người hướng dẫn làmmẫu, sinh viên quan sát và làm lại thao tác dưới sự hướng dẫn của giảng viên
- Bài tập giải quyết tình huống: Là những tình huống thực tế hoặc giốngthực tế do GV đưa ra và yêu cầu sinh viên giải quyết những vấn đề có trong tìnhhuống
- Dạy học bằng bảng kiểm: Được dùng để dạy/học kỹ năng thao tác, ngoài
ra bảng kiểm còn được dùng để lượng giá kỹ năng
- Dạy học theo vấn đề: Đây là một phương pháp giúp sinh viên học tập,rèn luyện kỹ năng nghề một cách chủ động, tự chuẩn bị kiến thức thông qua quansát, đọc sách, trao đổi, làm việc trong các nhóm nhỏ
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp (ca bệnh): Là phương pháp phântích một vấn đề một cách có phê phán, nhận biết các quan hệ phức tạp giữa cácyếu tố khác nhau, củng cố kiến thức bằng cách áp dụng vào thực tế, thu thậpthông tin có liên quan với một vấn đề để giải quyết từng trường hợp cụ thể
- Dạy học tích hợp (theo năng lực): Là một hình thức dạy học kết hợpgiữa dạy lý thuyết và thực hành, qua đó người học hình thành nên một năng lực
Trang 35nào đó (kỹ năng hành nghề) nhằm đáp ứng được mục tiêu của môn học/mô-đun.Phương pháp này hiện đang được áp dụng tại nhiều trường đào tạo nghề.
- Phương pháp đóng vai: Là phương pháp sử dụng các vai diễn để giúp
SV thực hành cách đảm nhiệm một nhiệm vụ hoặc để học thái độ, kỹ nănggiao tiếp
- Đối với các phương pháp, hình thức tự RLKNN, sinh viên thực hiệnxem lại bài học trên lớp, thực hành làm bài tập do giảng viên giao, học nhóm
để thực hiện nhiệm vụ học tập nhóm, đi trực cấp cứu ngoài sự phân công, muasắm dụng cụ để làm thao tác, đọc sách và tài liệu tham khảo phục vụ việc họcbài mới, làm đề cương báo cáo thảo luận nhóm, đi thư viện tìm tài liệu và viếttiểu luận
- Tại bệnh viện:
+ Với các học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành sinh viên sẽ đượcthực tập tại các khoa lâm sàng của các bệnh viện tuyến trung ương đóng trên địabàn; các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh có giảng viên của nhàtrường hoặc giảng viên kiêm nhiệm hướng dẫn lâm sàng
Tại đây, sinh viên được rèn luyện các kỹ năng cơ bản về giao tiếp ứng xử,đánh giá tình trạng sức khỏe người bệnh; phát hiện các dấu hiệu bất thường; kỹnăng tổ chức, quản lý công tác chăm sóc bệnh nhân; thực hiện các kỹ thuật chămsóc theo chuyên khoa; tư vấn - giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân và người nhà
Trang 36bệnh nhân Tại các khoa của bệnh viện, sinh viên được phân công vào các kíptrực vào các buổi tối hoặc ngày thứ bảy, chủ nhật, để tham gia cấp cứu, chămsóc, theo dõi bệnh nhân như một điều dưỡng viên của bệnh viện.
Thời gian rèn luyện kỹ năng tại bệnh viện được bố trí tương ứng với thờiđiểm các học phần lý thuyết chuyên ngành để sinh viên ứng dụng các kiến thức
đã học vào thực tế chăm sóc bệnh nhân
Đối với học phần Điều dưỡng cộng đồng, sinh viên sẽ rèn luyện kỹ năngchăm sóc sức khoẻ cộng đồng và giải quyết các vấn đề về dân số, kế hoạch hóagia đình, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống bệnh dịch… tạicác trạm y tế và cộng đồng dân cư
- Rèn luyện kỹ năng nghề qua thực tập tốt nghiệp: Tại bệnh viện tuyếnhuyện trở lên (đối với SV các trường CĐYT của tỉnh thì chủ yếu thực tập tốtnghiệp tại bệnh viện huyện), trong thời gian này sinh viên thực hiện nhiệm vụnhư một điều dưỡng viên dưới sự hướng dẫn giám sát của cán bộ y tế có kinhnghiệm của bệnh viện (Trưởng phòng Điều dưỡng, Bác sỹ trưởng khoa, Điềudưỡng trưởng khoa)
1.3.5 Đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng nghề
Đánh giá là một quá trình dựa trên những tiêu chuẩn được tập thể thảo ra
để đo lường sự tiếp thu của sinh viên, hiệu quả hướng dẫn của giáo viên và sựphù hợp của chương trình [15, tr.125]
Các hình thức đánh giá rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡngbao gồm:
* Đánh giá kỹ năng tại phòng thực hành, phòng thí nghiệm: Sử dụng
bảng kiểm hoặc thang điểm thông qua sự quan sát trực tiếp của giảng viên Hìnhthức chạy trạm (OSPE) có ưu điểm là sinh viên được nhiều giảng viên đánh giá,tuy nhiên ban giám khảo cần thảo luận kỹ để xác định mức độ phải đạt ở các
Trang 37bước thực hiện kỹ thuật, thủ thuật và việc phân chia điểm cho các bước mộtcách thích hợp
* Đánh giá kỹ năng lâm sàng: Thi lâm sàng trên bệnh nhân là phương
pháp đánh giá truyền thống, hiện vẫn được tất cả các trường y trong và ngoàinước sử dụng Sinh viên bốc thăm bệnh nhân, tiến hành thăm khám hoặc thựchiện kỹ thuật (khám, tiêm, truyền, thay băng ) dưới sự quan sát của giảngviên, sau đó làm bệnh án/kế hoạch chăm sóc và trả lời các câu hỏi liên quanđến bệnh nhân
* Đánh giá kỹ năng thực tập, thực địa tại cộng đồng: Thông qua nhiều
kênh như báo cáo kết quả thực tập của sinh viên, đánh giá quá trình của giảngviên phụ trách, nhận xét đánh giá của cơ sở thực tập
1.4 Quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên Điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế
1.4.1 Mục tiêu quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề
Mục tiêu quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề nhằm đảm bảo cáchoạt động hướng dẫn kỹ năng nghề của giảng viên và hoạt động RLKNN củasinh viên theo đúng mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch đã đề ra giúp chosinh viên có năng lực nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu công việc của ngườiđiều dưỡng
1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề
1.4.2.1 Lập kế hoạch rèn luyện kỹ năng nghề
Lập kế hoạch hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên là khâuquan trọng nhất trong chu trình quản lý và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả côngtác quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề Kế hoạch rèn luyện kỹ năng nghềcần được cụ thể hóa thành kế hoạch tháng, tuần theo các hoạt động chính vàtheo phạm vi trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân với các nguồn lực được xácđịnh, phân bố chi tiết cho từng hoạt động
Trang 38Để lập kế hoạch rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh có chất lượng cần phảicăn cứ vào mục tiêu đào tạo, kế hoạch đào tạo và phải xác định mục tiêu, chỉtiêu rèn luyện kỹ năng nghề; xây dựng chuẩn kỹ năng nghề của sinh viên; xâydựng chương trình, nội dung, quy trình rèn luyện kỹ năng nghề; xây dựng kếhoạch rèn luyện kỹ năng nghề cụ thể, hợp lý trong khóa học, năm học, học kỳ;xây dựng lịch trình thực hiện Ngoài ra, mỗi sinh viên cũng cần có kế hoạch rènluyện kỹ năng nghềcho riêng mình trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường vànhiệm vụ, nội dung rèn luyện kỹ năng nghề.
1.4.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch rèn luyện kỹ năng nghề: Bao gồm các
biện pháp sau:
- Thành lập ban chỉ đạo rèn luyện kỹ năng nghềở trường phối hợp với các
cơ sở thực hành; Phân công nhiệm vụ cho các thành viên
- Xây dựng văn bản phối hợp và ký kết hợp đồng với cơ sở thực hành;Lựa chọn đội ngũ giảng viên hướng dẫn sinh viên
- Phân công sinh viên vào các nhóm/tổ đi rèn luyện theo các bộ môn/khoa;
- Xây dựng các nội quy, quy định, quy trình về thực hành, thực tập nghề;Quy định về chế độ báo cáo và quy định rõ trách nhiệm của các thành viên trongban chỉ đạo, đội ngũ giảng viên hướng dẫn và sinh viên tham gia RLKNN
- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, phương tiện cần thiết phục vụ cho hoạtđộng rèn luyện kỹ năng nghề
1.4.2.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch rèn luyện kỹ năng nghề
Ban Giám hiệu nhà trường và cán bộ quản lý cần thường xuyên bám sát,nắm chắc tình hình thực hiện hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề, phân tích cácvấn đề thực tiễn một cách nhanh chóng để đưa ra những quyết định đúng đắn.Nội dung của việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch rèn luyện kỹ năng nghề như sau:
Trang 39- Ra quyết định các đợt rèn luyện; Tổ chức triển khai thực hiện quyết định(ở trường với giảng viên và sinh viên; ở các cơ sở thực hành với giảng viênthỉnh giảng);
- Phổ biến và hướng dẫn sinh viên về mục tiêu, chương trình; phổ biến các
quy định về rèn luyện kỹ năng nghề vào đầu các khóa học, trước học kỳ và mỗi
môn học; hướng dẫn sinh viên kỹ năng lập kế hoạch tự rèn luyện kỹ năng nghề;
- Ra quyết định phân công sinh viên về các cơ sở thực hành;
- Giám sát việc thực hiện kế hoạch rèn luyện;
- Hỗ trợ giảng viên và sinh viên bằng việc tổ chức bồi dưỡng phươngpháp hướng dẫn/đánh giá, phương pháp tự rèn luyện kỹ năng nghề;
- Điều chỉnh cần thiết nhằm giúp cho kế hoạch được thực hiện đúng tiến
độ, tổ chức để sinh viên đánh giá hoạt động hướng dẫn của giảng viên;
- Động viên tinh thần, ý thức RLKNN của giảng viên, sinh viên: Khenthưởng, kỷ luật giảng viên, sinh viên trong hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề
1.4.2.4 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch rèn luyện kỹ năng nghề
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch rèn luyện kỹ năng nghề baogồm kiểm tra đánh giá hoạt động của giáo viên hướng dẫn (giảng viên trường vàgiảng viên kiêm nhiệm của bệnh viện), hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề củasinh viên và công tác quản lý rèn luyện kỹ năng nghềbằng những biện pháp:
- Xây dựng và phổ biến các tiêu chuẩn, tiêu chí, thang đo về kết quả thựchiện kế hoạch rèn luyện kỹ năng nghề của Bộ môn, của giảng viên và kết quảrèn luyện của sinh viên;
- Xác định quy trình và thời gian, hình thức, đối tượng kiểm tra, đánh giá;
- Xây dựng và bồi dưỡng lực lượng làm công tác kiểm tra, đánh giá;
- Thực hiện kiểm tra; Viết báo cáo đánh giá theo quy định;
- Điều chỉnh, rút kinh nghiệm cho việc lập kế hoạch RLKNN thời giantới
Trang 401.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên Điều dưỡng ở trường Cao đẳng Y tế
Hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề là một bộ phận của hoạt động dạy học
nên nó cũng chịu ảnh hưởng, chi phối bởi các yếu tố thuộc cấu trúc của hoạtđộng dạy học như sau:
1.5.1 Phát triển chương trình rèn luyện kỹ năng nghề
Phát triển chương trình đào tạo là một quá trình thiết kế, điều chỉnhsửa đổi chương trình dựa trên việc đánh giá thường xuyên, liên tục Tất cảyếu tố đầu vào dùng để hỗ trợ việc thực hiện chương trình và những kết quảđầu ra của quá trình thực hiện là năng lực nghề nghiệp của sinh viên đượccải thiện Phát triển chương trình rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên caođẳng điều dưỡng phải dựa trên chuẩn năng lực mà người sinh viên phải đạtđược để có thể hình thành những hoạt động nghề nghiệp thuộc lĩnh vựcchuyên khoa của mình
1.5.2 Đội ngũ giảng viên hướng dẫn kỹ năng nghề
Giảng viên giữ vai trò chỉ đạo, tổ chức, điều khiển và điều chỉnh hoạtđộng rèn luyện kỹ năng nghề Do vậy, yêu cầu đối với giảng viên hướng dẫnhoạt động rèn luyện kỹ năng nghề cần phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụgiảng dạy tốt; có năng lực tổ chức hoạt động giảng dạy/học tập, thực hành, thựctập, năng lực tổ chức quản lý công tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh tại bệnhviện Đặc biệt là có lòng yêu nghề, thương người, tinh thần trách nhiệm, tâmhuyết với nghề và với học sinh sinh viên
1.5.3 Ý thức, thái độ của sinh viên tham gia rèn luyện
Sinh viên là chủ thể của hoạt động, người chịu trách nhiệm chính đối vớihoạt động RLKNN Vì thế, các yếu tố bên trong như động cơ, hứng thú học tập,
sự phát triển trí tuệ, tri thức, kỹ năng được hình thành trước đó đều ảnh hưởngđến hoạt động RLKNN và kết quả RLKNN Động cơ, hứng thú sẽ là những