1.1. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động RLKNN của SV điều dưỡng Trường CĐYT Hà Tĩnh, chúng tôi rút ra kết luận như sau:
Hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng là quá trình luyện tập kiến thức, kỹ năng và thái độ theo chuẩn năng lực nghề điều dưỡng thông qua các hình thức rèn luyện kỹ năng nghề trên lớp và tại bệnh viện.
Quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng là một lĩnh vực cụ thể của hoạt động quản lý nhà trường, là sự tác động tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm hình thành hình thành và phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV. Là quá trình làm thay đổi nhận thức về hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động RLKNN, phối hợp và quản lý sự phối hợp trong hoạt động RLKNN, đảm bảo cho hoạt động RLKNN diễn ra đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng hiệu quả.
Hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề và quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh những năm gần đây đã đạt được một số thành công, góp phần đưa hoạt động của nhà trường vào nền nếp, huy động được sức mạnh tổng hợp của đội ngũ cán bộ, giảng viên để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu sử dụng nhân lực của các cơ sở y tế. Tuy nhiên công tác quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề vẫn chưa thường xuyên, chưa hiệu quả và có những tồn tại như sau:
- Sinh viên chưa được chuẩn bị chu đáo nhận thức về động cơ và mục đích, ý nghĩa của hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề;
- Nhà trường chưa có biện pháp để giảng viên và sinh viên có nhận thức đầy đủ về hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng;
- Việc xây dựng và phổ biến quy định, quy trình về hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề chưa đầy đủ, kịp thời;
- Công tác kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề thiếu phân công trách nhiệm; thiếu sự kiểm tra của Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo; chưa làm tốt việc tổ chức bồi dưỡng phương pháp hướng dẫn kỹ năng nghề cho giảng viên và phương pháp rèn luyện cho sinh viên; các biện pháp tạo động lực trong hoạt động RLKNN chưa đủ mạnh, chưa động viên được đội ngũ giáo viên và sinh viên.
- Thiếu quy chế phối hợp Viện - Trường trong rèn luyện kỹ năng nghề. 1.2. Từ nghiên cứu lý luận và kết quả thăm dò về thực trạng quản lý hoạt động RLKNN của sinh viên điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế, chúng tôi đề xuất 7 nhóm biện pháp quản lý hoạt động RLKNN của sinh viên điều dưỡng, đó là:
Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức về hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề và
quản lý hoạt động RLKNN.
Biện pháp 2. Đổi mới công tác lập kế hoạch hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề. Biện pháp 3. Làm tốt công tác tổ chức thực hiện kế hoạch rèn luyện kỹ
năng nghề.
Biện pháp 4. Chỉ đạo sát sao việc thực hiện kế hoạch rèn luyện kỹ năng nghề. Biện pháp 5. Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế
hoạch rèn luyện kỹ năng nghề.
Biện pháp 6. Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng, tạo động lực trong
hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề.
Biện pháp 7. Tăng cường phối hợp và quản lý tốt sự phối hợp giữa trường
và bệnh viện trong hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề.
1.3. Kết quả thăm dò cho thấy các biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh được đề xuất trong luận văn là rất cần thiết, hợp lý và khả thi cao.
Như vậy, mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra của đề tài đã được thực hiện. Đề tài đã hoàn thành.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
- Tăng cường nguồn kinh phí để nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học đáp ứng được với số lượng sinh viên ngày một tăng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho đề án thành lập bệnh viện thực hành của trường để đảm bảo cơ sở thực hành cho HSSV rèn luyện kỹ năng nghề.
- Chỉ đạo Trường Cao đẳng Y tế và Sở Y tế Hà Tĩnh phối hợp xây dựng, và triển khai thực hiện đề án kết hợp viện - trường trong đào tạo.
2.2. Đối với Sở Y tế Hà Tĩnh
- Phối hợp với Trường Cao đẳng Y tế trong việc xây dựng và ký kết quy chế phối hợp Viện - Trường.
- Chỉ đạo các bệnh viện trực thuộc phối hợp chặt chẽ với trường Cao đẳng Y tế để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng.
- Tạo điều kiện cho đội ngũ điều dưỡng trưởng khoa, trưởng phòng điều dưỡng các bệnh viện được học tập nâng cao trình độ đại học và sau đại học
2.3. Đối với các bệnh viện trong tỉnh
Đưa công tác kết hợp Viện -Trường vào kế hoạch hàng năm, coi đó là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị.
Giao cho Phòng Kế hoạch Tổng hợp có trách nhiệm phối hợp với Phòng Đào tạo trường CĐYT triển khai kế hoạch kết hợp tới các khoa phòng, coi việc hướng dẫn lâm sàng là một trong những nhiệm vụ của bác sỹ và điều dưỡng bệnh viện.
2.4. Đối với Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh
- Sửa đổi, bổ sung các quy định về RLKNN đầy đủ, rõ ràng, cụ thể. - Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động RLKNN, đưa hoạt động RLKNN trở thành nề nếp, có chất lượng.
- Phối hợp Sở Y tế xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt quy chế phối hợp Viện -Trường.
- Phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện để bồi dưỡng phương pháp giảng dạy, đánh giá kỹ năng lâm sàngcho các giảng viên thỉnh giảng.
- Lựa chọn 1-2 bệnh viện tuyến huyện hạng 2 gần địa điểm trường, phối hợp chặt chẽ với bệnh viện để triển khai cơ sở thực hành giúp giảm bớt quá tải số lượng học sinh, sinh viên tại bệnh viện đa khoa tỉnh.
- Định kỳ tổ chức Hội nghị viện trường để đánh giá rút kinh nghiệm trong tổ chức quản lý hoạt động RLKNN.
- Giao Phòng Đào tạo phối hợp với các Bộ môn xây dựng chương trình đào tạo theo hướng gắn liền với thực tiễn, tăng giờ thực hành, thực tập, thực tế. Xây dựng lịch trình dạy học hợp lý, tạo điều kiện cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu.
- Giao Phòng Công tác Chính trị - Quản lý sinh viên tăng cường các hình thức hỗ trợ sinh viên rèn luyện kỹ năng nghề, phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo hướng dẫn kỹ năng và phương pháp rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên. Tăng cường các hình thức khuyến khích, động viên sinh viên học tập như trao học bổng, khen thưởng....
- Giao các Bộ môn xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá chất lượng rèn luyện kỹ năng nghề đảm bảo công bằng, khách quan, chính xác, thoả đáng đối với người học.
- Giao Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trường tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục mục đích, động cơ học tập đúng đắn cho sinh viên, chú trọng mở rộng loại hình câu lạc bộ học thuật cho sinh viên tham gia. Thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị, truyền thống, nghề nghiệp cho sinh viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO