Nhận thức về vai trò của hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng tại trường cao đẳng Y tế Hà Tĩnh (Trang 45 - 50)

TT Nội dung CBQL, GV Sinh viên Thứ bậc Thứ bậc 1 Giúp SV củng cố kiến thức, kỹ năng 3.70 2 3.66 1 2 Giúp SV phát triển năng lực nghề nghiệp 3.75 1 3.40 6 3 Giúp SV rèn luyện tính tích cực, chủ động 3.60 4 3.36 5 4 Giúp SV tự rèn luyện kỹ năng nghề 3.65 5 3.15 7 5 Giúp SV đạt kết quả cao trong các kỳ thi 3.50 7 3.61 2

6 Giúp SV có động cơ RLKNN tốt 3.55 6 3.57 3

7 Giúp SV có phương pháp RLKNN tốt 3.65 5 3.31 4

8 Giúp SV phát triển nhân cách, đạo đức

Bảng 2.2 cho thấy: Có 3 vai trò của hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề được cán bộ quản lý và giảng viên đánh giá cao là: “Giúp sinh viên củng cố tri thức, thành thạo kỹ năng”; “Giúp sinh viên phát triển năng lực nghề nghiệp”; “Giúp sinh viên phát triển nhân cách, đạo đức nghề nghiệp” ( dao động từ 3.70 - 3.75).

- Có sự khác biệt ý kiến giữa CBQL, GV và SV trong đánh giá các vai trò của hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề. CBQL, GV không chỉ đánh giá cao vai trò của những mục tiêu trước mắt mà còn thấy được ý nghĩa lâu dài của hoạt động học tập, đa số SV chỉ nhận thức được vai trò của hoạt động học tập với những mục tiêu ngắn hạn và có tác động ngay đến bản thân còn một số vai trò của hoạt động RLKNN có tính lâu dài thì không được SV đánh giá cao. Cụ thể: “Giúp SV phát triển năng lực nghề nghiệp” (GV thứ bậc 1, SV thứ bậc 6); “Giúp SV phát triển nhân cách, đạo đức nghề nghiệp” (GV thứ bậc 3, SV thứ bậc 7); “Giúp SV đạt kết quả cao trong các kỳ thi” (GV thứ bậc 7, SV thứ bậc 2).

2.3.1.2. Thực trạng mục tiêu, chương trình rèn luyện kỹ năng nghề

Bảng 2.3. Ý kiến của cán bộ quản lý và giảng viên về mục tiêu, chương trình rèn luyện kỹ năng nghề

TT Các tiêu chí Mức độ cần thiết ( ) Kết quả thực hiện ( ) CBQL GV CBQL GV

1 Mục tiêu phù hợp với trình độ đào tạo 3.65 3.62 3.34 3.25 2 Chương trình phù hợp với mục tiêu đào

tạo và thường xuyên cập nhật 3.65 3.63 3.20 2.94 3 Chương trình đáp ứng yêu cầu thực tế

nghề nghiệp 3.59 3.67 3.12 2.50

4 Đảm bảo cân đối giữa kiến thức, kỹ

năng, thái độ theo năng lực hành nghề 3.41 3.42 3.13 2.58 5 Thời lượng dành cho sinh viên tự rèn

luyện kỹ năng nghề 3.62 2.78 3.0 2.32

* Về mức độ cần thiết:

- Có 2 tiêu chí được cả cán bộ quản lý và giảng viên đánh giá rất cần thiết đó là: “Xây dựng mục tiêu phù hợp với trình độ đào tạo”; “Chương trình phù hợp với mục tiêu đào tạo và thường xuyên cập nhật” ( từ 3.62- 3.65).

- Cán bộ quản lý đánh giá về mức độ cần thiết của mục tiêu, chương trình cao hơn so với ý kiến đánh giá của giảng viên ( chung là 3.58 và 3.46).

* Về kết quả thực hiện:

Giảng viên đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí về mục tiêu, nội dung chương trình thấp hơn CBQL ( = 3.24 và 2.81). Giảng viên nhận thức tiêu chí “Chương trình đáp ứng yêu cầu thực tế nghề nghiệp” ở mức rất cao nhưng đánh giá kết quả thực hiện ở mức thấp ( mức độ cần thiết 3.67 và kết quả thực hiện 2.5).

- Giảng viên đánh giá kết quả thực hiện mức thấp các tiêu chí: “Chương trình đáp ứng yêu cầu thực tế nghề nghiệp” và “Đảm bảo cân đối giữa kiến thức, kỹ năng, thái độ theo năng lực hành nghề” ( = 2.50 và 2.58). Theo chúng tôi, có thể là do giảng viên là người trực tiếp thực hiện chương trình, luôn được tiếp xúc với thực tế công việc người điều dưỡng tại bệnh viện nên đánh giá kết quả thực hiện hai nội dung này chỉ ở mức trung bình khá.

2.3.1.3. Thực trạng hình thức và phương pháp hướng dẫn RLKNN

Bảng 2.4. Ý kiến giảng viên và sinh viên về hình thức và phương pháp hướng dẫn kỹ năng nghề trên lớp

TT Nội dung Giảng viên Sinh viên

Thứ bậc Thứ bậc

1 Dạy lý thuyết và thực hành riêng 3.68 1 3.25 1 2 Tích hợp giữa lý thuyết và thực hành 2. 2 5 2.0 5 3 Trình diễn làm mẫu và thực hành lại 3.56 2 3.15 2

4 Đóng vai 2.55 4 2.57 4

Kết quả bảng 2.4 cho thấy sinh viên đánh giá tương đồng với giảng viên vì họ là đối tượng được nhận hình thức và phương pháp hướng dẫn từ giảng viên.

Hình thức tích hợp giữa lý thuyết và thực hành (theo năng lực) được xếp bậc cuối cùng, theo chúng tôi là vì hiện tại ở trường chủ yếu là dạy lý thuyết và thực hành riêng biệt, có nhiều lúc dạy lý thuyết kết thúc trước hàng tuần sau đó mới hướng dẫn kỹ năng nên buộc GV hướng dẫn kỹ năng phải hệ thống lại lý thuyết rất mất thời gian, hình thức này có nhiều hạn chế do không tích hợp được năng lực của sinh viên. Đây là điều mà nhà trường cần phải khắc phục trong việc tổ chức hướng dẫn kỹ năng trong thời gian tới. Trong cuốn “Dạy tốt học tốt”, F.R. Abbatt đã chỉ rõ “Lý tưởng là lý thuyết và thực hành phải được dạy đồng thời” [20, tr.91].

Về phương pháp các giảng viên chủ yếu sử dụng theo là “Trình diễn làm mẫu và thực hành lại; Tổ chức luyện tập” (cả giảng viên và sinh viên đều xếp thứ 2). Phương pháp đóng vai là hình thức hiệu quả để rèn kỹ năng về giao tiếp, thái độ rất quan trọng đối với nghề y nhưng cũng ít được sử dụng (xếp thứ 4).

Bảng 2.5. Ý kiến giảng viên và sinh viên về hình thức và phương pháp hướng dẫn kỹ năng tại bệnh viện

TT Nội dung

Giảng viên Sinh viên

Thứ bậc Thứ bậc

1 Cầm tay chỉ việc 3.03 2 2.87 4

2 Hướng dẫn kỹ thuật thăm khám,

chăm sóc, triệu chứng trên bệnh nhân 3.10 1 2.80 3 3 Giảng triệu chứng, cách chăm sóc

theo dõi tại phòng sinh viên 3.17 3 3.12 1

4 Ghi hình 1.0 5 1.0 5

5 Ra bài tập nghiên cứu trường hợp 3.0 3 3.15 2

chung 2.66 2.58

điều trị, chăm sóc, theo dõi, giao tiếp, tư vấn giáo dục sức khỏe cho sinh viên, hướng dẫn thực hiện các kỹ thuật điều trị, chăm sóc trực tiếp trên người bệnh (trừ một số trường hợp đặc biệt). Trong đào tạo y khoa và điều dưỡng, mô hình, thiết bị có hiện đại đến mức độ nào cũng không thay thế được bệnh nhân thật, vì vậy đòi hỏi người giảng viên phải linh hoạt và tận dụng mọi cơ hội có thể có trong hướng dẫn lâm sàng cho sinh viên trong việc sử dụng các hình thức hướng dẫn. Tuy nhiên việc hướng dẫn lâm sàng cần phải tuân thủ quy tắc đạo đức y học đó là phải tôn trọng người bệnh và không được sử dụng bệnh nhân để làm thử nghiệm nếu không được sự đồng ý của họ.

Kết quả tại bảng 2.5 cho thấy:

- Ghi hình là hình thức hướng dẫn kỹ năng nghề có rất nhiều ưu điểm trong những trường hợp xử trí cấp cứu, kỹ thuật khó hoặc vì nhiều lý do mà sinh viên không thể tiếp cận được..., đây là hình thức mà các trường y trên thế giới và ở Việt Nam đã sử dụng nhưng tại trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh hầu như hình thức này chưa được tiếp cận. Sinh viên và giảng viên thống nhất trong xếp thứ bậc của hình thức này (xếp thứ 5).

- Có sự khác biệt về đánh giá mức độ và thứ bậc giữa giảng viên và sinh viên trong việc thực hiện các nội dung: “Hướng dẫn kỹ thuật thăm khám, chăm sóc, triệu chứng trên bệnh nhân” (GV xếp thứ 1, SV xếp thứ 3); “Giảng triệu chứng, cách chăm sóc theo dõi tại phòng sinh viên” (SV xếp thứ 1, GV xếp thứ 3); “Cầm tay chỉ việc” (SV xếp thứ 4, GV xếp thứ 2). Điều này theo chúng tôi đánh giá của SV là phù hợp với thực tế vì do GV ít, SV đông thuộc 3 - 4 đối tượng, GV còn phải tham gia khám bệnh và điều trị nên rất ít thời gian để hướng dẫn cho SV. Điểm trung bình của cả GV và SV cũng đã nói lên vấn đề này ( = 2.66 và 2.58).

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng tại trường cao đẳng Y tế Hà Tĩnh (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w