BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHHÀ THỊ HƯƠNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP LÂM SÀNG CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THANH HÓA Ở BỆNH VIỆN ĐA KHOA T
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
HÀ THỊ HƯƠNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP LÂM SÀNG CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THANH HÓA Ở BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS - Ngô Sỹ Tùng
NGHỆ AN, 2015
Trang 2LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cám ơn:
Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau Đại học Trường Đại học Vinh
đã giúp đỡ tôi được nâng cao trình độ nhằm phục vụ sự nghiệp giáo dục ngày càng tốt hơn.
Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập.
Quý Thầy, Cô tham gia giảng dạy trong chương trình Thạc sĩ Quản
lý giáo dục khóa 21A đã hết lòng truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu giúp tôi có những bài học ứng dụng trong cuộc sống, trong công tác quản lý và giảng dạy cho sinh viên và trong quá trình làm luận văn này.
Tôi xin cám ơn Ban Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, các Phòng ban trong bệnh viên, giáo viên kiêm chức của các khoa lâm sàng bệnh viện và giáo viên các bộ môn lâm sàng của Trường Cao đẳng Y
tế Thanh Hóa, sinh viên các lớp đi lâm sàng đã nhận xét và cung cấp số liệu minh chứng liên quan, giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn tốt nghiêp.
Tôi xin chân thành các ơn sự giúp đỡ của Thầy Phó Giáo Sư - Tiến
sĩ Ngô Sỹ Tùng đã giúp đớ và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin cám ơn Quý tác giả của tài liệu mà tôi đã sử dụng
để làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Nghệ An, tháng 06 năm 2015
Tác giả
Hà Thị Hương
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP LÂM SÀNG CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG 6
1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 11
1.3 Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng 19
1.4 Nội dung quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng Trường cao đẳng Y tế Thanh Hóa 20
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng ở bệnh viện 21
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP LÂM SÀNG CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ Ở BỆNH ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA .26
2.1 Khái quát về Trường cao đẳng Y tế Thanh Hóa 26
2.2 Thực trạng thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng ở bệnh viện đa khoa Tỉnh Thanh Hóa .31
2.3 Thực trạng quản lý thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng ở bệnh viện đa khoa Tỉnh Thanh Hóa 38
2.4 Thực trạng sử dụng các giải pháp để nâng cao hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng Trường cao đẳng y tế Thanh Hóa ở bệnh viện đa khoa Tỉnh .41
2.5 Đánh giá chung về thực trạng 46
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP LÂM SÀNG CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THANH HÓA Ở BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH 49
3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 49
3.2 Các giải pháp quản lý nâng cao hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng ở bệnh viện đa khoa Tỉnh Thanh Hóa .53
3.3 Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
A KẾT LUẬN 79
B KIẾN NGHỊ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Trang 4CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
SVĐD Sinh viên Điều dưỡng
Trang 5đó quan điểm “Học đi đôi với hành” là cơ sở khoa học, phương pháp luậnbiện và là quy luật của sự phát triển toàn diện nhân cách con người, pháttriển nền giáo dục Việt Nam hiện đại trong tương lai.
Theo quan điểm giáo dục mới, việc học kết hợp với thực tế được đềcao, nhất là trong lĩnh vực học nghề cần phải kết hợp học ở trường và học ở
cơ sở có hành nghề ấy
Trường Y trong đó có thầy cô, sinh viên Điều dưỡng hơn bao giờ hêt
họ thấu hiểu nguyên tác này, phương châm của họ là “ Trăm nghe khôngbằng lần thấy, trăm thấy không bằng lần làm”
Thực tập lâm sàng ở các bệnh viện là phần không thể thiếu trongchương trình đào tạo sinh viên Y khoa, sinh viên Điều dưỡng, nó chiếmhơn phần nửa số tiết và học phần trong chương trình Thực tập lâm sànggiúp sinh viên tiếp cận với bệnh nhân làm quen môi trường bệnh viện, ứngdụng kiến thức, rèn luyện tay nghề Ngoài giáo viên hướng dẫn, Bác sĩ,Điều dưỡng, bệnh nhân, hồ sơ bệnh án, môi trường làm việc taị các khoa,tất cả đều có thể là thầy, là bài học sống mà sinh viên có thể được hướngdẫn và học hỏi Điều dưỡng trưởng bệnh viện là người chịu trách nhiệm
Trang 6trong việc tổ chức, quản lý công tác thực tập lâm sàng của sinh viên Điềudưỡng tại bệnh viện đảm bảo hiệu quả thực tập lâm sàng cho các sinh viên
và an toàn cho người bệnh
Trơng các trường đào tạo nghề, trường Y trong đó có ngành Điềudưỡng SV có thời gian thực hành bắt buộc tại cơ sở Bệnh viện có thờilượng và tần suất nhiều Không chỉ ở Việt Nam mà tất cả các nước trên thếgiới chương trình đào tạo Điều dưỡng đều phải như thế do tính chất nghềnghiệp: trực tiếp phục vụ sức khỏe con người, một sai sót nhỏ cũng ảnhhưởng đến tính mạng, mà tính mạng là điều thiêng liêng nhất của conngười
Thực tập lâm sàng có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành kiếnthức, thái độ hành vi của người Điều dưỡng sau khi tốt nghiệp
Những bài học lý thuyết thầy cô giảng dạy tại trường hoặc các kỹthuật thực hành tại phòng thực hành của trường chỉ giúp sinh viên có kháiniệm ban đầu Người sinh viên chưa thể hiểu chín chắn lý thuyết, chưa có
kỹ năng tốt để thực hiện các kỹ thuật, vì vậy nó chưa phải là kiến thức và
kỹ năng thật sự để người sinh viên có thể hành nghề tốt sau khi tốt nghiệp,nếu không qua thực tâp lâm sàng tại bệnh viện
Trong thời đại ngày nay, khi xã hội văn minh, điều kiện sống conngười được cải thiện, thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe càng được lưu tâm,yêu cầu xã hội về hệ thống Y tế càng cao nhất là chất lượng đội ngũ Bác sỹ
và Điều dưỡng, do vậy đào tạo đội ngũ này cần đặc biệt quan tâm về kiếnthức, thái độ, kỹ năng và nhất là khả năng ứng dụng thực tế, đối với điềudưỡng còn gọi là tay nghề sẽ được hình thành qua thực tập lâm sàng
1.2 Lý do về mặt thực tiễn:
Số lượng sinh viên đến thực tập ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóarất đông, tập trung ở rất nhiều khoa khác nhau
Trang 7Cơ sở vật chất, số lượng bệnh nhân, các mặt bệnh, các kỹ thuật,phương tiện thực hành của bệnh viện có giới hạn
Tâm lý lo sợ và ngại ngùng khi tiêp xúc với bệnh nhân của sinh viênkhi đi thưc tập ở bệnh viện
Kinh nghiệm của giáo viên hướng dẫn lâm sàng, sự tạo điều kiện củalãnh đạo bệnh viện, sự hướng dẫn tận tình của Bác sỹ- Điều dưỡng tại khoathực tập
Những yếu tố trên chi phối chất lượng thực tập lâm sàng của sinhviên Điều dưỡng
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, nhằm góp phần nâng cao chấtlượng thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoatỉnh Thanh Hóa, chúng tôi chọn đề tài:
“Một số giải pháp quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa ở Bệnh viện đa khoa tỉnh”
2 Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngthực tập lâm sàng cho sinh viên Điều dưỡng Trường cao đẳng Y tế ThanhHóa ở Bệnh viện đa khoa tỉnh
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thế nghiên cứu:
Công tác quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên Điềudưỡng Trường Cao đẳng Y tế
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Giải pháp quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên Điềudưỡng Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa ở Bệnh viện đa khoa tỉnh
4 Giả thuyết khoa học
Trang 8Nếu đề xuất được một số giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi
và áp dụng được trong thực tiễn thì sẽ nâng cao hoạt động thực tập lâmsàng của sinh viên Điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế ở Bệnh viện đa khoatỉnh Thanh Hóa
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng.
5.2 Đánh giá thưc trạng quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng Trường cao đẳng Y tế Thanh Hóa ở Bệnh viên Đa khoa tỉnh.
5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng ở bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu các tài liệu, các luận án, đề tài các văn bản pháp lý có liên quanđến vấn đề nghiên cứu để làm luận cứ khoa học cho các giải pháp
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp điều tra
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Phương pháp chuyên gia
6.3 Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu
7 Đóng góp của luận văn
Trang 9- Xây dựng chuẩn đánh giá chất lượng sinh viên thực tập lâm sàng ởBV.
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục, tài liệu thamkhảo, phụ lục, luận văn có 3 chương
Chương 1 Cơ sở lý luận công tác quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng
Chương 2 Thực trạng công tác quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng Trường cao đẳng Y tế Thanh Hóa ở bệnh viên đa khoa tỉnh.
Chương 3 Một số giải pháp quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng Trường cao đẳng Y tế Thanh Hóa ở Bệnh viên đa khoa tỉnh.
Trang 10Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP LÂM
SÀNG CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG 1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Một số nghiên cứu ở nước ngoài
Trong xã hội không chỉ có nhu cầu lao động kỹ thuật phục vụ sựnghiệp công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước, mà còn có nhu cầu về lựclượng chăm sóc sức khỏe con người ngày càng cao ở cả trong nước và quốc
tế ĐD chính là lực lượng lao động trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho cả BN
và sức khỏe con người trong cộng đồng
Hiện nay trên thế giới, nhu cầu đào tạo Điều dưỡng viên đã gia tăngmột cách nhanh chóng, để đáp ứng nhu cầu chăm sóc bệnh nhân/ kháchhàng một cách toàn diện hơn Vì vậy, quan niệm về nghề điều dưỡng cũngthay đổi và có một định hướng riêng biệt như các ngành nghề khác nhauđáp ứng kịp thời các nhu cầu chăm sóc bệnh nhân/ khách hàng một cáchtoàn diện hơn Quan niệm về nghề điều dưỡng cũng thay đổi và có mộtđịnh hướng riêng biệt như các ngành nghề khác và cấp đào tạo cũng đadạng và phong phú hơn gồm từ hệ đào tạo 1-2 năm (Nursing Assistant/Licened Practice Nurse - LPN/ Licened Vocational Nurse - LVN/ tạm dịch
là Tá viên Điều dưỡng), 2-3 năm (Associate in Applied Science in AS/ Registered Nurse./ tạm dịch là Cán sự Điều dưỡng), 4 năm (Bachelor
Nursing-of Science in Nursing/ Cử nhân ĐD), thạc sĩ (Master Nursing-of Science inNursing./1- 2năm), tiến sĩ (Doctor of Science in Nursing/ 3 - 4 năm), baogồm: tiến sĩ điều dưỡng thực hành (Doctor of Nursing Practice/ DrNP), tiến
sĩ khoa học (Doctor of Philosophy in Nursing/ PhD), các khoá học chứngchỉ (Certificate) hoặc bằng tốt nghiệp (Diploma)
Trang 11Nghiên cứu của Học viện Khoa học Y học quốc gia Hoa kỳ đã chỉ rarằng: “Trình độ ĐD ảnh hưởng tới những kết quả đầu ra và sự an toàn củangười bệnh” Việc theo dõi không đầy đủ, thiếu phương tiện làm việc và sựquá tải công việc trong khi số lượng điều dưỡng chuyên nghiệp quá thiếu.Điều này liên quan tới sự gia tăng tỷ lệ tử vong và thương tổn cho NB đã giếtchết 98.000 NB ở Mỹ mỗi năm, trong khi những sai sót y tế nói trên có khảnăng phòng ngừa được Tại Thái Lan, Philippine: Đã có những chương trìnhđào tạo điều dưỡng theo từng chuyên ngành (Nurse Practitioner/Specialist): lão khoa, nhi khoa, người lớn, chăm sóc gia đình, cộng đồng,sức khỏe tâm thần, …theo xu hướng chăm sóc sức khỏe dựa vào chứng cứ(evidence- based healthcare ) Vì vậy việc quản lý hoạt động thực tập của
SV Điều dưỡng là rất cần thiết, đặc biệt trong đào tạo ĐD, chủ yếu là thựchành, thực tập, nhất là thực tập lâm sàng tại Bệnh viện Trải nghiệm này làtối cần thiết cho một sinh viên ĐD để hoàn tất khóa học và bước vào nghề.Chỉ ở môi trường Bệnh viện, người sinh viên Điều dưỡng mới có cơ hộitiếp xúc với người bệnh, nhìn thấy những dấu hiệu, những biến đổi, nhữngtriệu chứng thực thể, cơ năng, những tâm tư nguyện vọng của người bệnh.Bên cạnh đó người sinh viên điều dưỡng còn được kiến tập và thực tậpnhững kỹ thuật điều dưỡng trên bệnh nhân dưới sự hướng dẫn “cầm tay chỉviệc” của giáo viên hoặc điều dưỡng bệnh viện
Theo quan điểm Trường Queensland University of technology của
Trang 12này cho người học cơ hội đạt được kiến thức, thái độ, kỹ năng phù hợptrong bối cảnh liên quan
Hiện nay công tác quản lý SVĐD thực tập lâm sàng ở các nước đãđược chuẩn hóa cao
- Tại Hoa kỳ, SVĐD thực tập khi đến BV trước khi thực hành trên
BN đều phải thực hành tại phòng thực hành của BV những kỹ thuật liênquan đến khoa phòng BV hiện có.GV hướng dẫn lâm sàng thường làm việctại khoa thực tập, mỗi người chỉ phụ trách từ 2 - 3 SV
- Tại Úc, GV hướng dẫn lâm sàng là ĐD của BV được chỉ định làm
GV hướng dẫn lâm sàng, mỗi GV phụ trách từ 3 - 5 SV
- Ở Singapore, trường học kết hợp với BV, mỗi trường thường cómột BV riêng và SV của họ thực tập ở đó
- Ở Thái Lan, SV thực tập ít có cơ hội thực hành trên người bệnh, họchỉ thực hành trên người bệnh dưới sự giám sát hướng dẫn của GV lâmsàng nhiều kinh nghiệm Một GV hướng dẫn từ 5 - 8 SV
Tóm lại qua tham khảo các nghiên cứu nước ngoài dù chưa có đề tàichuyên về quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của SVĐD tại BV, nhưngnhững thông tin về Điều dưỡng, những quan điểm, những hoạt động thực tập
và quản lý thực tập lâm sàng của SVĐD ở các nước tiên tiến đã cho ta thấyĐiều dưỡng là lực lượng rất cần thiết và rất khan hiếm hiện nay Đào tạo ĐDrất đặc biệt nhất là thực tập lâm sàng, hoạt động này đang được nâng cao và đivào chiều sâu, trong đó người ta chú trọng đến năng lực, trách nhiệm của GVhướng dẫn, số lượng SV / người hướng dẫn, tinh thần và phương pháp họ
1.1.2 Một số nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước coi giáo dục là “Quốc sách hàng đầu”,toàn xã hội đều có ý thức chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là giáodục chuyên nghiệp Trong Luật Giáo dục 2005 đã chỉ rõ mục tiêu của giáo
Trang 13dục chuyên nghiệp là: "Đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghềnghiệp ở các trình độ khác nhau Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ýthức kỷ luật, có tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiệncho người lao động có khả năng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triểnkinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh".
Trong vài chục năm trở lại đây, công tác đào tạo nguồn nhân lực ĐDtrong cả nước được quan tâm tích cực, nhiều văn bản về công tác chăm sócsức khỏe nhân dân và việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực liên quancông tác CSSK được ban hành và triển khai như: Ngoài Luật GD 2005;Nhà nước đã ban hành Luật BVSK nhân dân (1989); Nghị quyết của Chính
phủ về “ Định hướng chiến lược công tác CSSK nhân dân trong thời gian
1996 – 2000 và chính sách quốc gia của Việt nam đến 2020’’
Hệ thống đào tạo nhân lực ĐD ngày càng được củng cố và mở rộng,nhiều trường có mã ngành đào tạo hệ cao đẳng Điều dưỡng, tập trung chủyếu tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Trong đó có
10 trường Đại học và 27 Trường Cao đẳng Ở phía nam ( từ Đà nẵng trởvào có 16 trường, ở phía Bắc (từ Huế trở ra) có 11 trường Cao đẳng Y tếđào tạo chuyên ngành ĐD
Tại tỉnh Thanh Hóa có rất nhiều trường đào tạo Điều dưỡng, riêngchỉ có Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa mới được đào tạo sinh viên hệcao đẳng Điều dưỡng, có rất nhiều cơ sở đảm bảo thực tập lâm sàng cho
SV ở các Bệnh viện tuyến tỉnh: Bệnh viện đa khoa Tỉnh Thanh Hóa, Bệnhviện Nhi Thanh Hóa, Bệnh viện Phụ Sản Thanh Hóa, Bệnh viên Da Liễu,Bệnh viện, Mắt, Bệnh viên Tâm Thần vv và các bệnh viện tuyến Huyệntrên toàn Tỉnh
- Về thành tựu: Trong những năm gần đây mạng lưới tổ chức điềudưỡng được củng cố và tăng cường từ Trung ương đến Y tế cơ sở Năng
Trang 14lực điều dưỡng được phát triển lên tầm cao mới, số lượng ĐD trình độ caođẳng và đại học tăng nhiều ở các bệnh làm cho chất lượng chăm sóc ngườibệnh được nâng cao.
- Bên cạnh các thành tựu về ĐD đã đạt được, các nghiên cứu trongnước còn chỉ ra những yếu kém, bất cập mà ngành ĐD cần phải nỗ lựckhắc phục Nghiên cứu của tác giả Đỗ Đình Xuân và cộng sự cho thấynguồn nhân lực GV trong các trường đào tạo ĐD còn thiếu về số lượng: sốgiảng viên chuyên ngành ĐD có trình độ sau đại học là 0,47%, trình độ đạihọc là 4,1%, trình độ trung học là 22,4%, trong khi đó số giảng viên là Bác
sĩ lại chiếm tới 68%
Tỷ lệ BS/ĐD còn quá cao so với các nước trong khu vực và trên Thếgiới: Tại VN là 1/1.4.17, Singapore là 1/3.0, Philippines là 1/3.4, Lào là1/4.5
Tỷ lệ ĐD/10.000 dân lại rất thấp so với nhu cầu CSSK và thấp hơnrất nhiều so với các nước trên thế giới, nhưng thừa trong đào tạo, ĐD ratrường không có việc làm hoặc phải làm những công việc không thuộcngành nghề Trong khi thị trường quốc tế cũng đang thu hút ĐD của VN
Ngày 24 tháng 4 năm 2012, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 1352/QĐ-BYT về việc phê duyệt tài liệu "Chuẩn năng lực cơ bản của Điềudưỡng Việt Nam" Bộ Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Namđược cấu trúc theo khuôn mẫu chung của điều dưỡng khu vực Châu Á TháiBình Dương và ASEAN để đáp ứng yêu cầu của khu vực và để dễ so sánhvới chuẩn năng lực điều dưỡng các nước Tài liệu chuẩn năng lực cơ bảnđiều dưỡng Việt Nam được cấu trúc thành 3 lĩnh vực, 25 tiêu chuẩn và 110tiêu chí
Về lĩnh vực thực tập lâm sàng của SVĐD, chúng tôi tham khảo vănbản quy định về học phần thực tập lâm sàng của một số trưởng đào tạo ĐD
Trang 15Trích của trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương ( Ban hành theo Quyếtđịnh số: 411/QDD- ĐHKTYTHD ngày 20 tháng 10 năm 2012) văn bản đề
rõ những quy định về thưc tập lâm sàng, quy định đối với giảng viên vàsinh viên thực tập
Tóm lại qua nghiên cứu tài liệu và những công trình trong nước, chúngtôi nhân thấy vai trò vị trí ĐD đang được nhìn nhận, cố gắng hòan thiện nănglực ĐD, chú trọng đến chất lượng đào tạo ĐD Công tác thực hành thực tậpcủa ĐD cũng có những quy định rõ ràng từ các trường đào tạo ĐD
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Sinh viên Điều dưỡng:
Điều dưỡng là người phụ trách chăm sóc sức khỏe, kiểm tra tìnhtrạng bệnh nhân, kê toa thuốc và các công việc khác để phục vụ cho quátrình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đến phục hồi, trị liệu cho bệnh nhân.Theo một định nghĩa khác thì Điều dưỡng viên (bao gồm cả nam và nữ) lànhững người có nền tảng khoa học cơ bản về điều dưỡng, đáp ứng các tiêuchuẩn được kê toa tùy theo sự giáo dục và sự hoàn thiện lâm sàng(Dorland’s Medical Dictionary, edition 30th, 2006)
Ở Việt Nam, trước đây người điều dưỡng được gọi là Y tá, có nghĩa
là người phụ tá của người thầy thuốc Ngày nay, điều dưỡng đã được xem
là một nghề độc lập trong hệ thống y tế do đó người làm công tác điềudưỡng được gọi là điều dưỡng viên Người điều dưỡng hiện có nhiều cấpbậc, trình độ và đã được qui định rất cụ thể và chi tiết trong hệ thống ngạchbậc công chức theo các văn bản quy định của Bộ Nội vụ nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam
Dưới góc nhìn của công chúng Điều dưỡng là những người trực tiếpchăm sóc người bệnh với những công việc như cho bệnh nhân ăn, uốngthuốc, tiêm thuốc, truyền dịch, an ủi động viên, giúp đỡ người bệnh vệ sinh
Trang 16cá nhân tắm, gội chăm sóc răng miệng, đo huyết áp, lấy nhiệt độ, lau mát
hạ nhiệt, lấy máu làm xét nghiệm, hướng dẫn người bệnh và người nhàngười bệnh
1.2.2 Thực tập lâm sàng và thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng
1.2.2.1.Thực tập lâm sàng
- Thực tập lâm sàng là phần quan trọng góp phần cho việc học tậpđạt kết quả cao, là quá trình thực hành nhưng được diễn ra trong thực tế cókhuynh hướng về nghề nghiệp, chủ yếu nhằm tăng cường kỹ năng củachuyên ngành được đào tạo, vận dụng các kiến thức lý thuyết để giải quyếtvấn đề của thực tiễn Trong quá trình thực tập kỹ năng trở nên thuần thụcdần trở thành kỹ xảo Như vậy thực tập là tập làm trong thực tế, áp dụngđiều đã học, qua đó dần nâng cao năng lực chuyên môn
- Lâm sàng là từ chuyên ngành trong lãnh vực y khoa ( lâm: đến,vào Sàng: giường, giường ở đây là giường bệnh) Lâm sàng là trực tiếpđến tận giường bệnh
- Thực tập lâm sàng là quá trình tập làm những gì đã được học trong
lý thuyết, được thực hành tại nhà trường và làm trên bệnh nhân “ thật” tạigiường bệnh Thực tập lâm sàng còn là quá trình học những tình huống,những vấn đề mắt thấy tay nghe, những hình ảnh có thật ngay trên ngườibệnh
- Đặc điểm học lâm sàng, đây là điểm mấu chốt khác học ởtrường ,mỗi người bệnh là một bài học khác nhau, không bao giờ có haingười bệnh giống nhau cho dù có cùng một căn bệnh Các thầy trong ngành
Y thường nói học ở trường là học “căn bệnh” còn học lâm sàng là học “người bệnh, “ con bệnh”, do vậy có xông vào giường (lâm sàng) thì mớibiết được thực hư như thế nào, nhưng khi lâm sàng thì không thể mơ hồchung chung được, cái gì cũng phải cân đo đong đếm được, nó khác lý
Trang 17thuyết ở chổ từ bài học chung chung bây giờ thì cụ thể Như vậy thực tậplâm sàng là quá trình tập làm và học “ hỏi “ trên bệnh nhân.
1.2.2.2 Thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng
Thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng là quá trình mà ngườisinh viên điều dưỡng “đi bệnh viện” Trong quá trình này người sinh viênlàm quen với môi trường bệnh viện: phòng bệnh, giường bệnh, bệnh nhân,người nhà bệnh nhân, nhân viên Y tế (tập thể Y Bác sĩ, Điều dưỡng, hộ lý,
kỹ thuật viên…), hồ sơ bệnh án, máy móc thiết bị, dụng cụ Y khoa, phươngtiện phục vụ người bệnh…
Kiến tập và thực hiện các kỹ thuật Điều dưỡng như: lấy dấu sinhhiệu sinh tồn, thay băng, tiêm chích thuốc, truyền dịch, lấy máu xétnghiệm, vận chuyển bệnh nhân, gội đầu, tắm, vệ sinh răng miệng, đặtsonde dạ dày cho bệnh nhân ăn, cho bệnh nhân thở oxy, hút đờmdãi… dưới sự hướng dẫn giám sát của giáo viên hoặc Điều dưỡng tại khoathực tập
Giao tiếp, hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và ngườinhà của họ
Trang 18dưỡng tại khoa thực tập, học hỏi một số bệnh, thực hiện kế hoạch chămsóc, rèn luyện đạo đức
1.2.3 Hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng
1.2.3.1 Mục tiêu của hoạt động thực tập lâm sàng:
- Giúp SV tự học, thăm khám quan sát các triệu chứng trên ngườithật, xác định vấn đề một cách chính xác, không lẫn lộn giữa thực tập lâmsàng và thực hành
- Học được thái độ, tác phong, cách ứng xử qua đó mà rèn y đức vàđịnh hình nhân cách người cán bộ y tế
- Học tập các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, từ đó ứng dụng vàohọc nghề chăm sóc sức khỏe cho con người
- Rèn luyện nếp tư duy lâm sàng, học tập kiểu làm việc của ngườicán bộ y tế, học phương pháp luận, hình thành tiềm năng tự học/ nghiêncứu và nâng cao năng lực
- SV làm việc các việt hoặc theo nhóm nhỏ, với các nội dung và hình
ức học tập khác nhau
- Hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng là tổng hòakiến thức, thái độ, kỹ năng của người sinh viên Điều dưỡng được tạo nêntrong quá trình đào tạo
Trong thời gian thực tập lâm sàng kiến thức, thái độ, kỹ năng nàyđược các trường có sinh viên Điều dưỡng đi thực tập cụ thể hóa thành mụctiêu, nội dung thực tập,chỉ tiêu tay nghề
1.2.3.2 Quy định của hoạt động thực tập lâm sàng
Bên cạnh đó quy định hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viênĐiều dưỡng còn được xem xét ở tinh thần chấp hành nội qui kỷ luật củabệnh viện, sinh viên đi thực tập đến và về đúng giờ, trình thưa với Điềudưỡng tại khoa, mặc đồng phục chỉnh tề ngay ngắn sạch sẽ, tươm tất, luôn
Trang 19khiêm tốn lễ phép với tất cả nhân viên trong khoa từ Bác sĩ, Điều dưỡngđến hộ lý, hòa nhã với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, luôn giữ trật tựkhông nói cười ốn ào to tiếng Sinh viên đi thực tập phải năng động tìmviệc để làm, tìm điều để học, tuy nhiên không phải chỉ nhầm mục đích họctập mà còn phải biết chia sẻ công việc với Điều dưỡng, giúp đỡ ngườibệnh
Điểm thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng là tổng bình quâncủa các cột điểm : Chuyên cần, tay nghề, kiểm tra thường xyên và kiểm tracuối kỳ
1.2.4 Quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng
1.2.4.1 Quản lý
Theo Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức
có định hướng của chủ thể (người quản lý, người tổ chức) lên khách thể đối tượng quản lý về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá bằng một
hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các biện pháp cụ thể, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”.
Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lý là một quá trình
có định hướng, có mục tiêu, quản lý một hệ thống là quá trình tác động đến
hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn”.
Như vậy, khái niệm quản lý được các nhà nghiên cứu định nghĩa đềuthống nhất ở bản chất của hoạt động quản lý: Đó là coi quản lý như hoạt động
có tổ chức, có mục đích nhằm đạt tới mục tiêu xác định, lao động quản lý làđiều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tồn tại, vận hành và pháttriển
Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạchcủa chủ thể quản lý đến khách thể quản lý một cách hợp lý (hợp quy
Trang 20định), hợp tình (hợp quy luật) nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trongmọi điều kiện, hoàn cảnh khác nhau Như vậy, người quản lý giỏi làngười phải thể hiện được:
- Tính nghệ thuật: Người quản lý phải phối hợp sử dụng các tàinguyên: Nhân, tài, vật lực và thông tin (sức mạnh tổng hợp) một cách hiệuquả và tiết kiệm, hạn chế sự bất cập tới mức thấp nhất, tranh thủ những mặtthuận lợi hướng tới mục tiêu, huy động các nguồn lực hợp lý, xử lý linhhoạt, sáng tạo các tình huống trong hoạt động của tổ chức
- Tính khoa học: Trên cơ sở tích lũy kiến thức, đúc kết kinh nghiệmthực tế, khái quát hoá những tri thức đó thành những nguyên tắc, phươngpháp và kỹ năng quản lý cần thiết Khi xây dựng kế hoạch phải đảm bảologic, khi chỉ đạo phải phù hợp quy luật
- Tính công nghệ: Việc nghiên cứu, áp dụng những thành tựu khoahọc mới vào thực tế CSNB đang là xu hướng của quản lý hiện đại ngàynay, đặc biệt là công nghệ thông tin
Phối hợp sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu cũng là mộtcông nghệ quản lý Trong các nguồn lực (Nhân Tài Vật lực và Thông tin),nhân tố con người trong quản lý nguồn nhân lực luôn được coi trọng Sựnăng động thông minh và sáng tạo kết hợp với tính nguyên tắc là nhữngphẩm chất cơ bản của nhà quản lý Đồng thời, việc giải quyết tốt vấn đề lợiích giữa nhà quản lý và đối tượng quản lý là yếu tố quan trọng được thừanhận như một mặt của đạo đức nghề nghiệp và tài năng quản lý
Để giúp nhà quản lý thực hiện tốt vai trò của mình, công nghệ thôngtin tỏ ra có hiệu quả không thể phủ nhận
1.2.4.2 Quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng
Quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của SV Điều dưỡng là tập hợpnhững hoạt động quản lý bao gồm: Quản lý mục tiêu, nội dung, chỉ tiêu
Trang 21thực hành tay nghề Quản lý kế hoạch tiếp nhận và phân bố SV đến khoaphòng thực tập Quản lý hoạt động dạy và thực tập tại khoa phòng đượcphân bổ Quản lý việc tổ chức giờ học lý thuyết lâm sàng Quản lý việckiểm tra đánh giá sinh viên Quản lý điều kiện (hồ sơ, dụng cụ, thiết bị, môitrường thực tập) cho sinh viên đến thực tập Quản lý việc chấp hành nội quithực tập tại Bệnh viện Quản lý mối quan hệ giữa trường và Bệnh viện.Quản lý mối quan hệ hợp tác giữa GV với phòng Chỉ đạo tuyến, PhòngKHTH, Phòng Điều dưỡng Bệnh viện, giữa GV nhà trường với giáo viênkiêm nhiệm tại khoa trong việc xây dựng nội dung thực tập, chỉ tiêu taynghề, hướng dẫn và đánh giá sinh viên.
Quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng cầnđược tiến hành ở tất cả quá trình hình thành kiến thức, thái độ, tay nghề củacủa sinh viên Điều dưỡng trong suốt thời gian thực tập bao gồm xây dựnghình ảnh người sinh viên Điều dưỡng thực tập, nội dung học tập chỉ tiêu taynghề cần đạt được, lịch biểu và bảng mô tả công việc hàng ngày, kiểm trađánh giá sau đợt thực tập và cuối cùng là hướng đến hình ảnh người Điềudưỡng trong thời đại ngày nay Người Điều dưỡng trong thời đại ngày nay
là người Điều dưỡng thực hiện được chức năng độc lập và chức năng phốihợp
Quản lý chất lượng thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng làtrách nhiệm của lãnh đạo lãnh đạo Nhà trường và giáô viên hướng dẫn lâmsàng của các Bộ môn, ban Giám đốc bệnh viện, Phòng Chỉ đạo tuyến,Phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Điều dưỡng, tập thể Y Bác sĩ, Điềudưỡng, nhân viên trong Bệnh viện
Trang 221.2.5 Giải pháp và giải pháp quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng
1.2.5.1 Giải pháp
Theo từ điển tiếng Việt, giải pháp là phương pháp giải quyết một vấn
đề nào đó, là quá trình tập hợp các cách thức, phương tiện để tác độngnhằm làm thay đội một hiện tượng, một hệ thống, một trạng thái, … để đạtđược kết quả mong muốn Giải pháp được đánh giá bằng mức độ hiệu quả,tính tối ưu của hiện tượng, hệ thống, trạng thái khi đem so sánh với thựctrạng ban đầu của chúng Một giải pháp được xem là ưu việt khi tạo nên sựthay đổi nhanh, sâu sắc những vấn đề đặt ra, cho kết quả như kế hoạchmong muốn Giải pháp ưu việt phải được xây dựng trên cơ sở lý luận khoahọc vững chắc, cơ sở thực tiễn đáng tin cậy, kinh nghiệm từng trải và thamkhảo ý kiến chuyên gia
1.2.5.2 Giải pháp quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên Điều
dưỡng
Giải pháp quản lý nâng cao hoạt động thực tập lâm sàng của sinhviên Điều dưỡng là phương pháp giải quyết vấn đề nâng cao chất lượngthực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng, nó bao gồm quá trình, cáchthức, phương tiện tác động vào các hoạt động quản lý cụ thể như: quản lýmục tiêu, nội dung, chỉ tiêu thực hành tay nghề, kế hoạch tiếp nhận và phân
bố sinh viên đến khoa phòng thực tập, công tác thực tập của sinh viên tạikhoa phòng được phân bổ, việc tổ chức giờ học lý thuyết lâm sàng, việc tạođiều kiện, môi trường thuận lợi cho học sinh đến thực tập, việc chấp hànhnội quy thực tập tại Bệnh viện, mối quan hệ giữa trường và Bệnh viện, mốiquan hệ hợp tác giữa giáo viên với các phòng ban, giữa giáo viên nhàtrường với giáo viên các khoa của bệnh viện trong việc xây dựng nội dung
Trang 23thực tập, chỉ tiêu tay nghề và đánh giá sinh viên nhằm nâng cao chất lượngthực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng.
1.3 Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng
1.3.1 Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của Trường cao đẳng Y tế.
- Mục tiêu phát triển của trường: Xây dựng nhà trường trở thànhtrung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Y tế, có khảnăng hội nhập và hợp tác quốc tế, có khả năng tham gia vào các hoạt độngkhoa học công nghệ góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân trong tỉnh
và trong khu vực
- Chức năng, nhiệm vụ của trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa
+ Căn cứ vào nhu cầu ngành nghề xã hội, định hướng kế hoạch đàotạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, căn cứ vào chính sách chiến lượccủa ngành, Đảng, Nhà nước, ngành Y tế để xây dựng quy hoạch, kế hoạchphát triển nhà trường Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụvới các phương thức đào tạo đa dạng, kế hoạch, nghiên cứu khoa học và tổchức thực hiện khi quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phêduyệt
Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ Cao đẳng, trung cấp, bồi dưỡngngắn hạn cho các chuyên ngành Điều dưỡng đa khoa, Điều dưỡng sản phụkhoa, Dược, Xét nghiệm, Kỹ thuật hình ảnh, Y sỹ, Nữ hộ sinh, Cao đẳngđiều dưỡng, Y tá thôn bản, Cô đỡ thôn bản
Xây dụng chương trình, nội dung đào tạo, kế hoạch giảng dạy, họctập lý thuyết, thực hành, lâm sàng cho các chuyên ngành trên cơ sở chươngtrình khung của Bộ Giáo dục và đào tạo Tổ chức biên soạn, thẩm định cácgiáo trình, bài giảng, bảng điểm tài liệu học tập của trường
Trang 24Tổ chức tuyển sinh: thực hiện các quy chế về tổ chức đào tạo, côngnhận tốt nghiệp, cấp phát văn bàng, chứng chỉ và chịu sự kiểm định chấtlượng của nhà nước Thực hiện các quy định, chính sách, chế độ của nhànước đối với Học sinh sinh viên.
Quản lý việc thực tập lâm sàng và thực tế tốt nghiệp cho Học sinh viên tại các bệnh viên thực tập trong Tỉnh nhằm nâng cao kiên thứctay nghề
sinh-Quản lý cán bộ, giảng viên, viên chức, tài sản, hồ sơ theo quy địnhcủa nhà nước
1.3.2 Ý nghĩa của việc thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng
Thực tập lâm sàng là học phần rất quan trọng trong chương trình đàotạo nhân lực thuộc ngành Y, những người điều trị và chăm sóc sức khỏecho người dân Nhiệm vụ của người thầy thuốc xuất phát từ sự tôn trọngđời sống con người mà mọi sự tổn thất gây nên sẽ không thể phục hồi lạinguyên vẹn được Vì vậy việc đào tạo nguồn nhân lực này rất khắt khetrong việc lãnh hội kiến thức, xây dựng thái độ, tinh thần trách nhiệm,thành thạo về tay nghề, khả năng ứng xử, giải quyết tình huống Tất cảnhững tố chất này tất nhiên là sẽ hình thành trong quá trình sinh viên đithực tập ở BV, chứ không ở đâu khác Lớp học, giảng đường, phòng thựchành không thể làm nên trọn vẹn
Vì vậy việc nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của sinh viên Điềudưỡng có ý nghĩa quan trọng để tạo nên những tố chất cho người ĐD tương lai
1.4 Nội dung quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng Trường cao đẳng Y tế tại Bệnh viện
Quản lý thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng chủ yếu là quản
lý hoạt động thực tập của sinh viên tại khoa phòng được phân bổ, trong đóbao gồm việc phân công các em phụ trách buồng bệnh, giường bệnh,
Trang 25hướng dẫn các em nhận định tình trạng bệnh, ghi chép sổ sách, hồ sơ bệnh
án Theo sát các em khi thực hành kỹ thuật trên người bệnh, kiên trì sửa saicho SV để đúng với qui trình kỷ thuật Hướng dẫn các em sử dụng phươngtiện máy móc thiết bị phục vụ người bệnh, quản lý thái độ giao tiếp của SVvới thân nhân và BN, hướng dẫn các em cách giáo dục sức khỏe cho ngườibệnh Làm sao đảm bảo những hoạt động này đạt 3 yêu cầu: một là phục vụviệc học tập thực tập của SV, hai là phục vụ người bệnh và chia sẻ côngviệc với ĐD, ba là không để sai sót, phiền hà đến người bệnh (đây là yêucầu quan trọng nhất)
Quản lý thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng còn chú ý đếnviệc chấp hành nội qui thực tập tại Bệnh viện của SV: giờ giấc, đồng phục,những qui định mà SVĐD không được làm Quản lý tổ chức giờ học lýthuyết lâm sàng cho SV như mời BS, ĐD lên lớp giảng những bài học lâmsàng về các bệnh thường gặp tại khoa hoặc tổ chức trình kế hoạch chămsóc, rút kinh nghiệm một trường hợp lâm sàng …
Bên cạnh đó mục tiêu, nội dung, chỉ tiêu thực hành tay nghề của SV
(Phụ lục 2,3,4) là những tiêu chí cần đảm bảo cho SV hoàn thành
trong khóa thực tập Việc kiểm tra đánh giá học sinh cũng được xem xétsuốt quá trình SV thực tập
Ngoài ra việc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho SV thực tập như phân
bổ hợp lý, trang bị dụng cụ phương tiện thực tập đầy đủ, tạo cơ hội để SVtiếp cận với BN, hồ sơ bệnh án, thiết bị chăm sóc điều trị, tạo môi trườngthực tập thân thiện, tích cực là nội dung cần quản lý để giúp nâng chấtlượng thực tập lâm sàng của SV ĐD
Cuối cùng là mối quan hệ giữa trường và BV cũng được quản lý, đểluôn rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn, hiểu yêu cầu của đôi bên
và thực hiện đúng
Trang 261.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng ở bệnh viện
1.5.1 Đội ngũ giáo viên hướng dẫn lâm sàng
Đội ngũ giáo viên hướng dẫn lâm sàng là yếu tố tác động không nhỏ
đến chất lượng thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng.“Không thầy
đố mầy làm nên” là câu nói đúng từ ngàn xưa, ngày nay dù vai trò chủ động
của người học được phát huy tối đa nhưng vẫn không thể không có người
chỉ dạy Lại có câu khác nói về vai trò của người thầy “Thầy nào trò đấy”
như vậy ý muốn nêu lên rằng chất lượng của giáo viên sẽ kết tinh nên chấtlượng SV
Chất lượng thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng ở BV đakhoa tỉnh Thanh Hóa được đặt phần lớn lên vai của người GV hướng dẫnlâm sàng Đó là những người do trường cử sang, những BS, ĐD ở khoathực tâp Họ là người cung cấp kiến thức, cầm tay chỉ việc, động viên khích
lệ, phát huy vai trò chủ động học tập của SV, kiểm tra giám sát SV Họ làniềm tin là chỗ dựa là tấm gương để SV noi theo trong suốt quá trình SVthực tập Vì vậy số lượng và chất lượng đội ngũ GV là điều mà chúng tôiquan tâm đề xuất trong giải pháp
1.5.2 Bản thân người sinh viên Điều dưỡng
Người SV ĐD cần có những ước mơ hoài bảo về ngành nghề để từ đó
có động cơ học tập đúng đắn, điều này sẽ quyết định đến tinh thần và thái độhọc tập Người SV ĐD có thể học tâp hết mình, không ngại khổ, ngại khó, ngại
dơ bẩn vì lòng thương yêu người bệnh vì sự cao quí của ngành đã chọn lựa
Đây là một bài chia sẻ KINH NGHIỆM ĐI HỌC LÂM SÀNG Ở VIỆN của các em sinh viên ĐD với các bạn của mình đi thực tập ở bệnh
viện xin được nêu lên để minh họa vấn đề học lâm sàng của SVĐD
Trang 27“KINH: là sự đúc kết, sự cô động chọn lọc, vậy thì đi học lâm sàng
việc đầu tiên là ở trường phải dùi mài KINH sử trước đã, lý thuyết phảinắm vững vàng tốt thì thực hành mới có ý nghĩa được
NGHIỆM : Là quá trình lật ra mở vào, suy đi xét lại,nghĩa là khi đến
các cơ sở thực hành bạn phải xem xét vấn đề nhiều góc độ khác nhau, sosánh với lý thuyết đã học về một bệnh nào đó, một triệu chứng nào, haymột quy trình kỹ thuật, việc này đòi hỏi phải vận hành tay chân phối hợp tri
óc trong một trường hợp ,một tình huống cụ thể mà không phán đoán hayhành xử một cách máy móc, thiếu suy nghĩ
ĐI: đi nghĩa là phải vận hành, nhiều bạn gọi là đi mà đến BV cứ ngồi
là không ổn, đi chổ này chổ nọ, tìm đến với người bệnh, tìm đến một thủthuật, quan sát họ khám, quan sát họ làm, quan sát họ nói họ trao đổi, có đithì mới tìm thấy được cái hay cái mình cần học được, và có đi thì mới tậpcho mình một kỹ năng một tác phong công nghiệp, không nên ngồi lê, vậy
là không ổn rồi
HỌC: có nhiều loại học, học tập: là đi học phải mang theo sách theo
vỡ để nhở quên hay gặp vấn đề gì mới còn đọc lại ngay, việc này làm chobài học rất dễ nhớ, học hành, đương nhiên là muốn học phải làm, chỉ cólàm thì mới cảm nhận được thực tế như thế nào, học hỏi: học mà không hỏicoi như chưa học: thấy gì lạ thì hỏi thấy gì khác là hỏi, hỏi ai: hỏi bạn bè,hỏi bất kỳ ai mặc chiếc áo blu, và hỏi chính người bệnh và gia đình thânnhân đó mới đích thực là học
LÂM SÀNG: đây là điểm mấu chốt khác học ở trường đấy, mỗi
người bệnh là một bài học khác nhau, không bao giờ có hai người bệnhgiống nhau, do vậy có xông vào giường (lâm sàng) thì mới biết được thực
hư như thế nào, nhưng khi lâm sàng thì không thể mơ hồ chung chungđược, cái gì cũng phải cân đo đong đếm được, nó khác lý thuyết ở chổ từ
Trang 28bài học chung chung bây giờ thì cụ thể: chẳng hạn kế hoạch dinh dưỡngngười bệnh thì không thể dùng 200calo được mà phải rõ là 2 bát cơm, trongbát cơm phải có 1.5 lạng thịt, phải có rau xanh như rau lang, rau muống ,hay ví như bảo BN sốt, thì không thể không nói đến nhiệt độ chính nhữngcái điều cụ thể mang tính cá thể bệnh nhân này mà người ta gọi là LÂMSÀNG.
Ở VIỆN: đúng rồi, việc này là quan trọng ở viện chứ không phải đâu
khác, mỗi BV có một đặc điểm riêng, hoàn cảnh riêng và điều kiện cụ thểnhất định về con người về bệnh nhân, không mơ hồ không mong lung,chẳng hạn đến bệnh viện mà dùng phương pháp cấp cứu người bệnh bằng
hà hơi thổi ngạc khi xử trí CPR là không ổn rồi ," mỗi nhà mỗi cảnh" chínhcái này, mình nên khiêm tốn không lấy làm chê bai hay lo dó gọi là ở viện,mỗi bệnh viện là một xã hội thu nhỏ, ở đó ta học được nhiều điều mà trong
lý thuyết không bao giờ được viết nên, đi lâm sàng không chỉ là trao dồikiến thức mà nhiều kỹ năng sẽ được phát triển ở mỗi học viên Một vấn đềkhá phổ biến đối với sinh viên đi học lâm sàng Không định hướng đượcviệc mình cần học”
Động cơ học tập và kinh nghiệm học lâm sàng sẽ giúp chất lượng thực tậplâm sàng của sinh viên Điều dưỡng được nâng lên
1.5.3 Môi trường Bệnh viện.
Sinh viên ĐD đi thực tâp ở BV là học và làm những gì mà BV có,
BV cần Đó là bệnh nhân, hồ sơ bệnh án, thiết bị phương tiện phục vụngười bệnh Học những gì mà BS, ĐD làm để chẩn đoán, điều trị, chăm sócbệnh Học thái độ, cách cư xử, tấm lòng, tinh thần trách nhiệm của BS, ĐDđối với công việc, đối với bệnh nhân Học cách giao tiếp, ứng xử, giảiquyết tình huống từ họ
Trang 29Môi trường BV một cách nôm na, nó cũng gần giống cái “khuônđúc” để tạo ra mẫu người sinh viên, như người ta thường nói “khuôn nàomẫu đó”.
Vì vậy môi trường BV góp phần không nhỏ trong việc tạo nên chấtlượng thực tập lâm sàng của SVĐD
có vai trò chức năng nhiệm vụ được qui định rõ trong “chuẩn năng lực cơbản của ĐD Việt Nam”
- Thực tập lâm sàng là học phần quan trọng trong chương trình đàotạo của ĐD Thực tập lâm sàng có ý nghĩa thiết thực, giúp sinh viên cọ sátthực tế hình thành kiến thức kỷ năng và thái độ và những phẩm chất củangười ĐD tương lai Điều này chỉ xảy ra ở BV, cơ sở khám chữa bệnh,trường học không thể thay thế
- Phân tích nội dung quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của sinhviên điều dưỡng và các yều tố ảnh hưởng đến hoạt động thực tập là cơ sở
để khảo sát thực trạng và đề xuất các giải pháp cho các chương sau
Trang 30Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP LÂM SÀNG CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THANH HÓA Ở BỆNH ĐA KHOA TỈNH
2.1 Khái quát về Trường cao đẳng Y tế Thanh Hóa
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Nhà trường
Tiền thân là trường Y sỹ Thanh Hóa, được thành lập từ ngày08/9/1960 Trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, qua 2 cuộc chiến tranhchống Pháp, Mỹ, trải qua nhiều thăng trầm, nhiều thuận lợi cũng không ítkhó khăn Tháp nhập trường, tách trường đòi hỏi phải tiếp tục kế thừanhững thành quả, kinh nghiệm và truyền thống trường, vừa đảm bảo sự ổnđịnh về tổ chức, đến nay trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa có nhiều bướctiến đáng kể trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo cán bộ y tế góp phần phục
vụ chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân trong tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cảnước nói chung
Năm 1960-1981, trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, trường Y sỹThanh Hóa được thành lập ngày 08/9/1960 với điều kiện hết sức khó khăn.Trong giai đoạn chiến tranh ác liệt nhất, trường vẫn tiếp tục sự nghiệp vừađào tạo cán bộ phục vụ cho ngành Y tế, vừa tiếp tục góp phần tham giachiến đấu Tháng 2/1968 chính phủ cho phép thành lập phân hiệu Đại học
Y Thanh Hóa đào tạo bác sỹ hệ chuyên tu và biên chế chuyên tu hệ xã
Năm 1971, Bộ Y tế ra quyết định 1917 ngày 23/6/1971 chuyển cáclớp ra trường Đại học Y Thái Bình
Năm 1981-2004, hội đồng Bộ trưởng ra quyết định 62/CP ngày21/2/1981 nâng cấp trường Y sỹ Thanh Hóa thành trường Cao đẳng Y tếThanh Hóa Trong điều kiện Miền Nam mới được giải phóng, đất nước mớithống nhất, tập thể cán bộ giảng viên của trường đã nỗ lực phấn đấu vượt
Trang 31qua gian khó hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ Y tế, gópphần đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tếcủa Tỉnh trong những năm đầu mới giải phóng.
Năm 1997, thủ tướng ra quyết định số 997 ngày 24/9/1997 thành lậptrường Đại học Hồng Đức trên cơ sở ba trường Cao đẳng: Cao đẳng Kinh
tế - Kỹ thuật, Cao đẳng sư phạm, Cao đẳng Y tế Thanh Hóa Trường caođẳng Y tế Thanh Hóa trở thành khoa Y của trường Đại học Hồng Đức chođến năm 2004
Tháng 5/2004 Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định số 2360/QĐBGD&ĐT tái thành lập Trường Cao đẳng Y tế Đây là trường công lập trựcthuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, chịu sự quản lý nhà nước của BộGiáo dục và đào tạo, Bộ Y tế Cơ sở của trường tại Phường Đông Vệ -Thành phố Thanh Hóa
Nhà trường có cơ sở vất chất khang trang, trang thiết bị hiện đại vớiquy mô đào tạo hơn 6000 học sinh- sinh viên Định hướng phát triển củatrường là đào tạo cán bộ Y tế có chất lượng cao, là trung tâm nghiên cứu,ứng dụng khoa học kỹ thuật, đáp ứng nguồn nhân lực cho ngành y tế vàcộng đồng về chăm sóc sức khỏe nhân dân Thanh Hóa và các tỉnh khác.Phấn đấu đến năm 2020 trở thành Trường Đại học Y- Dược trọng hệ thốngcác Trường Y dược Việt Nam
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Nhà trường
- Trường Cao đẳng Y tê Thanh Hóa có 213 cán bộ- viên chức, độingũ cán bộ khoa học, học vị tiến sĩ, thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I,II có trình
độ chuyên môn vững vàng phân bố cơ cấu như sau:
- Ban Giám Hiệu:
+ Hiệu trưởng+ Hiệu phó ( phụ trách Đào tạo, Khảo thí)
Trang 32+ Hiệu phó ( phụ trách Tổ chức Hành chính, Tài vụ )+ Hiệu phó ( phụ trách công tác Học sinh sinh viên, Đoàn thể)
- Các phòng, trung tâm:
+ Phòng Quản lý Đào tạo+ Phòng Tổ chức Hành chính+ Phòng Tài vụ
+ Phòng Công tác học sinh sinh viên+ Phòng Khảo thí và kiểm định+ Phòng Khoa học và quan hệ Quốc tế+ Trung tâm Sau đại học
+ Trung tâm khoa học lâm sàng+ Trung tâm Thông tin thư việnCác bộ môn chuyên môn
+ Bộ môn Nội+ Bộ môn Ngoại+ Bộ môn Sản+ Bộ môn Nhi+ Bộ môn Truyền nhiễm+ Bộ môn Chuyên khoa+ Bộ môn Y tế Công cộng+ Bộ môn Hình ảnh
+ Bộ môn Dược – Y học cổ truyền+ Bộ môn Tiền lâm sàng
+ Bộ môn Y cơ sở I+ Bộ môn Y cơ sở II+ Bộ môn Ngoại ngữ+ Bộ môn Toán Tin
Trang 33+ Bộ môn Lý luận chính trị
- Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy ( Tài liệu từ Phòng tổ chức hành chính)
Ban giám hiệu
vụ
Hiệu phó phụ trách công HSSV, Đoàn thể
Phòng Khoa học và quan hệ Quốc tế
Phòng Khảo thí và kiểm định
Phòng Khoa h c v ọc và à quan h Qu c t ệ Quốc tế ốc tế ế
Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên
Phòng Tổ chức – Hành chính
Phòng Tổ chức – Hành chính
Trang 342.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường
Tiếp cận xu thế phát triển giáo dục cao đẳng, đại học trong khu vựcthế giới, phát triển chương trình đào tạo, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầuhọc tập của nhân dân và nhu cầu nguồn lực y tế đáp ứng yêu cầu phát triểnkinh tế- xã hội của tỉnh Thanh Hóa và đát nước phấn đấu nâng cấp thànhTrường Đại học Y dược Thanh Hóa
Căn cứ vào nhu cầu ngành nghề xã hội, định hướng kế hoạch đàotạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, căn cứ vào chính sách chiếnlược của ngành, Đảng, Nhà nước, ngành Y tế để xây dựng quy hoạch, kếhoạch phát triển nhà trường Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ Cao đẳng,trung cấp, bồi dưỡng ngắn hạn cho các chuyên ngành: Điều dưỡng đakhoa, Điều dưỡng sản phụ khoa, Dược, Xét nghiệm, Kỹ thuật hình ảnh, Y
sỹ, Nữ hộ sinh, Cao đẳng điều dưỡng, Y tá thôn bản, Cô đỡ thôn bản Đặcbiêt chú trọng tay nghề thực tập lâm sàng cho Sinh viên
Nhà trường đã xây dựng chương trình đào tạo cho các hệ cao đẳng,trung cấp và các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, có nội dung đào tạo, kế hoạchgiảng dạy, học tập lý thuyết, thực hành, lâm sàng cho các chuyên ngànhtrên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và đào tạo Tổ chức biênsoạn, thẩm định các giáo trình, bài giảng và tài liệu học tập của các Bộmôn Trên cơ sở đó hằng năm Nhà trường có hội đồng thẩm định lại chophù hợp với nhu cầu đào tạo
Tổ chức tuyển sinh: thực hiện các quy chế về tổ chức đào tạo, côngnhận tốt nghiệp, cấp phát văn bàng, chứng chỉ và chịu sự kiểm định chấtlượng của nhà nước Thực hiện các quy định, chính sách, chế độ của nhànước đối với Học sinh sinh viên
Tổ chức cho Học sinh sinh viên đi thực tập tốt nghiệp, thực tế cơ sở,lâm sàng vòng II, tại các cơ sở Y tế trong và ngoài tỉnh
Trang 35Quản lý cán bộ, giảng viên, viên chức, tài sản, hồ sơ theo quy địnhcủa nhà nước.
2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường trong huấn luyện và đào tạo
Thực hiện hiệu quả mô hình kết hợp Viện- Trường nhằm tạo điềukiện cho giáo viên Nhà trường được công tác, tham gia điều trị, trực tạibệnh viện để nâng cao tay nghề thuận lợi cho việc hướng dẫn giảng dạylâm sàng cho sinh viên
Mở các lớp tập huấn phương pháp học lâm sàng cho SV
Phối hợp với các bệnh viện tuyến huyện gửi SV thực tập lâm sàngnhằm giảm tải cho các bệnh viên tuyến tỉnh, để cho SV tiếp cận và làmquen với các đơn vị y tế để phục vụ công việc khi ra trường
Liên kết đào tạo với các Viện, Trường Đại học, mở rộng các lớp bồidưỡng trình độ chuyên khoa, tay nghề cho cán bộ y tế Đại học, Sau đạihọc, nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ Y học đặc biệt trong giảng dạycho sinh viên Mời các cán bộ của các bệnh viên đầu ngành và các bệnhviên trong tỉnh về tham gia báo cáo khoa học chia sẻ kinh nghiệm nhằmnâng cáo chất lượng chăm sóc BN và bổ sung kiến thức giảng dạy lâmsàng đáp ứng nhu cầu đào tạo, phấn đấu xây dựng bệnh viên trong Nhàtrường
Đào tạo các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho Sở Y tế và các bệnh viện
để nâng cao kiến thức cho cán bộ tuyến cơ sở
Đào tạo SV về các ngành học giúp nước Cộng hòa nhân dân Lào
2.1.4 Đội ngũ giáo viên hướng dẫn lâm sàng của Trường cao đẳngY
tế Thanh Hóa tại bệnh viện đa khoa tỉnh và các bệnh viện tuyến tỉnh, đội ngũ Bác sĩ, Điều dưỡng và giáo viên kiêm nhiệm của Bệnh viên đa khoa tỉnh
Trang 36Đội ngũ giáo viên hướng dẫn lâm sàng là yếu tố tác động không nhỏđến chất lượng hoạt động thực tập của sinh viên Điều dưỡng Được Nhàtrường phân công hướng dẫn lâm sàng tại bệnh viện đa khoa tỉnh và Bệnhviên Nhi, bệnh viện Phụ sản, đội ngũ Bác sĩ, Điều dưỡng và đội ngũ giáoviên kiêm nhiệm của bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, bệnh viện Phụsản, Bệnh viên Nhi Thanh Hóa
Là những người cung cấp kiến thức, cầm tay chỉ việc cho SV, năngđộng, nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm, say mê với nghề, ham học hỏi, cótrình độ đáp ứng được yêu cầu phát triển của trường
Là trường đặc thù đào tạo nhóm ngành y tế nên đội ngũ giảng viêncủa trường cũng mang những nét rất riêng của ngành, nghề đào tạo
Đội ngũ giáo viên thường xuyên được cử đi tập huấn tiếp thu các kỹthuật cao phục vụ trong công tác chẩn đơán, chăm sóc người bệnh và giảngdạy lâm sàng cho SV, hội thảo giao lưu, tham gia nghiên cứu khoa học
Hình 2.1 Sinh viên học lâm sàng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh
Hóa
Trang 37Bảng 2.2 Thống kê số lượng giáo viên của Nhà trường đi lâm sàng tại
Trang 382.1.6 Cơ sở vật chất của Nhà trường
- Trường cao đẳng Y tế Thanh Hóa năm ở phía Nam thành phốThanh Hóa tọa trên khu đát rộng 7 hec ta gồm 2 khu nhà 5 tầng và 1 khu 3tầng với không gian khang trang sạch sẽ Hệ thống phòng thực hành labornhư: phòng thực hành tiền lâm sàng, thực hành cho các môn cơ sở, cácmôn lâm sàng, phòng thực hành dược, y học cổ truyền, phòng chụp XQ,xét nghiệm hiện đại Hệ thống loa đài, âm li, mix, projecter đã được trang
bị đến từng giảng đường
- Với cơ sở vât chất khang trang cùng với nhiều thiết bị hiện đại tạicác phòng thực hành và Trung tâm lâm sàng giúp cho SV an tâm, thoảimái trong quá trình học tập
2.2 Thực trạng thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng ở bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
2.2.1 Khái quát về Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa
- Bệnh viên đa khoa tỉnh Thanh Hóa là bệnh viện tuyến cuối, đầu ngành của tỉnh, là trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao Việc phát
triển khoa học và kỹ thuật đưa vào ứng dụng kỹ thật cao luôn được chútrọng Thuộc bệnh viên hạng I trực thuộc Sở Y tế Thanh Hóa với 8 phòngchức năng, 20 khoa lâm sàng (trong đó có 1 khoa hồi sức, 5 khoa Nội, 7khoa Ngoại, 4 khoa Chuyên khoa, 1 khoa khám bệnh, 1 khoa PHCN, 1khoa Thần kinh, 1 khoa Truyền nhiễm, 4 khoa cận lâm sàng ( khoa xétnghiệm kỹ thuật cao, khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa dược, khoa kiểm soátnhiễm khuẩn) Cấu trúc xây dựng từng khối nhà đan xen với các khoảngtrống và cây xanh tạo điều kiện thuận lợi thành lập khoa lâm sàng phù hợpđiều trị các bệnh khác nhau, phục vụ tốt cho công tác khám chữa bệnh.Khối kiến trúc hài hòa với cảnh quan thiên nhiên của bệnh viện tạo được
Trang 39cảm giác an tâm, thân thiện cho bệnh nhân cũng như sự thoải mái và hưngphấn làm việc cho cán bộ, viên chức Bệnh viện.
Hình 2.2 Mô hình tổng thể BV Đa khoa tỉnh
- Với cơ sở vật chất khang trang cùng những trang thiết bị hiện đạinhư hệ thống xử lý nước thãi đạt chuẩn Châu Âu, thiết bị hổ trợ chẩn đoán:xét nghiệm kỹ thuật cao, siêu âm màu, X quang kỷ thuật số, máy đo điệntâm đồ, máy đo đường huyết tại giường … thiết bị chăm sóc điều trị: máygiúp thở, máy lọc máu, hệ thống oxy tường, hệ thống hút đờm trung tâm,bơm tiêm điện, máy kiểm soát giọt dịch truyền, máy phun khí dung
- Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn vững vàng và chuyên sâu,
có tay nghề giỏi, tinh thần làm việc và giảng dạy nhiệt huyết, trách nhiệm
Bảng 2.3 Thống kê BS, ĐD là giáo viên kiêm chức hướng dẫn sinh
viên ĐD thực tập năm 2014 tại bệnh viên đa khoa tỉnh
T
ThS
Bác sỹ Điều dưỡng Tổng
cộngBS
Tổngcộng
Trang 402.2.2 Số lượng sinh viên ĐD thực tập.
Số lượng sinh viên của Nhà trường đến bệnh viện thực tập ngàycàng đông kể từ năm 2008 Nhà trường chỉ có 6 lớp Cao đẳng Điều dưỡng.Năm 2014 đã có 13 lớp Cao đẳng năm thứ 3 và 10 lớp Cao đẳng Điềudưỡng năm 2, 12 lớp Cao đẳng Điều dưỡng năm thứ nhất, chưa kể các lớp
hệ trung cấp và các hệ khác của Nhà trường và số lượng sinh viên cáctrường khác đến thực tập
Bảng 2.4 Thống kê số lượng sinh viên ĐD thực tập ở BV năm học