1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở quận 7 thành phố Hồ Chí Minh

113 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 809,5 KB

Nội dung

8 Khả năng xử lý các tình huống sư phạm9 Ý thức chuẩn bị giáo án, đồ dùng dạy học 10 Khả năng phối hợp các phương pháp giảng dạy Câu 3.Theo đồng chí những giải pháp nào đã sử dụng để nân

Trang 1

NGUYỄN THỊ ANH KHOA

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 7 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN-2013

Trang 2

NGUYỄN THỊ ANH KHOA

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 7

Trang 3

Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tổ chức và cá nhân.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Vinh, Phòng Khoa học Công nghệ Sau Đại học đã chấp thuận và tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy PGS.TS.Phạm Minh Hùng đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô đã giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Vinh

Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Giáo dục & Đào tạo TPHCM, Phòng Giáo dục

& Đào tạo Quận 7, cán bộ quản lý và GV của 3 trường THCS quận 7 là trường: THCS Nguyễn Hữu Thọ; THCS Hoàng Quốc Việt ; THCS Nguyễn Hiền đã cung cấp tài liệu và có những ý kiến quý báu để tôi thực hiện luận văn này.

Cuối cùng, dù đã rất cố gắng, song chắc chắn luận văn này vẫn còn nhiều hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót Tôi kính mong các đồng nghiệp, quý Thầy, Cô và Hội đồng chấm luận văn góp ý cho những thiếu sót trong luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Anh Khoa

Trang 4

1 Ban Giám Hiệu BGH

Trang 5

Phụ lục 1 10

Phụ lục 2 18

1 Lý do chọn đề tài 22

2 Mục đích nghiên cứu 24

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 24

4 Giả thuyết khoa học 25

6 Phương pháp nghiên cứu 25

Chương 1 27

Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay 27

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 27

1.2 Các khái niệm liên quan đến đề tài 33

1.2.1 Giáo viên và đội ngũ giáo viên 33

1.2.2 Chất lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên 34

1.2.3.Giải pháp và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 41

Yêu cầu về phẩm chất đối với người GV THCS 44

1.3.3 Những thách thức đối với người giáo viên trung học cơ sở trước yêu cầu chuẩn hóa 45

1.4.1 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở 46

1.4.2 Mục đích yêu cầu và nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở 47

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở 49

Trang 6

Trung học cơ sở quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 51

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục Quận 7, TPHCM 51

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Quận 7, TPHCM 51

2.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 53

2.2.1 Về số lượng đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 53

2.2.2 Về cơ cấu đội ngũ GV THCS Quận 7, TP Hồ Chí Minh 54

Bảng 2.3: Thống kê về trình độ đào tạo của GV THCS quận 7, TP Hồ Chí Minh 54

2.3 Thực trạng sử dụng các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 58

2.4 Nguyên nhân của thực trạng 61

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 72

Trung học cơ sở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 72

3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 72

3.1.1 Bảo đảm tính mục tiêu 72

3.1.2 Bảo đảm tính thực tiễn 72

3.1.3 Bảo đảm tính hiệu quả 72

3.1.4 Bảo đảm tính khả thi 72

3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý giáo dục về sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở Quận 7, TPHCM 73

3.3 Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 97

Bảng 3.1: Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 98

Trang 7

2 Kiến nghị 105

Mục lục Phụ lục 1 10

Phụ lục 2 18

1 Lý do chọn đề tài 22

2 Mục đích nghiên cứu 24

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 24

4 Giả thuyết khoa học 25

6 Phương pháp nghiên cứu 25

Trang 8

sở trong giai đoạn hiện nay 27

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 27

1.2 Các khái niệm liên quan đến đề tài 33

1.2.1 Giáo viên và đội ngũ giáo viên 33

1.2.2 Chất lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên 34

1.2.3.Giải pháp và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 41

Yêu cầu về phẩm chất đối với người GV THCS 44

1.3.3 Những thách thức đối với người giáo viên trung học cơ sở trước yêu cầu chuẩn hóa 45

1.4.1 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở 46

1.4.2 Mục đích yêu cầu và nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở 47

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở 49

Chương 2 51

Cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 51

Trung học cơ sở quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 51

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục Quận 7, TPHCM 51

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Quận 7, TPHCM 51

2.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 53

Trang 9

2.2.2 Về cơ cấu đội ngũ GV THCS Quận 7, TP Hồ Chí Minh 54

2.3 Thực trạng sử dụng các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 58

2.4 Nguyên nhân của thực trạng 61

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 72

Trung học cơ sở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 72

3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 72

3.1.1 Bảo đảm tính mục tiêu 72

3.1.2 Bảo đảm tính thực tiễn 72

3.1.3 Bảo đảm tính hiệu quả 72

3.1.4 Bảo đảm tính khả thi 72

3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý giáo dục về sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở Quận 7, TPHCM 73

3.3 Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 97

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103

1 Kết luận 103

2 Kiến nghị 105

Trang 10

PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU

Phụ lục 1

PHIẾU HỎI Ý KIẾN (Dành cho GV Trường THCS)

Nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS

thuộc quận 7 – TP Hồ Chí Minh Chúng tôi gửi đến các đồng chí phiếu xin ý

kiến này mong các đồng chí vui lòng cho biết ý kiến riêng của mình bằng cách

đánh dấu (x) vào ô trả lời thích hợp dưới đây

Xin cảm ơn các đồng chí!

Câu 1: Xin đồng chí cho biết đôi nét về bản thân

Bằng cách đánh dấu (x) và ô dưới đây.

Tuổi Dưới 30 Từ 30-40 Trên 40

Thành phần Giảng viên Cán bộ quản lý

Học vị Thạc sĩ Kỹ sư, cử nhân Cao đẳng Trung cấp

Câu 2: Xin đồng chí cho ý kiến đánh giá về chất lượng đội ngũ GV

THCS trong nhà trường hiện nay.

Bằng cách đánh dấu (x) và ô dưới đây.

1 Năng lực sư phạm

2 Đạo đức nghề nghiệp

3 Năng lực nghiên cứu khoa học

4 Năng lực biên soạn chương trình, tài liệu dạy học

5 Thực hiện kế hoạch và chương trình giảng

6 Trình độ nắm vững chuyên môn

7 Trình độ hiểu biết về văn hóa-xã hội

Trang 11

8 Khả năng xử lý các tình huống sư phạm

9 Ý thức chuẩn bị giáo án, đồ dùng dạy học

10 Khả năng phối hợp các phương pháp giảng dạy

Câu 3.Theo đồng chí những giải pháp nào đã sử dụng để nâng cao hiệu

quả của công tác đánh giá chất lượng của GV ở các trường THCS

Bằng cách đánh dấu (x) vào cột tương ứng

Cần thiết Không cần

thiết

1 Bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD

2 Bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ nâng cao chất lượng của

GV

3 Tăng cường CSVC và thiết bị dạy học theo phương

pháp mới

4 Tổ chức tham quan học tập mô hình của một số trường

điểm trong và ngoài quận

5 Biên soạn chương trình, SGK, sách tham khảo tốt để

GV có thể tiếp cận PP mới một cách nhanh nhất

6

Tăng cường tổ chức các chuyên đề về sử dụng đồ dùng

máy chiếu (công nghệ dạy học vào nhà trường)

7

Kiểm tra, đánh giá định kỳ theo kế hoạch để GV

chủ động trong việc chuẩn bị tốt các giờ lên lớp

8 Có chế độ, chính sách hợp lý với các GV giỏi

9 Có kế hoạch định kỳ trưng cầu ý kiến của GV về

đánh giá chất lượng giảng dạy

10 Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng của GV

Trang 12

Ngoài những biện pháp nêu trên theo đồng chí còn biện pháp nào khác

không?

Câu 4 Để góp phần tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng của GV

THCS, xin đồng chí vui lòng cho biết mức độ hiệu quả của các biện pháp

dưới đây Bằng cách đánh dấu (x) vào các ô phù hợp

Tốt Trung

bình

Kém

1 Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của

việc nâng cao chất lượng của GV

2 Kế hoạch hóa các hoạt động kiểm tra, đánh giá chất

lượng của GV

3 Xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn, thang đo trong nâng

cao chất lượng của GV

4 Xây dựng quy trình để đánh giá chất lượng GV

5 Xây dựng lực lượng để nâng cao chất lượng

Câu 5 Theo đồng chí nguyên nhân nào sau đây ảnh hưởng đến chất

lượng của GV THCS

Bằng cách đánh dấu (x) vào các ô phù hợp

1 Điều kiện thực thi nhiệm vụ chưa đáp ứng được yêu cầu Đồng ý Không đồng ý

2 Bản thân chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá một cách

thường xuyên, liên tục

3 Đánh giá có liên quan đến tình cảm đồng nghiệp

Trang 13

4 Đánh giá chưa được tiến hành thường xuyên

5 Do hạn chế về năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp

vụ sư phạm

6 Thời gian, công việc quản lý không hợp lý làm hạn chế việc

tự học và cập nhật thông tin mới về giáo dục

7 Bộ máy quản lý chưa tương xứng với nhiệm vụ trong

tình hình mới

Ngoài các nguyên nhân trên, theo đồng chí còn có những nguyên nhân nào nữa

Câu 6 Để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý giáo dục về sự cần thiết phát triển đội ngũ nâng cao chất lượng của GV, xin đồng chí vui lòng cho biết mức độ tính khả thi và cần thiết của các giải pháp dưới đây

Bằng cách đánh dấu (x) vào các ô cột phù hợp:

Chú thích

RCT: Rất cần thiết

CT: Cần thiết

KCT: Không cần thiết

RKT: Rất khả thi KT: Khả thi KKT: Không khả thi

1.Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản

lý cho BGH

2.Xây dựng qui chế làm việc trường,

tổ chuyên môn

3.Thực hiện đầy đủ nguyên tắc dân

Trang 14

chủ trong nhà trường

4.Xây dựng qui chế phối hợp giữa

BGH Đoàn TN, chi bộ GV

5.Thực hiện tốt chức năng tổ chức,

chỉ đạo của hiệu trưởng

6.Thực hiện chức năng kế hoạch hóa

phương pháp quản lý và dạy học

7.Thực hiện chức năng kiểm tra,

giám sát của hiệu trưởng

8.Đổi mới cách đánh giá,xếp loại GV

9.Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản

lý cho BGH

Câu 7 Để xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ GV trường THCS, xin

đồng chí vui lòng cho biết mức độ tính khả thi và cần thiết của các giải pháp dưới đây

4.Yêu cầu GV soạn bài nghiêm túc.

5.Tăng cường dự giờ, thao giảng ở

các tổ chuyên môn

6.Tổ chức bồi dưỡng HS giỏi các khối

7.Tổ chức cho GV tham gia luyện thi

GV giỏi

8.Tổ chức phụ đạo HS yếu.

Trang 15

9.Học tập về phương pháp giảng dạy

mới.

10Tăng cường kiểm tra, đánh giá GV

của BGH.

11.Đổi mới phương pháp giảng dạy.

12.Giao chỉ tiêu phấn đấu cho GV.

13.Tăng cường trang thiết bị, dụng cụ

dạy học.

14.Bồi dưỡng nâng cao khả năng sử

dụng công nghệ thông tin.

15.Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sử

dụng các phương tiện giảng dạy hiện

đại.

16.Bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại

ngữ.

17.Tăng cường sinh hoạt tổ chuyên

môn theo chuyên đề về kiến thức và

phương pháp giảng dạy.

Câu 8 Để tăng cường bồi dưỡng tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo dức

và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV THCS, xin đồng chí vui lòng

cho biết mức độ tính khả thi và cần thiết của các giải pháp dưới đây

Bằng cách đánh dấu (x) vào các cột phù hợp:

1.Bồi dưỡng học tập chính trị, tư tưởng

2.Bồi dưỡng tác phong nhà giáo

3.Bồi dưỡng đạo đức, lối sống

4.Bồi dưỡng lòng yêu nghề

5.Bồi dưỡng động cơ, mục tiêu nghề nghiệp

Trang 16

Câu 9 Để sử dụng thường xuyên công tác kiểm tra, đánh giá, sàng lọc đội ngũ GV THCS, xin đồng chí vui lòng cho biết mức độ tính khả thi và cần thiết của các giải pháp dưới đây

Bằng cách đánh dấu (x) vào các cột phù hợp:

1.Xây dựng chương trình dự báo kế hoạch

phát triển trường trong từng giai đoạn

2.Xác định nhu cầu về số lượng, chất lượng

đội ngũ GV theo giai đoạn

3.Xây dựng quy trình thi tuyển GV

4.Bố trí sử dụng đúng năng lực của đội ngũ

GV

5.Đào tạo bồi dưỡng GV theo chuyên đề,

chu kỳ

6.Tổ chức, khuyến khích phong trào tự học,

tự bồi dưỡng của GV

7.Thường xuyên đánh giá đội ngũ GV

8.Đánh giá chất lượng giảng dạy, rèn luyện

nhân cách của GV

9.Kiểm tra thường xuyên, định kỳ hoạt động

giảng dạy và hoạt động nghiên cứu khoa học

của GV

Câu 10 Để nâng cao đời sống và tạo môi trường thuận lợi về sự cần thiết phải phát triển đội ngũ GV THCS, xin đồng chí vui lòng cho biết mức độ tính khả thi và cần thiết của các giải pháp dưới đây

Bằng cách đánh dấu (x) vào các cột phù hợp:

Trang 17

3.Xây dựng tinh thần phê và tự phê

4.Đầu tư trang thiết bị, phương tiện dạy

học

5.Tổ chức tham quan, học tập, sinh hoạt

6.Tăng cường chế độ khen thưởng cuối

Trang 18

nghiep vu 2.6538 208 .55201 .03828dao tao boi duong

nghiep vu 2.4615 208 .57185 .03965

Paired Samples Correlations

N Correlation Sig.

Pair 1 dao tao boi duong

nghiep vu & dao tao boi duong nghiep vu 208 .753 .000

Paired Samples Test

Paired Differences T df Sig (2-tailed)

Mean

Std.

Deviation

Std Error Mean

95% Confidence Interval

of the Difference Mean Std Deviation

Std Error Mean Lower Upper Lower Upper Lower Upper Lower Upper Pair 1 dao tao boi

Paired Samples Statistics

Mean N Std Deviation Std ErrorMean Pair 1 Xay dung quy lamfam

viec co quan 2.7115 208 .45414 .03149Xay dung quy lamfam

viec co quan 2.3462 208 .55201 .03828

Paired Samples Correlations

N Correlation Sig.

Trang 19

Pair 1 Xay dung quy lamfam viec

co quan & xay dung quy lamfam viec co quan 208 .554 .000

Paired Samples Test

Paired Differences T df Sig (2-tailed)

Mean

Std.

Deviation

Std Error Mean

95% Confidence Interval

of the Difference Mean Std Deviation

Std Error Mean Lower Upper Lower Upper Lower Upper Lower Upper Pair 1 xay dung quy

lamfam viec co

quan - xay dung

quy lamfam viec

co quan

.

36538 .48270 .03347 .29940 .43137 10.917 207 .000

Paired Samples Statistics

Mean N Std Deviation Std ErrorMean Pair 1 ke hoach hoa phuong

phap hay doc 2.4615 208 .57185 .03965

ke hoach hoa phuong phap hay doc 2.2308 208 .46585 .03230

Paired Samples Correlations

N Correlation Sig.

Pair 1 ke hoach hoa phuong phap

hay doc & ke hoach hoa phuong phap hay doc 208 .614 .000

Paired Samples Test

Paired Differences t df

Sig tailed)

(2-Mean Std Deviation Std ErrorMean 95% Confidence Intervalof the Difference Mean Std Deviation

Std Error Mean Lower Upper Lower Upper Lower Upper Lower Upper Pair 1 ke hoach hoa

Trang 20

Mean N Std Deviation

Std Error Mean Pair 1 thuc hien kiem tra giam

sat cua hieu truong 2.4038 208 .62969 .04366thuc hien kiem tra giam

sat cua hieu truong 2.2115 208 .49486 .03431

Paired Samples Correlations

N Correlation Sig.

Pair 1 thuc hien kiem tra giam

sat cua hieu truong &

thuc hien kiem tra giam sat cua hieu truong

208 655 000

Paired Samples Test

Paired Differences t df Sig (2-tailed)

Mean Std Deviation Std ErrorMean 95% Confidence Intervalof the Difference Mean Std Deviation

Std Error Mean Lower Upper Lower Upper Lower Upper Lower Upper Pair 1 thuc hien

kiem tra giam

sat cua hieu

truong - thuc

hien kiem tra

giam sat cua

Doi moi xep loai 2.1923 208 .52155 .03616

Paired Samples Correlations

Trang 21

N Correlation Sig.

Pair 1 Doi moi xep loai &

doi moi xep loai 208 .658 .000

Paired Samples Test

Paired Differences t df Sig (2-tailed)

Mean Std Deviation

Std Error Mean

95% Confidence Interval

of the Difference Mean Std Deviation

Std Error Mean Lower Upper Lower Upper Lower Upper Lower Upper Pair 1 doi moi xep

loai - doi moi

xep loai .23077 .50564 .03506 .16165 .29989 6.582 207 .000

Trang 22

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Bước vào thế kỷ XXI, chúng ta đã chứng kiến thế giới với sự phát triểnmạnh mẽ của mọi lĩnh vực, nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật bùng nổ rực rỡvới tốc độ chưa từng có Nền kinh tế tri thức còn gọi là nền kinh tế thông tin,kinh tế dựa vào tri thức ra đời, khẳng định vai trò quyết định của giáo dục đốivới việc xây dựng và phát triển những hình thái kinh tế xã hội mới

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 của Việt Nam cũng đãxác định nhiệm vụ trọng tâm là tập trung đẩy mạnh phát triển đất nước theohướng CNH-HĐH, tiến tới: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh” và muốn như thế phải tiến hành từ việc xây dựng và nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực Thật vậy, con người chính là yếu tố quan trọng trongviệc tiến hành thực hiện đổi mới phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.Con người trong xã hội mới cần phải được trang bị đầy đủ, toàn diện về trithức, trình độ chuyên môn, nắm bắt được khoa học kỹ thuật hiện đại tiên tiến,

có kỹ năng lao động, khả năng làm việc tốt, có tư duy nhạy bén, sáng tạo, biết

sử dụng thành thạo các trang thiết bị máy móc hiện đại…Giáo dục giữ vai tròquyết định trong việc đào tạo cho xã hội mới đội ngũ lao động đủ về số lượng,đảm bảo chất lượng để tiến hành phát triển kinh tế, xã hội Nghị quyết Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định “Phát triển giáo dục làmột trong những động lực quan trọng, thúc đẩy CNH-HĐH, là điều kiện đểphát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăngtrưởng kinh tế nhanh và bền vững” Cũng theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, hiệnnay, Bộ GD&ĐT đang tích cực hoàn thiện dự thảo Đề án “Đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu

Trang 23

cầu CNH-HĐH và hội nhập quốc tế”

Phương hướng nhiệm vụ của TPHCM từ nay đến năm 2020 cũng xácđịnh rõ: ”Tiếp tục đầu tư đổi mới, nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục vàđào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; làmnền tảng thúc đẩy thành phố phát triển nhanh và bền vững.”

Trong hệ thống trường phổ thông, trường THCS là một cấp học Vai trò

người GV trường THCS và chất lượng giảng dạy có ảnh hưởng quyết định tớichất lượng giáo dục HS Do đó, việc quản lý công tác bồi dưỡng, phát triển

GV để đáp ứng yêu cầu xã hội hiện nay cả về số lượng và chất lượng là mộttrong những yêu cầu cấp bách, thường xuyên có ý nghĩa với nhà trường Chỉ

thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí Thư TW Đảng đã chỉ rõ “…

phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD một cách toàndiện Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiếnlược lâu dài.” [1, tr.2]

Quận 7, TP.HCM là một quận có tốc độ đô thị hóa cao; có vị trí địa lýcận quận 1- thuộc trung tâm của thành phố; là một trong những đơn vị nhìnchung được thành phố và quận chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng khá tốt Dovậy, việc đầu tư nghiên cứu về các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV

là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục quận 7 nói riêng

và sự phát triển quận nhà nói chung là vô cùng cấp thiết Với đội ngũ GV cótrình độ chuyên môn khá tốt, việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV luôn đượcquan tâm chú trọng, đặc biệt công tác bồi dưỡng GV được lãnh đạo các cấpquan tâm nhằm duy trì, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục trong địabàn quận

Qua quá trình học tập, nghiên cứu chương trình đào tạo sau đại học tại

Trang 24

trường Đại học Vinh, và qua tham khảo tìm hiểu các tài liệu quản lý của Hiệutrưởng các trường THCS tại quận 7, TP.HCM, tác giả nhận thấy công tác quản

lý nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS trên địa bàn quận 7 đã nhiều nămchưa có một công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ nào đề cập đến Vì vậy,thực hiện nghiên cứu về công tác quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ GVTHCS quận 7 là điều cần thiết Với mong ước của bản thân là qua tìm hiểuthực tế về công tác quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS quận 7 ,đối chiếu với những cơ sở lý luận, những chủ trương của Đảng, Nhà nước vàquản lý chỉ đạo của ngành về nâng cao chất lượng GV, từ đó rút ra những mặtmạnh, mặt tồn tại của vấn đề về công tác quản lý nâng cao chất lượng GVnhằm đưa ra những bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý, đồng thời đềxuất một số giải pháp mà tác giả cho rằng cần thiết và có thể thực hiện đượcnhằm giúp Hiệu trưởng các trường THCS quận 7 quan tâm quản lý tốt hơnviệc nâng cao chất lượng đội ngũ GV tại trường Mặt khác những biện phápnêu ra cũng giúp GV có điều kiện hơn để vừa thực hiện tốt nhiệm vụ đượcgiao, vừa có cơ hội tham gia học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ cá nhân cả

về chuyên môn nghiệp vụ và về trình độ tri thức đối với một GV trong thời kỳmới Vì những lý do trên mà tác giả chọn đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành

Quản lý giáo dục: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh”.

Trang 25

Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS trong giai đoạn hiện

nay

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS quận 7, TPHCM.

4 Giả thuyết khoa học

Có thể nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS quận 7, TPHCM, nếu đềxuất và thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ

GV THCS trong giai đoạn hiện nay

5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ

GV THCS quận 7, TPHCM

5.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS quận

7, TPHCM

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ

sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận có cácphương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp phân tích- tổng hợp tài liệu;

- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xâydựng cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thựctiễn có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp điều tra;

Trang 26

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;

- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;

6.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu thu được

7 Đóng góp của luận văn

7.1 Về mặt lý luận

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ GV nói

chung, đội ngũ GV THCS nói riêng

7.2 Về mặt thực tiễn

Làm rõ thực trạng đội ngũ GV THCS quận 7, TPHCM, từ đó đề xuất cácgiải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS quận 7, TPHCM

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận văn có 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ GVTHCS trong giai đoạn hiện nay

- Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ

GV THCS quận 7, TPHCM

- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCSquận 7, TPHCM

Trang 27

Chương 1

Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trung học

cơ sở trong giai đoạn hiện nay 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Lịch sử hình thành và phát triển giáo dục gắn liền với lịch sử phát triểncủa xã hội loài người Từ xưa đến nay ít ai coi thường vai trò của giáo dục đốivới sự phát triển của xã hội nói chung, sự phát triển của con người nói riêng.Bởi vì giáo dục là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, đầu tư chogiáo dục là đầu tư cho sự phát triển bền vững Quan điểm chỉ đạo phát triểngiáo dục của Đảng ta và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội chỉ rõ: Giáo dục

là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục là nền tảng nguồn lực chất lượngcao, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH là yếu

tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Chính

vì vậy mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục được xác định: trong giai đoạnnày “tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận vớitrình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiếtthực cho sự phát triển kinh tế – xã hội … Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạonhân lực, chú trọng nhân lực khoa học công nghệ cao, CBQL giỏi… Pháttriển đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu vừa tăng qui mô vừa nâng cao chất lượnghiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học” [15,tr.88]

Nhiệm vụ và mục tiêu của nền giáo dục nước nhà trong giai đoạn hiệnnay là: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Trong đó,người thầy giáo đóng vai trò quyết định Lịch sử phát triển của xã hội loàingười cũng như lịch sử phát triển của dân tộc đã khẳng định: có thầy giáo giỏimới có học trò giỏi Không phải ngẫu nhiên mà từ xưa cho đến ngày nay, các

Trang 28

bậc cha mẹ luôn tìm chọn thầy cho con mình theo học một cách kỹ lưỡng Dântộc ta có những thầy giáo nổi tiếng như thầy Chu Văn An, Nguyễn BỉnhKhiêm, Lê Quí Đôn, Cao Bá Quát… đã có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn HStheo học Các nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác giáo dục đều khẳngđịnh: chất lượng của hoạt động học tập phụ thuộc một phần vào chất lượnghoạt động dạy của người thầy, vào trình độ tay nghề của người thầy Cho nên,chỉ với tay nghề có trình độ cao của GV thì mới nâng cao chất lượng hoạtđộng học tập của HS.

Đối tượng của nghề dạy học, của người thầy giáo là toàn bộ nhân cách,tâm hồn và thể chất của thế hệ trẻ Chính vì vậy, người thầy giáo phải có tráchnhiệm xây dựng, vun đắp, phát triển cho nhân cách đó ngày càng tốt đẹp hơn.Công cụ lao động của người thầy lại là toàn bộ nhân cách của chính bản thânmình và phương pháp giáo dục quan trọng nhất của người thầy là phươngpháp nêu gương Vì vậy, người thầy giáo với một đạo đức trong sáng, mộtnăng lực trí tuệ dồi dào, một tinh thần trách nhiệm cao cả, một tình thương yêucon người rộng lớn thì mới làm tròn được trách nhiệm của chính mình Điều

15 Luật giáo dục xác định vai trò và trách nhiệm của nhà giáo như sau:

- Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáodục

- Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt chongười học.”[2; tr.56]

Chính việc xác định vai trò quan trọng của nhà giáo trong công tácgiáo dục thế hệ trẻ mà Đảng, Nhà nước, nhân dân luôn luôn quan tâm đến việcphát triển đội ngũ nhà giáo một cách toàn diện Đặc biệt, trong giai đoạn hiệnnay, khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng nền CNH-HĐH,

Trang 29

phát triển nền kinh tế tri thức, cần thiết phải có một nguồn nhân lực có trình

độ cao Nguồn nhân lực đó chỉ có được thông qua giáo dục Nâng cao chấtlượng của đội ngũ thầy giáo trong giai đoạn hiện nay trở thành một yêu cầucấp thiết của toàn xã hội, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngànhgiáo dục nói chung, của mỗi trường học nói riêng Đầu tư cho giáo dục về tàichính, cơ sở vật chất, con người mà đặc biệt là phát triển đội ngũ nhà giáo đểnâng cao chất lượng giáo dục trở thành đề tài nghiên cứu sâu rộng của các cấp,các ngành liên quan đến công tác giáo dục, từ Trung ương đến các cơ sởtrường học Giáo dục theo quan điểm duy vật lịch sử luôn luôn biến đổi vàphát triển không ngừng Do vậy, các điều kiện và giải pháp phát triển đội ngũ

GV trong từng giai đọan lịch sử cụ thể, trong các địa phương, các trường họccũng sẽ luôn luôn phát triển, biến đổi Vì vậy, việc nghiên cứu điều kiện vàgiải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo để nâng cao chất lượng giáo dục trongnhà trường là một đề tài luôn mới mẻ và mang tính thực tiễn cao

Qua tìm hiểu nghiên cứu tài liệu, chúng tôi được đọc một số tài liệu, luậnvăn thạc sỹ, một số bài báo trên tạp chí Giáo dục, tạp chí phát triển Giáo dục,tạp chí nghiên cứu Giáo dục, và một số bài báo… liên quan tới đề tài như sau:Các tác giả : P.V.Zimin, M.I Kôndakốp, N.I Saxerđôlốp trong cuốn “Nhữngvấn đề quản lý trường học” viết : Kết quả toàn bộ hoạt động quản lý của nhàtrường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý hoạt động dạycủa đội ngũ GV Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu lãnh đạo công tác giảng dạy,giáo dục trong nhà trường và xem đây là một khâu quan trọng then chốt trongtoàn bộ hoạt động quản lý của người hiệu trưởng

Luận văn thạc sỹ của Đỗ Ngọc Mỹ (2002), “Một số giải pháp phát triểnđội ngũ GV trường Trung học Kỹ thuật Lý Tự Trọng TP Hồ Chí Minh” [22;

Trang 30

tr.61] nêu lên 6 giải pháp phát triển đội ngũ ở một trường Trung học kỹ thuật

mà mục tiêu của nhà trường là đào tạo kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật bậccao và bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật Luận văn xác định rõ đội ngũ GV là ngườithực hiện mục tiêu đào tạo và quyết định đến chất lượng đào tạo của nhàtrường Sáu giải pháp mà luận văn nêu ra phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ củaloại hình trường Trung học Kỹ thuật, nơi mà mục tiêu đào tạo nghề cho HS lànhiệm vụ trọng tâm của nhà trường

Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2003), “Một số giải phápxây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại học bán côngTôn Đức Thắng” [28; tr.67] Luận văn được nghiên cứu ở một trường đại họcbán công, song mục tiêu nghiên cứu của đề tài đề cập tới vấn đề nâng cao chấtlượng đội ngũ GV, đó cũng là mục tiêu đề tài chúng tôi nghiên cứu Tuy hai

đề tài ở hai bậc giáo dục khác nhau, nhưng sẽ có những nét tương đồng trongcác giải pháp để nâng cao chất lượng Nội dung đề tài đã đề cập đến một sốgiải pháp, trong đó giải pháp chuẩn hóa đội ngũ GV đại học về phẩm chấtchính trị - chuyên môn và giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong nhàtrường là hai giải pháp trọng tâm

Đề tài chủ yếu đề cập tới các tiêu chí chuẩn hóa trình độ chuyên môn củađội ngũ GV cơ hữu của trường theo các tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục đào tạo.Tác giả Hoàng Tuấn Rư (2003) với đề tài luận văn thạc sỹ : “Một số giảipháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV tiểu học ở tỉnh Bình Thuận” [29; tr.69]

đã nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV tiểu học ở mộttỉnh khu vực Nam trung bộ Tác giả đã chỉ ra 5 giải pháp phát triển chất lượngđội ngũ GV tiểu học của một tỉnh Với đặc thù của công tác đào tạo GV bậctiểu học do các trường sư phạm địa phương đảm nhiệm, nên đề tài chú trọng

Trang 31

giải pháp đào tạo, bồi dưỡng lại đội ngũ GV tiểu học cũ của cả tỉnh, đồng thờiđổi mới phương thức đào tạo đội ngũ GV tiểu học trong giai đoạn phát triểnmới của đất nước nói chung, của tỉnh Bình Thuận nói riêng.

Luận văn thạc sỹ của Đoàn Thị Bảy (2003), “Quản lý hoạt động dạy họccủa hiệu trưởng trường THPT thành phố Cà Mau” [2; tr.68] Luận văn chỉ rõthực chất quản lý hoạt động dạy học là quản lý việc thực hiện nhiệm vụ dạyhọc của từng GV và đội ngũ GV nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Luậnvăn đã nói rõ các nội dung quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng và đềxuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hoạtđộng dạy học ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau, góp phầnnâng cao chất lượng dạy học của nhà trường

Tác giả Lê Phương Hồng trong bài “ Một số giải pháp phát triển đội ngũ

GV THPT tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 – 2010” [18] đăng trên Tạp chíGiáo dục số 132, tháng 2 năm 2006, đã đề cập tới các giải pháp phát triển độingũ GV THPT trên toàn tỉnh Các giải pháp nêu ra ở tầm vĩ mô, chưa đưa racác giải pháp cụ thể cho một trường THPT hay trường chuyên Tuy nhiên, cácgiải pháp vĩ mô của tỉnh là cơ sở để các trường vận dụng vào tình hình cụ thểcủa nhà trường Tỉnh Hải Dương là một tỉnh mà tình trạng thiếu GV cơ bản đãđược giải quyết Do đó, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ là vấn đề trọngtâm hàng đầu của tỉnh Theo bài báo, chúng tôi được biết UBND tỉnh HảiDương cho phép hiệu trưởng các trường THPT được quyền chủ động và chịutrách nhiệm trong việc tuyển dụng, bố trí, sắp xếp sử dụng, đãi ngộ GV theohướng khuyến khích người giỏi, sàng lọc người yếu… Song không nói rõ cácchế độ chính sách đi kèm, nhất là vấn đề tự chủ về tài chính

Trang 32

Tác giả Đậu Văn Đình có bài: “Nghệ An với việc nâng cao chất lượngđội ngũ GV” [10] đăng trên tạp chí Giáo dục, số 128, tháng 12 năm 2005 Tácgiả Đinh Thị Lệ Thanh với bài viết “Nghệ An với việc nâng cao trình độ độingũ GV thực hiện đổi mới giáo dục” [27] đăng trên tạp chí Giáo dục, số 124tháng 10 năm 2005 Hai bài viết này đều nói lên các giải pháp lớn của Tỉnh

Uỷ, UBND tỉnh Nghệ An với việc nâng cao chất luợng đội ngũ GV các cấphọc (từ mẫu giáo đến bậc THPT trong toàn tỉnh) Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh Nghệ

An khẳng định : “Muốn ra khỏi tỉnh nghèo phải bắt đầu từ giáo dục”, “ chấtlượng giáo dục do đội ngũ GV quyết định” Chính từ tư tưởng chỉ đạo đó, toàntỉnh Nghệ An đã làm cuộc cách mạng về nâng cao chất lượng đội ngũ Trong

6 giải pháp có tính vĩ mô cho cả tỉnh, Nghệ An đẩy mạnh giải pháp đánh giá,phân loại GV các cấp Đây là một giải pháp rất phức tạp vì liên quan trực tiếptới đội ngũ 50.000 GV của cả tỉnh Từ năm học 2002-2003 đến năm học 2004

- 2005, với 117.298 lượt người được đánh giá xếp loại, có 4956 người khôngđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, chiếm gần 10% tổng số GV Có thể nói, ngànhgiáo dục tỉnh Nghệ An đã thực hiện thành công giải pháp này khi có được sựthống nhất cao của lãnh đạo các cấp , đặc biệt là sự ủng hộ mạnh mẽ của toànnhân dân Mục tiêu chính của phân loại GV không phải là đưa GV không đạttiêu chuẩn ra khỏi bục giảng mà nhằm mục đích để từng GV thấy được mìnhđang ở mức nào đối với yêu cầu nhiệm vụ để phấn đấu Cái được lớn nhất củagiải pháp trên là hơn 100.000 HS Nghệ An được học với những thầy cô giáo

có chất lượng

Tác giả Nguyễn Thanh Hoàn có bài: “Chất lượng GV và những chínhsách cải thiện chất lượng GV” [16] đăng trên tạp chí Phát triển Giáo dục, số 2tháng 2 năm 2003 Bài viết của Nguyễn Thanh Hoàn không đề cập đến các

Trang 33

giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhưng đề cập đến những phẩm chất vềchất lượng đội ngũ và 22 năng lực cụ thể đặc trưng cho một GV có năng lực.Vấn đề chúng tôi quan tâm là làm thế nào để đội ngũ GV có được 22 năng lực

cụ thể như báo đã nêu ? Đó chính là những giải pháp mà bài báo đã không đềcập đến

Các tác giả: Nguyễn Ngọc Hợi, Phạm Minh Hùng, Thái Văn Thành cóbài: “Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của GV”,[19] đăng trên Tạp chí Giáo dục số 133 tháng 3 năm 2006 Bài viết khẳng định: quản lý hoạt động chuyên môn nghiệp vụ là một nội dung quan trọng nhấttrong công tác quản lý của người hiệu trưởng nhằm góp phần xây dựng vànâng cao chất lượng nhà giáo Bài viết nêu ra 4 biện pháp quản lý hoạt độngchuyên môn nghiệp vụ GV Có thể nói bài viết chủ yếu nghiên cứu đi sâu vàoxây dựng, đề xuất qui trình đánh giá xếp loại GV của nhà trường

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV thực sự là một vấn đề bức xúc

đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu và cho đến tận ngày nay Nó được nghiêncứu ở tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục nước ta Chúng tôi chưa tìmđược một luận văn, hay một bài tham luận nghiên cứu về giải pháp nâng caochất lượng đội ngũ GV trong hệ thống các trường THCS Quận 7, đặc biệt làcác trường ở khu vực TPHCM, nơi mà theo đánh giá của các nhà khoa học làtrình độ mặt bằng dân trí cao ở cả nước

1.2 Các khái niệm liên quan đến đề tài

1.2.1 Giáo viên và đội ngũ giáo viên

1.2.1.1 GV

GV là một công chức nhà nước được đào tạo chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ giảng dạy và giáo dục ở các trường Sư phạm Là người làm nhiệm

Trang 34

vụ giảng dạy, GD trong các trường phổ thông.

GV là người làm nhiệm vụ giảng dạy, GD trong nhà trường GV là mộtcông chức nhà nước được xếp theo mã ngạch riêng và hệ số lương theo quyđịnh tại nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ

1.2.1.2 Đội ngũ GV

Là một tổ chức gồm nhiều người tập hợp lại thành một lực lượng Nộihàm của khái niệm này thể hiện tính thứ tự trong sự liên kết của số đôngngười, có cùng một nghề nghiệp hoặc không cùng nghề nghiệp, để thực hiệnmột hoặc nhiều chức năng có cùng chung một mục đích Nói đến đội ngũ lànói đến cơ cấu và sự kỷ cương của các thành viên

1.2.2 Chất lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên

Khái niệm chất lượng là khái niệm rất trừu tượng, đa chiều, đa nghĩađược nhìn nhận từ nhiều góc độ, bình diện khác nhau Theo một Từ điểnTiếng Việt, chất lượng là “cái tạo ra sản phẩm, giá trị của một con người, sựvật, hiện tượng” Định nghĩa này chỉ mới chỉ ra một mặt của chất lượng đó cáitạo nên giá trị và phẩm chất của đối tượng nhưng khi đánh giá thì phải xemgiá trị phẩm chất và giá trị được tạo ra có thực sự mang lại giá trị phù hợp Cómột định nghĩa khác mang tính chất bổ sung và làm tương đối hoàn thiện định

Trang 35

nghĩa trên là “chất lượng là sự thực hiện được mục tiêu và thỏa mãn được nhucầu của khách hàng” [42 tr.102].

Ý nghĩa của định nghĩa trên nằm ở chỗ sự phù hợp giá trị mang lại đápứng được các yêu cầu, mục tiêu tức là mang lại giá trị phù hợp Mục tiêu ởđây cần hiểu chính là các sứ mệnh, mục đích, yêu cầu…

Từ những quan điểm về chất lượng vừa nêu, chúng tôi đưa ra cách hiểu

cơ bản về chất lượng: là cái tạo nên phẩm chất giá trị và đảm bảo được sự đápứng mục tiêu cụ thể

Khái niệm chất lượng giáo dục là một khái niệm gây nhiều tranh cãi vàđến nay vẫn không có một khái niệm hoàn toàn được chấp nhận Nguyên nhânbắt nguồn từ nội hàm phức tạp của khái niệm này Chất lượng giáo dục với sựtrừu tượng và tính đa diện, đa chiều của nó được định nghĩa rất khác nhau theotừng thời điểm, và giữa những người quan tâm đến khái niệm này HS, GV,phụ huynh, người sử dụng lao động, xã hội, các tổ chức, các cơ quan kiểmđịnh chất lượng … đều có những tiêu chí khác nhau về chất lượng giáo dục

Như vậy, chất lượng là lẽ sống còn của một sản phẩm, một thương hiệu,một tổ chức và là giá trị nhân cách của con người Trong thời đại ngày nay,cần nhấn mạnh những giá trị phẩm chất cần thiết về phát triển con người, thựcchất là phát triển chất lượng nguồn nhân lực Giáo dục cần quan tâm đến cácphẩm chất như: tính trung thực, tính trách nhiệm, tính kỷ luật, tính sáng tạo,khả năng tự lập, năng lực hợp tác và cạnh tranh, hoài bão và lý tưởng xâydựng đất nước, phục vụ nhân dân Xây dựng phẩm chất, nhân cách con ngườimới cho thế hệ trẻ phải bắt đầu từ những người làm công tác giáo dục mà lựclượng nòng cốt chính là thầy cô giáo

Thực tiễn giáo dục trong nước và trên thế giới đã chứng minh rằng: sự

Trang 36

“sống còn” và mức độ phát triển của một nhà trường phụ thuộc vào chất lượngđội ngũ GV của nhà trường

Chất lượng giáo dục là một khái niệm trừu tượng, khái niệm động, nhiềuchiều, khó định nghĩa, khó xác định, khó đo lường Theo chúng tôi có thể nêumột số quan điểm của một số tác giả về cách hiểu khái niệm này Theo HaroldKootz, Cyril Odennell, Heiz WeihRich định nghĩa chất lượng giáo dục và đàotạo đề cập đến 5 khía cạnh: ”sự vượt trội, sự hoàn hảo, sự phù hợp với mụctiêu, sự đánh giá của đồng tiền đầu tư và sự chuyển đổi giữa các trạng thái”[14,tr.56]

Đối với nước ta, theo bài học kinh nghiệm của ngành, khái niệm của tácgiả Bùi Minh Hiền [15] được trình bày ở trên là phù hợp hơn cả Qua ba lầncải cách giáo dục (1950, 1956, 1979) và công cuộc đổi mới giáo dục từ năm

Trang 37

1986 đến nay, mục tiêu giáo dục ngày càng được xác định rõ hơn Với quyđịnh 305 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT do Nguyễn Thị Bình ký ngày 26/3/1986

về cơ bản kế hoạch dạy học ở các trường phổ thông đã được xác định Trên cơ

sở đó, cuộc đổi mới giáo dục hiện nay về nội dung, phương pháp đang đượctiến hành tích cực để hướng đến một chất lượng giáo dục hiện đại, đáp ứngđược với yêu cầu CNH, HĐH đất nước Trên tinh thần ấy, ngày nay trong giáodục, người ta càng nhận thấy chất lượng quyết định sự thắng lợi hay thất bạicủa nhà trường Rất nhiều chỉ số xác định chất lượng trong trường học đượcđưa vào trong QLGD: cơ sở vật chất, thiết bị, GV giỏi, kết quả học tập của

HS, lãnh đạo có năng lực vững vàng…Ý thức về tầm quan trọng của chấtlượng ngày nay của các nhà QLGD ở các cấp đã không ngừng duy trì và nângcao chất lượng đào tạo của mình

Chất lượng giáo dục là một vấn đề hàng đầu luôn được xã hội quan tâm

vì tầm quan trọng của nó đối với sự nghiệp phát triển đất nước Làm thế nào

để đưa nền giáo dục nước ta hội nhập một cách có hiệu quả và thiết thực trongviệc tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội và xu thếthời đại? Qua đó, quá trình đảm bảo chất lượng giáo dục được đặt ra tronghoạt động giáo dục Đây là một chu trình mở với sự tham gia của các lựclượng đánh giá: đánh giá trong (tự đánh giá của cơ sở giáo dục), đánh giángoài (đánh giá của các cơ quan giáo dục cấp trên) Hai lực lượng đánh giánày dựa trên cơ sở thông tin hai chiều (thông tin bên ngoài và thông tin bêntrong) làm các cơ sở để tiến hành đánh giá chất lượng giáo dục của cơ sở giáodục Trong đó chất lượng giáo dục được thực hiện dựa trên sự tác động tíchcực qua lại giữa người học và người dạy và được đánh giá thông qua các lựclượng trên Như vậy, chất lượng giáo dục là sự phù hợp với mục tiêu giáo dục,

Trang 38

là chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục được thể hiện qua chất lượng củangười học được hình thành trên cơ sở tác động tích cực qua lại giữa các hoạtđộng giáo dục theo những mục tiêu định trước Như vậy, công tác đánh giáchất lượng giáo dục là quá trình thu thập và xử lý thông tin nhằm mục đích tạo

cơ sở cho những quyết định về mục tiêu, chương trình, phương pháp dạy học,

về những hoạt động khác có liên quan của nhà trường và ngành giáo dục Như đã nói ở trên chất lượng giáo dục phụ thuộc vào chất lượng giảngdạy của GV Đánh giá chất lượng giáo dục cũng chính là đánh giá chất lượnggiảng dạy của GV Từ việc đánh giá đúng chất lượng giảng dạy của GV chophép chủ thể quản lý có những đánh giá và đưa ra các kết luận và kiến nghịcần thiết về chất lượng giáo dục Như vậy, ta có định nghĩa: “chất lượng giáodục là sự phù hợp với mục tiêu giáo dục” Với quan niệm giáo dục có nhiệm

vụ xây dựng, hình thành và phát triển nhân cách con người, sản phẩm của giáodục là nhân cách con người Do đó, có thể định nghĩa một cách khác: “chấtlượng giáo dục là chất lượng con người được đào tạo từ các hoạt động giáodục theo các mục tiêu xác định”

1.2.2.2 Chất lượng đội ngũ GV

Chất lượng đội ngũ nhà giáo là những phẩm chất, giá trị nhân cách củanhà giáo mà do xã hội qui định về tri thức và đạo đức (Phẩm chất đạo đức vàtrình độ chuyên môn nghiệp vụ).Từ đó ta có thể hiểu, phát triển chất lượngnhà giáo là tăng tiến hoàn thiện những phẩm chất, giá trị nhân cách của nhàgiáo

Chất lượng dạy học là một bộ phận hợp thành quan trọng của chấtlượng về mặt định tính và định lượng so với các mục tiêu bộ môn cũng như sựgóp phần vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách của HS Khái niệm

Trang 39

giảng dạy được xác định thông qua mối quan hệ giữa thầy giáo với tri thức.Với giới hạn như vậy, người quan sát có thể xác định được các yếu tố đặctrưng cho mối quan hệ này Có thể phát hiện ra các yếu tố đó hoặc bằng quansát trực tiếp, hoặc là thông qua các tư liệu, công cụ, dấu vết còn lại cụ thể làgiá trị sản phẩm của mối quan hệ này Như vậy, ngay từ cấp độ đầu tiên,chúng ta thấy xuất hiện những đòn bẩy nâng cao chất lượng của nhà trườnglên cao hơn Tất nhiên là những đòn bẩy này có thể đặt trong khuôn khổ mộtlớp học, nhưng cũng có thể đặt trong phạm vi một môi trường rộng lớn hơn.Tuy nhiên, nếu quan tâm đến HS, thầy giáo và tri thức một cách tách biệt nhau

sẽ dẫn đến coi nhẹ các mối quan hệ ba trục tác nhân đó; và chính nhờ các mốiquan hệ qua lại này mà có thể xem xét chúng một cách khách quan nhất và tácđộng đến hứng thú của HS Dưới góc độ của giáo dục học: Hoạt động dạy học

là hoạt động đặc trưng cho bất cứ các loại hình nhà trường và xét lại quanđiểm tổng thể, dạy học chính là con đường giáo dục tiêu biểu nhất, hiệu quảnhất Với nội dung và tính chất của nó, dạy học luôn được xem là con đườnghợp lý thuận lợi nhất, giúp cho HS với tư cách là chủ thể nhận thức có thể lĩnhhội được một hệ thống tri thức và kỹ năng hành động, chuyển thành phẩmchất, năng lực, trí tuệ của bản thân cá nhân người học vừa là chủ thể vừa làmục đích cuối cùng của quá trình đó Ở góc độ xã hội học giáo dục, dạy họccòn được xem như là một diễn tiến vị thế xã hội của con người Vì qua đó, conngười luôn hoạt động và phát triển trong sự tiếp thu, lĩnh hội và chuyển hoátheo mục tiêu xác định của giáo dục phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi vàdiễn ra trong suốt cuộc đời của mỗi người

Giảng dạy theo nghĩa rộng là sự tác động có ý thức của GV đối vớinhững người khác nhằm mục đích tạo ra ở họ một sự thay đổi về nhận thức và

Trang 40

hành vi Theo nghĩa hẹp là xác định nội dung giảng dạy, vận dụng các phươngpháp hoặc chiến lược giảng dạy phù hợp và có hiệu quả, đặc biệt thông quagiờ học ở nhà trường.

Mối quan tâm đến chất lượng giảng dạy của GV THCS, không phải chỉmới xuất hiện thời gian gần đây Vấn đề này đã được nhiều cấp lãnh đạo,nhiều học giả đề cập khá lâu Tuy nhiên để xác định thế nào là chất lượnggiảng dạy của GV, thì còn có nhiều ý kiến tranh luận Vấn đề đặt ra đòi hỏicác nhà QLGD hằng ngày phải đương đầu là sự lựa chọn giữa chất lượng và

số lượng, giữa yêu cầu chất lượng và sự hạn hẹp về nguồn lực, tính hợp lí giữachất lượng và hiệu quả …Vấn đề là nếu không định nghĩa được chất lượnggiảng dạy là gì thì không thể xác định được chất lượng giảng dạy, và nếukhông xác định được chất lượng giảng dạy, thì làm sao có thể đổi mới nângcao chất lượng giảng dạy Sau đây chúng tôi đưa ra một số ý kiến cơ bản nói

về chất lượng giảng dạy: là sự lôi cuốn mọi người vào học tập, là sự vận dụngsáng tạo kiến thức lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống của thế hệ trẻ, sự tiến bộcủa HS về kiến thức, kỹ năng, thái độ hành vi Như vậy chất lượng giảngdạy của GV phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: sự tích cực, chủ động của

HS, truyền thống, tình cảm của gia đình, bạn bè, người thân, môi trường xãhội, bẩm sinh di truyền ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy Bởi vậy cùngmột thầy dạy, cùng một sách giáo khoa và sách tham khảo như nhau, nhưngkết quả học tập ở từng HS là rất khác nhau Hay cùng là một HS học tập,nhưng ở mỗi thầy dạy khác nhau thì kết quả học tập của HS cũng khác nhau

Như vậy, giảng dạy là một quá trình, trong đó dưới tác động chủ đạo (tổchức, điều khiển, chỉ đạo) của thầy, HS tự giác, tích cực, tự điều khiển hoạtđộng nhận thức, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giảng dạy để đạt được các

Ngày đăng: 06/11/2015, 20:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đoàn Thị Bảy (2003), “Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THPT thành phố Cà Mau” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trườngTHPT thành phố Cà Mau
Tác giả: Đoàn Thị Bảy
Năm: 2003
6. Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cương, Phùng kỳ Sơn (1996), “Học thuyết quản lý”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học thuyếtquản lý
Tác giả: Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cương, Phùng kỳ Sơn
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
7. Hồ Ngọc Đại (1997), “Tâm lý học dạy học”, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học dạy học
Tác giả: Hồ Ngọc Đại
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
8. Nguyễn Xuân Đàm, “Thanh tra, kiểm tra, đánh giá trong quản lí giáo dục”, Đề cương bài giảng, Đại học sư phạm TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh tra, kiểm tra, đánh giá trong quản lí giáo dục
9. Tác giả Nguyễn Văn Đạm, “Giải pháp là toàn bộ những ý nghĩ có hệ thống cùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới sự khắc phục một khó khăn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp là toàn bộ những ý nghĩ có hệ thốngcùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới sự khắc phục mộtkhó khăn
10. Đậu Văn Đình có bài: “Nghệ An với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên” tạp chí Giáo dục, số 128, tháng 12/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ An với việc nâng cao chất lượng đội ngũgiáo viên
11. Phạm Minh Hạc (1986), “Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục”, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1986
13. Nguyễn Trung Hàm (1997), “Quản lý các ngành học ở Phòng giáo dục &đào tạo”, Tài liệu trường Cán bộ quản lý giáo dục & đào tạo II, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý các ngành học ở Phòng giáo dục &đào tạo
Tác giả: Nguyễn Trung Hàm
Năm: 1997
15. Bùi Minh Hiền (2006), “Quản lý giáo dục”, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục
Tác giả: Bùi Minh Hiền
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2006
16. Nguyễn Thanh Hoàn có bài: “Chất lượng GV và những chính sáchcải thiện chất lượng GV” đăng trên tạp chí Phát triển Giáo dục, số 2 tháng 2 năm 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng GV và những chính sáchcải thiện chất lượng GV
17. Đặng Vũ Hoạt, “Một số vấn đề kiểm tra, đánh giá tri thức HS”, (1998), (Giáo trình Cemina về lí luận dạy học), tập 2 trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề kiểm tra, đánh giá tri thức HS
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt, “Một số vấn đề kiểm tra, đánh giá tri thức HS”
Năm: 1998
18. Lê Phương Hồng trong bài “ Một số giải pháp phát triển đội ngũGV THPT tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 – 2010” đăng trên Tạp chí Giáo dục số 132, tháng 2 năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp phát triển đội ngũGV THPT tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 – 2010
19. Nguyễn Ngọc Hợi, Phạm Minh Hùng, Thái Văn Thành có bài:“Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của GV”, đăng trên Tạp chí Giáo dục số 133 tháng 3 năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của GV
20. Trần Kiểm (2004), “Khoa học quản lý giáo dục - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý giáo dục - một số vấn đề lý luận vàthực tiễn
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
21. Trần Kiểm (1997), “Quản lý giáo dục và trường học, Viện khoa học giáo dục, Hà Nội.” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục và trường học, Viện khoa học giáodục, Hà Nội
Tác giả: Trần Kiểm
Năm: 1997
22. Trần Kiều, “Chất lượng giáo dục: Thuật ngữ, quan niệm”, Tạp chí giáo dục số 71-11/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng giáo dục: Thuật ngữ, quan niệm
23. Đỗ Ngọc Mỹ (2002), “Một số giải pháp phát triển đội ngũ GV trường Trung học Kỹ thuật Lý Tự Trọng TP Hồ Chí Minh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp phát triển đội ngũ GV trường Trung học Kỹ thuật Lý Tự Trọng TP Hồ Chí Minh
Tác giả: Đỗ Ngọc Mỹ
Năm: 2002
24. Phạm Thành Nghị (2000), “Quản lí chất lượng giáo dục Đại học”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lí chất lượng giáo dục Đại học
Tác giả: Phạm Thành Nghị
Nhà XB: NXBĐại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
28. Đinh Thị Lệ Thanh với bài viết “Nghệ An với việc nâng cao trìnhđộ đội ngũ GV thực hiện đổi mới giáo dục” đăng trên tạp chí Giáo dục, số 124 tháng 10/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ An với việc nâng cao trìnhđộ đội ngũ GV thực hiện đổi mới giáo dục
30. Hoàng Tuấn Rư (2003) với đề tài luận văn thạc sỹ : “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV tiểu học ở tỉnh Bình Thuận” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giảipháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV tiểu học ở tỉnh Bình Thuận

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w