Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở quận 7 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 49 - 51)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo

trung học cơ sở

Điều kiện để nâng cao chất lượng GV có những điều kiện cơ bản, đó là đội ngũ GV và cơ sở vật chất – trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học còn nghèo nàn, lạc hậu, thiếu các phòng chức năng và phòng bộ môn, điều đó đã làm cản trở việc nâng cao chất lượng giảng dạy của GV.

Đội ngũ GV hiện nay có tâm huyết với nghề còn ít. Cho nên phải chọn những GV nhiệt tình, có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt để dạy kiêm những môn này làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học.

Yếu tố thứ ba, là do công tác bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá chất lượng giảng dạy cho đội ngũ CBQL các cấp và GV chưa được quan tâm thực hiện nghiêm túc. Chất lượng giảng dạy có liên quan đến đời sống tình cảm của đồng nghiệp. Vì vậy, ngoài việc thực hiện đúng quy chế chuyên môn do ngành quy định, chúng ta cần chú ý đến tâm lý, xúc cảm của đồng nghiệp, nếu người tham gia đánh giá thiếu kiến thức chuyên môn, tư tưởng đạo đức nghề nghiệp kém, sẽ là nguyên nhân dẫn đến tiêu cực.

Yếu tố nữa là vì đánh giá con người là công việc rất phức tạp và khó khăn, phải nhìn nhận con người sau mỗi ngày mỗi khác (quan điểm động). Việc đánh giá phải đảm bảo tính dân chủ, khách quan, công khai, để mọi người biết, phải biến việc đánh giá bên ngoài trở thành nhu cầu tự đánh giá của GV. Đánh giá nhằm tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV là chính chứ không phải để soi mói, đưa ra khuyết điểm của đối tượng được đánh giá, làm cho đối tượng cảm thấy bị xúc phạm, mặc cảm, xấu hổ với bản thân, đồng nghiệp.

Đối với lãnh đạo quản lý chỉ có một số hiệu trưởng và phó hiệu trưởng được cử đi học qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý ngắn hạn nên chất lượng quản lý chưa tốt. Bản thân tuổi đời của các hiệu trưởng cũng cho thấy đa số có tuổi đời bình quân là 40 tuổi. Họ chỉ mới đáp ứng được về mặt chuyên môn, song về mặt quản lý họ chưa thật sự có kinh nghiệm thực tiễn cũng như nghiệp vụ quản lý. Vì thực tế hầu hết các cán bộ quản lí trường THCS xuất phát từ GV cốt cán có năng lực chuyên môn trong ngành nhưng chưa được đào tạo bồi dưỡng trực tiếp từ các lớp quản lí giáo dục. Từ đó chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục một cách toàn diện như hiện nay.

Yếu tố nữa là một số trường còn có hiện tượng buông lỏng quản lý, chưa tiến hành kiểm tra, đánh giá một cách thường xuyên. Vì thế, GV không chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện lên lớp, hiện tượng “dạy chay” còn khá phổ biến.

Một nguyên nhân nữa không thể bỏ qua đó chính là chế độ cho GV quá thấp so với nhu cầu kinh tế. Vì vậy để nâng cao chất lượng giảng dạy thì cần đảm bảo về nhu cầu thiết yếu về đời sống tinh thần cũng như vật chất để GV yên tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

Tiểu kết chương 1

Nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS là công việc hết sức nhạy cảm và khó khăn, phức tạp đòi hỏi người GV phải nâng cao năng lực, hiểu biết về xã hội, biết dự kiến và lập kế hoạch cho công việc, có trình độ kỹ năng giảng dạy và quản lý HS thực hiện đạt được mục tiêu giáo dục. Vì thế việc xây dựng và đưa ra một bộ tiêu chí làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy của GV THCS là một cơ sở khoa học nhằm góp phần làm cho chất lượng giáo dục có hiệu quả cao hơn.

Chương 2

Cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục Quận 7, TPHCM 7, TPHCM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở quận 7 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w