Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở quận 7 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 46 - 47)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.4.1.Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học

học cơ sở

1.4.1.1. Yêu cầu đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã nhấn mạnh: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ GV và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội (tr.130-131). Để đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục, cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ GV, trong đó có đội ngũ GV THCS.

1.4.1.2. Yêu cầu xây dựng và phát triển đội ngũ GV và cán bộ quản lý giáo dục

Chỉ thị 40-CT/TƯ của Ban Bí thư đã chỉ rõ :“ Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng” [30; tr.97].

Từ đó phải xem xây dựng, phát triển đội ngũ GV và cán bộ quản lý giáo dục là giải pháp trung tâm để phát triển giáo dục.

1.4.1.3. Yêu cầu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Chương trình giáo dục phổ thông đang được xây dựng theo hướng tích hợp, phân hoá, đẩy mạnh giáo dục quốc phòng an ninh, tăng cường các hoạt động xã hội của HS để bảo tồn các truyền thống văn hoá xã hội, nhằm xây dựng một nền học vấn phổ thông cơ bản, vững chắc, phát triển năng lực cá nhân của người học, phù hợp với điều kiện học tập của mỗi HS. Dựa trên chuẩn của chương trình khung quốc gia, xây dựng các chương trình giáo dục địa phương phù hợp với nhu cầu và điều kiện tổ chức giáo dục của các vùng, miền, đặc biệt đối với các địa phương có HS dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở quận 7 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 46 - 47)