1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và phiếu học tập phục vụ cho bài kiểm tra 15 phút và 45 phút thuộc chương 1

83 406 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 560,23 KB

Nội dung

Khoa sinh - ktnn Phạm thị hợp Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và phiếu học tập phục vụ cho bài kiểm tra 15 phút và 45 phút thuộc chương I: chuyển hoá vật chất và năng lượng.. Tr

Trang 1

Khoa sinh - ktnn

Phạm thị hợp

Xây dựng hệ thống câu hỏi

trắc nghiệm và phiếu học tập phục vụ cho bài kiểm tra 15 phút và

45 phút thuộc chương I: chuyển hoá vật chất và năng lượng Sinh học 11

ban khoa học cơ bản

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học

dẫn khoa học:

Trang 2

Trường đại học sư phạm hà nội 2

Khoa sinh - ktnn

Phạm thị hợp

Xây dựng hệ thống câu hỏi

trắc nghiệm và phiếu học tập phục vụ cho bài kiểm tra 15 phút và

45 phút thuộc chương I: chuyển hoá vật chất và năng lượng Sinh học 11

Trang 3

Lời cảm ơn

Để hoàn thành được đề tài này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy Nguyễn Đình Tuấn - người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này, cùng toàn thể các thầy cô trong tổ phương pháp khoa Sinh - KTNN

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, tháng 5 năm 2008

Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Hợp

Trang 4

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp với đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không trùng với tác giả nào

Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Hà Nội, tháng 5 năm 2008

Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Hợp

Trang 5

Mục lục

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 4 1.1 Lịch sử nghiên cứu 4 1.2 Cơ sở khoa học 5 1.3 Các vấn đề lý luận có liên quan 6 Chương 2: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 17 2.1 Kết quả nghiên cứu 17

Trang 6

Trong giai đoạn hiện nay do yêu cầu của công nghiệp hóa- hiện đại hóa

đất nước và sự gia tăng khối lượng tri thức cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi ngành giáo dục nước ta phải có sự đổi mới đồng bộ cả về mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

Hiện nay, ngành giáo dục đào tạo nước ta đang tiến hành cuộc cải cách giáo dục toàn diện:

Về nội dung, để đáp ứng đòi hỏi khách quan trong giai đoạn mới, chúng ta

đã thay thế sách giáo khoa cũ bằng bộ sách giáo khoa mới

Về phương pháp, được đổi mới theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh(HS) trong đó có đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá chất lượng lĩnh hội tri thức

Nhưng thực tế giảng dạy hiện nay thì khâu kiểm tra, đánh giá ( KTĐG) chưa được coi trọng đúng mức Trong dạy học vẫn còn giáo viên KTĐG mang tính hình thức tức là chỉ kiểm tra để đủ số điểm quy định, chưa chú ý đến chất lượng học tập của học sinh Hơn nữa chúng ta vẫn sử dụng chủ yếu là câu hỏi

tự luận trong kiểm tra Hình thức kiểm tra đó làm mất nhiều thời gian, không cho phép kiểm tra với số lượng lớn HS và chưa đảm bảo tính khách quan

Trang 7

mới cả khâu kiểm tra, đánh giá Trong năm học 2006-2007 lần đầu tiên trong kì thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng đã tiến hành ra đề thi sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan (TNKQ) trong đó có môn Sinh học Kết quả thu được cho thấy hình thức này đã mang lại những thành công bước đầu, khắc phục được tình trạng học tủ và quay cóp của học sinh

Kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm là hình thức đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới, có nhiều ưu điểm trong dạy học các môn đặc biệt là môn Sinh học, Tiếng Anh …

Trong Sinh học 11, các kiến thức về sinh học cơ thể là một phần quan trọng trong chương trình sinh học phổ thông, trình bày những đặc trưng cơ bản của thế giới sống: Chuyển hóa vật chất và năng lượng, Cảm ứng, Sinh trưởng và phát triển, Sinh sản Những kiến thức này có thể có trong các đề thi tuyển sinh đại học cao đẳng, trung học chuyên nghiệp

Từ đòi hỏi của thực tiễn giáo dục và nắm bắt được xu thế đó, tôi đã chọn cho mình đề tài nghiên cứu: ,

“Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và phiếu học tập phục vụ cho bài kiểm tra 15 phút và 45 phút thuộc chương I: Chuyển hóa vật chất

và năng lượng Sinh học 11 Ban khoa học cơ bản ’’

2 Mục đích nghiên cứu

- Tập dượt phương pháp nghiên cứu khoa học

- Phân tích nội dung chương I: “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” trong sinh học 11 ban khoa học cơ bản nhằm nắm vững thành phần kiến thức và lôgic của chương

- Xây dựng hệ thống các đề kiểm tra 15 phút và 45 phút sử dụng câu hỏi trắc nghiệm và phiếu học tập góp phần nâng cao chất lượng dạy và học

Trang 8

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lí luận của hình thức kiểm tra sử dụng câu hỏi trắc nghiệm và phiếu học tập

- Phân tích nội dung chương I: “ Chuyển hóa vật chất và năng lượng”

- Xây dựng hệ thống đề kiểm tra 15 phút và 45 phút cho chương 1 sử dụng câu hỏi trắc nghiệm và phiếu học tập (PHT)

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nhiệm vụ, nội dung chương I: “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” Sinh học 11 ban khoa học cơ bản

- Các dạng câu TNKQ và PHT trong kiểm tra, đánh giá

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Chương I: “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” sinh học 11

5 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Thấy rõ hơn ưu và nhược điểm của sử dụng PHT và câu hỏi trắc nghiệm trong KTĐG Từ đó vận dụng các hình thức này trong kiểm tra cho phù hợp hiệu quả

- Xây dựng hệ thống các đề kiểm tra cho chương I trong sinh học 11 ban khoa học cơ bản góp phần nâng cao chất lượng dạy và học

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu lí thuyết

- Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp kiểm tra, đánh giá

- Tìm hiểu các bước, các quy tắc xây dựng đề kiểm tra

Trang 9

Chương 1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

1 Lịch sử nghiên cứu

1.1 Tình hình nghiên cứu cơ sở lý luận của việc kiểm tra đánh giá

ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới việc kiểm tra, đánh giá đã

có từ rất lâu trong các kì thi tuyển chọn nhân tài

Ngày nay, việc KTĐG không những đã trở thành một công việc thiết yếu trong quá trình dạy học mà còn là một lĩnh vực khoa học được nhiều người quan tâm ở trong nước với bộ môn sinh học có thể kể đến một số tác giả như: Nguyễn Quang Vinh, Trần Doãn Bách, Trần Bá Hoành…

Hiện nay, nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới đã và đang đưa hình thức TNKQ vào các kì thi tuyển Cụ thể như:

Từ đầu thế kỷ XIX ở Hoa Kỳ người ta đã dùng phương pháp này để phát hiện năng khiếu, xu hướng nghề nghiệp của học sinh Sang đầu thế kỷ

XX, E Thorndike là người đầu tiên đã dùng trắc nghiệm như một phương pháp “khách quan và nhanh chóng” để đo trình độ, kiến thức của học sinh

Đến năm 1940, ở Hoa Kỳ đã có nhiều hệ thống trắc nghiệm dùng để

đánh giá thành tích học tập của học sinh

ở Liên Xô cũ, từ năm 1926 đến 1931 có một số nhà sư phạm dùng trắc nghiệm để chuẩn đoán đặc điểm tâm lý và kiểm tra kiến thức học sinh

ở nước ta, trong thập kỷ 70 đã có những công trình vận dụng TNKQ vào nghiên cứu trình độ nắm khái niệm của học sinh và sinh viên (Trần Bá Hoành – 1971) hoặc KTĐG kết quả học tập (Nguyễn Hữu Luận – 1978)

Những năm gần đây trong lĩnh vực tâm lí học đã có những cuốn sách giới thiệu khá kỹ về TNKQ (Trần Trọng Thuỷ – 1992)

Trang 10

1.2 Tình hình xây dựng các đề kiểm tra sinh học ở THPT

Trong những năm gần đây, việc biên soạn các câu hỏi và bài tập sinh học được nhiều tác giả quan tâm Điển hình như các tác giả: Lê Đình Trung,

Vũ Đức Lưu, Trần Bá Hoành, Nguyễn Viết Nhân, Trịnh Nguyên Giao… Các câu hỏi và bài tập đưa ra rất đa dạng, phong phú gồm cả tự luận và trắc nghiệm khách quan Nội dung câu hỏi, bài tập bám sát chương trình sinh học

ở THPT với các mức độ khác nhau như tái hiện, giải thích, so sánh…

Hiện nay khi TNKQ đã được sử dụng trong các đề thi đặc biệt là thi tuyển sinh thì các sách biên soạn câu hỏi và bài tập TNKQ ngày càng nhiều

để học sinh và giáo viên có thể tham khảo

2 Cơ sở khoa học

2.1 Khái niệm kiểm tra

“Kiểm tra là một bộ phận hữu cơ của bài học nhằm củng cố, bổ sung, chính xác hoá kiến thức, đồng thời phục vụ trực tiếp cho việc tiếp thu bài mới” Tuy nhiên, sau khi kiểm tra cần có sự đánh giá khách quan Bởi lẽ:

“Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh và nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc”

2.2 Vai trò của kiểm tra, đánh giá

Theo Popham (1999), kiểm tra đánh giá nhằm:

- Dự đoán những điểm mạnh và yếu của học sinh để giáo viên tránh giảng lại hoặc giảng quá kỹ những kiến thức học sinh đã biết và giáo viên có cơ hội giúp học sinh khắc phục những yếu kém của mình

Trang 11

- Giám sát quá trình tiến bộ của học sinh và giúp giáo viên thấy được sự tiến bộ có tương xứng với mục tiêu đề ra không

- Giúp giáo viên có cơ sở cho điểm hay xếp loại học sinh

- Xác định hiệu quả của chương trình học tập và cung cấp thông tin phản hồi cho các nhà quản lý và thiết kế chương trình

- Khẳng định với xã hội về chất lượng và hiệu quả giáo dục

- Hỗ trợ việc đánh giá giáo viên thông qua kết quả giảng dạy của họ

3 Các vấn đề lí luận có liên quan

3.1 Những yêu cầu đối với KTĐG trình độ nhận thức của học sinh 3.1.1 Đảm bảo tính khách quan

Tính khách quan là sự phù hợp giữa kết quả KTĐG với chất lượng thực

tế của việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh

3.2.1 Đảm bảo tính toàn diện

Tính toàn diện thể hiện ở việc nhận xét, đánh giá của mỗi giáo viên phản ánh đầy đủ các mặt hoạt động nhận thức của học sinh đó là: kiến thức, kĩ năng, thái độ

3.1.3 Đảm bảo tính thường xuyên và hệ thống

Để phản ánh đúng thực trạng kết quả, muốn phát triển và điều chỉnh nhận thức, động cơ học tập, hứng thú học tập thì việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên và có hệ thống

3.1.4 Đảm bảo tính phát triển

Thông qua KTĐG học sinh có thể xác định được khả năng thực tại của mình về trình độ kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo Từ đó học sinh có hướng phấn đấu trong học tập, phát triển tư duy, thái độ học tập

Trang 12

3.1.5 Đảm bảo tính cá biệt hoá

Việc KTĐG phải được tiến hành đối với từng học sinh và lấy kết quả thực, tuyệt đối không lấy thành tích, kết quả chung của tổ, nhóm, lớp… thay thế cho kiểm tra từng người

3.2 Các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy học

3.2.1 Phương pháp thi vấn đáp

Là hình thức kiểm tra mà giáo viên đưa ra câu hỏi và tuỳ theo yêu cầu của giáo viên mà một hoặc hai học sinh lần lượt trực tiếp trả lời câu hỏi mà giáo viên đưa ra

Ưu điểm của hình thức này là: Tập cho học sinh cách diễn đạt, cách phát biểu một vấn đề và có thể đi sâu vào một khía cạnh

Nhược điểm: Số học sinh kiểm tra được ít, mất thời gian, không chủ

động được kế hoạch dự kiến

3.2.2 Phương pháp kiểm tra viết

Là hình thức kiểm tra mà giáo viên đưa ra một câu hỏi hay một hệ thống câu hỏi để một tập thể học sinh làm ra giấy trong một khoảng thời gian xác định và được giáo viên thu lại để chấm điểm và đánh giá

Trong phương thức kiểm tra này lại chia làm 2 loại: kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quan

3.2.2.1 Kiểm tra tự luận( Subjective)

Sử dụng những câu hỏi mở đòi hỏi học sinh tự xây dựng câu trả lời Câu trả lời có thể là một đoạn văn ngắn, một bài tóm tắt, một bài diễn giải hoặc một tiểu luận

Loại này có thể kiểm tra được khả năng suy luận, suy diễn, so sánh… của học sinh và có ưu điểm là phát huy được óc sáng tạo, khéo léo khi giải

Trang 13

quát hoá và rèn luyện khả năng diễn đạt của mình

Tuy nhiên loại hình này mang tính chủ quan vì việc đánh giá cho điểm câu trả lời có thể phụ thuộc rất nhiều vào người chấm

3.2.2.2 Loại trắc nghiệm khách quan ( Objective test)

Mỗi câu hỏi thường có kèm theo những câu trả lời sẵn Loại câu hỏi này cung cấp cho học sinh một phần hay tất cả thông tin cần thiết và đòi hỏi học sinh thường phải chọn một câu để trả lời hoặc chỉ cần điền thêm vài từ

Ưu điểm của loại hình này là:

- Nhanh chóng, mất ít thời gian, chấm bài thi rất nhanh và thuận lợi Ngày nay với sự phát triển của khoa học và công nghệ thì việc chấm bài thi TNKQ còn nhanh hơn nữa VD như máy IBM 1230 optical mark scoring reader có thể chấm được 1200 bài/ 1 giờ

- Đảm bảo tính khách quan trong việc đánh giá vì chúng không phụ thuộc vào ý kiến đánh giá của người chấm

- Kiểm tra được nội dung kiến thức trong phạm vi rộng Do đó tránh

được hiện trạng học tủ hoặc quay cóp trong khi thi

- Tạo ra được hứng thú và tính tích cực học tập cho học sinh vì hình thức này mang tính gọn nhẹ, có kết quả “tức thời” của việc làm bài TNKQ

- Câu hỏi TNKQ bao gồm nhiều câu hỏi nhỏ nên khó nhớ, có thể chuẩn

bị trước hàng tháng và có thể thử nghiệm trước khi đưa vào sử dụng mà không

sợ lộ đề

* Các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

TNKQ

đúng-sai điền khuyết ghép đôi lựa chọn bằng hình vẽ lời ngắn nhất thái độ hành vi

Trang 14

Câu đúng – sai (true – false items):

Dạng này mỗi câu hỏi gồm 2 phần: Phần câu dẫn và phần câu trả lời Trong mỗi câu dẫn học sinh chọn một trong hai cách trả lời “đúng hoặc sai

Loại câu này thường chỉ đòi hỏi trí nhớ, ít kích thích tư duy, ít có khả năng phân biệt học sinh giỏi và học sinh kém Nó phù hợp cho việc kiểm tra kiến thức sự kiện, định nghĩa, khái niệm, nội dung quy luật, các công thức

Đối với loại trắc nghiệm này cần lưu ý:

+ Cần đảm bảo tính đúng hay sai của câu là chắc chắn

+ Mỗi câu trắc nghiệm chỉ nên diễn tả một ý độc nhất

+ Tránh dùng những cụm từ như “tất cả”, “không bao giờ”, “không sai” + Trong một bài trắc nghiệm không nên sắp đặt các câu Đ hay S theo một trật tự có tính chu kì

Câu điền khuyết (completions items):

ở dạng câu hỏi này, câu dẫn có để một vài chỗ trống, học sinh phải

điền vào chỗ trống một từ hoặc một cụm từ thích hợp

Loại trắc nghiệm này dễ xây dựng câu hỏi nhưng hiệu quả không cao vì

ít phát huy được tính tích cực của học sinh

Khi xây dựng câu hỏi cần lưu ý:

+ Mỗi chỗ để trống chỉ có thể điền một từ hay một cụm từ thích hợp.+ Từ phải điền nên là danh từ và là từ có ý nghĩa nhất trong câu

+ Mỗi câu chỉ nên có một hoặc hai chỗ để trống, được bố trí ở giữa câu Dạng câu ghép đôi (matching items):

Các câu ghép đôi gồm 2 dãy thông tin Một dãy là những câu hỏi Một dãy là những câu trả lời Học sinh phải tìm ra cặp câu trả lời ứng với câu hỏi

để tạo thành một dãy thông tin hoàn chỉnh

Trang 15

Loại trắc nghiệm ghép đôi thích hợp cho việc kiểm tra một nhóm kiến thức liên quan gần gũi, chủ yếu là kiến thức sự kiện Tuy nhiên hình thức này

có nhược điểm là học sinh có thể đạt điểm cao hơn bằng khả năng suy luận chứ không phải bằng vốn kiến thức

Lưu ý khi xây dựng câu hỏi ghép đôi:

+ Dãy thông tin nêu ra không nên quá dài, nên thuộc cùng một loại + Nên có câu trả lời dư ra để tăng sự cân nhắc của HS khi lựa chọn + Thứ tự các câu trả lời không nên ăn khớp với thứ tự các câu hỏi

Câu nhiều lựa chọn (multiple choice items):

Dạng này gồm một câu phát biểu (câu dẫn hoặc câu hỏi) đi với nhiều câu trả lời (3 5) thường là 4 gọi là các phương án trả lời để HS lựa chọn

Học sinh chỉ được chọn một câu trả lời là đúng hoặc đúng nhất dựa trên những tri thức của bản thân

Loại câu nhiều lựa chọn được sử dụng rộng rãi nhất bởi nó có các ưu

điểm sau:

+ Đo được các mức độ nhận thức khác nhau như: nhớ, hiểu, vận dụng… + Đánh giá được kiến thức của học sinh trên diện rộng, hạn chế khả năng học tủ của học sinh

+ Chấm điểm khách quan, nhanh chóng, chính xác và độ tin cậy cao + Hạn chế tối đa việc quay cóp, đảm bảo tính nghiêm túc trong phòng thi + Rèn luyện cho học sinh khả năng nhận biết, khai thác, xử lý thông tin,

óc tư duy, suy đoán nhanh nhẹn

+ Có thể áp dụng phương tiện hiện đại như máy tính vào các khâu: làm bài thi, chấm điểm, lưu trữ và xử lí kết quả

Lưu ý khi soạn loại câu trắc nghiệm này để đạt hiệu quả:

+ Câu dẫn có thể là câu hỏi hoặc một câu bỏ lửng và phần lựa chọn là

Trang 16

+ Phần lựa chọn nên từ 3  5 phương án

+ Tạo nhiều câu gài bẫy đều “hấp dẫn” và dễ gây nhầm là câu đúng + Nếu câu lựa chọn đúng thì chỉ có một phương án trả lời là đúng + Nếu câu lựa chọn đúng nhất thì chỉ có một phương án trả lời là đúng nhất, còn các phương án khác đều đúng từng phần hay gần đúng

+ Nên hạn chế cho một câu nào đó có thể có hai câu trả lời đều là đúng + Tránh sắp xếp câu trả lời đúng hay đúng nhất nằm ở vị trí tương ứng như nhau ở mọi câu hỏi

Câu hỏi bằng hình vẽ (picturial test):

Dạng này, bài trắc nghiệm yêu cầu học sinh chú thích một vài chi tiết

để trống trên hình vẽ, sửa một vài chi tiết sai trên biểu đồ, sơ đồ

Câu trả lời ngắn nhất (short answer – question):

Câu hỏi yêu cầu học sinh tự tìm một câu trả lời rất gọn có thể chỉ là một

từ, một cụm từ hay một câu ngắn

Trắc nghiệm thái độ, hành vi:

Để thăm dò hoặc đánh giá thái độ, xu hướng, hành vi của học sinh về một lĩnh vực nào đó, người ta dùng thang xếp hạng hoặc thứ bậc

3.2.3 Kiểm tra bằng phiếu học tập

Việc sử dụng phiếu học tập đã được áp dụng từ khá lâu trên thế giới ở

Mĩ đến năm 1970, họ bắt đầu thí điểm ở 200 trường áp dụng phương pháp dạy

học, tổ chức hoạt động của học sinh bằng phiếu học tập

ở nước ta cũng có nhiều công trình nghiên cứu về việc sử dụng phiếu học tập để phát huy tính tích cực của học sinh như công trình năm 1974 của

GS Lê Nhân: “Kiểm tra kiến thức bằng phiếu kiểm tra, đánh giá” Vậy phiếu học tập là gì?

Trang 17

3.2.3.1 Phiếu học tập

Là những tờ giấy rời, in sẵn công tác độc lập được phát cho từng học sinh, HS tự lực hoàn thành trong thời gian ngắn của tiết học Mỗi phiếu học tập có thể giao cho học sinh một hay vài nhiệm vụ nhận thức cụ thể nhằm dẫn dắt tới một kiến thức, tập dượt một kĩ năng, rèn luyện một thao tác tư duy hay thăm dò thái độ trước một vấn đề

Khi sử dụng PHT trong dạy học cho phép cùng một lúc giáo viên có thể kiểm tra được trình độ nhận thức của mọi học sinh Cũng qua kết quả của PHT, giáo viên có thể nhận biết được trình độ nhận thức của từng học sinh, của cả tập thể học sinh mà có những bổ sung kịp thời nhằm hoàn thiện kiến thức cho học sinh

3.2.3.2 Các dạng phiếu học tập

* Phát triển kỹ năng quan sát:

Quan sát là quá trình tri giác vật thể có mục đích, có kế hoạch của chủ thể trước một hiện tượng hay một đối tượng nhằm phát hiện ra các hợp thành của hiện tượng, mối quan hệ qua lại giữa các phần đó với nhau, mối quan hệ của hiện tượng khảo sát với các hiện tượng khác Từ quan sát hiện tượng riêng

lẻ, đơn nhất nhiều lần đi tới phát hiện cái chung, cái bản chất

* Phát triển kĩ năng phân tích:

Phân tích là sự phân chia trong tư duy đối tượng hay hiện tượng thành những yếu tố nhỏ hơn hoặc những mối quan hệ giữa toàn thể với bộ phận, quan hệ giống loài

Trang 18

Quy nạp là logic tư duy đi từ việc nhận thức các sự vật, hiện tượng riêng

lẻ đến cái chung nhất

Khái quát hoá là tách ra dấu hiệu bản chất và chung cho một lớp đối tượng, hiện tượng

* Phiếu áp dụng kiến thức đã học:

Được sử dụng khi dạy những nội dung, kiến thức cần nâng cao trên cơ

sở kiến thức có liên quan đã được học nhưng còn ở mức cơ bản

3.2.3.3 Lưu ý khi sử dụng phiếu học tập trong kiểm tra đánh giá

Mỗi phiếu học tập cần có mục đích rõ ràng, nội dung ngắn gọn, diễn

đạt chính xác Số lượng công việc trong mỗi phiếu học tập vừa phải, đa số học sinh hoàn thành được trong thời gian quy định Phiếu phải có phần chỉ dẫn, nhiệm vụ đủ rõ, có khoảng trống thích hợp để học sinh điền công việc cần làm Hình thức trình bày gây hào hứng làm việc, có quy định thời gian hoàn thành, có chỗ để học sinh đề tên khi cần giáo viên đánh giá

3.3 Các hình thức kiểm tra khác

Ngoài các hình thức kiểm tra trên thì còn có một số hình thức khác:

- Thực hành kiểm tra: Là phương thức kiểm tra kĩ năng, kĩ xảo thực hành đo đạc, lao động, thí nghiệm… ở trên lớp, trong phòng thí nghiệm

3.4 Quy trình ra câu hỏi và đề kiểm tra

3.4.1 Các bước xây dựng câu hỏi trắc nghiệm

- Xác định mục đích, yêu cầu

- Xác định kế hoạch cho nội dung cần trắc nghiệm

- Soạn thảo câu hỏi

- Thực nghiệm kiểm tra câu hỏi

Trang 19

3.4.2 Những tiêu chuẩn của câu hỏi trắc nghiệm

3.4.2.1 Tiêu chuẩn định lượng

- Câu hỏi phải có độ khó (FV) nằm trong khoảng từ 20 – 80%

Độ khó của mỗi câu hỏi được tính bằng tổng số thí sinh trả lời đúng câu hỏi ấy trên tổng số thí sinh làm câu hỏi ấy Câu hỏi càng dễ, thì số người trả lời đúng càng nhiều (FV càng có giá trị cao)

- Câu hỏi phải có độ phân biệt (DI)

Độ phân biệt là khả năng phân biệt được năng lực của học sinh giỏi với năng lực học sinh kém

+ Tính tương tự trong cấu trúc trả lời

+ Không được có các lời đầu gợi ý dẫn đến câu trả lời như: luôn luôn, không bao giờ, tất cả, chỉ…

3.4.3 Những yêu cầu, tiêu chuẩn của đề kiểm tra

- Đảm bảo tính mục tiêu: đối với mỗi bài, mỗi chương, mỗi phần, mỗi lớp

đều có mục tiêu cụ thể Vì vậy kiểm tra phải hướng tới mục tiêu cụ thể của

Trang 20

- Đảm bảo vừa sức: đề thi phải không được quá dễ, cũng không quá khó

đối với học sinh

- Đảm bảo tính phân hoá: để đánh giá chính xác trình độ học sinh thì đề kiểm tra phải có sự phân hoá Trong đề kiểm tra cần yêu cầu ở các mức độ khác nhau như mức độ hiểu, biết, vận dụng…

- Đảm bảo thời gian: đề kiểm tra phải chú ý tới thời gian làm bài của học sinh, tránh quá thừa hoặc quá thiếu thời gian làm bài

Câu hỏi phải bao phủ 100% các mục tiêu cần đánh giá

3.4.3.2 Tiêu chuẩn

- Tiêu chuẩn về nội dung khoa học:

+ Tính giá trị: phải đánh giá đúng điều kiện cần đánh giá

+ Tính tin cậy: kết quả phải được lặp lại trong câu điều kiện

+ Tính khả thi: thực hiện được trong điều kiện đã cho

+ Tính định lượng: kết quả phải biểu diễn được bằng các số đo

+ Tính lý giải: kết quả phải giải thích được

+ Tính chính xác: các hình thức phải có tính chính xác, đúng đắn

+ Tính công bằng: toàn bộ học sinh có cơ hội như nhau để tiếp cận các đề kiểm tra

+ Tính đơn giản, dễ hiểu: đảm bảo rõ ràng trong ngôn ngữ

+ Tính lôgic hệ thống: nội dung các câu hỏi phải nằm trong tính hệ thống nhất định

- Tiêu chuẩn về mặt sư phạm:

+ Tính giáo dục: phải bồi dưỡng trí lực cho học sinh, gây được hứng thú

động viên, khích lệ học sinh vươn lên trong học tập, tu dưỡng

+ Tình phù hợp: phải có sự phù hợp về trình độ, lứa tuổi, đặc điểm tâm lý của đối tượng được kiểm tra đánh giá

Trang 21

3.4.4 Quy trình ra đề kiểm tra

Bước 1: Xác định mục tiêu, yêu cầu của chương trình cần kiểm tra Bước 2: Phân tích nội dung của bài, chương, phần

Bước 3: Tìm các khả năng để xây dựng câu hỏi, bài tập

Bước 4: Diễn đạt khả năng đó thành câu hỏi, bài tập

Bước 5: Đưa câu hỏi, bài tập vào hệ thống kiểm tra

Trang 22

Chương 2: Kết quả nghiên cứu và THảO luận

2.1 Kết quả nghiên cứu

2.1.1 Phân tích chương I: “ Chuyển hóa vật chất và năng lượng” Chương I gồm có 22 bài trong đó có 17 bài lý thuyết, 4 bài thực hành, 1 bài ôn tập

Chương được chia thành 2 thành phần:

- Phần A: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật gồm 14 bài

- Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật gồm 7 bài

2.1.1.1 Mục tiêu của chương

2.1.1.1.1 Về kiến thức:

- Nêu được sự chuyển hóa vật chất và năng lượng là cơ sở của sự sống

- Nêu được mối quan hệ giữa các hoạt động sống xảy ra trong tế bào, trong cơ thể

-Trình bày được các quá trình trao đổi vật chất trong cơ thể thực vật và

động vật

- So sánh quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và

động vật

2.1.1.1.2 Về kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, thí nghiệm qua các bài thực hành

- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng tư duy phân tích – quy nạp, chú trọng phát triển tư duy lý luận

- Phát triển kỹ năng học tập đặc biệt là tự học, biết thu thập xử lý thông tin, lập bảng biểu, sơ đồ, biết làm việc theo cá nhân, theo nhóm

2.1.1.1.3 Về thái độ:

- Bồi dưỡng quan điểm duy vật cho học sinh

Trang 23

- Củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện tại trong việc nhận thức và giải thích bản chất, tính quy luật của các hiện tượng của thế giới sống

- Có ý thức vận dụng các tri thức và kỹ năng học được vào thực tiễn cuộc sống học tập và lao động

- Xây dựng ý thức tự giác, thói quen bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống

2.1.1.2 Phân tích nội dung kiến thức các bài trong chương I

Phần A: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật

* Bài 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

Mục tiêu:

- Trình bày các đặc điểm của rễ phù hợp với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng

- Trình bày cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây

* Bài 2 Vận chuyển các chất trong cây

Mục tiêu:

Phân biệt dòng mạch gỗ và dòng mạch rây về:

- Con đường vận chuyển

- Thành phần của dịch được vận chuyển

- Động lực đẩy dòng vật chất di chuyển

* Bài 3 Thoát hơi nước

Mục tiêu:

- Trình bày vai trò của thoát hơi nước đối với đời sống của thực vật

- Mô tả cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước

- Trình bày hai con đường thoát hơi nước: qua khí khổng và qua cutin

* Bài 4 Vai trò của các nguyên tố khoáng

Mục tiêu:

Trang 24

- Nêu được khái niệm: nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, nguyên

tố đa lượng, vi lượng

- Mô tả được một số dấu hiệu điển hình khi thiếu một số nguyên tố khoáng và nêu được vai trò đặc trưng nhất của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu

- Liệt kê được các nguồn cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây

- Trình bày được ý nghĩa của liều lượng phân bón hợp lý đối với cây trồng môi trường và sức khỏe con người

* Bài 5 Dinh dưỡng nitơ ở thực vật

Mục tiêu:

- Nêu được vai trò sinh lý của nguyên tố nitơ

- Trình bày được quá trình đồng hóa nitơ trong mô thực vật

* Bài 6 Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo)

Mục tiêu:

- Nêu được các nguồn cung cấp nitơ cho cây

- Trình bày được quá trình đồng hóa nitơ trong đất và các con đường cố

định nitơ

- Nêu được vai trò của quá trình cố định nitơ bằng con đường sinh học

đối với thực vật và ứng dụng thực tiễn trong ngành trồng trọt

* Bài 8 Quang hợp ở thực vật

Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm quang hợp và những vai trò của nó

- Trình bày được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng quang hợp ; cấu tạo của lục lạp thích nghi với vai trò là bào quan quang hợp

- Liệt kê được các sắc tố quang hợp và chức năng chủ yếu của chúng

* Bài 9 Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM

Mục tiêu:

Trang 25

- Phân biệt được pha sáng và pha tối trong quang hợp

- Phân biệt được các con đường cố định CO2 trong pha tối ở những nhóm thực vật C3, C4 và CAM

- Giải thích được phản ứng thích nghi của nhóm thực vật C4 và thực vật mọng nước với môi trường sống ở vùng nhiệt đới và hoang mạc

* Bài 10 ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

Mục tiêu:

- Trình bày được ảnh hưởng của các nhân tố: ánh sáng, nồng độ CO2, nước, nhiệt độ, ion khoáng đến quang hợp

- Vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn

* Bài 11 Quang hợp và năng suất cây trồng

Mục tiêu:

- Trình bày được vai trò của quang hợp đối với năng suất cây trồng

- Nêu được các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng thông qua sự

điều khiển cường độ quang hợp

* Bài 12 Hô hấp ở thực vật

Mục tiêu:

- Nêu được bản chất của hô hấp ở thực vật và vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật

- Phân biệt được hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí

- Mô tả được mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp

- Nêu được ví dụ về ảnh hưởng của môi trường đối với hô hấp

Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật

* Bài 15 Tiêu hóa ở động vật

Mục tiêu:

- Nêu được chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa

Trang 26

- Phân biệt được tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào

- Mô tả được quá trình tiêu hóa thức ăn trong không bào tiêu hoá, túi tiêu hóa và trong ống tiêu hóa

* Bài 16 Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)

- Nêu được các đặc điểm chung của bề mặt hô hấp

- Nêu được các cơ quan hô hấp của động vật ở nước và ở cạn

- Phân tích được hiệu quả của sự trao đổi khí ở động vật

* Bài 18 Tuần hoàn máu

Mục tiêu:

- Phân biệt được hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn

đơn với hệ tuần hoàn kép

- Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn hở so với hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn so với hệ tuần hoàn kép

* Bài 19 Tuần hoàn máu (tiếp theo)

Mục tiêu:

- Giải thích được khả năng đập tự động của tim

- Nêu được trình tự và thời gian co dãn của tâm nhĩ và tâm thất

- Nêu được định nghĩa huyết áp và mô tả được sự biến động của vận tốc máu trong hệ mạch

* Bài 20 Cân bằng nội môi

Mục tiêu:

Trang 27

- Nêu được khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi và hậu quả của mất cân bằng nội môi

- Vẽ và trình bày được khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi

B đỉnh sinh trưởng D miền sinh trưởng kéo dài

Câu 2: Trong các bộ phận của rễ bộ phận nào quan trọng nhất ?

A Chóp rễ C Miền lông hút

B Miền sinh trưởng D Miền bần

Câu 3: Nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường nào ?

A Qua gian bào C Qua các tế bào

B Qua miền lông hút D Cả A và C

Câu 4: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu

A qua mạch gỗ C qua mạch rây theo chiều từ trên xuống

Trang 28

Câu 5: Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là

A Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống

B Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác

C Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể

A Quản bào và mạch ống C Mạch ống và tế bào kèm

B Quản bào và ống rây D ống rây và tế bào kèm

Câu 8: Biểu hiện của cây khi thiếu nitơ là

A lá có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm

B lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và nhiều chấm đỏ ở mặt lá

C sinh trưởng bị còi cọc, lá màu vàng

D lá nhỏ, màu lục đậm, màu của thân không bình thường

Câu 9: Quá trình cố định nitơ khí quyển có thể tóm tắt :

N  N2H NH = NH 2H H N - NH2 22H ?

Điền vào chỗ ( ? ) chất :

A 2NH3 C HNO3

B NH3 D NO2

Trang 29

Câu 10: Bón phân cho rễ vào thời kì nào là tốt nhất ?

D Thành phần của axit nuclêic, ATP, photpholipit, coenzim

1…

2…

3…

4…

Câu 12: Cơ sở khoa học của phương pháp bón phân cho lá là

A sự hấp thụ các iôn khoáng qua khí khổng

B sự xâm nhập các ion khoáng theo gradien nồng độ

C sự xâm nhập các ion khoáng qua lớp cutin

D cả B và C

Câu 13: Tìm từ phù hợp điền vào chỗ trống :

Cây không ….(1)… được nitơ phân tử Nhưng nhờ có enzim nitrôgenaza vi sinh vật cố định nitơ có khả năng liên kết …(2)… với hiđro thành NH+4 mà cây có thể hấp thụ được

Trang 30

Câu 14: Cây thiếu nguyên tố photpho sẽ có triệu chứng

A sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng

B lá nhỏ màu lục đậm, màu của thân không bình thường

C phiến lá có các vệt màu đỏ, da cam, vàng, tím

D mầm đỉnh bị chết

Câu 15: Nguyên nhân của hiện tượng rỉ nhựa là do

A lực đẩy của rễ và lực liên kết giữa các phân tử nước

B lực hút của lá

C lực hút của lá và lực liên kết giữa các phân tử nước

D lực liên kết giữa các phân tử nước với mạch gỗ

Câu 16: Quá trình khử nitrat diễn ra theo sơ đồ

A NO3- NO2- NH3 C NO3- NO2- NH4+

B NO3- NO2- NH2 D NO2- NO3- NH4+

Câu 17 : Thiếu một lượng nước lớn và kéo dài cây sẽ

A rụng lá để giảm bớt sự thoát hơi nước

B đổi dạng lá thành gai để giữ nước

C ngừng sinh trưởng một thời gian

Trang 31

Câu 20: Thế nào là cố định nitơ ?

A Quá trình liên kết giữa N2 và H2 để tạo thành NH3

B Quá trình phân giải các chất chứa nitơ để tạo ra NH4+ và NO3-

C Quá trình khoáng hóa của vi sinh vật

D Cả B và C

Chủ đề: Quang hợp và hô hấp

* Đề 2: Chọn đáp án đúng nhất

Câu 1: Quang hợp ở cây xanh có vai trò gì?

A Tạo chất hữu cơ

B Tích lũy năng lượng

C Tạo chất hữu cơ, tích lũy năng lượng và điều hoà không khí

D Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và dược liệu

Câu 2: Đặc điểm cấu tạo nào của lá phù hợp với chức năng quang hợp?

A Phiến lá mỏng và diện tích bề mặt lá lớn

B Lá có nhiều tế bào chứa lục lạp- là bào quan chứa sắc tố quang hợp

C Có các khí khổng, là nơi cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá

D Cả A, B và C

Câu 3 Vì sao lá cây có màu xanh lục ?

A Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục

B Vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu lục

C Vì diệp lục hấp thụ ánh sáng màu xanh lục

D Vì nhóm sắc tố phụ carotenoit hấp thụ ánh sáng màu xanh lục

Câu 4: Sản phẩm của pha sáng trong quang hợp gồm có

A ATP, NADH, O2 C ATP, NADPH, O2

B ATP, NADPH, CO2 D ATP, NADPH

Trang 32

Câu 5: Trong tế bào sống, hô hấp xảy ra ở

A tế bào chất và ti thể C mạng lưới nội chất và lục lạp

B không bào D ribôxôm và ti thể

Câu 6: Những cây thuộc nhóm thực vật C3 là :

A lúa, khoai, sắn, đậu C dứa, xương rồng, thuốc bỏng

B ngô, mía, cỏ lồng vực D rau dền, kê, các loại rau khác Câu 7: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của thực vật C3 là

A RiDP (Ribulôzơ1,5-đi phốtphát) C APG (Axit phốtpho glixeric)

B AM (Axit malic) D AlPG (Alđêhítphốtphoglixeral)

Câu 8: Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là

A chu trình Crep C đường phân

B tổng hợp axêtyl-CoA D chuỗi chuyền electron

Câu 9: Đặc điểm hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM là

A đóng vào ban ngày, mở vào ban đêm

B chỉ đóng vào giữa trưa

C đóng vào ban đêm, mở ra ban ngày

B phun thuốc trừ sâu

C trồng cây đúng thời vụ, tưới nước thường xuyên

D chọn lọc, lai tạo giống kết hợp với các biện pháp nông sinh như tưới nước, bón phân hợp lí…

Trang 33

Câu 12: Điểm bão hòa ánh sáng là thời điểm

A cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt cực đại

B cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt cực tiểu

C cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp bằng không

D cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt mức trung bình

Câu 13: Vì sao thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vât C3 ?

A Tận dụng được nồng độ CO2 C Nhu cầu nước thấp

B Tận dụng được ánh sáng cao D Không có hô hấp sáng

Câu 14: ở hạt thóc, ngô phơi khô có độ ẩm khoảng 13%-16% thì cường độ hô hấp

A trung bình C rất thấp

B rất cao D không xảy ra

Câu15: Tìm các từ phù hợp điền vào chỗ trống :

Pha sáng là pha….(1)….ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH Pha sáng diễn ra ở

…(2)… khi được chiếu sáng

Câu 16: Khoanh tròn vào câu sai trong các câu sau :

A Chu trình Crep diễn ra trong cơ chất của ti thể

B Chuỗi chuyền electron phân bố ở màng trong ti thể

C Trong chuỗi chuyền electron, hiđro được tách ra từ axit piruvic trong chu trình Canvin được chuyển đến chuỗi chuyền electron

D Sản phẩm của quá trình hô hấp hiếu khí là CO2, H2O và ATP

Câu 17: Khi tăng nồng độ O2 trong không khí thì hô hấp

…(1)…,tăng nồng độ CO2 trong không khí thì hô hấp …(2)…

Điền vào (1) và (2) những cụm từ nào sau đây cho câu trên đúng nghĩa?

Trang 34

A (1): giảm ; (2): tăng C (1), (2): giảm

B (1): tăng ; (2): giảm D (1), (2): tăng

Câu 18: Nước là nguyên liệu trực tiếp cho quang hợp nhờ cung cấp

A H+ và O2-cho phản ứng sáng C H+ và O2- cho phản ứng tối

B H+ và e- cho phản ứng sáng D H+ và e- cho phản ứng tối Câu 19: ý nào dưới đây không đúng với ưu điểm của thực vật C4 so với thực vật C3 ?

A Cường độ quang hợp cao hơn

B Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn

C Thích nghi với những điều kiện khí hậu bình thường

Cây ưa nhiệt

Tảo, Vi khuẩn ở suối nước nóng

Cây ở sa mạc

A 580C

B 80-900C

C 500C D.120C

Câu 1: Tiêu hóa là

A quá trình biến đổi chất dinh dưỡng trong thức ăn thành những chất

đơn giản mà cơ thể hấp thụ được

B quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể

C quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể

D quá trình tạo chất dinh dưỡng cho cơ thể

Trang 35

Câu 2: Quá trình tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa chủ yếu diễn

ra như thế nào ?

A Thức ăn được tiêu hóa nội bào nhờ enzim thủy phân

B Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và nội bào thành chất đơn giản

C Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi tạo thành chất đơn giản

D Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim thủy phân

Câu 3: ở động vật nhai lại việc ợ lên miệng từng búi thức ăn để nhai kĩ lại là quá trình biến đổi gi đối với thức ăn xenlulôzơ ?

A Biến đổi cơ học C Biến đổi sinh học

B Biến đổi hóa học D Cả A,B và C

Câu 4: Tại sao ruột của động vật ăn thịt lại ngắn ?

A Do thức ăn (thịt ) mềm nên dễ tiêu hóa và hấp thụ

B Ngắn để gọn nhẹ giúp vận động nhanh trong săn mồi

C Do có nhiều enzim xúc tác tiêu hóa mồi

D Cả B và C

Câu 5: Vì sao ở người già khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não ?

A Vì thành mạch bị dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ bị vỡ mạch

B Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ bị vỡ mạch

C Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não

D Vì mạch bị xơ cứng, nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ bị vỡ mạch

Trang 36

Câu 6: Trao đổi khí qua mang ở cá đạt hiệu suất cao nhờ dòng máu chảy trong các lá mang ……… với dòng nước giàu oxi chảy qua mang

Điền vào chỗ trống (…) cụm từ nào sau đây cho thích hợp ?

Câu 8: Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn có

A máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình

B máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi chất

C tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa

D máu lưu thông liên tục trong mạch kín (từ tim đến động mạch qua mao mạch đến tĩnh mạch rồi về tim)

Câu 9: ở người, những thành phần nào của máu tham gia vận chuyển khí O2 và CO2 ?

A Bạch cầu C Tiểu cầu và hồng cầu

B Huyết tương và hồng cầu D Tiểu cầu

Câu 10: Khi CO2 sản sinh nhiều khi lao động nặng sẽ đươc điều chỉnh bởi hệ đệm

A bicacbonat C bicacbonat và photphat

B photphat D protêin

Câu 11: Vì sao nồng độ CO2 thở ra cao hơn so với hít vào phổi?

A Vì một lượng CO2 còn lưu giữ trong phế nang

B Vì một lượng CO2 được thải ra trong hô hấp tế bào của phổi

Trang 37

trước khi đi ra khỏi phổi

D Vì một lượng CO2 được dồn về phổi từ các cơ quan khác trong cơ thể Câu12: Tại sao côn trùng vẫn có khả năng hoạt động tích cực mặc

dù có hệ tuần hoàn hở ?

A.Vì côn trùng không sử dụng hệ tuần hoàn hở để lấy O2 và thải CO2

B Côn trùng tiến hành trao đổi khí qua hệ thống ống khí

C Côn trùng nhỏ nhẹ và thường có cơ quan vận động phát triển

Câu 14 : Tìm các từ thích hợp điền vào chỗ trống :

Các bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện đóng vai trò quan trọng trong cơ chế duy trì …(1)… Nếu các bộ phận này hoạt động …(2)… thì sẽ dẫn đến mất cân bằng nội môi

Câu 15: Sự trao đổi khí qua da ẩm có ở

A chim C bò sát

B lưỡng cư D thú

Câu 16: Vì sao ta có cảm giác khát nước ?

A Vì nồng độ glucôzơ trong máu tăng

B Vì áp suất thẩm thấu trong máu giảm

C Vì áp suất thẩm thấu trong máu tăng

D Vì nồng độ glucôzơ trong máu giảm

Trang 38

Câu 17: Xác định vai trò của tụy trong cơ chế duy trì nồng độ glucôzơ (trong máu) tương ứng:

STT Cơ chế duy trì

glucôzơ Vai trò

Kết quả

Câu 19: Vì sao mang cá có diện tích trao đổi khí lớn ?

A Vì có nhiều cung mang

B Vì có nhiều cung mang và mỗi cung mang có nhiều phiến mang

C Vì mang có kích thước lớn

D Vì mang có khả năng mở rộng

Câu 20: Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ

A năng lượng co tim C dòng máu chảy liên tục

B co bóp của mạch D sự va đẩy của các tế bào máu

Trang 39

Chủ đề : Trao đổi nước và muối khoáng

* Đề 4 : Chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan phải đi qua

A tế bào nhu mô vỏ C tế bào lông hút

B tế bào nội bì D tế bào biểu bì

Câu 2: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở

thân là

A lực liên kết giữa các phân tử nước

B lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước )

C lực hút của lá( do quá trình thoát hơi nước )

Trang 40

Câu 4: Biểu hiện thiếu photpho của cây là

A sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng

B lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và nhiều chấm đỏ ở mặt lá

C lá nhỏ màu lục đậm, gân lá màu huyết dụ, cây còi cọc

D lá mới có màu vàng, sinh trưởng của rễ bị tiêu giảm

Câu 5: Cây có lá vàng do thiếu chất dinh dưỡng Đưa vào gốc hoặc phun trên lá iôn nào sau đây để lá cây xanh lại ?

A Ca2+ C Mg2+

B Fe3+ D Cu2+

Câu 6: Các nguyên tố vi lượng thường có vai trò đối với thực vật là

A cấu trúc trong tế bào

B hoạt hóa các enzim trong quá trình trao đổi chất

C ảnh hưởng đến tính chất của hệ thống keo trong chất nguyên sinh

D thành phần của các đại phân tử trong tế bào

Câu 7: Nguồn cung cấp nitơ chủ yếu cho thực vật là

A quá trình cố định nitơ trong khí quyển

B quá trình phân giải prôtêin của các vi sinh vật đất

C phân bón dưới dạng amoni và nitrat

D quá trình oxi hóa nitơ không khí do nhiệt độ cao, áp suất cao

Câu 8: Hiện tượng ứ giọt thường xuất hiện ở cây nào sau đây ?

A Cây dừa, bạch đàn C Lúa, ngô, cỏ

B Cây bàng, cây mít D Cây vải, nhãn

Ngày đăng: 31/10/2015, 07:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w