TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN
NGÂN THỊ HOÀNG YẾN
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRAC NGHIỆM VÀ PHIẾU HỌC TẬP PHUC VU CHO BAI KIEM TRA 15’ VA
45“ THUỘC CHƯƠNG 3 SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN SINH HỌC 11.BAN
KHOA HỌC CƠ BẢN
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng những kiến thức mà tôi tích luỹ được trong thời gian tôi học tập, nghiên cứu tại trường
ĐHSP Hà Nội 2 Đó chính là sự nỗ lực của bản thân cùng sự chỉ bảo, giảng dạy nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo trong tổ Phương pháp giảng dạy khoa Sinh - KTNN cùng các thầy cô giáo trường THPT Dương Xá - Gia Lâm - Hà Nội, trường THPT Bến Tre - Phúc Yên - Vĩnh Phúc Các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ để khoá luận của tơi được hồn thành
Tuy nhiên do thời gian có hạn, phạm vi nghiên cứu hẹp, việc kiểm nghiệm thực tế còn hạn chế, cộng với kiến thức chuyên môn chưa được sâu rộng nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã tiến hành xây dựng được 8 đề kiểm tra trong đó có 5 đề kiểm tra 15 phút, 3 dé kiểm tra 45 phút trong thời gian từ tháng 7 năm 2007 đến tháng 5 năm 2008 Tất cả các đề kiểm tra đều được tiến hành kiểm tra trên đối tượng là học sinh khối 11
Tôi khẳng định kết quả nghiên cứu của mình hồn tồn khơng trùng lặp hoặc sao chép kết quả của người khác Nếu có tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng phản biện
Hà Nội, tháng 05 năm 2008 Người cam đoan
Trang 4DANH MUC CAC TU VIET TAT
PPDH: Phuong phap day hoc
KT-DG: Kiểm tra đánh giá
THPT: Trung học phô thông THCS: Trung học cơ sở TNKQ: Trắc nghiệm khách quan ST&PT: Sinh trưởng và phát triển Nxb: Nhà xuất bản ĐHSP: Đại học sư phạm
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
2 Mục đích và ý nghĩa của đề tài 3 Nhiệm vụ nghiên cứu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.Phương pháp nghiên cứu
6.Địa điêm và thời gian nghiên cứu
CHƯƠNG 1 CO SO Li LUAN CUA DE TAI 1.1 Câu hỏi trắc nghiệm
1.1.1 Lược sử nghiên cứu câu hỏi trắc nghiệm
1.1.2 Các dạng câu hỏi trắc nghiệm
1.1.3 Vai trò của câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn trong
kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh 1.1.4 Các yêu câu về câu hỏi trắc nghiệm
1.1.5 Một số điểm cần lưu ý khi viết câu nhiều lựa chọn
1.2 Phiếu học tập
1.2.1 Lược sử nghiên cứu
1.2.2 Phiếu học tập và các dạng phiếu học tập
1.3 Những yêu cầu sư phạm của đề kiểm tra
1.3.1 Những yêu cầu đối với việc kiểm tra đánh giá trình độ
nhận thức của học sinh
1.3.2 Những yêu cầu sư phạm của đề kiểm tra
CHƯƠNG 2 KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU
2.1 Quy trình soạn đề kiểm tra 2.2 Kỹ thuật ra đề kiểm tra
2.3 Các nguyên tắc thiết kế đề kiểm tra 15 phút 2.4 Các nguyên tắc thiết kế đề kiểm tra 45 phút
Trang 6MO DAU
1 Lido chon dé tai
Loài người đã bước vào những năm đầu thế ký XXI, thế ký của nền kinh tế tri thức, với những bước tiến nhảy vọt của làn sóng khoa học và công nghệ Chính sự phát triển đó đã tạo ra một hệ thống tri thức đồ sd, con người đang đứng trước những thử thách hết sức to lớn Con người muốn tổn tại và phát triển phải là những con người không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản mà còn phải là người năng động, sáng tạo, chủ động giải quyết những vấn đề mới mẻ đặt ra trong cuộc sông của môi cá nhân và của toàn xã hội
Từ việc nhận thức đúng đắn của cá nhân, của thời đại và để đáp ứng nhịp điệu phát triển chung của nhân loại, Đảng ta đã đề ra chủ trương đúng đăn cho
công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục - đảo tạo Nghị quyết ban chấp hành
Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IV khoá VII đã khẳng định:
“Đồi mới phương pháp dạy học ở tất cả cấp học, bậc học, kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm với nghiên cứu, gắn nhà trường với lao động sản xuất, với xã hội, áp dụng những phương pháp giáo
dục hiện đại đề giải quyết vấn đề ”
Phương pháp giáo dục phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát
triển khả năng tư duy của học sinh một cách tự chủ, tự lực, tích cực sáng tạo
trong lao động và học tập ở nhà trường Chính điều này đã đặt ra những yêu cầu mới, những đòi hỏi ngày càng cao hơn trong việc đạy học nói chung, dạy học sinh nói riêng Việc đối mới phương pháp dạy học đòi hỏi cần được thực hiện ở các giai đoạn của quá trình dạy học, trong đó có giai đoạn kiểm tra đánh giá Hiện nay trong các trường phd thong, cao dang va dai học ở nước ta đã và đang sử dụng các phương pháp kiểm tra và đánh giá truyền thống như: kiểm tra miệng, kiêm tra bằng hình thức tự luận Các phương pháp này giúp giáo viên đánh giá được kết quả học tập, mức độ tiếp thu kiến thức, vai trò chủ động sáng tạo của học sinh, nhưng có nhược điểm là mắt nhiều thời gian
và kiểm tra được ít khối lượng kiến thức Vì vậy, trong quá trình dạy học hiện
nay người ta còn dùng hình thức kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan, phiếu học tập để khắc phục những hạn chế của phương pháp kiểm tra truyền thống đã nêu trên
Xuất phát từ lí do trên tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: '“Xây
dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và phiếu học tập phục vụ cho bài kiểm tra 15' và 45' thuộc chương III: Sinh trưởng và phát triển Sinh học II Ban khoa học cơ bản”
2 Mục đích và ý nghĩa của đề tài
- Giúp học sinh nắm vững, củng cố và khắc sâu kiến thức đã học - Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức sinh trưởng, phát triển vào đời sống thực tiễn sản xuất
- Kết quả kiểm tra học sinh bằng câu hỏi trắc nghiệm, phiếu học tập sẽ
Trang 7- Việc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, phiếu học tập có ý nghĩa rất quan trọng trong sự đối mới, nâng cao chất lượng nền giáo đục nước
ta
- Giúp học sinh có thé tự học, tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
mình
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm dạng câu hỏi nhiều lựa chọn
dựa vào nội dung và mục tiêu giảng dạy
- Thông qua kiêm tra thực nghiệm trên học sinh khối 11 có thé bước đầu
phân loại được trình độ học sinh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh khối 11 Trong phạm vi hẹp của đề tài, tôi chỉ thực hiện ở hai
trường THPT Cụ thể là học sinh khối 11 các trường THPT Dương Xá - Gia
Lâm - Hà Nội, Trường THPT Bến Tre - Phúc Yên -Vĩnh Phúc
- Các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và phiếu học tập trong kiếm tra đánh giá
* Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu chương trình sinh học L1 - chương III: Sinh trưởng và phát triển - Ban cơ bản
- Nghiên cứu đối tượng học sinh lớp 11 ở trường THPT 5 Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Đọc các tài liệu lí thuyết liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của đề tài
- Phân tích kế hoạch giảng dạy, mục tiêu, nội dung trọng tâm của từng
chương, từng bài để xây đựng câu hỏi cho phù hợp với thời gian, nội dung của bài và với từng đối tượng học sinh
- Nghiên cứu một số tài liệu hướng dẫn về phương pháp đánh giá khách
quan
5.2 Phương pháp điều tra cơ bản
- Nghiên cứu tình hình kiểm tra đánh giá thực tế ở các trường THPT
- Dự giờ trao đổi kinh nghiệm với giáo viên bộ môn về kinh nghiệm biên
soạn dé kiêm tra theo hướng đổi mới
5.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Thực nghiệm một sô để kiểm tra để xác định tính khá thi và hiệu quả của đề kiểm tra
5.4 Lấy ý kiến chuyên gia
Gồm ý kiến của 4 thầy cô thuộc trường THPT Dương Xá - Gia Lâm -
Hà Nội Trường THPT Bến Tre - Phúc Yên - Vĩnh Phúc
6 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 6.1 Dia diém
Trang 86.2 Thời gian „
Trang 9CHUONG 1 CO SO Li LUAN CUA DE TAI
1.1 Cau héi trắc nghiệm
1.1.1 Lược sử nghiên cứu câu hỏi trắc nghiệm
Câu hỏi trắc nghiệm là hình thức kiểm tra đánh giá đã và đang được áp
dụng rộng rãi trên thế giới Trắc nghiệm là phương pháp đề đo hay để thăm
dò một số đặc điểm năng lực trí tuệ của học sinh như: chú ý, tưởng tượng, tư
duy hoặc để đánh giá một kỹ năng, kỹ xảo
Đầu thế kỷ XIX, E.Thorndike là người đầu tiên dùng trắc nghiệm như
một phương pháp “khách quan và nhanh chóng” để đo trình độ kiến thức của học sinh, vào năm 1920 các trắc nghiệm nhóm trong trường học ra đời và phát triển nhanh chóng ở nước Mĩ
Trong thời kì đầu sử dụng phương pháp trắc nghiệm, viết tắt là (test) ở các nước phương tây đã có sai lầm như: sa vào các quan điểm hình thức, máy
móc trong việc đánh giá năng lực, trí tuệ, chất lượng kiến thức của học sinh
Đặc biệt người ta còn sử đụng trong đấu tranh giai cấp, họ phủ nhận năng lực của con em nhân dan lao động, nên thời kì này Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô đã phê phán việc dùng câu hỏi trắc nghiệm trong
kiểm tra đánh giá.Chỉ đến năm 1963, Liên Xô mới phục hồi việc sử dụng test
để kiểm tra kết quả học tập của học sinh và vẫn có phần dè đặt trong việc phát triển test
Ở nước ta trong thập kỷ 70 của thế ki XX đã có những công trình vận
dụng vào kiểm tra kiến thức của học sinh
Ở miền Bắc việc áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong bài kiểm tra đánh giá thành quả học tập còn là vấn đề mới mẻ, có thể nói những nghiên cứu mới nhất thuộc lĩnh vực này là của giáo sư Trần Bá Hoành Năm
1971, giáo sư đã soạn thảo bộ câu hỏi trắc nghiệm và áp dụng trắc nghiệm
Trang 10Tại các tỉnh phía Nam, trắc nghiệm khách quan đã rải rác được sử dụng
trong các trường học từ những năm 1950, học sinh đã tiếp xúc với trắc nghiệm khách quan thông qua các cuộc thi khảo sát khả năng ngoại ngữ do
các tổ chức quốc tế tài trợ Đến năm 1960, trắc nghiệm khách quan được sử
dụng phổ biến trong kiểm tra và thi ở bậc trung học
Hiện nay, do nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đảo tạo, nên hau hết các trường trong cả nước đã tổ chức triển khai hàng loạt các cuộc hội thảo
về việc tiến hành nghiên cứu xây dựng các ngân hàng câu hỏi test cho từng
môn học, cấp học
1.1.2 Các dạng câu hỏi trắc nghiệm
Hiện nay có rất nhiều cách phân loại câu hỏi trắc nghiệm, mỗi dạng thích
ứng với một dạng kiến thức nhất định Tuy nhiên hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm được phân thành 5 dạng chính:
Phân loại dạng kiểm tra: Trắc nghiệm T̓“ TC TM, Trắc nghiệm khách quan Trắc nghiệm tự luận J C |
Cau hoi tra Bai viét theo Bài viết mở
lời ngăn dàn bài sẵn ý r ý r Nhiều lựa chọn | | Ghép đôi || Đúng sai Điền khuyết | | Trả lời ngắn
Trang 11Mỗi câu hỏi có một câu dẫn và bốn phương án trả lời, trong đó chỉ có một phương án trả lời là đúng nhất, còn các phương án còn lại là câu nhiễu thường chỉ đúng một phần hoặc chưa hồn chỉnh Khơng sai hắn mà cũng không đúng hắn nhưng khó phát hiện Khi trả lời các câu hỏi học sinh phải tiến hành các thao tác tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp, rèn luyện kỹ năng giải bài tập, kỹ năng tính toán và đối chiếu để chọn đáp án đúng nhất
1.1.3 Vai trò của câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn trong kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh
Vai trò quan trọng nhất của kiểm tra đánh giá là cung cấp sự phản hồi về thành tích học tập của học sinh Từ đó có thê cung cấp cho giáo viên những đầu mối để suy ra nên thay đổi cách đạy như thế nào? với mỗi phương pháp
kiểm tra đánh giá đều có mặt mạnh, mặt hạn chế riêng Với câu hỏi trắc
nghiệm khách quan nhiều lựa chọn có những ưu điểm và nhược điểm như sau:
* Uu diém:
- Giúp học sinh tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình một cách
khách quan Trên cơ sở đó thay đôi phương pháp học tập và bố sung những kiến thức chưa tích luỹ được hoặc được tích luỹ nhưng chưa chắc chắn
- Rèn cho học sinh thao tác tư duy phân tích, so sánh, tổng hợp và phán đoán nhanh đề chọn ra câu trả lời đúng nhất
- Châm điểm nhanh chóng, chính xác do mang tính khách quan - Trong một thời gian ngắn có thê kiểm tra được nhiều nội dung kiến thức
- Gây được tính hứng thú và tính tích cực học tập của học sinh
- Giúp học sinh và giáo viên làm quen với máy tính dé xử lí số liệu và
việc chấm điểm một cách nhanh nhất * Nhược điểm:
- Test nhiều lựa chọn có thể khiến cho người học lựa chọn phương án
Trang 12- Hạn chế kĩ năng diễn đạt, sắp xếp ý tưởng, lí lẽ lập luận và khả năng sáng tạo trong việc giải quyết câu hỏi
1.1.4 Các yêu cầu về câu hỏi trắc nghiệm
- Phần dẫn của câu trắc nghiệm cần phải diễn đạt rõ ràng một vẫn đề muốn nói đến
- Phần lựa chọn gồm có duy nhất một câu trả lời đúng và những câu còn lại là câu trả lời sai (câu nhiễu)
- Các câu lựa chọn, kê cả các câu nhiễu đều phải phù hợp với vấn đề đã nêu và hấp dẫn như nhau
- Nếu phần dẫn câu trắc nghiệm là câu bỏ lửng (chưa hoàn tất) thì các lựa chọn phải nói tiếp với câu bỏ lửng thành những câu đúng ngữ pháp và hoàn chỉnh về nội dung
- Tránh những câu lựa chọn sai hiển nhiên, dễ nhận biết
- Câu lựa chọn đúng không nên dài hơn hoặc ngắn hơn hắn so với câu
lựa chọn khác
- Câu lựa chọn đúng và các câu nhiễu cần đồng nhất và có độ khó ngang nhau
- Tránh tình trạng: Câu lựa chọn được viết với những ý tưởng đầy đủ,
chính xác; ngược lại các câu nhiễu được diễn đạt cầu thả với những ý tưởng
tầm thường
- Phải thận trọng khi dùng các cụm từ “tất cä đều đúng” hay “tất cả đều
sai” lam câu lựa chon
- Tránh phủ định (không) hai lần liên tiếp trong một câu trắc nghiệm
- Trong câu trắc nghiệm không nên đặt những vấn đề không thể xảy ra trong thực tế
- Trong câu trắc nghiệm cần phải diễn đạt ngắn gọn, sáng sủa Nên bỏ
bớt những câu chữ, chỉ tiết không cần thiết
- Không đặt câu lựa chọn dung 6 vi tri cố định thường xuyên (A hoặc
B )
Trang 131.1.5.1 Đối với phần dẫn - Phần dẫn phải có nội dung rõ ràng và chỉ nên đưa vào một nội dung - Tránh dùng dạng phủ định, nếu dùng thì in đậm chữ “không” - Nếu viết dưới dạng “một phần của câu”, chỉ dùng dạng “câu hỏi” khi muốn nhấn mạnh
1.1.5.2 Đối với phân tựa chọn
- Chỉ có từ 4 - 5 phương án lựa chọn, trong đó chỉ có một phương án đúng
- Các phương án nhiễu phải có vẻ hợp lí và có sức hấp dẫn học sinh Phương án nhiễu thì được xây dựng trên những sai sót hay mắc phải của học sinh
- Các “phần câu lựa chọn” hoặc các “câu lựa chọn” phải được viết theo cùng một lối hành văn, cùng một cấu trúc ngữ pháp, nghĩa là tương
đương về mặt hình thức, chỉ khác nhau về nội dung
- Hạn chế dùng phương án: “các câu trên đều đúng” hoặc “các câu trên đều sai”
- Khong dé hoc sinh đoán ra câu trả lời dựa vào hình thức trình bày của
phần lựa chọn
- Sắp xếp các phương án lựa chọn theo thứ tự ngẫu nhiên, tránh thê hiện một ưu tiên nào đối với vị trí của phương án đúng
1.1.5.3 Đối với cả hai phan
Bao dam dé phan dan va phan lựa chọn khi ghép lại thành một cấu trúc
đúng ngữ pháp và đúng chính tả
1.2 Phiếu học tập
1.2.1 Lược sử nghiên cứu
Chúng ta biết rằng xu thế hiện nay trên thế giới là đang nhắn mạnh đào
tạo phương pháp tự học, tự nghiên cứu, đó là mục đích dạy học, đặt người học
vào vị trí trung tâm, xem cá nhân người học vừa là chủ thể vừa là mục đích
Trang 14Ở nước ta từ những năm 1957 bắt đầu có các công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học tích cực, và một trong những phương tiện tô chức hoạt động độc lập của học sinh đó chính là sử dụng phiếu học tập
Vấn đề sử dụng phiếu học tập trong các thiết kế bài học cũng đã có rất nhiều tác gid nghiên cứu, những đề tài cấp tiến sĩ, thạc sĩ, luận văn cử nhân các công trình đều mang tính ứng dụng cao và tìm hiểu về chương trình sinh
học bậc THCS, THPT các kỹ thuật xây dựng thiết kế khái quát chung Do đó đề tài của tôi tìm hiểu không phải mới Tuy nhiên van dé tôi thực hiện đó
là tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, khai thác thiết kế sử dụng phiếu học tập trong
khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Cụ thể tại chuong III:
Sinh trưởng và phát triển (Sinh học 11 - THPT- ban khoa học cơ bản) 1.2.2 Phiếu học tập và các dạng phiếu học tập
1.2.2.1 Phiếu học tập
- Là những tờ rơi, in sẵn công tác độc lập cho từng học sinh tự lực hoàn
thành trong thời gian ngắn của tiết học
- Khi sử dụng phiếu học tập cho phép cùng lúc giáo viên co thé kiểm tra trình độ nhận thức của mọi học sinh
1.2.2.2 Các dạng phiếu học tập - Phát triển kỹ năng quan sát - Phát triển kỹ năng phân tích:
+ Biểu thị bằng sơ đồ phân tích + Biểu thị bằng bảng hệ thống + Biểu thị bằng tranh, sơ đồ
(Ở đây chủ yếu đi sâu vao biéu thị bằng bảng hệ thống: Thể hiện mối quan hệ giữa tổng thể với bộ phận qua phần trình bày chung ở các ô, các cột,
các dòng Đồng thời giúp hệ thống hoá kiến thức và đặc biệt dễ dàng cho việc
thực hiện so sánh)
- Phát triển kỹ năng so sánh
Trang 15- Phiếu áp dụng kiến thức đã học
Để phục vụ cho việc kiếm tra đánh giá, giáo viên có thể sử dụng phiếu học tập do các chuyên gia biên soạn hoặc giáo viên có thể tự soạn
Phiếu học tập nên sử dụng một cách có hệ thống Mỗi phiếu học tập cần có một mục đích rõ ràng, nội dung ngắn gọn, diễn đạt chính xác Số lượng công việc của mỗi phiếu học tập vừa phải, đa số học sinh hoàn thành được
trong thời gian quy định Phiếu phải có chỉ dẫn, nhiệm vụ đủ rõ, có khoảng trống thích hợp đề học sinh điền công việc cần làm
1.3 Những yêu cầu sư phạm của đề kiếm tra
1.3.1 Những yêu cầu đối với việc kiếm tra đánh giá trình độ nhận thức
của học sinh
- Đảm bảo tính khách quan: Là sự phù hợp giữa kết quả kiểm tra đánh
giá với trình độ năng lực nhận thức thực tế của học sinh Do đó, đánh giá kết
quả học tập của học sinh phải hết sức khách quan và chính xác tạo điều kiện để mỗi học sinh bộc lộ khả năng và trình độ của mình Vì vậy trong công tác
tổ chức kiểm tra thì giáo viên phải ngăn chặn mọi biểu hiện thiếu trung thực khi làm bài
- Đảm bảo tính toàn điện: Tính toàn điện được thê hiện ở việc nhận xét
đánh giá của mỗi giáo viên phản ánh đầy đủ các mặt hoạt động nhận thức của
học sinh bao gồm: sỐ lượng, chất lượng kiến thức, kỹ năng, thái độ, tư duy Một số bài kiểm tra một đợt có thể nhằm vào một mục đích trọng tâm nào đó
nhưng toàn bộ hệ thống kiểm tra đánh giá phải đạt yêu cầu đánh giá toàn diện
các mặt trên Trong đó quan trọng nhất là chất lượng tri thức của học sinh, đó
là độ bền và chiều sâu của tri thức Nó là cơ sở, điều kiện để học sinh phát triển trí tuệ, năng lực hoạt động là nguồn gốc của động cơ học tập và hình
thành hứng thú học tập
- Đảm bảo tỉnh thường xuyên và hệ thống: Muôn phản ánh khách quan
hoạt động nhận thức của học sinh từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học thì
việc kiểm tra đánh giá phải được tiến hành thường xuyên, có hệ thống và có
Trang 16định kì và đánh gid tong kết cuối năm học, cuối mỗi khoá học mới đánh giá
thực chat sự phát triển tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh
- Đảm bảo tính công khai: Việc tô chức kiêm tra đánh giá phải được tiễn hành công khai, kết quả cũng phải được công bố và công bố kịp thời đến học
sinh Đồng thời cơng khai hố các nhận định về năng lực, kết quả học tập của mỗi học sinh và của tập thể lớp tạo cơ hội cho học sinh phát triển năng lực tự
đánh giá Giúp học sinh nhận ra tiến bộ của mình, khuyến khích, động viên
thúc đầy học sinh học tập
- Đảm bảo tính phát triển: kiểm tra đánh giá là xác định thực trạng, xác định chất lượng cho thời điểm hiện tại của trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo
của học sinh Tuy nhiên quá trình nhận thức luôn luôn vận động và phát triển nên việc kiểm tra đánh giá cũng mang tính chất “động” tạo điều kiện phát huy động lực của kết quả học tập Khẳng định được sự cố gắng của học sinh kéo
theo sự phát triển của học sinh về kiến thức, trình độ tư duy, thái độ học tập
và phát triển hứng thú học tập
- Đảm bảo tính cá biệt hoá: Rõ ràng việc học tập mang tính cá biệt, phát triển nhận thức cá nhân nên việc kiểm tra đánh giá phải đảm bảo tính cá biệt
hóa Việc kiểm tra đánh giá được tiến hành vời từng học sinh riêng biệt không lẫy thành tích chung của cả một lớp, một tô thay cho kiêm tra đánh giá học
sinh Đối với từng học sinh phải có sự cân nhắc nhất định đến điều kiện, hoàn
cảnh cụ thé, dén từng cá tính, động cơ của từng em, từng thời điểm, yêu
cầu này chống lại quan điểm tuỳ tiện chung chung đại khái trong việc kiểm
tra đánh giá học sinh
1.3.2 Những yêu cầu sư phạm của đề kiểm tra
Từ những yêu cầu của việc kiểm tra thì đề kiểm tra cũng cần có các yêu cầu sau:
- Thứ nhất: rõ ràng, chính xác Câu hỏi nêu ra phải rõ ràng, trong sáng, phải sử dụng những động từ: phân tích, so sánh, giải thích chính xác để học sinh định hướng trả lời Câu hỏi phải ngắn gọn rõ ràng khiến cho học sinh
Trang 17- Thứ hai: đảm bảo mục tiêu: Đây là yêu cầu tôi thiêu nhất của việc ra đề Trước khi ra đề kiểm tra thì giáo viên phải phân tích mục tiêu (mục đích, yêu cầu) nội dung của chương trình từ đó ra đề kiểm tra cho hợp lí Câu hỏi nêu ra không được quá khó cũng như đánh đó học sinh, không quá xa vời làm cho học sinh lúng túng không trả lời được Tuy nhiên, cũng không được quá dễ vì như vậy học sinh đễ nhàm chán không có hứng thú làm bài Giáo viên phải dựa vào nội dung kiến thức sách giáo khoa và kiến thức mớ rộng của mình trong quá trình giảng dạy
- Thứ ba: phân hoá học sinh Tất nhiên trong lớp học không bao giờ có trường hợp lực học của học sinh ngang nhau mà ít nhiều cũng có sự phân hoá từ yếu kém đến giỏi Cũng chính vì lí đo này mà câu hỏi trong đề kiểm tra bao giờ cũng có sự phân cấp
- Thứ tư: đảm bảo thời gian Đây cũng là yêu cầu rat quan trọng vì để nghĩ và trả lời câu hỏi đều cần phải có thời gian Cho nên giáo viên khi ra câu
hỏi cũng cần phải phân bố thời gian cho hợp lí, phải phân tích xem nội dung
bài sau có dài không để có kế hoạch kiểm tra 15 phút cho phù hợp Phải xem xét thời gian kiểm tra là bao lâu để dự tính thời gian làm bài của từng câu trong bài kiểm tra, từ đó xác định số lượng câu hỏi cho hợp lí
Tóm lại: Bỗn yêu cầu trên là những yêu cầu tối thiểu khi ra một đề kiếm tra Bốn yêu cầu này tưởng chừng rất rời rạc nhưng thực chất lại rất liên
kết,liên quan đến nhau Ví như cùng một câu hỏi thì học sinh trung bình trả
Trang 18CHƯƠNG 2 KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU
2.1 Quy trình soạn đề kiếm tra Gồm 5 bước:
+ Bước 1: Xac định mục đích yêu cầu
+ Bước 2: Xác định mục tiêu giảng dạy có ở ba mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng)
+ Bước 3: Thiết lập ma trận hai chiều
gồm bảng chia ô có 2 chiều:
« _ Nội dung kiến thức sách giáo khoa e Hanh vi nang luc nguoi hoc (trong mdi 6 1a sé long cau hdi)
+ Bước 4: Thiết lập câu hỏi theo ma trận
+ Bước 5: Xây dựng đáp án và biểu điểm
2.2 Kỹ thuật ra đề kiểm tra
Khi ra đề kiểm tra cần chú ý:
- Sự phân bồ câu hỏi và điểm cho các nội dung kiểm tra phải căn cứ vào thời lượng chương trình của từng nội đung Chương nào hay phần nào có số tiết nhiều thì câu hỏi và điểm sẽ nhiều hơn
- Các câu hỏi kiểm tra nên đảm bảo chủ yếu ở ba mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng
- Đề đảm bảo sự phân bố đồng đều nội dung và thang điểm hoặc nhắn
mạnh trọng tâm của đề kiểm tra nên có sự phác thảo hay dự kiến trước được
thé hiện trong ma trận
- Việc lập ma trận không chỉ đảm bảo các yêu cầu nêu trên mà còn giúp
Trang 19
2.3 Các nguyên tắc thiết kế đề kiểm tra 15 phút
- Các nội dung kiểm tra theo chủ để (đối với chương có số tiết lớn hơn
hoặc bằng 10) hay theo chương (có số tiết nhỏ hơn hoặc bằng 10) bám sát
chương trình và sách giáo khoa Vì vậy ở chương III: Sinh trưởng va phát triển (7 tiết) tương ứng với một chủ đề, thứ tự sắp xếp các đề theo thứ tự của chương trình
- Mỗi chủ đề được thiết kế thành hai loại đề theo trình độ của lớp có học sinh là trung bình và khá Để thuận lợi cho việc thiết kế và theo dõi tôi không
đưa ra những ma trận phức tạp mà chỉ đề cập những bảng cần thiết Bảng 1 Loại đề theo trình độ trung bình
‹ Các mức độ nhận biết
Chủ đê Tiêu chí - - Tông Nhận Biệt | Thông hiệu | Vận dụng Tỉ lệ 0,7 0,2 0,1 1,0 Số câu 14 4 2 20 Số điểm 7,0 2,0 1,0 10 Bảng 2 Loại đề theo trình độ khá ‹ Các mức độ nhận biết
Chu dé Tiéu chi - - Tong
Nhận biệt | Thong hiéu | Vận dụng Tỉ lệ 0,5 0,3 0,2 1,0 Số câu 10 6 4 20 Số điểm 5,0 3,0 2,0 10
Trang 20phân thành hai loại trình độ để thuận lợi cho việc KT-ĐG hợp trình độ Có
như vậy kết quả kiểm tra mới phản ánh được tính khách quan trong đánh giá thực chất dạy và học ở trường phổ thông Tuy nhiên sự phân chia này chỉ có tính chất tương đối
- Mỗi loại đề được thiết kế thành nhóm đề Mỗi nhóm đề có bón đề cụ
thé có nội dung kiếm tra giống nhau, chỉ khác nhau về thứ tự các câu hỏi và các phương án trả lời Cấu trúc này có ưu điểm là:
+ Đối với học sinh: việc tự kiểm tra đánh giá được lặp lại sẽ khắc sâu
kiến thức, khắc phục được những sai sót trong nhận thức
+ Đối với giáo viên: việc kiểm tra đánh giá mang tính khách quan, kiến
thức rộng hơn, phân loại được đối tượng học sinh
2.4 Các nguyên tắc thiết kế đề kiểm tra 45 phút
- Do thời lượng nhiều nên đề bao gồm cả trắc nghiệm chủ quan hay tự
luận và trắc nghiệm khách quan theo tỉ lệ thích hợp, ví dụ như:
+ 70% trắc nghiệm khách quan, 30% trắc nghiệm chủ quan + 50% trắc nghiệm khách quan, 50% trắc nghiệm chủ quan + 60% trắc nghiệm khách quan, 40% trắc nghiệm chủ quan + 40% trắc nghiệm khách quan, 60% trắc nghiệm chủ quan
- Cần kế thừa nguyên tắc ra đề kiểm tra 15 phút, tuy nhiên do điều kiện hạn hẹp về số trang nên đề kiểm tra 45 phút đi vào trọng tâm là sự kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận
- Nội dung kiểm tra là sự tích hợp sinh học cơ thê thực vật và động vật
phải dựa vào phân phối chương trình của năm học
- Nội dung kiểm tra tập trung vào các khái niệm, các cơ chế, quá trình và
những ứng dụng thực tiễn
- Việc lập ma trận là cần thiết đối với đề kiểm tra có thời lượng một tiết
trở lên không chỉ đảm bảo yêu cầu kiểm tra mà còn giúp cho việc soạn đề
Trang 21Ma trận chỉ tiết đề kiếm tra 1 tiết (hay đề thi học kì lớp 11) Các mức độ nhận thức Các
chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
chính | TNKQ | Tự luận | TNKQ | Tự luận | TNKQ | Tự luận
Chủ đề | Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu " điểm | .điểm | .điểm | .điểm | .điểm | .điểm | .điểm Chu dé] Cau | Cau | Câu | Câu | Câu | Câu | Câu
chày .diém | .diém | .diém | .điểm | .điểm | .điểm | .diém
„ Câu | Câu | Câu | Câu | Câu | Câu | Số câu
Tông : : :
diém | .diém | .diém | .diém | .diém | .diém | 10,0
Trang 22
Cụ thể đối với chương III Sinh trưởng và phát triển Các Các mức độ nhận thức
chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng chính TNKQ | Tự luận | TNKQ | Tự luận | TNKQ | Tự luận A A A ST&PT 9 cau 1 cau 2 cau 1 câu 13 câu ở Thực - - - - - at 2,25 diém| 1 diém | 0,5 diém 0,25 diém 4 diém va ST&PT 10 cau 2 cau 1 cau 1 cau 14 cau o Dong - - - - at 2,5 điêm 0,5 điêm| 1.5điêm 1,5điêm | 6 điêm vậ
, 19 cau 1 cau 4 câu 1 cau 1 cau 1 cau 27 cau
Tong 4,75diém | 1 0diém | 1,0 điểm| 1,5 điểm| 0,25điểm| 1,5điểm | 10,0điểm A * Từ ma trận ta thấy: - Phần trắc nghiệm khách quan chiếm 6 điểm, còn phần tự luận chiếm 4 điểm - Mức độ nhận biết chiếm 5,75 điểm, mức thông hiểu chiếm 2,5 điểm, còn mức vận dụng chiếm 1,75 điểm
- Có 24 câu trắc nghiệm khách quan, 3 câu tự luận Các câu tự luận có thể thay đổi mức độ nhận biết cho nhau ở hai chủ đề
Trang 2335 Hoocmon thực vật
36 Phát triển ở thực vật có hoa
37 Sinh trưởng và phát triển ở động vật
38+39 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật số 1 fb»⁄ Đ Hãy chọn câu trả lời đúng nhất 1 Sinh trưởng thực vật là:
A Qua trình tăng chiều dài của cơ thể do tăng chiều dài của tế bào
B Quá trình tăng bề mặt của cơ thể do tăng bề mặt tế bảo
C Quá trình tăng về thể tích của co thé do tăng thể tích tế bào
D Quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thê tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bảo
2 Mô phân sinh là gì?
Trang 24Sử dụng hình vẽ sau đây để trá lời câu hói 3 và 4 3 Số (1)là: A Mô phân sinh đỉnh B Tầng phát sinh C Long D La non 4 Số (2) là: A Mô phân sinh đỉnh B Tầng phát sinh C Long D La non
5 Sinh trưởng sơ cấp của cây là:
A Sinh trưởng của thân và rễ theo chiều đài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh
B Sinh trưởng làm cho thân cây to, lớn lên do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh bên tạo ra
C Quá trình tăng về kích thước (chiều đài, bề mặt, thể tích) của cơ thể
do tăng số lượng và kích thước tế bào
D Toàn bộ những biến đối diễn ra theo chu trình sống, bao gồm sinh trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái
6 Trong cấu tạo của thân cây gỗ, gỗ lỗi có vai trò:
Trang 25A Vận chuyền nước và ion khoáng trong một thời gian ngắn
B Vận chuyển ngang nước, ion khoáng và nhựa luyện từ libe đến các
mô sống, các tế bào nhu mô dự trữ
C Lam gia đỡ cho cây D Cả hai ý A và C
7 Lớp tế bào ngoài cùng (ban) của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ: A Lớp mạch rây sơ cấp
B Lớp mạch rây thứ cấp C Tang sinh ban
D Tang sinh mach
§ Những nét hoa văn trên đô gỗ có xuất xứ từ: A Vòng năm B Gỗ lõi C Gỗ dác D Ban 9 Giái phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng sơ cấp thir tu từ ngoài vào trong thân là: A Vỏ — biểu bì — mạch rây sơ cấp — tang sinh mach > gỗ sơ cấp — tuỷ B Biểu bì —› vỏ —> mạch rây sơ cấp — tầng sinh mạch — gỗ sơ cấp — tuỷ C Biéu bi > vé > gé so cap — tang sinh mach — mach ray sơ cấp —> tuỷ D Biểu bì — vé — tang sinh mach > mach ray so cap > gỗ sơ cấp — tuỷ
10 Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:
Trang 26B Bần — tầng sinh bần — mach ray thir cap — mach ray so cap > tầng sinh mạch — gỗ thứ cấp —› gỗ sơ cấp — tuý
C Bần — tầng sinh bần —> mạch rây sơ cấp —> mạc rây thứ cấp — tầng sinh mạch —> gỗ sơ cấp —> gỗ thứ cấp —> tuỷ
D Tang sinh ban — ban— mach ray so cap — mach ray tht cap > tầng sinh mạch — gỗ thứ cấp —› gỗ sơ cấp — tuý
11 Yếu tổ bên ngoài chủ yếu nào sau đây chỉ phối tỉnh chất cây wa bong, cây wa sang? A Nhiệt độ B Hàm lượng nước C Ánh sáng D Oxi 12 Cây ngô sinh trưởng nhanh ở nhiệt độ khoảng: A 5 - I0C B 10 - 37C C 37 - 44C D 44 - 50C 13 Ở thực vật nông độ oxi giảm xuống bao nhiêu thì sinh trưởng bị ức chế A 95% B 65% C 40% D 5% 14 TẾ bào thực vật chỉ có thể sinh trưởng trong điều kiện độ no nước không thấp hơn: A 40% B 5% C 95% D 65%
15 Hiện tượng mọc vồng lên của thực vật trong bóng tối là do:
Trang 27B Lượng chất auxin nhiều hơn chất axit abxixic
C Lượng chất auxin, axit abxixic nhiều
D Lượng chất auxin, axit abxixic ít
16 Ở cây một lá mẫm có hình thức sinh trưởng: A Sơ cấp ở phần thân trưởng thành
B Thứ cấp ở phần thân trưởng thành C Sơ cấp ở phần thân non
D Thứ cấp ở phần thân non
17 Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp:
A Diễn ra cả cây một lá mầm và hai 14 mam
B Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh C Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ) D Làm tăng chiều dài của cây
Trang 28Đề số 2: 1 Hoocmon thực vật là:
A Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng kích
thích sinh trưởng của cây
B Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng ức chế
sinh trưởng của cây
C Những chất hữu cơ do cơ thê thực vật tiết ra có tác dụng kháng bệnh
cho cây
D Những chất hữu cơ đo cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động của cây
2 Đặc điểm nào không có ở hoocmon thực vật:
A Tính chuyên hoá cao hơn nhiều so với hoocmon ở động vật bậc cao
B Được vận chuyên theo mạch gỗ, mạch rây
C Được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác
D Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể 3 Những hoocmon thuộc nhóm kích thích sinh trưởng là:
A Auxin, giberelin, etilen B Auxin, giberelin, axit abxIxic C Auxin, giberelin, Xitokinin D Auxin, etilen, axit abxixic
4 Trong cây giberelin (GA) được sinh ra chủ yếu ở:
A Lá, rễ
B Lá già, thân
C Qua, hat D Hat, ré
5 Người ta str dung auxin tự nhién (AIA) va auxin nhdn tao (ANA, AIB) dé:
Trang 29B Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả, tạo quả
không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ
C Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả, tạo quả
có nhiều hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, điệt cỏ
D Hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ
6 Đặc điểm nào dưới đây không đúng voi auxin?
A Vận chuyên không cần năng lượng
B Vận chuyển theo mạch rây và mạch gỗ C Chủ yếu được sinh ra ở đỉnh thân và cành D Có nhiều trong chồi, hạt dang nay mam 7 Œiberelin có chức năng chính là:
A Kéo dài thân ở cây gỗ
B Ức chế phân chia tế bào
C Đóng mở lỗ khí D Sinh trưởng chồi bên
§ Vì sao không dùng auxin nhân tạo đối với nông phẩm được sử dụng trực
tiếp làm thức ăn?
A Vì làm giảm năng suất của cây sử dụng lá B Vì làm giảm năng suất của cây sử dụng củ C Vì làm giảm năng suất của cây sử dụng thân
D Vì không có enzim phân giải nên được tích luỹ trong nông phẩm sẽ gây độc hại cho người và động vật
Trang 3011 Hoocmon thực vật nào sau đây liên quan đến sự chín và ngủ của hạt,
đóng khí không:
A AIA B AAB
C GA D Xitokinin
12 Tương quan hoocmon ŒA/AAB trong hạt khô như sau:
A.GA thấp, AAB đạt trị số cực đại B AAB rất thấp, GA đạt trị số cực đại
C GA và AAB rất thấp
D GA va AAB dat tri số cực đại
13 Twong quan hoocmon GA/AAB trong hat nay mam nhuw sau:
A GA tang nhanh, dat tri số cực đại; AAB giảm mạnh B AAB tăng nhanh, đạt trị số cực đại; GA giảm mạnh
Œ GA và AAB giảm mạnh
D GA va AAB dat tri số cực đại
14 Dùng hoocmon thực vật nào sau đây để nuôi cấy tế bào và mô thực vật,
kích thích chỗi nách sinh trưởng
A AIA B.GA
C Xitokinin D AAB
15 Chất nào sau đây kích thích sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của tế bào:
A AIA B GA
C Xitokinin D Etilen
16 Chất điều hoà sinh trưởng nào sau đây có vai trò tác động đến quá trình phân bào nguyên nhiễm và sinh trưởng dãn dài của tế bào:
A AIA, GA B Etilen, AAB
C Etilen D GA, AAB
17 Chất tổng hợp nhân tạo nào sau đây có vai trò ức chế sinh trưởng nhưng không làm thay đổi đặc tính sinh sản?
A Auxin, giberelin C Clocolinclorit, melein hydratzit
Trang 3118 Người ta dùng 1g đất đèn (có chứa etilen) đồ vào nón dứa đề:
A Kìm hãm ra hoa B Kích thích ra hoa
C Lam rung 1a D Lam tang nhanh qua trinh chin 6 qua
19 Chất nào sâu đây dùng để diệt cỏ:
A Clocolinclorit, melein hydratzit
B Axit abxixic, etilen C 2,4 D; 2,4,5 T; cacbamit D Xitokinin,etilen 20 Hoan thanh bang sau day: Tén hoocmon Noi san sinh Auxin Giberelin Xitokinin Axit abxixic Etilen Đề số 3
1 Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình:
A Hình thành tế bào, mô, cơ quan mới có cấu tạo và chức năng khác
hẳn cũ
B Tăng cường kích thước của cơ thé do tăng số lượng và kích thước tế bào
C Biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và co thé
D Sự biến đổi theo thời gian về hình thái từ hợp tử đến cơ thể trưởng
Trang 322 Phát triển của cơ thể động vật là quá trình:
A Hình thành tế bào, mô, cơ quan mới có cấu tạo và chức năng khác
hẳn cũ
B Tăng cường kích thước của cơ thê đo tăng số lượng và kích thước tế bào
C Biến đối bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thé
D Sự biến đối theo thời gian về hình thái từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành
3 Ví dụ nào sau đây không phải là sự sinh trưởng ở động vật: A Sự tổng hợp và tích lũy các chất làm tế bảo tăng kích thước B Trứng phân chia tạo nên phôi bao gồm nhiều tế bào giống nhau C Sự phân bảo làm tăng số lượng tế bào dẫn đến tăng kích thước mô, cơ quan của cơ thê
D Gà con lớn hơn hợp tử, gà trưởng thành lớn hơn gà con
4 Ví dụ nào sau đây cho biết tốc độ sinh trưởng diễn ra không đều ở các giải đoạn phát triển khác nhau?
A Sinh trưởng tối đa ở tuổi trưởng thành của thạch sùng đài khoảng 10cm, của trăn dài khoảng 10m
B Au trùng lột xác 4 -5 lần, sau mỗi lần lột xác ấu trùng tăng kích
thước đề trở thành con trưởng thành
C Ở người, sinh trưởng nhanh khi thai nhi 4 tháng tuổi và ở tuổi dậy
thì
D Ở người, thân, chân và tay sinh trưởng nhanh hơn đầu
5 Biến thái là sự thay đổi:
A Đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra
B Về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở
Trang 33C Đột ngột về hình thái, cấu tạo của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra D Đột ngột về cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra 6 Ở động vật, phát triển qua biến thái khơng hồn tồn có đặc điểm là: A Phải qua 2 lần lột xác B Con non gần giống con trưởng thành C Qua 3 lần lột xác
D Con non giống con trưởng thành
1 Phát triển không qua biến thái có đặc điểm: A Không phải qua lột xác
B Âu trùng giống con trưởng thành C Con non khác con trưởng thành
D Phải qua một lần lột xác
8 Phat trién qua biến thái hoàn toàn có đặc điểm: A Con non gần giống con trưởng thành B Phải trải qua nhiều lần lột xác
C Con non khác con trưởng thành D Không qua lột xác
9 Những sinh vật nào sau đây phát triển không qua biến thái:
A Bọ ngựa, Cao cao B Cánh cam, Bọ rùa C Cá chép, Khi, Thỏ, Chó D Bọ xít, Ong, Châu chấu
10 Những sinh vật nào sau đây phát triển qua biến thái hoàn toàn:
A Cánh cam, Bọ rùa B Cá chép, Khi, Thỏ, Chó C Bọ ngựa, Cảo cào D Bọ xít, Ong, Châu chấu
11 Những sinh vật nào sau đây phát triển qua biến thái khơng hồn toàn: A Cánh cam, Bọ rùa B Bọ ngựa, Cao cao
C Cá chép, Khi, Thỏ, Chó D Bọ xít, Ong, Châu chấu
Trang 34B Châu chấu trưởng thành lớn hơn kích thước châu chấu còn non
C Nong noc có đuôi, còn ếch thì không
D Bọ ngựa trưởng thành khác bọ ngựa còn non ở một số chỉ tiết 13 Sự phát triển không qua biến thái của động vật có giai đoạn trứng phân chia tạo nên gồm nhiều tế bào giống nhau Đây là giai đoạn:
A Phân cắt trứng B Mam co quan C Phôi nang D Phdi vi
14 Sw phat triển không qua biến thái của động vật có giai đoạn phôi gỗm hai lá phôi có nhiễu tế bào khác nhau Đây là giai đoạn:
A Phân cắt trứng B Mam co quan C Phôi nang D Phdi vi
15 Sự phát triển không qua biến thái của động vật có giai đoạn phôi gầm
nhiều tế bào biệt hóa khác nhau tạo nên các mô khác nhau Đây là giai đoạn:
A Phân cắt trứng B Mam co quan C Phôi nang D Phdi vi 16 Sinh trưởng và phát triển của ếch thuộc kiểu:
A Không qua biến thái B Qua biến thái
C Qua biến thái hoàn toàn
D Qua biến thái khơng hồn toàn
17 Tại sao sâu bướm phá hoại mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng?
A Do không có enzim tiêu hóa xenluloz nên sâu bướm phải ăn rất nhiều lá mới đủ chất dinh dưỡng
B Bướm chỉ ăn mật hoa không phá hoại cây trồng (mà còn giúp thụ phần)
C Sâu sống trên lá cây vừa ăn lá vừa làm ô nhiễm môi trường, còn bướm chỉ đậu chốc lát đề lấy mật rồi bay đi
D Cả A và B
Trang 35A Sâu ăn lá nên không cạnh tranh với bướm (ăn mật hoa)
B Giai đoạn giúp động vật qua được điều kiện sống khắc nghiệt (mùa
đông giá lạnh và hết thức ăn)
C Đó là các giai đoạn biến thái giúp động vật phát triển dé sinh san duy trì nòi giống
D Cả A và B
19 Sự khác nhau giữa phát triển không qua biến thái và phát triển qua
biến thái nào sau đây là đúng?
A Phát triển không qua biến thái khác với phát triển qua biến thái ở chỗ có giai đoạn con trưởng thành
B Phát triển không qua biến thái có con non mới nở giống con trưởng thành còn phát triển qua biến thái có giai đoạn con non (ấu trùng) không giống con trưởng thành
C Phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái khác nhau
ở nhiệt độ phát triển
D Tất cả phương án trên đều đúng
20 Dựa vào thông tin hỗ trợ cho ở cuối bảng để hoàn thành bảng phân biệt hình thức biến thái ở ếch và Châu chấu sau đây: Biến thái ở ếch Biến thái ở Châu chấu * Thông tin hỗ trợ:
Biến thái hoàn toàn; biến thái khơng hồn tồn; Au trùng có hình dạng,
cấu tạo, sinh lý giống con trưởng thành; Con non có hình dạng, cấu tạo, sinh
ly rất khác con trưởng thành Trải qua nhiều lần lột xác, ấu trùng biến đồi
Trang 36số 4
>
D
1 Phát triển của cơ thể Thực vật là:
A Toàn bộ những biến đối diễn ra theo chu kì sống
B Bao gồm 3 quá trình liên quan với nhau: Sinh trưởng, phân hóa, phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
C Sự tăng kích thước cơ thé D Chỉ A,B 2 Quan sát hình sau và cho biết đến tuổi lá thứ bao nhiêu thì cây cà chua ra hoa: Củng cây đó sau 14 nghy A.9 C 16 B 14 D 18 3 Dựa vào đâu để xác định tuổi của cây I năm có phản ứng quang chu kì trung tính?
A Độ dài của cây
B Thời gian sống của cây C Tính theo số lá của cây
D Dựa vào vòng gỗ của thân cây
4 Dựa vào quang chu kì, cây rau bina là cây dài ngày ra hoa trong điều kiện:
Trang 37B Chiếu sáng ít hơn 6 giờ — D Chiếu sáng ít nhất bằng 14 giờ
5 Xuân hóa là mới phụ thuộc của sự ra hoa vào:
A Độ dài ngày C Quang chu ki
B Tuổi cây D Nhiệt độ
6 Sắc tổ enzim tôn tại ở hai dang P59 va P739 tac dong manh mẽ lên sự ra
hoa la:
A Florigen C Phitocrom B Giberelin D Antezin 7 Vai trò nào sau đây không phải là của phitocrom?
A Tác động đến sự ra hoa, nảy mam
B Tổng hợp sắc tố
C Hình thành giới tính đực, cái
D Vận động cảm ứng, đóng mở lỗ khí 8 Quang chu kì là sự ra hoa phụ thuộc vào:
A Độ dài ngày và đêm C Độ dài ngày
B Tuổi của cây D Độ dài đêm
9 Những cây nào sau đây là cây ngày dai:
A Lúa đại mạch, lúa mì C Cây hướng dương, cây cà chua B Cây cà phê chè, cây lúa D Lúa đại mạch, cây hướng dương 10 Những cây nào sau đây là cây ngắn ngày?
A Lúa đại mạch, lúa mì C Cây hướng dương, cây cà chua B Cây cà phê chè, cây lúa D Lúa đại mạch, cây hướng dương 11 Những cây nào sau đây là cây trung tính?
A Lúa đại mạch, lúa mì C Cây hướng dương, cây cà chua B Cây cà phê chè, cây lúa D Lúa đại mạch, cây hướng dương 12 Sắc tổ tiếp nhận phản ứng quang chu kì ở thực vật là:
A Diệp lục a C Phitocrom
B Carotenoit D Diệp luc a, b va phitocrom
13 Florigen la hoocmon kich thich:
Trang 38B Tạo nên các thành phần lá của cây
C Tạo nên giới tính đực
D Tạo nên giới tính cái 14 Florigen duoc san sinh ra ttt:
A RE B Than C Hoa D La
15 Câu nào sau đây không đúng?
A Một cơ quan hay bộ phận của cây có thể sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm B Một cơ quan hay bộ phận của cây có thể sinh trưởng nhanh và phát triển nhanh C Một cơ quan hay bộ phận của cây có thê sinh trưởng chậm và phát triển chậm D Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình độc lập, không tương tác lẫn nhau
16 Cây ra hoa vào mùa đông là cây:
A Ngắn ngày C Trung tinh
B Dai ngay D Dài ngày hoặc trung tính 17 Cây ra hoa vào mùa hè là cây:
A Ngắn ngày C Trung tính
B Dài ngày D Ngắn ngày hoặc trung tính 18 Để thu hoạch giá đề ăn, phải kết thúc ở giai đoạn nào sau đây trong chụ trình sinh trưởng phát triển của cây đậu xanh:
A Giai đoạn ra hoa C Giai đoạn nảy mam
B Giai đoạn mọc lá D Giai đoạn tạo quả và quả chín
19 Để thụ hoạch quả, phải kết thúc ở giai đoạn nào sau đây trong chu trình sinh trưởng và phát triển của cây cam, chanh:
Trang 3920 Đề thu hoạch hạt, phải kết thúc ở giai đoạn nào sau đây trong chu trình sinh trưởng, phát triển của cây đậu, ngô, vừng?
A Giai đoạn mọc lá C Giai đoạn tạo quả và quả chín
B Giai đoạn ra hoa D Giai đoạn kết hạt và hạt chín Đề số 5 1 Nhân tổ quan trọng điều khiển sinh trưởng và phát triển của Động vật là: A Thức ăn C Nhiệt độ và ánh sáng
B Hoocmon D Nhân tố di truyền
2 Hình sau minh họa hậu quả tác động hoocmôn sinh trưởng Em hãy cho biết hoocmôn sinh trưởng (LH) do tuyển nào tiết ra:
A Tuyến yên C Tuyến giáp B Buồng trứng D Tính hoàn
3 Ở Éch, quá trình biến thái từ nòng nọc thành ếch nhờ hooemon: A Sinh trưởng C Ostrogen
B Tiroxin D Testosteron
Trang 404 O giai đoạn trẻ em, nếu tuyến yên sản xuất ra quá nhiều hoocmon sinh trưởng sẽ:
A Trở thành người không lồ
B Chậm lớn hoặc ngừng lớn C Trở thành người bé nhỏ
D Sinh trưởng và phát triển bình thường
5 Trong thành phần cấu tạo của tiroxin có chất nào sau đây:
A Brom B lot C Canxi D Magie 6 O ga trong con, sau khi cắt bỏ tỉnh hoàn, nó có biểu hiện:
A Không có cựa C Mao nho và béo lên B Mất tiếng gáy D Cả ba biểu hiện trên
7 Quan sát hình và cho biết biểu hiện bệnh bướu cổ là do cơ thể thiếu
hoocmon:
A Tiroxin B Insulin C Ostrogen D Progesteron § Ở sâu bướm, tác dụng của juvenin là:
A Ức chế sâu biến thành nhộng và bướm B Kích thích tuyến trước ngực tiết ra ecđixơn C Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm D Ức chế tuyến trước ngực tiết ra ecđixơn