1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm truyện Lưu Trọng Lư

143 353 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Lưu Trọng Lư đã để lại một sốlượng tác phẩm truyện tương đối nhiều và hơn nữa đặc sắc về nghệ thuật, cósức hấp dẫn lớn đối với người đọc.. Nhà thơ Vi T

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ PHƯƠNG THẢO

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN LƯU TRỌNG LƯ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Nghệ An - 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ PHƯƠNG THẢO

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN LƯU TRỌNG LƯ

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC

MÃ SỐ: 60.22.32

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

TS LÊ VĂN DƯƠNG

Người hướng dẫn khoa học: TS

NGHỆ AN - 2013

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Lưu Trọng Lư (1911-1990) thường được biết đến với tư cách làmột nhà thơ, một nhà viết kịch, một người nồng nhiệt đấu tranh cho sự thắngthế của phong trào Thơ mới Nhưng bên cạnh đó, ông còn xuất hiện trên vănđàn với không ít các truyện ngắn và tiểu thuyết Trên thực tế, số truyện ngắn,tiểu thuyết Lưu Trọng Lư đã viết, đã in ra trong toàn bộ đời văn của mìnhnhiều gấp vài ba lần số tập thơ hay số vở kịch ông đã viết, đã dàn dựng Nhândịp kỉ niệm 100 năm sinh của nhà văn (tháng 2-2011), bộ sưu tập truyện ngắn

và tiểu thuyết của Lưu Trọng Lư (do Lại Nguyên Ân, Hoàng Minh sưu tầm vàbiên soạn) đã ra đời, bao gồm một số lượng khá lớn những tác phẩm hầu như

đã bị quên lãng kể từ sau lần công bố đầu tiên Đây chính là cơ hội để hậu thế

có dịp tìm hiểu cũng như ghi nhận những đóng góp của ông trong tiến trìnhphát triển của nền văn học Việt Nam - với tư cách là một nhà văn

1.2 Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Lưu Trọng Lư đã để lại một sốlượng tác phẩm truyện tương đối nhiều và hơn nữa đặc sắc về nghệ thuật, cósức hấp dẫn lớn đối với người đọc Tuy vậy, cho đến nay vẫn thiếu những côngtrình nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống về các tác phẩm văn xuôi của ông.Chính vì vậy, nghiên cứu về các tác phẩm truyện của Lưu Trọng Lư là mộtviệc làm cần thiết Chúng tôi tin chắc rằng đây chính là mảnh đất màu mỡ vớinhiều tiềm năng sẽ được khai phá Tìm hiểu đặc điểm truyện của Lưu Trọng

Lư, chúng tôi mong muốn góp phần mang đến một cái nhìn toàn diện và cụ thểhơn về những nét đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật trong mảng sáng tácnày của ông Đồng thời, qua đó làm nổi bật những đóng góp của nhà văn trongbối cảnh phát triển của văn xuôi Việt Nam trước 1945

2 Lịch sử vấn đề

Trước đây, nói đến Lưu Trọng Lư, người ta thường nghĩ tới ông với tưcách là một nhà thơ lớn, một nhà viết kịch tài ba Đã có rất nhiều công trình,bài viết nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác thơ của Lưu Trọng Lư Các sáng tácvăn xuôi của Lưu Trọng Lư nói riêng dường như đã bị lãng quên và phủ mờtrong lớp bụi thời gian

Trang 5

Ngay từ khi mới ra đời, các tác phẩm của ông đã được công chúng nồng

nhiệt đón nhận Trong loạt bài mang tiêu đề Văn học Việt Nam hiện đại đăng nhiều kỳ trên tuần báo Loa từ tháng 7 đến tháng 10/1935, nhà phê bình Trương

Tửu đã đánh giá cao hai truyện ngắn của Lưu Trọng Lư là: Người sơn nhân, Ly Tao tuyệt vọng và tiểu thuyết Tiếng địch trong rừng sim (tức Khói lam chiều).

Trương Tửu đã khẳng định Lưu Trọng Lư là một trong ba nhà văn có lối tả cảnhmới mẻ nhất, tính đến thời điểm ấy (theo ông: sự tả cảnh ở Thế Lữ có tính cách

kỳ thú /pistoresque/; ở Lan Khai có tính cách xúc cảm /émotionnel/; ở Lưu Trọng

Lư có tính cách thần bí /mystique/)… “Bốn truyện Người sơn nhân, Tiếng địch

trong rừng sim, Hương Giang sử, Ly Tao tuyệt vọng đã thiết lập cho ông một vị

trí chức sắc trong làng văn hiện đại” “Khi truyện Khói lam chiều được in thành

sách riêng (1936), báo chí văn nghệ Hà Nội có khá nhiều bài khen ngợi, và nhân

đó, đã đánh giá rất khả quan về tương lai tác giả” [6, 84]

Đến đầu năm 1940, vị trí của nhà văn Lưu Trọng Lư ở thể loại tiểuthuyết không những không còn được đề cao mà còn bị hạ thấp rõ rệt Đáng

chú ý là nhận định của Vũ Ngọc Phan, trong Nhà văn hiện đại, ông cho rằng,

về thơ thì Lưu Trọng Lư là “một thi sĩ biệt tài”, nhưng về văn xuôi tự sự thìLưu Trọng Lư là “một nhà tiểu thuyết rất tầm thường” Đây là một trongnhững nhận định có ảnh hưởng lớn tới cách nhìn nhận và đánh giá của cácnhà nghiên cứu về văn xuôi Lưu Trọng Lư Từ đây, các sáng tác của ông ítđược quan tâm chú ý và dần rơi vào quên lãng Trong mục từ “Lưu Trọng

Lư” ở Từ điển văn học in năm 1983 đã được in lại vào năm 2004 hầu như không có sự thay đổi khi kể tên bốn tác phẩm văn xuôi: Người sơn nhân,

Khói lam chiều, Chiếc cáng xanh, Chiến khu Thừa Thiên, bên cạnh các tác

phẩm thơ và kịch Trong một vài nỗ lực cố gắng của các nhà nghiên cứu, các tác

phẩm của Lưu Trọng Lư đã dần được quan tâm, đơn cử trong cuốn Từ điển tác

phẩm văn xuôi Việt Nam (từ cuối thế kỷ XIX đến 1945) đã có 7 mục từ mô tả 7

tác phẩm tự sự của Lưu Trọng Lư: Huyền Không Động (tức Trà Hoa Nữ), Con

đười ươi, Nàng công chúa Huế, Huế một buổi chiều, Chiếc cáng xanh, Cô Nhung.

Trang 6

Đặc biệt, từ năm 2011, cùng với quá trình biên soạn sưu tập truyệnngắn, tiểu thuyết Lưu Trọng Lư cho tới khi bộ sách này hoàn thành, các tácphẩm của ông mới thực sự bắt đầu được quan tâm trở lại Từ đó, đã có một sốbài viết đề cập tới vấn đề này, trong đó đáng lưu ý là một số bài viết sau:

Trong bản tham luận mở đầu của Lễ kỷ niệm 100 năm sinh của tác giả LưuTrọng Lư, nhà thơ Hữu Thỉnh đã nhấn mạnh thực tiễn sáng tác đa dạng trên khắpcác lĩnh vực văn chương từ thơ đến văn xuôi, kịch, phê bình văn học của tác giảnày Ở bài viết này, Hữu Thỉnh đã kể lại câu chuyện thú vị về anh lính binh nhì

đọc lén tiểu thuyết Chuyện cô Nhụy như một minh chứng sống động cho sức hấp

dẫn của tiểu thuyết Lưu Trọng Lư Đồng thời, nhà thơ Hữu Thỉnh cũng đưa ranhững nhận định tinh tế khi đi vào khai thác “một vỉa Lưu Trọng Lư”: “Theo tôi,trong những nhà văn nổi tiếng trước 1945, Lưu Trọng Lư là một trường hợp đặcbiệt nhất Đó là một dòng sông hợp lưu cả ba dòng lãng mạn, hiện thực và yêunước”, “bảo ông là nhà thơ lãng mạn, rõ quá rồi, không ai phản bác được Nhưngông rất lãng mạn trong thơ đồng thời rất hiện thực trong văn xuôi” [68, 16]

Nhà thơ Vi Thùy Linh ở bài viết Trang văn đời và mối tình mãn kiếp đã

chú ý tới chất trữ tình xuyên thấm trong các sáng tác văn xuôi của Lưu TrọngLư: “Ở văn xuôi, tính tự sự với yếu tố tự truyện thường xuyên được sử dụngnhư chất liệu để hư cấu hoặc đối tượng để trần thuật Chất thơ đẫm trong vănxuôi - một số bài ý thơ được khai thác, phát triển trong các truyện với thi pháplãng mạn Ông nhấn vào các bi kịch tâm hồn, hướng tới những kẻ thất cơ, yếuthế với nhiều kiểu thất bại” [38] Tác giả Vi Thùy Linh đã nhận thấy kiểunhân vật nổi bật trong sáng tác của Lưu Trọng Lư là: “nhân vật nam thanh, nữ

tú kiểu mới (học trường Pháp Việt), cổ súy tình yêu tự do, ưu tiên phái đẹp

ngay từ cái tên (Cô Nhung, Cô Nguyệt, Cô gái tân thời, Nàng công chúa Huế,

Những nét đan thanh, Cái vò sữa của cô Parrette), khiến văn Lưu Trọng Lư

tới nay vẫn không lạc điệu lỗi thời, mà lấp lánh và lôi cuốn” [38]

Từ đó, tác giả đã nhận thấy mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa thế giớithơ và thế giới văn xuôi Lưu Trọng Lư: “Thế giới thơ Lưu Trọng Lư tiếp nốivới thế giới văn xuôi, nhiều ý tưởng trong thơ được nhấn mạnh, lan tỏa hơn

Trang 7

các truyện ngắn, dài” [38] Lưu Khánh Thơ cũng có những nhận xét tươngđồng: "nhìn chung các sáng tác văn xuôi của Lưu Trọng Lư thời trước cáchmạng in đậm dấu ấn của một tâm hồn thi nhân Ông thường để cảm xúc củamình tràn lên trang giấy, ít tuân thủ những nguyên tắc cần thiết đặc trưng củathể loại văn xuôi như xây dựng cốt truyện, khắc họa tính cách" [39].

Trong bài viết Lưu Trọng Lư - người viết văn xuôi, tác giả Phong Lê đã

khẳng định những đóng góp của Lưu Trọng Lư với vai trò là một nhà văn bêncạnh tư cách một nhà thơ Sau khi thống kê hàng loạt các tác phẩm văn xuôicủa Lưu Trọng Lư, tác giả nhận thấy: “Tất cả tạm tính là 14 cuốn, nhiều hơnhẳn Xuân Diệu, Thế Lữ; và có thể sánh ngang hoặc vượt hơn nhiều cây bútvăn xuôi tiêu biểu cùng thời như Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Bùi

Hiển ” [36] Phong Lê đặc biệt chú ý tới tác phẩm Chiếc cáng xanh, truyện ngắn Người sơn nhân với những nhận định đề cao về tác phẩm này và tập trung chủ yếu ở hồi ký Nửa đêm sực tỉnh Tác giả đã chỉ ra đề tài nổi bật trong

các sáng tác văn xuôi của Lưu Trọng Lư “là tình và mộng, tình và nhữngtưởng tượng Những cuộc tình, những mối tình đơn phương hoặc đa chiều,đem lại hạnh phúc, hoặc tạo nên rắc rối, khổ đau cho con người” [36] Đặcbiệt, tác giả Phong Lê đã so sánh truyện Lưu Trọng Lư với một số các tác giảkhác và ông đã sắc sảo nhận thấy những nét đặc sắc trong văn xuôi LưuTrọng Lư: “những chuyện kỳ ảo, hoang đường như người hóa đười ươi, maquỷ đội lốt thiếu nữ được viết với một bút pháp tự nhiên, dễ dàng, khôngquá bận tâm về bố cục, về cấu trúc, tựa như là nghĩ sao viết vậy mà trở nênlủng củng, rời rạc Đó là cách viết khác với Thế Lữ, rất nghiêm cẩn, chặt chẽ trong

bố cục, rất chọn lựa trong chi tiết để đạt hiệu quả gây hồi hộp, bất ngờ trongnhững truyện trinh thám hoặc kỳ ảo; cũng rất khác với Xuân Diệu trong chăm sóc

kỹ lưỡng cho ý tưởng và lời văn, để cho văn gần với thơ ” [36]

Trong số các bài viết về văn xuôi Lưu Trọng Lư nói chung, đáng chú ý

hơn cả là bài viết Văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư của tác giả Lại Nguyên Ân

trên tạp chí Nhà văn, số 7, năm 2011 Là một người đã dày công sưu tầm,biên soạn bộ sưu tập truyện ngắn, tiểu thuyết Lưu Trọng Lư, Lại Nguyên Ân

Trang 8

đã có dịp được tiếp xúc, tìm hiểu các tác phẩm một cách kĩ lưỡng, sát sao và

cụ thể nhất Quá trình làm việc nghiêm túc và cẩn trọng trên từng văn bản đãgiúp ông có được cái nhìn tổng quát về sự nghiệp sáng tác văn xuôi Sau khiđưa đến cho người đọc một cái nhìn tổng quan về sự thay đổi vị trí của các tácphẩm văn xuôi Lưu Trọng Lư trong cách đánh giá của các nhà nghiên cứu,Lại Nguyên Ân đã chỉ ra một vài đặc điểm nổi bật trong sáng tác của nhà vănnày Tác giả đã chú ý tới sự tác động qua lại trong thế giới nghệ thuật thơ vớithế giới văn xuôi: “thế giới thơ Lưu Trọng Lư thật ra không tách rời, màngược lại, có sự tiếp nối với thế giới văn xuôi do ông sáng tạo, đó là cuộcsống trong các truyện ngắn truyện dài ông viết Nhiều khi, một vài ý tưởngxúc cảm chỉ in gọn trong một vài câu thơ đoạn thơ, sẽ có âm vang rộng dàihơn, mà không chỉ một lần, trong các truyện ngắn truyện dài” [6, 87] Bêncạnh đó, ông còn nhận thấy ranh giới mong manh giữa tiểu thuyết và truyệnngắn trong sáng tác văn xuôi của Lưu Trọng Lư: “Tựu trung Lưu Trọng Lưđều gọi các sáng tác văn xuôi tự sự của mình là “tiểu thuyết” (dù là “đoảnthiên tiểu thuyết” tức truyện ngắn, hay là “tiểu thuyết”, “truyện dài”) và triểnkhai chúng trong khá nhiều kiểu tác phẩm” [6, 88] Vấn đề này cũng được

ông nhắc lại trong Lời dẫn của bộ sưu tầm truyện ngắn, tiếu thuyết Lưu Trọng

Lư: “Ranh giới này (tức truyện ngắn và tiểu thuyết) chỉ là tương đối, vì nhiềutruyện ngắn khi đăng lần đầu vẫn được gọi là “đoản thiên tiểu thuyết”, đồngthời không ít tác phẩm gọi là “tiểu thuyết” cũng chỉ có dung lượng khá nhỏ”[44, 8] Lại Nguyên Ân chia các tác phẩm văn xuôi của Lưu Trọng Lư làm ba

kiểu: Truyện thuộc loại thần tiên, ma quái (Hương Giang sử; Trà Hoa nữ;

Người nữ tỳ cuả bà chúa Liễu; Công chúa Lã Mai; Con đười ươi; Một tháng với ma); truyện viết theo truyền thuyết, dã sử (Con voi già của vua Hàm Nghi; Chạy loạn); truyện tâm lý xã hội, thế sự Đồng thời, ông cũng chỉ ra đề

tài chủ yếu trong các sáng tác của Lưu Trọng Lư: “Đề tài hầu hết nhữngtruyện thần tiên này của Lưu Trọng Lư đều là tình yêu: những tình yêu không

bị giới hạn bởi ranh giới tiên - tục, thần - người, thầy tu - gái điếm, v.v…,những tình yêu như là tham vọng sống sục sôi, làm thành động lực vô song

Trang 9

của nhân vật, khiến họ thậm chí sẵn sàng đối mặt với cái chết, đối mặt nhữngtrừng phạt tàn khốc” [6, 89] Ông còn chú ý tới ba không gian nghệ thuật cơbản trong tiểu thuyết Lưu Trọng Lư: vùng thôn quê đồi núi Quảng Bình quêhương ông; thành phố Huế và thành phố Hà Nội Bên cạnh đó, Lại Nguyên Ân

đã có những đánh giá sắc sảo về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lưu TrọngLư: “Về thế giới nhân vật trong truyện của Lưu Trọng Lư, có một nét khá nổibật là ông thường xây dựng những nhân vật chính như là những con người thấtbại” [6, 91] Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, Lại Nguyên Ân nhận thấy:

“Không ngẫu nhiên Lưu Trọng Lư thường đưa thư tín vào văn bản: đây từ lâu đãđược xem là cách rất tốt để thể hiện thế giới tâm lý, tư tưởng của nhân vật” [6,92] Đặc biệt, Lại Nguyên Ân cũng nhận thấy sự can dự của Lưu Trọng Lư vàokhuynh hướng lãng mạn qua các sáng tác văn xuôi: “một phần đáng kể sáng tác

tự sự của Lưu Trọng Lư, - cũng tương tự sáng tác thơ của ông, - bộc lộ mộtkhuynh hướng phong cách lãng mạn khá rõ rệt Lãng mạn, ở thế giới tiểu thuyếtLưu Trọng Lư, không chỉ biểu lộ ở sự tập trung quá rõ vào các chuyện tình yêu,trong đó dang dở nhiều hơn hạnh đạt; “lãng mạn” ở văn xuôi tự sự Lưu Trọng

Lư còn lộ rõ thậm chí ở ngay ngôn từ tự sự của ông, một ngôn từ thường trựckhả năng “lên cơn sốt” xúc cảm với những cơn sóng tràn bờ, mở đường chođộc thoại của nhân vật hoặc các trường đoạn mô tả tâm lý nhân vật và “ngoại

đề trữ tình” của chính người kể chuyện” [6, 94] Và cuối cùng, Lại Nguyên

Ân khẳng định: “lãng mạn là nét phong cách khá nổi bật ở văn xuôi tự sựtrước 1945 của Lưu Trọng Lư” Tóm lại trong bài viết này, tác giả LạiNguyên Ân đã chú ý tới những đặc điểm nổi bật của văn xuôi Lưu Trọng Lư

ở một số phương diện cơ bản như đề tài, thế giới nhân vật, ngôn ngữ

Bên cạnh đó, luận văn “Văn xuôi tự sự của Lưu Trọng Lư thời kì trước1945” của tác giả Hồ Thị Thanh Thủy đã tập trung làm nổi bật đặc trưngphong cách nghệ thuật Lưu Trọng Lư trước 1945 với ba điểm chính: “Lãngmạn trong cảm hứng sáng tạo và chọn lựa đề tài”, “Ưu tiên thể hiện thế giớicảm xúc của con người”, “Tiếp thu linh hoạt kinh nghiệm nghệ thuật củanhiều khuynh hướng sáng tác” Từ đó, tác giả đã đi vào phân tích những biểu

Trang 10

hiện cụ thể và giá trị của các đặc trưng bút pháp ấy qua các sáng tác cụ thể,tiêu biểu trong các tác phẩm văn xuôi tự sự của Lưu Trọng Lư Tác giả luậnvăn đã khẳng định: “Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Lưu Trọng Lưthuộc vào số những tác giả viết thành công ở cả hai lĩnh vực thơ và văn xuôi.Những tác phẩm thơ trong phong trào Thơ mới của ông đã được độc giả biếttới nhiều và bình phẩm ngay từ khi nó mới chào đời Riêng mảng văn xuôi tự

sự sáng tác thời kì trước năm 1945, tuy còn nhiều ý kiến đánh giá chưa đồngnhất, song nó đã một lần nữa khẳng định con người cũng như tư tưởng và sựnghiệp văn học của Lưu Trọng Lư là rất phong phú, cần được nhìn nhận vàđánh giá một cách đầy đủ và toàn diện hơn nữa trong tương lai” [73, 121].Với hệ thống luận điểm sắc sảo và dẫn chứng cụ thể, luận văn là một trongnhững nguồn tư liệu và gợi dẫn quan trọng cho bài viết của chúng tôi

Như vậy, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã quan tâmtới các tác phẩm truyện của Lưu Trọng Lư với khá nhiều các bài viết Song

chưa có một công trình nào đi sâu vào việc nghiên cứu Đặc điểm truyện Lưu

Trọng Lư một cách đầy đủ, hệ thống Tất cả những ý kiến đánh giá trên đều là

những gợi dẫn quan trọng cho chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu khảo sát

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm truyện Lưu Trọng Lư 3.2 Phạm vi tư liệu khảo sát

Luận văn tập trung khảo sát 54 truyện của Lưu Trọng Lư sáng tác trước

năm 1945 (trừ Chiến khu Thừa Thiên và Chuyện cô Nhụy) được in trong bộ sưu tập Lưu Trọng Lư - Tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết (2 tập) do Lại

Nguyên Ân, Hoàng Minh sưu tầm, biên soạn

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn nhằm tìm hiểu:

- Truyện Lưu Trọng Lư trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam trước 1945

- Cảm hứng chủ đạo và những hình tượng nổi bật trong truyện LưuTrọng Lư

Trang 11

- Một số nét nổi bật về phương thức thể hiện trong truyện Lưu Trọng Lư.Qua đó nhằm mang đến một cái nhìn đầy đủ về sự nghiệp sáng tác củaLưu Trọng Lư, đồng thời, khẳng định những đóng góp của ông trên tiến trìnhphát triển của văn xuôi Việt Nam.

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp thống kê, phân loại

- Phương pháp cấu trúc, hệ thống

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn

Trang 12

Chương 1 TRUYỆN LƯU TRỌNG LƯ TRONG BỐI CẢNH VĂN XUÔI VIỆT NAM TRƯỚC 1945

1.1 Khái niệm truyện

Truyện là một khái niệm khá quen thuộc trong lịch sử văn học ViệtNam Tuy nhiên, khái niệm này được nhìn nhận trên những phạm vi khácnhau ở từng giai đoạn khác nhau trong tiến trình phát triển của văn học

Trong giáo trình Lí luận văn học tập hai do Trần Đình Sử chủ biên, các

tác giả đã đề cập khá đầy đủ về nguồn gốc cũng như sự thay đổi trong quanniệm khái niệm truyện từ xưa cho tới nay Theo các tác giả: “Thuật ngữ

“truyện” có nhiều nghĩa Với nguồn gốc chữ Hán, truyện ban đầu có nghĩa là

giải thích kinh nghĩa Ví dụ Xuân Thu Tả truyện (Ông họ Tả giải thích Kinh

Xuân Thu) Nghĩa thứ hai là bài văn xuôi ghi chép một sự tích nào đó Đây là

thể loại của sử học Sách Lĩnh Nam chích quái có tên đầy đủ là “Lĩnh Nam chích quái liệt truyện”, ghi các sự tích như Hồng Bàng, Bánh chưng, Trầu

cau, Ngư tinh, Hồ tinh v.v” [62, 290] Từ đó, các tác giả cũng đã đề cập tới

quan niệm về truyện trong phạm vi rộng: “Mở rộng ra trong tiếng Việt thuậtngữ “truyện” chỉ tác phẩm văn học là một bản kể có miêu tả nhân vật, diễnbiến sự kiện thú vị như truyện cổ tích, truyện thần thoại, truyện cười, truyệntruyền kì, truyện Nôm, truyện thơ, truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, truyệnrất ngắn (mini)…” [62, 291]

Trong quá trình phân biệt các thể loại của truyện và tiểu thuyết, các tácgiả cũng chỉ rõ: “Ở Việt Nam, đến đầu thế kỉ XX người ta mới sử dụng thuậtngữ “tiểu thuyết” như Trung Quốc Nhưng đồng thời vẫn sử dụng thuật ngữtruyện Truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn hoàn toàn đồng nghĩa với cácthuật ngữ trường thiên tiểu thuyết, đoản thiên tiểu thuyết Tuy vậy, thuật ngữ

“truyện” có cội nguồn sử học và phát triển từ thời trung đại Thuật ngữ “tiểuthuyết” tuy mượn từ Trung Quốc nhưng mang nội hàm hiện đại của thể loại

Trang 13

văn học châu Âu Có thể nói, từ truyện đến tiểu thuyết là hai giai đoạn pháttriển của cùng một loại hình văn học Trong tiếng Việt hiện đại, người ta dùngthuật ngữ “tiểu thuyết” để chỉ tác phẩm truyện có quy mô lớn, còn quy mônhỏ và vừa vẫn gọi là truyện, nhưng thực chất vẫn là một” [62, 291-292].

Tác giả Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học cũng đồng nhất

với quan điểm trên khi chỉ ra hai cách hiểu thường gặp của khái niệm truyện:

“Một mặt nó vẫn được dùng để trỏ mọi loại tác phẩm tự sự có cốt truyện nóichung (bao gồm cả truyền kì, tiểu thuyết), mặt khác lại có lối dùng nhưthuật ngữ trỏ dung lượng tác phẩm tự sự (“truyện dài”, “truyện vừa”,

“truyện ngắn”)” [5, 347] Tác giả cũng chỉ ra sự nhầm lẫn trong quá trình

sử dụng khái niệm truyện và tiểu thuyết, đặc biệt khi nhà văn dùng thuật ngữnày hay thuật ngữ kia để gọi tên thể loại của tác phẩm mình chấp bút Trongthực tế có tác phẩm dạng truyện là tiểu thuyết và có tiểu thuyết là truyện, tuykhông phải bao giờ truyện cũng là tiểu thuyết hay ngược lại Điều này đượcthể hiện rất rõ trong các sáng tác của Lưu Trọng Lư, ông hầu như gọi cácsáng tác văn xuôi tự sự của mình là “tiểu thuyết” (dù là “đoản thiên tiểuthuyết” tức truyện ngắn, hay là “tiểu thuyết”, “truyện dài”)

Trong Từ điển văn học bộ mới, sau khi chỉ ra nguồn gốc, sự tồn tại của

khái niệm truyện trong hệ thống thể loại văn học Trung Quốc và văn học ViệtNam với hai cách hiểu cơ bản, các tác giả xác định phân biệt tiểu thuyết vàtruyện là điều không dễ dàng Từ đó khẳng định: “Phạm vi truyện rộng hơnphạm vi tiểu thuyết” và chỉ ra một số đặc điểm của truyện: “Ở truyện còn giữlại nhiều hình thức thể loại khác nhau, đặc biệt là giữ lại những nét thuộc sửthi “tiền tiểu thuyết” Ví dụ loại truyện mang tính tiểu sử về nhân vật cóthực, dù được “tiểu thuyết hóa” ở mức nhất định; vì nó thiên hẳn về việc

kể lại một cuộc đời theo các mốc niên biểu.” Và từ đó, các tác giả cũngminh định những đặc điểm của truyện “Ở truyện, bản thân việc mở rộngcái thế giới mà nhân vật đi vào, theo dòng chảy của một cuộc đời hoặc sựđổi thay các ấn tượng về những cảnh và người mà nhân vật tiếp xúc - đã

Trang 14

là mục đích của trần thuật, của sự thể hiện nghệ thuật Ở truyện, chấtgiọng của tác giả (hoặc nhân vật kể chuyện) có vai trò lớn” [52, 1838].

Như vậy, có thể nhận thấy, khái niệm truyện được đề cập với hai nghĩa

cơ bản Trước hết, khái niệm truyện được sử dụng để chỉ mọi tác phẩm tự sự

có cốt truyện nói chung, bao gồm cả truyện ký, tiểu thuyết Bên cạnh đó, kháiniệm này còn được dùng như một thuật ngữ chỉ dung lượng tác phẩm (truyệndài, truyện vừa, truyện ngắn, truyện trong lòng bàn tay hay truyện siêu ngắn)

Ở đây, chúng tôi sử dụng khái niệm truyện để gọi toàn bộ sáng tác vănxuôi của Lưu Trọng Lư với nghĩa truyện chỉ tác phẩm văn học là một bản kể

có miêu tả nhân vật, diễn biến sự kiện thú vị không hạn chế về dung lượng

Sở dĩ, chúng tôi chọn khái niệm truyện này thay vì “tiểu thuyết” bởi tính chấtthể loại ở khái niệm truyện đã được mờ hóa đi rất nhiều so với tiểu thuyết.Đặc biệt, áp dụng vào đối tượng cụ thể, chúng tôi nhận thấy trong các sángtác của Lưu Trọng Lư, nhà văn hầu như gọi các sáng tác văn xuôi tự sự củamình là “tiểu thuyết” (dù là “đoản thiên tiểu thuyết” tức truyện ngắn, hay là

“tiểu thuyết”, “truyện dài”) Bởi vậy, lựa chọn khái niệm “truyện” với sựminh định ý nghĩa như trên sẽ giúp chúng ta một mặt khái quát, mặt khác khubiệt những tác phẩm của Lưu Trọng Lư trên mảng sáng tác này

1.2 Tổng quan về sự phát triển của truyện Việt Nam từ 1900-1945

1.2.1 Những tiền đề lịch sử, xã hội và tư tưởng, thẩm mỹ của giai đoạn văn học đầu thế kỷ XX đến năm 1945

Ðầu thế kỉ XX, Pháp cơ bản đã thực hiện xong công cuộc bình địnhtrên đất nước ta và đẩy mạnh khai thác thuộc địa, xây dựng trật tự mới Kể từsau cái chết của Phan Ðình Phùng (1896), phong trào chống Pháp theo ngọn

cờ Cần Vương đã thất bại hoàn toàn Bộ máy cai trị của Pháp được tổ chức lạitheo lối hiện đại hơn, chặt chẽ hơn, có quyền lực hơn và phá dần thế tự trịlàng xã ngày trước trong chế độ phong kiến Sau hai cuộc khai thác thuộc địa(từ 1897 đến 1913 và từ 1918 đến 1929), Việt Nam đã chuyển từ xã hộiphong kiến sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến

Trang 15

Về kinh tế, đầu thế kỉ XX, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp lạchậu Thực dân Pháp thực hiện chính sách kinh tế thực dân, coi Việt Nam vàtoàn xứ Đông Dương là thuộc địa để khai thác tài nguyên và tiêu thụ hànghóa Kinh tế hàng hoá kích thích sự phát triển của công thương nghiệp làmcho thành thị phát triển, làm xuất hiện nhiều nhu cầu mới, phát triển nhiềunghề mới, tầng lớp thị dân phát triển với thị hiếu hoàn toàn khác với ngườinông dân và những ông quan Nếu như ông quan và người nông dân thích đạođức thì tầng lớp thị dân lại vô cùng say sưa với những cuộc phiêu lưu bí ẩn, lạlẫm, đặc biệt là sự khám phá, nhìn ngó vào nội tâm của chính mình Thị hiếucủa tầng lớp thị dân đã dần buộc văn học trở thành hàng hóa, luôn luôn phảiđổi mới và tôn trọng thị hiếu nếu muốn chiếm lĩnh được trái tim của độc giả

Trong vài ba mươi năm, cơ cấu giai cấp, tầng lớp trong xã hội ViệtNam đã có nhiều thay đổi Giai cấp tiểu tư sản thành thị tăng lên đáng kể baogồm nhiều tầng lớp: tiểu thương, viên chức, thợ thủ công, học sinh, trí thứcmới… Từ đây xuất hiện một lực lượng sáng tác mới trong đời sống văn học

Ðó chính là lớp trí thức Tây học, được đào tạo từ các trường Pháp - Việt.Ngay từ khi còn ở trên ghế nhà trường, họ đã được tiếp thu những di sản vănhọc phương Tây, đặc biệt là văn học Pháp, góp phần hình thành những quanniệm văn học mới Đây cũng chính là tầng lớp độc giả mới trong xã hội vớimột thị hiếu mới Giai cấp công nhân được hình thành và lớn mạnh nhanhchóng, ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống chính trị Giai cấp tư sản

ra đời nhưng yếu ớt và phụ thuộc vào tư bản Pháp Sự phát triển các đô thịdẫn đến sự phá sản nông nghiệp, làm cho nông thôn tiêu điều xơ xác Nôngdân kéo ra thành thị ngày càng đông Một tầng lớp tiểu tư sản nghèo ngàycàng phát triển, sống bấp bênh ở thành thị

Như một quy luật tất yếu, những thay đổi về kinh tế, chính trị - xã hội

đã kéo theo sự biến đổi về tình hình văn hoá, tư tưởng Cùng với quá trìnhkhai thác thuộc địa của thực dân Pháp, văn hóa Pháp đã xâm nhập vào ViệtNam một cách mạnh mẽ Nền văn hóa đó với sự tiếp thu đa dạng xô bồ, cực

Trang 16

đoan có, bình tĩnh, chọn lọc có đã nhanh chóng làm rạn vỡ, đứt gãy nhữngnền tảng văn hóa cổ truyền phương Đông đã ngự trị hàng ngàn năm trên mảnhđất này Sự phân hóa về lối sống, tư tưởng ngày một mạnh mẽ đặc biệt ở tầnglớp trí thức Tây học thành thị Việc bãi bỏ chế độ khoa cử Hán học và thay đổi

hệ thống giáo dục đã làm cho chữ Hán và Nho giáo mất dần địa vị trọng yếu Xãhội Việt Nam đã có những chuyển biến cơ bản từ ý thức hệ phong kiến sang ýthức hệ tư sản Nhu cầu đời sống cá nhân của con người ngày một phức tạp vàtất yếu cái khung chật hẹp của lễ giáo phong kiến không còn phù hợp nữa Điều

đó kéo theo nhu cầu khẳng định cái tôi trong các tác phẩm văn học ngày càngmãnh liệt, đòi hỏi sự chuyển mình của văn học cả về nội dung, tư tưởng lẫn hìnhthức Trong xã hội đang chuyển mình mạnh mẽ đó, những xung đột giữa cái cũ

và cái mới trong tư tưởng, lối sống, nếp nghĩ diễn ra gay gắt và cái mới đã tỏ

rõ ưu thế

Nhắc tới những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của văn họcthời kì này phải kể đến vai trò của báo chí, hoạt động xuất bản và một công cụrất quan trọng là chữ quốc ngữ Lúc này, in ấn hiện đại từ phương Tây đã thaythế truyền thống với ưu thế nhanh, giá thành rẻ, số lượng bản in nhiều là tiền

đề cho sự xuất hiện báo chí Báo chí đã có bước phát triển đi từ công báo đếnbảo chí tư nhân, từ báo chí chữ Hán sang báo chữ quốc ngữ, đi từ những tờbáo tạp sự sang tờ báo dành riêng cho văn học Với chức năng cập nhật nhữngchuyện thời sự thường ngày đang diễn ra, báo chí đã góp phần hướng độc giảquan tâm đến cuộc sống thường ngày và thị hiếu ấy đã hướng văn học tời thờihiện tại, cuộc sống thường nhật Ở giai đoạn đầu chưa có tờ báo riêng cho vănhọc nhưng bất cứ một tờ báo lớn nào cũng có một mục dành cho văn học; lâudần hình thành ở người đọc nhu cầu được đọc văn học một cách thườngxuyên Ở các đô thị lớn đã hình thành những độc giả chuyên nghiệp, từ đóthúc đẩy việc xuất hiện các nhà văn chuyên nghiệp Cũng thông qua báo chí,những tác phẩm dịch thuật lần đầu tiên được đến với Việt Nam, vừa giới thiệuvới người Việt những thực đơn văn học mới và giới thiệu cả những khuôn

Trang 17

mẫu để các tác giả có thể bước đầu mô phỏng, học tập Đồng thời, sự phổbiến của chữ quốc ngữ đã giúp văn học thoát khỏi tính đặc tuyển để hướng tớiđại chúng Cùng với việc sử dụng chữ quốc ngữ, người Việt cũng nhận radiện mạo tâm hồn mình, thúc đẩy khao khát có một khuôn mặt riêng, một dấu

ấn riêng trong văn học

Tình hình chính trị xã hội Việt Nam có nhiều biến động kéo theo đó là

ý thức thẩm mĩ của con người cũng thay đổi Lối sống tư sản đã tấn côngquyết liệt vào xã hội phong kiến Việt Nam, cùng với nó là sự du nhập ồ ạt củanền văn hoá phương Tây Quan niệm về cái đẹp của cuộc sống, của conngười, cũng như cái đẹp trong nghệ thuật đã có nhiều thay đổi Ðối với sángtác văn chương, trước đây, ông cha ta quan niệm cái đẹp toát lên từ sự hài hoàcân đối của một bài thơ Ðường luật, từ sự hoàn chỉnh của phép đối, của cáchgieo vần Giờ đây, những yếu tố đó đang chịu sự lấn át dần bởi chất phóngkhoáng, tự do vừa tìm thấy được từ văn học phương Tây

Tất cả những yếu tố trên đã trở thành tiền đề cho công cuộc hiện đạihóa văn học Việt Nam nói chung và truyện Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến

1945 nói riêng

1.2.2 Sự phát triển của truyện Việt Nam từ 1900 đến 1945

Sự biến đổi mạnh mẽ về chính trị, văn hóa, tư tưởng của xã hội ViệtNam đầu thế kỉ XX đã kéo theo sự đổi mới của văn học, trước hết ở quanniệm sáng tác Các nhà văn thời kì này quan niệm: nhà văn phải quan tâm đếnđối tượng công chúng là toàn thể nhân dân, trong đó có cả quần chúng laođộng Cho nên, văn học không còn thu hẹp trong một nhóm nhỏ, mà đượccông bố rộng rãi bằng nhiều hình thức Giờ đây người ta tìm cách in ấn đểxuất bản tác phẩm văn học

Tiếp đó là sự thay đổi về quan niệm về thể loại: tiểu thuyết và kịch

được công nhận là một thể loại văn học Nếu như nho sĩ ngày trước chuộngthơ, gởi gắm tâm hồn của mình trong thơ, bộc bạch tâm sự chí khí bằng thơthì lớp nghệ sĩ mới hôm nay lại say mê văn xuôi, hướng về văn xuôi nhiều

Trang 18

hơn Họ nhận thấy văn xuôi có nhiều khả năng phản ánh chân thật, cụ thể đadạng cuộc sống Ðối với các nhà nho, vấn đề mô tả hiện thực cuộc sốngkhông phải là điều mà họ quan tâm đến Ngược lại, nền văn học mới để hếttâm sức vào phản ánh hiện thực, vai trò nhận thức của văn học đối với cuộcsống được nâng cao Chính vì vậy, sang đầu thế kỉ XX, văn xuôi Việt Nam

đã thể hiện những tiến bộ rõ rệt Các thể văn xuôi, từ truyện ngắn đến tiểuthuyết, phóng sự, tùy bút đều phát triển khá mạnh, đặc biệt là các thể truyện

Chữ quốc ngữ đã được dùng phổ biến ở Nam Bộ cùng với sự xuất hiệncủa báo chí từ khoảng ba mươi năm cuối thế kỉ XIX và đã được dùng để sáng

tác văn học (khởi đầu là tiểu thuyết Truyện thầy Lazarô Phiền của Nguyễn

Trọng Quản in năm 1887) Đến đầu thế kỉ XX, phong trào sáng tác văn xuôiphát triển mạnh mẽ ở Nam Bộ với hàng chục tác giả như Bửu Đình Phú Đức,Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt, Trần Quang Nghiệp, nổi bật hơn cả

là Hồ Biểu Chánh Tiểu thuyết quốc ngữ Nam Bộ thời kì này tuy còn in đậmdấu ấn của văn xuôi trung đại, nhưng đã có những đổi mới khi thể hiện rõ sựchân thật, đa dạng của cuộc sống thành thị và cả nông thôn Các tác phẩmcủa Hồ Biểu Chánh đã đề cập đến sự áp bức, bóc lột của tầng lớp thống trị ởnông thôn (địa chủ, hương chức, hội tề ) đối với dân lành vô tội Đồng thời,tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã khai thác hiện thực cuộc sống sôi động, bề bộn,với vô số hạng người khác nhau ở chốn thành thị như những người thợ thuyềnsống chui rúc trong các ngõ hẻm tăm tối, nghèo nàn; giới thông ngôn ký lục,những kẻ nịnh bợ Tây, sợ sệt quan trên, thích bắt nạt dân lành, ăn chơi tráctáng, trọng tiền tài danh lợi xem nhẹ nhân nghĩa… Hơn nữa, các tác giả đãđưa ngôn ngữ bình dân, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày mang đặc điểmphương ngữ Nam Bộ vào trong tác phẩm của mình

Năm 1925, Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách ra đời được xem là một cột

mốc mở đầu cho tiểu thuyết hiện đại theo khuynh hướng lãng mạn Bắt đầu từnăm 1933, nhóm Tự lực văn đoàn với những tên tuổi như Nhất Linh, KháiHưng, Hoàng Ðạo, Thạch Lam, Tú Mỡ, Thế Lữ (về sau thêm Xuân Diệu,

Trang 19

Trần Tiêu) đã đem lại sự cách tân toàn diện cho tiểu thuyết Nhờ thức tỉnh ýthức cá nhân và sự quan tâm đặc biệt đến nhu cầu giải phóng cá nhân, các tácgiả của nhóm Tự lực văn đoàn đã nhiệt thành chống lễ giáo phong kiến, đòiquyền tự do yêu đương, đề cao hạnh phúc cá nhân thông qua các tác phẩm

tiêu biểu như Nửa chừng xuân, Ðoạn tuyệt, Lạnh lùng, Ðôi bạn, Gia đình,

Thoát ly, Thừa tự Trong thời kỳ mặt trận dân chủ, tiểu thuyết Tự lực văn

đoàn quan tâm đến cuộc sống của tầng lớp dân nghèo ( Hai vẻ đẹp của Nhất Linh, Con đường sáng của Hoàng Ðạo…), tuy nhiên “xu hướng bình dân"

của họ chủ yếu mang tính chất cải lương Tiểu thuyết của nhóm Tự lực vănđoàn đặc biệt đã có những đóng góp nhất định về phương diện nghệ thuật:đổi mới trong kết cấu tiểu thuyết hiện đại (đó là lối kết cấu không theo trật

tự thời gian, câu chuyện có thể phát triển theo tâm lý nhân vật và cũng cóthể đột ngột chuyển từ nhân vật này qua nhân vật khác) Hơn thế, họ đã chútrọng đi sâu khám phá đời sống nội tâm của nhân vật với những diễn biếntâm lý phong phú và tương đối phức tạp Đây chính là đóng góp rất đángquan trọng của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn xuôi ViệtNam nói chung và tiểu thuyết Việt Nam nói riêng

Văn xuôi hiện thực phê phán cũng phát triển mạnh mẽ với các tên tuổitiêu biểu như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,Nguyên Hồng, Tô Hoài, Bùi Hiển Các nhà văn hiện thực phê phán chủ yếuhướng vào phản ánh hiện thực xã hội với tinh thần phê phán, thông qua việcxây dựng những mâu thuẫn, xung đột xã hội, giai cấp trong hoàn cảnh có tínhđiển hình, khắc học tính cách nhân vật trong mối quan hệ chặt chẽ và chịu sự tácdộng của hoàn cảnh Tuy nhiên, mỗi nhà văn đều chọn cho mình một lối đi

riêng Nếu Ngô Tất Tố trong Tắt đèn thành công trong việc xây dựng các xung

đột xã hội dồn nén trong khoảng không gian hẹp và thời gian ngắn, thì Vũ Trọng

Phụng trong Giông tố, Số đỏ lại bao quát bức tranh xã hội, đặc biệt xã hội thành

thị với đủ các mối quan hệ chồng chéo phức tạp Nhà văn Nam Cao lại thể hiệnbiệt tài với việc đề cập tới những vấn đề tưởng chừng rất tủn mủn, nhỏ nhặt

Trang 20

trong đời sống, để rồi nhà văn đã lách ngòi bút của mình đi sâu khám phá nhữngdiễn biến vô cùng vi diệu của thế giới tâm hồn con người Từ đó, gửi gắm biếtbao triết lí nhân sinh sâu sắc tới người đọc Ngòi bút hiện thực tỉnh táo đi liềnvới chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc, năng lực miêu tả và phân tích tâm lí nhân vậttriệt để được xem là những đặc sắc trong sáng tác của Nam Cao Bên cạnh đó,truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan là những bức hí họa rất sinhđộng về xã hội đương thời; tập trung xây dựng những nghịch lí, mâu thuẫn đẩyđến cao trào rồi nhanh chóng mở nút làm tiếng cười bật ra

Bên cạnh một Nam Cao tỉnh táo, sâu sắc, một Nguyễn Công Hoan hómhỉnh, đáo để là Thạch Lam, Thanh Tịnh nhẹ nhàng, tinh tế Tất cả những gươngmặt ấy đã làm phong phú thêm cho diện mạo của truyện ngắn thời kì này.Truyện ngắn của Thạch Lam và Thanh Tịnh thấm đẫm chất trữ tình, cốt truyệnthường đơn giản, thiên về khám phá những biểu hiện tâm trạng với những xúccảm, cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng trong đời sống con người Trong số nhữnggương mặt tiêu biểu sáng tác truyện ngắn thời kì này còn phải kể đến Tô Hoài,Kim Lân, Bùi Hiển với những am hiểu sâu rộng về phong tục và cả những hủtục ở nhiều vùng miền Ngoài ra còn phải kể tới rất nhiều những gương mặt tiêubiểu khác như Lan Khai, Thế Lữ…

Tóm lại từ năm 1900 đến 1945, truyện Việt Nam vừa có sự kế thừa củatruyện trung đại nhưng nhìn chung đã có sự đổi mới sâu sắc ở mọi phương diện.Phạm vi phản ánh được mở rộng, hướng tới mọi mặt của đời sống xã hội và conngười, không còn bị gò bó trong mục đích giáo huấn đạo lí Quá trình hiện đạihóa được thể hiện rõ nét ở phương diện nghệ thuật Ngôn ngữ truyện thoát khỏilối văn biền ngẫu khuôn sáo, ngôn ngữ đời sống tự nhiên, sinh động đã ồ ạt bướcvào trong tác phẩm Điểm nhìn trần thuật và ngôi kể thay đổi linh hoạt, nghệthuật miêu tả tâm lí được chú trọng Nhân vật trong truyện hiện đại không cònđơn thuần là nhân vật loại hình mà mang cá tính, số phận cá thể và hiện lên vớithế giới tâm lí phức tạp

1.3 Nhìn chung về con người và sự nghiệp sáng tác của Lưu Trọng Lư

Trang 21

1.3.1 Lưu Trọng Lư - vài nét về tiểu sử

Theo quan điểm tiếp cận lịch sử phát sinh, nghiên cứu những yếu tố bênngoài văn bản như xã hội, văn hóa, nhà văn… để cắt nghĩa tác phẩm là một việclàm hết sức cần thiết Mỗi một tác phẩm văn chương đều ra đời trong một bốicảnh lịch sử, xã hội văn hóa cụ thể Tất cả những yếu tố đó khúc xạ qua lăngkính chủ quan của nhà văn, hòa quyện trong quan niệm thẩm mĩ, nhân sinh quancủa tác giả để bước vào tác phẩm Những ảnh hưởng đó được chắt lọc, thẩmthấu một cách tự nhiên trong sáng tác của nhà văn Chính vì vậy, khi đến với

“đứa con tinh thần” của nhà văn, người đọc cần vận dụng một cách thích hợpnhững hiểu biết về văn hóa, xã hội đặc biệt cần nghiên cứu cụ thể tiểu sử củamột tác giả để có thể khám phá những tầng sâu ý nghĩa của văn bản Đối với mỗinghệ sĩ nói chung và nhà văn nói riêng, môi trường gia đình có ảnh hưởng rấtlớn đến con đường nghệ thuật của họ Nhà tâm lí học S.Freud đã phân tíchnhững ảnh hưởng của người mẹ lên sáng tác của Edga Allan Poe, Đỗ Lai Thúytừng phân tích những ẩn ức ấu thơ trong sáng tác của Hoàng Cầm… Có thểnói, những ấn tượng tuổi thơ có sức ám ảnh lớn đối với cuộc đời của mỗi conngười và in đậm dấu ấn trong những sáng tác nghệ thuật của họ

Lưu Trọng Lư sinh ngày 19 - 06- 1911, tại làng Cao Lao Hạ (nay là xã BắcTrạch), huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình quan lại nhỏ

Nói tới những yếu tố ảnh hưởng đến sáng tác của Lưu Trọng Lư khôngthể không nhắc tới yếu tố gia đình, đặc biệt là người mẹ Hình ảnh người mẹ

đã bước vào các tác phẩm của Lưu Trọng Lư, ở tất cả các thể loại từ thơ,

truyện ngắn, tiểu thuyết đến phê bình Chiếc cáng xanh là dòng kí ức về

những kỉ niệm tuổi thơ, trong đó hình ảnh trung tâm là hình ảnh người mẹ Ởnhững tiểu luận, phê bình sau này ông nhắc đến mẹ như khởi nguồn cho cảmhứng nghệ thuật của mình Hình ảnh người mẹ hiện lên qua dòng hoài niệm

da diết đã trở thành hình tượng hết sức ám ảnh Ngay từ trang đầu tiên của tácphẩm này ông đã khẳng định: “Người đàn bà thứ nhất đã chiếm giữ cả tâmhồn bừng sương của tôi là mẹ tôi Cuốn tiểu thuyết này hay là cuộc đời tôi -

Trang 22

tôi có thể nói là bắt đầu từ con đường ấy và người đàn bà ấy Những cảm giácđầu tiên của tôi, là do người đàn bà và cái cảnh đường ấy in vào trong tâmhồn tôi Và nay tôi là người thế nào, là do những cảm giác đầu tiên đó đã đúcnên vậy” [46, 931].

Tuy là vợ quan tri huyện nhưng người mẹ của Lưu Trọng Lư vẫn sốngcuộc sống bình dị, có phần lam lũ như bao người phụ nữ nông thôn khác:

“Sinh ở nơi dân dã, mẹ tôi, về nhà họ Trương, mà vẫn giữ cái cốt cách củadân dã Tôi còn thấy như mới hôm qua, cái người đàn bà cũ kỹ ấy, mỗi lần ởchợ về, vất cái nón thượng quai thao xuống đất, đặt cái thúng nặng ở náchxuống, nhổ bãi trầu, và nhoẻn một nụ cười rộng và bao dung biết chừng nào”[46, 954] Tuổi thơ của Lưu Trọng Lư được bao bọc trong môi trường vănhóa đậm màu sắc dân gian với tập tục nhuộm lá móng tay trong ngày tếtĐoan ngọ, những câu chuyện huyền thoại và đặc biệt là một thế giới phongphú, sâu nặng nghĩa tình qua những lời ru của mẹ: “Nếu tôi có quyền đượctiếc, ấy là tôi chỉ tiếc không được, từ trong cuống họng tôi, phát ra nhữngcái điệu nhịp mơ hồ là những tiếng hát ở bên nôi một đứa bé Tiếng hát rucủa cái dĩ vãng êm đềm, ru một cái tương lai đẹp đẽ” [46, 994] Ông đồngthời cũng khẳng định: “Chính mẹ tôi cũng là người truyền lại cho tôi nhữngphong vị dạt dào của ca dao và có lẽ mẹ tôi không có sự giáo dục đáng kể nàongoài sự dạy bảo của những câu ca dao” [40, 264] Suối nguồn ngọt ngào từnhững câu hát ru của mẹ, phong vị dạt dào của ca dao đã trở thành dòng chảy

êm đềm nhưng giàu nội lực trong sáng tác của Lưu Trọng Lư

Cũng chính sự hiền từ, tâm hồn nhạy cảm, giàu trắc ẩn của người mẹ đãảnh hưởng sâu sắc đến tâm hồn của ông Người mẹ sống hòa vào thiên nhiên,giữa đất đai cây cỏ, gắn một phần sinh mệnh của mình với từng giàn trầu,hàng cau, hàng ngày lo lắng cho nong tằm, cuộn tơ đã truyền cho tâm hồn trẻthơ sự say mê, ngây ngất, tình cảm hồn hậu với thế giới cây cỏ: “Tôi thíchnhất là người ta kể cho nghe cái đời của loài cây” [46, 941] Sự khô héo củacây cam sành sau cái chết của ông ngoại, sự héo hon của giàn trầu sau sự ra đi

Trang 23

mãi mãi của người mẹ khiến ông không khỏi xót xa: “Có một điều này màđến nay tôi cũng nhận thấy là cây cối hình như cũng gây ra, và cũng chịu lấymột phần lớn những đau khổ của đời tôi” [46, 941] Phải chăng, tiếng thu, âmthanh xào xạc của rừng thu đã được khơi nguồn tình yêu hồn nhiên, niềm tin

về một linh hồn man mác tồn tại trong mỗi lá cây, ngọn cỏ ấy? Và có lẽ, conmắt trẻ thơ hồn nhiên trong sáng nhưng cũng hết sức tinh tế ấy đã khiến chongòi bút của ông chạm được tới những âm thanh vi diệu của đất trời, những

âm thanh lặng lẽ gần như vô thanh, đó chính là sự cựa quậy căng tràn tronglinh hồn vạn vật

Bên cạnh đó, tâm hồn nhạy cảm, lòng trắc ẩn của Lưu Trọng Lư đượcthừa hưởng từ người mẹ là một cơ may đặc biệt đối với sự nghiệp sáng táccủa ông Tình yêu thương vô bờ bến đối với người mẹ tảo tần, chịu thươngchịu khó đã khiến cho Lưu Trọng Lư đặc biệt đồng cảm với nỗi khổ củangười phụ nữ Cùng với người mẹ, hình ảnh hai người chị gái số phận éo le,người láng giềng phía nam với cuộc đời đầy đau khổ, bất hạnh nhưng không

nỡ chết vì thương chồng, thương con; người láng giềng phía bắc côi cút,nghèo rớt mùng tơi, chắt chiu để đốt chút vàng mã mong sưởi ấm linh hồncủa đứa con xấu số đã gợi lên cho ông biết bao niềm trắc ẩn Và tất cả những

số phận, những cuộc đời ấy đã hòa vào nhau, tạo nên một ấn tượng sâu sắc, đểrồi hình tượng người phụ nữ u buồn, sầu mộng luôn hiển hiện trong các sángtác của ông

Và một lần nữa, trái tim giàu xúc cảm, tràn đầy tình yêu thương đã phảiđối mặt với những chấn động tinh thần mạnh mẽ với nỗi ám ảnh về sự bơ vơ,lạc lõng giữa cuộc đời trước sự ra đi quá sớm của người mẹ: “Lòng tôi quằnquại: Tôi không ngờ trong một phút, tôi cách xa mẹ tôi đến thế Tôi kêu gàonhư kẻ điên Tôi không ngờ, sự đau thương có thể làm cho người ta điêncuồng được” [46, 958] Từ cái chết của mẹ, cậu bé mười tuổi ấy luôn phải đốimặt với cảm giác bị bỏ rơi, bơ vơ, lạc lõng, đặc biệt là sự in đậm về dấu ấncủa sự sống và cái chết trong tâm trí thơ dại Và cảm thức lưu lạc, niềm nhớ

Trang 24

tiếc dĩ vãng đã đeo đuổi suốt cuộc đời của Lưu Trọng Lư Ông luôn ấp ủtrong trái tim mình hình ảnh người mẹ ăn trầu, dung dị hiền từ giữa đờithường, mỗi khi có nắng mới lại đem áo ra phơi trước giậu Lạc trong quákhứ, chìm trong mộng ảo, luôn trăn trở tìm kiếm cái đẹp đã lùi xa vào dĩ vãng

là những hệ quả tất yếu của một trái tim mãi lưu luyến trong bóng hình người

mẹ - một biểu tượng cho vẻ đẹp dung dị, thầm lặng của truyền thống: “Tôithương tiếc biết bao, khi tôi nghĩ đến cái việc ngày nay trên đất nước tôi, đãkhông còn những người đàn bà cũ kỹ, hiền lành như màu áo “cổ y”, nhữngngười đàn bà lặng lẽ mà thâm trầm gần đất cát biết bao, sống giữa những câycối thân yêu, hồn của đất nước” [46, 959] Điều này được thể hiện rõ néttrong cách cư xử của ông đối với thơ ca truyền thống Lưu Trọng Lư một mặtủng hộ và đấu tranh nhiệt thành cho Thơ mới, nhưng đồng thời ông luôn trântrọng, gìn giữ vẻ đẹp của thơ ca truyền thống

Bên cạnh đó, khi nói tới sự ảnh hưởng từ gia đình không thể khôngnhắc tới người cha của Lưu Trọng Lư Nếu như người mẹ là hiện thân chonhững gì dung dị, gần gũi, đằm thắm, tràn đầy yêu thương thì người cha lại làđại diện tiêu biểu cho nền Hán học nghiêm khắc, nghiệt ngã Thân sinh củaLưu Trọng Lư, cụ Lưu Trọng Kiến đỗ cử nhân Hán học, từng có thời làmquan tri huyện, sau trở về dạy học đúng như hình mẫu nhà nho chuẩn mực Cảmột đời tôn sùng những giáo lý hà khắc của Nho gia với cách xử sự lí trí đếntàn nhẫn, ông “muốn đào luyện con cái thành những kẻ phục tùng, cúi đầu màchịu, cam tâm mà chịu, đau khổ mà chịu” [46, 961] Nhưng cũng chính ngườicha đã giúp cho Lưu Trọng Lư sớm làm quen với kho tàng văn chương báchọc: “Cha tôi vẫn là một nhà nho đã đưa tôi vào thế giới của văn chương báchọc Bên võng người, tôi đã được nghe, cũng từ tuổi ấu thơ - nghe cha ngâm

và giảng về những bài thơ, bài văn chữ Hán: từ bài Thu thanh của Âu Dương

Tu đến bài Quy khứ của Đào Uyên Minh Tử nhỏ, qua giọng ngâm thơ của cha, tôi đã thấm ít nhiều cái âm điệu của hai câu thơ trong Đằng vương các”

[40, 50] Sự tác động của môi trường giáo dục Tây học đã giúp Lưu Trọng Lư

Trang 25

có cơ hội được tiếp xúc với những tư tưởng mới mẻ của phương Tây, từ đó tạonên sự phản ứng mạnh mẽ đối với những giáo huấn lạnh lùng, có phần khắcnghiệt của người cha: “Cái gương nhẫn nhục ấy, vô lý biết bao, bất công biếtbao, nhưng thầy tôi cũng nhét vào tâm trí các chị tôi tưởng như nhét một món

ăn rất hiền lành Còn đối với bọn con trai chúng tôi, thầy tôi cũng dạy nhữngđiều tương tự lấy trong cuộc đời của những người đã qua, “chú qua”, “bácqua”… và nhiều khi cũng lấy ở trong sách vở thánh hiền nữa Đại để, ý thầy tôi

là muốn đào luyện chúng tôi thành những kẻ phục tùng” [46, 961] Nhữngxung đột ngầm của thời thơ ấu chính là căn nguyên sâu xa của sự phản kháng

dữ dội đối với nền Hán học giáo điều và sự sáo mòn trong thơ cũ

Hình ảnh người mẹ, người cha của Lưu Trọng Lư đã bước vào tácphẩm của ông, trở thành những hình tượng nghệ thuật sống động Đồng thời,gia đình với sự ảnh hưởng trái chiều từ cha và mẹ đã hình thành nên cá tính

và chi phối sự nghiệp sáng tác của Lưu Trọng Lư Thơ Lưu Trọng Lư thườngthiên về tình cảm mà coi nhẹ lí trí, gần với mạch nguồn của thơ ca dân gian,

từ chối kiểu thơ ca ngâm vịnh, thù tạc có đăng đối chặt chẽ Những ảnhhưởng từ người mẹ đã tạo nên niềm hoài niệm da diết đối với quá khứ tươiđẹp, nỗi sầu mộng trước thực tại, khả năng nắm bắt một cách tinh tế nhữngrung động vi diệu của tâm hồn con người, lòng trắc ẩn trước vẻ đẹp, thânphận của người phụ nữ thấm đẫm trong từng trang thơ, trang văn của ông

Cùng với yếu tố gia đình, quê hương và những mảnh đất Lưu Trọng Lưtừng gắn bó cũng đã tiếp sức cho ông trong hành trình sáng tạo đầy gian khó:

“Cách đây gần một thế kỷ, tôi là học trò nhỏ của trường Tỉnh Mỗi ngày chủnhật, tôi thường cùng với dăm ba bạn trẻ đồng học, sáng sớm hay chiều tà,

ra nơi đây, cửa sông Nhật Lệ Nơi đây có những cồn cát cao, rất dốc Cáttrắng mà mịn, kêu chút chít dưới chân Từ trên cồn cát, tôi lắng nghe tiếnggió biển rì rào, tiếng dương liễu và cát vỗ vào mặt tôi Có phải chính nơiđây, mà gió cát từ tuổi ấu thơ của tôi, đã vã vào tâm hồn tôi một khí vị gianghồ” [32, 391] Vùng quê Quảng Bình đã in dấu ở không gian nghệ thuật trong

Trang 26

không ít tác phẩm của ông như Cầu sương điếm cỏ, Khói lam chiều, Con voi

già của vua Hàm Nghi, Bến cũ, Chiếc cáng xanh, Dòng họ, Cô bé hái dâu…

Thành phố Hà Nội với không gian thư viện, trường học, những cuộchẹn hò du ngoạn chùa Láng, Hồ Tây…đã sớm đi vào truyện Lưu Trọng Lư

Tác giả Lại Nguyên Ân trong bài viết Văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư đã rất sắc

sảo khi nhận ra: “Dường như điều có thể gọi là “ấn tượng người nhập cư” đãkhiến Lưu Trọng Lư sớm diễn tả sắc nét hơn ai hết những không gian chậthẹp trong phố cũ Hà Nội, khi mà khoảng không bên trên lòng đường vẫn có

thể kết nối những con người sống ở hai bên phố (Em là gái trong khung cửa),

hoặc, những cầu thang hẹp và tối vẫn có thể là nơi “kỳ ngộ” nhất thời của hai

kẻ tha phương (Mẹ con)” [45, 17].

Đặc biệt, có một vùng đất đầy yêu thương, gắn bó và ảnh hưởng đậmnét đến tâm hồn tác giả, đó chính là thành phố Huế Từ thuở niên thiếu, LưuTrọng Lư đã từng học ở trường Quốc học Huế Sau này, người vợ - người tri

âm tri kỉ, chia ngọt sẻ bùi với ông lại là một người con gái Huế, xuất thânhoàng tộc, một nghệ sĩ đàn tranh với vẻ đẹp thanh tao và tiếng đàn da diếtthổn thức lòng người Lưu Trọng Lư đã có một khoảng thời gian khá dài sống

ở Huế Thiên nhiên xứ Huế, người con gái Huế, vẻ thơ mộng của sôngHương, núi Ngự, sự trầm mặc của những đền đài, lăng tẩm đã để lại trong ông

rất nhiều rung cảm Trong hồi kí Nửa đêm sực tỉnh, ông tâm sự: “Hà

Nội-Huế, rồi Huế-Hà Nội, tôi coi như môi trường của cuộc đời mơ mộng của tôi”[43, 21] Nếu như Quảng Bình nắng gió với thiên nhiên nghiệt ngã và bí hiểm

đã sớm tạo nên khí chất giang hồ trong tâm hồn người nghệ sĩ thì Huế - vớitất cả vẻ thơ mộng, trữ tình, cổ kính đã tạo nên một phương diện khác trongtác phẩm của Lưu Trọng Lư: sầu và mộng

Cuộc đời Lưu Trọng Lư trải qua nhiều thăng trầm, lận đận Tuy đượcsống trong một gia đình quan chức nhưng tuổi thơ của ông lại sớm phải từ giãngười mẹ kính yêu Lưu Trọng Lư từng học ở trường Quốc học Huế nhưnggiữa chừng ông bị đuổi học, sau lại ra Hà Nội Cũng như bao văn nghệ sĩ thời

Trang 27

bấy giờ, Lưu Trọng Lư đã chìm đắm trong những chuỗi ngày vô vị, không lýtưởng Giữa cái tuổi chưa chạm tới ba mươi, trên căn gác trọ hẻo lánh trongmột đêm mưa, chàng thi sĩ nằm tính sổ: “Mưa chi mưa mãi - Buồn hết nửa

đời xuân - Mộng vàng không kịp hái” (Mưa…mưa mãi) Lại có lúc trong đêm

trăng lạnh, ngồi bên bờ sông Hương, chao chân xuống nước mà những ámánh về cái chết cứ lởn vởn trong tâm trí Nhưng rồi chàng thi sĩ đã yên lòngvới sự đau khổ và hơn thế, lấy đau thương làm cái thú ở đời: “Hãy lịm người

đi trong thú đau thương” Lưu Trọng Lư từng có lúc trở thành tù nhân vì nghi

là tuyên truyền tư tưởng và giao du với cộng sản, lúc chán chường, bế tắc,ông đã tìm đến nương náu nơi cửa Phật Bước vào cuộc sống gia đình, LưuTrọng Lư lại một lần nữa đối diện với những chấn động lớn về tinh thần khingười vợ của ông mất sớm, để lại hai đứa con bơ vơ Cuộc đời riêng nhiềusóng gió và bất hạnh, cùng với hiện thực xã hội tăm tối, nhiều nỗi bất bình,chua chát đã kéo Lưu Trọng Lư lại gần những cơn say, những chuyến xê dịch

vô định Những dư vị đau thương của cuộc đời đã phủ lên trang viết của ôngmột nỗi buồn mênh mang và những trăn trở đầy xót xa của những con người

lỡ vận Quãng đời đau buồn ấy đã được tác giả ghi lại đầy đau xót trongnhững trang hồi kí sau này: “Làm người dân mất nước, làm người con khôngnhà, làm cha, làm chồng không trọn Tựa vào đâu, trốn vào đâu không biết”

“Tuổi ba mươi ngồi tính lại những năm tháng đã qua, chỉ còn là những trậnmưa dài giữa trần thế Chỉ có cái buồn, cái đau, cái tuyệt vọng để bán, liệu có

ai mua không?” [40, 63]

Những trải nghiệm của một thân phận lang thang, phiêu bạt, bị cuộcđời dồn đẩy tới những đau khổ cùng cực đã trở thành những chất liệu hiệnthực đa dạng và phong phú ùa vào truyện của Lưu Trọng Lư Những trảinghiệm trong cơn say chuyếnh choáng của thuốc phiện, chốn ăn chơi hưởnglạc hay phiêu bồng theo những câu chuyện thần tiên, tất cả đều là thể nghiệm

về thân phận của một thế hệ nghệ sĩ “cùng một lứa bên trời lận đận” Đồngthời, những bất hạnh của cuộc đời đã thôi thúc trái tim của người nghệ sĩ cất

Trang 28

lên những “vần thơ rạch ruột gan gửi đời” Ông trốn chạy vào cõi mộng, quaytrở lại với quá khứ để thoát lấy sự bủa vây của cuộc đời, để quên đi nhữngmất mát, đau thương, tuyệt vọng trong thực tại

Như vậy, trong các yếu tố ảnh hưởng đến tư tưởng và phong cách nghệthuật của Lưu Trọng Lư thì gia đình, đặc biệt người mẹ đã nuôi dưỡng tâmhồn nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn của ông Hình bóng của quê hương in đậmtrong từng trang sách và đồng thời hun đúc khí chất giang hồ ở Lưu Trọng

Lư Cuộc đời lận đận, cay đắng đã phủ bóng vào sáng tác của ông nỗi u sầu,chập chờn trong mộng ảo và những trải nghiệm của cuộc sống hưởng lạc…

Quả đúng như Lưu Trọng Lư đã từng nói trong hồi kí Nửa đêm sực tỉnh: “Có

được một câu thơ nào, hình như đều do cuộc đời gợi ý cho” Cuộc đời đãmang đến cho ông nguồn cảm hứng vô tận Và trái tim của người nghệ sĩ luôn

là một khoảng trống sáng bao la để đón nhận mọi vui buồn của thế sự trànvào Và ủ dấm, và ươm trồng thai nghén rồi chiết xuất cho đời những giọt mậtngọt ngào

1.3.2 Sự nghiệp văn học của Lưu Trọng Lư

Lưu Trọng Lư là một nghệ sĩ đa tài, ông đã thử sức ngòi bút của mìnhtrên rất nhiều lĩnh vực từ thơ, truyện, phóng sự, hồi kí… Và ở bất cứ lĩnh vựcnào, Lưu Trọng Lư cũng đã để lại được những dấu ấn riêng

Trước hết, tên tuổi của Lưu Trọng Lư thường được nhắc tới với tư cách

là một nhà thơ, một con người nồng nhiệt đấu tranh cho sự thắng thế củaphong trào Thơ mới Phong trào Thơ mới ra đời đánh dấu một bước phát triểntrong đời sống văn học những năm 1932-1935 Ra đời do sự thôi thúc bởi hainhu cầu mãnh liệt của tầng lớp thanh niên trí thức tiểu tư sản lúc bấy giờ đó lànhu cầu khẳng định cái tôi cá nhân chủ nghĩa và nhu cầu thoát li của cái tôiấy; phong trào Thơ mới đã phát triển hết sức nhanh chóng, đến nỗi chưa đầy

mười năm sau, khi tổng kết phong trào, các tác giả Thi nhân Việt Nam đã gọi

đó là “một thời đại trong thi ca” Và Lưu Trọng Lư là người có những đónggóp quan trọng cho sự hình thành và phát triển của phong trào Thơ mới Đóng

Trang 29

góp của ông không chỉ dừng lại ở những bài khẩu chiến, bút chiến bênh vựcThơ mới trong cuộc tranh luận giữa Thơ mới và Thơ cũ mà đặc biệt, tác giả

của tập Tiếng thu bất hủ đã ngân lên một điệu đàn riêng không thể hòa lẫn

trong bản hòa ca tràn đầy thanh âm, nhạc điệu

Để thấy được vai trò của Lưu Trọng Lư trong phong trào Thơ Mới,chúng ta hãy cùng nhìn lại quá trình dấn thân của tác giả này trên phương

diện lí luận Lưu Trọng Lư là người đầu tiên hưởng ứng Phan Khôi qua Bức

thư ngỏ cùng Phan Khôi tiên sinh (kí tên Cô Liên Hương) sau khi đọc bài Một lối Thơ mới trình chánh giữa làng thơ, kèm theo bốn bài thơ mới (ký

Lưu Trọng Lư) đã đăng trên Phụ nữ tân văn sau đăng ở Phong hóa (số 31,

24-1-1993) Trong bức thư này, Lưu Trọng Lư nhận xét: “Thơ ca ta ngày nay đanglúc ngắc ngoải, không có lấy một chút sinh khí, nếu không xoay phương cứuchữa gấp, thì ôi thôi, còn chi là tính mạng của thi ca [69, 496] Ông tin tưởngvào sự thắng thế của Thơ mới: “Tuy có nhiều lộn xộn, nhưng một ngày kiathành thục rồi, sẽ trở vào trong những cái nguyên tắc lề lối rộng rãi hơn, tự dohơn” trên cơ sở đánh giá vai trò của phong trào Thơ mới trên con đường pháttriển của văn học dân tộc: “dầu thế nào đi nữa, nó cũng có giá trị là giúp cho

sự tự do phát triển của thi ca, đưa thi ca đến chỗ cao xa, rộng lớn, nó như thúcgiục, như khiêu khích, như kêu gọi nhà thi nhân làm ra một cuộc canh tân” và

“nó chính là một tiếng chuông cảnh tỉnh làng thơ giữa lúc đang triền miêntrong cõi chết” [69, 497]

Sau đó, khi xuất bản tiểu thuyết Người sơn nhân (5-1993), ông in kèm

ở phần II bài tiểu luận Một cuộc cải cách về thi ca và một số bài Thơ mới.

Trong bài viết này, Lưu Trọng Lư đã lên tiếng về sự kiệt quệ của thơ cũ: “Tathử tìm trong những cái vườn thơ của ta có gì là hoa thơm cỏ lạ đâu nào?”[69, 493] Tác giả cho những người sáng tác thơ cũ là những thợ thơ chỉ chămchăm “lựa chữ cho kêu, tìm điển cho lạ, đem cái áo văn chương hoa hòe sặc

sỡ mà mặc cho những cái tình cảm yếu đuối, những cái tư tưởng tầm thường”

Từ đó, nhà thơ nhận ra con đường đi đúng đắn cho thi sĩ thời bấy giờ: “Ta kíp

Trang 30

đem những cái ý tưởng mới, những tình cảm mới mà thay vào cho những cái

ý tưởng cũ, những tình cảm cũ” [69, 493] Đồng thời, Lưu Trọng Lư chỉ racăn nguyên sâu xa dẫn đến nhu cầu bức thiết phải có Thơ mới là khát vọngđược đồng cảm, được sẻ chia, được thấu hiểu của người thanh niên trong mộtthời đại mới

Bài tiểu luận của Lưu Trọng Lư như một phát súng vang dội nhằm vàothành trì kiên cố của thơ cũ, ngay khi cán cân lực lượng lúc này đang nghiêng

về thơ cũ Tuyên chiến với thơ cũ để bênh vực cho Thơ mới lúc này có nghĩa

là tuyên chiến với hơn một nửa văn đàn mà hoàn toàn không có chỗ dựa nào.Điều đó cho thấy tinh thần dũng cảm, bản lĩnh kiên cường của một thi sĩ luônnhiệt thành hết mình cho quá trình đổi mới thơ ca dân tộc Thực tế, LưuTrọng Lư và những người cùng trận tuyến với ông đã phải đón nhận sự đáptrả dữ dội của những người ủng hộ thơ cũ Tuy nhiên, bởi Lưu Trọng Lư đãnói hộ nỗi niềm của cả một thế hệ trí thức Tây học - lực lượng sáng tác vàthưởng thức văn học hùng hậu lúc bấy giờ - nên ông đã được ủng hộ nhiệtthành trên văn đàn Đặc biệt, những bài viết của Lưu Trọng Lư đã truyền cảmhứng, khích lệ các nhà Thơ mới dấn thân vào con đường chông gai với nhữngthể nghiệm, tìm tòi để mang đến cho nền thi ca nước nhà những sáng tác thực

sự có giá trị

Tiếp đó, tháng 6 năm 1934, trong bài diễn thuyết tại nhà Học hội QuyNhơn (sau được đăng ở Tiểu thuyết thứ bảy số 27 ngày 1/12/1934), LưuTrọng Lư đã khẳng định sự ra đời của Thơ mới là một quy luật tất yếu mà cộinguồn của nó là sự thay đổi của “điều kiện bên ngoài”, dẫn đến sự thay đổi ởbên trong tâm hồn Bài tiểu luận này ra đời trong bối cảnh Thơ mới và thơ cũđang bất phân thắng bại Lưu Trọng Lư đã sáng suốt và khách quan khi nhận

ra sự ra đời của Thơ mới không phải là một thứ quái thai của những ngườidốt làm thơ như các nhà thơ cũ từng chế giễu Sự ra đời của Thơ mới bắtnguồn sâu xa từ những biến thiên của thời đại, dẫn tới sự đổi thay của tâmhồn, quan niệm thẩm mĩ Những cảm xúc mới lạ, những trường quan niệm

Trang 31

thẩm mĩ mới đã buộc thơ ca phải bứt ra khỏi khuôn khổ quy phạm, chật hẹpcủa thơ Đường luật

Trong cuộc tranh luận gay gắt giữa Thơ mới và thơ cũ, để tuyên truyềncho cái mới, đâu đó người ta sẵn sàng mạt sát, bôi đen cái cũ, truyền thống.Lưu Trọng Lư với tư cách là một phó tướng của phái Thơ mới trong cuộctranh luận với thơ cũ luôn cẩn trọng không chối bỏ hoàn toàn cái cũ, ông luônphân biệt rõ ràng giữa cái cũ cần thay thế với truyền thống cần tôn trọng, gìngiữ Điều này được thể hiện rõ qua hai bức thư gửi lên Khê Thượng cho Tản

Đà vào cuối năm 1934 và đầu năm 1935 Đáp lại bài viết Phong trào Thơ mới,

Muốn cùng ai trong bạn làng thơ (Tiểu thuyết thứ Bảy, số 26) của Tản Đà, trong Bức thư thứ nhất gửi lên Khê Thượng, Lưu Trọng Lư đã bày tỏ sự ngưỡng mộ

với bậc thi nhân tiền bối, coi Tản Đà “không phải là một người lạ”, mà có lúccòn cảm thấy rất “gần gũi” Đồng thời, trước sau Lưu Trọng Lư vẫn nhấn mạnh

“cái cảm tình rất nặng” của ông với Thơ mới, qua việc khẳng định đổi mới thơ làphù hợp với nhu cầu của thời đại Tiếp đó, trong Bức thư thứ hai gửi lên Khê

Thượng, Lưu Trọng Lư đã thừa nhận Tản Đà thực chất đã làm Thơ mới một

cách lặng lẽ, không kèn không trống Đồng ý với Tản Đà ở chỗ ông cho nhiềubài Thơ mới đăng ở các báo đương thời “chưa lấy làm xứng ý”, Lưu Trọng Lưvẫn không quên nhấn mạnh với bậc thi sĩ tiền bối rằng “dẫu sao cũng không nên

vì đôi điểm lỗi lầm của nhà tân thi nhân mà hững hờ với phong trào Thơ mới”

Như vậy, trong những nhân vật tiên phong của phong trào Thơ mới,Lưu Trọng Lư một mặt phê phán kịch liệt thơ cũ và mặt khác là người đầutiên phát hiện và kéo Tản Đà vào hàng ngũ của mình Ông sắc sảo, tỉnh táo về

lí trí mà thấm đẫm ân tình trong cách nhìn nhận quá khứ Sự am hiểu về líluận, lòng dũng cảm, sự quyết tâm dấn thân dù biết con đường đó đầy chônggai đã giúp Lưu Trọng Lư khắc chạm dấu ấn của mình vào phong trào Thơmới ở cả hai phương diện nhà lí luận và nhà thơ

Quả đúng như nhận định của tác giả Nguyễn Văn Long trong tiểu luận

Nhà thơ Lưu Trọng Lư: “Là một trong những người khởi xướng và cổ vũ

Trang 32

hăng hái cho thơ mới, Lưu Trọng Lư đã góp phần đem lại chiến thắng chophong trào này, chủ yếu không phải là những bài báo, những cuộc diễn thuyếtđầy nhiệt tình mà quan trọng hơn là bằng chính những bài thơ mới thành công

từ năm 1932-1933” [21, 186]

Có thể khẳng định, Lưu Trọng Lư là một “kiện tướng tiên phong”trong phong trào Thơ mới Ông vừa hăng hái, nhiệt thành, vừa sắc sảo vềmặt lí luận vừa có những cống hiến quý giá trong thực tiễn sáng tác thơ ca

Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh nhận xét rằng Tình già, Trên đường

đời và Vắng khách thơ là ba bài mang tên thơ mới được đăng mới nhất.

Trong đó, Trên đường đời (còn có tên Xuân về) của Lưu Trọng Lư là một

Nhiệt thành cổ vũ cho thơ hiện đại, song khác với Xuân Diệu, HuyThông, Hàn Mặc Tử, Lưu Trọng Lư đã chọn cho mình một con đường điriêng Ông là nhà thơ mới ít chịu ảnh hưởng của thơ ca phương Tây Hình ảnh

và âm điệu những bài như Xuân về, Bên thành con chim con vừa thoát khỏi

thi phong gò bó vừa không xa lạ với những gì vốn thân thuộc trong tâm hồn

Trang 33

dân tộc Trong sự gần gũi với tiếng nói chung của các nhà thơ mới thời kì đầunhư Thế Lữ, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp…, Lưu Trọng Lư có một tâmhồn sầu mộng và đa tình, một sự nhạy cảm tinh tế về nhạc điệu Đúng như tácgiả Vũ Ngọc Phan đã từng nhận xét trong bài viết Lưu Trọng Lư: “Ông saysưa tất cả những cái đẹp của người và của tạo vật, tấm lòng ông lúc nào cũngthổn thức, trí não ông lúc nào cũng mơ màng, ông đem xáo trộn thực vớimộng, mộng với thực, thổ lộ nên những lời thơ huyền ảo vô cùng” [21, 54].Nội dung của thơ Lưu Trọng Lư thường gắn với hai chữ sầu và mộng nhưchính ông đã thừa nhận:

Thơ ta cũng giống tình nàng vậy Mộng, mộng mà thôi! Mộng hão hờ.

(Hôm qua)

Những bài thơ của Lưu Trọng Lư cuốn hút người đọc chính vì sự kếthợp nhuần nhuyễn tình cảm chân thành với sức tưởng tượng bay bổng, trênmột nền nhạc vừa mơ hồ, vừa dạt dào

Đến những năm 1936-1939, Thơ mới đã có những thành tựu xuất sắc

và thực sự thắng thế trên văn đàn Vị trí tiên phong của Lưu Trọng Lư đã

được thừa nhận Trong bài Thơ mới in trên Hà Nội báo (số 18 ngày 6/5/1936

và số 19 ngày 17/5/1936), Lê Tràng Kiều nhấn mạnh “Lưu Trọng Lư là ngườiđầu tiên gieo hạt Thơ mới vào đất Bắc”

Không chỉ miệt mài dấn thân vào thơ ca, Lưu Trọng Lư còn say mêsáng tác văn xuôi Lưu Trọng Lư viết văn xuôi khá sớm và bước đầu đã được

dư luận đón nhận Hàng loạt các sáng tác của ông đã ra đời: Người sơn nhân,

Con chim sổ lồng, Ly tao tuyệt vọng (1933), Khói lam chiều (1935), Cầu sương điếm cỏ (1936), Chiếc cáng xanh (1941)…

Cách mạng tháng Tám đã mở ra một trang mới trong lịch sử dân tộc vàcũng đồng thời tạo sức mạnh kì diệu đối với cả một thế hệ văn nghệ sĩ Tácphẩm đầu tiên ra đời trong chế độ mới là bài luận về nền độc lập của đất nước, intrang trọng trên một tờ báo Huế Lưu Trọng Lư say sưa làm thơ, viết văn để

Trang 34

đóng góp tiếng nói vào nền văn nghệ cách mạng non trẻ Về thơ, Lưu Trọng Lư

có Lên đường, O tiếp tế, Tiếng hát thanh niên, Ngò cải đơm hoa…; về văn xuôi

có truyện ký Chiến khu Thừa Thiên Những tác phẩm ấy đều mang tình cảm,

tâm huyết, khắc họa chân thực cuộc sống và chiến đấu anh dũng của nhân dânta

Bước vào cuộc sống hòa bình, sự nghiệp văn học của Lưu Trọng Lư lại

mở ra một hướng mới Nếu như trước đây ông tập trung vào thơ và văn xuôi,thì bây giờ ông đã có những thể nghiệm trên thể loại kịch Hàng loạt các vởkịch nối tiếp nhau ra đời (hoặc chấp bút cùng người khác, hoặc tự mình sáng

tác) như Người nữ diễn viên miền Nam, Xuân Vĩ Dạ, Anh Trỗi, Trưng Nữ

Vương, Tuổi hai mươi, Hồng Gấm, Giọt sương cành hoa, Bình minh Anh Vũ, Kiệu hoa, Nguyễn Trãi, Trọng Thủy - Mỵ Châu, Tiếng hát làm người… Bên

cạnh đó, ông vẫn miệt mài sáng tác thơ với tập thơ Tỏa sáng đôi bờ (1959),

Người con gái sông Gianh (1966) và Từ đất này (1971) Ông cũng không

ngừng sáng tác văn xuôi Năm 1978, ông hoàn thành và cho ra mắt tập hồi kí

về những chặng đường văn học của mình, thì cuối những năm tám mươi lại

cho ấn hành tập hồi kí Nửa đêm sực tỉnh với những hồi tưởng về các mối tình

đã qua Năm 1990, tập tùy bút Kìa Người đang đi tới ra đời, là tập hợp những

suy nghĩ của ông về chủ tịch Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua Sau đó ôngtiếp tục trăn trở với những bài thơ hưởng ứng sự nghiệp đổi mới của đất nước.Nhưng rồi Lưu Trọng Lư đã ngã bệnh và qua đời vào năm 1991 ở tuổi tám

mươi Sau khi ông mất, một số các tác phẩm như Đi giữa vườn nhân - tập tùy

bút, chân dung văn học về Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Đào Tấn,

Miên Thẩm và cuốn Nhật ký đọc Kiều - tập hợp những trang viết xúc động của ông về Truyện Kiều và một số bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du,… đã lần

lượt được xuất bản Bên cạnh hoạt động sáng tác, Lưu Trọng Lư còn thamgia công tác quản lý văn nghệ, giữ nhiều trọng trách như: Chi hội trưởng Chihội văn nghệ Liên khu Bốn, chủ nhiệm tờ báo Thép mới, Vụ trưởng VụNghệ thuật Bộ Văn hóa, Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam Với

Trang 35

tất cả những đóng góp đó, Lưu Trọng Lư đã được nhà nước trao tặng Huânchương độc lập hạng Nhất.

Hơn nửa thế kỉ miệt mài sáng tác, Lưu Trọng Lư đã để lại cho đời hàngloạt các sáng tác thuộc các thể loại khác nhau từ thơ, truyện và kịch, ký, tùybút, tiểu luận phê bình Ở mỗi thể loại, các sáng tác của ông đều để lại nhữngdấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả

1.3.3 Truyện - một phương diện nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của Lưu Trọng Lư

Lưu Trọng Lư là một con người đa tài, ông luôn nhiệt thành cống hiếntài năng trên lộ trình sáng tác văn chương của mình để mang đến cho độc giảnhững tác phẩm thực sự có ý nghĩa Trong toàn bộ hàng loạt các sáng tác đadạng và phong phú trên nhiều thể loại của ông, truyện là một phương diện khánổi bật

Trước hết, xét về số lượng tác phẩm, số truyện Lưu Trọng Lư đãviết và đã in ra trong toàn bộ đời văn của mình nhiều gấp vài ba lần số tậpthơ hay số vở kịch của ông Lúc còn sống, Lưu Trọng Lư chỉ xuất bản 4

tập thơ, kể thêm tập di cảo Bài ca tự tình mới được nhà xuất bản Hội nhà văn

ấn hành là 5 tập Trong khi đó, bộ sưu tập Tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết

Lưu Trọng Lư do Lại Nguyên Ân làm chủ biên đã trở thành một minh chứng

thuyết phục về sức viết dồi dào của tác giả này Bộ sách gồm 2 tập, dày hơn

1500 trang, bao gồm 56 truyện của Lưu Trọng Lư mà những người thực hiện

đã dày công sưu tầm được Cũng theo nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, trên Hà

Nội báo (1936 - 1937, chủ nhân Lê Cường, chủ bút Lê Tràng Kiều) hai tác giả

văn xuôi chủ yếu là Vũ Trọng Phụng và Lưu Trọng Lư

Với một số lượng tác phẩm khá lớn và phong phú, truyện của LưuTrọng Lư thực sự độc đáo và có sức hấp dẫn lớn đối với người đọc Ngay từnhững sáng tác đầu tay, truyện của ông đã được đánh giá cao trên văn đàn

Giữa tháng 9 năm 1933, tập Người sơn nhân - ấn phẩm thứ nhất của nhóm

Ngân Sơn tùng thư do Lưu Trọng Lư và Hoài Thanh chủ trương, được ra mắt

Trang 36

tại Huế Chỉ một tháng sau, trên tuần san Phụ nữ thời đàm ở Hà Nội đã có bài

viết của chủ bút Phan Khôi điểm bình ấn phẩm này Phan Khôi đã hết sức đề

cao tác phẩm Người sơn nhân khi cho rằng Người sơn nhân (Lưu Trọng Lư)

và Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng là hai tác phẩm văn học khá nhất trong

năm 1933 Những năm liền sau đó, các sáng tác truyện của Lưu Trọng Lư xuất

hiện nhiều hơn trên Tiểu thuyết thứ bảy trong những năm 1934 - 1935 và

Hà Nội báo các năm 1936-1937 cũng gây được sự chú ý Nhà phê bình

Trương Tửu trong loạt bài mang tiêu đề chung Văn học Việt Nam hiện đại đăng nhiều kỳ trên tuần báo Loa ở Hà Nội từ tháng 7 đến tháng 10 năm

1935 đã đánh giá cao các truyện Người sơn nhân, Ly Tao tuyệt vọng, Tiếng

địch trong rừng sim (tức Khói lam chiều), coi Lưu Trọng Lư là một trong

ba nhà văn có lối tả cảnh mới mẻ nhất, tính đến thời điểm ấy Bên cạnh đó,

khi truyện Khói lam chiều được in thành sách riêng (1936), báo chí văn

nghệ Hà Nội có khá nhiều bài khen ngợi, và nhân đó, đã đánh giá rất khảquan về tương lai tác giả Lưu Trọng Lư

Trong hơn mười năm sáng tác trước Cách mạng tháng Tám, Lưu Trọng

Lư đã khẳng định tài năng viết truyện với hàng loạt các sáng tác đa dạng,phong phú Một trong những mảng sáng tác hấp dẫn, độc đáo của ông là truyện

thần tiên, ma quái với những tác phẩm như: Hương Giang sử; Trà hoa nữ;

Người nữ tỳ cuả Bà Chúa Liễu; Công chúa Lã Mai; Con đười ươi; Một tháng với ma Là một nhà thơ đa tình, mộng ảo, Lưu Trọng Lư đã thổi nguồn cảm

hứng dạt dào về thế giới thần tiên vào những trang văn xuôi của mình Ông dẫndắt, cuốn người đọc vào một thế giới thần kỳ, huyễn hoặc đầy bí ẩn mà vô cùngsinh động Rời xa những bộn bề của cuộc sống thường nhật, người đọc hẳn sẽ

vô cùng thích thú khi được đắm chìm trong vô vàn những điều kì diệu với cácsúc vật biết trò chuyện, chim muông có thể nói và hiểu được tiếng người, cáccây cỏ, hoa lá có thể khiêu vũ và đá cuội có thể mỉm cười…

Huyền không động là một trong những tập truyện độc đáo, hấp dẫn nhất

của Lưu Trọng Lư trong mảng sáng tác này với ba tác phẩm Trà hoa nữ,

Trang 37

Người nữ tỳ của bà chúa Liễu, Lã Mai công chúa Trong lời tựa của tập

truyện này, Lê Tràng Kiều đã nhận định: “Huyền không động là một tập

truyện ngắn, ở trong ẩn náu một tâm hồn cổ sơ, sống trong một thế giới đầy

sự khủng khiếp, bí mật và huyền diệu

Huyền không động chứng một cái tinh thần sáng tạo rất mãnh liệt và lạ

lùng, chưa bao giờ thấy trong văn học sử nước ta

Chốn mung lung huyền ảo mới thật là “địa hạt” của Lưu Trọng Lư, và

ở đấy, ông mới có thể phát triển hết tài năng của ông như lời Trương Tửu nói”[45, 219]

Liêu trai, ma quái, kỳ ảo từ lâu đã không còn là một hiện tượng xa lạtrong đời sống văn học Trong văn học dân gian, thế giới thần tiên qua truyện

cổ tích, thần thoại là một phương tiện để thể hiện những lý giải nguyên sơ củacon người về thế giới và bộc lộ những mơ ước, khát vọng về sự chiến thắngcủa cái thiện đối với cái ác, công bằng với bất công Tiếp đến những bộ sáchThi kinh, Tả truyện của nhiều tài tử thời đại Tiên Tần đã ghi chép rất nhiềugiấc chiêm bao Trên cơ sở ấy, từ thời Đường, Tống về sau đã phát triển thànhmột dòng văn học mộng ảo Nhìn rộng ra phương Tây, thế giới mộng ảo đãxuất hiện từ những tác phẩm cổ điển như Thần khúc của Dante, Faust của

Geothe Từ cuối thế kỉ XVIII trở đi, thế giới kỳ ảo ngày càng đa dạng hơn,

ấn tượng hơn trong tác phẩm của Banzac, Chekhov, trong dòng văn học phi lívới tên tuổi của Kafka, Camus, Ionesco

Lặn ngụp vào mạch nguồn chung của truyền thống văn học, Lưu Trọng

Lư đã sáng tạo nên một thế giới thần tiên, mộng ảo riêng biệt, độc đáo, có

“Một chút ít Edgar Poe pha lẫn với Bồ Tùng Linh; cái đầu lâu ghê rợn củaphương Tây dưới cái ánh sáng xanh dịu của ngọn nến phương Đông; tất cả sựhoang đường của Liêu Trai chí dị, cạnh những điều nhận xét sáng suốt củaFlammarion” [45, 16]

Với trí tưởng tượng hết sức phong phú, ông đã dẫn người đọc bước vàomột thế giới huyền bí, yếu tố thực và hư đan xen hòa quyện đến ghê rợn

Trang 38

Trong Người nữ tỳ của Bà Chúa Liễu, tác giả đã đem xáo trộn những yếu tố

thực và ảo, ông sáng tạo nên hết mê cung này đến mê cung khác khiến ngườiđọc bị lôi cuốn, mê say trong từng câu, từng chữ Lần theo hành trình về thămcha của Lê Sinh - con một vị đại thần đang giữ chức tại kinh, tác giả đã rấtkhéo léo sắp xếp hàng loạt các tình tiết đầy bí ẩn xen kẽ nhau Lê Sinh trêncon đường vượt đèo, hai lần gặp người đẹp, đều để lại những tình cảm lưuluyến, mến thương nhưng hai người con gái đó thực ra chỉ là một Đó chính làNường Ba - một hồn ma dâm dục Sự biến hóa thoắt ẩn thoắt hiện với hìnhdáng của thiếu nữ, song song với lời kể của mấy người phu suốt hành trình vềNường Ba đã làm tăng tính chất kì bí của câu chuyện Nường Ba vốn là nữ tìcủa Bà chúa Liễu năm xưa, vì mắc tội, nên trốn đi, trở thành một cô lái đò vào

ở đèo Ngang, nơi có nhiều khách qua lại để phục vụ Những sự quái dị xen kẽvới những điều bình thường, tình tiết thực lẫn với ảo đan xen, hòa quyện đã tạonên bầu không khí bí ẩn, hấp dẫn lạ lùng cho tác phẩm

Bên cạnh những câu chuyện thần tiên, ma quái, Lưu Trọng Lư còn viết

những truyện truyền thuyết, dã sử Con voi già của vua Hàm Nghi là một tác

phẩm truyện dã sử nói đến những người vô danh mà các nhà chép sử khôngbao giờ nói tới Truyện xoay quanh nhân vật chính Lê Tuấn, một vị trung thầncủa vua Hàm Nghi Là một người tài giỏi, từng sớm chiếm bảng vàng từ nămhai sáu tuổi, nhưng vì sinh nhằm thời loạn, làm tôi một đấng quân vương thấtthế nên cuộc đời của Lê Tuấn chìm ngập trong sóng gió Ông nuôi chí lớn,mong lập lại cơ đồ, gây dựng giang sơn và thờ vua đến cùng Khi biết tin nhàvua bị sai vào tay giặc, quan lớn Lê rơi nước mắt, quất ngựa ruổi vào rừngxanh Ông cũng giống như con voi già trung thành của đức vua, đoạn tuyệtvới loài người, tự tìm đến cái chết trong sạch, khảng khái trong chốn rừngxanh mù mịt Truyện thấm đẫm tinh thần dân tộc, thể hiện trí tưởng tượngphong phú của tác giả Lưu Trọng Lư

Tuy nhiên, chiếm số lượng khá lớn trong sự nghiệp sáng tác truyện củaLưu Trọng Lư là những loại truyện tâm lý xã hội hoặc truyện thế sự gắn với

Trang 39

đề tài con người trong môi trường đô thị và những kỉ niệm riêng tư… Cuộcsống đương thời đã được ông cảm nhận và thể hiện độc đáo và toàn diện Quatruyện Lưu Trọng Lư, người đọc phần nào cảm nhận được màu sắc, dáng vẻthiên nhiên và con người ở ba vùng đất quen thuộc: thành phố Huế, thành phố

Hà Nội và vùng thôn quê đồi núi Quảng Bình Đời sống của những nam thanh

nữ tú kiểu mới, học trường Pháp - Việt, đọc những tác phẩm mới nhất của vănchương Pháp, hát những bài hát của Tây, nói chuyện với nhau bằng tiếngPháp, đam mê trong khu vườn tình ái như những kẻ hoàn toàn tự do; đời sốngvăn nghệ sôi động mà vô cùng phức tạp lúc bấy giờ; những cuộc đời số phậnbất hạnh của các cô gái giang hồ…, với tất cả những điều đó, Lưu Trọng Lư

đã mang đến cho người đọc một bức tranh hiện thực bề bộn vô cùng chânthực Đúng như nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã từng nhận xét: “nhữngdáng nét đời sống đương thời này ở tác phẩm Lưu Trọng Lư có lẽ còn rõ rệthơn thậm chí so với không ít tác phẩm của các tác gia trong Tự lực văn đoàn,hoặc so với một vài đàn anh trong số những người cùng cộng tác với nhà TânDân như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, - những người lớn tuổi hơn LưuTrọng Lư nên khó có thể có được cảm nhận tinh nhạy về đời sống của nhữnglớp người trẻ trung đương thời” [45, 16]

Ngoài ra, những kí ức về tuổi thơ, quê hương, gia đình đã trở thànhmột nguồn chất liệu phong phú, dồi dào trong những trang văn của Lưu Trọng

Lư Trở về với quá vãng, tác giả đã giúp người đọc có cơ hội chìm đắm trongkhung cảnh êm đềm của quê hương, của những tình bạn tuổi thơ trong sáng,

đặc biệt là những hồi tưởng đầy xúc động về người mẹ qua Dòng họ, Chiếc

cáng xanh, Bến cũ.

Thế giới truyện của Lưu Trọng Lư đã mang đến cho người đọc một vốn

hiểu biết đa dạng về phong tục sinh hoạt của cư dân Việt Tác phẩm Khói lam

chiều không chỉ kể về câu chuyện tình éo le, ngang trái giữa Đối - con trai

ông phó Thanh và Vịnh - một cô gái nghèo mồ côi phải đi ở mướn mà cònmang đến cho người đọc bức tranh sinh hoạt làng quê chân thực với biết bao

Trang 40

phong tục lạc hậu Khoảng cách giữa giàu - nghèo, địa vị xã hội đã trở thànhmột bức tường ngăn cách tình yêu thuần hậu, không toan tính giữa đôi trai gái

để rồi Đối phải từ biệt người yêu đang bụng mang dạ chửa lên xứ Lào làm ăn,cuối cùng chết ở nơi đất khách quê người Trong khi đó, Vịnh bị làng đemphạt vạ vì tội không chồng mà chửa Những toan tính, chiêu trò bẩn thỉu mộtlần nữa đã đẩy một cô gái hồn nhiên từ bi kịch này tới bi kịch khác Ông phóThanh cho thằng Mõ ba chục bạc thưởng để Mõ lấy con Vịnh Chấp nhận sốphận, Vịnh lấy Mõ, làm người mẹ hiền, vợ đảm mà “ôm lòng đòi đoạn”,không nguôi thương nhớ về người phương xa Đối, Vịnh và cả Mõ đều là nạnnhân của những phong tục lạc hậu nơi thôn quê Bên cạnh đó, người đọc ngàynay còn có cơ hội được đến với bức tranh sinh hoạt của làng quê với tục chặn

đường đón dâu để xin “cheo” trong Chiếc cáng xanh, những tranh giành vị trí trước sau, trên dưới trong gia tộc theo phụ hệ qua Dòng họ, không khí sôi động của những xới vật, cuộc thi cướp cù trong Mẹ con,…

Như vậy, với một số lượng tác phẩm khá lớn, đề tài phong phú, đadạng, truyện của Lưu Trọng Lư đã tái hiện chân thực, sống động bức tranhđời sống đương thời cùng với những phong tục sinh hoạt của cư dân Việt, thểhiện một sức viết dồi dào của tác giả

Trên đây mới chỉ là một cách nhìn khái quát về truyện Lưu Trọng Lư.Những đặc điểm của truyện Lưu Trọng Lư sẽ được chúng tôi làm sáng tỏ cụthể ở những chương tiếp theo

Ngày đăng: 27/10/2015, 21:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoài Anh (2009), “Xác và hồn của tiểu thuyết”, http/trieuxuan.info/pg Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác và hồn của tiểu thuyết”
Tác giả: Hoài Anh
Năm: 2009
2. Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (chủ biên, 2001), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (từ cuối thế kỷ XIX đến 1945), Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tác phẩm văn xuôiViệt Nam (từ cuối thế kỷ XIX đến 1945)
Nhà XB: Nxb Văn học
3. Vũ Tuấn Anh - Bích Thu (chủ biên, 2006), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam, tập 2 (1945 - 1975), Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tác phẩm văn xuôiViệt Nam, tập 2 (1945 - 1975)
Nhà XB: Nxb Văn học
4. Lại Nguyên Ân – Bùi Văn Trọng Cường (2001), Từ điển văn học Việt Nam - từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX, (Tái bản), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học ViệtNam - từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX
Tác giả: Lại Nguyên Ân – Bùi Văn Trọng Cường
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc giaHà Nội
Năm: 2001
5. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc giaHà Nội
Năm: 2003
6. Lại Nguyên Ân (2011), “Văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư”, Nhà văn, (7) 7. Bakhtin. M. (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cưtuyển chọn và dịch), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư”, "Nhà văn", (7)7. Bakhtin. M. (2003), "Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: Lại Nguyên Ân (2011), “Văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư”, Nhà văn, (7) 7. Bakhtin. M
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2003
8. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp tiếng Việt – tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
9. Vũ Bằng (1996), Khảo về tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo về tiểu thuyết
Tác giả: Vũ Bằng
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1996
10. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: NxbKhoa học Xã hội
Năm: 2004
11. Xuân Diệu (1989), Phấn thông vàng (tái bản), Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phấn thông vàng
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 1989
12. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học như là quá trình
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: NxbKhoa học Xã hội
Năm: 2004
13. Đặng Anh Đào (1994), “Văn học Pháp và sự gặp gỡ với văn học Việt Nam 1930 - 1945”, Tạp chí Văn học, (7) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Pháp và sự gặp gỡ với văn học ViệtNam 1930 - 1945”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Đặng Anh Đào
Năm: 1994
14. Phan Cự Đệ (1990), Tự lực văn đoàn, con người và văn chương, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự lực văn đoàn, con người và văn chương
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: NxbVăn học
Năm: 1990
15. Phan Cự Đệ (1997), Văn học lãng mạn Việt Nam (1930 - 1945), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học lãng mạn Việt Nam (1930 - 1945)
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 1997
16. Phan Cự Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
17. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức (2002), Văn học Việt Nam (1900-1945), Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam (1900-1945)
Tác giả: Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 2002
18. Phan Cự Đệ (chủ biên, 2005), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỉ XX
Nhà XB: Nxb Giáo dục
19. Trịnh Bá Đĩnh (Biên soạn, 2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn học – Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa cấu trúc và văn học
Nhà XB: NxbVăn học – Trung tâm Nghiên cứu Quốc học
20. Đỗ Hồng Đức (1994), Bước đầu tìm hiểu về tiểu thuyết tâm lý qua Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách) và Bướm trắng (Nhất Linh), Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu về tiểu thuyết tâm lý qua TốTâm (Hoàng Ngọc Phách) và Bướm trắng (Nhất Linh)
Tác giả: Đỗ Hồng Đức
Năm: 1994
21. Hà Minh Đức - Nguyễn Văn Thành (sưu tầm, biên soạn - 2007), Lưu Trọng Lư Về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: LưuTrọng Lư Về tác gia và tác phẩm
Nhà XB: Nxb Giáo dục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w