Một số nghiên cứu về hoạt động sử dụng thuốc trong điều trị nội trú tại bệnh viện.. Đảm bảo hoạt động sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao, HĐT &ĐT, Khoa Dược luôn bám sátMHBT địa phương và th
Trang 1ĐA KHOA HUYỆN NGA SƠN NĂM 2014
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60.72.04.12
Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Xuân Thắng
Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn
HÀ NỘI - 2015
Trang 2
LỜI CẢM ƠN
Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, Tôi xin chân thành cảm ơn:
TS Đỗ Xuân Thắng – Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược
Thầy là người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tinh thần tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Dược Hà Nội, các thầy, cô giáo Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, Phòng sau đại học cùng toàn thể các thầy cô trong trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ, dìu dắt tôi trong thời gian học tập, làm luận văn tốt nghiệp
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học
Cuối cùng tôi cảm ơn tới tất cả bạn bè, đồng nghiệp và bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến gia đình và những người thân yêu của tôi, những người đã chăm sóc, chia sẻ, động viên giúp đỡ tôi trưởng thành và vươn lên trong cuộc sống
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2015
HỌC VIÊN
Lê Anh Tính
Trang 3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
VEN V-Vital drugs; E-Essential
drugs; N-Non-Essential drugs
Thuốc tối cần; thuốc thiết
yếu; thuốc không thiết yếu ADR Adverse Drug Reaction Phản ứng có hại của thuốc
ICD International Classification
Trang 4M ỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện 3
1.1.1 Chẩn đoán, Chỉ định thuốc 3
1.1.2 Cấp phát thuốc cho bệnh nhân 7
1.1.3 Giám sát tuân thủ điều trị 9
1.1.4 Thông tin thuốc trong bệnh viện 11
1.2 Một số nghiên cứu về hoạt động sử dụng thuốc trong điều trị nội trú tại bệnh viện 12
1.2.1 Thực trạng kê đơn và thực hiện quy chế kê đơn 12
1.2.2 Cơ cấu và giá trị thuốc sử dụng điều trị nội trú 14
1.3 Các phương pháp phân tích hoạt động sử dụng thuốc 16
1.3.1 Phân tích ABC 16
1.3.2 Phân tích nhóm điều trị: 17
1.3.3 Phân tích thuốc tối cần, thiết yếu và không thiết yếu (VEN): 17
1.3.4 Phân tích liều xác định trong ngày (DDD): 18
1.3.5 So sánh ưu điểm, hạn chế của các phương pháp 18
1.4 Một vài nét về Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn 20
1.4.1 Đặc điểm tình hình 20
1.4.2 Mô hình tổ chức của bệnh viện 20
1.4.3 Cơ cấu nhân lực bệnh viện 21
1.4.4 Khoa Dược: 21
1.4.5 Hội đồng thuốc và điều trị 23
1.4.6 Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện đa khoa Nga Sơn 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu: 26
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: 26
Trang 5
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu: 26
2.1.3 Thời gian nghiên cứu: 26
2.2 Phương pháp nghiên cứu: 26
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp mô tả hồi cứu 26
2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: 26
2.2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu 27
2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu: 29
2.2.5 Phương pháp phân tích 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1 Phân tích danh mục và kinh phí thuốc sử dụng trong điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn 32
3.1.1 Tỷ lệ số lượng và giá trị thuốc sử dụng trong điều trị nội trú so với tổng giá trị thuốc sử dụng trong toàn bệnh viện 32
3.1.2 So sánh giá trị tiền thuốc của nhóm thuốc tên INN và tên biệt dược 32
3.1.3 So sánh giá trị tiền thuốc sử dụng của thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu 33
3.1.4 So sánh giá trị nhóm thuốc theo tác dụng dược lý: 34
3.1.5 Phương pháp phân tích ABC/VEN 36
3.2 Thực trạng chỉ định sử dụng thuốc trong điều trị nội trú tại khoa lâm sàng 39
3.2.1 Thực hiện các quy chế chuyên môn trong ghi chép bệnh án 39
3.2.2 Số ngày nằm viện trung bình 40
3.2.3 Số thuốc điều trị trung bình trong một bệnh án 41
3.2.4 Chi phí thuốc trung bình một ngày 42
3.2.5 Giá trị sử dụng nhóm thuốc Kháng sinh, Gây nghiện - hướng tâm thần, corticoid và vitamin 43
3.2.6 Cơ cấu sử dụng của nhóm kháng sinh 44
Trang 6
Chương 4: BÀN LUẬN 45
4.1 Phân tích DMT và kinh phí thuốc sử dụng trong điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn 45
4.1.1 Tỷ lệ thuốc điều trị nội trú so với thuốc sử dụng toàn bệnh viện 45
4.1.2 Tỷ lệ thuốc tên INN và tên biệt dược: 45
4.1.3 Thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu: 46
4.1.4 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý: 47
4.1.5 Phân tích kinh phí sử dụng thuốc theo phương pháp ABC 48
4.1.6 Phân tích giá trị thuốc theo phương pháp VEN 49
4.2 Thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị nội trú tại khoa lâm sàng 50
4.2.1 Thực hiện các quy chế chuyên môn trong ghi hồ sơ bệnh án: 50
4.2.2 Số ngày, số thuốc trung bình 50
4.2.3 Chi phí thuốc trung bình một ngày 52
4.2.4 Giá trị tiền sử dụng thuốc nhóm gây nghiện-hướng tâm thần, kháng sinh Corticoid và vitamin 52
KẾT LUẬN 55
KIẾN NGHỊ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh ưu điểm, hạn chế của 4 phương pháp 19
Bảng 1.2: Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện 21
Bảng 1.3: MHBT của bệnh nhân nội trú tại BV đa khoa Nga Sơn năm 2014 24 Bảng 2.4: Phân tích ma trận ABC/VEN 31
Bảng 3.5: Tỷ lệ hoạt chất sử dụng trong điều trị nội trú so với toàn viện 32
Bảng 3.6: Giá trị tiền của nhóm thuốc tên INN và tên biệt dược 32
Bảng 3.7: Giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu 33
Bảng 3.8: So sánh giá trị nhóm thuốc theo tác dụng dược lý 34
Bảng 3.9: Phân tích giá trị sử dụng theo phương pháp ABC 36
Bảng 3.10: Giá trị nhóm thuốc A theo tác dụng dược lý 37
Bảng 3.11: Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phương pháp phân tích ABC/VEN 38
Bảng 3.12: Thực hiện quy chế chuyên môn trong ghi chép bệnh án 39
Bảng 3.13: Số ngày nằm viện trung bình 40
Bảng 3.14: Số thuốc điều trị trung bình trong một bệnh án 41
Bảng 3.15: Chi phí thuốc trung bình một ngày 42
Bảng 3.16: Giá trị sử dụng thuốc nhóm Kháng sinh, Gây nghiện - hướng tâm th ần, corticoid và vitamin 43
Bảng 3.17: Cơ cấu sử dụng của nhóm thuốc kháng sinh 44
Trang 8
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình s ử dụng thuốc trong điều trị nội trú tại bệnh viện 3
Hình 1.2: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chỉ định, sử dụng thuốc 5
Hình 1.3: Quy trình c ấp phát thuốc cho người bệnh điều trị nội trú 8
Hình 1.4: M ối quan hệ giữa Bác sỹ - Dược sỹ lâm sàng - Điều dưỡng và
người bệnh trong quá trình sử dụng thuốc 9
Hình 1.5: Sơ đồ mô hình tổ chức của Bệnh viện 20
Hình 1.6: Sơ đồ tổ chức của khoa Dược 22
Trang 9
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xã hội, con người luôn có nhu cầu được hưởng thụđó là nhu cầu được hưởng thụ vật chất, nhu cầu hưởng thụ về tinh thần và đặc biệt nhu cầu được chăm sóc sức khỏe Chăm sóc sức khỏe là một nhu cầu thiết yếu không
thể thiếu trong xã hội Vớisự phát triển của xã hội ngày nay đã thỏa mãn một
phần về vật chất, tinh thần thì nhu cầu được chăm sóc sức khỏe càng được
mọi người quan tâm hơn Thuốc giữ vai trò to lớn trong việc đảm bảo tính
mạng, sức khỏe, cho sự tồn tại của mỗi cá nhân cũng như cả xã hội loài người[18] Nhưng việc lựa chọn thuốc, số lượng, cách sử dụng thì người bệnh không tự mình quyết định mà người quyết định chính là thầy thuốc và người
bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt [7]
“Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế luôn là mục tiêu của ngành y tế, nhất là trong hoàn cảnh đất nước ta còn nhiều khó khăn về kinh tế,
mô hình bệnh tật diễn biến ngày càng phức tạp”[16] Ngành Dược Việt Nam
là một ngành kinh tế kỹ thuật tham gia vào rất nhiều hoạt động của xã hội như kinh doanh, quản lý, sản xuất và công tác dược bệnh viện Trong quá trình hội
nhập và để theo kịp xu thế của thế giới Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề
án phát triển ngành Dược: “Phát triển ngành Dược thành một ngành kinh tế -
kỹ thuật mũi nhọn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao năng
lực sản xuất thuốc trong nước và kiện toàn hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam để chủ động cung ứng thuốc thường xuyên, kịp thời và đủ thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý, sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả phục vụ sự nghiệp bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân đáp ứng yêu cầu hội nhập khu
vực và thế giới”[30]
Công tác Dược bệnh viện là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác khám, chữa bệnh
1
Trang 10Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn nằm ở phía đông bắc tỉnh Thanh Hóa
là một bệnh viện đa khoa hạng 2 tuyến huyệnvới nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trong toàn huyện và các địa phương lân cận Hàng năm
Bệnh viện khám và điều trị cho hàng trăm nghìn lượt ngườithuộc nhiều đối tượng khác nhau như: Bảo hiểm y tế(người có công, người tàn tật,trẻ em, người cao tuổi, hưu trí, người nghèo,…) và viện phí Đảm bảo hoạt động sử
dụng thuốc đạt hiệu quả cao, HĐT &ĐT, Khoa Dược luôn bám sátMHBT địa phương và thực hiện đầy đủhướng dẫn của Bộ y tế nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả điều trị và công tác sử dụng thuốc an toàn,hiệu quả, hợp lý, tiện
dụng, kinh tếlà mục tiêu luôn được đặt lên hàng đầu.Tuy nhiên việc sử dụng thuốc tại các bệnh viện hiện nay vẫn còn nhiều bất cập
Trong những năm gần đây chưa có nghiên cứu, đánh giá cụ thể nào về công tác quản lý, sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn, đặc
biệt là nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc trong điều trị nội trú.Vì vậy tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích hoạt động sử dụng thuốc trong
điều trị nội trútại Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn,năm 2014” với mục
tiêu sau:
Trang 11Chương 1: TỔNG QUAN 1.1 Ho ạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện
Sử dụng thuốc là một trong bốn bước của quá trình cung ứng thuốc trong bệnh viện, sử dụng thuốc là một giai đoạn quan trọng, phức tạp nhất vì
nó liên quan đến mục đích cuối cùng của cả chu trình cung ứng thuốc, đó là
hiệu quả, chất lượng điều trị cho người bệnh
Quy trình sử dụng thuốc trong điều trị nội trú tại bệnh viện được khái quát như sau [4],[ 40]:
Hình 1.1: Quy trình s ử dụng thuốc trong điều trị nội trú tại bệnh viện
và rõ ràng bằng các văn bản quy phạm pháp luật Bộ y tế đã có văn bản pháp quy quy định cụ thể việc chẩn đoán, chỉ định thuốc phải đảm bảo các yêu cầu sau [5],[8],[ 11],[ 29]:
- Người chịu trách nhiệm chỉ định thuốc cho người bệnh là Bác sỹ;Đối vớibệnh viện huyện, trạm y tế xã, phường, thị trấn chưa có bác sỹ: Người chỉ
Ch ẩn đoán
Ch ỉ định thuốc Tuân th ủ điều trị
Cấp phát thuốc
3
Trang 12định thuốc là Y sỹ;Lương y, y sĩ YHCT chịu trách nhiệm về chỉ định các
thuốc đông y;NHS được chỉ định thuốc cấp cứu trong trường hợp đỡ đẻ[11]
- Khi khám bệnh thầy thuốc phải khai thác đầy đủ các thông tin về người
bệnh như: Bệnh sử, thuốc đã dùng trước khi nhập viện, ghi diễn biến lâm sàngvào hồ sơ bệnh án; các yêu cầu chỉ định thuốc phải đảm bảo các yếu tố như phải phù hợp với chẩn đoán và diễn biến bệnh; tình trạng bệnh lý và cơ địa người bệnh; tuổi, cân nặng và giới tính; hướng dẫn điều trị (nếu có) và không được lạm dụng thuốc (có thể chỉ định dùng thuốc hoặc các chỉ định cận lâm sàng)
- Chỉ định thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng trong hồ sơ bệnh án, không được viết tắt tên thuốc, không được ghi ký hiệu Nội dung chỉ định thuốc bao gồm: tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc, đường dùng thuốc và những chú ý khi dùng thuốc
- Lựa chọn đường dùng thuốc cho người bệnh:
+ Căn cứ vào tình trạng, diễn biến bệnh lý của người bệnh, đường dùng của thuốc,thầy thuốc chỉ định đường dùng thuốc cho người bệnh phù hợp + Chỉ định thuốc tiêm khi người bệnh không dùng được đường uống, thuốc dùng đường uống không đáp ứng được nhu cầu điều trị hoặc với thuốc chỉ dùng đường tiêm
+ Thầy thuốc phải thông báo cho người bệnh (hoặc người nhà) những tác dụng không mong muốn, giám sát và yêu cầu thực hiện đầy đủ hướng dẫn khi
sử dụng thuốc
Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ định thuốc
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đếnviệc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn
Ở hình 1.2 thể hiện các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý tại các cơ sở y tế
4
Trang 13Hình 1.2: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chỉ định, sử dụng thuốc
Y ếu tố liên quan đến người chỉ định sử dụng, cung ứng thuốc
Kiến thức, thông tin, thái độ và đạo đức nghề nghiệp của người thầy thuốc có ảnh hưởng quan trọng đến sử dụng thuốc hợp lý, an toàn:
Kiến thức, thông tin phụ thuộc vào trình độ nhận thức, quá trình đào tạo
và tính tự giác trong quá trình học tập, cập nhật, tiếp cậncác thông tinmới như các phác đồ điều trị, dược lý, dược lâm sàng,…
Người thầy thuốc phải luôn có thái độ đúng đắn, khiêm tốn, ham học hỏi, tìm hiểu, rút kinh nghiệm từ bạn bè, đồng nghiệp
Thái độ và đạo đức nghề nghiệp của người thầy thuốc là yếu tố quan trọng, nhất là trong bối cảnh nhiều thầy thuốc bị ảnh hưởng trực tiếp từ tài trợ, quảng cáo… Tuy nhiên chúng ta còn thiếu các nghiên cứu về ảnh hưởng của quảng cáo đối với thực hành chỉ định thuốc của bác sỹ
Theo Liyingi và cộng sự, có tới 37% các bác sỹ coi các thầy thuốc khác
là nguồn thông tin quan trọng nhất để biết chỉ định các thuốc mới
Người chỉ định, cung ứng thuốc
Kiến thức, thông tin, thái độ, đạo đức nghề nghiệp,…
Trang 14Tuy vậy, cần nhấn mạnh rằng ảnh hưởng của đồng nghiệp thường là thứ phát sau một số yếu tố khác như việc quảng cáo hay đào tạo và rất cần tìm hiểu để có thêm các kiến thức về vấn đề còn ít được biết tới này[39]
Y ếu tố liên quan từ phía người bệnh
Người bệnh và gia đình người bệnh đôi khi cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc chỉ định thuốc của thầy thuốc Một số nghiên cứu cho thấy việc thầy thuốc chỉ định nhiều thuốc cho người bệnh là để đáp ứng nhu cầu của người bệnh Bệnh nhân có bảo hiểm y tế hay không cũng là yếu tố ảnh hưởng đến
sự chỉ định thuốc của thầy thuốc Theo nghiên cứu của Dương Lệ Quyên, số đầu thuốc trung bình/đợt điều trị và tỷ lệ thuốc được chỉ định nằm trong danh mục thuốc chủ yếu ở nhóm người bệnh có Bảo hiểm y tế cũng cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các người bệnh tự trả viện phí và miễn phí[28]
Yếu tố quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước có liên quan chặt chẽ tới việc thực hành điều trị nói chung và việc sử dụng thuốc trong bệnh viện nói riêng Vai trò quản lý nhà nước được thông qua việc ban hành các văn bản pháp quy quy định về việc
sử dụng thuốc, quy chế kê đơn thuốc, các phác đồ điều trị chuẩn sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh Chỉ định thuốc cho người bệnh điều trị nội trú phải tuân theo thông tư 23/2011/TT-BYT[11] Trong khi đó việc kê đơn cho người bệnh ngoại trú bị điều chỉnh bởi Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn[8] Việc thường xuyên kiểm tra, giám sát, hỗ trợ của các cấp quản lý cũng là biện pháp thúc đẩy việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý hơn trong cơ
sở y tế
Một số yếu tố khác
Trong các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến thực hành kê đơn, chỉ định thuốc của thầy thuốc, người ta nhắc đến vai trò của quảng cáo và tài trợ của các công ty dược phẩm nhằm khuyến khích thầy thuốc sử dụng các thuốc của
6
Trang 15họ trong quá trình điều trị Quảng cáo có vai trò như thế nào với việc kê đơn, chỉ định thuốc còn đang là vấn đề tranh cãi Các đại diện của công nghiệp dược cho rằng quảng cáo chỉ ảnh hưởng đến vừa phải, hoặc giúp thầy thuốc cập nhật thông tin Các thầy thuốc thường bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự tài trợ
về tài chính thông qua các thông qua đại diện của các hãng thuốc Mặt khác thông qua các việc giúp đỡ, viện trợ cho các chính sách an sinh xã hội, bảo vệ sức khỏe,… các hãng thuốc đã gây ảnh hưởng đáng kể đến các tạp chí y học, việc đào tạo lại, cập nhật thông tin thuốc mới tất cả đã ảnh hưởng đến việc chỉ định thuốc và kê đơn của thầy thuốc
1.1.2 Cấp phát thuốc cho bệnh nhân
Trong bệnh viện, cấp phát thuốc cho bệnh nhân do khoa Dược bệnh viện đảm nhiệm Thuốc sau khi chia nhỏ liều và đóng gói đầy đủ sẽ được cấp phát cho bệnh nhân sử dụng Mặc dù có một số điểm khác nhau trong cấp phát giữa bệnh nhân nội trú và bệnh nhân ngoại trú, nhưng tất cả hai đều phải tuân
theo một số quy tắc bắt buộc là quy tắc “ba kiểm tra, ba đối chiếu”[10],[ 11]
+ Tên thuốc ở đơn
+ Nồng độ, hàm lượng thuốc trong đơn, phiếu với số lượng thuốc sẽ giao + Số lượng thuốc, số khoản thuốc sẽ giao
Quy trình cấp phát cho người bệnh nội trú
Chu trình cấp phát cho người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện được khái quát gồm các giai đoạn chính như hình 1.3[23]:
7
Trang 16Hình 1.3: Quy trình c ấp phát thuốc cho người bệnhđiều trịnội trú
Đối với cấp phát thuốc cho người bệnh điều trị nội trú, tất cả các khâu đều do dược sỹ Khoa Dược phối hợp với điều dưỡng khoa lâm sàng cấp phát thuốc đến tay từng người bệnh:
+ Nhận y lệnh, tổng hợp thuốc ở các khoa lâm sàng: Điều dưỡng tổng
hợp các y lệnh của thầy thuốc được thực hiện trên phần mềm quản lý bệnh viện và vào sổ theo dõi sử dụng thuốc của người bệnh
+ In phiếu và duyệt phiếu lĩnh thuốc: Tiếp nhận chỉ định thuốc của các
khoa lâm sàng, thống kê dược có nhiệm vụ kiểm tra, đối chiếu lại, in phiếu
lĩnh thuốc và công khai thuốc; Trưởng khoa Dược (hoặc người được ủy
Bác sĩ chỉ định thuốc(cho y lệnh) vào bệnh án
Điều dưỡng tổng hợp y lệnh thuốc trên máy
Khoa Dược duyệt thuốc trên máy, in phiếu
Khoa Dược kiểm tra đối chiếu, ký phiếu
Thủ kho cấp phát thuốc
Khoa Dược phát thuốc cho ĐD khoa lâm sàng, ĐD chia thuốc và công khai thuốc cho người bệnh (có sự giám sát khoa dược)
DM quy định, thuốc
thừa
Không
hợp lý
8
Trang 17quyền) duyệt phiếu lĩnh thuốc.Khoa Dược từ chối duyệt cấp trong trường hợp phiếu lĩnh thuốc có sai sót (trên một bệnh nhân có nhiều biệt dược có hoạt chất trùng nhau, quá liều, có tương tác thuốc, chỉ định dài ngày,…); thông báovà phối hợp với bác sỹ chỉ định thuốc điều chỉnhcho phù hợp
+ Cấp phát thuốc cho người bệnh:Điều dưỡng nhận thuốc đủ theo phiếu
lĩnh thuốc, phối hợp với dược sỹ khoa dược cấp cho từng người bệnh theo chỉ định hàng ngày của bác sỹ trong bệnh án [10],[ 11]và phát công khai thuốc cho người bệnh theo dõi
+ Hủy thuốc: Trường hợp người bệnh códiễn biến bệnh lý,Bác sỹ thay
đổi chỉ định dùng thuốc, người bệnh trốn viện hoặc xin ra viện sớm,… Điều dưỡng đề nghị khoa dược hủy bỏ y lệnh củangười bệnh đó, in lại phiếu mới
và điều dưỡng lĩnh thuốc có trách nhiệm nhập, trả lại số thuốc của người bệnh
đó cho Khoa Dược nhập kho
1.1.3 Giám sát tuân thủ điều trị
Quá trình giám sát, tuân thủ điều trị và hướng dẫn sử dụng thuốc tại bệnh viện hình thành nên một mối quan hệ giữa Bác sỹ, Dược sỹ lâm sàng, Điều dưỡng và Người bệnh được thể hiện trong hình 1.4[7]
Hình 1.4: M ối quan hệ giữa Bác sỹ - Dược sỹ lâm sàng - Điều dưỡng và
người bệnh trong quá trình sử dụng thuốc
Người bệnh
THUỐC Bác s ỹ
Trang 18Vai trò cụ thể mỗi đối tượng trong mối quan hệ đó là [10],[ 11]:
- Bác s ỹ:
+ Lập hồ sơ bệnh án cụ thể về thuốc điều trị, nội dung theo dõi, phân cấp chăm sóc, chế độ dinh dưỡng,…
+ Giải thích, hướng dẫn chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, động viên,
an ủi người bệnh và gia đình người bệnh an tâm điều trị
+ Theo dõi diễn biến tình trạng của người bệnh, đônđốc kiểm tra, giám sát điều dưỡng chăm sóc và thực hiện y lệnh
+ Cung cấp đầy đủ thông tin về thuốc, các thuốc mới, tư vấn cho bác sỹ
để bác sỹ lựa chọn thuốc thích hợp cho từng người bệnh Giúp bác sỹ điều trị hướng dẫn và thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế + Đánh giá hiệu quả dùng thuốc, tác dụng của thuốc với người bệnh + Tham gia hướng dẫn sử dụng thuốc, kiểm tra điều dưỡng viên về thực
hiện đúng y lệnh; theo dõi ADR
+ Chịu trách nhiệm giám sát, hướng dẫn người bệnh dùng thuốcđể đảm
bảo thuốc được dùng đúng cách, đúng thời gian, đủ liều theo y lệnh
+ Trước khi người bệnh dùng thuốc: Công khai thuốc dùng hàng ngày cho từng người bệnh bằng cách thông báo cho người bệnh trước khi dùng thuốc, đồng thời yêu cầu người bệnh hoặc người nhà ký nhận vào phiếu công khai thuốc Hướng dẫn, giải thích cho người bệnh tuân thủ điều trị
+ Trong khi người bệnh dùng thuốc: Đảm bảo vệ sinh, chống nhiễm khuẩn, đảm bảo 5 đúng (đúng người, đúng liều, đúng thuốc, đúng đường dùng
và đúng thời gian) và trực tiếp chứng kiến người bệnh dùng thuốc
+ Sau khi người bệnh dùng thuốc: Theo dõi, phát hiện những diễn biến
bất thường và báo cáo cho bác sỹ điều trị để xử lý kịp thời Ghi đầy đủ số thuốc điều trị cho mỗi người bệnh, mỗi khi thực hiện xong một thuốc phải
10
Trang 19đánh dấu thuốc đã thực hiện Bảo quản số thuốc còn lại (nếu có) và xử lý các
dụng cụ liên quan đến dùng thuốc cho người bệnh theo đúng quy định
+ Tôn trọng nhân viên y tế
1.1.4 Thông tin thuốc trong bệnh viện
Thông tin thuốc là hoạt động của đơn vị thông tin thuốc bệnh viện, do
bộ phận dược lâm sàng phụ trách, cũng là một phần trong chu trình sử dụng thuốc Thông tin thuốc là một hoạt động thiết yếu đóng vai trò quan trọng góp
phần vào việc sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn, hợp lý Thông tin sử dụng thuốc phải chính xác, khách quan, trung thực, đầy đủ, cập nhật, hệ thống hóa, định hướng cho đối tượng cần đến
Nội dung thông tin bao gồm các thông tin về:
- Phản ứng có hại của thuốc, các nguy hại của thuốc
- Các khuyến cáo về liều dùng, sinh khả dụng, sinh dược học so sánh
giữa các thuốc có tên biệt dược khác nhau
- Các báo cáo thẩm định về phản ứng có hại của thuốc
- Thông tin về cách điều trị, xử lý các phản ứng có hại khi sử dụng thuốc quá liều, ngộ độc khi dùng thuốc
- Thông báo về các thuốc được lưu hành, các thuốc cấm sử dụng và bị thu hồi ở Việt Nam cũng như các nước khác
- Thông tin về kinh nghiệm sử dụng thuốc điều trị của các HĐT & ĐT
của tuyến trên và các phản hồi của tuyến dưới lên
Bác sỹ điều trị có trách nhiệm theo dõi tác dụng và xử lý kịp thời các tai biến do dùng thuốc, ghi sổ theo dõi phản ứng có hại của thuốc đối với
11
Trang 20người bệnh điều trị nội trú Với người bệnh mới nhập viện mà nghi ngờ nguyên nhân do dùng sai thuốc thì phải ghi lại sau đó báo cáo lên Khoa Dược Khoa Dược có trách nhiệm theo dõi, tập hợp báo cáo về thông tin có hại của thuốc của đơn vị và báo cáo về Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc Đề xuất các biện pháp giải quyết và kiến nghị về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn[10],[ 11]
1.2 M ột số nghiên cứu về hoạt động sử dụng thuốc trong điều trị nội trú
t ại bệnh viện
Khi tìm hiểu về các nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc trong điều trị
nội trú tại Bệnh viện những năm gần đây có rất ít nghiên cứu sử dụng thuốc trong lĩnh vực này, với những kết quả thu được cụ thể là:
1.2.1 Thực trạng kê đơn và thực hiện quy chế kê đơn
Th ực hiện qui định về ghi hồ sơ bệnh án
Bộ y tế ban hành quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28/9/2001 về
việc ban hành mẫu hồ sơ bệnh án Các bệnh viện thực hiện tốt quyết định này nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn một số sai sót
Nghiên cứu ở một số bệnh viện trên thế giới, cho thấy sai sót phổ biến là
viết tắt không phù hợp, tiếp theo là sai tính liều Nguyên nhân là do chữ khó đọc Với đơn viết tay, một nửa số đơn sai sót y khoa, 1/5 số đơn có thể gây
hại[38], 82% có từ 1-2 sai sót, 77% không ghi cân nặng hoặc ghi sai, 6% không ghi ngày hoặc ghi sai ngày kê đơn, 38% sai sót dưới liều, 18,8% là kê quá liều, sai sót do ghi phiếu hay sai khoảng thời gian sử dụng thuốc là 28,3%
và 0,9%[37] Bác sỹ chủ yếu kê đơn thuốc theo tên thương mại, kê đơn thuốc theo tên gốc, tên INN chỉ chiếm 7,4%[35].Tại BV đa khoa huyện Phù Ninh năm 2012 vẫn còn viết tắt địa chỉ người bệnh đến 29%[31]
Th ực hiện qui chế kê đơn trong điều trị
Trên cơ sở pháp lý thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ
y tế Ban hành Hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh
12
Trang 21Khảo sát các chỉ số như thực hiện các quy chế chuyên môn trong bệnh án các
chỉ số như đánh số các thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, kháng sinh, corticoid,… ở BV Thanh Sơn là 100%, BV Phù Ninh là 93% Còn các chỉ số khác như ghi nồng độ, hàm lượng, thời điểm, khoảng cách dùng thuốc, đường dùng thuốc đều đạt 100%[26],[ 31]
S ố thuốc trung bình và ngày điều trị trung bình
Ngày điều trị trung bình tại BV đa khoa Thanh Sơn năm 2012 là 5,82 ngày và số thuốc trung bình trong là 6,28 thuốc, bệnh án có số thuốc cao nhất
là 9 thuốc và thấp nhất là 3 thuốc; BV đa khoa huyện Phù Ninh số ngày điều
trị trung bình là 6,8 ngày, trung bình số thuốc/bệnh án là 5,3 thuốc; cao nhất
là 8 thuốc/người bệnh; thấp nhất là 2 thuốc/người bệnh; tại BV A tỉnh Thái Nguyên năm 2013 số ngày nằm viện trung bình/người bệnh là 13,2 ngày, ngày điều trị dài nhất là 30 ngày và ngắn nhất 7 ngày[21]
M ột số chỉ số khác về kê đơn:
Một nghiên cứu khác tại BV đa khoa Thanh Sơn năm 2012: Tỷ lệ thuốc được kê theo tên gốc 73,32%, tỷ lệ đơn thuốc được kê theo tên biệt dược là 26,68%, thuốc tiêm 2,78%[26]
Ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện trong kê đơn nên đã thực hiện
tốt quy chế kê đơn nội trú Trong việc giám sát kê đơn trong điều trị ngoại trú cũng còn rất nhiều sai phạm, tại Việt Nam theo Cục quản lý khám chữa bệnh 80% Khoa Dược bệnh viện tuyến Trung Ương được trang bị phần mềm quản
lý bệnh viện liên kết với các khoa lâm sàng để kê đơn và phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú, nhưng mới có 30% ứng dụng đầy đủ theo quy chế của Bộ y tế
Ở Hà Nội trong 58 bệnh viện được kiểm tra thì vẫn còn 6 bệnh viện sai sót trong kê đơn[27] Tại BV Phụ Sản Trung Ương không ghi rõ thời điểm dùng thuốc chiếm 49,5%, không ghi rõ liều chiếm 9%[17]; Nhưng nghiên cứu tại
BV Nhân dân 115 cho thấy việc áp dụng kê đơn điện tử đã cải thiện rõ rệt: Số đơn ghi thiếu thông tin về bệnh nhân đã giảm từ 98% xuống còn 33,6%, trong
13
Trang 22đó, số đơn ghi thiếu địa chỉ của bệnh nhân giảm từ 97,8% xuống còn 33,6% Các thông tin về họ tên, tuổi, giới tính giảm từ 96,2% đến không còn (0%) Các sai sót về ghi chỉ định, tên hoạt chất và tên thuốc đã được hạn chế tối đa (0%) Tỷ lệ đơn ghi thiếu thông tin về thời điểm dùng thuốc giảm từ 54%
xuống còn 33,5%[33]; BV đa khoa Vĩnh Phúc năm 2011, việc thực hiện kê đơn điện tử cũng giảm được nhiều sai sót trong kê đơn Tuy nhiên, vẫn còn 13,7% số đơn chưa ghi rõ thời điểm dùng, cách dùng thuốc; 29,5% số đơn chưa ghi đầy đủ địa chỉ bệnh nhân và vẫn còn một số đơn chưa ghi tuổi bệnh nhân và thiếu chữ ký của bác sĩ kê đơn[19]
1.2.2 Cơ cấu và giá trị thuốc sử dụng điều trị nội trú
Báo cáo của Bộ y tế qua các năm cho thấy tiền mua thuốc của các bệnh
viện tăng cả về số lượng và tỷ trọng so với tổng kinh phí các bệnh viện Theo báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2009, 2010 của Cục quản lý khám chữa bệnh- Bộ Y tế: Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện chiếm tỷ trọng 47,9% (năm 2009) và 58,7% (năm 2010) trong tổng giá trị tiền
viện phí hàng năm trong bệnh viện[9],[ 13]
Sử dụng kháng sinh luôn là vấn đề được quan tâm trong sử dụng thuốc
an toàn, hợp lý Nghiên cứu tại các bệnh viện, kinh phí mua thuốc kháng sinh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng Kết quả
khảo sát của Bộ Y tế tại một số bệnh viện cho thấy, từ năm 2007 đến năm
2009, kinh phí mua thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ không đổi, từ 32,3% đến 32,4% trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng[24]
Nghiên cứu của Vũ Thu Hương và cộng sự năm 2009 trên 38 bệnh viện
đa khoa (7 bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, 14 bệnh viện tuyến tỉnh và 17
bệnh viện tuyến quận/huyện) đại diện cho 6 vùng trên cả nước cũng cho kết
quả tương tự với tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh ở 3 tuyến bệnh viện trung bình là 32,5%, trong đó cao nhất là ở các bệnh viện tuyến huyện (43,1%) và
thấp nhất tại các bệnh viện tuyến trung ương (25,7%)[22]
14
Trang 23Các nghiên cứu tại BV A tỉnh Thái Nguyên năm 2013 nhóm thuốc nhiễm khuẩn, ký sinh trùng chiếm 39,5%, nhóm hormon và thuốc tác động vào hệ nội tiết chiếm 15,7%[21]; tại BV đa khoa Phù Ninh năm 2012 nhóm thuốc nhiễm khuẩn, ký sinh trùng chiếm 27,1%, nhóm hormon và thuốc tác động vào hệ nội tiết chiếm 12,4%[31]; tại BV đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2011tỷ lệ các nhóm thuốc nhiễm khuẩn, ký sinh trùng chiếm 34,05%, nhóm hormon và thuốc tác động vào hệ nội tiết chiếm 3,79%[15]
Bên cạnh đó nhóm thuốc vitamin và khoáng chất chiếm tỷ lệ caovề số lượt bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc nhưng lại chiếm tỷ lệ giá trị sử
dụng thấp Với các nghiên cứu về tỷ lệ sử dụng vitamin và khoáng chấttại BV
đa khoa Sơn Động năm 2010 là 4,23%; năm 2011 là 2,16% năm 2012 là 2,73%[18]; BV A tỉnh Thái Nguyên năm 2013 là 2,1%[21]; BV đa khoa Phù Ninh năm 2012 là 4,7%[31]
Trong việc kê đơn còn lạm dụng glucocorticoid, vitamin liều cao còn
phổ biến Lạm dụng kháng sinh nhất là cephalosporin thế hệ 3, kê nhiều thuốc trong một đơn (có bệnh viện khảo sát, bác sỹ kê từ 14-16 thuốc/đơn; đặc biệt
có đơn kê 20 thuốc), dẫn đến nhiều tương tác thuốc[5],[ 6]
Bệnh viện E: tỷ lệ không ghi đầy đủ họ tên, tuổi bệnh nhân chiếm tỷ lệ 11,33%, thuốc kê đơn theo tên INN chỉ chiếm 28,7%, có tới 59,67% thuốc
một thành phần ghi theo tên biệt dược, tỷ lệ ghi đủ cách dùng, liều dùng chỉ chiếm 22%[34]
Tình trạng lạm dụng kháng sinh, vitamin rất phổ biến: kháng sinh nhập
khẩu chiếm 30-40% tổng giá trị nhập khẩu thuốc hàng năm của cả nước[27] Theo một thống kê tại Hải Phòng một vài vùng có tỷ lệ đơn thuốc sử dụng kháng sinh lên đến 65%; tại một số phòng khám bệnh viện huyện cho thấy
một đơn thuốc có trung bình 4,2 số thuốc, số đơn thuốc ít nhất một kháng sinh chiếm 62%, còn số thuốc kê nằm trong DMTTY chỉ chiếm tỷ lệ là 38%[2]
15
Trang 241.3 Các phương pháp phân tích hoạt động sử dụng thuốc
Bộ y tế ban hành thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 8/8/2013 quy định
về tổ chức và hoạt động của HĐT & ĐT trong bệnh viện HĐT & ĐT bệnh
viện có chức năng tư vấn cho Giám đốc về sử dụng thuốc nhằm mục đích sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả, kinh tế và tiện dụng dựa trên 4 phương pháp để phân tích các dữ liệu tổng hợp, quản lý danh mục thuốc và phát hiện các vấn đề bất cập trong sử dụng thuốc:
• Phân tích ABC
• Phân tích nhóm điều trị
• Phân tích tối cần, thiết yếu và không thiết yếu (Phân tích VEN)
• Phân tích liều xác định trong ngày (Phân tích DDD)
1.3.1 Phân tích ABC
Khái ni ệm[12]:
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách cho thuốc của bệnh viện
Ý nghĩa:
Cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với lượng lớn mà có chi phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường Thông tin được sử dụng để:
- Lựa chọn những thuốc hoặc thay thế có chi phí thấp hơn
- Tìm ra những liệu pháp điều trị để thay thế
- Thương lượng với nhà cung cấp hoặc tổ chức đấu thầu giữa các nhà cung cấp để mua được thuốc với giá thấp hơn
Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng và từ đó phát hiện những điểm chưa hợp lý trong sử dụng thuốc, bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật
16
Trang 25Xác định phương thức mua các thuốc không có trong DMTTY của bệnh
1.3.2 Phân tích nhóm điều trị:
Ý nghĩa[12]: Phân tích nhóm điều trị giúp chúng ta:
Xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi phí nhiều nhất
Dựa trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý
Xác định những thuốc bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức độ tiêu thụ không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể như sốt rét, sốt xuất huyết,…
HĐT&ĐT lựa chọn những thuốc có chi phí đạt hiệu quả cao nhất trong các nhóm điều trị và lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế
1.3.3 Phân tích thuốc tối cần, thiết yếu và không thiết yếu (VEN):
Khái niệm[12]: Phân tích VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên
cho hoạt động mua sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ các loại thuốc như mong muốn Trong phân tích VEN, các thuốc được phân chia thành 3 hạng mục cụ thể như sau:
Thuốc tối cần (V- Vital drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện
Thuốc thiết yếu (E -Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật của bệnh viện
Thuốc không thiết yếu (N -Non-Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc
17
Trang 261.3.4 Phân tích liều xác định trong ngày (DDD):
Khái niệm[12]:
Phương pháp tính giúp cho chuyển đổi, chuẩn hóa các số liệu về số lượng sản phẩm hiện có như hộp, viên, ống tiêm, chai, thành ước lượng thô về thuốc được dùng trong điều trị ví dụ số liều dùng hàng ngày Liều xác định trong ngày chính là liều trung bình duy trì hàng ngày với chỉ định chính của một thuốc
Sử dụng thuốc hợp lý là việc dùng thuốc đáp ứng được yêu cầu lâm sàng của người bệnh ở liều thích hợp trên từng cá thể người bệnh (đúng liều, đúng khoảng cách đưa thuốc và thời gian sử dụng thuốc), đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng, khả năng cung ứng và có giá cả phù hợp nhằm giảm tới
mức thấp nhất chi phí cho người bệnh và cộng đồng
- So sánh tình hình tiêu thụ thuốc giữa các vùng hoặc các bệnh viện khác nhau
- So sánh chi phí của các thuốc khác nhau trong cùng một nhóm điều trị trong trường hợp các thuốc không có giới hạn thời gian điều trị, như thuốc hạ sốt giảm đau, thuốc điều trị cao huyết áp
1.3.5 So sánh ưu điểm, hạn chế của các phương pháp
Từ đánh giá, so sánh bảng 1.5, HĐT&ĐTáp dụng vào điều kiện thực tế
và đưa ra những chiến lược trong từng giai đoạn phù hợp với mô hình bệnh
tật ở tại địa phương, để có những kế hoạch cung ứng, sử dụng thuốc hợp lý
18
Trang 27Bảng 1.1: So sánh ưu điểm, hạn chế của 4 phương pháp
chi trả cho thuốc nào
Không cung cấp được đủ thông tin để so sánh những thuốc có hiệu lực khác nhau
dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu
thụ không mang tính đại diện cho
những ca bệnh cụ thể
Chỉ so sánh được những thuốc có cùng chung hiệu lực điều trị
Phân
tích
VEN
Lựa chọn những thuốc ưu tiên để
mua và dự trữ trong bệnh viện
Tìm điểm chưa hợp lý trong cung ứng, sử dụng thuốc nhóm AN
Phân
tích
liều
DDD
Giúp cho việc chuẩn hóa, chuyển
đổi các số liệu về lượng sản phẩm
như hộp, viên,… thành ước lượng thô
về thuốc được dùng trong điều trị
Số liệu mua thuốc, kiểm kê hoặc doanh số được ghi chép
là đáng tin cậy
19
Trang 281.4 Một vài nét về Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn
1.4 1 Đặc điểm tình hình
Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn, thành lập tháng 3 năm 1963 và tháng 8/2012 được công nhận là Bệnh viện đa khoa hạng II Nhiệm vụ của bệnh
viện là chăm sóc sức khỏe cho cán bộ và nhân dân trong toàn huyện Hiện nay
với kế hoạch được giao là 150 giường bệnh; bệnh viện gồm 09 khoa lâm sàng,
03 khoa cận lâm sàng và 04 phòng chức năng Công suất giường bệnh nội trú tại
bệnh việnluôn đạt từ 150- 200% so với số gường kế hoạch và mỗi ngày bệnh
viện đón tiếp khoảng từ 200-400 lượt người bệnh đến khám ngoại trú
1.4.2 Mô hình tổ chức của bệnh viện
Hình 1.5: Sơ đồ mô hình tổ chức của Bệnh viện
Khoa Hồi sức – C.cứu
Khoa Truyền nhiễm
Khoa KSNK
Phòng TC-HC Phòng KHTH Phòng TC-KT Phòng Điều dưỡng
20
Trang 291.4.3 Cơ cấu nhân lực bệnh viện
Bảng 1.2: Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện
1/2-là 150 giường bệnh, tỷ lệ cán bộ/giường bệnh là 1,35,tỷ lệ cán bộ khoa dược/
tổng cán bộ là 11/202 ≈ 5,4% (có 3 Dược sỹ công tác ở khoa khác) và tỉ lệ DSĐH/BS là 1/7,25[1].BV tuyển đủ, đúng chỉ tiêu quy định và đã sắp xếp, bố trí hợp lý nhằm phát huy hết khả năng tư duy, lao động sáng tạo của cán bộ
1.4.4 Khoa Dược:
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc BV.Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc BV về toàn
bộ công tác Dược trong BV nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có
chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
21
Trang 30 T ổ chức của khoa Dược: Khoa Dược BV đa khoa huyện Nga Sơn năm
2014 có 11 cán bộ nhân viên trong đó có 03 DSĐH, 07 DSTHvà 1 kế toán được bố trí làm việc theo sơ đồ sau:
Hình 1.6:Sơ đồ tổ chức của khoa Dược
Nhi ệm vụ của khoa Dược [10]
- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác
- Quản lý, theo dõi việc nhập, cấp phát thuốc
- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của HĐT & ĐT
- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”
- Thực hiện công tác Dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về Dược tại các khoa trong bệnh viện và Nhà thuốc bệnh viện
Trưởng khoa Dược
Thông tin thuốc – DLS Bộ phận kho cấp phát Bộ phận thống kê
-Kiểm tra quy chế
công tác dược,
kiểm, duyệt thuốc
- Thông tin thuốc - DLS
- Theo dõi ADR
- Kho cấp phát nội trú
- Kho cấp phát ngoại trú
22
Trang 31- Nghiên cứu khoa học và đào tạo;là cơ sở thực hành của các trường Đại
học, Cao đẳng và Trung học về Dược
- Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng thuốc nhóm kháng sinh
- Quản lý hoạt động của Nhà thuốc theo đúng quy định
- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc
1.4 5 Hội đồng thuốc và điều trị
Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 8/8/2013 quy định về tổ chức và hoạt động của HĐT&ĐT trong bệnh viện
T ổ chức: Giám đốc BV đã ban hành quyết định số 124/QĐ-BVNS
ngày 23 tháng 6 năm 2014 về việc thành lập và kiện toàn HĐT&ĐT gồm 18 thành viên; Giám đốc BV làm chủ tịch HĐT&ĐT; phó chủ tịch thường trực là Trưởng khoa dược; Thư ký là Phó trưởng khoadược; Phó giám đốc, các
Trưởng khoa lâm sàng, trưởng các phòng chức năng là ủy viên
Ch ức năng: HĐT&ĐT có chức năng tư vấn cho Giám đốc về các vấn
đề liên quan đến thuốc và cách sử dụng thuốc tại BV, thực hiện tốt chính sách
quốc gia về thuốc trong bệnh viện
Nhi ệm vụ [12]
- Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện
- Xây dựng DMTBV, xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị
- Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến thuốc
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc và các sai sót trong điều trị
- Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc
23
Trang 321.4.6 Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện đa khoa Nga Sơn
Bảng1.3: MHBT của bệnh nhân nội trú tại BV đa khoa Nga Sơn năm 2014
STT Nhóm bệnh Mã ICD Số lượt
BN
T ỉ lệ (%)
4 Chấn thương, ngộ độc và một số hậu
quả khác do nguyên nhân bên ngoài S00-T98 1.775 13,79
6 Bệnh hệ cơ xương khớp, mô liên kết M00-M99 906 7,03
7 Bệnh hệ tiết niệu, sinh dục N00-N99 480 3,73
9 Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật A00- B99 359 2,79
10 Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ
Trang 33Theo thống kêở trên mô hình bệnh tật bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn[1]rất đa dạng, gần như bệnh có đầy đủ theo các chương phân loại
bệnh tật (ICD) lần thứ 10.Từ thống kê trên cho thấy bệnh tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất 16,67%; Chửa, đẻ và sau đẻ 15,77%, tiếp theo là các nhómbệnh hô
hấp chiếm tỉ lệ 14,19%, Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài chiếm tỷ lệ 13,79%, bệnh tuần hoàn chiếm 11,09%,…
bệnh nhiễm khuẩn và ký sinhvậtchiếm 2,79% Từ đó cho thấy tại địa phương tuyến cơ sở với các nhóm bệnh đa dạng và phức tạp đòi hỏi bác sỹ phải có
nắm vững kiến thức vàvận dụng tốt vào từng bệnh, trường hợp cụ thể
25
Trang 34Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU
2 1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu:
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Bệnh án nội trú
- Danh mục thuốc bệnh viện
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu:
- Bệnh viện đa khoa Nga Sơn
2.1.3 Thời gian nghiên cứu:
- Từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2014
2.2 Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp mô tả hồi cứu
2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:
Z: Độ sai lệch của hệ số giới hạn tin cậy z=1,96
α: Mức độ ý nghĩa thống kê, chọn α = 0,05 ứng với độ tin cậy 95%
d: Độ sai số chấp nhận được so với thực tế cộng đồng Chọn d= 0,05
p: Tỷ lệ ước tính bệnh án phù hợp với quy định của Bộ y tế Chọn p=0,5 Theo công thức trên ta tính được: n=384 bệnh án, Cỡ mẫu lấy tròn 400
Vậy nên ta chọn 400 bệnh án điều trị nội trú
Gọi tổng số bệnh án nội trú năm 2014 là N, K là khoảng cách thứ tự các
mẫu và K=N/400 Chọn ngẫu nhiên số thứ tự từ 1 đến 10 (nếu trùng với bệnh nhân ngoại trú thì chọn số tiếp theo) mẫu đầu tiên là bệnh án có số thứ tự đó
26
Trang 35tính từ bệnh án được đánh số đầu tiên trong năm 2014 Các mẫu tiếp theo là các bệnh án có số thứ tự bằng số trước cộng với K, cứ lấy tiếp như vậy đến đủ400 bệnh án Theo báo cáo bệnh viện năm 2014 có 12.875 lượt bệnh nhân điều trị nội trú (N=12.875)[1] Ta tính được K=12.875/400 ≈ 32 Chọn ngẫu nhiên số bệnh án đầu là 6 thì số tiếp theo là 38, 70, 102, Chọn đến đủ 400
bệnh án thì dừng lại
2.2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu
Cơ cấu thuốc trong danh mục thuốc sử dụng
% 𝑇𝑇𝐼𝐼𝐼𝐼𝐼𝐼 = 𝑇𝑇ổ𝑛𝑛𝑡𝑡 𝑡𝑡𝑇𝑇ề𝑛𝑛 𝑡𝑡ℎ𝑢𝑢ố𝑐𝑐 𝑠𝑠ử 𝑑𝑑ụ𝑛𝑛𝑡𝑡 𝑡𝑡𝑡𝑡𝑡𝑡𝑛𝑛𝑡𝑡 đ𝑇𝑇ề𝑢𝑢 𝑡𝑡𝑡𝑡ị 𝑛𝑛ộ𝑇𝑇 𝑡𝑡𝑡𝑡ú × 100𝑇𝑇𝑇𝑇ề𝑛𝑛 𝑡𝑡ℎ𝑢𝑢ố𝑐𝑐 𝑡𝑡ê𝑛𝑛 𝐼𝐼𝐼𝐼𝐼𝐼 (ℎ𝑡𝑡ặ𝑐𝑐 𝑡𝑡ê𝑛𝑛 𝑏𝑏𝑇𝑇ệ𝑡𝑡 𝑑𝑑ượ𝑐𝑐)
T ỷ lệ giá trị sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu
so v ới tổng giá trị tiền thuốc bệnh viện (𝑇𝑇𝐼𝐼):
Công thức 3:
% 𝑇𝑇𝐼𝐼 = 𝑇𝑇𝑇𝑇ề𝑛𝑛 𝑡𝑡ℎ𝑢𝑢ố𝑐𝑐 𝑠𝑠ả𝑛𝑛 𝑥𝑥𝑢𝑢ấ𝑡𝑡 𝑡𝑡𝑡𝑡𝑡𝑡𝑛𝑛𝑡𝑡 𝑛𝑛ướ𝑐𝑐 (ℎ𝑡𝑡ặ𝑐𝑐 𝑛𝑛ℎậ𝑝𝑝 𝑘𝑘ℎẩ𝑢𝑢)𝑇𝑇ổ𝑛𝑛𝑡𝑡 𝑡𝑡𝑇𝑇ề𝑛𝑛 𝑡𝑡ℎ𝑢𝑢ố𝑐𝑐 𝑠𝑠ử 𝑑𝑑ụ𝑛𝑛𝑡𝑡 đ𝑇𝑇ề𝑢𝑢 𝑡𝑡𝑡𝑡ị 𝑛𝑛ộ𝑇𝑇 𝑡𝑡𝑡𝑡ú × 100
khám chữa bệnh của bệnh viện, giảm chi phí điều trị, tiết kiệm ngân sách và
chi phí cho điều trị
27