Theo thông tư 23/2011/TT-BYT có quy định về sử dụng thuốc điều trị nội trú[2] 1 Khi khám bệnh, Thầy thuốc phải khai thác tiền sử dùng thuốc, tiền sử dị ứng, liệt kê các thuốc người bệnh
Trang 1BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
LÊ THỊ MỸ HẠNH
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐỊNH THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN NĂM 2015
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA I
HÀ NỘI 2016
Trang 2BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
LÊ THỊ MỸ HẠNH
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐỊNH THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN NĂM 2015
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA I
CHUYÊN NGHÀNH: TCQLD
MS: CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học: DSCKII Trần Minh Tuệ
Thời gian thực hiện: 18/7/2016-18/11/2016
Trang 3Tôi xin chân thành cám ơn thầy cô trong ban Giám hiệu, phòng Sau đại học, Bộ môn Quản lý và kinh tế dược – trường Đại học Dược Hà Nội, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi học tập
và hoàn thành tốt chương trình học tập
Đồng thời, tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Tài chính kế toán, anh chị em khoa Dược – bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi về thời gian cũng như trong quá trình thu thập số liệu để viết luận án
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thành luận án bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô, các anh các chị và các bạn đồng nghiệp
Hà nội, ngày 18 tháng 11 năm 2016
Học viên
Lê Thị Mỹ Hạnh
Trang 4MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN 3
1.1 Tổng quan về kê đơn thuốc trong bệnh viện 3
1.1.1 Kê đơn trong chu trình sử dụng thuốc và các yếu tố ảnh hưởng 3
1.1.2 Quy trình chỉ định thuốc 4
1.2 Các chỉ số đánh giá sử dụng thuốc 7
1.3 Thực trạng kê đơn 11
1.3.1 Trên thế giới 11
1.3.2 Tại Việt Nam 12
1.4 Khái quát về bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An 15
1.4.1 Vài nét về bệnh viện 15
1.4.2 Vài nét về khoa dược 17
1.4.3 Mô hình bệnh tật năm 2015 tại bệnh viện 18
1.5 Tính thiết yếu của đề tài 19
CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 20
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 20
2.1.2 Thời gian nghiên cứu 20
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu 20
2.2 Phương pháp nghiên cứu 20
2.2.1 Các chỉ số và biến số trong nghiên cứu 20
2.2.2 Thiết kế nghiên cứu 33
2.2.3 Mẫu nghiên cứu 33
2.2.4 Phương pháp chọn mẫu 34
2.3 Nội dung nghiên cứu: 35
2.3.1 Phân tích việc thực hiện quy định về hành chính theo thông tư 23/2011/TT-BYT 35
Trang 52.3.2 Phân tích một số chỉ số sử dụng thuốc trong điều trị nội trú 35
2.4 Thu thập số liệu: 36
2.5 Xử lý số liệu: 36
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
3.1 Phân tích việc thực hiện quy chế kê đơn theo thông tư 23/2011/TT-BYT 38
3.2 Phân tích hồ sơ bệnh án theo một số chỉ số sử dụng thuốc 40
3.2.1 Một số chỉ số chung theo quy định của TT21/2013/TT-BYT 40
3.2.2 Một số chỉ số phân tích kháng sinh 44
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 53
4.1 Phân tích việc thực hiện quy chế kê đơn theo thông tư 23/TT-BYT 53
4.2 Phân tích một số chỉ số sử dụng thuốc 55
4.2.1 Một số chỉ số chung 55
4.2.2 Một số chỉ số về kháng sinh 57
4.3 Hạn chế của đề tài 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
1 KẾT LUẬN 63
1.1 Phân tích các quy chế kê đơn theo thông tư 23/TT-BYT 63
1.2 Phân tích hồ sơ bệnh án theo một số chỉ số sử dụng thuốc 63
2 KIẾN NGHỊ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6DANH MỤC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
hoạt động dựa trên giá trị tiêu thụ)
Defined Daily Dose
Liều xác định hàng ngày (của 1 thuốc)
Defined Daily Dose per 100 bed-day
Liều xác định tác dụng trên 100 ngày
giường
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Mô hình bệnh tật trong điều trị nội trú tại Bệnh viện HNĐK Nghệ
An năm 2015 18
Bảng 3.1.Tỷ lệ thực hiện đúng quy định về cách ghi chỉ định thuốc 38
Bảng 3.2.Tỷ lệ thực hiện đúng quy định về đánh số ngày dùng 39
Bảng 3.3 Tỷ lệ thuốc sử dụng thuộc DMTBV, DMTTY 40
Bảng 3.4 Thời gian nằm viện trung bình 40
Bảng 3.5 Chi phí thuốc cho một đợt điều trị 41
Bảng 3.6.Tỷ lệ bệnh án có chỉ định thuốc tiêm, kháng sinh, vitamin 42
Bảng 3.7 Số thuốc trung bình cho một người bệnh trong một ngày 42
Bảng 3.8 Tỷ lệ bệnh án có tương tác giữa các thuốc 43
Bảng 3.9 Mức độ tương tác giữa các kháng sinh phối hợp 43
Bảng 3.10 Tỷ lệ HSBA có thay đổi thuốc trong quá trình điều trị 44
Bảng 3.11 Khảo sát sự thay đổi chỉ định thuốc trong quá trình điều trị 44
Bảng 3.12 Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trong 1 bệnh án 44
Bảng 3.13 Tỷ lệ các loại phối hợp kháng sinh thường gặp 45
Bảng 3.14 Tỷ lệ số phác đồ kháng sinh trong quá trình điều trị 46
Bảng 3.15 Đường dùng kháng sinh trong HSBA 46
Bảng 3.16 Đường dùng một số kháng sinh sinh khả dụng đường uống cao 47 Bảng 3.17 Sự thay đổi đường dùng kháng sinh trong điều trị 47
Bảng 3.18 Thời gian điều trị kháng sinh trung bình 48
Bảng 3.19 Tỷ lệ bệnh án được làm kháng sinh đồ trong mẫu nguyên cứu 48
Bảng 3.20 Khảo sát bệnh án có làm kháng sinh đồ 49
Bảng 3.21 Khảo sát bệnh án có ngày điều trị kéo dài 49
Bảng 3.22 Tỷ lệ bệnh án có chỉ định các kháng sinh cần phê duyệt trước khi sử dụng 50
Trang 8Bảng 3.23 Đánh giá về khoảng cách đưa liều của một số kháng sinh cần phê duyệt trước khi sử dụng trong bệnh án nghiên cứu 51 Bảng 3.24 Đánh giá về liều dùng các kháng sinh cần phê duyệt trước khi sử dụng sử dụng trong bệnh án nghiên cứu 51 Bảng 3.25 Liều DDD/100 ngày – giường của các kháng sinh cần phê duyệt trước khi sử dụng tại bệnh viện 52
Trang 9DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Chu trình sử dụng thuốc 3
Hình 1.2 Cơ cấu tổ chức bệnh viện 16
Hình 1.3 Sơ đồ hệ thống kho tại khoa Dược bệnh viện HNĐK Nghệ An 17
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình xử lý số liệu 17
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng thuốc bất hợp lý và thiếu hiệu quả đang là vấn đề bất cập của nhiều quốc gia Đây cũng là một trong các nguyên nhân chính làm gia tăng chi phí điều trị cho người bệnh, giảm chất lượng chăm sóc sức khoẻ và uy tín của các cơ sở khám chữa bệnh [23]
Tổ chức y tế thế giới WHO đã khuyến cáo về thực trạng kê đơn đáng lo ngại trên toàn cầu: 30-60% bệnh nhân tại các cơ sở khám chữa bệnh có sử dụng kháng sinh, tỷ lệ này cao gấp hai lần so với nhu cầu lâm sàng; khoảng 50% bệnh nhân được kê thuốc tiêm tại các cơ sở y tế và có tới 90% các trường hợp này là không cần thiết Thực trạng đó đã tạo ra khoảng 20-80% thuốc sử dụng không hợp lý[26]
Tại Việt Nam, tình hình kê đơn cũng tương tự Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, giá trị tiêu thụ thuốc chiếm khoảng 64% trong cơ cấu chi phí khám, chữa bệnh BHYT, một phần lớn số tiền đó đã bị lãng phí do sử dụng thuốc không hợp lý và các hoạt động cung ứng thuốc không hiệu quả[27] Do đó, vấn đề sử dụng thuốc an toàn, hợp lý ngày càng có tầm quan trọng đặc biệt và cần phải được giám sát quản lý chặt chẽ
Bộ Y tế đã có nhiều biện pháp nhằm cải thiện chất lượng sử dụng thuốc bao gồm việc ban hành các chế tài quản lý Trong những năm gần đây, nhiều văn bản quy định về việc quản lý sử dụng thuốc ra đời, có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ sở khám chữa bệnh như: thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 quy định về hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị, thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế
có giường bệnh,… Đây là những nền tảng quan trọng để nâng cao chất lượng
sử dụng thuốc [2], [3]
Bệnh viện Hữu nghị Đa Khoa Nghệ An là một bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh với quy mô 1000 nhưng thực kê là 1500 giường bệnh Chiến lược phát
Trang 11triển của bệnh viện là không ngừng nâng cao về trình độ chuyên môn, chất lượng khám chữa bệnh để đáp ứng nhu cầu điều trị ngày càng cao của nhân dân Một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện nhiệm vụ này là phải đảm bảo kê đơn, sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn, hợp lý Tuy nhiên, bệnh viện HNĐK Nghệ An chưa có nhiều nghiên cứu về các vấn đề này Để có cái nhìn tổng quan về hoạt động kê đơn trong điều trị nội trú từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản lý sử dụng thuốc chúng tôi thực hiện
đề tài: “Phân tích hoạt động chỉ định thuốc trong điều trị nội trú tại bệnh viện Hữu nghị Đa Khoa Nghệ An năm 2015” với mục tiêu sau:
1 Phân tích việc thực hiện các quy định theo thông tư 23/2011/TT-BYT trong chỉ định thuốc điều trị nội trú tại BV Hữu nghị đa khoa Nghệ An năm 2015
2 Khảo sát một số chỉ số sử dụng thuốc trong điều trị nội trú tại bệnh viện Hữu nghị Đa Khoa Nghệ An năm 2015
Trang 12CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về kê đơn thuốc trong bệnh viện
1.1.1 Kê đơn trong chu trình sử dụng thuốc và các yếu tố ảnh hưởng
Một chu trình sử dụng thuốc gồm 4 khâu chính: Chẩn đoán, kê đơn, cấp phát và tuân thủ điều trị Hoạt động kê đơn trong chu trình sử dụng thuốc được sơ đồ hóa như sau [3]
Hình 1.1 Chu trình sử dụng thuốc
Để việc sử dụng thuốc hiệu quả,bác sĩ cần tuân thủ và thực hiện tốt cả 4 khâu trên Đầu tiên bác sĩ chẩn đoán để xác định tình trạng bệnh, sau đó xác định mục tiêu điều trị và ra quyết định điều trị căn cứ vào các phác đồ điều trị
và thông tin cập nhật về thuốc Khi quyết định điều trị bằng thuốc thì việc cá thể hóa trong vấn đề lựa chọn thuốc đóng vai trò quan trọng Chỉ định thuốc cho bệnh nhân phải dựa trên các căn cứ về tính hiệu quả, độ an toàn, hợp lý và kinh tế Khi chỉ định một loại thuốc, bác sĩ cần tư vấn cho bệnh nhân các thông tin chính xác tình trạng bệnh cũng như thuốc đang sử dụng Bệnh nhân
sẽ tuân thủ điều trị nếu hiểu rõ giá trị của việc sử dụng thuốc đúng và điều trị hiệu quả Cuối cùng, bác sĩ quyết định hình thức theo dõi, giám sát hiệu quả điều trị cũng như các phản ứng bất lợi có thể xảy ra [3]
Trong chu trình sử dụng thuốc, hoạt động kê đơn đóng vai trò quan trọng và then chốt quyết định việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý Kê đơn là hoạt động của bác sĩ nhằm xác định những thuốc cần được sử dụng cho
Chẩn đoán
Cấp phát Tuân thủ
Trang 13bệnh nhân với liều dùng và liệu trình điều trị phù hợp Trong điều trị nội trú, hoạt động kê đơn thuốc là hoạt động chỉ định thuốc vào hồ sơ bệnh án
Thực tế cho thấy có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới việc chỉ định thuốc như kiến thức, thông tin, thái độ và đạo đức nghề nghiệp của người bác
sĩ Các chính sách quản lý của Nhà nước có liên quan chặt chẽ tới việc thực hành điều trị và chỉ định thuốc của bác sĩ thông qua việc ban hành phác đồ điều trị, danh mục thuốc được sử dụng tại từng cơ sở khám chữa bệnh và các quy định khác liên quan Bệnh nhân và gia đình bệnh nhân cũng có những ảnh hưởng nhất định đến việc lên y lệnh điều trị của bác sĩ Bệnh nhân có bảo hiểm y tế hay không cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ định thuốc vì có sự ràng buộc với các quy định trong thanh toán chi phí điều trị
Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến chỉ định thuốc của bác sĩ có thể kể đến như: các hình thức quảng cáo, tác động của các hãng dược phẩm, chính sách marketing đen Đôi khi các công ty dược phẩm vì lợi nhuận mà đưa đến các thông tin sai lệch, thông tin thiếu chính xác và đầy đủ
về sản phẩm, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc chỉ định thuốc của bác sĩ
1.1.2 Quy trình chỉ định thuốc
Việc chỉ định thuốc phải đạt được các yêu cầu: Hiệu quả, an toàn và kinh tế Trên thế giới, WHO đã ban hành và khuyến cáo áp dụng “Hướng dẫn thực hành chỉ định tốt” Theo đó, quá trình thực hiện kê đơn, chỉ định thuốc hợp lý gồm các bước:[1, 25], [25]
Bước 1: Xác định vấn đề bệnh lý của bệnh nhân
Bệnh nhân thường đến khám bệnh khi gặp các vấn đề về sức khỏe Chẩn đoán đúng là một bước quan trọng để bắt đầu liệu trình điều trị hợp lý
Để đưa ra chẩn đoán đúng bác sĩ cần thu thập nhiều thông tin khác nhau: các triệu chứng lâm sàng, kết quả thăm khám thực tế, xét nghiệm cận
Trang 14lâm sàng, tiền sử bệnh và điều trị trước đó của bệnh nhân,…Tất cả thông tin đều cần được phân tích và tổng hợp lại để bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác
Bước 2: Xác định mục tiêu điều trị cần đạt được
Trước khi lựa chọn liệu pháp điều trị thì bác sĩ phải xác định mục tiêu điều trị: bệnh nhân sẽ đạt được gì sau đợt điều trị này Xác định mục tiêu điều trị cho phép bác sĩ tập trung vào vấn đề thật sự cần giải quyết, giúp hạn chế được việc sử dụng nhiều thuốc không cần thiết Trong trường hợp lý tưởng, bác sĩ nên trao đổi, thảo luận với bệnh nhân mục tiêu điều trị để bệnh nhân hiểu mình là một phần của liệu trình điều trị và tăng tuân thủ điều trị
Bước 3: Xác định tính phù hợp của phương pháp điều trị - kiểm tra tính hiệu quả và an toàn
Sau khi xác định được mục tiêu điều trị, bác sĩ sẽ xác định thuốc phù hợp với từng bệnh nhân Để thực hiện được điều này, cần kiểm tra các vấn đề sau:
(1) Hoạt chất và dạng bào chế có phù hợp với bệnh nhân hay không? (2) Chế độ liều chuẩn phù hợp là gì?
(3) Khoảng thời gian điều trị đã phù hợp hay chưa?
Với mỗi vấn đề, bác sĩ cần cân nhắc về hiệu quả và độ an toàn Cân nhắc về hiệu quả bao gồm xem xét về chỉ định thuốc và sự thuận tiện của dạng bào chế Cân nhắc về độ an toàn bao gồm các vấn đề liên quan đến chống chỉ định, các tương tác thuốc có thể xảy ra và nhóm đối tượng cần lưu ý
Bước 4: Chỉ định thuốc
Không có một tiêu chuẩn chung trên thế giới về đơn thuốc và mỗi quốc gia đều có quy định riêng về vấn đề này
Một đơn thuốc thường có các nội dung như sau:
- Tên, địa chỉ, số điện thoại của người kê đơn
- Ngày, tháng kê đơn
- Tên gốc của thuốc, hàm lượng
- Dạng bào chế, tổng số thuốc
Trang 15- Hướng dẫn sử dụng và thận trọng, lưu ý
- Tên, địa chỉ, tuổi bệnh nhân
- Chữ ký của người kê đơn
Bước 5: Cung cấp thông tin, hướng dẫn sử dụng và các cảnh báo lưu ý trong
sử dụng thuốc
Trung bình có tới 50% bệnh nhân không uống thuốc đúng như hướng dẫn của bác sĩ Nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp này là do: triệu chứng thuyên giảm, gặp phải tác dụng phụ, thuốc không đạt được hiệu quả như mong muốn hoặc bệnh nhân gặp khó khăn trong việc tuân thủ chế độ liều, đặc biệt là ở người cao tuổi Tùy trường hợp việc không tuân thủ điều trị
có thể gây ra hậu quả ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nghiêm trọng Ví
dụ, những thuốc có thời gian bán thải ngắn thì thường làm mất tác dụng điều trị, các thuốc có khoảng điều trị hẹp có thể tăng độc tính [4]
Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân có thể cải thiện bằng các cách: kê đơn các thuốc hợp lý (chọn thuốc có hiệu quả cao, ít tác dụng không mong muốn, dạng bào chế phù hợp, thời điểm uống thuốc thuận tiện), tạo dựng mối liên hệ tốt giữa bác sĩ và bệnh nhân (tôn trọng các cảm giác, quan điểm của
BN và giao tiếp để BN thấy mình là một phần của liệu pháp điều trị), dành thời gian để tư vấn cho bệnh nhân hiểu biết các thông tin chính về bệnh, thuốc
và cách sử dụng
Bước 6: Giám sát (và dừng) điều trị
Giám sát điều trị cho phép bác sĩ xác định kết quả điều trị Việc giám sát có thể được tiến hành theo 2 cách:
- Giám sát bị động nghĩa là quá trình giám sát được thực hiện bởi chính bệnh nhân Bác sĩ sẽ giải thích với bệnh nhân những gì cần thực hiện khi: gặp tác dụng không mong muốn hay những bất tiện trong tuân thủ điều trị hoặc chưa đạt hiệu quả rõ ràng
Trang 16- Giám sát chủ động nghĩa là quá trình giám sát được thực hiện bởi bác sĩ Bác sĩ sẽ khám và xác định hiệu quả của phương pháp điều trị sau mỗi khoảng thời gian nhất định Khoảng thời gian này được quyết định phụ thuộc vào loại bệnh, thời gian điều trị, số thuốc tối đa được kê đơn
Đối với bệnh lý cấp tính, khi bệnh nhân khỏi bệnh việc điều trị sẽ kết thúc Đối với bệnh lý mạn tính, nếu điều trị đạt hiệu quả và bệnh nhân xuất hiện tác dụng không mong muốn ít ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống thì có thể tiếp tục sử dụng thuốc
Nếu điều trị không đạt hiệu quả, bác sĩ nên tìm nguyên nhân của việc này, có thể cân nhắc lại chẩn đoán, các thuốc đã được sử dụng, sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân Tốt nhất là nên lặp lại quá trình từ khâu chẩn đoán, xác định mục tiêu đến khâu giám sát điều trị
21/2013/TT-lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện
Theo thông tư 23/2011/TT-BYT có quy định về sử dụng thuốc điều trị nội trú[2]
(1) Khi khám bệnh, Thầy thuốc phải khai thác tiền sử dùng thuốc, tiền sử dị ứng, liệt kê các thuốc người bệnh đã dùng trước khi nhập viện trong vòng 24 giờ và ghi diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án (giấy hoặc điện tử theo quy định của Bộ Y tế) để chỉ định sử dụng thuốc hoặc ngừng sử dụng thuốc
Trang 17(2) Thuốc chỉ định cho người bệnh cần bảo đảm các yêu cầu sau: a) Phù hợp với chẩn đoán và diễn biến bệnh;
b) Phù hợp tình trạng bệnh lý và cơ địa người bệnh;
c) Phù hợp với tuổi và cân nặng;
d) Phù hợp với hướng dẫn điều trị (nếu có);
đ) Không lạm dụng thuốc
(3) Cách ghi chỉ định thuốc
a) Chỉ định dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc, hồ sơ bệnh án, không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu Trường hợp sửa chữa bất kỳ nội dung nào phải ký xác nhận bên cạnh
b) Nội dung chỉ định thuốc bao gồm: tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc, đường dùng thuốc và những chú ý đặc biệt khi dùng thuốc
c) Ghi chỉ định thuốc theo trình tự: đường tiêm, uống, đặt, dùng ngoài
b) Đối với bệnh mạn tính cần sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc điều trị lao, thuốc corticoid và thuốc điều trị ung thư dài ngày thì đánh số thứ tự ngày dùng thuốc theo đợt điều trị, số ngày của mỗi đợt điều trị cần ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc sử dụng thuốc
(5) Chỉ định thời gian dùng thuốc
a) Trường hợp người bệnh cấp cứu, thầy thuốc chỉ định thuốc theo diễn biến của bệnh
Trang 18b) Trường hợp người bệnh cần theo dõi để lựa chọn thuốc hoặc lựa chọn liều thích hợp, thầy thuốc chỉ định thuốc hàng ngày
c) Trường hợp người bệnh đã được lựa chọn thuốc và liều thích hợp, thời gian chỉ định thuốc tối đa không quá 2 ngày (đối với ngày làm việc) và không quá 3 ngày (đối với ngày nghỉ)
Thông tư số 21/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ Y tế đã đưa ra các chỉ số liên quan đến việc sử dụng thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu gồm:[3]
(1) Các chỉ số kê đơn
- Số thuốc kê trung bình trong một đơn
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên generic hoặc tên chung quốc tế (INN)
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết yếu
do Bộ Y tếban hành
(2) Các chỉ số chăm sóc người bệnh
- Thời gian khám bệnh trung bình
- Thời gian phát thuốc trung bình
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được cấp phát trên thực tế
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được dán nhãn đúng
- Hiểu biết của người bệnh về liều lượng
(3) Các chỉ số cơ sở
- Sự sẵn có của các thuốc thiết yếu hoặc thuốc trong danh mục cho bác
sĩ kê đơn
- Sự sẵn có của các phác đồ điều trị
- Sự sẵn có của các thuốc chủ yếu
(4) Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện
Trang 19- Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị không dùng thuốc
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê nằm trong danh mục thuốc bệnh viện
- Số thuốc trung bình cho một người bệnh trong một ngày
- Số kháng sinh trung bình cho một người bệnh trong một ngày
- Số thuốc tiêm trung bình cho một người bệnh trong một ngày
- Số ngày nằm viện trung bình
- Giá trị tiêu thụ thuốc trung bình cho một người bệnh trong một ngày
- Tỷ lệ phần trăm giá trị tiêu thụ thuốc dành cho kháng sinh
- Tỷ lệ phần trăm giá trị tiêu thụ thuốc dành cho thuốc tiêm
- Tỷ lệ phần trăm giá trị tiêu thụ thuốc dành cho vitamin
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe
- Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận được với các thông tin thuốc khách quan
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh được phẫu thuật có sử dụng kháng sinh
dự phòng trước phẫu thuật hợp lý
Quyết định 772/QĐ-BYT ban hành ngày 4 tháng 3 năm 2016 về hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện
Tiêu chí về sử dụng kháng sinh:
- Số lượng, tỷ lệ % người bệnh được kê đơn kháng sinh
- Số lượng, tỷ lệ % kháng sinh được kê phù hợp với hướng dẫn
- Số lượng, tỷ lệ % ca phẫu thuật được chỉ định kháng sinh dự phòng
- Số lượng, tỷ lệ % người bệnh được kê đơn 1 kháng sinh
- Số lượng, tỷ lệ % người bệnh được kê kháng sinh phối hợp
- Số lượng, tỷ lệ % người bệnh kê đơn kháng sinh đường tiêm
- Ngày điều trị kháng sinh (DOT - Days Of Therapy) trung bình
- Số lượng, tỷ lệ % ngừng kháng sinh, chuyển kháng sinh từ đường tiêm sang kháng sinh uống trong những trường hợp có thể
Trang 20- Liều dùng một ngày (DDD - Defined Daily Dose - liều xác định trung bình mỗi ngày của một thuốc cho một chỉ định chính dành cho người lớn) với từng kháng sinh cụ thể
Các chỉ số trên được các chuyên gia của WHO đưa ra nhằm đánh giá việc sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế trong đó có hoạt động kê đơn thuốc Chúng không đánh giá tất cả các khía cạnh quan trọng của việc sử dụng thuốc, nhưng các chỉ số này trang bị công cụ cơ bản cho phép đánh giá nhanh chóng và đáng tin cậy một số vấn đề cốt lõi của việc sử dụng thuốc chăm sóc sức khỏe ban đầu
1.3 Thực trạng kê đơn
1.3.1 Trên thế giới
Những nghiên cứu tại Mỹ về sai sót trong kê đơn nội trú cho thấy, sai sót thuốc trong quá trình điều trị chiếm từ 1% đến 30% ở tất cả các tuyến bệnh viện và 5% sai sót ở giai đoạn chỉ định thuốc [15] Một nửa số đơn khi
kê đơn viết tay có sai sót y khoa, trong đó 1/5 số đơn có sai sót có thể gây hại [22]
Nghiên cứu khác tại Indonesia cho kết quả trung bình bệnh nhân nhận 3,5 thuốc trên một đơn Hơn 70% bệnh nhân trên 5 tuổi nhận được ít nhất một thuốc tiêm Các bác sĩ thì có xu hướng tin rằng bệnh nhân mong muốn điều trị bằng thuốc tiêm Một số bệnh nhân yêu cầu sử dụng thuốc tiêm, một số khác không thích sử dụng thuốc tiêm nhưng vẫn chấp nhận vì
họ tin rằng “bác sĩ là người biết nhiều nhất” 88% bệnh nhân dưới 5 tuổi tại Indonesia được kê kháng sinh trong đơn thuốc và tỷ lệ này ở bệnh nhân trên 5 tuổi là 65% [5]
Trong một nghiên cứu tại cộng đồng người Mexico, có 64,4% bệnh nhân sử dụng sai liều và 53,1% bệnh nhân chỉ sử dụng trong thời gian ngắn thì ngừng [22]
Trang 21Tại Saudi Arabia, 56% có sai sót thuốc trên bệnh nhân nhi nội trú, trong đó sai liều là 22%, sai đường dùng là 12%, số lần dùng thuốc là 5,4% và nhóm thuốc thường gặp sai sót là nhóm điện giải, kháng sinh và giãn phế quản [19]
Hiện nay, sử dụng thuốc hợp lý đang trở thành vấn đề được cả thế giới quan tâm, đặc biệt là việc sử dụng kháng sinh Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tình trạng lạm dụng thuốc và kê đơn bất hợp lý còn rất phổ biến, việc hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh và người nhà bệnh nhân còn rất hạn chế [19]
Người ta ước tính có khoảng 50% đơn thuốc có kháng sinh có thể không cần thiết [16, 24].Việc kê đơn thuốc của bác sĩ cho bệnh nhân chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tác động từ các công ty dược phẩm Nghiên cứu từ nhiều quốc gia đã chỉ ra rằng có trên 90% bác sĩ quan tâm đến việc chào hàng do các công ty dược phẩm thực hiện và phần lớn họ coi đó là nguồn thông tin điều trị [21]
Theo báo cáo của Trung Tâm Phòng Chống Và Kiểm Soát Bệnh Hoa
Kỳ (CDC) vào tháng 3/2014 đã xác nhận các kết quả của một số nghiên cứu trước đây chứng minh rằng việc kê đơn kháng sinh trong bệnh viện là phổ biến và thường không chính xác Đặc biệt, bệnh nhân thường được sử dụng thuốc kháng sinh mà không được đánh giá đúng và theo dõi Việc lạm dụng thuốc kháng sinh đặt bệnh nhân vào những nguy cơ về vấn đề sức khỏe có thể phòng ngừa được [17] Ước tính giảm sử dụng 30% kháng sinh phổ rộng (Tương đương với đó là sẽ giảm 5% giá trị tiêu thụ) có thể ngăn chặn 26% CDI liên quan đến sử dụng kháng sinh trong điều trị nội trú [18]
1.3.2 Tại Việt Nam
Phân tích thực trạng chỉ định thuốc điều trị nội trú tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hải Dương, Lương Ngọc Khuê cho thấy chi phí trung b́ình cho một
Trang 22đợt điều trị/người bệnh là 2.110.707 đồng, trong đó chi phí cho thuốc chiếm 50,7% Chi phí cho kháng sinh (KS) chiếm 50,2% tổng chi phí thuốc Tất cả người bệnh nội trú đều được chỉ định dùng thuốc, trung bình số loại thuốc/người bệnh là: 9,7 Đường dùng thuốc chủ yếu là tiêm và truyền và hơn 2/3 số thuốc được kê theo tên biệt dược KS được chỉ định khá rộng rãi (88,7%), trong khi tỷ lệ chỉ định xét nghiệm làm kháng sinh đồ trong số các trường hợp được chỉ định KS là 10,1% Số trường hợp được dựng từ 3 loại
KS trở lên là 13,8%, tỷ lệ được chỉ định KS cùng nhóm trong đợt điều trị khá cao (12,1%).[8]
Tại bệnh viện Đa Khoa TW Quảng Nam năm 2013, số ngày nằm viện trung bình ở mẫu nghiên cứu là 11,52 ngày trong đó thời gian nằm viện kéo dài trên 10 ngày chiếm đa số Số ngày điều trị kháng sinh trung bình là 8,2 ngày và thời gian điều trị kháng sinh kéo dài trên 10 ngày chiếm gần 1/2 [12]
Theo nghiên cứu tại Bệnh viện Nhân dân 115 hoạt động kê đơn thuốc vẫn còn nhiều sai sót như sai sót về tên thuốc chiếm 42%, sai sót về liều dùng 21%, đường dùng 26%, sai sót nồng độ, hàm lượng 50%, khoảng cách dùng thuốc 55%, thời gian sử dụng thuốc 30% [11]
Một sốnghiên cứu năm 2014, tại bệnh viện phụ sản Hà Nộicó 98 % BA
có kháng sinh, 100% BA có thuốc tiêm, tỷ lệ dịch truyền sử dụng cao 82,8%
Tỷ lệ sai sót trong chỉ định thuốc khá cao 99,3%, trong đó sai sót về nồng độ hàm lượng là 97,8%, sai sót về ghi sai danh pháp là 96%, không ghi thời điểm dùng thuốc là 67,3%[54] Tại bệnh viện Phụ Sản trung ương, tỷ lệ bệnh nhân nội trú có sử dụng thuốc tiêm, tiêm truyền cao chiếm 87,75%, sử dụng kháng sinh chiếm tới 89,75%, trong đó kháng sinh tiêm chiếm 47%, tỷ lệ HSBA có vitamin 8,5%[10]
Kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Kim Dung tại bệnh viện C Thái Nguyên năm 2014 cho thấy: về thủ tục hành chính, số bệnh án thực hiện đúng quy định kê đơn chiếm 99,3% tổng số bệnh án trong điều trị nội trú Về
Trang 23các chỉ số kê đơn điều trị nội trú, số thuốc kháng sinh trung bình trong một bệnh án là 1,47 (thấp nhất là 1, cao nhất là 5); Giá trị tiêu thụ kháng sinh trung bình là 854.732VNĐ, thời gian trung bình điều trị kháng sinh là 7,05 ngày, có
90 trường hợp là có xảy ra tương tác, chiếm 30%[5]
Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Hoa trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra số thuốc trung bình/bệnh án là 17, thấp nhất là 2, cao nhất là 21 Tỷ lệ bệnh án
sử dụng kháng sinh cao 97%, trong đó số bệnh án kê 1 kháng sinh, 2 kháng sinh, 3 kháng sinh chiếm lần lượt là 82,9%, 12,9%, 1,2% [6]
Theo Vũ Thị Thu Hương và cộng sự, tỷ lệ và tỷ trọng các thuốc dạng tiêm, truyền cao hơn các thuốc dạng uống tại tất cả các tuyến bệnh viện, cao nhất tại các bệnh viện tuyến trung ương, tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc tiêm từ 61,6% đến 74,7%, tại các bệnh viện tuyến tỉnh từ 46,1% đến 65,3% và tại tuyến huyện từ 41,1% đến 51,2% Việc lạm dụng thuốc tiêm, truyền là một trong các nguy cơ gây ra nhiều rủi ro do tiêm, phơi nhiễm các bệnh HIV, viêm gan B cho cả nhân viên y tế và người bệnh [7]
Sử dụng các chỉ số sử dụng thuốc để phân tích, Bùi Thị Cẩm Nhung cũng cho thấy tại bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa năm 2012, tỷ lệ bệnh án sử dụng kháng sinh cao 88,5%, kháng sinh tiêm chiếm 86,2% đồng thời tỷ lệ sử dụng vitamin rất cao 100%, tỷ lệ sử dụng dịch tiêm truyền là 73,5% Để làm
rõ tình hình sử dụng kháng sinh, tác giả đã chỉ ra tỷ lệ bệnh án có 2 kháng sinh chiếm 74% trong khi bệnh án có 1 kháng sinh, 3 kháng sinh lần lượt là 19,5% và 6,5% Về đường dùng, kháng sinh đường tiêm chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn (chiếm 86,2%) so với đường khác (đường uống, đường đặt âm đạo lần lượt là 9,3% và 4,5%) [9]
Tại Việt Nam, việc sử dụng các thuốc kháng sinh tràn lan đã làm giảm hiệu quả của thuốc trong việc khống chế các bệnh nhiễm trùng Hiện nay các loại vi khuẩn gây viêm phổi đã kháng với các loại thuốc thông dụng trong cộng đồng, vấn đề kháng kháng sinh trong bệnh viện lại càng gia tăng nhanh
Trang 24chóng Nguyên nhân có thể do các bác sĩ kê đơn theo kinh nghiệm và đôi khi
họ kê đơn kháng sinh nhằm mục đích phòng bệnh, điều trị theo kiểu bao vây
Kê đơn kháng sinh thực tế phải dựa vào kháng sinh đồ, tuy nhiên kháng sinh
đồ lại không được dùng phổ biến tại Việt Nam do tốn kém và thời gian lâu
(3-5 ngày)
Vitamin cũng là hoạt chất thường được sử dụng và có nguy cơ lạm dụngcao Kết quả phân tích tại 38 bệnh viện trong cả nước năm 2009 cho thấyVitamin nằm trong 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất tại tất cả các bệnhviện từ tuyến Huyện, tuyến Tỉnh đến tuyến Trung ương Kê vitamin
có thể đã thành thói quen của bác sĩ, hoặc đôi khi bệnh nhân đòi hỏi các bác sĩ
kê đơn trong khi thực chất bệnh nhân không cần dùng tới thuốc [27]
1.4 Khái quát về bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
1.4.1 Vài nét về bệnh viện
Cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc, quá trình hình thành và phát triển của Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An trải qua bao khó khăn vất vả, nhờ sự nỗ lực hết mình, hy sinh xương máu của rất nhiều CBCNV, Ngày 01/4/2009 Bệnh viện HNĐK Nghệ An được công nhận là Bệnh viện hạng I trực thuộc Tỉnh với chức năng, nhiệm vụ chính là cấp cứu, khám bệnh và chữa bệnh; đào tạo cán bộ; nghiên cứu khoa học về y học; chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỷ thuật, phòng bệnh; hợp tác Quốc tế theo quy định của Nhà Nước và Quản lý kinh tế như Ngân sách Nhà nước cấp, viện phí bảo hiểm y
tế, đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác Tháng 10/2014, Bệnh viện HNĐK Nghệ An chính thức di chuyển tới địa điểm làm việc mới tại Km5, đại
lộ LêNin, xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An với quy mô rộng hơn, đầu tư trang thiết bị hiện đại và không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bênh
Ban giám đốc bệnh viện gồm 02 BSCKII, 01 PGS.TS, 01 Tiến sĩ Bệnh viện có 28 khoa lâm sàng, 8 khoa cận lâm sàng, 7 phòng chức năng và 1 trung tâm dịch vụ tổng hợp
Trang 25Hình 1.2 Cơ cấu tổ chức bệnh viện
Về cơ cấu tổ chức: Hiện nay Bệnh viện só: 931 cán bộ Trong đó:
- 253 bác sĩ gồm: 01 PGS.TS, 01 Tiến sĩ, 09 BSCKII, 08 BS nội trú,
Gây mê hồi sức
Ngoại thận – Tiết niệu
Ngoại tiêu hóa
Hồi sức tích cực ngoại khoa
Nội tiêu hóa
Nội lão khoa
Nội dị ứng hô hấp
Nội tiết
Nội thận – tiết niêu – lọc máu
Nội huyết học lâm sàng
Hóa sinh Huyết học
Vi sinh Giải phẫu bệnh Chống nhiễm khuẩn Dược
ĐƠN VỊ
Tổ chức hành chính
Kế hoạch tổng hợp Đào tạo – chỉ đạo tuyến
Tài chính kế toán Điều dưỡng Quản trị Vật tư kĩ thuật BAN GIÁM ĐỐC
Trang 26- 190 cán bộ khác
1.4.2 Vài nét về khoa dược
Tổ chức và hoạt động của khoa dược được thực hiện theo thông tư 22/2011/TT – BYT Với vai trò là một khoa cận lâm sàng có nhiệm vụ cung cấp thuốc, vật tư y tế tiêu hao, hóa chất cho toàn bệnh viện theo đúng quy chế xuất, nhập, tồn, cấp phát, bảo quản, thống kê, pha chế, trực nhằm đáp ứng cơ bản nhu cầu điều trị nội và ngoại trú; tổ chức cấp phát thuốc tới các khoa lâm sàng đạt > 80% (theo chỉ thị 05/2004/CT-BYT); thực hiện thu hồi triệt để vỏ chai lọ các thuốc quý hiếm, thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, kháng sinh, dịch truyền và có báo cáo hàng tuần, hàng tháng trình Ban giám đốc bệnh viện, điều dưỡng trưởng khoa để kịp thời uốn nắn nhằm tránh tình trạng thất thoát thuốc ra ngoài; công tác Dược lâm sàng, thông tin thuốc, theo dõi ADR của thuốc từng bước đi vào chiều sâu và đã thu được hiệu quả nhằm góp phần cùng các bác sĩ nâng cao dần chất lượng điều trị tại Bệnh viện
Hệ thống kho tại khoa Dược Bệnh viện HNĐK Nghệ An:
Hình 1.3 Sơ đồ hệ thống kho tại khoa Dược bệnh viện HNĐK Nghệ An
Phòng pha chế
Kho gây mê Kho ngoại trú
Khoa dược
Trang 271.4.3 Mô hình bệnh tật năm 2015 tại bệnh viện
Mô hình bệnh tật của một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia nào đó
là tập hợp tất cả những trạng thái mất cân bằng về thể xác, tinh thần dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau xuất hiện trong cộng đồng đó, xã hội đó trong những khoảng thời gian nhất định
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới có hai kiểu mô hình bệnh viện là bệnh viện chuyên khoa và bệnh viện đa khoa Mô hình của Bệnh viện HNĐK Nghệ An chính là mô hình bệnh viện đa khoa với đầy đủ các chương bệnh thường gặp
Bảng 1.1 Mô hình bệnh tật trong điều trị nội trú tại Bệnh viện HNĐK Nghệ
An năm 2015
mắc bệnh
Tỉ kệ (%)
1 Chương I: Bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh vật 2,109 3.38
3 Chương III: Bệnh máu, cơ quan tạo máu và một
số rối loạn liên quan cơ chế miễn dịch 814 1.30
4 Chương IV: Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và
5 Chương V: Rối loạn tâm thần và hành vi 227 0.36
Trang 2810 Chương X: Bệnh hệ hô hấp 8,931 14.31
13 Chương XIII: Bệnh cơ-xương và mô liên kết 1,615 2.59
14 Chương XIV: Bệnh hệ tiết niệu-sinh dục 3,449 5.52
16 Chương XVI: Một số bệnh xuất phát trong thời
17 Chương XVII: Dị tật, dị dạng bẩm sinh và bất
18
Chương XVIII: Triệu chứng, dấu hiệu và những
phát hiện lâm sàng và cận lâm sàng bất thường,
không phân loại ở nơi khác
219 0.35
19 Chương XIX: Chấn thương, ngộ độc và một số
hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài 4,136 6.62
20 Chương XX: Nguyên nhân bên ngoài của bệnh
21 Chương XXI: Yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng
sức khoẻ và việc tiếp xúc với cơ quan y tế 141 0.23
1.5 Tính thiết yếu của đề tài
Nghiên cứu việc kê đơn và chỉ định thuốc nội trú tại BV Hữu nghị đa khoa Nghệ An là cần thiết góp phần sử dụng thuốc hợp lý an toàn hiệu quả hơn
Trang 29CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Bệnh án nội trú tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An năm 2015
- Danh mục các thuốc sử dụng tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An năm 2015 2.1.2 Thời gian nghiên cứu
Từ 1/1/2015-31/12/2015
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện HNĐK Nghệ An
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Các chỉ số và biến số trong nghiên cứu
thập
Tỷ lệ bệnh án thực hiện đúng quy định về cách ghi chỉ định thuốc
BA ghi đúng quy định là BA ghi đầy đủ và đúng 100% quy định về cách chỉ định thuốc
Biến phân loại (có, không)
- Thu thập thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
sử dị ứng, tiền sử dùng thuốc trong vòng 24h trước khi nhập viện = Số bệnh án Ghi đầy đủ khác thác tiền
sử bệnh, tiền sử dị ứng,
Biến phân loại (có, không)
- Thu thập thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
Trang 30tiền sử dùng thuốc trong vòng 24h trước khi nhập viện *100/ Tổng số bệnh
= Số bệnh án Ghi rõ lý do, diễn biến lâm sàng bệnh khi thay thuốc, thêm thuốc
*100/ Tổng số bệnh án khảo sát
Biến phân loại (có, không)
- Thu thập thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
4
Ghi đầy đủ họ tên,
tuổi, giới tính, địa
chỉ của bệnh nhân
Tỉ lệ bệnh án Ghi đầy đủ
họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ của bệnh nhân = Số bệnh án Ghi đầy đủ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ của bệnh nhân *100/ Tổng số bệnh án khảo sát
Biến phân loại (có, không)
- Thu thập thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
Biến phân loại (có, không)
- Thu thập thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
Trang 316
Ghi rõ đường
dùng thuốc
Tỉ lệ bệnh án Ghi rõ đường dùng thuốc = Số bệnh án Ghi rõ đường dùng thuốc
*100/ Tổng số bệnh án khảo sát
Biến phân loại (có, không)
- Thu thập thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
có sửa chữa phải ký xác nhận bên cạnh) *100/ Tổng
số bệnh án khảo sát
Biến phân loại (có, không)
- Thu thập thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
Biến phân loại (có, không)
- Thu thập thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
án Ghi đầy đủ chẩn đoán bệnh, không viết tắt, viết
Biến phân loại (có, không)
- Thu thập thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
Trang 32ký hiệu *100/ Tổng số bệnh án khảo sát
số bệnh án khảo sát
Biến phân loại (có, không)
- Thu thập thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
Biến phân loại (có, không)
- Thu thập thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
Tỷ lệ bệnh án thực hiện đúng quy định về đánh số ngày dùng với một số
Biến phân loại (có, không)
- Thu thập thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
Tỷ lệ thuốc nội trú được kê trong danh mục thuốc bệnh viện, danh mục thuốc thiết yếu
Trang 33lý bệnh viện
Số ngày nằm viện trung bình, giá trị tiêu thụ thuốc trung bình
Số - Thu thập
thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
Số - Thu thập
thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
số BA
Số - Thu thập
thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
Tỷ lệ bệnh án có chỉ định thuốc tiêm, kháng sinh, vitamin
*100/ Tổng số BA khảo sát
Số - Thu thập
thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
Trang 34Tỷ lệ % giá trị tiêu thụ thuốc dành cho thuốc tiêm, kháng sinh, vitamin
Số - Tổng hợp
danh mục
sử dụng thuốc Trong năm
2015
- Phần mềm quản
lý bệnh viện
Số thuốc, kháng sinh, vitamin trung bình cho 1 người bệnh trong ngày
Số - Thu thập
thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
Số - Thu thập
thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
số ngày điều trị
Số - Thu thập
thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
Trang 35Tương tác thuốc trong các mẫu nghiên cứu
Biến phân loại (có, không)
- Thu thập thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
Mức độ tương tác giữa các kháng sinh phối hợp
Mức độ 1 (nặng): tương tác có ý nghĩa đáng kể về mặt lâm sàng, tránh kết hợp, nguy cơ cao hơn lợi ích
Mức độ 2 (trung bình):
tương tác ý nghĩa về mặt lâm sàng vừa phải, thông thường tránh kết hợp, sử dụng nó chỉ trong các trường hợp đặc biệt
Mức độ 3 (nhẹ): Ý nghĩa
Biến phân loại (1,2,3)
- Thu thập thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
Trang 36lâm sàng ở mức độ nhẹ
Giảm thiểu rủi ro; đánh giá rủi ro và xem xét một loại thuốc thay thế, thực hiện các bước để phá vỡ các nguy cơ tương tác và / hoặc thiết lập một kế hoạch giám sát
Số lần thay đỏi thuốc trung bình
Số - Thu thập
thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
Số thuốc thay đổi thuốc trung bình
Số - Thu thập
thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
Số thuốc kháng sinh trong 1 bệnh án
Trang 37Phối hợp kháng sinh trong điều trị
Số - Thu thập
thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
Sự thay đổi kháng sinh trong quá trình điều trị
là số phác đồ là 1, thay đổi
1 lần KS là sử dụng 2 phác
đồ, thay đổi 2 lần KS là sử dụng 3 phác đồ, thay đổi 3 lần KS là sử dụng 4 phác
đồ
Số - Thu thập
thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
Đường dùng kháng sinh trong HSBA
Biến phân loại ( uống, tiêm, uống + tiêm)
- Thu thập thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
Trang 38Sự thay đổi đường dùng kháng sinh trong quá trình điều trị
30
Số lượng BA
chuyển từ kháng
sinh đường tiêm
sang đường uống
Số lượng BA chuyển từ kháng sinh đường tiêm sang đường uống
Số - Thu thập
thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
31
Số lượng BA
chuyển từ kháng
sinh đường uống
sang đường tiêm
Số lượng BA chuyển từ kháng sinh đường uống sang đường tiêm
Số - Thu thập
thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01) Đường dùng một số kháng sinh có sinh khả dụng đường uống cao
*100/Tổng số BA có chỉ định
Số - Thu thập
thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
Thời gian điều trị trung bình bằng kháng sinh trong bệnh án nội trú
Số - Thu thập
thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
Trang 39Tỷ lệ bệnh án được làm kháng sinh đồ trong mẫu nghiên cứu
Biến phân loại (có, không)
- Thu thập thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01) Khảo sát bệnh án có làm kháng sinh đồ
Số - Thu thập
thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
số kháng sinh được kê của các BA có làm KSĐ
Số - Thu thập
thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
Khảo sát bệnh án có ngày điều trị kéo dài
38
Bệnh án có ngày
điều trị kéo dài
Khảo sát bệnh án có ngày điều trị kéo dài gồm: 20-30 ngày và >30 ngày
Biến phân loại (20-
- Thu thập thông tin từ bệnh án
Trang 4030 ngày,
>30 ngày)
(theo phụ lục 01)
Biến phân loại (có, không)
- Thu thập thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
Biến phân loại (có, không)
- Thu thập thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
Tỷ lệ bệnh án có chỉ định các kháng sinh cần phê duyệt trước khi sử dụng
có chỉ định các kháng sinh cần phê duyệt trước khi sử dụng *100/Tổng số BA có chỉ định
Số - Thu thập
thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)
Khoảng cách đưa liều của các kháng sinh trong bệnh án nghiên cứu
Biến phân loại (Cao hơn
- Thu thập thông tin từ bệnh án (theo phụ lục 01)