Số ngày điều trị trung bình
Trong 400 bệnh án được nghiên cứu số ngày điều trị trung bình tại bệnh viện đa khoa Nga Sơn là 5,85ngày, số ngày nằm viện nhiều nhất là 17 ngày, số ngày ít nhất là 1 ngày. So với báo cáo chung tổng quan nghành y tế năm
2010 của Bộ y tế số ngày điều trị trung bình một đợt điều trị nội trú năm 2002, 2003 là 6,7 ngày, năm 2004, 2005 là 6,6 ngày, năm 2006 là 7,8 ngày, năm 2007 là 7,1 ngày, năm 2008 là 7,2 ngày, năm 2009 là 6,9 ngày; Theo nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa huyện Phù Ninh năm 2012 số ngày điều trị trung bình một đợt điều trị nội trú là 6,8 ngày[31]; tại bệnh viện đa khoa Thanh Sơn năm 2012số ngày điều trị trung bình một đợt điều trị nội trú là 5,82 ngày[26],như vậy số ngày điều trị tại BV đa khoa Nga Sơn là thấp đây là sự cố gắng của đội ngũ thầy thuốc cũng như công tác cung ứng thuốc kịp thời, chất lượng phục vụ điều trị và thực hiện tốt lĩnh vực kiểm soát nhiếm khuẩn toàn bệnh viện. Sự khác nhau giữa các ngày điều trị do đặc điểm khác nhau giữa các nhóm bệnh với bệnh mạn tính (Khoa y học cổ truyền) thường nằm dài ngày 17 ngày. Những bệnh nhân bị tai nạn, chấn thương nặng, bệnh hiểm nghèo được chuyển tuyến hoặc người bệnhxin ra viện sớm (dị ứng, gẫy xương kín,…) có số ngày điều trị 1-2 ngày.
Số thuốc điều trị trung bình
Số thuốc điều trị trung bình/người bệnh là 6,43 thuốc, số thuốc nhiều nhất/bệnh nhân là 30 và số thuốc ít nhất/người bệnh là 0 (không).So với nghiên cứu của Trần Thị Oanh tại viện đa khoa Thanh Sơn năm 2012 số thuốc điều trị trung bình một đợt điều trị nội trú là 6,28 thuốc[26], như vậy số thuốc trong đợt điều trị là phù hợp. Sự khác biệt số lượng thuốc là một số bệnh nhân nằm ở khoa Y học cổ truyền có số lượng thuốc đông y nhiều trên 16 vị thuốc và duy nhất có bệnh nhân Nguyễn Văn Phán điều trị ở Khoa Y học cổ truyền sau đó chuyến sang khoa Hồi sức – Cấp cứu với 30 thuốc; bệnh nhân không sử dụng thuốc là những bệnh nhân gẫy xương kín, trẻ sơ sinh, bệnh nhân theo dõi ngoại khoa (ruột thừa, bệnh nhân thay các loại sond dẫn lưu), bệnh nhân dưỡng thai, châm cứu,…
4.2.3. Chi phí thuốc trung bình một ngày
Từ thống kê bảng 3.15 trong 400 bệnh án số tiền thuốc bình quân một ngày điều trị là 43.940 đồng trong đó có người bệnh Mai Đình T có một ngày tiền thuốc điều trị cao nhất là 376.328 đồng đây là ngày bệnh nhân mổ viêm ruột thừa muộn dọa vỡ nên có cả thuốc gây mê, tê, kháng sinh dự phòng, thuốc giảm đau,dung dịch Natriclorit 0,9%/500ml dùng tới 14 chai rửa ruột, ổ bụng,…và cũng có đến 15 bệnh nhân có số tiền thuốc bằng 0 (không); Chi phí tiền thuốc trung bình cho một bệnh nhân là 266.860 đồng và bệnh nhân có số chi phí tiền thuốc cao 1.788.044 đồng (Nguyễn Văn P). So sánh nghiên cứuTrần Thị Bích Hợp tại bệnh viên A tỉnh Thái Nguyên năm 2013 chi phí tiền trung bình/bệnh án là 1.519.224 đồng, chi phí tiền thuốc trung bình/ngày điều trị là 121.906 đồng[21], ta thấy các chỉ số của bệnh viện đa khoa Nga Sơn đều thấp hơn nhưng đây là bệnh viện tuyến tỉnh nên các chỉ số có thể chấp nhận được. Sự chênh lệch lớn tiền chi phí tiền thuốc giữa các bệnh nhân cấp cứu, bệnh nhân thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân điều trị dài ngày; còn lại các bệnh nhân chi phí tiền thuốc bằng 0 là bệnh nhân không sử dụng thuốc hoặc kê đơn cho bệnh nhân điều trị ngoại trú, bệnh nhân chuyển tỉnh chụp thăm dò chức năng, xét nghiệm các khối u,…