Giá trị tiền sử dụngthuốc nhóm gây nghiện-hướng tâm thần, kháng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc trong điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa huyện nga sơn năm 2014 (Trang 60)

sinh. Corticoid và vitamin

Đây là những nhóm thuốc được nhiều nghiên cứu đề cập là các nhóm thuốc có tỷ lệ sử dụng cao, nhóm thuốc quy định quản lý chặt chẽ, với nhóm thuốc này khi chỉ định sử dụng và phối hợp thuốcthầy thuốc phải nắm vững kiến thức, tổng hợp về nhóm thuốc trách các tác dụng không mong muốn của thuốc, tránh lạm dụng thuốc phát huy tối đa hiệu quả điều trị cho người bệnh.

Tỷ lệ nhóm thuốc kháng sinh, corticoid

Từ bảng 3.16trong tổng số 400 bệnh án nghiên cứu nhóm thuốc kháng sinh có tới 69% số lượt người được chỉ định nhưng giá trị tiền thuốc sử dụng chiếm 31,9% tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu tổng thể của BV là 35,16% (bảng

3.8), tương tự nhóm thuốc vitamin có tới 71,5% số lượt người được chỉ định nhưng giá trị tiền thuốc sử dụng chỉ chiếm 4,16% cao hơn so với tổng thể của bệnh viện là 3,75%đây là trong giới hạn cho phép có thể chấp nhận được vì chỉ nghiên cứu trên 400 bệnh án, số liệu phù hợp với các nghiên cứu tổng thể trong điều trị nội trú tại bệnh viện.

Nhóm thuốc gây nghiện-hướng tâm thần có 21% số người sử dụng, giá trị tiền sử dụng chiếm có 0,5%; còn nhóm thuốc corticoid số người sử dụng và giá trị tiền thuốc sử dụng gần tương đương nhau (5,25% và 6,58%).

Nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương và cộng sự năm 2009 trên 38 bệnh viện đa khoa tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh ở 3 tuyến bệnh viện trung bình là 32,5%, trong đó cao nhất là ở các bệnh viện tuyến huyện (43,1%) và thấp nhất tại các bệnh viện tuyến trung ương (25,7%)[22].

Nghiên cứu của Trần Thị Bích Hợp tại bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên năm 2013 nhóm thuốc nhiễm khuẩn, ký sinh trùng chiếm 39,5%, Nhóm hormon và thuốc tác động vào hệ nội tiết chiếm 15,7%[21].

Khảo sát của Lê Thị Thu Thủy tại Bệnh đa khoa Phù Ninh năm 2012 nhóm thuốc nhiễm khuẩn, ký sinh trùng chiếm 27,1%, Nhóm hormon và thuốc tác động vào hệ nội tiết chiếm 12,4% [31]. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Văn Dũng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2011tỷ lệ các nhóm thuốc trong điều trị nội trú là nhóm thuốc nhiễm khuẩn, ký sinh trùng chiếm 34,05%, Nhóm hormon và thuốc tác động vào hệ nội tiết chiếm 3,79%[15]. Việc sử dụng nhóm thuốc kháng sinh, corticoid tại bệnh viên đa khoa Nga Sơn tương đương với các bệnh viện khác trong những năm gần đây.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh, ký sinh trùng với tỷ lệ lớn ngoài việc gây lãng phí nguồn kinh phí trong điều trị bên cạnh đó với sử dụng lượng lớn kháng sinh, không tuân theo phác đồ điều trị kháng sinh gây hậu quả kháng kháng sinh của vi khuẩn kéo theo hệ lụy phải thay đổi kháng sinh có phổ tác dụng mạnh hơn đi cùng với nó là tăng thêm nguồn kinh phí gây khó khăn cho gia đình và toàn thể xã hội. Ngoài ra sử dụng nhóm thuốc hormon và thuốc

tác động lên hệ nội tiết cũng chiếm tỷ lệ cao yêu cầu người thầy thuốc phải nắm chắc chuyên môn để tránh những tác dụng không mong muốn.

Nhóm thuốc vitamin, gây nghiện – hướng tâm thần

Các nghiên cứu về tỷ lệ sử dụng vitamin tại bệnh viện đa khoa Sơn Động năm 2010 là 4,23%; năm 2011 là 2,16% năm 2012 là 2,73%[18]; bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên năm 2013 là 2,1%[21], bệnh đa khoa Phù Ninh năm 2012 là 4,7%[31]. Từ đây cho chúng ta thấy tỷ lệ tương đối bằng nhau giữa các bệnh viện trong việc sử dụng thuốc nhóm vitamin.

Cơ cấu sử dụng nhóm thuốc kháng sinh:

Từ tổng hợp bảng 3.17 cho ta thấy cơ cấu sử dụng thuốc thuộc nhóm kháng sinhthì nhóm thuốc Beta lactam chiến tỷ lệ cao với giá trị sử dụng là 85,37% trong đó phân nhóm Cephalosporin giá trị sử dụng lêntới 72,63%; phân nhóm penicillin tỷ lệ giá trị sử dụng tỷ chiếm 12,74%; Tiếp theo là nhóm nitroimidazol có tỷ lệ giá trị sử dụng đạt 11,55%; Nhóm Quinolon có giá trị sử dụng chiếm 2,02%; Còn các nhóm còn lại như Aminoglycosid, Macrolid, Sulfamid, Chloramphenicol kinh phí sử dụng rất thấp lần lượt tỷ lệ là 0,6%, 0,38%, 0,06% và 0,02%.

So sánh với kết quả nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2011về tỷ giá trị sử dụng thuốc các nhóm nhóm thuốc Betalactam chiếm 81,1%; Tiếp theo là nhóm nitroimidazol đạt 5,7%; Nhóm Quinolon chiếm 5,5%; Còn các nhóm còn lại như Aminoglycosid chiếm 0,4%, Macrolid chiếm 0,4%, Các nhóm khác chiếm 1,1%[15]. Từ so sánh ta thấy gần bằng nhau về tỷ lệ sự kháng sinh giữa các phân nhóm cao nhất là nhóm thuốc beta lactam, nhóm thuốc nitroimidazil tại bệnh viện Nga Sơn cao gấp 2 lần so với bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang (11,55% và 5,7%); nhưng nhóm thuốc quinolon lại chỉ bằng 0,5 lần (2,025 và 5,5%); còn các nhóm còn lại có tỷ lệ về giá trị sử dụng tương đương nhau.

KẾT LUẬN

1. Cơ cấu thuốc sử dụng trong điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa

huyện Nga Sơn năm 2014.

DMTBV sử dụng tại BV rất đa dạng (chiếm 22 /27 nhóm thuốc) và tất cả các thuốc trong DMTBV đều nằm trong DMTCY theo quy định tại thông tư 31/TT-BYT.

Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn là 35,16% nhưng tỷ lệ phù hợp với MHBT địa phương vàđây chỉ nghiên cứu trong điều trị nội trú lên tỷ lệ này là chấp nhận được;

BV đa khoa Nga Sơn đã triển khai điều trị cho các bệnhliên quan đến bệnh đái tháo đường, mở rộng và tăng các kỹ thuật mới của khoa y học cổ truyền nên nhóm thuốc hormon và các thuốc tác dụng nên hệ nội tiết chiếm 4,78%, nhóm thuốc đông y, thuốc có nguồn gốc dược liệu chiếm 26,53%cao hơn nhiều so với các BV khác;

Nhóm thuốc dung dịchđiều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền chiếm 11,18% chiếm tỷ lệ cao; nhưng nhóm thuốc tim mạch 5,43% thấp hơn nhiều so với các BV khác.

Với thuốc sản xuất trong nước giá trị sử dụng chiếm tỷ lệ 68,02%; thuốc sử dụng mang tên INN chiếm tỷ lệ là 67,97% chiếm tỷ lệ cao và thuốc nhập khẩu là 31,98%; thuốc biệt dược là 32,03% chiếm tỷ lệ thấp hơnso với các nghiên cứu gần đây, đạt mục tiêu Bộ y tế đề ra là sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc mang tên gốc đạt trên 40%[30]

2. Phân tích kinh phí sử dụng thuốc tại BV theo phương pháp ABC

- HĐT&ĐT đã nghiên cứu và có giải pháp hợp lý giảm tỷ lệ thuốc nhóm AN chỉ còn 4,02% trong tổng số thuốc nhóm N là 5,13%; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thông tin thuốc đến từng khoa, phòng và bác sỹ điều trị; bình bệnh án được duy trì thường xuyên, mục tiêu giảm tối đa có thể được tỷ lệ thuốc nhóm AN.

- Ngoài ra HĐT&ĐT theo dõi đều đặn các thuốc trong nhóm A để có điều chỉnh hợp lý. Nhóm thuốc điều trị ký sinh vật và chống nhiễm khuẩn giá trị sử dụng tỷ lệ cao nhất đạt 40,9%,thuốc có nguồn gốc đông y, từ dược liệu giá trị sử dụng chiếm 25,59%là hợp lý và phù hợp với MHBT ở địa phương.Nhóm thuốc dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác chiếm 12,03%; tiếp theo là nhóm thuốc tim mạch 4,68%; nhóm thuốc hormon và thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 4,78%, Khoáng chất và vitamin là 4,29%.

3. Thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa

huyện Nga Sơn.

- Thực hiện quy chế chuyên môn trong ghi chép hồ sơ bệnh án đều đạt 100%, không có bệnh án nào kê đơn thuốc ngoài DMTBV; phần khai thác tiền sử dùng thuốc của người bệnh và tên thuốc còn bị tẩy xóa đạt 89%.

- Số ngày nằm viện trung bình là 5,85 ngày,số thuốc trung bình/người bệnh là 6,42thuốc; chi phí thuốc trung bình/bệnh nhân là 43.910 đồng; Tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc kháng sinh là 31,9%, cao hơn một số bệnh viện tuyến Trung Ương nhưng thấp hơn một số nghiên cứu tại tuyến huyện; Giá trị sử dụng thuốc nhóm thuốc corticoid là 6,58%, nhóm thuốc vitamin là 4,16%.

KIẾN NGHỊ

1. Nâng cao vài trò của HĐT & ĐT trong việc kiểm tra, giám sát đối với việc sử dụng thuốc cho người bệnh nhân, tránh tình trạng lạm dụng sử dụng thuốc, đặc biệt tránh nhầm lẫn kê đơn nhiều thuốc cùng nhóm trong một đơn. 2. HĐT &ĐT dựa trên phân tích ABC/VEN 6 tháng/lần để từ đó có kế hoạch cụ thể cho việc cung ứng thuốc và tư vấn cho bác sỹ kê đơn, sử dụng những thuốc an toàn, hiệu quả, kinh tế hơn.

3. Xây dựng danh mục thuốc bệnh viện hợp lý. Tiến hành nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc bệnh viện, đặc biệt là sử dụng nhóm thuốc kháng sinh, corticoid và vitamin, khoáng chất để tăng cường sử dụng hợp lý.

4. Khoa Dược tăng cường tư vấn, thông tin thuốc cho bác sỹ sử dụng kê đơn các thuốc hợp lý, an toàn, tránh các tương tác nếu có, tránh tập trung vào một số biệt dược.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn (2014), Báo cáo thống kê bệnhviện

năm 2014.

2. Lê Văn Bảo và Nguyễn Hòa Bình (2000), "Bước đầu tìm hiểu tình hình sử dụng thuốc tại cộng đồng".

3. Bộ Y tế - Bộ Nội vụ (2007), Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-

BNV ngày 05 tháng 6 năm 2007, Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước.

4. Bộ Y tế (2001), Quản lý bệnh viện, NXB: Y học.

5. Bộ Y tế (2004), Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 16 tháng 4 năm 2004 về

việc chấn chỉnh Công tác cung ứng thuốc, sử dụng thuốc trong bệnh viện.

6. Bộ Y tế (2004), Hội nghị đánh giá chỉ thị 05/2004/CT-BYT về việc

chấn chỉnh công tác dược bệnh viện.

7. Bộ Y tế (2007), Quản lý và kinh tế dược, chủ biên, NXB Y học.

8. Bộ Y tế (2008), Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ngày 1 tháng 2 năm

2008 về việc ban hành Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.

9. Bộ Y tế (2011), Báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2010

và trọng tâm 2011, Hà Nội - 2011.

10. Bộ Y tế (2011), Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm

2011 Quy định về tổ chức và hoạt động của Khoa Dược bệnh viện. 11. Bộ Y tế (2011), Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm

2011 Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh.

12. Bộ Y tế (2013), Thông tư số 21/2013 ngày 8 tháng 8 năm 2013 Quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc trong bệnh viện có giường bệnh.

13. Cục quản lý khám chữa bệnh (Huế, 2010), Báo cáo kết quả công tác

khám chữa bệnh năm 2009 và định hướng kế hoạch hoạt động 2010, tại hội nghi tổng kết công tác khám chữa bệnh năm 2009 và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2010.

14. Nguyễn Thị Thanh Dung (2010), Phân tích hoạt động quản lý sử

dụng thuốc tại Bệnh viện Phổi Trung Ương năm 2009, Đại học Dược Hà Nội., Luận văn Thạc sỹ Dược học.

15. Nguyễn Văn Dũng (2013), Phân tích hoạt động quản lý sử dụng thuốc

tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2011, Đại học Dược Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Dược học.

16. Nguyễn Thị Song Hà và Hà Văn Thúy (2012), Phân tích một số hoạt

động sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011, Tạp chí Nghiên cứu dược và thông tin thuốc số 4/2012.

17. Thân Thị Hải Hà (2007), Phân tích đánh giá công tác cung ứng thuốc

tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương giai đoạn 2002-2006, Đại học Dược Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Dược học.

18. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2013), Phân tích cơ cấu tiêu thụ thuốc tại

Bệnh viện đa khoa huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang từ năm 2010 đến 2012, Trường đại học Dược Hà Nội, Luận văn DS Chuyên khoa I.

19. Trần Thị Hằng (2012), Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc và thông

tin thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011, Trường Đại học Dược Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Dược học.

20. Hoàng Thị Minh Hiền (2012), Hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Hữu Nghị, thực trạng và một số giải pháp, Đại học Dược Hà Nội, Luận văn Tiến sỹ.

21. Trần Thị Bích Hợp (2014), Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại

Bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên năm 2013, Đại học Dược Hà Nội, Luận văn thạc sỹ dược học.

22. Vũ Thu Hương (2012), Đánh giá hoạt động của Hội đồng thuốc và

điều trị trong xây dựng và thực hiện danh mục thuốc tại một số bệnh viện đa khoa, Trường Đại học Dược Hà Nội, Luận án Tiến sỹ Dược học.

23. Khoa Dược - Bệnh viện đa khoa Nga Sơn (2014), Quy trình cấp phát

thuốc cho bệnh nhân điều trị nội trú.

24. Lương Ngọc Khuê (2010), Báo cáo tổng quan tình hình quản lý và sử

dụng thuốc trong các cơ sở khám chữa bệnh, Cục quản lý khám chữa bệnh - BYT.

25. Nguyễn Thị Kiều Oanh (2011), Phân tích thực trạng tiêu thụ thuốc

tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang năm 2009, Đại học Dược Hà Nội, Luận văn Tốt nghiệp Dược sỹ.

26. Trần Thị Oanh (2014), Khảo sát hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại

Bệnh viện đa khoa Thanh Sơn năm 2012, Đại học Dược Hà Nội,

Luận văn Dược sỹ Chuyên khoa I.

27. Cao Minh Quang (2009), Báo cáo tổng kết công tác dược năm 2008,

một số định hướng phát triển nghành dược Việt Nam năm 2009 và những năm tiếp theo.

28. Dương Lệ Quyên (2005), Tìm hiểu việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân

nội trú tại bệnh viện huyện Ba Vì - Hà Tây, Đại học Y Hà Nội, Khóa luận Tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa.

29. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật Dược, ngày 14 tháng 6 năm 2005.

30. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 68/QĐ-CP ngày 10

tháng 1 năm 2014 Phê duyệt chiến lược Quốc gia phát triển nghành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

31. Lê Thị Thu Thủy (2014), Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh

viện đa khoa huyện Phù Ninh năm 2012, Đại học Dược Hà Nội,

Luận văn Dược sỹ Chuyên khoa I.

32. Tổ chức Y tế Thế giới (2003), Trung tâm khoa học quản lý y tế thế

giới, hội đồng thuốc và điều trị - Cẩm nang hướng dẫn thực hành, NXB - Bộ Giao thông vận tải.

33. Huỳnh Hiền Trung Đ. M. P, Nguyễn Thị Thúy Hà, Nguyễn Thanh

Bình, Từ Minh Koóng, (2009), "Phân tích tình hình sử dụng thuốc

tại Khoa khám bệnh- Bệnh viện Nhân dân 115. Tạp chí dược học số 393 tháng 1/2009".

34. Lê Thùy Trang (2009), Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc và thực hiện

cơ chế kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện E và Bạch Mai quý I/2009, Đại học Dược Hà Nội, Luận văn Tốt nghiệp Dược sỹ.

TIẾNG ANH

35. S.B. Thakre A.A. Pandey, and P.R Bhatkule,Prescription analysis of

pediatric outpatient practice in nagpur city, Indian J Community Med.

36. Quick JD-Rankin JR. et al (1997), "Managing Drug Supply, Second

edition, Kumanan Press USA.".

37. et al B.H Lee (2009), Assessing controlled substance, Prescribing

errors in a pediatric teaching hospital: an analysis of the safety of analgesic prescription practice in transition from the hospital to home J Pain.

38. and D.W. Bates K.G Shojania R. Kaushal (2003), Effects of computerized physician order entry and clinical decision support systems on medication safety: a systematic review, Arch Interm Med 2003.

39. K.S and Lauvo J.A.K liying (1993), ""Drug in the home: danger and

waste", World Health Forum. 14.".

40. Martha Embrey et al (2011), Managing Access to Medicines and

PHỤ LỤC 1: PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU BỆNH ÁN

Họ và tên BN: ………

Quê quán: ……… Chẩn đoán:……….

STT Nội dung Biến số Kết quả Ghi chú Thực hiện quy chế chuyên môn trong ghi chép bệnh án

Ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin về người bệnh.

Dấu hiệu lâm sàng. Chỉ định cận lâm sàng.

Đầy đủ Không

Khai thác tiền sử dùng thuốc trong 24h.

Có/Không Thuốc đánh số theo thông tư số

23/2011/TT-BYT.

Có Không Tên thuốc rõ ràng, đúng danh pháp,

đúng nồng độ, hàm lượng. Đúng Sai, sửa Chỉ định thuốc đúng liều. Liều dùng một lần. Số lần trong 24 giờ.

Khoảng cách giữa các lần dùng thuốc. Thời gian dùng thuốc.

Đường dùng thuốc.

Có Không

Thuốc ngoài danh mục bệnh viện Có/Không

Số ngày nằm viện Số ngày

Số thuốc điều trị

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc trong điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa huyện nga sơn năm 2014 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)