1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Thực trạng công tác chăm sóc của điều dưỡng qua nhận xét của người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện Y học cổ truyền TƯ, năm 2011

106 1,1K 8
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 24,9 MB

Nội dung

Với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, đề tài “Thực trạng công tác chăm sóc của Điều dưỡng qua nhận xét của người bệnh điều trị nội trú tại BV YHCT TW, năm 2011” được thực

Trang 1

BO GIAO DUC DAO TAO - BO Y TE

TRUONG DAI HQC Y TE CONG CONG

BUI THI BICH NGA

THUC TRANG CONG TAC CHAM SOC CUA

DIEU DUONG QUA NHAN XET

CUA NGUOI BENH DIEU TRI NOI TRU TAI

BENH VIEN Y HQC CO TRUYEN TRUNG UONG,

Trang 2

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ thây cô

giáo, bạn bè, đồng nghiệp, người thân - những người đã luôn bên tôi trong suốt 2 năm của khoá học

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám Hiệu, Phòng Đào tạo sơu đại học, Trường Đại học Y tế Công cộng đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Đặc biệt, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Lê Bá Thúc, TS Đàm Viết Cương đã nhiệt tình hướng dẫn, khuyến khích, động viên tôi trong suốt

quá trình thực hiện luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thây, cô trong hội đồng chấm thi đã có những

ý kiến đóng góp quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn

Xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban Giám đốc cùng toàn thể các cán bộ, nhân

viên Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Xin được gửi tình yêu thương, lời cảm ơn sâu sắc cho sự cảm thông, chia sẻ, tình yêu thương vô điều kiện của gia đình - bố, mẹ, chồng và 2 con gái- đã dành cho

tôi trong suốt thời gian qua

Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn

Hà Nội, tháng II năm 2011

Bùi Thị Bích Ngà

Trang 3

MỤC LỤC

is t s7 8 1.1 i 6/0521 1111 ii DANH MỤC BẢNG ngosgidtionrniiiiiediseesemssougayslirlistuetffaith DI c7 iv DANH MUC BIBU ĐÔ 22c2222222 vvvttttirrttrttrtrrtrrrrrririiiriiiiiiiiiirrrrree iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTT -. :-££22++vvvvveeerrrrttrrtrrtrrrrrrrrrree v TÓM TẮT NGHIÊN CỨU . -. -22 -©255++++tttttttttttrtttrrttrtrtrtrrrrrrrirtr vi ĐẶT VẤN ĐỀ -+cssttnnttiiriiirrriirrrrridirrrrririrrritrrritrrritriitri 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU -+++tnnnttttttrrrttrrtrttrrrrrttrrrittrr 4

lim gio (cv ì00: 02 .oa 5

1.1 Các khái niệm về chăm sóc điều dưỡng . -:: -: ++t+steerrrrrrttrrttrtte 5

1.2 Vai trò chức năng của người điều AUC nc csssncssscessasssnssvesonsonsseveresenneeatoncoectonsn™ 5

1.3 Các học thuyết và nguyên lý cơ bản ecceerrrrerrrrrterrrrrrrrrerrree

1.4.Phân loại điều đưỡng và chức năng năng nhiệm vụ

1.5 Nghĩa vụ nghề nghiệp của người điều đưỡng -eeeeiiiaHiiibeie

1.6 Thông tư 07 /2011 TT- BYT hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc

người bệnh trong bệnh viện

1.7 Các nghiên cứu về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng -. -: 11 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Đối tượng nghiên cứu -csvvvevverrtrrrttreerrrirrririiirirrrirrtirtrtrrrriin

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.3 Thiết kế nghiên cứu . -: -++++++++tttttttttriiirrirrrrrrrrrririirririiiiiiiiiiririie

2.4 Phương pháp chọn mẫu pusssssesnsccssecesscesscenscessocssensesssensscensennnecanscsassocnsenssseesy 15

2.5 Phương pháp thu thập số liệu -+vccccccc+ntttttttttttrrrttttrtrrrrrrrrrrrrrie 16

2.6 Phân tích số liệu -+++222+++eettrrrxxertrrrrrrrtEt1 010 1 n n1P 17 2.7 Các chỉ số, biến số nghiên cứu -: +++++++++rtttttttttttttitiirriiiiiiiriiee 18 2.8 Tiêu chuẩn đánh giá công tác CSNB của điều dưỡng - 21

2.9 Đạo đức trong nghiên cứu -:-++t+rrteereertrtrrtrrterrtertrrdtrrrrtrrrrerrrr 21 2.10 Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp kHiG ph cesseseeseiasaeesdoO SE 22

Trang 4

Chương 3 KÉT QUA NGHIEN CUU -ssssssssssssssssssessseeeeesnsseessnnnensnnneesnnet 24

3.1 Thông tin chung -: -+++++2++rrttetrrrttrtrrtttrtttrtdtrtrttrrttrtrttrrdtrtrrrrllrtrrriid 24

3.2 Thực trạng công tác CSNB của điều dưỡng các khoa lâm sàng theo kết quả điều

tra ý kiến góp ý của người bệnh -verrrrrerrrttrrtttrtrtrrrrtrrrrrrrrrtrrrrrr 26

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng của người bệnh, nhân viên y tế đến việc đánh giá công

tác chăm sóc người bệnh -+e+++rtertterrttrttttttrrttritrrrtrrrtrttrtrrrrtrrritr „41

Chương 4 BÀN LUẬN SA - 50

4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu . -. -++++++ s20 4.2 Thực trạng công tác CSNB của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng 51

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng của người bệnh, nhân viên y tế đến việc đánh giá công

Phu luc 3: Két qua phan tich SO LiSU vescesseseessessessessesscscseesenneeeneeneeneeneensesssaneenennentenss 88

Phu luc 4: Thông tư 07 /2011 TT- BYT hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm

sóc người bệnh trong bệnh viện -::+crtrrrrrrrerrrrtrrrrrtrrtrrrtrrrrrrrrrrrrrr 94

Trang 5

DANH MUC BANG

Bảng 3.1: Thông tin chung của đối tượng nghiÊn Cứ . ccccccccerereeeerre 24 Bảng 3.2: Công tác HP đồn IEHỐI ĐỆHÍ co tcG StssgifigsansasllftiarisartgtoPSsSfl re 26

Bảng 3.3 Công tác chăm sóc dinh dưỡng, hỗ trợ người bệnh ăn uống - 27

Bảng 3.4 Công tác chăm sóc, hỗ trợ về tâm lý, tỉnh thần cho người bệnh 31

Bảng 3.5 Công tác theo dõi, đánh giá người bệnh - ccccceeeeeeereetrrerre 34

Bảng 3.6 Công tác hỗ trợ điều trị và phối hợp với Bác sữ -.-. -e-cccee+ 35 Bảng 3.7 Công tác tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho người bệnh 38

Bảng 3.8 Ảnh hưởng từ yếu tố về giới của người bệnh đến đánh giá công tác tiếp

đón người bệnh - ME 4

Bảng 3.9 Ảnh hưởng từ yếu tố nơi cư trú, cách thức điều trị của người bệnh đến

đánh giá công tác chăm sóc tâm lý, tinh thân của người bệnh . 42

Bang 3.10 Ảnh hưởng từ yếu tố về giới, cách thức điều trị của người bệnh đến công

tác tư van, giáo dục sức khỏe cho người ĐỆHhh .- -. -c-cc+cceeeieeeerrerrerree 42 Bang 3.11 Cac số liệu về nhân lực và giường bệnh các khoa lâm sàng năm 2011 43

Bảng 3.12 Trình độ chuyên môn của điều dưỡng các khoa lâm sàng năm 201 45

DANH MỤC BIÊU ĐÒ

Biểu đô 3.1 Người cho người bệnh ăn qua sOHid cc:ccccccsceeeeeeeeeereeerierree 29

Biểu đồ 3.2 ĐDV hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh 30

Biểu đô 3.3 Người giúp người bệnh thực hiện hoạt động cá nhân hàng ngày 30 Biểu đô 3.4 ĐDV giúp NB vé sinh răng miệng, thân NGÔ 31

Biéu dé 3.5 Đối tượng giúp NB nặng vệ sinh cá nhân . - -+-+s 31 Biểu đồ 3.6 Mức độ hiễu biết của người bệnh về những điều ĐD giải thích 33

Biéu dé 3.7 Đánh giá chung của NB theo tiêu chuẩn nghiên cứu về công tác CSNB CUE DIV sinh gà 0883618084580 Ä16X6)011155 tr atg8tEximasassiaisgesesasereektE1 2001601101 000R 41

Trang 6

Khoa Châm cứu dưỡng sinh

Khoa Điều trị tăng cường

Hồi sức cấp cứu Lâm sàng

Trang 7

TOM TAT NGHIEN CUU

Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân

ngày càng cao Trong công tác chăm sóc sức khỏe, vai trò của người điều dưỡng rất

quan trọng Sự chăm sóc của điều dưỡng bao gồm cả chăm sóc về thể chất và tỉnh

thần của người bệnh Mọi máy móc và kỹ thuật hiện đại không thay thế được sự

chăm sóc của người điều dưỡng Bên cạnh đó thông tư 07/2011-BYT được ban

hành để hướng dẫn công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện Hoạt động chăm

sóc điều dưỡng tốt sẽ giảm được thời gian nằm viện của người bệnh , giảm chỉ phí

điều trị, chất lượng chăm sóc, điều trị được nâng cao góp phần làm tăng uy tín của bệnh viện

Với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, đề tài “Thực trạng công tác chăm sóc của Điều dưỡng qua nhận xét của người bệnh điều trị nội trú tại BV YHCT TW, năm 2011” được thực hiện với mục tiêu: Đánh giá thực

trạng công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng qua nhận xét của người bệnh

điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương, tháng 6 năm 2011; Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng chăm sóc trong bệnh viện Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng kết hợp định tính được thực hiện tại các khoa lâm sàng bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương từ tháng 3/2011 đến tháng 9 /2011 Nghiên cứu định lượng có 266 người bệnh

tham gia phát vấn bộ câu hỏi có cấu trúc, kết hợp phỏng vấn sâu 9 cán bộ y tế đại

diện cho các khoa lâm sàng nhằm bổ sung cho đánh giá của người bệnh (NB) và tìm

hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chăm sóc người bệnh (CSNB) Số liệu được

nhập bằng phần mềm Epi Data 3.1 và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng:

Điều dưỡng viên chỉ làm tốt các chức năng cơ bản như: hỗ trợ điều trị và

phối hợp thực hiện y lệnh của bác sĩ đạt 84,2%; theo dõi, đánh giá người bệnh đạt

80,5%; tiếp đón người bệnh đạt 78,9% Công tác chăm sóc, hỗ trợ tâm lý tỉnh thần

người bệnh; chăm sóc hỗ trợ đỉnh dưỡng ăn uống; tư vấn, giáo dục sức khỏe lần

lượt đạt là: 66,2%; 55,6%; 49,6%

Trang 8

Nghiên cứu cũng tìm thấy một số yếu tố ảnh hưởng từ giới, nơi cư trú; số lần nằm viện,cách thức điều trị của người bệnh với các nội dung tiếp đón người bệnh; chăm sóc, hỗ trợ tâm lý tỉnh thần; tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh

Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chăm sóc người bệnh là tình hình nhân lực, bản thân điều dưỡng và sự quan tâm của lãnh đạo khoa

-

Nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị:

ĐDV có ý thức thực hiện đúng qui chế, chức năng nhiệm vụ Đặc biệt cần

tăng cường vai trò chủ động trơng công tác, nhất là đối với cử nhân điều dưỡng

ĐDV nâng cao ý thức học tập thường xuyên để không ngừng trau dồi trình độ

chuyên môn nghiệp vụ

Hội đồng Điều dưỡng bệnh viện: Cần tăng cường hoạt động theo qui định của TT 07/2011-BYT chỉ đạo công tác CSNB trong bệnh viện đạt hiệu quả

Bệnh viện từng bước bổ sung nhân lực điều dưỡng theo đúng qui định dé

Tăng cường công tác kiểm tra, đặc biệt kiểm tra đột xuất, giám sát các hoạt động chăm sóc người bệnh của điều đưỡng, có chế tài cụ thể đưa vào tiêu chuẩn

bình xét thi đua và xét thi đua hàng tháng

Tăng cường công tác đào tạo lại, đào tạo liên tục cho ĐDV các khoa lâm

sàng về công tác chăm sóc người bệnh, đặc biệt về các nội dung chăm sóc còn yếu

Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các khoa phòng, tạo điều kiện cho

điều dưỡng tập trung làm công việc chăm sóc người bệnh, hạn chế các công việc gián tiếp

Quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí để điều dưỡng học tập

nâng cao trình độ “

Trang 9

những tiến bộ không ngừng, đóng góp to lớn cho sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân Trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, người điều dưỡng là lực lượng chính cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tới cộng đồng, tới những vùng khó khăn, vùng dân tộc ít người, vùng xa xôi hẻo lánh Người đầu tiên đón em bé chảo đời và chăm sóc bà mẹ trước và sau sinh là người hộ sinh và người điều đưỡng Người nâng gidc, chăm sóc trực tiếp, an ủi người bệnh lúc đau yếu, những giờ phút cuối

đời tại bệnh viện cũng chính là người điều dưỡng Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới

đánh giá dịch vụ chăm sóc sức khoẻ do người điều dưỡng - hộ sinh cung cấp là một trong những trụ cột của hệ thống % tế

Chăm sóc người bệnh (CSNB) trong bệnh viện là hoạt động nghề nghiệp của

điều dưỡng, đòi hỏi người điều dưỡng phải có kiến thức chuyên môn, kỹ năng thành

thạo và đạo đức nghề nghiệp Bất cứ một cơ sở chăm sóc y tế nào cũng cần các điều

dưỡng viên (ĐDV), tại các bệnh viện, điều dưỡng là lực lượng không thể thiếu được

trong công tác chăm sóc người bệnh, điều dưỡng có thể chăm sóc từ một đến nhiều người bệnh, ĐDV phải theo dõi thường xuyên người bệnh nặng, cấp cứu; chăm sóc người bệnh trước, trong và sau phẫu thuật, trẻ sơ sinh, trẻ em Nếu hoạt động chăm sóc điều dưỡng tốt sẽ giảm được thời gian nằm viện của người bệnh, giảm chỉ phí điều trị, chất lượng điều trị được nâng cao góp phần không nhỏ tới uy tín của bệnh viện _

Các nước trên thế giới đánh giá hoạt động của điều dưỡng được thực hiện hàng năm, có tác dụng đảm bảo và nâng cao chất lượng chăm sóc Năm 1993, Viện

Hàn lâm Mỹ đã xây dựng tiêu chuẩn thực hành của điều dưỡng bao gồm: quá trình

chăm sóc, môi trường, trách nhiệm hợp tác, ghi chép, bảo vệ người bệnh, đảm bảo chất lượng, các vai trò trợ giúp và nghiên cứu khoa học làm cơ sở cho việc đánh giá

các hoạt động của điều dưỡng[23] Hội điều dưỡng Mỹ đã ban hành các tiêu chuẩn thực hành của điều dưỡng lần đầu vào năm 1973 và sửa đổi năm 1991, cập nhật

Trang 10

lượng chăm sóc sức khỏe và phải được thực hiện thường xuyên nhằm đánh giá kiến thức và chất lượng chăm sóc thông qua việc đánh giá kỹ thuật của điều dưỡng

Ở nước ta, theo đánh giá.của Hội điều dưỡng Việt Nam thì 80% công việc CSNB tại bệnh viện là do điều dưỡng đảm nhiệm, tuy nhiên nguồn nhân lực cho

công tác này còn đang thiếu và yếu Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về điều

dưỡng, tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ dừng ở mức độ đánh giá hiện trạng điều dưỡng như trong nghiên cứu của Lê Thị Bình đánh giá năng lực của điều đưỡng cho

thấy năng lực điều dưỡng ở Việt Nam là rất khác nhau và chưa đáp ứng được yêu

cầu chăm sóc ngày càng cao của nhân dân [3], hiện tại chúng ta chưa có tiêu chuẩn đánh giá hoạt động chăm sóc cũng như năng lực của điều dưỡng và cũng chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề này Một số nghiên cứu khác về hoạt động CSNB của

điều dưỡng cũng mới chỉ đánh giá hoạt động CSNB toàn điện ở cấp độ khoa lâm

sàng, hoặc ở một vài lĩnh vực hoạt động của điều dưỡng, chưa có đề tài nào nghiên

cứu ở cấp độ bệnh viện về toàn bộ hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương (YHCT TW) là bệnh viện đầu ngành

của toàn quốc về y học cổ truyền Bệnh viện được Bộ Y tế giao chỉ tiêu 470 giường

bệnh trong đó 320 giường bệnh nội trú và 150 giường nội trú ban ngày Năm 2010,

Bệnh viện đã khám >81.000 lượt và điều trị > 6500 người bệnh, phẫu thuật 1.200

ca, tán sỏi 239 lượt [2] Với đặc thù là bệnh viện Y học cổ truyền, tính chất bệnh nhân đa phần là bệnh mãn tính, phải điều trị lâu ngày, đai dẳng, đối tượng bệnh

nhân nhiều tuổi, bệnh tật quanh năm, nằm viện quay vòng nhiều nên bệnh nhân rất quen thuộc với bệnh viện

Thực hiện chủ trương và sự chỉ dao của Bộ y tế, Bệnh viện đã thành lập

phòng Điều dưỡng vào tháng 8/1995 chỉ đạo các hoạt động của điều dưỡng theo

quy định của Bộ Y tế Toàn viện hiện có 116 điều dưỡng trong đó chỉ có 12 cử nhân

cao dang va dai hoc

Trang 11

đối với bệnh viện hạng I[1],[6] Hiện trạng hoạt động của đội ngũ điều dưỡng của

bệnh viện chưa được đánh giá toàn diện, mà chỉ có những nhận xét riêng lẻ như:

trình độ chuyên môn của điều dưỡng không đồng đều, trình độ quản lý của đội ngũ

điều dưỡng trưởng còn bất cập, tính chủ động của điều dưỡng chưa cao, còn dựa nhiều vào mệnh lệnh điều trị, điều dưỡng còn làm tắt, bỏ bước trong các qui trình

kỹ thuật, công tác tư vấn, hướng dẫn và kỹ năng giao tiếp còn hạn chế, công tác

dinh đưỡng cho người bệnh còn nhiều điểm yếu, tự bản thân điều dưỡng ý thức học

tập nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ chưa cao

Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, cho đến nay chưa có một

nghiên cứu khoa học nào về công tác CSNB của điều dưỡng, cũng như tìm hiểu các

yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CSNB của điều dưỡng Chính vì vậy nghiên cứu đánh giá công tác chăm sóc tại bệnh viện là việc làm cần thiết góp phần xây dựng

tiêu chuẩn chăm sóc của điều dưỡng, từ đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng CSNB

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của Giám đốc bệnh viện

chúng tôi tiến hành nghiên cứu“đề tài: “Thực trạng công tác chăm sóc của Điều dưỡng qua nhận xét của người bệnh điều trị nội trú tại BV YHCT TW, năm 2011” nhằm mô tả thực trạng công tác của điều dưỡng chăm sóc tại các khoa lâm sàng: tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác của điều dưỡng CSNB từ đó đề

xuất một số kiến nghị để nâng cao chất lượng hoạt động CSNB của điều dưỡng tại

BV YHCT TW

Trang 12

1 Đánh giá thực trạng công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng qua nhận xét của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương, tháng 6 năm 2011

2 Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng và đề xuất giải pháp khắc phục

Trang 13

Chăm sóc điều dưỡng là sự hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi

người bệnh nhằm duy trì hô hdp,-tuan hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận

động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ, những chăm sóc về tâm lý cho người bệnh, hỗ trợ

điều trị và tránh nguy cơ có hại từ môi trường bệnh viện và môi trường sống

1.2 Vai trò chức năng của người điều dưỡng [4],[20]

Cho dù cả người thầy thuốc và người điều dưỡng đều có vai trò điều trị (cure) và vai trò chăm sóc (care) nhưng đối với người thầy thuốc thì vai trò điều trị

là chính còn vai trò chăm sóc là phụ, ngược lại đối với người điều dưỡng thì vai trò

chính là vai trò chăm sóc còn vai trò điều trị là vai trò phụ Điều trị và điều dưỡng là

hai nghề có định hướng khác nhau: bác sĩ làm nhiệm vụ chân đoán và điều trị Điều dưỡng chăm sóc và đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho người bệnh về thé chất va tinh

thần Để đảm bảo và nâng cao thất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh, giúp

người bệnh sớm bình phục sức khỏe thì đối tượng nào cũng phải hoàn thành tốt vai

trò nghề nghiệp của mình đồng thời cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa thầy thuốc

và điều dưỡng[25] Hội điều dưỡng Mỹ, hội điều dưỡng của các nước Singapore,

Thái Lan, Philipin đã để rõ vai trò chức năng của người điều dưỡng chủ yếu phải là:

1 Người chăm sóc = Care provider

2 Người truyền đạt thông tin = Communicator

3 Người giáo viên = Teacher

4 Người tư vấn = Counsellor

5 Người biện hộ cho ngudi bénh = = Patient’s Advocator

1.3 Các học thuyết và nguyên lý co ban: [4]

Su phat trién hoc thuyết về điều dưỡng đã định hướng cho cấu trúc thực hành

nghề nghiệp, giáo dục và nghiên cứu điều dưỡng Năm 1994, Chinn đã nhắn mạnh

tầm quan trọng của học thuyết điều dưỡng với sinh viên và các chuyên gia điều

dưỡng rằng “học thuyết điều dưỡng hướng dẫn cho thực hành, nghiên cứu và phát

Trang 14

lý của điều dưỡng, tuy vậy tất cả các học thuyết đều tập trung vào 4 lĩnh vực: Con người, môi trường, sức khỏe và điều dưỡng

Lịch sử của các học thuyết điều dưỡng bắt đầu với Florence Nightingale (1860), là người đầu tiên đưa ra khung thực hành điều dưỡng Bà nhấn mạnh rằng

vai trò của người điều dưỡng là tập trung vào cung cấp các nhu cầu cơ bản của con

người Năm 1952 Hildegard E Peplau đã đưa ra các mối quan hệ giữa con người

trong thực hành điều dưỡng, đó là sự tương tác giữa người bệnh và người điều

dưỡng| 19]

Học thuyết Henderson:[21]

Nguyên tắc thực hành điều dưỡng của của Viginia Henderson liên quan tới

các nhu cầu cơ bản của con người giúp chúng ta xác định khung nội dung về thực

hành điều dưỡng

1 Thở 8 Giao tiếp

3 Bài tiết 10 Làm việc

4 Vận động và tư thế : 11 Vui chơi, giải trí

6 Mặc quần áo thích hợp 13 Vệ sinh cơ thể sạch sẽ

7 Duy trì nhiệt độ cơ thể 14 Học tập và thỏa mãn sự ham hiểu biết

Những năm tiếp theo, nội dung các học thuyết về điều dưỡng cơ bản cũng như các học thuyết trên, tuy nhiên các học thuyết này đã đề cập thêm một số nội

dung như học thuyết của Dorothy E Johnson (1980)[19] nêu mô hình hệ thống hành vi với điều dưỡng, tập trung vào giảm stress để người bệnh phục hồi càng

nhanh càng tốt Nhìn chung các học thuyết điều dưỡng đã tạo ra khung thực hành

cho điều dưỡng gồm các thành phần sau:

~

Trang 15

Đáp ứng nhu cầu về hô hấp: DD phải đánh giá sự thở bình thường hay bat

thường để tìm nguyên nhân để giải quyết và đáp ứng nhu cầu ngay (cho thở ôxy,

hút cho thông thoáng đường hô hắp, đẻ tư thế thích hợp, thông báo bác sỹ )

Đáp ứng nhu cầu về ăn uống: người điều dưỡng cần giúp đỡ người bệnh ăn

đủ lượng calo/ngày và thực hiện chế độ ăn theo đúng bệnh, an toàn vệ sinh thực

phẩm, nếu tình trạng bệnh không thể ăn được đường miệng thì cần thực hiện các

biện pháp đưa dinh dưỡng vào cơ thể để đảm bảo năng lượng

Giúp đỡ người bệnh trong sự bài tiết (dịch bài tiết từ trong cơ thể) Điều dưỡng cần phải theo dõi sát dịch tiết của người bệnh về số lượng, tính chất, màu sắc

để dánh giá và can thiệp đáp ứng đúng nhu cầu khi bị bắt thường

Giúp đỡ người bệnh về tư thế, vận động và tập luyện: đáp ứng tư thế cơ năng

của người bệnh, giúp người bệnh các tư thế mà họ yêu cầu

Đáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ:

Giúp người bệnh mặc và thay quần áo:

Giúp người bệnh duy trì thân nhiệt: Nếu thân nhiệt người bệnh bắt thường,

cần phải tìm rõ nguyên nhân để giải quyết hoặc báo ngay bác sĩ để cùng can thiệp

Giúp người bệnh vệ sinh cá nhân hàng ngày: tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, nếu bệnh nặng (hôn mê, gãy xương, sau môỗ, ) điều dưỡng cần thực hiện tắm gội, thay quần áo, thay ga trải giường cho người bệnh hàng ngày tại giường

Giúp người bệnh tránh được các nguy hiểm trong khi nằm viện: tránh để

người bệnh ngã, bị các tai biến trong điều trị, chăm sóc như: nhằm lẫn người bệnh, nhằm thuốc, sót dung cụ khi mổ, nhiễm khuẩn khi thực hiện kỹ thuật, lây chéo, gây

ra các tai biến khi làm thủ thuật

Giúp người bệnh trong sự giao tiếp: điều dưỡng thường xuyên gần gũi tiếp xúc người bệnh, niềm nở thân mật

Giúp người bệnh thoải mái về tinh thần, tự do tín ngưỡng.

Trang 16

cho phép, điều dưỡng giúp đỡ họ thực hiện dé đáp ứng nhu cầu

Giúp người bệnh có kiến thức về Y học: cung cấp thông tin có liên quan đến

bệnh), hướng dẫn chế độ ăn, theo dõi thuốc điều trị và tai biến của thuốc, giáo dục sức khỏe cho người bệnh có những kiến thức về y tế, cách tự theo dõi, chăm sóc bản

thân sau khi ra viện

1.4 Phân loại điều dưỡng và chức năng nhiệm vụ [18]

Hiện nay ở Việt Nam, Bộ Y tế và Bộ Nội vụ đã phân loại hoạt động thực hiện các nhiệm vụ của điều dưỡng theo trình độ chuyên môn bao gồm: điều dưỡng

sơ cấp, điều đưỡng trung cấp, điều đưỡng cao đẳng và đại học, điều dưỡng chính và điều dưỡng cao cấp Tuy vậy hiện nay tại các bệnh viện chỉ có đến đội ngũ điều dưỡng đại học

Đối với điều dưỡng sơ cấp chức trách nhiệm vụ chính là trực tiếp hoặc phụ

giúp chăm sóc phục vụ người bệnh

Điều dưỡng trung cấp với chức trách là người trực tiếp thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, còn điều dưỡng cao đẳng thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và một số kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa tại các cơ sở y tế ĐD Đại học có

chức trách tổ chức thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng

chuyên khoa tại các cơ sở y tế

Trong từng nhiệm vụ cụ thể, Bộ Y tế cũng căn cứ vào trình độ phân loại nhiệm vụ theo mức độ cao thấp như điều đưỡng sơ cấp khi thực hiện kỹ thuật chuyên môn có thể tham gia trực tiếp hoặc trợ giúp trong chăm sóc Điều dưỡng trung cấp là người trực tiếp tham gia thực hiện các kỹ thuật chuyên môn và phụ giúp điều dưỡng ở ngạch cao hơn thực hiện các kỹ thuật phức tạp theo y lệnh của

bác sĩ điều trị và sự phân công của điều dưỡng phụ trách Tiếp tục phát triển thêm

mức cao hơn nữa, điều dưỡng cao đẳng ngoài thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng

còn phải sử dụng kiến thức bệnh học để thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch chăm sóc

và tham gia trực tiếp trong thực hiện kế hoạch chăm sóc đó Điều dưỡng đại học có

Trang 17

điều dưỡng phức tạp của chuyên khoa theo y lệnh của bác sĩ điều trị

1.5 Nghĩa vụ nghề nghiệp của người điều dưỡng [14]

Người điều dưỡng có bốn trách nhiệm cơ bản: nâng cao sức khỏe, phòng

bệnh và tật, phục hồi sức khỏe và làm giảm bớt đau đớn cho người bệnh

Trách nhiệm về đạo đức nghề nghiệp của người điều dưỡng bao gồm:

*Điều dưỡng với người bệnh

Người điều dưỡng có trách nhiệm chăm sóc cơ bản đối với những người cần

tới sự chăm sóc Trong quá trình chăm sóc người điều dưỡng cần tạo ra một môi trường trong đó quyền của con người, các giá trị, tập quán và tín ngưỡng của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng đều được tôn trọng

Người điều dưỡng cần đảm bảo cho mọi cá thể nhận được thông tin cần thiết làm cơ sở để họ đồng ý chấp nhận các phương pháp điều trị và chăm sóc

Người điều dưỡng giữ kín các thông tin về đời tư của người mình chăm sóc, đồng

thời phải xem xét một cách thận trọng khi chia sẻ các thông tin này với người khác Người điều dưỡng chia sẻ trách nhiệm cùng xã hội trong việc duy trì và bảo vệ

môi trường bị ô nhiễm, suy thoái và tàn phá

Trách nhiệm nghề nghiệp của người điều dưỡng với người bệnh phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau đây:

* Không bao giờ được từ chối giúp đỡ người bệnh

%% Giúp đỡ người bệnh loại trừ các đau đớn về thể chất

s* Không bao giờ được bỏ mặc người bệnh

2

s* Tôn trọng nhân cách và quyên của con người ¢

+% Hỗ trợ về tinh thân cho người bệnh:

Không bao giờ được từ chối giúp đỡ người bệnh; ý thức trách nhiệm trước

cuộc sống của người bệnh đòi hỏi người điều dưỡng một sự quan tâm đặc biệt và

một sự sẵn sàng quên mình để giúp đỡ người bệnh Trong bất cứ hoàn cảnh nào

Trang 18

cũng cần nhớ rằng người bệnh đang gặp tai họa và đang cần sự giúp đỡ của người cán bộ y tế Sự từ chối giúp đỡ người bệnh là vi phạm nghĩa vụ xã hội của mình,

phải chịu sự lên án về mặt đạo đức và khi cần phải xử phạt về hành chính

Giúp đỡ người bệnh loại trừ các đau đớn về thê chất; trước người bệnh đang

bị đau đớn vì bệnh tật Người điều dưỡng phải luôn thể hiện một sự thông cảm và

quan tâm đặc biệt, xem nỗi đau đớn của người bệnh như nỗi đau đớn của chính

mình để tìm mọi cách cứu giúp Khi tiến hành các kỹ thuật chăm sóc và điều trị phải

nhẹ nhàng để hạn chế tới mức thấp nhất sự đau đớn cho người bệnh

Không bao giờ được bỏ mặc người bệnh: người điều dưỡng có nhiệm vụ đấu tranh cho sự sống của người bệnh đến cùng, luôn dành sự quan tâm tối đa cho người bệnh với tỉnh thần “còn nước còn tát”, không bao giờ xa rời vị trí để người bệnh

một mình đối phó với bệnh tật ~

Hỗ trợ về tỉnh thần cho người bệnh: trong khi nằm viện, tỉnh thần của người

bệnh chịu ảnh hưởng của bản thân bệnh tật, sự cách ly người thân, môi trường bệnh

viện và nhiều yếu tế khác Vì vậy, tình trạng về tinh thần và thể chất của người bệnh

thực tế khác với tình trạng của người khỏe Khi tiếp xúc với người bệnh, người điều dưỡng phải gây được lòng tin của người bệnh vào hiệu quả điều trị

Tôn trọng nhân cách người bệnh: bản chất của y đức học được thể hiện trong

câu “phải đối xử với người bệnh như anh muốn người ta đối xử với anh” Khi tiếp

xúc với người bệnh, người điều dưỡng phải tạo ra một môi trường trong đó mọi giá

trị, mọi phong tục tập quán và tự do tín ngưỡng của mỗi cá nhân đều được tôn

trọng Khi tiếp xúc với người bểnh cần gọi cả họ cả tên, không nên gọi “ông kia”,

“bà kia” và đặc biệt không được cáu gắt, quát mắng người bệnh

1.6 Thông tư 07 /2011 TT- BYT hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc

người bệnh trong bệnh viện: [5]

Thông tư 07/2011/TT-BYT về việc hướng dẫn công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 2011 có

ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác điều dưỡng, là cơ sở pháp lý cho sự phát triển của ngành điều dưỡng và tăng cường chất lượng chăm sóc người bệnh ngày

Trang 19

càng tốt hon, phù hợp với xu thé phát triển chung của toàn xã hội với nguyên tắc lấy người bệnh làm trung tâm của công tác chăm sóc nên phải được chăm sóc toàn diện,

liên tục, đảm bảo hài lòng, chất lượng và an toàn Thông tư qui định cụ thể các

nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc trong bệnh viện cũng như các điều kiện đảm bảo thực hiện các nội dung của thông tư như về tổ chức nhân lực, cơ sở vật chất, trách

nhiêm cụ thể của từng cá nhân trong việc thực hiện thông tư Việc đánh giá các hoạt

động chăm sóc của điều dưỡng trong bệnh viện theo tiêu chuẩn của thông tư là việc

làm cần thiết nhằm củng cố công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện

% Các điều kiện đâm công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện

- Bệnh viện công lập từ hạng II trở lên thành lập Hội đồng Điều dưỡng và

phòng Điều dưỡng

- Bệnh viện phải đảm bảo đủ nhân lực điều dưỡng viên, hộ sinh viên theo

qui định tại thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BNV-BYT ngày 5/6/2007 về Hướng dẫn định mức biên chế trong các cơ sở y tế nhà nước để đảm bảo chăm sóc

người bệnh liên tục

1.7 Các nghiên cứu về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng

1.7.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới, điều dưỡng là lực lượng đông nhất trong ngành y tế, do đó điều dưỡng có tiềm năng rất lớn trong sứ mệnh chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trên toàn thế giới Điều đưỡng đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng to lớn trong

các hệ thống chăm sóc sức khoẻ, trong việc xây dựng các chính sách chăm sóc sức

khoẻ, nâng cao sức khoẻ, dự phòng cũng như trong việc chăm sóc những người ốm

Trong công tác điều dưỡng nói chung và nghiên cứu, đào tạo về điều dưỡng

nói riêng được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Thái Lan Năm

Trang 20

1993, Viện Hàn lâm Mỹ đã xây dựng tiêu chuẩn thực hành của điều dưỡng bao

gồm: quá trình chăm sóc, môi trường, trách nhiệm hợp tác, ghi chép, bảo vệ người bệnh, đảm bảo chất lượng, các vai trò trợ giúp và nghiên cứu khoa học làm cơ sở cho việc đánh giá các hoạt động của điều dưỡng Các thông tin thu thập cho nghiên cứu từ việc quan sát các hoạt động của điều dưỡng, kết quả chăm sóc và đặc biệt

bao giờ cũng đề cập đến các thông tin đánh giá từ người bệnh[23]

Nghiên cứu của Lucy Rodrigues (năm 2002) cho thấy hoạt động của điều dưỡng đáp ứng với nhu cầu của người bệnh nằm tại khoa cấp cứu có tác dụng củng

cố lòng tin của người bệnh thông qua các hoạt động đáp ứng yêu cầu của người bệnh Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tất cả các yêu cầu về thể chất của người bệnh đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời; ngoại trừ các yêu cầu về tâm lý và tinh thần chưa đạt chuẩn Đề tăng cường cường chất lượng chăm sóc sức khỏe, đánh giá phải thực hiện thường xuyên việc đánh giá kiến thức và chất lượng chăm sóc thông qua việc đánh giá kỹ thuật của Điều dưỡng và nhận xét của người bệnh[24]

Nghiên cứu của Nguyễn Bích Lưu (năm 2001) trên 175 bệnh nhân xuất viện tại Khoa Ngoại, bệnh viện Banpong, tỉnh Ratchaburi, Thái Lan cho thấy 59,4% bệnh nhân đánh giá cao hoạt động chăm sóc và 51% bệnh nhân tất hài lòng với

những hoạt động chăm sóc đó Những yếu tố liên quan bao gồm: tuổi, giới, thời

gian nằm viện, mức độ đánh giá điều kiện chăm sóc, trình độ chuyên môn của điều

dưỡng, chất lượng chăm sóc điều dưỡng, mức độ được cung cấp các thông tin y tế

dưỡng Việt Nam đã được quan tâm đẩy mạnh, nhiều cơ sở y tế và Hội Điều dưỡng

các cấp đã triển khai một số đề tài nghiên cứu cơ bản góp phần quan trọng vào sự

nghiệp xây dựng và phát triển ngành điều dưỡng [10].

Trang 21

Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Nguyễn Thị Thanh Điều (năm 2007) về

thực trạng và một số giải pháp về tăng cường công tác điều dưỡng trong chăm sóc

người bệnh tại Viện Chấn thương - Chỉnh hình quân đội 108 (4/2006 - 6/2007) cho các kết quả như sau: trong khi những chăm sóc cơ bản như lấy mạch, nhiệt độ, đo

huyết áp được đánh giá ở mức độ cao (>95%) công tác chuẩn bị cho bệnh nhân

trước mổ đạt 97,5%; tỉ lệ 96% người bệnh đánh giá được điều dưỡng đón tiếp vui

vẻ, chăm sóc tận tình, động viên giải thích rõ ràng thì các vấn đề khác như giao tiếp,

giải thích cho người bệnh trước khi làm các thủ thuật mới chỉ đạt ở 80,8%; công tác chăm sóc ống dẫn lưu sau mỗ cũng như chăm sóc vết mỗ đạt từ 85,8% - 86,7%

Vấn đề cần lưu ý là công tác hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc và phòng bệnh cho

bản thân (chỉ đạt 77,5%), công tác hướng dẫn người bệnh cách luyện tập phục hồi chức năng sau mỗ mới chỉ đạt 78,3% Đây là những vấn đề tồn tại cho thấy điều dưỡng còn chưa chủ động được trong công tác của mình, cần được quan tâm đào

tao lai[7]

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình Minh (năm 2009) về đánh giá thực trạng công tác CSNB toàn diện tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình, năm 2008 cho thấy: đánh giá của người bệnh về chất lượng chăm sóc người

bệnh toàn diện tại khoa tương đối tốt, nhiều tiêu chí đạt 100% như người bệnh được

hướng dẫn nội quy, quy định của bệnh viện, được công khai thuốc, vật tư tiêu hao,

được điều dưỡng thường xuyên tiếp xúc và chăm sóc, được giải thích đầy đủ về

quyền lợi và nghĩa vụ Tuy nhiên người bệnh chỉ đánh giá đạt 71,5% về công tác vệ sinh buồng bệnh, cơ sở vật chất-cho thấy nhu cầu đòi hỏi về chất lượng chăm sóc của người bệnh ngày càng cao[ 12]

Nghiên cứu của Nguyễn Trường Sơn (năm 2007) tại bệnh viện trường Đại

học Y- Dược Huế về tìm hiểu cảm xúc và nhu cầu chăm sóc về mặt tỉnh thần của

người bệnh cho thấy đa số người bệnh vào khám và điều trị bệnh đều có nhu cầu

chăm sóc về mặt tỉnh thần (85,6%) Tâm lý NB thường không ổn định do vậy sự

nâng đỡ, chăm sóc về mặt tinh thần của điều dưỡng là vô cùng quan trọng[ 13]

Trang 22

Qua các nghiên cứu đánh giá về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng cho

thấy đánh giá hoạt động chăm sóc của điều dưỡng là rất quan trọng và phải được

làm thường xuyên để nâng cao chất lượng chăm sóc Để đánh giá được hoạt động chăm sóc có hiệu quả chúng ta cần xây dựng tiêu chí đánh giá, có như vậy chúng ta mới tiêu chuân hóa được hoạt động chăm sóc người bệnh Kết quả của các nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, mỗi mghiên cứu chỉ tiến hành trong một phạm vị hẹp của hoạt động điều dưỡng như nghiên cứu tiến hành ở khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện tỉnh hoặc có nghiên cứu tiến hành ở bệnh viện chuyên điều trị phẫu thuật ngoại khoa, nhưng cũng cho thấy: các hoạt động của điều dưỡng còn rất nhiều hạn chế

như tư vấn giáo dục sức khỏe (GDSK), hướng dẫn NB tự chăm sóc, hỗ trợ về tâm lý

tỉnh thần, chăm sóc ăn uống là những vấn đề cần được quan tâm Để nâng cao

chất lượng chăm sóc người bệnh, Bộ Y tế đã có TT 07/2011- BYT hướng dẫn công

tác điều đưỡng trong bệnh viện, thông tư nêu rõ NB là trung tâm của công tác chăm sóc nên phải được chăm sóc toàn diện, liên tục, bảo đảm hài lòng, chất lượng và an toàn, trong đó NB phải được tư vấn hướng dẫn giáo dục sức khỏe, được chăm sóc

về tinh thần, vệ sinh cá nhân, dinh dưỡng [5] Thế nhưng thực tế việc chăm sóc

người bệnh hầu như được khoán cho người nhà người bệnh, kể cả những phần việc chuyên môn như thay chai truyền dịch, bóp bóng oxy, cho ăn qua ống thông, vận

chuyển người bệnh nặng Chính vì vậy nghiên cứu đánh giá hoạt động chăm sóc

của điều dưỡng một cách toàn diện theo nhận xét của người bệnh trên qui mô toàn

bộ các khoa lâm sàng theo tiêu chuẩn của TT07/2011-BYT tại Bệnh viện Y học Cổ

truyền Trung ương nhằm tìm hiểu thực trạng là rất cần thiết và chúng tôi kỳ vọng là

sẽ đề xuất được những giải pháp toàn diện, đầy đủ và đồng bộ hơn góp phần nâng

cao chất lượng chăm sóc tại bệnh viện

Trang 23

-Chương 2

PHUONG PHAP NGHIEN CUU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Nghiên cứu định lượng

- Người bệnh đang nằm điều trị tại BV từ 3 ngày trở lên

- Số liệu thứ cấp: báo cáo về nhân lực bệnh viện 6 tháng đầu năm 2011; báo

cáo kết quả kiểm tra bệnh viện năm 2010

2.1.2 Nghiên cứu định tính: Chọn mẫu có chủ đích

Cán bộ y tế gồm: Trưởng hoặc phó khoa lâm sàng, điều dưỡng trưởng và DDV 3 khoa lâm sàng trong bệnh viện

2.1.3 Tiêu chí loại trừ

Người bệnh mới vào viện, người bệnh là thân nhân của nhân viên bệnh viện Người bệnh hôn mê; người bệnh tỉnh thần không tỉnh táo, người bệnh không

biết chữ; người bệnh <18 tuổi; người bệnh chuyền viện

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1 Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: được tiến hành từ tháng 03 đến tháng 09/2011

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu

Các khoa lâm sàng của bệnh viện YHCT TW: khoa Điều trị tăng cường (ĐTTC); khoa Nội; khoa Ngoại; khoa Lão; khoa Dưỡng sinh châm cứu (DSCC);

khoa Nội Nhi; khoa Phụ; khoa Da liễu

2.3 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính 2.4 Phương pháp chọn mẫu

2.4.1 Nghiên cứu định lượng :

- Số liệu báo cáo về nhân lực bệnh viện 6 tháng đầu năm 2011; báo cáo kết quả kiểm tra BV năm 2010

- Chọn được 266 NB đang nằm điều trị nội trú vào tuần cuối tháng 6 năm

2011, có thời gian nằm viện từ 3 ngày trở lên; không nằm trong tiêu chí loại trừ

Trang 24

Trưởng hoặc phó khoa lâm sàng: 01 người

ĐD trưởng khoa lâm sàng: 01 người

DDV dai diện cho ĐDV của khoa: 01 người

2.5 Phương pháp thu thập số liệu

2.5.1 Thu thập số liệu định lượng

*Số liệu thứ cấp: các báo cáo về nhân lực 6 tháng đầu năm tại phòng Tổ chức cán bộ, các báo cáo về kết quả hoạt động của bệnh viện năm 2010 Nguồn số liệu này do nghiên cứu viên trực tiếp thu thập

*Thu thập thông tin về thực trạng hoạt động CSNB của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện (Phát vấn 266 người bệnh đang nằm điều trị tại các khoa lâm sàng vào tuần cuối tháng 6 năm 2011, mỗi khoa lẫy trong 1 ngày)

Thông tin thu thập được bằng phiếu tự điền Bộ câu hỏi được thiết kế sẵn dựa trên mục tiêu nghiên cứu để khảo sát ý kiến người bệnh về công tác chăm sóc người

bệnh của điều đưỡng tại khoa mà người bệnh đang được điều trị Phiếu tự điền gồm

2 phần: Phần I: Thông tin chung của người bệnh

Phần II: Các nội dung chăm sóc:

A Chăm sóc người bệnh:

- Tiếp đón người bệnh

- Chăm sóc dinh dưỡng, hỗ trợ NB ăn uống

- Chăm sóc, hỗ trợ NB vệ sinh hàng ngày

- Chăm sóc, hỗ trợ về tâm ly, tinh than cho NB

- Theo dõi, đánh giá NB

B Hỗ trợ điều trị và phối hợp với bác sĩ

C Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho NB.

Trang 25

Các đối tượng nghiên cứu (mỗi buồng bệnh khoảng 5-7 người bệnh đang điều trị tại khoa, đủ tiêu chuẩn nghiên cứu) sẽ được tập trung lại, điều tra viên

(ĐTV) thông báo mục đích của nghiên cứu, phát phiếu nghiên cứu và giải thích rõ các thắc mắc của người tham gia nghiên cứu và nhắc nhở người tham gia không trao đổi thông tin và không trao đổi trong quá trình điền phiếu

- _ Đối tượng nghiên cứu điền phiếu dưới sự hướng dẫn của ĐTV

- _ Sau khi điền xong nộp cho ĐTV kiểm tra lại, nếu có thiếu sót thông tin thi

yêu cầu đối tượng nghiên cứu bổ sung kịp thời Người tham gia nghiên cứu không ghi hoặc ký tên vào phiếu phỏng vấn

ĐTV là 3 học viên lớp cao học quản lý bệnh viện 2 đã được học về phương pháp nghiên cứu khoa học và được tập huấn thống nhất cách điều tra

2.5.2.Thu thập số liệu định tính

Từ phía nhân viên y tế về thực trạng công tác CSNB của điều dưỡng, các yếu

tố ảnh hưởng đến công tác chăm sóc của điều đưỡng

Sử dụng hướng dẫn phỏng vấn sâu để phỏng vấn trưởng hoặc phó khoa lâm sàng, ĐDT và ĐDV đại diện chơ các khoa được chon về thực trạng công tác CSNB của điều dưỡng, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chăm sóc của điều dưỡng

Nội dung phỏng vấn theo khung phỏng vấn sâu được thiết kế sẵn, được ghi chép và ghi âm sau đó tóm tắt bằng văn bản

Thời gian cho mỗi cuộc phỏng vấn sâu từ 30 - 45 phút

Nguồn số liệu này do học viên trực tiếp phỏng vấn và gỡ băng, có biên bản phỏng vấn kèm theo

2.6 Phân tích số liệu

2.6.1 Số liệu định lượng

- Số liệu được làm sạch trước khi đưa vào phân tích

- Nhập số liệu bằng phần mềm Epi Data 3.1 Số liệu được nhập 2 lần bằng 2 người nhập khác nhau nhằm tránh sai số trong quá trình nhập số liệu

- Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0

+ Phân mô tả: Thê hiện tân sô của các biên trong nghiên cứu

Trang 26

+ Phần phân tích: Kiểm định 7, ty suất chênh (OR) và khoảng tin cậy 95%

(95% CŨ) được sử dụng để tìm mối liên quan giữa các yếu tố về xã hội, nhân khẩu và nghề nghiệp, nơi cư trú, cách thức điều trị để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nhận xét của người bệnh về công tác chăm sóc của điều đưỡng

2.6.2 Số liệu định tính

- Băng ghi âm được gỡ và ghi chép bằng bản Word một cách trung thực

- Trích dẫn thông tin theo chủ đề tương ứng

2.7 Các chỉ số, biến số nghiên cứu

2.7.1 Phương pháp xác định các biến số nghiên cứu

* Biến số về công tác CSNB của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng được xây dựng dựa trên:

Thông tư 07/2011-BYT (V⁄ hướng dẫn công tác CSNB trong bệnh viện) qui định 12 nhiệm vụ của ĐD chăm sóc được nhóm thành 3 lĩnh vực chính theo mẫu báo cáo đánh giá mức độ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện (Theo công van sé 835/KCB-PD Viv Mẫu báo

cáo thường kỳ về công tac DD - HS) °

Tham khảo bộ câu hỏi phỏng vấn người bệnh phẫu thuật ngoại khoa ra viện tại BV Banpong, tỉnh Ratchabury, Thái Lan của tác giả Nguyễn Bích Lưu về đánh

giá các hoạt động CSNB của điều dưỡng; có chỉnh lý cho phù hợp với hoạt động CSNB tại BV YHCT TW, Việt Nam

Trang 27

2.7.2 Biến số nghiên cứu

1.| Tuổi Là tuổi tinh theo năm dương lịch[ Liêntục | Phat van

(hiệu số của 2011 trừ đi năm sinh)

3.| Trình độ văn | Là cấp học cao nhất mà đối tượng | Thứ bậc Phát vân

4.|Nghê nghiệp | Nghề mà đôi tượng nghiên cứu| Phânloại | Phát vân

đang làm

5 | Nơi cư trú Là nơi ở của đôi tượng Danh mục | Phát vẫn

6 | Số lần nằm viện | Là số đợt điều trị nằm tại bệnh viện | Rờirạc | Phat van

7.| Cách thức | Là hình thức điêu trị nội khoa, | Phânloại | Phát van

điều trị ngoại khoa

10.|Hướng dẫn, | Là sự tư vân, giải thích cho người | Phân loại Phát vân

giải thích chế | bệnh về ăn uống phù hợp với tình

độ ăn uống trạng sức khỏe và bệnh tật

11.| Chăm sóc vệ | Là sự tư vân, giúp đỡ người bệnh| Phân loại | Phát vân sinh cá nhân | trong những hoạt động vệ sinh cá nhân

12.| Chăm sóc vê | Là sự tư vân, động viên người| Phânloại | Phát vân

Trang 28

16.|Hướng dẫn | Là sự hướng dẫn của ĐD cho NB| Phânloại | Phat van

tập luyện, | các phương pháp luyện tập, phục

Đủ nhân lực | Là sô nhân lực được đáp ứng đủ | Phân loại Sô liệu

theo quy định tại Thông tư số thứ cấp,

08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày Phỏng

5/6/2007 về việc "Hướng dẫn định vấn sâu

mức biên chế sự nghiệp trong các

cơ sở y tễ nhà nước"

17 | Trình độ | Là bằng cấp chuyên môn cao nhất | Phân loại | Số liệu

chuyên môn | được căn cứ đê xếp ngạch lương thứ cấp

18 | Quan tâm, | Là sự gần gũi, tạo điêu kiện và | Phân loại Phỏng

động viên | động viên khen thưởng kịp thời vấn sâu khuyến khích | khi nhân viên có thành tích

của lãnh đạo

19 | Chức năng | Là sự chủ động của DD trong | Phân loại Phỏng

bản của NB

20.| Chức năng | Là sự tuân thủ y lệnh của bác sĩ Phân loại Phỏng phụ thuộc vấn sâu

Trang 29

2.8 Tiêu chuẩn đánh giá công tác CSNB của điều dưỡng

Cách tính điểm chỉ áp dụng trong nghiên cứu này, cụ thể như sau:

Mỗi biến có 3 mức độ đánh giá:

Không thực hiện/giải thích: 1 điểm

Lúc có, lúc không: 2 điểm

Đầy đủ/ Hàng ngày: 3 điểm

Việc đánh giá các nội dung chăm sóc dựa vào giá trị trung bình (Mean) ga tổng số điểm các nội dung chăm sóc: Với nội dung chăm sóc, hỗ trợ người bệnh vệ

sinh hàng ngày không tính điểm do cấu trúc bộ câu hỏi có nhiều câu hỏi mở nên

không tính được điểm theo cách lính trên; với nội dung chăm sóc dinh dưỡng, hỗ trợ người bệnh ăn uống chỉ tính điểm được 3 câu, một số câu hỏi mà chỉ có một số người bệnh nặng tham gia trả lời cũng không tính điểm, cụ thể như sau :

II Chăm sóc dinh dưỡng, hồ trợ ăn uông 3 7,18 S72 >7,2

Ill Chăm sóc, hỗ trợ tâm lý, tỉnh thân 5 13,01 | <13 213

IV.Theo dõi, đánh giá người bệnh 3 835 |<8,35 | >8,35

B Hỗ trợ điều trị và phối hợp với bác sĩ 11 30,01 | <30 230

C Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe 8 18,27 | < 18,3 | 218,3

2.9 Đạo đức trong nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên

cứu trước khi tiến hành phát vấn và chỉ tiến hành khi có sự chấp nhận hợp tác tham

gia của đối tượng nghiên cứu

Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được giữ kín Các số liệu,

thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác

Nội dung nghiên cứu phù hợp, được Ban giám đốc bệnh viện quan tâm và ủng hộ

Trang 30

Nghiên cứu đã được Hội đồng Đạo đức của Trường Đại học Y tế Công cộng

thông qua trước khi tiến hành thu thập số liệu

Kết quả nghiên cứu được phản hồi và báo cáo cho Ban giám đốc Kết quả

nghiên cứu có thể làm cơ sở cho các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động điều dưỡng CSNB tại các khoa lâm sàng trong Bệnh viện

2.10 Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục

2.10.1 Hạn chế:

Do nguồn lực về thời gian và nhân lực hạn chế nên nghiên cứu không thể tiến hành đánh giá tất cả các mặt của công tác của ĐD, nghiên cứu chỉ đánh giá

công tác của điều dưỡng chăm sóc qua nhận xét của NB nên kết quả không đại diện

được cho toàn bộ công tác DD trong BV

Việc thu thập thông tin chủ yếu qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn và tương

đối dài nên có thể gặp sai số do phương pháp thu thập số liệu là phương pháp phát

vấn và do thái độ hợp tác của người bệnh tham gia nghiên cứu: Người bệnh có thể

không nói hết những sai sót của điều dưỡng do e ngại còn đang điều trị

Bộ công cụ xây dựng dựa trên thông tư 07/2011-BYT hướng dẫn công tác điều dưỡng trong BV bao gồm các hoạt động của cả bệnh viện nên không sử dụng

được hết tất cả các điều trong thông tư

Đối với nghiên cứu định tính còn chưa khai thác hết được toàn bộ các yếu tố

ảnh hưởng đến công tác CSNB trong bệnh viện

2.10.2 Biện pháp khắc phục

Các phiếu điều tra sau khi xây dựng đã được thử nghiệm 3 lần đề điều chỉnh hoặc

loại bỏ những câu hỏi không rõ xi làm cho người được phỏng vấn hiểu khác nhau

Tập huấn điều tra viên cẩn thận và giám sát tốt ĐTV khi tiến hành thu thập

số liệu tại các khoa

Hướng dẫn cẩn thận và đầy đủ về cách điền phiếu khảo sát cho đối tượng nghiên cứu, giải thích cho họ hiểu về mục đích sử dụng thông tin và ý nghĩa của

nghiên cứu, động viên sự tự nguyện tham gia

Trang 31

Sử dụng thông tin nghiên cứu định tính phỏng vấn sâu cán bộ y tế để bổ

xung cho ý kiến người bệnh

St dung DTV là học viên của trường Đại học Y tế Công cộng đi cùng để

người bệnh không lo ngại thông tin rò ri, không để cán bộ nhân viên bệnh viện tham gia để người bệnh khách quan

Các phiếu điều tra được nhóm nghiên cứu kiểm tra ngay sau khi hoàn thành

phỏng vấn và thu nhận phiếu, với những phiếu thông tin thu thập chưa đầy đủ hoặc

không hợp lý phải được yêu cầu đối tượng nghiên cứu bổ sung ngay trước khi nộp lại cho nghiên cứu viên

Trang 32

Chương 3

KET QUA NGHIEN CỨU

3.1 Thông tin chung

Nghiên cứu được thực hiện trên 266 người bệnh có thông tin về tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nơi ở, số lần điều trị và cách thức điều trị, được trình

bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Thông tin chung Tân số(n) | Tỷ lệ (%)

Trang 33

Tổng số 266 100

Kết quả ở bảng 3.1 cho thây đôi tượng nghiên cứu bao gồm 104 nam và 162

nữ, có độ tuổi trung bình là 54 tuổi, trong đó nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất từ 60 tuổi trở lên với tỷ lệ là 42,1%, nhóm từ 40 — 59 tuổi chiếm 35,7% và nhóm từ 40

tuổi trở xuống chiếm 22,2% Về trình độ văn hóa, nhóm có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất là 51,1%, nhóm trung học phổ thông chiếm 25,6% Về nghề

nghiệp, phần lớn các đối tượng được hỏi là cán bộ nhà nước với tỷ lệ 48,5% Người

Trang 34

bệnh đến từ các tỉnh ngoài thành phố Hà Nội chiếm tỉ lệ 50%, bệnh nhân ở nội

thành chiếm 31,6% và ngoại thành là 18,4%

Về số lần nằm viện, đại đa số các đối tượng mới nằm viện một lần chiếm tới

78,9 Người bệnh điều trị nội khoa chiếm đại đa số đến 85,3%, còn lại 14,7% là

người bệnh điều trị ngoại khoa

3.2 Thực trạng công tác CSNB của điều dưỡng các khoa lâm sàng theo kết quả điều tra ý kiến góp ý của người bệnh

3.2.1 Tiếp đón người bệnh

Công tác tiếp đón người bệnh đóng vai trò quan trọng trong công tác khám

chữa bệnh, nghiên cứu có kết quả ở bảng 3.2

Bảng 3.2: Công tác tiếp đón người bệnh (NB)

Nội dung Tân số (n) | Tỷ lệ (%) |

1 Tiếp đón chu đáo khi người bệnh vào viện

Trang 35

Bảng 3.2 cho thấy có đến 89,1% người bệnh được tiếp đón chu đáo khi vào

viện; 84,2% người bệnh được hướng dẫn đầy đủ về thủ tục hành chính và nội quy

của bệnh viện; 71,8% người bệnh được các điều dưỡng viên hướng dẫn về quyền

lợi và nghĩa vụ, nội quy, quy định khi nằm viện Việc này không của chỉ riêng ĐD

mà còn là công việc của cả khoa: “Công tác đón tiếp NB ở khoa thì BS trưởng khoa đến nhân viên đều quán triệt tỉnh thần không gây phiền hà cho NB Người bệnh vào khoa được đón tiếp ngay, có hướng dẫn NB đọc nội qui, phân giường, được hộ ly

dua dén giường bệnh ngay” (ĐDT khoa LS ), tuy nhiên cũng có ý kiến nhận xét:

“DD tiép dén NB khoa học: niềm nở, không có vấn đề gì nhưng thật chỉ tiết, niềm

nhở như tư nhân thì chưa được tốt lắm ” (BsTK)

Đánh giá chung về công tác tiếp đón người bệnh của cán bộ điều dưỡng bệnh

viện Y học cổ truyền trung ương đã được thực hiện tốt với tỷ lệ đạt là 78,9% và

chưa đạt là 21,1%

3.2.2 Công tác chăm sóc dinh dưỡng, hỗ trợ người bệnh ăn uống

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh, dinh đưỡng hợp lý theo bệnh góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, kết quả nghiên cứu về chăm sóc đỉnh dưỡng của điều dưỡng có kết quả ở bảng 3.3

Bảng 3.3 Công tác chăm sóc dinh dưỡng, hỗ trợ NB ăn uống

2 Giải thích, hướng dẫn nên và không nên ăn loại thực phẩm nào đó

Giải thích khi người bệnh hỏi 116 43,6

Hàng ngày 106 39,8

Tổng 266 100

Trang 36

4 Giúp người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống

Lúc có, lúc không ( >1 lân/tuân) 23 22,8 Hàng ngày 58 57,4 + Tong 101 100

5 Trực tiếp cho người bệnh ăn qua ống sonde (ống thông)

Hàng ngày 39 76,5

Tổng 51 100

Bang 3.3 trình bày về công tác chăm sóc dinh dưỡng và hỗ trợ người bệnh

ăn uống, có đến 24,8% người bệnh không được giải thích, hướng dẫn chế độ ăn theo

bệnh tật, chỉ có hơn một nửa người bệnh là được hướng dẫn, giải thích hàng ngày

(chiếm 55,3%) Chỉ có 43,6% người bệnh được hướng dẫn, giải thích nên hoặc

không nên ăn loại thực phẩm nào đó khi hỏi điều dưỡng “Người fa hỏi thì mình

nói không hỏi thì cũng thôi” (Điều dưỡng viên khoa lâm sàng - ĐDV khoa LS)

Những hướng dẫn của cán bộ điều dưỡng về chế độ ăn uống tương đối rõ ràng, dễ

hiểu Thể hiện là có tới 76,7% người bệnh có thể hiểu rõ ràng những hướng dẫn của điều dưỡng viên, tuy nhiên vẫn còn 10,9% người bệnh cảm thấy khó hiểu và 12,4%

người bệnh không hiểu

Trong số 101 người bệnh gặp khó khăn trong việc thực hiện ăn uống thì có 57,4 % người bệnh được cán bộ điều đưỡng giúp đỡ Trong số những người bệnh nặng, không tự ăn được, có chỉ định ăn qua sonde, có 76,5% người bệnh có thấy

điều dưỡng viên trực tiếp cho người bệnh ăn qua sonde hàng ngày “Công tác chăm

Trang 37

sóc dinh dưỡng, hỗ trợ NB ăn uống: hơi yếu, do khoa it BN nang, cé BN dn qua

sonde chủ yếu do người nhà cho ăn Người nhà đã rất thạo, chỉ khi có vướng mắc

thì ĐD sẽ hướng dẫn, đặt sonde lại Việc này ĐD chưa có ý thức tự nguyện, còn phó

Biéu đô 3.1 Người cho người bệnh ăn qua sonde

Biểu đồ 3.1 cho thấy, khi người bệnh nặng và phải cho ăn qua ống sonde thì

người trực tiếp cho bệnh nhân ăn đa số là người nhà chăm sóc chiếm tỷ lệ cao nhất

là 55,6%, sau đó là các điều dưỡng viên với tỷ lệ là 25,4%, “ĐD rận tay đưa thức ăn

vào dạ dày của NB: ĐD ta mới làm được khoảng 20% ,còn lại là hỗ trợ của gia

đình NB có sự giám sat cia DD” (BsTK.LS)

= Dat

= Khong dat

Biểu đô 3.2 ĐDV hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh

Trang 38

Biểu đồ 3.2 cho thấy người bệnh đánh giá chung công tác hỗ trợ, chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng viên bệnh viện Y học cỗ truyền trung ương được thực

hiện đạt chiếm 55,6%, tỷ lệ không đạt là: 44,4%

3.2.3 Chăm sóc hỗ trợ người bệnh vệ sinh hàng ngày

Công tác vệ sinh cho người bệnh có tác dụng phòng nhiễm trùng bệnh viện,

góp phần nâng cao sức khỏe Kết quả về chăm sóc vệ sinh người bệnh có kết quả

Biếu đồ 3.3 Người giúp người bệnh thực hiện hoạt động cá nhân hàng ngày

Biểu đồ 3.3 cho thấy, đa số người bệnh tự thực hiện các hoạt động cá nhân

hàng ngày, chiếm tỉ lệ 59,8 Khi phỏng vấn bác sĩ trưởng khoa lâm sàng cho thấy:

“Công tác chăm sóc, hỗ trợ NB vệ sinh hàng ngày: công tác này vẫn yếu Vệ sinh

do người nhà làm là chính, ĐD chỉ tư vấn, hướng dẫn chứ không trực tiếp làm Chỉ

khi hướng dẫn chuyên môn như vệ sinh răng miệng thì hướng dẫn người nhà làm và

người nhà làm tốt”

Trang 39

B 33.3%

@ Khéng giúp Lúc có, lúc không Hàng ngày

Biểu đô 3.4 ĐDV giúp NB vệ sinh răng miệng, thân thể

Kết quả ở biểu đồ 3.4 cho thấy, trong số 72 người bệnh trả lời: có 43,1% đánh

giá là được điều dưỡng viên giúp vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể hàng ngày,

23.6% người bệnh đánh giá là được giúp đỡ không thường xuyên, tuy nhiên vẫn còn 33,3% người bệnh trả lời là không được giúp đỡ về vệ sinh thân thể, răng miệng

(NB chăm sóc cấp I) là do người nhà chăm sóc người bệnh làm, chiếm tỉ lệ 86,3%;

hộ lý giúp vệ sinh cá nhân cho người bệnh chỉ chiếm 7,8% “Hâu hết BN hôn mê

cân có sự giúp đỡ của người nhà Gội đầu 1 tuân/lần cho NB chăm sóc cấp I Đối

với NB tự làm được, cho hộ lý hướng dẫn cách gội dau cho người nhà tuân 2 lan

NB chăm sóc cấp II: 1-2 lan/tuan”(DDT khoa LS)

3.2.4 Chăm sóc hỗ trợ về tâm |ý, tinh than cho người bệnh

Bảng 3.4 Công tác chăm sóc, hỗ trợ về tâm lý, tỉnh thân cho người bệnh

Trang 40

Nội dung Tần số (n) | Tỷ lệ (%)

1 Giải thích rõ về tình trạng bệnh khi NB nằm viện hoặc chuyến viện

Không giải thích 61 22,9 Lúc có, lúc không ( >1 lần/tuân) 35 13,2

Tổng rs 266 100

Bang 3.4 trình bày vê công tác hỗ trợ, chăm sóc vê tâm ly, tinh than cho

người bệnh, chỉ có 63,9% người bệnh được điều đưỡng viên giải thích rõ về tình

trạng bệnh hàng ngày, có tới 22,9% người bệnh không được giải thích Chỉ có hơn

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w