1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nghiên cứu bào chế dung dịch thuốc tiêm salbutamol 0,5 mg ml

51 1,4K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Ảnh hưởng của pH đến độ ổn định thuốc tiêm Salbutamol n=3, theo dõi ở điều kiện lão hóa cấp tốc 16 Bảng 3.3.. Ảnh hưởng của chất chống oxy hóa đến độ ổn định thuốc tiêm Salbutamol n=3, t

Trang 2

LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ DƯỢC PHẨM VÀ BÀO

CHẾ THUỐC

MÃ SỐ: 62.72.04.02

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Mai Anh

HÀ NỘI - 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo

TS Nguyễn Thị Mai Anh

Người đã hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp dược sỹ chuyên khoa cấp I

Tôi vô cùng cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ các phòng ban của trường đại học Dược Hà Nội đã dạy bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học

Tôi trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Công ty cổ phần Dược – Vật

tư y tế Thanh Hóa và các bạn đồng nghiệp phòng Nghiên cứu phát triển đã hết lòng giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này

Tôi chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập

Do điều kiện và thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót Rất mong nhận được những góp ý của các thầy cô

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

DS Võ Như Ngọc

Trang 4

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN 2

1.1 Đại cương về Salbutamol 2

1.1.1 Công thức 2

1.1.2 Phương pháp định lượng ghi trong dược điển 2

1.1.3 Đặc tính dược lực học của salbutamol 2

1.1.4 Đặc tính dược động học của salbutamol 3

1.1.5 Dạng thuốc, chỉ định và liều dùng 3

1.1.6 Một số kết quả nghiên cứu độ ổn định của Salbutamol trong dung dịch 3

1.1.7 Một số dạng bào chế chứa salbutamol 4

1.2 Thành phần thuốc tiêm 4

1.2.1 Dược chất 4

1.2.2 Dung môi hay chất dẫn 5

1.2.3 Các thành phần khác 5

1.2.4 Bao bì đóng thuốc tiêm 7

1.3 Độ ổn định của thuốc tiêm và quá trình oxy hóa 7

1.3.1 Độ ổn định thuốc tiêm 7

1.3.2 Quá trình oxy hóa và biện pháp khắc phục 7

Chương 2 NGUYÊN VẬT LIỆU, TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

2.1 NGUYÊN LIỆU 11

2.2 PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ CHÍNH SỬ DỤNG CHO NGHIÊN CỨU 11

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 12

2.3.1 Nghiên cứu xây dựng công thức bào chế thuốc tiêm salbutamol 12

2.3.2 Nghiên cứu xây dựng qui trình bào chế thuốc tiêm salbutamol 12

2.3.3 Bước đầu theo dõi, đánh giá độ ổn định của thuốc 12

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

2.4.1 Phương pháp xây dựng công thức bào chế thuốc tiêm salbutamol 12

Trang 5

2.4.2 Phương pháp xây dựng qui trình bào chế thuốc tiêm salbutamol 13

2.4.3 Phương pháp đánh giá độ ổn định 13

2.4.4 Phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng thuốc tiêm salbutamol 13

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15

3.1 Xây dựng công thức bào chế thuốc tiêm Salbutamol 15

3.2 Xây dựng qui trình bào chế thuốc tiêm salbutamol 23

3.3 Nghiên cứu độ ổn định thuốc tiêm salbutamol 30

Chương 4 BÀN LUẬN 33

4.1 Xây dựng công thức bào chế thuốc tiêm salbutamol 33

4.2 Xây dựng qui trình bào chế thuốc tiêm salbutamol 34

4.3 Nghiên cứu độ ổn định thuốc tiêm salbutamol 35

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Nồng độ thường dùng của một số chất chống oxy hoá trong

Bảng 2.1 Nguyên liệu sử dụng trong quá trình thực nghiệm 11

Bảng 2.2 Thiết bị chính sử dụng cho nghiên cứu 11 Bảng 3.1 Ảnh hưởng của pH đến độ ổn định thuốc tiêm Salbutamol

Bảng 3.2 Ảnh hưởng của pH đến độ ổn định thuốc tiêm Salbutamol

(n=3, theo dõi ở điều kiện lão hóa cấp tốc) 16 Bảng 3.3 Thành phần thuốc tiêm salbutamol với các hệ đệm khảo sát 16 Bảng 3.4 Ảnh hưởng của hệ đệm đến độ ổn định thuốc tiêm

salbutamol (n=3, theo dõi ở điều kiện thực) 17 Bảng 3.5 Ảnh hưởng của hệ đệm đến độ ổn định thuốc tiêm

salbutamol (n=3, theo dõi ở điều kiện khắc nghiệt) 18 Bảng 3.6 Thành phần thuốc tiêm salbutamol với các chất

Bảng 3.7 Ảnh hưởng của chất chống oxy hóa đến độ ổn định thuốc

tiêm Salbutamol (n=3, theo dõi ở điều kiện thực) 19 Bảng 3.8 Ảnh hưởng của chất chống oxy hóa đến độ ổn định thuốc

tiêm Salbutamol (n=3, theo dõi ở điều kiện khắc nghiệt) 20 Bảng 3.9 Ảnh hưởng của bao bì đến độ ổn định thuốc tiêm

Bảng 3.10 Ảnh hưởng của trình tự hòa tan đến độ ổn định thuốc tiêm

Bảng 3.11 Ảnh hưởng của điều kiện đóng ống đến độ ổn định thuốc

tiêm salbutamol (n = 3, theo dõi ở điều kiện thực) 25

Trang 7

Bảng 3.12 Ảnh hưởng của điều kiện đóng ống đến độ ổn định thuốc

tiêm salbutamol (n=3, theo dõi ở điều kiện lão hóa cấp tốc) 25 Bảng 3.13 Ảnh hưởng của phương pháp tiệt khuẩn đến độ ổn định

thuốc tiêm salbutamol (n=3, theo dõi ở điều kiện thực) 26 Bảng 3.14 Ảnh hưởng của phương pháp tiệt khuẩn đến độ ổn định

thuốc tiêm salbutamol (n=3, theo dõi ở điều kiện lão hóa cấp tốc) 27 Bảng 3.15 Độ ổn định thuốc tiêm salbutamol tại thời điểm ban đầu 30 Bảng 3.16 Độ ổn định thuốc tiêm salbutamol

Bảng 3.17 Độ ổn định thuốc tiêm salbutamol

(n=3, theo dõi ở điều kiện lão hóa cấp tốc) 31

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của bao bì đến hàm lượng

Hình 3.2 Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của điều kiện đóng ống đến

hàm lượng salbutamol ở điều kiện lão hóa cấp tốc 26 Hình 3.3 Đồ thị biểu diễn sự thay đổi hàm lượng của dung dịch

salbutamol do ảnh hưởng của phương pháp tiệt khuẩn ở điều kiện lão

hóa cấp tốc

28

Hình 3.4: Sơ đồ tóm tắt các giai đoạn bào chế thuốc tiêm salbutamol 29

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hen phế quản là bệnh lý hô hấp rất phổ biến, đặc biệt trong thời tiết giao mùa, tỉ lệ phát các cơn hen cấp lại càng tăng Hiện nay đã có khá nhiều thuốc được dùng điều trị cắt cơn hen cấp và thuốc kiểm soát dự phòng cơn hen Trong

đó, thuốc hay dùng và hiệu quả nhất trong điều trị cắt cơn hen là các thuốc nhóm kích thích β2 adrenergic (còn gọi là thuốc chủ vận 2) Salbutamol là 1 hoạt chất thuộc nhóm thuốc này, có tác dụng ngay sau khi dùng và thời gian tác dụng kéo dài từ 4 - 6 giờ [5], [11]

Salbutamol được dùng trong thăm dò chức năng hô hấp, điều trị cơn hen, ngăn cơn co thắt phế quản do gắng sức, điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được, điều trị cơn hen nặng, cơn hen ác tính, và điều trị viêm phế quản mạn tính, giãn phế nang [5], [11], [26]

Salbutamol có khá nhiều dạng bào chế: viên nén, viên nang, siro uống, phun mù, thuốc tiêm [5] Trước nhu cầu sử dụng lớn các sản phẩm chứa salbutamol nói chung và thuốc tiêm salbutamol nói riêng, đồng thời để mở rộng danh mục các sản phẩm thuốc tiêm của công ty, chúng tôi đã lựa chọn đề tài:

“Nghiên cứu bào chế dung dịch thuốc tiêm Salbutamol (0,5 mg/ml)” với 2 mục

Trang 10

Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Đại cương về Salbutamol

1.1.1 Công thức

- Cấu trúc hóa học:

- Công thức phân tử: C13H21NO3

- Khối lượng phân tử: 239,3 g/mol

- Tên khoa học: (1RS) - 2 - [(1,1-Dimethylethyl)amino] - 1 -

[4-hydroxy-3-(hydroxymethyl) phenyl] ethanol

- Tính chất: Dạng bột màu trắng hoặc gần như trắng Tan tốt trong nước, không

tan hoặc tan rất ít trong ethanol 96% và methylene chloride

Hiện nay ngoài Salbutamol base, trên thực tế còn hay sử dụng dạng muối Salbutamol sulfat có công thức phân tử (C13H21NO3)2 H2SO4, khối lượng phân tử 576,7 g/mol [9], [21]

1.1.2 Phương pháp định lượng ghi trong dược điển

Theo dược điển Anh BP 2013, salbutamol được định lượng bằng phương pháp chuẩn độ Cụ thể phương pháp như sau:

Hòa tan 0,200 gam salbutamol trong 30 ml acid acetic anhydrous Chuẩn độ bằng aicd percloric 0,1M

1 ml acid percloric 0,1M tương đương với 23,93 mg C13H21NO3

1.1.3 Đặc tính dược lực học của salbutamol

Salbutamol có tác dụng chọn lọc kích thích các thụ thể beta2 (có ở cơ trơn phế quản, cơ trơn tử cung, cơ trơn mạch máu) và ít tác dụng tới thụ thể beta1 trên cơ tim nên có tác dụng làm giãn phế quản, giảm cơn co tử cung và ít tác dụng lên tim.[5], [26]

Trang 11

1.1.4 Đặc tính dược động học của salbutamol

Dược động học của thuốc phụ thuộc vào cách dùng [5], [26]

- Nếu tiêm, truyền tĩnh mạch: nồng độ thuốc trong máu đạt ngay mức tối đa, rồi

sau đó giảm dần theo dạng hàm số mũ Gần 3/4 lượng thuốc được thải qua thận, phần lớn dưới dạng không thay đổi

- Nếu tiêm dưới da: nồng độ tối đa của thuốc trong huyết thanh xuất hiện sớm hơn

so với dùng theo đường uống Sinh khả dụng là 100%, thời gian bán thải của thuốc

là 5 - 6 giờ Khoảng 25 - 35 % lượng thuốc đưa vào được chuyển hóa dưới dạng không hoạt tính Thuốc được đào thải chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng hoạt tính

và các dạng không hoạt tính

1.1.5 Dạng thuốc, chỉ định và liều dùng

Dùng trong thăm dò chức năng hô hấp[5], [26]

- Ðiều trị cơn hen, ngăn cơn co thắt phế quản do gắng sức

- Ðiều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được

- Ðiều trị cơn hen nặng, cơn hen ác tính

- Viêm phế quản mạn tính, giãn phế nang

- Pha 2,5 mg/200 ml Glucose 5% tiêm truyền IV chậm khi cấp cứu

- Tiêm IM hay IV 0,5 mg/lần x 4 lần/ngày khi duy trì

1.1.6 Một số kết quả nghiên cứu độ ổn định của Salbutamol trong dung dịch

- Các nghiên về sự phân hủy của Salbutamol trong dung dịch dextrose ở pH 2,4

và trong dung dịch đệm phosphat ở pH 6,9 – 8,3 ở 40 – 70oC cho thấy: Độ ổn định của Salbutamol tăng với sự giảm pH và nhiệt độ [30]

Trang 12

- Dung dịch salbutamol ở nồng độ cao (2%) bị phân hủy nhanh hơn dung dịch salbutamol có nồng độ thấp (0,02%) theo kết quả nghiên cứu của Hakes L.B., và cộng sự [13]

- Nghiên cứu của Hakes L.B., và cộng sự (1980) và của Roberts (1982) cho thấy trong dung dịch dextrose 5% và natri clorid 0.9%, salbutamol ổn định tới 24 giờ

ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau (2- 40C, 200C, 300C và 450C) [12], [13],

- Nghiên cứu ảnh hưởng của 2 chất chống oxy hóa thiourea và natri metabisulfit đến độ ổn định của salbutamol trong nước (pH 4,5 -7) ở 600C và dạng khí dung (pH 3,5) ở 25 – 650C nhận thấy thioure có tác dụng chống oxy hóa tốt hơn natri metabisulfit

- Nghiên cứu độ ổn định của dung dịch salbutamol sulfat được đóng trong ống thủy tinh tránh ánh sáng, với sự có mặt của không khí, dung dịch bị biến màu vàng nhạt rồi chuyển sang màu nâu đỏ Sự biến màu càng rõ trong dung dịch kiềm Bảo quản dài ngày trong điều kiện lão hóa cấp tốc thấy xuất hiện tủa.[14], [18], [26]

1.1.7 Một số dạng bào chế chứa salbutamol

Dạng bào chế của Salbutamol khá đa dạng, gồm: [5], [26]

- Bình xịt khí dung 100 microgam/liều xịt, bình 200 liều

- Nang bột để hít 200 microgam (tác dụng tương đương với 100 microgam khí dung)

- Dung dịch phun sương 0,5%, lọ 10 ml; dung dịch phun sương (đơn liều) 2,5 mg

và 5 mg/2,5 ml

- Viên nén hoặc viên nang hàm lượng 2 mg, 4 mg

- Siro 60 mg/150 ml, kèm thìa đong chuẩn 5 ml (tương đương 2 mg salbutamol)

- Ống tiêm 0,5 mg/1 ml: Biệt dược Ventolin, vinsalmol

1.2 Thành phần thuốc tiêm

1.2.1 Dược chất

Dược chất là thành phần quyết định tác dụng điều trị hay phòng bệnh trong một công thức thuốc Dược chất dùng để pha thuốc tiêm phải đạt độ tinh khiết về vật

Trang 13

lý, hoá học và sinh học cao hơn so với khi dùng trong các dạng thuốc khác [1], [2]

1.2.2 Dung môi hay chất dẫn

Dung môi hay chất dẫn thường dùng trong các công thức thuốc tiêm là nước, dầu thực vật hay các dung môi đồng tan với nước như glycerin, ethanol, propylen glycol trong đó nước là một dung môi lý tưởng để pha chế phần lớn các thuốc tiêm có chứa các dược chất khác nhau Để pha thuốc tiêm có dược chất dễ bị oxy hoá nên dùng nước cất pha tiêm không có oxy hoà tan [1], [2]

1.2.3 Các thành phần khác

Để đảm bảo chế phẩm thuốc tiêm được an toàn, ổn định, có sinh khả dụng cao người ta thường thêm vào công thức thuốc tiêm các tá dược khác bao gồm: [2], [20], [22]

1.2.3.1 Chất chống oxy hoá

Chất chống oxy hóa được dùng để bảo vệ dược chất và các thành phần trong chế phẩm khỏi quá trình oxy hóa – khử Dựa vào cơ chế tác dụng, chất chống oxy hóa cho thuốc tiêm được chia thành ba nhóm chính:

- Các chất sinh SO2: các muối natri sulfit, natri bisulfit, natri metabisulfit là các chất chống oxy hóa hay được sử dụng nhất hiện nay Các chất này có tác dụng sinh SO2 để tác dụng với oxy hòa tan trong dung dịch, nhờ đó loại bỏ được tác nhân oxy hóa Tuy nhiên hạn chế của các chất này là sinh SO2, phản ứng với một

số cation trong thuốc tiêm

- Các chất khử: các chất này có thế oxy hóa – khử thấp hơn thế oxy hóa – khử của dược chất và bị oxy hóa trước Các chất khử hay được dùng trong thuốc tiêm như acid ascorbic, cysteine, thioure, natri formaldehyd sulfoxylat (rogalit)

- Các chất tạo phức chelat: các ion kim loại đa hóa trị như Fe3+, Cu2+…có mặt trong dung dịch dù ở dạng vết cũng có tác dụng xúc tác cho phản ứng oxy hóa khử Những dẫn chất và muối của acid ethylendiamin tetra acetic (EDTA), thường sử dụng nhất là muối dinatri edetat có vai trò khóa các ion kim loại nặng nhờ việc tạo phức chelat, làm mất vai trò xúc tác của các ion kim loại này Trong

Trang 14

thực tế, khi dùng kết hợp chất chống oxy hóa natri metabisulfit với dinatri edetat

có tác dụng tốt hơn so với dùng riêng sẽ từng chất

1.2.3.2 Chất đẳng trương

Một dung dịch đẳng trương với máu là dung dịch có áp suất thẩm thấu là 7,4 atm,

có độ hạ băng điểm là -0,520 và không làm thay đổi thể tích hồng cầu trong nghiệm pháp Hematocrit Các dung dịch đẳng trương khi tiếp xúc với các tế bào của mô trong cơ thể không làm thay đổi thể tích tế bào và không gây cảm giác đau hay khó chịu khi tiêm Khi tiêm một thuốc không đẳng trương, do hiện tượng thẩm thấu, tế bào mô tại nơi tiêm thuốc có thể bị tổn thương, gây đau,thậm chí gây hoại tử tổ chức tại nơi tiêm, gây phá máu và có thể gây rối loạn điện giải Vì thế, ngay từ khâu xây dựng công thức, cần tính toán để chế phẩm thuốc tiêm pha

ra là dịch đẳng trương hay gần như đẳng trương Tuy nhiên vẫn có một số thuốc tiêm không đẳng trương, khi đó cần phải lưu ý đường tiêm thuốc Trường hợp thuốc tiêm nhược trương, có thể tiêm dưới da, tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch với thể tích nhỏ Trường hợp thuốc tiêm ưu trương, tuyệt đối không tiêm dưới da hay tiêm bắp mà chỉ tiêm tĩnh mạch chậm với liều nhỏ để thuốc kịp pha loãng với máu, tránh các tai biến có thể xảy ra

Các chất thường dùng để đẳng trương thuốc tiêm: nồng độ dược chất trong các công thức thuốc tiêm thường thấp và dung dịch thu được thường là nhược trương, vì vậy phải cho thêm các chất tan để đẳng trương hóa dung dịch Các chất thường dùng là natri clorid, natri sulfat, dextrose

1.2.3.3 Hệ đệm và chất điều chỉnh pH

Hệ đệm và chất điều chỉnh pH được dùng phổ biến trong thuốc tiêm nhằm làm

ổn định pH thuốc tiêm, tăng độ tan, tăng độ ổn định dược chất, giảm kích ứng và tăng sinh khả dụng của thuốc Khoảng pH cho phép khi dùng theo đường tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch là 2 – 12, trong khi đó tiêm dưới da lại yêu cầu khoảng

pH hẹp hơn từ 2,7 – 9 Các chất điều chỉnh pH hay dùng là các acid, base mạnh như acid hydrocloric, natri hydroxyd, và các hệ đệm như citrat, acetat, phosphat

1.2.3.4 Một số thành phần khác

Trang 15

Ngoài các chất chống oxy hóa, chất đẳng trương, điều chỉnh pH và hệ đệm nêu trên, trong thuốc tiêm còn có một số thành phần khác như sau:

- Chất làm tăng độ tan dược chất

- Chất sát khuẩn

- Chất gây thấm và gây phân tán…

1.2.4 Bao bì đóng thuốc tiêm

Bao bì đóng thuốc tiêm có vai trò bảo vệ và duy trì độ ổn định của thuốc, tạo điều kiện thuận lợi khi vận chuyển, bảo quản và sử dụng Một số vật liệu hay được sử dụng làm bao bì thuốc tiêm như thuỷ tinh, chất dẻo

Khi sử dụng bao bì màu sẽ có tác dụng ngăn cản bức xạ tử ngoại, giúp bảo vệ thuốc tiêm có dược chất nhạy cảm với ánh sáng Thành phần của thủy tinh màu

có sắt oxyd hay mangan oxyd; các vết ion kim loại nặng này có thể hòa tan từ bề mặt bao bì vào thuốc và xúc tác quá trình oxy hoá dược chất [2], [15]

1.3 Độ ổn định của thuốc tiêm và quá trình oxy hóa

1.3.1 Độ ổn định thuốc tiêm

Độ ổn định của thuốc là khả năng của thuốc được bảo quản trong điều kiện xác định giữ được các đặc tính vốn có về mặt vật lý, hóa học, vi sinh, tác dụng dược

lý và độc tính trong giới hạn qui định của tiêu chuẩn chất lượng thuốc

Một chế phẩm thuốc tiêm ổn định sẽ kéo dài được tuổi thọ và thời gian sử dụng Các chỉ tiêu về chất lượng như hàm lượng dược chất, tạp chất phân hủy, độ trong

và màu sắc dung dịch phải đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm theo qui định của dược điển hoặc của nhà sản xuất xin đăng ký

Độ ổn định của chế phẩm phụ thuộc ngay vào các yếu tố ban đầu: tiêu chuẩn nguyên liệu, thành phẩm trong công thức, đồ bao gói và các yếu tố thuộc về qui trình kỹ thuật như: phương pháp, trình tự pha chế, các thông số kỹ thuật trong sản xuất [3], [8], [10]

1.3.2 Quá trình oxy hóa và biện pháp khắc phục

1.3.2.1 Quá trình oxy hóa

Quá trình oxy hóa là các phản ứng dây chuyền, diễn ra dưới tác động của oxy, hay phản ứng tự oxy hóa, được khởi động bởi các gốc tự do, vết kim loại Dược

Trang 16

chất dễ bị oxy hóa khi trong phân tử có chứa nhóm phenol (morphin, phenyl ephedrin ), ether (diethyl ether), thiol (phenothiazin, clopromazin), carboxyl, ether, nitrit…[2]

Các tác nhân thúc đẩy quá trình oxy hóa: oxy, nhiệt độ, ánh sáng, vết tạp chất, ion kim loại Gốc tự do đóng vai trò tạo chuỗi các phản ứng phân hủy Trong từng giai đoạn, dược chất phân hủy tạo ra gốc tự do mới, tác động cho sự phân hủy tiếp theo Chỉ khi các gốc tự do bị phá hủy do có mặt của chất ức chế hoặc

do phản ứng phụ mới làm ngừng chuỗi phản ứng oxy hóa [2],

1.3.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình oxy hóa

• pH: Mỗi dược chất tồn tại bền vững trong dung dịch ở một khoảng giá trị pH thích hợp, ở đó tốc độ phản ứng oxy hóa thấp nhất Ví dụ: tốc độ oxy hóa của acid ascorbic trong dung dịch thấp nhất khi dung dịch có pH từ 5-7 [2]

• Nhiệt độ: nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng tới hầu hết các phản ứng phân hủy dược chất Thông thường, khi nhiệt độ tăng lên 100C tốc độ phản ứng tăng từ 2-4 lần [2], [7]

• Bức xạ tử ngoại: bức xạ tử ngoại có năng lượng cao có thể chuyển phân tử dược chất lên trạng thái năng lượng cao, dễ dàng tham gia phản ứng oxy hóa hoặc có thể tác động vào các chất phụ tạo gốc tự do làm phân hủy nhanh dược chất [2], [7]

• Oxy ở khoảng không khí giữa bề mặt dung dịch và đầu ống: sự có mặt của oxy

ở khoảng không khí giữa bề mặt dung dịch và đầu ống làm tăng quá trình oxy hóa dược chất, làm giảm hàm lượng dược chất nhanh chóng

• Vết kim loại nặng: các ion kim loại chỉ cần có mặt ở dạng vết có thể xúc tác cho chuỗi phản ứng oxy hóa phân hủy dược chất ảnh hưởng lớn đến tốc độ phân hủy dược chất Khả năng xúc tác phản ứng oxy hóa của một số ion kim loại được sắp xếp như sau:

Cu2+ > Fe3+ > Pb2+ > Co2+ > Mn2+ > Mg2+ > Ca2+

• Đồ bao gói: với thuốc tiêm bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc Vì vậy nếu bao

bì có lẫn tạp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình oxy hóa dược chất Bao bì thủy tinh màu có tác dụng ngăn cản bức xạ tử ngoại, giúp bảo vệ thuốc tiêm có dược

Trang 17

chất nhạy cảm với ánh sáng tốt hơn Tuy nhiên, trong thành phần bao bì thủy tinh màu các vết kim loại như sắt, mangan, có thể hòa tan từ bề mặt bao bì vào thuốc

và xúc tác quá trình oxy hóa dược chất nhanh hơn [2], [16], [19] Một số công trình nghiên cứu cho thấy: tốc độ oxy hóa của acid ascorbic, thimerosal, amitriptylen tăng lên đáng kể khi đóng thuốc trong ống thủy tinh màu [2], [7]

1.3.2.3 Biện pháp khắc phục quá trình oxy hóa

Để hạn chế quá trình oxy hóa, nâng cao độ ổn định và tuổi thọ của thuốc, người

ta có thể sử dụng các biện pháp sau: [2], [6], [19]

- Sử dụng dược chất, tá dược pha thuốc tiêm có độ tinh khiết cao giúp hạn chế sự

có mặt của tạp chất và các ion kim loại xúc tác cho phản ứng oxy hóa

- Tránh tác động của khí oxy bằng cách pha chế, đóng gói trong điều kiện sục khí trơ để loại bỏ khí oxy

- Thêm chất chống oxy hóa hoặc dùng các chất tạo phức chelat khóa các ion kim loại như Cu2+, Fe3+ để loại bỏ tác nhân xúc tác cho phản ứng oxy hóa như: dinatri edetat, acid citric, acid fumaric, acid tatric, acid malic…

Bảng 1.1: Nồng độ thường dùng của một số chất chống oxy hoá

trong thuốc tiêm [22]

Trang 18

- Hạn chế sự tác động của nhiệt độ trong quá trình sản xuất bằng cách kiểm soát nhiệt độ dung môi hòa tan, tiệt khuẩn ở nhiệt độ và thời gian thích hợp đối với

mỗi dược chất hoặc sử dụng phương pháp lọc tiệt khuẩn

- Bảo quản chế phẩm nơi thoáng mát

- Với dược chất dễ bị oxy hóa trong dung dịch có thể chuyển sang dạng thuốc tiêm đông khô

- Ngoài ra còn lựa chọn bao bì đủ tiêu chuẩn chất lượng, không nhả tạp chất vào trong thuốc tiêm, bền vững khi tiệt khuẩn ở nhiệt độ cao, sử dụng ống thủy tinh màu, bao bì thứ cấp để tránh ánh sáng

Trang 19

Chương 2 NGUYÊN VẬT LIỆU, TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1 NGUYÊN LIỆU

Bảng 2.1 Nguyên liệu sử dụng trong quá trình thực nghiệm

Stt Nguyên liệu – hóa chất Nguồn gốc Tiêu chuẩn

1 Salbutamol sulfat Ấn Độ BP 2013

3 Acid citric monohydrat Trung Quốc DĐVN IV

4 Natri hydroxyd Trung Quốc TKHH

5 Acid sulfuric đậm đặc Trung Quốc TKHH

6 Acid acetic Merk – Đức BP 2013

7 Natri acetat trihydrat Merk – Đức BP 2013

8 Natri metabisulfit Merk – Đức BP 2013

9 Natri sulfit Merk – Đức BP 2013

10 Natri dithionit Trung Quốc BP 2013

11 Dinatri edetat dihydrat Trung Quốc BP 2013

12 Nước cất để pha thuốc tiêm Việt Nam DĐVN IV

13 Ống tiêm thủy tinh Việt Nam DĐVN IV

2.2 PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ CHÍNH SỬ DỤNG CHO NGHIÊN CỨU

Bảng 2.2 Thiết bị chính sử dụng cho nghiên cứu

Stt Tên thiết bị Nhà sản xuất

2 Máy đóng ống và hàn ống thuốc tiêm tự động

3 Tủ hấp tiệt trùng ống thuốc tiêm Thụy Sỹ

Trang 20

5 Tủ vi khí hậu Đức

7 Máy đo pH Mettler Toledo Thụy Sỹ

8 Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao Nhật

9 Bàn soi ống

10 Các dụng cụ thủy tinh dùng trong pha chế và

phân tích

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3.1 Nghiên cứu xây dựng công thức bào chế thuốc tiêm salbutamol

- Khảo sát, lựa chọn khoảng pH để ổn định dược chất

- Khảo sát, lựa chọn hệ đệm để ổn định dược chất

- Khảo sát, lựa chọn chất chống oxy hóa

- Khảo sát, lựa chọn bao bì đóng thuốc tiêm salbutamol

2.3.2 Nghiên cứu xây dựng qui trình bào chế thuốc tiêm salbutamol

- Khảo sát, lựa chọn trình tự pha chế

- Khảo sát, lựa chọn điều kiện đóng ống

- Khảo sát, lựa chọn điều kiện tiệt khuẩn

2.3.3 Bước đầu theo dõi, đánh giá độ ổn định của thuốc

Theo dõi độ ổn định chế phẩm ở 03 điều kiện khác nhau: điều kiện thực, điều kiện lão hóa cấp tốc và điều kiện khắc nghiệt Đánh giá độ ổn định chế phẩm trên một số chỉ tiêu: Độ trong và màu sắc dung dịch, pH, hàm lượng, tính vô khuẩn

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1 Phương pháp xây dựng công thức bào chế thuốc tiêm salbutamol

- Khảo sát, lựa chọn khoảng pH để ổn định dược chất:

Pha các dung dịch salbutamol có pH từ 3,0 đến 6,0

- Khảo sát, lựa chọn hệ đệm để ổn định dược chất

Pha dung dịch salbutamol có dùng hệ đệm và không dùng hệ đệm

- Khảo sát, lựa chọn chất chống oxy hóa

Trang 21

Pha dung dịch salbutamol thêm lần lượt các chất chống oxy hóa khác nhau (natri metabisulfit, natri sulfit, natri dithionit, dinatri edetat) với cùng nồng độ 0,1% (kl/tt)

- Khảo sát, lựa chọn bao bì đóng thuốc tiêm salbutamol

Đóng dung dịch salbutamol trong ống thủy tinh không màu và ống thủy tinh màu nâu

Các mẫu nghiên cứu được đánh giá độ ổn định trên các chỉ tiêu: Độ trong và màu sắc dung dịch, pH, hàm lượng

2.4.2 Phương pháp xây dựng qui trình bào chế thuốc tiêm salbutamol

- Khảo sát, lựa chọn trình tự pha chế

Khảo sát các trình tự hòa tan dược chất và tá dược khác nhau

- Khảo sát, lựa chọn điều kiện đóng ống

Đóng chế phẩm trong điều kiện có sục khí nitơ và không sục khí nitơ

- Khảo sát, lựa chọn điều kiện tiệt khuẩn

Tiệt khuẩn chế phẩm theo các phương pháp khác nhau:

+ Hấp tiệt trùng cuối: 1000C/30 phút

+ Lọc qua màng lọc có kích thước lỗ lọc 0,22 µm

Các mẫu nghiên cứu được đánh giá độ ổn định qua các chỉ tiêu: Độ trong và màu

sắc dung dịch, pH, hàm lượng, tính vô khuẩn

2.4.3 Phương pháp đánh giá độ ổn định

Bảo quản thuốc ở các điều kiện như sau:

- Điều kiện thực: nhiệt độ phòng thí nghiệm

- Điều kiện lão hoá cấp tốc trong tủ vi khí hậu: nhiệt độ 400C ± 20C, độ ẩm 75%

± 5%

- Điều kiện khắc nghiệt: nhiệt độ 600C, luộc sôi, phơi ánh sáng…

Sau những khoảng thời gian nhất định đánh giá độ ổn định của chế phẩm trên các

chỉ tiêu: Độ trong và màu sắc dung dịch, pH, hàm lượng, tính vô khuẩn

* Mỗi thí nghiệm trên được pha chế 500 ống x 1 ml

2.4.4 Phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng thuốc tiêm salbutamol

2.4.4.1 Kiểm tra màu sắc dung dịch: Kiểm tra bằng cảm quan

Trang 22

2.4.4.2 Kiểm tra độ trong dung dịch: Theo DĐVN IV, Phụ lục 8.9 Mục B 2.4.4.3 Kiểm tra pH: Thử theo DĐVN IV, phụ lục 6.2

2.4.4.4 Phương pháp định lượng salbutamol

Phương pháp HPLC: [9]

 Chuẩn bị các dung dịch sau:

- Pha động: Propan-2-ol: ammonium acetat 0,05M: Nước cất (15:300:685)

- Dung dịch 1: Pha loãng dung dịch chế phẩm với pha động để được dung dịch có nồng độ salbutamol 0,0025% (w/v)

- Dung dịch 2: 0,003% (w/v) salbutamol sulfat chuẩn trong pha động

- Dung dịch 3: 0,003% (w/v) chất chuẩn salbutamol sulfat và 0,003% (w/v) chất chuẩn 2-tert-butylamino-1(4-hydroxy-3-methylphenyl) ethanol sulfat trong pha động

Trang 23

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Xây dựng công thức bào chế thuốc tiêm Salbutamol

Theo tài liệu tham khảo [17], công thức ban đầu để bào chế thuốc tiêm salbutamol gồm các thành phần như sau: (CT1)

Acid sulfuric 2M Vừa đủ điều chỉnh pH

Nước cất để pha thuốc tiêm Vừa đủ 1,0 ml

Để lựa chọn các thành phần phù hợp, đảm bảo bào chế được thuốc tiêm đạt tiêu chuẩn, ảnh hưởng của một số tá dược đến độ ổn định của salbutamol trong dung dịch đã được khảo sát cụ thể như sau:

3.1.1 Ảnh hưởng của pH

Các mẫu thuốc tiêm Salbutamol được pha theo công thức CT1, điều chỉnh pH = 3,0; pH = 3,5; pH = 4,0; pH = 5,0; pH = 6,0 Các mẫu được đóng trong ống thủy tinh không màu, có sục khí nitơ, để ở điều kiện thực và điều kiện lão hóa cấp tốc Sau các khoảng thời gian nhất định, đánh giá chất lượng dung dịch trên một số chỉ tiêu: Độ trong và màu sắc dung dịch, pH, hàm lượng

Kết quả theo dõi độ ổn định thuốc tiêm Salbutamol được trình bày trong bảng 3.1

và bảng 3.2

Bảng 3.1 Ảnh hưởng của pH đến độ ổn định thuốc tiêm Salbutamol

(n=3, theo dõi ở điều kiện thực)

pH

Hàm lượng (%)

pH

Hàm lượng (%)

pH

Hàm lượng (%)

pH

Mẫu pH3 100,51 3,0 100,53 3,05 100,48 2,99 100,07 3,05

Mẫu pH 3,5 99,83 3,52 100,2 3,48 99,75 3,49 99,68 3,49

Trang 24

Mẫu pH 4 100,05 4,01 100,04 4,03 99,95 4,02 99,84 4,02 Mẫu pH 5 100,56 5,03 100,35 5,05 100,15 5,11 99,03 5,18

Mẫu pH 6 100,48 6,02 100,15 6,10 99,55 6,17 98,21 6,22

(*) Độ trong và màu sắc dung dịch: Dung dịch trong, không màu trong khoảng thời gian theo dõi

Bảng 3.2 Ảnh hưởng của pH đến độ ổn định thuốc tiêm Salbutamol

(n=3, theo dõi ở điều kiện lão hóa cấp tốc)

pH

Hàm lượng (%)

pH

Hàm lượng (%)

pH

Hàm lượng (%)

pH

Mẫu pH 3 100,51 3,0 100,45 2,98 100,28 3,03 99,53 2,96 Mẫu pH 3,5 99,83 3,52 99,76 3,53 99,52 3,55 99,28 3,58 Mẫu pH 4 100,05 4,01 99,88 4,02 99,75 4,05 99,26 4,12 Mẫu pH 5 100,56 5,03 100,13 5,07 99,35 5,13 98,46 5,25 Mẫu pH 6 100,48 6,02 99,24 6,12 98,57 6,25 97,21 6,37

(*) Độ trong và màu sắc dung dịch: Dung dịch trong, gần như không màu trong khoảng thời gian theo dõi

Nhận xét:

Trong khoảng pH 3 – 4, pH và hàm lượng salbutamol thay đổi không đáng kể

Với pH 5 hoặc 6, pH có xu hướng tăng, hàm lượng salbutamol giảm nhanh

sulfat NaCl

H2SO4 2N

Đệm acetic/acetat

Đệm citric/citrat

Trang 25

CT2 0,06 0,9 - 1,0 - 3,5

Ghi chú: Dấu (-): Không sử dụng

Các mẫu thuốc tiêm Salbutamol được pha theo bảng 3.3, pH dung dịch được điều chỉnh về 3,5 Dung dịch được đóng trong ống thủy tinh không màu có sục khí nitơ Để đánh giá nhanh ảnh hưởng của hệ đệm tới các chỉ tiêu chất lượng thuốc, ngoài bảo quản ở điều kiện thực các mẫu còn được bảo quản ở điều kiện khắc nghiệt ở 60oC trong tủ sấy tĩnh Sau các khoảng thời gian nhất định đánh giá độ

ổn định chế phẩm trên các chỉ tiêu: độ trong và màu sắc dung dịch, pH, hàm lượng

Kết quả theo dõi độ ổn định thuốc tiêm Salbutamol được trình bày trong các bảng 3.4, bảng 3.5

Bảng 3.4 Ảnh hưởng của hệ đệm đến độ ổn định thuốc tiêm salbutamol

(n=3, theo dõi ở điều kiện thực)

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn Bào chế (2003), “Sinh dược học bào chế”, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh dược học bào chế”
Tác giả: Bộ môn Bào chế
Năm: 2003
2. Bộ môn Bào chế (2004), “Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc”, tập 1, Nhà xuất bản y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc”
Tác giả: Bộ môn Bào chế
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 2004
3. Bộ môn Bào chế (2005), “Một số chuyên đề bào chế hiện đại”, tài liệu sau đại học, Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số chuyên đề bào chế hiện đại”
Tác giả: Bộ môn Bào chế
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2005
5. Bộ Y tế (2009), “Dược thư quốc gia Việt Nam”, Nhà xuất bản y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược thư quốc gia Việt Nam”
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 2009
8. Addicks W., et al (1986), "Chemical Stability of Pharmaceutical", 163 - 167 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chemical Stability of Pharmaceutical
Tác giả: Addicks W., et al
Năm: 1986
10. Carstensen Jens T (1995), "Drug Stability", Marcel Dekker, 151 - 154 11. Dincer Yildizdas et al, (2012), "The effects of salbutamol in anexperimental model with acute respiratory distress syndrome", Journal of Acute Disease, 94 – 99 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Drug Stability", Marcel Dekker, 151 - 154 11. Dincer Yildizdas et al, (2012), "The effects of salbutamol in an experimental model with acute respiratory distress syndrome
Tác giả: Carstensen Jens T (1995), "Drug Stability", Marcel Dekker, 151 - 154 11. Dincer Yildizdas et al
Năm: 2012
12. Hakes L.B., Corby T.C., and Meakin B.J., (1979) "The stability of salbutamol solution", Journal of pharmacy and pharmacology , 31, 25 - 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The stability of salbutamol solution
13. Hakes L.B., Meakin B.J., and Winterborn I.K., (1980) "The effect of sugars on the stability of salbutamol sulphate solutions", Journal of pharmacy and pharmacology, 32, 49-52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The effect of sugars on the stability of salbutamol sulphate solutions
14. Hiral N. Dave and Rajeshree C. Mashru (2010), "Degradation Study of Salbutamol sulphate, Bromhexine hydrochloride and Etofylline in Pure and in their ternary Mixture by Spectrophotometry", International Journal of Pharmaceutical and Health Science, 1, 136-144 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Degradation Study of Salbutamol sulphate, Bromhexine hydrochloride and Etofylline in Pure and in their ternary Mixture by Spectrophotometry
Tác giả: Hiral N. Dave and Rajeshree C. Mashru
Năm: 2010
15. L. Solomun et al (2008), "The impact of primary packaging on the quality of parenteral productst", J. Pharm. Biomed. Anal, 48, 744-748 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The impact of primary packaging on the quality of parenteral productst
Tác giả: L. Solomun et al
Năm: 2008
16. Lachman Leon (1996), "The theory and practice of industrial pharmacy", New York Inc, 761- 783 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The theory and practice of industrial pharmacy
Tác giả: Lachman Leon
Năm: 1996
17. Lawren A.Trissel, "Handbook on injectable drug" 15th edition Sách, tạp chí
Tiêu đề: Handbook on injectable drug
18. Liisa Mọlkki-Laine et al (1990), "Decomposition of salbutamol in aqueous solutions", International Journal of Pharmaceutics, 63, 17-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Decomposition of salbutamol in aqueous solutions
Tác giả: Liisa Mọlkki-Laine et al
Năm: 1990
19. Linda A. Felton et al (2007) "A rapid technique to evaluate the oxidative stability of a model drug", Drug Dev. Ind. Pharm, 33, 683-689 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A rapid technique to evaluate the oxidative stability of a model drug
20. Lund Walter (1994), "The Pharmaceutical codex" The pharmaceutical Press, 987 - 989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Pharmaceutical codex
Tác giả: Lund Walter
Năm: 1994
21. Klaus Florey (1981) “Analytical Profiles of Drug Substances”, vol. 10, Academic press Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Analytical Profiles of Drug Substances”
22. Myrdal P.B., and Yalkowsky S.H., (2002), "Solubilization of drugs in aqueous media", Encyclopedia of pharmaceutical technology, New York, Marcel dekker, pp 2458- 2480 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Solubilization of drugs in aqueous media
Tác giả: Myrdal P.B., and Yalkowsky S.H
Năm: 2002
23. Nema S., et al (2006), "Excipients - their role in parenteral dosage form", Encyclopedia of pharmaceutical technology, 3rd ed, New York, Informa Healthcare, 1622- 1645 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Excipients - their role in parenteral dosage form
Tác giả: Nema S., et al
Năm: 2006
24. Raymond C Rowe, Paul J Sheskey and Marian E Quinn "Hand book of pharmaceutical excipients", Pharmaceutical press, 6th edition Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hand book of pharmaceutical excipients
25. Sequeira J.A., and Zupon M.A., (1985), "Stable pleasant-tasting al- buterol sulfate pharmaceutical formulations" U.S. Patent, No. 4 499 108 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Stable pleasant-tasting al-buterol sulfate pharmaceutical formulations
Tác giả: Sequeira J.A., and Zupon M.A
Năm: 1985

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w