doanh nghiệp Việt Nam.
2.3.1. Những thành quả đạt được trong lĩnh vực tài chính và kế toán đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thuế thu nhập doanh nghiệp
Qua khảo sát thực tế kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho thấy đất nước ta đang trên đà đổi mới toàn diện, tạo ra nhiều điều kiện tốt cho các doanh nghiệp trong nước và các Nhà đầu tư nước ngoài phát triển. Trên cơ sở đó Việt Nam đã đạt được những thành quả nhất định:
Một là, trong xu thế hội nhậpNhà nước đã kịp thời ban hành các chính sách, chế độ phù hợp, tương thích với chính sách, chế độ quốc tế.
Trong xu thế nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và quốc tế thể hiện ở việc Việt Nam đã và đang là thành viên của các tổ chức kinh tế - thương mại thế giới WTO, AFTA, APEC. Trước tình hình đó, Nhà nước đã kịp thời ban hành các chính sách, chế độ phù hợp với xu thế hội nhập, Nhà nước đã tạo được khuôn khổ pháp lý từng bước hoà nhập với các thông lệ quốc tế. Đặc biệt là về các chuẩn mực kế toán, chính sách thuế và chế độ kế toán Việt Nam đã dần dần tương thích với chuẩn mực kế toán, chính sách thuế và chế độ kế toán quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, và tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam.
Đối với việc ban hành chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”: Trước đây, thuế TNDN chỉ được coi là một khoản nợ phải trả đối với Ngân sách nhà nước; khi thanh toán xong tức là doanh nghiệp đã hoàn tất nghĩa vụ với Nhà nước. Bước chuyển biến rõ nhất khi Chuẩn mực số 17 ”thuế
TNDN” ra đời là coi thuế thu nhập doanh nghiệp là một khoản chi phí, và là một khoản chi phí đặc biệt, đã là một khoản chi phí thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng rất quan tâm, bởi chi phí là một nửa “sức sống của doanh nghiệp”. Theo VAS 1, chi phí được ghi nhận khi khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả. Ở đây có thể thấy, việc xác định thuế thu nhập phải nộp làm cho doanh nghiệp tăng thêm một khoản nợ phải trả, đồng thời nó cũng làm giảm lợi ích kinh tế của doanh nghiệp khi phải thanh toán cho Nhà nước, giảm tài sản của doanh nghiệp. Do đó, việc coi thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại chi phí là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, đây là một khoản chi phí đặc biệt do nó không phát sinh trực tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhưng có thể coi nó cũng bị giảm trừ vào số lợi nhuận mà chủ doanh nghiệp được nhận lại sau mỗi kỳ kinh doanh. VAS 17 ra đời cũng khắc phục được những tồn tại về vấn đề hạch toán trước đó như khoản lỗ hay ưu đãi chưa sử dụng trước đó không hạch toán, nhưng đến VAS 17 thì những khoản này được hạch toán rõ ràng và đặc biệt khi VAS 17 ra đời thì thời gian quyết toán thuế có thể là sau hay trước khi lập Báo cáo tài chính thì đều có cách điều chỉnh trực tiếp năm có sự thay đổi mà không cần dồn sang năm sau như trước đây.
Đối với việc ban hành chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: Để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn, tài nguyên, lao động và các tiềm năng khác của đất nước nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Nhà nước ta đã có những ưu đãi đối với các doanh nghiệp, trong tất cả các sắc thuế thì Thuế TNDN liên quan đến ưu đãi nhiều nhất. Chính sách ưu đãi rất có hiệu quả, khuyến khích doanh nghiệp phát triển, ăn nên làm ra, tập trung được vốn để vượt qua giai đoạn gian nan ban đầu.
Hai là, thành quả từ việc các doanh nghiệp thực hiện chính sách, chế độ về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thời gian này Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật kế toán, chế độ kế toán đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các
doanh nghiệp đã hiểu Chính sách thuế, Luật kế toán, chế độ kế toán và tôn trọng pháp luật thuế, kế toán.
Trình độ chung toàn xã hội ngày càng được nâng lên nên trình độ kế toán của từng doanh nghiệp cũng nâng lên rõ rệt. Các doanh nghiệp ngày càng coi trọng công tác kế toán hơn, ngày càng xác định được đúng vai trò thực sự của kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới làm môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh sôi động hơn và đặc biệt doanh nhân Việt Nam học hỏi được kinh nghiệm quản lý, trình độ khoa học công nghệ từ các nhà đầu tư nước ngoài nhanh chóng hơn.
Theo xu thế đổi mới và cơ chế quản lý kinh tế của đất nước, của các loại hình doanh nghiệp áp dụng các chế độ kế toán khác nhau. Nói chung các DN đã nhanh chóng đổi mới phương thức hoạt động SXKD, nâng cao công tác tổ chức quản lý để phù hợp với yêu cầu chung đó đã không ngừng phát triển và giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Về công tác kế toán nói chung và kế toán thuế TNDN nói riêng trong các DN Việt Nam đã được tổ chức tương đối hợp lý, cụ thể có tính chất đồng bộ, thống nhất, sổ kế toán ghi chép rõ ràng thuận tiện cho yêu cầu quản lý của cấp trên. Kế toán đã thể hiện đúng vai trò là phản ánh quá trình hoạt động SXKD của DN thông qua việc thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin. Thông qua hệ thống kế toán dễ dàng đánh giá được tình trạng tài chính của DN nhờ hệ thống sổ kế toán theo dõi chi tiết, cụ thể hoạt động xảy ra tại đơn vị.
Qua khảo sát thực tế các doanh nghiệp đã áp dụng kịp thời những sự đổi mới trong lĩnh vực kế toán như việc áp dụng chế độ kế toán mới cho bản thân DN phù hợp với loại hình DN, chế độ áp dụng quy định, chuẩn mực kế toán Việt Nam, các Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và 48/2006/QĐ-BTC... mặc dù sự áp dụng đó chưa được hoàn thiện theo quy định.
Đặc biệt, theo sự phát triển như vũ bão về công nghệ thông tin của khu vực và thế giới, các DN Việt Nam đã hiện đại hoá trong công tác kế toán bằng cách sử dụng máy vi tính, cài đặt các phần mềm kế toán. Điều đó tạo điều kiện nâng cao hiệu quả trong công tác kế toán, việc cập nhật chứng từ kế toán
thường xuyên, liên tục đảm bảo cung cấp kịp thời cho quản lý, giảm bớt sự cồng kềnh trong bộ máy kế toán trước đây. Do vậy, bộ máy kế toán ở các DN tuy nhỏ nhưng đảm đương một khối lượng công việc kế toán tương đối lớn. Nhiệm vụ của nhân viên kế toán được phân công đúng với năng lực chuyên môn của từng người. Công tác kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp ở các doanh nghiệp Việt Nam phần nào đã theo chu trình kế toán nhất định, công tác khoá sổ kế toán và lập báo cáo tài chính kịp thời góp phần đắc lực vào công tác quản lý kinh tế tài chính của các Công ty.