1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tác động của trợ cấp đến hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp

56 912 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

Nghiên cứu này sẽ sử dụng mô hình hồi quy biến công cụ để ước tính tác động của trợ cấp chính phủ đến chi tiêu cho R&D của doanh nghiệp Việt Nam và xác định xem thực sự trợ cấp có hiệu ứ

Trang 1

CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

-

NGUYỄN NGỌC DUY TUỆ

TÁC ĐỘNG CỦA TRỢ CẤP ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

TP Hồ Chí Minh – Năm 2015

Trang 2

CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

-

NGUYỄN NGỌC DUY TUỆ

TÁC ĐỘNG CỦA TRỢ CẤP ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

Chuyên ngành: Chính sách công

Mã số: 60340402

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS ĐINH CÔNG KHẢI

TP Hồ Chí Minh – Năm 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của tôi

Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế thành phố

Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright

TP Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2015

Nguyễn Ngọc Duy Tuệ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn quý Thầy cô trong Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt nhiều kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và trong quá trình thực hiện luận văn

Đặc biệt, xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Đinh Công Khải đã giúp tôi định hướng nghiên cứu và dành cho tôi những lời khuyên quý báu trong suốt thời gian thực hiện luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Phạm Thị Bích Ngọc và bạn Phạm Quang Sáng đã cung cấp cho tôi các số liệu cần thiết giúp tôi hoàn thành luận văn nay

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và người thân đã động viên và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian qua

TP Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2015

Nguyễn Ngọc Duy Tuệ

Trang 5

TÓM TẮT

Kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng chậm lại sau giai đoạn tăng trưởng nhanh, những nguồn động lực thúc đẩy tăng trưởng trong giai đoạn trước đó đã không còn, Việt Nam cần phải tìm một động lực tăng trưởng mới phù hợp với bối cảnh mới Thay vì tăng trưởng dựa trên gia tăng đầu tư vốn như hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam cần phải dựa nhiều hơn vào gia tăng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) Để giải quyết vấn đề năng suất, doanh nghiệp Việt Nam phải chú trọng đến khoa học công nghệ, trong đó có hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), tương tự như cách mà các doanh nghiệp ở các nước Đông Á đã thực hiện Tuy nhiên, hoạt động R&D ở Việt Nam còn nhiều yếu kém, đầu tư cho R&D của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế và cũng có ít doanh nghiệp mặn mà với các hoạt động R&D Chính phủ Việt Nam đã và đang có nhiều chính sách để hỗ trợ thúc đẩy R&D của doanh nghiệp trong đó có tài trợ trực tiếp cho các dự án R&D của doanh nghiệp Nghiên cứu này sẽ sử dụng mô hình hồi quy biến công cụ để ước tính tác động của trợ cấp chính phủ đến chi tiêu cho R&D của doanh nghiệp Việt Nam và xác định xem thực sự trợ cấp có hiệu ứng thúc đẩy chi tiêu của doanh nghiệp cho R&D như mong muốn của các nhà hoạch định chính sách hay không

Kết quả hồi quy với bộ dữ liệu về doanh nghiệp năm 2010 của Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) cho thấy trợ cấp có tác động kích thích chi tiêu của doanh nghiệp cho R&D Bên cạnh đó, nghiên cứu còn xác định thêm được một số yếu tố khác cũng tác động đến chi tiêu cho R&D của doanh nghiệp như quy mô, số năm hoạt động, chủ sở hữu (doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài)

Từ những kết quả thu được, nghiên cứu đề nghị một số gợi ý chính sách để hoàn thiện chính sách trợ cấp cho R&D của Chính phủ Đầu tiên, Chính phủ cần phải xây dựng một

hệ thống đánh giá hoàn chỉnh và liên tục về các dự án R&D từ đó tạo cơ sở cho các hoạt động tài trợ tiếp theo Thứ hai, Chính phủ nên tập trung tài trợ cho các dự án R&D có khả năng tạo ra các sản phẩm hoặc quy trình hoàn toàn mới ở cấp độ quốc tế thay vì đầu tư dàn trải cho nhiều dự án không có giá trị sáng tạo cao Cuối cùng, Chính phủ tạo điều kiện để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ ở các trường đại học hay viện nghiên cứu đồng thời hỗ trợ hình thành mối liên kết giữa các trung tâm nghiên cứu với doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp có thực hiện đổi mới với nhau

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 0

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH VẼ viii

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1.Bối cảnh chính sách 1

1.2.Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 5

1.3.Phương pháp nghiên cứu 5

1.4.Cấu trúc luận văn 6

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7

2.1.R&D và sự hỗ trợ của nhà nước vào hoạt động R&D 7

2.2.Một số hình thức hỗ trợ 7

2.3.Các nghiên cứu trước đây về tác động của hỗ trợ của nhà nước đối với hoạt động R&D của doanh nghiệp 10

Chương 3: MÔ HÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC ƯỚC LƯỢNG 17

3.1.Nguồn dữ liệu 17

3.2.Lựa chọn mô hình 17

3.3.Mô tả biến 18

3.4.Chiến lược ước lượng 22

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25

Trang 7

4.1.Phân tích đơn biến 25

4.2.Kết quả hồi quy đa biến 26

4.3.Thảo luận kết quả hồi quy 27

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 31

5.1.Kết luận 31

5.2.Khuyến nghị chính sách 31

5.3.Giới hạn của nghiên cứu 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

PHỤ LỤC 39

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ACI Asia Competitiveness Institute Viện Cạnh tranh châu Á

DN Enterprise Doanh nghiệp

DNNN State-Owned Enterprise Doanh nghiệp nhà nước FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GSO General Statistic Office Tổng cục Thống Kê Việt Nam GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

IV Instrumental Variable Biến công cụ

OECD Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển

Cooperation and Development Kinh tế R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển SBIR Small Business Innovative Research Doanh nghiệp nghiên cứu

đổi mới nhỏ TFP Total Factor Productivity Năng suất các yếu tố tổng hợp

WB World Bank Ngân hàng Thế giới

WDI World Development Indicator Chỉ số Phát triển Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1-1: Các yếu tố tạo ra tăng trưởng GDP, 1990 - 2008 1Bảng 2-1: Tóm tắt một số nghiên cứu đánh giá tác động của trợ cấp đến chi tiêu R&D của

DN 15Bảng 3-1: Tóm tắt mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập 22Bảng 4-1: Kết quả hồi quy 26

Trang 10

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1-1: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và khoa học công nghệ 3

Hình 1-2: Tỷ lệ các nguồn chi cho R&D so sánh giữa Việt Nam và các nước 4

Hình 2-1: Tác động của trợ cấp đến chi tiêu cho R&D của doanh nghiệp 9

Hình 4-1: Biểu đồ phân tán giữa biến chi phí R&D của DN và biến độc lập trợ cấp 25

Hình 4-2: Mức độ đổi mới mà các doanh nghiệp R&D hướng tới 28

Trang 11

Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh chính sách

Kinh tế Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao (trung bình khoảng 7%) trong một thời gian dài (giai đoạn 1990 – 2007), tạo ra sự tăng nhanh thu nhập bình quân đầu người từ dưới 100 đô-la Mỹ lên đến 1600 đô-la Mỹ trong giai đoạn từ 1990 – 2012 qua đó giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu trong xóa đói giảm nghèo Tốc độ tích lũy vốn (từ 18% năm

1995 đến 30% năm 2011) là động lực chính của tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vừa trải qua giai đoạn đi xuống khá dài sau thời gian tăng trưởng nóng, tốc độ tăng trưởng giảm từ 8,5% năm 2007 xuống còn khoảng 5% trong những năm tiếp theo trong bối cảnh kinh tế toàn cầu trầm lắng1

Bảng 1-1: Các yếu tố tạo ra tăng trưởng GDP, 1990 - 2008

Tăng trưởng GDP

Các yếu tố tạo ra tăng

trưởng

Tăng trưởng GDP

Các yếu tố tạo ra tăng

Nguồn: Số liệu của WDI, tính toán của ACI, trích trong Ketels và cộng sự (2010)

Bất chấp những suy thoái của nền kinh tế gần đây, Việt Nam vẫn có thể đạt được những mục tiêu kinh tế, xã hội trong ngắn và trung hạn nhờ lợi thế về dân số trẻ, lực lượng lao

1 Theo số liệu của OECD và WB (2014)

Trang 12

động dồi dào Việc tiếp tục đầu tư vốn sẽ giúp khu vực công nghiệp năng suất cao tiếp tục hấp thụ lao động chuyển từ khu vực nông nghiệp có năng suất thấp, qua đó tạo ra tăng trưởng Tuy nhiên, việc tăng trưởng dựa trên gia tăng đầu tư vốn ở Việt Nam dường như đạt đến gần những giới hạn Để có thể tăng trưởng đúng tiềm năng, và quan trọng hơn là tăng trưởng bền vững trong dài hạn, mô hình tăng trưởng dựa trên đầu tư và khai thác các yếu tố sản xuất giản đơn cần phải được nhanh chóng chuyển đổi thành mô hình tăng trưởng dựa trên đổi mới, sáng tạo Trong mô hình tăng trưởng mới, năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP), hiệu quả tổng thể của các yếu tố sản xuất, được xem là yếu tố chính tạo ra tăng trưởng Tuy nhiên trái ngược lại với các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, tăng trưởng TFP của Việt Nam đang bị đình trệ (xem Bảng 1.1) do chủ yếu phụ thuộc vào quá trình dịch chuyển nguồn lực từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao hơn Vì vậy, trong dài hạn, năng suất TFP sẽ phải dựa nhiều hơn vào sự đổi mới, sáng tạo Điều này đòi hỏi phải có sự bắt kịp về công nghệ mà bước đầu có thể thông qua nhập khẩu công nghệ và đổi mới tổ chức và quản lý liên quan sau đó thông qua quá trình đổi mới của các doanh nghiệp (DN) trong nước

Để giải quyết vấn đề năng suất, doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh cần phải cải thiện hiệu quả vốn đầu tư, phải đặc biệt chú trọng đến khoa học công nghệ tương tự như cách mà các

DN ở các nước Đông Á đã thực hiện Các doanh nghiệp sáng tạo tại Nhật Bản và sau đó là Hàn Quốc là đầu tàu đưa các nước này đến những thành tựu nổi bật về kinh tế, trở thành các quốc gia có thu nhập cao Đối với Trung Quốc, sau khi cải cách thể chế trong nông nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, và mở cửa để thúc đẩy hoạt động kinh tế thì các doanh nghiệp nước này bắt đầu đầu tư mạnh vào đổi mới khoa học công nghệ trong những năm

1990 Doanh nghiệp Trung Quốc đang trở thành một phần quan trọng trong việc nghiên cứu, phát triển và đổi mới; qua đó định hình lại cách thức phân chia lao động quốc tế Chính vì vậy, bên cạnh việc tạo ra một môi trường mở và cạnh tranh, nâng cấp các hoạt động sản xuất và dịch vụ để có giá trị gia tăng cao hơn, tạo ra hiệu ứng lan tỏa công nghệ thì việc nuôi dưỡng cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển và đổi mới nhằm đảm bảo tăng trưởng bền vững cho kinh tế Việt Nam đòi hỏi cần những chủ trương và chính sách cần kíp của Chính phủ Việt Nam

Theo Niininen (2000), hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) có tác dụng đáng kể đến tốc độ tăng trưởng TFP Tuy nhiên, hoạt động R&D hiện tại ở Việt Nam còn nhiều yếu

Trang 13

kém và cần phải có nhiều việc phải làm để cải thiện chúng Số doanh nghiệp có tiến hành các hoạt động R&D còn khiêm tốn2, đóng góp về tài chính và hoạt động của thành phần này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ Nguồn tài chính và các hoạt động R&D chủ yếu là do đóng góp của nhà nước (xem Hình 1.2)

Hình 1-1: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và khoa học công nghệ

Nguồn: Tổng hợp của CIEM (2011)3

Việc sử dụng nguồn ngân sách nhà nước để thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và phát triển tư nhân là hình thức hỗ trợ phổ biến ở nhiều nước Theo Eurostat (2009), tỷ trọng đóng góp của ngân sách nhà nước vào hoạt động R&D trong giai đoạn từ năm 1990 đến giữa những năm 2000 là khoảng 35% ở các nước EU27, 30% ở Hoa Kỳ và 18,5% ở Nhật Bản Hơn nữa, một lượng lớn các khoản tài trợ này được sử dụng để trợ cấp cho các hoạt động R&D do các DN tư nhân thực hiện

Luận cứ được sử dụng để ủng hộ cho chính phủ trợ cấp tài chính trực tiếp cho R&D là thất bại thị trường cản trở các doanh nghiệp đạt đến mức chi tiêu R&D tối ưu của xã hội (Arrow, 1962; Stiglitz, 1988) Thuộc tính không loại trừ (non-exclusion) giống như hàng hóa công (pulic goods) của hoạt động R&D có thể khiến cho các doanh nghiệp không được hưởng lợi đầy đủ từ kết quả nghiên cứu của họ, mà phải chia sẻ những lợi ích với các DN khác không tham gia vào quá trình nghiên cứu Theo Griliches, (1986) và Hall (2002a), sự không hoàn hảo của thị trường vốn cũng có thể làm cho các DN tư nhân bỏ qua các dự án R&D có giá trị về mặt xã hội Do rủi ro gắn liền với các hoạt động R&D và bất cân xứng

2 Theo “Báo cáo năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam – Kết quả điều tra năm 2011” của CIEM, DOE, GSO (2012), có khoảng 11% doanh nghiệp được khảo sát là có thực hiện R&D

3 CIEM (2011)

Trang 14

thông tin giữa người đi vay và người cho vay, cơ hội để DN có được nguồn tài chính để tham gia vào các hoạt động R&D là hạn chế Vì vậy, các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong đó có chính sách trợ cấp trực tiếp sẽ làm giảm rủi ro cho các dự án R&D có giá trị về

mặt xã hội, qua đó tạo ra động lực để các DN tham gia mạnh mẽ vào các dự án này

Hình 1-2: Tỷ lệ các nguồn chi cho R&D so sánh giữa Việt Nam và các nước

Nguồn: UNESCO Institute for Statistics; OECD4

Trợ cấp cho R&D có thể giúp làm giảm chi phí tư nhân của dự án Nhận được hỗ trợ có thể biến một dự án không có khả năng sinh lợi thành một dự án có khả năng sinh lợi từ đó tăng khả năng DN tham gia thực hiện dự án đó Bên cạnh đó, trợ cấp cũng có thể giúp tăng tốc

độ hoàn thành một dự án đã được tiến hành hoặc có thể giúp nâng cấp cơ sở nghiên cứu mà qua đó làm giảm chi phí cố định của các dự án R&D hiện tại và tương lai Thông qua các kênh tác động trên, trợ cấp R&D của chính phủ có khả năng kích thích chi tiêu R&D của

DN hiện tại và tương lai Nghiên cứu thực nghiệm của Klette và Moen (1998) kết luận rằng các khoản trợ cấp R&D đã kích thích các doanh nghiệp gia tăng chi tiêu R&D của họ Tuy nhiên, một số bằng chứng thực nghiệm khác lại cho thấy rằng trợ cấp R&D của chính phủ được DN sử dụng để thay thế chi tiêu cho R&D của họ Theo Wallsten (2000), các công ty công nghệ cao trẻ ở Mỹ đã giảm chi tiêu R&D sau khi nhận được trợ cấp của chính phủ dành cho doanh nghiệp nhỏ Busom (2000) thấy rằng đối với khoảng 30% DN Tây

4 Số liệu thống kê năm 2008: Hoa Kỳ; 2007: Singapore, Hàn Quốc, Japan, Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ; 2006: Malaysia, Thailand, 2005: Philippines; 2002: Việt Nam

Trang 15

Ban Nha trong mẫu, tài trợ từ chính phủ lấn át chi tiêu R&D của DN Một nguyên nhân của hiện tượng lấn át này là Chính phủ, dưới áp lực mạnh mẽ để tránh sự “lãng phí” công quỹ, có thể có xu hướng tài trợ cho các dự án có xác suất thành công cao hơn và kết quả được xác định rõ ràng Đây là những dự án có nhiều khả năng được tài trợ bởi DN, do đó các khoản trợ cấp R&D là không cần thiết và có thể chèn lấn nguồn lực R&D tư nhân Một kênh khác qua đó trợ cấp có khả năng lấn át chi tiêu tư nhân cho R&D là thông qua tác dụng của trợ cấp lên giá đầu vào R&D (ví dụ chi phí thuê nhân viên R&D) ít co giãn (David và Hall, 2000) Sau đó, do chi phí đầu vào cao, các DN có thể quyết định không tiếp tục tài trợ cho một dự án trước đây có khả năng sinh lợi

Ở Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào chỉ ra được tác động kích thích hay lấn át của trợ cấp trực tiếp đến chi tiêu của DN cho R&D trong bối cảnh nền kinh tế cần huy động nhiều nguồn lực tư nhân hơn dành cho hoạt động nghiên cứu và phát triển Vì vậy, nghiên cứu này sẽ xác định xem trợ cấp sẽ tác động đến chi tiêu R&D của

DN theo chiều hướng kích thích hay lấn át qua đó có các khuyến nghị chính sách phù hợp

để có thể huy động được nhiều nguồn lực hơn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định liệu trợ cấp có tác động như thế nào đến chi tiêu nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ của các doanh nghiệp ở Việt Nam Từ những phát hiện về tác động của trợ cấp trực tiếp của chính phủ cho hoạt động, nghiên cứu sẽ đề xuất những khuyến nghị chính sách thích hợp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường các hoạt động nghiên cứu và phát triển KHCN

Nghiên cứu sẽ tập trung trả lời hai câu hỏi:

 Câu hỏi 1 Doanh nghiệp nhận được trợ cấp có chi tiêu nhiều hơn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển KHCN không?

 Câu hỏi 2 Chính sách trợ cấp nào để khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường các hoạt động nghiên cứu và phát triển KHCN?

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng để chỉ ra tác động của tài trợ chính phủ đến hoạt động nghiên cứu và đổi mới khoa học công nghiệp của các doanh nghiệp ở Việt Nam Để tìm ra được mô hình thực nghiệm phù hợp, tác giả dựa trên những nghiên

Trang 16

cứu trước đây về tác động của tài trợ chính phủ đến hoạt động nghiên cứu và đổi mới khoa

học công nghệ của doanh nghiệp Mô hình thực nghiệm được sử dụng để ước tính tác động

của tài trợ chính phủ là mô hình hồi quy biến công cụ với các nghiên cứu tiêu biểu của

Aerts (2008), Clausen (2009), Czarnitzki và Hussinger (2004), Görg và Strobl (2007),

Hussinger (2008)

1.4 Cấu trúc luận văn

Nghiên cứu gồm có 5 chương Sau phần giới thiệu tổng quan về nghiên cứu ở chương 1,

chương 2 sẽ trình bày cơ sở lý thuyết cho hoạt động tài trợ chính phủ cho R&D và tác động

của tài trợ đến hoạt động nghiên cứu và đổi mới khoa học công nghệ của doanh nghiệp

Chương 3 tập trung trình bày về dữ liệu, lựa chọn mô hình thực nghiệm, mô tả các biến

cũng như phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn Chương 4 trình bày các

kết quả và những phát hiện chính của nghiên cứu, kết quả hồi quy cùng những thảo luận và

dự báo của mô hình Cuối cùng trong chương 5, tác giả tổng kết lại những phát hiện chính

của nghiên cứu đồng thời cũng đề xuất các khuyến nghị chính sách cụ thể dựa vào kết quả

của mô hình dự báo, cùng với đó là những hạn chế và hướng phát triển của đề tài

Trang 17

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 R&D và sự hỗ trợ của nhà nước vào hoạt động R&D

Trong vài thập kỷ vừa qua, sự thay đổi công nghệ đã nhận được sự quan tâm ngày càng tăng từ các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách vì sự thay đổi kích thích tỷ lệ tăng trưởng dài hạn của một quốc gia Một yếu tố quan trọng chi phối sự thay đổi công nghệ là

sự tích lũy kiến thức thông qua hoạt động đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (Becker và Pain, 2003) Theo định nghĩa của OECD (1994) thì “Nghiên cứu và phát triển (R&D) bao gồm công việc sáng tạo trên cơ sở hệ thống để gia tăng lượng kiến thức, bao gồm kiến thức của con người, văn hóa, xã hội và việc sử dụng các kiến thức này để đưa ra các ứng dụng mới”

R&D có các đặc điểm của hàng hóa công nên lợi ích nhận được của xã hội luôn cao hơn lợi ích nhận được của doanh nghiệp Bên cạnh đó R&D còn là hoạt động có độ rủi ro cao

và doanh nghiệp thực hiện R&D sẽ gánh chịu rủi ro trong trường hợp thất bại nhưng lại bị chia sẽ lợi ích khi thành công dẫn đến nhu cầu khám phá công nghệ thông qua R&D của doanh nghiệp rất thấp Chính vì vậy, mặc dù nhận thấy tầm quan trọng của R&D đối với sự tăng trưởng kinh tế dài hạn của doanh nghiệp cũng như quốc gia song mức R&D tối ưu xã hội không thể đạt được nếu như thiếu sự can thiệp của nhà nước Becker và Pain (2003) nhấn mạnh rằng thất bại thị trường là một lý do hợp lý cho sự can thiệp của nhà nước để hỗ trợ hoạt động R&D của doanh nghiệp

2.2 Một số hình thức hỗ trợ

Nhà nước có thể thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ, kích thích hoạt động R&D của doanh nghiệp, thường được phân loại thành ba nhóm chính Thứ nhất, nhà nước có thể khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động R&D thông qua các ưu đãi về thuế Ưu đãi thuế R&D

có thể giúp tăng đầu tư cho R&D và đôi chút lợi nhuận cho doanh nghiệp chỉ khi độ co giãn của R&D đối với chi phí là cao Chính phủ thực hiện công cụ chính sách này để làm giảm rủi ro cho hoạt động R&D thông qua việc cắt giảm thuế căn cứ vào mức chi tiêu cho R&D của doanh nghiệp Hiện nay, có nhiều hình thức để thực hiện ưu đãi thuế như khấu hao nhanh chi phí đầu tư, tín dụng thuế So với các phương thức hỗ trợ khác, đây là phương thức hỗ trợ minh bạch hơn và công cụ này là một cách tiếp cận thị trường có định hướng hơn Guellec và Van Pottelsberghe (2000) lập luận rằng ưu đãi thuế không phụ

Trang 18

thuộc vào hiệu quả của hoạt động R&D do đó công cụ này sẽ không tác động đến cơ cấu R&D

Thứ hai, chính phủ có thể trực tiếp tài trợ cho doanh nghiệp R&D thông qua việc cấp hoặc/

và chi mua sắm cho các dự án R&D của doanh nghiệp Theo OECD (1994), nguồn tài chính trực tiếp của chính phủ hỗ trợ cho hoạt động R&D của doanh nghiệp có thể phân thành hai loại, một đặc biệt cho việc mua hoàn toàn dự án R&D (kết quả của dự án là tài sản của chính phủ), các thể loại còn lại là chính phủ cam kết tài trợ hoặc trợ cấp cho doanh nghiệp thực hiện (kết quả R&D thuộc về doanh nghiệp) Young (1998) kết luận rằng việc mua, tài trợ, và các ưu đãi tài chính chiếm phần lớn hỗ trợ R&D của chính phủ dành cho doanh nghiệp Trong hình thức hỗ trợ này, các quỹ của chính phủ thực hiện mục tiêu hỗ trợ cho các dự án kỹ thuật cụ thể mà được cho là có khả năng mang lại hiệu quả cao cho xã hội Mặc dù chính phủ hỗ trợ trực tiếp cho dự án R&D thực hiện bởi các doanh nghiệp chủ yếu bao gồm mua và tài trợ, nhưng chính phủ vẫn có thể hỗ trợ trực tiếp thông qua một số hình thức khác như bảo lãnh vay, cho vay có điều kiện, và khoản vay chuyển đổi

Cuối cùng, thông qua tài trợ cho các nghiên cứu công cộng (viện nghiên cứu công và các trường đại học), chính phủ có thể gián tiếp hỗ trợ R&D của doanh nghiệp Do mục tiêu chính của các tổ chức công là tạo ra kiến thức cơ bản để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và những kiến thức này có thể được doanh nghiệp sử dụng để cải thiện các lợi ích riêng của

họ về đầu tư R&D Bên cạnh đo, nghiên cứu cơ bản cũng có thể mở ra cơ hội mới để nghiên cứu kinh doanh, do đó ảnh hưởng đến năng suất Thông qua hiệu ứng lan toả công nghệ, chính sách có khả năng để kích thích chi tiêu của doanh nghiệp cho các hoạt động R&D

Khi chính phủ cam kết tài trợ của mình với mục tiêu khuyến khích R&D tư nhân, họ có thể nhắm trực tiếp tài trợ cho doanh nghiệp thông qua việc trợ cấp hoặc/ và mua dự án R&D tư nhân để giảm chi phí cho doanh nghiệp, hoặc có thể hỗ trợ gián tiếp bằng cách cung cấp các cơ hội công nghệ sẵn có để các doanh nghiệp Nếu các chính sách hoạt động tốt, sau đó tài trợ công và chi tiêu tư nhân sẽ được bổ sung, có nghĩa là tăng cường độ của một dự án

sẽ nâng cao các dự án khác Tuy nhiên, những công cụ chính sách có thể gặp phải bốn thách thức chính: hiệu ứng chèn lấn hoàn toàn, hiệu ứng chèn lấn một phần, không có ảnh hưởng, và biến dạng phân bổ Streicher, Schibany và Gretzmacher (2004) lập luận rằng chi phí R&D và các phản ứng đối với hỗ trợ R&D là kết quả của các quyết định nội bộ của

Trang 19

doanh nghiệp Do đó, các công cụ chính sách của chính phủ có thể không (hoặc chỉ một phần) ảnh hưởng đến chi tiêu R&D trực tiếp của doanh nghiệp

Hình 2-1: Tác động của trợ cấp đến chi tiêu cho R&D của doanh nghiệp

Nguồn: Input Additionality Effects of R&D Subsidies in Austria (2004).

Thứ nhất, các hiệu ứng chèn lấn (crowding-out) hoàn toàn ngụ ý rằng hỗ trợ của chính phủ được doanh nghiệp xem như là "vận may bất ngờ" Doanh nghiệp sử dụng khoản hỗ trợ đó chỉ đơn giản là để thay thế chi tiêu của mình Hơn nữa, chi tiêu chính phủ có thể làm tăng chi phí R&D để lấn át chi tiêu tư nhân Goolsbee (1998), David và Hall (2000), đã thấy rằng tài trợ của chính phủ tăng đáng kể mức lương của các nhà nghiên cứu Ví dụ, tài trợ của chính phủ có thể làm tăng mức lương của các nhà nghiên cứu, mặc dù tổng số tiền chi phí R&D có vẽ cao hơn, nhưng không có gì thực sự thay đổi, và số tiền thực sự của R&D

có thể còn thấp hơn so với trước đây Các hiệu ứng chèn lấn một phần có nghĩa là các công

ty có thể tăng chi tiêu cho R&D của họ, nhưng ít hơn so với số tiền hỗ trợ của chính phủ Thứ hai, hỗ trợ công không có ảnh hưởng về chi tiêu R&D tư nhân xảy ra khi các doanh nghiệp duy trì mức chi tiêu cho R&D của họ, và sử dụng toàn bộ khoản trợ cấp để mở rộng tổng số nghiên cứu Bởi vì doanh nghiệp muốn làm R&D nhiều hơn của họ để tăng cường

Trang 20

lợi thế của trên thị trường, nhưng khả năng tài chính của doanh nghiệp lại không đủ để thực hiện việc đó

Thứ ba, hiệu ứng kích thích (crowding-in) phản ánh tác động kích thích của hỗ trợ công đến chi tiêu R&D tư nhân, có nghĩa là với một đơn vị hỗ trợ công dành cho R&D sẽ gia tăng chi tiêu doanh nghiệp cho R&D nhiều hơn một đơn vị

Cuối cùng, những lý do gây biến dạng về phân phối là các quỹ của chính phủ phân bổ cho các dự án theo cách kém hiệu quả hơn so với thị trường sẽ làm Nếu chính phủ tài trợ trực tiếp cho những dự án mà doanh nghiệp sẵn sàng thực hiện trong mọi trường hợp thì sẽ dẫn đến kết quả các nguồn lực không được phân bổ hiệu quả Hơn nữa, trong thị trường không hoàn hảo, có khả năng chính phủ cung cấp hỗ trợ tài chính cho một công ty/ dự án kém hiệu quả, gây ra sự lãng phí về nguồn lực

2.3 Các nghiên cứu trước đây về tác động của hỗ trợ của nhà nước đối với hoạt động R&D của doanh nghiệp

Trong phần này, nghiên cứu trình bày một cái nhìn tổng quan về kết quả và phương pháp được sử dụng trong các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của tài trợ công trong R&D Mặc dù các nghiên cứu sau thường có xu hướng ước tính tác động giảm (đối với các khía cạnh khác nhau của hỗ trợ R&D) so với các nghiên cứu trước đó tuy nhiên chủ yếu vẫn cho thấy tài trợ công trong R&D tác động tích cực và đáng kể đến hoạt động R&D của doanh nghiệp

Vấn đề chính trong các nghiên cứu này là xử lý vấn đề thiên lệch do những doanh nghiệp nhận được trợ cấp của chính phủ thường không được lựa chọn một cách ngẫu nhiên Thay vào đó, nói chung, các dự án được chính phủ lựa chọn là các dự án có giá trị kinh tế dự kiến cao nhất Các nghiên cứu gần đây cố gắng xử lý sự thiên lệch này bằng các sử dụng các phương pháp phù hợp

Gonzalez và cộng sự (2005) ước tính xác suất để một doanh nghiệp có thể nhận được trợ cấp, giả định một tập hợp các quan sát của doanh nghiệp được xác định trước (xác định các yếu tố đặc điểm doanh nghiệp như kích cỡ, số năm hoạt động, ngành nghề, vị trí, tốc độ tăng vốn), để từ đó xác định tác động nhỏ nhưng tích cực của tài trợ lên đầu tư R&D của doanh nghiệp ở Tây Ban Nha

Trang 21

Görg và Strobl (2007) sử dụng kết hợp phương pháp ghép cặp (matching method) và phương pháp khác biệt trong khác biệt (DID) để thấy được rằng ở Ireland, một khoản tài trợ nhỏ của Chính phủ sẽ có tác dụng bổ sung vào đầu tư R&D của DN trong nước trong khi một khoản tài trợ lớn hơn sẽ có tác động chèn lấn Điều đó cho thấy, một khoản trợ cấp lớn sẽ tạo cho các DN có nhiều động cơ hơn để cắt giảm chi phí R&D của mình mà lại không gây thiệt hại cho dự án Nghiên cứu này cũng thấy rằng, đối với doanh nghiệp nước ngoài thì trợ cấp không có tác động kích thích lẫn lấn át bất kể kích thước của gói trợ cấp

Lý giải cho sự khác biệt này là mặc dù trợ cấp có thể không ảnh hưởng đến tổng chi tiêu của các công ty đa quốc gia cho R&D nhưng lại ảnh hưởng đến địa điểm thực hiện Cụ thể, các công ty này thay vì tiến hành chủ yếu các hoạt động R&D ở trụ sở chính sẽ dịch chuyển một số hoạt động đến Ireland khi nhận được trợ cấp

Hussinger (2008) sử dụng phương pháp hồi quy two-step selection để ước lượng được tài trợ R&D của Chính phủ có tác động thúc đẩy đầu tư R&D của doanh nghiệp ở Đức Lach (2002) và Wallsten (2000) đã không tìm thấy tác động của trợ cấp đến cường độ đổi mới, năng suất của doanh nghiệp bằng các sử dụng các biến công cụ và so sánh đơn giản các doanh nghiệp được nhận trợ cấp và không được nhận trợ cấp

Baghana (2010) sử dụng điều kiện bán tham số với phương pháp khác biệt trong khác biệt (DID) để ước tính tác động của tài trợ công cho R&D đến chi tiêu tư nhân cho R&D và đến sự tăng trưởng năng suất của doanh nghiệp ở Quebec, Canada trong bối cảnh có ưu đãi tài chính cho R&D (như tín dụng thuế) Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng ảnh hưởng của

ưu đãi tài chính về năng suất và tác động kích thích được nâng cao khi kết hợp với các khoản trợ cấp Những kết quả này cho thấy rằng thay vì lựa chọn giữa ưu đãi tài chính và trợ cấp thì tốt hơn là xác định mức trợ cấp phù hợp cho doanh nghiệp sau khi đã cung cấp các ưu đãi tài chính cho R&D

Các nghiên cứu đã được giới thiệu đều đã làm nổi bật ảnh hưởng của việc tăng chi tiêu R&D của chính phủ Tuy nhiên, sự liên kết giữa chi tiêu R&D và đổi mới có thể không hoạt động nếu như tồn tại những hạn chế trong cơ cấu của hệ thống R&D được đề cập bởi Roper (2010) trong một nghiên cứu ở các nước Tây Balkan Dựa trên những bằng chứng kinh tế lượng, ông thấy rằng chi tiêu và phát triển kỹ năng R&D không dẫn đến sự gia tăng trong hoạt động đổi mới sản xuất do sai sót về cơ cấu và qua đó chỉ ra sự cần thiết phải có

sự can thiệp của nhà nước để giải quyết các trục trặc hệ thống

Trang 22

Sayek (2009) phân chia các tác động của gói tài trợ R&D theo hiệu suất và tài chính, qua

đó thấy rằng tác động của hoạt động R&D của chính phủ đến hoạt động R&D của khu vực

tư nhân có vẻ có tác động mạnh mẽ hơn về mặt tài chính hơn là hiệu suất Ngược lại, Czarnitzki và cộng sự (2004) phát hiện ra hiệu ứng tự phân tách (hiệu suất và tài chính) nhưng với các khoản tín dụng thuế cũng như với các can thiệp để thúc đẩy R&D của chính phủ Các tác giả thấy rằng không những tín dụng thuế tác động tích cực đến quyết định đầu

tư cho hoạt động R&D của doanh nghiệp mà còn tác động đến sự đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy: i) Ưu đãi tài chính có ảnh hưởng ngắn hạn đến chi tiêu R&D của doanh nghiệp trong khi hoạt động R&D của chính phủ kích thích trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn; ii) Độ lớn của tác động của trợ cấp R&D thay đổi phụ thuộc vào tỷ lệ trợ cấp và có dạng chữ U ngược, cho thấy hiệu quả tăng lên cho đến khi tỷ

lệ trợ cấp đạt đến ngưỡng trong khoảng từ 5% đến 25% và giảm hiệu quả khi vượt ngưỡng; iii) Các công cụ chính sách càng ổn định thì càng tác động kích thích càng lớn đến hoạt động R&D của doanh nghiệp và iv) Các công cụ chính sách và biện pháp khuyến khích trong R&D có tác động thay thế lẫn nhau tức là nâng cao tác động của chính sách/ biện pháp này sẽ làm giảm tác động của chính sách/ biện pháp khác

Như đã trình bày ở trên, cả trợ cấp lẫn giá trị của khoản trợ cấp này không phải được phân

bố một cách ngẫu nhiên cho các doanh nghiệp Do đó, cần phải kiểm soát những khác biệt ban đầu giữa các doanh nghiệp được trợ cấp và không được trợ cấp có liên quan đến cả khoản tài trợ và chi tiêu R&D (Aerts và Czarnitzki, 2004; Almus và Czarnitzki, 2003; Busom, 2000; Blanes và Busom, 2004; Czarnitzki, 2001; Czarnitzki và Hussinger, 2004; Czarnitzki và Fier, 2002; Wallsten, 2000)

Theo Hall (2002b), các DN lớn có lợi thế hơn các DN nhỏ để sử dụng các quỹ nội bộ phục

vụ cho hoạt đông R&D của họ, trong khi doanh nghiệp nhỏ hơn thường đối mặt với vấn đề hạn chế về vốn Bên cạnh đó, DN lớn với ưu thế có lợi ích kinh tế theo quy mô và phạm vi khi thụ hưởng các kết quả của hoạt động R&D nên có nhiều động cơ để đầu tư cho R&D hơn DN nhỏ (Hussinger, 2008) Vì vậy, độ lớn của một doanh nghiệp nhiều khả năng ảnh hưởng đến chi tiêu cho R&D của doanh nghiệp đó

Do các hạn chế về nguồn lực, các doanh nghiệp trẻ hơn có động cơ mạnh mẽ hơn trong việc xin trợ cấp so với các doanh nghiệp lâu năm Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng các doanh nghiệp có kinh nghiệm có nhiều khả năng để được nhận trợ cấp

Trang 23

Nghiên cứu từ Đức (Hussinger, 2006), từ Bỉ (Aerts và Czarnitzki, 2004), từ Pháp (Duguet, 2004) và từ Hoa Kỳ (Wallsten, 2000), cho thấy rằng các doanh nghiệp lâu năm có xác suất cao hơn để nhận được trợ cấp cho R&D so với các doanh nghiệp mới thành lập Mặc dù một số nghiên cứu đã tìm thấy rằng thời gian hoạt động của doanh nghiệp không quan trọng đối với khả năng tiếp cận với các khoản trợ cấp nhưng theo Herrera và Heijs (2004) thì một doanh nghiệp trẻ rất khó khăn trong việc tiếp cận các tài trợ Ngoài ra, doanh nghiệp trẻ do hạn chế về kinh nghiệm trong việc tiếp nhận kiến thức và nguồn lực R&D hiện tại làm cho họ phải chi tiêu nhiều hơn cho R&D để tăng khả năng cạnh tranh (Hussinger, 2008)

Các DN đã đổi mới thành công trong quá khứ có thể có nhiều khả năng nhận được tài trợ

từ chính phủ trong nếu chiến lược của chính phủ trong chính sách công nghệ là “chọn người chiến thắng” Giả định rằng các DN đổi mới (thành công) trong quá khứ cũng có thể

là người đổi mới trong tương lai Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hoạt động đổi mới trong quá khứ, đại diện bởi số sáng kiến, giải pháp kỹ thuật được áp dụng, liên quan tích cực đến xác suất DN nhận được trợ cấp từ chính phủ (Aerts và Czarnitzki, 2004; Blanes và Busom, 2004; Czarnitzki và Hussinger, 2004; Hussinger, 2006)

Các doanh nghiệp xuất khẩu một số hoặc tất cả các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ thường phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế và có nhiều khả năng cạnh tranh của mình thông qua các hoạt động đổi mới trong đó có hoạt động R&D Theo Blanes

và Busom (2004), chính sách của các nước được cho là hướng đến trợ cấp cho các dự án R&D có khả năng thành công cao nhằm tăng cường và thúc đẩy khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp hoặc các ngành trọng điểm Ngoại trừ nghiên cứu của Busom (2000) cho trường hợp chương trình R&D ở Tây Ban Nha, các nghiên cứu khác đã cho thấy rằng các doanh nghiệp xuất khẩu có nhiều khả năng để nhận được tài trợ từ chính phủ cho các hoạt động R&D (Almus và Czarnitzki, 2003; Aerts và Czarnitzki, 2004; Hussinger, 2006; Czarnitzki và Hussinger, 2004)

Aerts (2008) cho rằng DN có cường độ vốn càng lớn thì khả năng nhận được trợ cấp R&D

từ chính phủ sẽ cao hơn đồng thời cũng có khả năng chi nhiều hơn cho hoạt động R&D Nguyên nhân được cho là các DN có cường độ vốn lớn hơn có khả năng vượt qua sự không hoàn hảo của thị trường vốn cao hơn Bên cạnh đó, cường độ vốn lớn đem lại khả năng đối ứng vốn tốt hơn cho DN trong các dự án R&D được tài trợ, là một điểm cộng

Trang 24

quan trọng cho chính sách lựa chọn người “chiến thắng” của chính phủ Theo Klette và Moen (1998), các DN có dòng tiền tốt hơn được cho là có nhiều khả năng chuyển hướng các nguồn lực vào hoạt động R&D Bên cạnh đó, các công ty tăng trưởng cao có thể có khả năng cao hơn để được trợ cấp, đặc biệt là nếu các chính sách hỗ trợ R&D của chính phủ nhắm đến mục tiêu hỗ trợ những doanh nghiệp có tiềm lực (Blanes và Busom, 2004) Archibugi và Iammarino (1999) chỉ ra rằng chính quyền phải thực hiện một lựa chọn về việc có hay không để các chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài nhận trợ cấp R&D và quyết định này cũng có thể ảnh hưởng đến chi tiêu cho R&D của doanh nghiệp Trong khi, chính sách hỗ trợ công nghệ ở Hoa Kỳ dường như cho phép doanh nghiệp nước ngoài có thể được tiếp cận với các khoản trợ cấp (Archibugi và Iammarino, 1999) thì các nghiên cứu từ một số nước châu Âu cho thấy rằng các doanh nghiệp nước ngoài có ít khả năng hơn để nhận được các khoản trợ cấp (Almus và Czarnitzki, 2003; Herrera và Heijs, 2004; Busom, 2000; Aerts và Czarnitzki, 2004; Hussinger, 2006) Nghiên cứu thực nghiệm cũng

đã phát hiện ra rằng tài trợ công cho R&D không có tác động đến chi tiêu R&D của doanh nghiệp nước ngoài (Görg và Strobl, 2005) Nguyên nhân có thể là chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài có thể được hưởng lợi từ hoạt động R&D của công ty mẹ và không có động lực để tham gia vào các hoạt động R&D ở nước sở tại

Trang 25

Bảng 2-1: Tóm tắt một số nghiên cứu đánh giá tác động của trợ cấp đến chi tiêu R&D của DN

Tác giả Dữ liệu Biến kiểm soát Phương pháp Tác động

Busom (2000) Tây Ban Nha (1988) Quy mô, áp dụng biện pháp kỹ thuật, tỷ

lệ xuất khẩu, biến giả ngành OLS + Wallsten (2000) Mỹ (1990-1992)

Quy mô, số năm hoạt động, áp dụng biện pháp kỹ thuật, biến giả ngành và biến giả vùng

IV, 3SLS -

Czarnitzki và Fier

(2002) Đức (1996, 1998) Quy mô, số năm hoạt động, biến giả

ngành, biến giả hình thức pháp lý PS + Lach (2002) Isreal (1990-1995) Quy mô, doanh thu DID +/- Aerts và Czarnitzki

(2004) Bỉ (1998-2000)

Quy mô, tập đoàn, sở hữu nước ngoài, xuất khẩu, vốn, nợ, dòng tiền PS + Czarnitzki và

Hussinger (2004) Đức (1992-2000) Quy mô, số năm thành lập, xuất khẩu,

nhập khẩu, sở hữu nước ngoài PS +

Trang 26

Tác giả Dữ liệu Biến kiểm soát Phương pháp Tác động Gorg và Strobl

Hussinger (2008) Đức (1992-2000) Quy mô, thị phần, số năm thành lập,

xuất khẩu, sở hữu nước ngoài

Two-step selection +

Claussen (2009) Na Uy (1999-2001)

Quy mô, số năm thành lập, dòng tiền, sở hữu nước ngoài, áp dụng biện pháp kỹ thuật

Trang 27

Chương 3: MÔ HÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC ƯỚC LƯỢNG

3.1 Nguồn dữ liệu

Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là từ cuộc tổng điều tra doanh nghiệp hàng năm được tiến hành bởi Tổng cục Thống kê (GSO) bắt đầu từ năm 2000 với phương pháp điều tra toàn bộ kết hợp chọn mẫu

Tất cả các doanh nghiệp nhà nước (100% vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước đã được

cổ phần hóa có vốn nhà nước chiếm trên 50%), doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp ngoài nhà nước có từ 10 lao động trở lên đều được điều tra Các doanh nghiệp ngoài nhà nước có dưới 10 lao động được điều tra dưới hình thức chọn mẫu

Cuộc khảo sát được thực hiện trên các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ và

29 ngành sản xuất, được chia thành 3 cụm công nghiệp, gồm 4 ngành công nghiệp khai thác

mỏ và khai thác đá; 2 ngành công nghiệp điện, khí đốt và cung cấp nước; và 23 ngành công nghiệp chế biến khác

Bộ câu hỏi điều tra thu thập lượng thông tin phong phú của doanh nghiệp về nhiều vấn đề như quyền sở hữu, sản lượng, doanh thu, tài sản, việc làm, sản phẩm, … và bắt đầu từ năm 2008 có thêm câu hỏi về hoạt động R&D

Nghiên cứu này sử dụng các quan sát trong năm 2010 trong bộ dữ liệu của GSO Sau khi tiến hành sửa chữa/ loại bỏ các quan sát có dữ liệu không đầy đủ thì dữ liệu còn lại gồm 1331 quan sát

3.2 Lựa chọn mô hình

Mô hình phân tích mà nghiên cứu sử dụng là mô hình biến công cụ, được trình bày ở bên dưới trong đó phương trình 3.1 là phương trình hồi quy chính mà nghiên cứu quan tâm Do việc lựa chọn DN nhận trợ cấp của cơ quan tài trợ không phải là sự lựa chọn ngẫu nhiên mà phụ thuộc vào đặc điểm của DN nên biến độc lập SUB có nhiều khả năng tương quan với phần dư trong phương trình 3.1 qua đó làm nảy sinh vấn đề nội sinh Phương trình 3.2 là phương trình hồi quy phụ trong đó sử dụng các biến công cụ để giải quyết vấn đề biến nội sinh trong phương trình 3.1

Trang 28

RDX = β0 + β1SUB + β3EMP + β4iAGE + β5iPTA + β6iEXP + β7CAPint + β8CASHFint + β9FDI + ui (3.1)

SUB = π0 + π1EMP + π2AGE + π3PTA + π4EXP + π5CAPint + π6CASHFint + π7FDI +

π8Pro_Emp+ π9Sub_Ind + vi (3.2)

Trong đó:

RDX : Chi cho nghiên cứu và phát triển của DN

SUB : Tài trợ công cho R&D

EXP : Quy mô của DN

AGE : Số năm hoạt động của DN

PTA : Sáng kiến, giải pháp kỹ thuật áp dụng

EXP : Xuất khẩu của DN

CAPint : Vốn của DN

CASHFint : Dòng tiền của DN

FDI : Sở hữu nước ngoài

Pro_Emp : Lịch sử dự án R&D của doanh nghiệp

Sub_Ind : Trung bình trợ cấp theo ngành công nghiệp

3.3 Mô tả biến

Tài trợ công cho R&D (SUB)

Tổng trợ cấp doanh nghiệp nhận được – Biến định lượng, có đơn vị là triệu đồng, có giá trị

là logarit của tổng trợ cấp của Chính phủ tài trợ hoạt động R&D cho doanh nghiệp được khảo sát cộng thêm 1 VNĐ

Wallsten (2000) trong nghiên cứu về tác động của chương trình SBIR5 lại thấy rằng trợ cấp lại

có tác động chèn lấn đối với chi tiêu của DN cho R&D Ngược lại, nghiên cứu của Guellec và Van Pottelsberghe (2000) cho thấy rằng trợ cấp từ Chính phủ có tác động kích thích chi tiêu tư nhân cho R&D, cụ thể tương ứng với 1 đô-la trợ cấp, DN chi 1,70 đô-la cho hoạt động R&D của mình Các tác giả Claussen (2009), Aerts (2008) cũng tìm thấy tác động tương tự trong nghiên cứu của họ về tác động của trợ cấp đối với chi tiêu R&D của DN Ali-Yrkkö (2005)

5 SBIR (Small Business Innovative Research) là chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu nhỏ được thành lập bởi chính phủ Hoa Kỳ vào năm 1998 với sự tham gia hỗ trợ của 12 cơ quan ngang bộ trong Chính phủ

Ngày đăng: 26/10/2015, 16:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2012
5. Hồng Hạnh (2013), “Trung Quốc: Phát triển bền vững ưu tiên khoa học công nghệ”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Số 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc: Phát triển bền vững ưu tiên khoa học công nghệ”, "Tạp chí Khoa học & Công nghệ
Tác giả: Hồng Hạnh
Năm: 2013
8. Nguyễn Hồng Sơn (2012), “Cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam: Một số hạn chế và giải pháp hoàn thiện”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, Số 6(194) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam: Một số hạn chế và giải pháp hoàn thiện”, "Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới
Tác giả: Nguyễn Hồng Sơn
Năm: 2012
9. Phùng Xuân Nhạ, Lê Quân (2013), “Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam”, "Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh
Tác giả: Phùng Xuân Nhạ, Lê Quân
Năm: 2013
10. Tự Cường (2014), “Chuyển giao công nghệ từ các dự án FDI: Chờ bước bứt phá hiệu quả và thiết thực”, Báo Đại biểu nhân dân, truy cập ngày 20/04/2015 tại địa chỉ:http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=75&NewsId=276942 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển giao công nghệ từ các dự án FDI: Chờ bước bứt phá hiệu quả và thiết thực”, "Báo Đại biểu nhân dân
Tác giả: Tự Cường
Năm: 2014
11. Aerts, K. (2008), “Who writes the pay slip? Do R&D subsidies merely increase researcher wage?”, Faculty of Business and Economics Sách, tạp chí
Tiêu đề: Who writes the pay slip? Do R&D subsidies merely increase researcher wage?”
Tác giả: Aerts, K
Năm: 2008
12. Aerts, K., Czarnitzki, D. (2004), “Using Innovation Survey Data to Evaluate R&D policy: The Case of Belgium”, ZEW Discussion Paper, No. 04-55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Using Innovation Survey Data to Evaluate R&D policy: The Case of Belgium”, "ZEW Discussion Paper
Tác giả: Aerts, K., Czarnitzki, D
Năm: 2004
13. Aerts, K., Czarnitzki, D. (2006), “The impact of public R&D funding in Flanders”, IWT M&A study 54, Brussels Sách, tạp chí
Tiêu đề: The impact of public R&D funding in Flanders”
Tác giả: Aerts, K., Czarnitzki, D
Năm: 2006
14. Ali-Yrkkử, J., (2004), “Impact of Public R&D Financing on Private R&D – Does Financial Constraint Matter?”, Discussion Paper, No. 943 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Impact of Public R&D Financing on Private R&D – Does Financial Constraint Matter?”, "Discussion Paper
Tác giả: Ali-Yrkkử, J
Năm: 2004
15. Almus, M., Czarnitzki, D. (2003), “The Effects of Public R&D Subsidies on Firms’ Innovation activities: The Case of Eastern Germany”, Journal of Business & Economic Statistics Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Effects of Public R&D Subsidies on Firms’ Innovation activities: The Case of Eastern Germany”
Tác giả: Almus, M., Czarnitzki, D
Năm: 2003
16. Archibugi, D., Iammarino, S. (1999), “The Policy Implications of the Globalisation of Innovation”, Research Policy, 28(317-336) Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Policy Implications of the Globalisation of Innovation”, "Research Policy
Tác giả: Archibugi, D., Iammarino, S
Năm: 1999
17. Baghana, R. (2010), “Public R&D Subsidies and Productivity: Evidence from Firm- Level Data in Quebec”, MERIT Working Paper, No. 055 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Public R&D Subsidies and Productivity: Evidence from Firm-Level Data in Quebec”, "MERIT Working Paper
Tác giả: Baghana, R
Năm: 2010
18. Baum, C.F., Schaffer, M.E. and Stillman, S. (2003), “Instrumental Variables and GMM: Estimation and Testing”, The Stata Journal, 3(1), 1-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Instrumental Variables and GMM: Estimation and Testing”, "The Stata Journal
Tác giả: Baum, C.F., Schaffer, M.E. and Stillman, S
Năm: 2003
19. Becker, B., Pain, N. (2003), “What Determines Industrial R&D Expenditure in the UK?”, NIESR Discussion Paper, 211 Sách, tạp chí
Tiêu đề: What Determines Industrial R&D Expenditure in the UK?”
Tác giả: Becker, B., Pain, N
Năm: 2003
20. Blanes, J. V., Busom, I. (2004), “Who participates in R&D subsidy programs?: The case of Spanish manufacturing firms”, Research Policy, 33(10), 1459–1476 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Who participates in R&D subsidy programs?: The case of Spanish manufacturing firms”, "Research Policy, 33
Tác giả: Blanes, J. V., Busom, I
Năm: 2004
21. Busom, I. (2000), “An Empirical Evaluation of the Effects of R&D Subsidies”, Economics of Innovation and New Technology Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Empirical Evaluation of the Effects of R&D Subsidies”
Tác giả: Busom, I
Năm: 2000
22. Clausen, T.H. (2009), “Do subsidies have positive impacts on R&D and innovation activities at the firm level?”, Structural Change and Economic Dynamics, 20(4), 239–253 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Do subsidies have positive impacts on R&D and innovation activities at the firm level?”, "Structural Change and Economic Dynamics
Tác giả: Clausen, T.H
Năm: 2009
23. Czarnitzki, D., Ebersberger, B., Fier, A. (2007), “The relationship between R&D collaboration, subsidies and R&D performance: Empirical evidence from Finland and Germany”, Journal of Applied Econometrics, 22(7), pp. 1347–1366 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The relationship between R&D collaboration, subsidies and R&D performance: Empirical evidence from Finland and Germany”, "Journal of Applied Econometrics
Tác giả: Czarnitzki, D., Ebersberger, B., Fier, A
Năm: 2007
24. Czarnitzki, D., Fier, A. (2002), “Do Innovation Subsidies Crowd Out Private Investment? Evidence from the German Service Sector”, Applied Economics Quarterly, No. 48, pp. 1-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Do Innovation Subsidies Crowd Out Private Investment? Evidence from the German Service Sector”, "Applied Economics Quarterly
Tác giả: Czarnitzki, D., Fier, A
Năm: 2002
25. Czarnitzki, D., Hussinger, K. (2004), “The Link between R&D Subsidies, R&D Spending and Technological Performance”, SSRN Scholarly Paper, No. ID 575362 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Link between R&D Subsidies, R&D Spending and Technological Performance”, "SSRN Scholarly Paper
Tác giả: Czarnitzki, D., Hussinger, K
Năm: 2004

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w