0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Khuyến nghị chính sách

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TRỢ CẤP ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP (Trang 41 -41 )

Phát hiện chính của nghiên cứu này là thấy được tác động kích thích của trợ cấp đối với chi tiêu cho R&D của doanh nghiệp nhận được trợ cấp. Tác động này phù hợp với mong muốn của các chương trình tài trợ. Bên cạnh đó, nghiên cứu vẫn nhận thấy các DN trong nước tham gia hạn chế vào hoạt động R&D so với các DN nước ngoài. Do đó, Chính phủ bên cạnh việc phải tăng cường tài trợ vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển trong bối cảnh chi tiêu cho

hoạt động này vẫn còn thấp cũng cần phải có những chính sách phù hợp để đảm bảo và tăng cường hiệu quả các chương trình tài trợ. Dưới đây là một số gợi ý chính sách để có thể gia tăng hiệu quả của các chương trình tài trợ cho R&D, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia nhiều hơn vào hoạt động nghiên cứu và phát triển.

Gợi ý chính sách 1: Chính phủ cần gấp rút tăng cường nền tảng thông tin về chính sách, tiêu chí và thông lệ đánh giá khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Việt Nam có thể hưởng lợi nhiều hơn từ việc tài trợ cho các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện R&D nếu chương trình đó được thiết kế và thực hiện theo đúng chuẩn thông lệ tốt. Các chương trình tài trợ cần phải được đánh giá một cách toàn diện và liên tục để cung cấp thông tin cho cơ quan tài trợ hợp lý hóa và định hướng lại các hoạt động hỗ trợ. Chính vì vậy, Chính phủ cần xây dựng tiêu chí và thông lệ đánh giá hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, việc đánh giá hiệu quả tài trợ cũng cần phải được thực hiện một cách hiệu quả, kịp thời và minh bạch đồng thời kết quả đánh giá này phải được xem là tiêu chí quan trọng trong việc xét duyệt các kế hoạch tài trợ tiếp theo.

Gợi ý chính sách 2: Hướng đến các chương trình đổi mới ở cấp độ quốc tế

Kết quả phân tích cho thấy các DN Việt Nam chủ yếu nghiên cứu và phát triển để ứng dụng những quy trình có sẵn chứ chưa thực sự tạo ra một quy trình mới đối với thế giới. Mặc dù DN vẫn có khả năng cạnh tranh khi áp dụng những quy trình đó nhưng trong bối cảnh hội nhập, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, những quy trình hoàn toàn mới là cần thiết giúp DN năng cao khả năng cạnh tranh. Do đó, Chính phủ cần thể hiện vai trò định hướng của mình thông qua các chương trình tài trợ trong đó ưu tiên hơn cho các dự án có khả năng tạo được sản phẩm hay quy trình hoàn toàn mới.

Gợi ý chính sách 3: Chính phủ cần tăng cường hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu của các viện hay trường đại học cũng như tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường sự hợp tác trong hoạt động nghiên cứu và phát triển.

Tài trợ cho R&D đã cho thấy sự hiệu quả tuy nhiên nếu tài trợ quá mức có thể gây nên tâm lý ỷ lại ở các DN. Vì vậy, việc tài trợ cho các viện nghiên cứu không những có thể năng cao năng

lực khoa học và công nghệ của quốc gia mà còn hạn chế được tâm lý ỷ lại trong các DN. Bên cạnh đó, việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác trong hoạt động nghiên cứu và phát triển giữa DN với các viện nghiên cứu cũng như giữa các DN với nhau sẽ giúp các bên tham gia chia sẽ và giảm bớt rủi ro. Chính vì vậy, thông qua việc hỗ trợ cho các viện nghiên cứu cũng như tạo điều kiển để tăng cường hợp tác sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho các DN tham gia tích cực hơn vào R&D đặc biệt là các DN trong nước.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TRỢ CẤP ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP (Trang 41 -41 )

×