1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN cứu tác ĐỘNG của lạm PHÁT đến TĂNG TRƯỞNG KINH tế VIỆT NAM

120 535 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

Cuối cùng, các nghiên cứu của tác giả trong giai đoạn 1995 đến quý 2 2014 cũng phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trước đây được đề cập ở phần trên về mối quan hệ thuận và nghịch

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Tôi xin chân thành cám ơn quý thầy cô Trường Đại học Tài chính – Marketing đã trang bị cho tôi những kiến thưc bổ ích của chương trình Cao học trong hơn 2 năm qua

Tôi cũng xin chân thàn cám ơn giảng viên TS NGUYỄN THỊ MỸ DUNG

đã tận tình hướng dẫn tôi trong 8 tháng qua để tôi hoàn thành bài luận văn thạc sĩ Tôi dành nhiều tình cảm cám ơn các đơn vị, các bạn đồng nghiệp và các bạn trong lớp, trong khóa Cao học đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận văn thạc sĩ

Tôi cũng ghi nhận và biết ơn gia đình đã dành cho tôi những tình cảm, động viên tôi hoàn thành chương trình cao học Tài chính – Ngân hàng

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài luận văn tôi tự viết trên cơ sở số liệu độc lập tự tìm kiếm từ các tài liệu thống kê và luận văn này chưa được công bố trên các ấn phẩm nào trước đó

Trang 4

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài này đã tổng hợp, hệ thống hóa và vận dụng các nghiên cứu từ trước tới nay về mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát, đặc biệt là việc xem xét ứng dụng nghiên cứu của Shahzad Hussain (2011), Shahnawaz Malik (2011) trong đề tài “Inflation and Economic Growth: Evidence from Pakistan” vào thực tiễn diễn biến mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát của Việt nam từ Quý 1 năm 1995 đến quý 2 năm 2014

Đề tài tập trung vào trả lời các câu hỏi nghiên cứu : (1) Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam đang diễn ra như thế nào trong dài hạn (2) Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam đang diễn

ra như thế nào trong ngắn hạn?(3) Có tồn tại các ngưỡng lạm phát mà có tác động theo các chiều hướng khác Nghiên cứu sử dụng nguồn số liệu theo quý trong giai đoạn nghiên cứu với:

Tăng trưởng kinh tế được nghiên cứu thông qua chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân theo quý (có 2 đơn vị tính theo % phản ánh tỷ lệ tăng trưởng và tỷ đồng phản ánh sản lượng)

Lạm phát được nghiên cứu qua chỉ số giá tiêu dùng theo quý và được xác định tại thời điểm cuối mỗi quý (với kỳ gốc là năm 2005 = 100 điểm và được thu thập xem xét theo tỷ lệ % của kỳ sau so với cùng kỳ năm trước)

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

1 GDP trung bình theo quý của cả thời kỳ 1995 đến quý 2 2014 là 98,808.00 tỷ VNĐ với tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn nghiên cứu là 6.932612%,

và mức độ lạm phát trung bình của thời kỳ này là 6.954166% cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế

2 Nền kinh tế Việt Nam luôn duy trì một mức sản lượng tiềm năng trung bình theo quý là Log(GDP) = 10.7640301343 không phụ thuộc vào các tác động của lạm phát trong các thời kỳ nghiên cứu

Trang 5

3 Tác giả đã áp dụng phương pháp thử tuần tự từ 1 trễ cho tới 8 trễ tối đa để xác định mối quan hệ nhân quả giữa CPI và LOG(GDP_SA) Kết quả phân tích nhân quả cho thấy, trong các khoảng thời gian ngắn từ 4 quý trở xuống lạm phát không có tác động tới tăng trưởng, sản lượng của nền kinh tế và chiều ngược lại cũng vậy Tuy nhiên với diễn biến từ 5 quý trở lên là có mối quan hệ tác động nhân quả giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế

4 Kết quả cho thấy tại các ngưỡng lạm phát đều có tác động ngược chiều tới tăng trưởng kinh tế; tuy nhiên tại mức K = 7 là có ý nghĩa và lớn nhất tới tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP_P) Như vậy khi lạm phát vươt qua mức 7% trở lên thì ảnh hưởng tiêu cực với mức độ ngày càng lớn tới tăng trưởng kinh tế; và ở chiều ngược lại khi nhỏ hơn 7% cũng gây ra ảnh hưởng tiêu cực nhưng mức độ

là nhỏ hơn các ngưỡng trên 7

5 Cuối cùng, các nghiên cứu của tác giả trong giai đoạn 1995 đến quý 2 2014 cũng phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trước đây (được đề cập ở phần trên) về mối quan hệ thuận và nghịch chiều của lạm phát với tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn; cũng như theo ngưỡng lạm phát

Trên cơ sở các nghiên cứu đó, luận văn đưa ra một số kết luận mang tính khoa học

và các đề xuất về xây dựng chính sách của nhà nước

Trang 6

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG ix

DANH MỤC HÌNH x

DANH MỤC VIẾT TẮT xi

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1

1.1 Sự cần thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiến 4

1.6 Kết cấu luận văn 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT 6

2.1 Tổng quan về lạm phát và tăng trưởng kinh tế 6

2.1.1 Lạm phát, 6

2.1.1.1 Khái niệm 6

2.1.1.2 Đo lường lạm phát 6

1.1.1.3 Các yếu tố tác động đến lạm phát 9

1.1.1.4 Tác động của lạm phát 12

2.1.2 Tăng trưởng kinh tế 13

2.1.2.1 Khái niệm 13

2.1.2.2 Đo lường GDP 14

2.2 Các công trình nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế 17

2.2.1 Nghiên cứu thực nghiệm về đường cong Phillips phản ánh mối quan hệ tăng trưởng lạm phát 17

2.2.2 Tóm lược kết quả một số nghiên cứu thực nghiệm trong giai đoạn gần đây trên thế giới về mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế 19

2.2.3 Tóm lược các kết quả nghiên cứu trong nước về mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế 23

Trang 7

2.2.4 Nghiên cứu của Shahzad Hussain và Shahnawaz Malik (2011) trong đề

tài “Inflation and Economic Growth: Evidence from Pakistan” 25

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 28

3.1 Quy trình nghiên cứu 28

3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 29

3.3 Mô hình và phương pháp xử lý số liệu cho câu hỏi nghiên cứu 1 - Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam đang diễn ra như thế nào trong dài hạn 30

3.3.1 Tính toán các chỉ tiêu thống kê mô tả 30

3.3.2 Kiểm định tính dừng bằng phương pháp ADF và PP 31

3.3.3 Xác định độ trễ tối ưu và kiểm định nhân quả 32

3.3.4 Phân tích đồng liên kết Johansen 33

3.4 Mô hình và phương pháp xử lý số liệu cho câu hỏi nghiên cứu 2 - Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam đang diễn ra như thế nào trong ngắn hạn 35

3.5 Mô hình và phương pháp xử lý số liệu cho câu hỏi nghiên cứu 3 - Có tồn tại các ngưỡng lạm phát mà có tác động theo các chiều hướng khác nhau tới tăng trưởng kinh tế hay không? 36

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM MỐI QUAN HỆ LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 38

4.1 Diễn biến lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn từ 1995 tới nay 38

4.1.1 Diễn biến lạm phát 38

4.1.1.1 Giai đoạn 1995-2004 39

4.1.1.2 Giai đoạn 2004-2009 39

4.1.1.3 Giai đoạn 2009 đến quý 2 năm 2014 40

4.1.2 Diễn biến tăng trưởng kinh tế 41

4.2 Mô tả và phân tích về dữ liệu nghiên cứu 42

4.2.1 Mô tả về dữ liệu 42

4.2.2 Kiểm định tính dừng 45

4.2.3 Xác định trễ tối ưu của các chuỗi dữ liệu 47

4.2.4 Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa CPI và GDP 49

Trang 8

4.3 Kết quả nghiên cứu cho câu hỏi nghiên cứu 1 50

4.4 Kết quả nghiên cứu cho câu hỏi nghiên cứu 2 53

4.5 Kết quả nghiên cứu cho câu hỏi nghiên cứu 3 56

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 60

5.1 Kết luận 60

5.2 Một số kiến nghị chính sách 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

PHỤ LỤC 1: MÔ TẢ DỮ LIỆU 68

PHỤ LUC 2: ADF 69

PHỤ LỤC 3: TRỄ TỐI ƯU 81

PHỤ LỤC 4: NHÂN QUẢ GRANGER 82

PHỤ LỤC 5: ĐỒNG LIÊN KẾT JOHANSEN 86

PHỤ LỤC 6: VECM 89

PHỤ LỤC 7: NGƯỠNG LẠM PHÁT THEO GDP_P 92

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: Mô tả về dữ liệu nghiên cứu 43

Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả kiểm định tính dừng bằng ADF 46

Bảng 4.3: Kết quả xác định trễ thông qua LogL, LR, FPE, AIC, SC, HQ 47

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định nhân quả Pairwise Granger 49

Bảng 4.5: Kết quả phân tích đồng liên kết Johansen cho các khả năng 50

Bảng 4.6: Kết quả ƣớc lƣợng mối quan hệ cân bằng dài hạn 52

Bảng 4.7: Kết quả ƣớc lƣợng mối quan hệ ngắn hạn 53

Bảng 4.8: Kết quả hồi quy theo ngƣỡng lạm phát từ 3% đến 18% 56

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Đường cong Phiiip 18

Hình 2.2: Đường cong Phillip minh họa lạm phát và tăng trưởng kinh tế 18

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 28

Hình 4.1: Diễn biến lạm phát (%) giai đoạn từ quý 1 1995 - đến quý 2 2014 38

Hình 4.2: Diễn biến GDP (%) giai đoạn từ quý 1 1995 - đến quý 2 2014 41

Hình 4.3: Mô tả dữ liệu CPI (%) theo quý 44

Hình 4.4: Mô tả dữ liệu GDP (tỷ đồng) theo quý 45

Hình 4.5: Diễn biến mức độ ảnh hưởng và ý nghĩa của các ngưỡng lạm phát 58

Trang 11

DANH MỤC VIẾT TẮT

GDP Tổng sản phẩm quốc dân (tỷ VNĐ)

GDP_P Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân (%)

SA Điều chỉnh yếu tố mùa vụ theo phương pháp Censu X12 CPI Chỉ số giá tiêu dùng (tính % kỳ này so cùng kỳ năm trước) NHNN Ngân hàng nhà nước

Trang 12

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Sự cần thiết của đề tài

Sự thay đổi về giá cả có ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực đến tăng trưởng

Sự tăng giá ở một mức độ nhất định sẽ kích thích sự tăng trưởng Theo trường phái Keynes, mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát là mối quan hệ cùng chiều và nghiên cứu thực nghiệm của nhà nghiên cứu Tobin (năm 1965) cũng cho ra kết quả tương tự; tuy nhiên, nếu sự thay đổi giá mạnh mẽ sẽ dẫn đến lạm phát Nhìn về mặt ngọn của vấn đề có thể thấy, đó là sự mất cân đối tiền - hàng, khi GDP tăng trưởng nóng dựa vào vốn là chủ yếu sẽ dẫn đến lạm phát

Những nghiên cứu của một số nhà khoa học như Fisher (năm 1993), Bruno

và Easterly đã chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát là trái chiều nhau ở một số nước trên thế giới Như vậy, có thể thấy, trong một quốc gia, ở những thời điểm khác nhau sẽ có những ảnh hưởng khác nhau trong mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng mà nguyên nhân là do chính sách thường diễn biến đột ngột ở cả phía cung và phía cầu; và luôn đòi hỏi cần được nghiên cứu để bổ sung các vấn lý luận mới đối với các diễn biến từ thực tiễn đó

Về mặt thực tiễn của nền kinh tế Việt Nam, quan sát diễn biến của GDP và CPI các năm giai đoạn 1995 đến 2013 tác giả nhận thấy 1 :

(i) Diễn biến GDP của Việt Nam trong giai đoạn này được chia làm 3 thời kỳ: (a) thời kỳ 1995 – 1999, GDP suy giảm từ mốc 9.40% xuống còn 4.77% (thấp nhất trong cả giai đoạn; (b) Thời kỳ từ 2000 đến 2006 GDP có tốc độ tăng trưởng phục hồi và ổn định từ mức 6.79% lên 8.48%; (c) Thời kỳ 2007 đến nay (2013), gắn liền với khủng hoảng và suy thoái nên GDP có xu hướng giảm từ mức 6.23% xuống còn 5.42% năm 2013

(ii) Tương ứng với diễn biến của GDP, CPI có các biến động mạnh và bất thường hơn: (a) Từ mức cao 12.7% năm 1995, CPI đã có cả một thời kỳ duy trì ở mức thấp từ 1996 đến 2003 với mức tăng bình quân là 5.04%; (b) Sau đó CPI có dấu hiệu tăng trở lại từ 2004 đến 2011, với mức bình quân là 11.68% mà đỉnh điểm

1 Tổng hợp của tác giả từ công bố của Tổng cục thống kê hàng năm về GDP và CPI trong thời kỳ 1995 -

2013

Trang 13

là năm 2008 với mức tăng 19.90%; (c) Năm 2012 CPI có dấu hiệu giảm nhiệt còn 6.81%; và tiếp năm 2013 đạt mức 6.04%

Như vậy với những vấn đề lý luận đặt ra cũng như diễn biến thực tiễn của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã khiến tác giả nhận thấy cần tiếp tục nghiên cứu, xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Việt Nam trong

giai đoạn từ 1995 cho tới nay và tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu mối quan

hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu của đề tài:

Phân tích tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1995 đến hết quý 2.2014 Qua đó xây dựng mô hình thể hiện mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế Từ đó đưa ra các gợi ý về chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt nam trong giai đoạn tới

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu:

1 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam đang diễn ra như thế nào trong dài hạn?

2 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam đang diễn ra như thế nào trong ngắn hạn?

3 Có tồn tại các ngưỡng lạm phát mà có tác động theo các chiều hướng khác nhau tới tăng trưởng kinh tế hay không?

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là diễn biến của cặp quan hệ tăng trưởng kinh tế và lạm phát như sau:

1 Tăng trưởng kinh tế được nghiên cứu thông qua chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân theo quý (có 2 đơn vị tính theo % phản ánh tỷ lệ tăng trưởng và tỷ đồng phản ánh sản lượng)

2 Lạm phát được nghiên cứu qua chỉ số giá tiêu dùng theo quý và được xác định tại thời điểm cuối mỗi quý (với kỳ gốc là năm 2005 = 100 điểm và được thu thập xem xét theo tỷ lệ % của kỳ sau so với cùng kỳ năm trước)

Trang 14

3 Thời gian nghiên cứu trong giai đoạn từ quý 1 năm 1995 đến hết quý 2 năm

2014

Nguồn số liệu về CPI được tổng hợp theo quý và theo công bố của Tổng cục thống

kê tại website http://www.gos.gov.vn

Nguồn số liệu về GDP được tổng hợp theo quý theo công bố của IMF tại website http://elibrary-data.imf.org/; http://www.imf.org/external/data.htm và http://www.gos.gov.vn

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được viết theo phương pháp định lượng

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về lạm phát và tăng trưởng kinh tế Trên cơ

sở nghiên cứu các nghiên cứu trước đây trong nước và nước ngoài có liên quan đến

đề tài, tác giả sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp với tình hình kinh tế Việt nam

Số liệu được sử dụng cho đề tài là số liệu thứ cấp từ năm 2005 đến quý 2/2014 được lấy từ nguồn Tổng cục Thống kê

Tác giả sử dụng công cụ phần mềm thống kê Eview để tổng hợp, phân tích, chạy mô hình hồi quy và thực hiện các kiểm định liên quan

Cụ thể tác giả xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát trên

cơ sở ứng dụng nghiên cứu của Shahzad Hussain (2011)2, Shahnawaz Malik (2011)3 trong đề tài “Inflation and Economic Growth: Evidence from Pakistan” Mô hình nghiên cứu gốc của hai tác giả trên có dạng như sau :

Log(GDPt) = α +β*CPIt +εt và CPIt = α +β* Log(GDPt) +εt Log (GDP)t = χ0+ χ1*CPIt + χ2*D* (CPIt – K) + Єt

Trang 15

Trong đó:

Log (GDP) là Logarit cơ số 10 của GDP (tính theo sản lượng tỷ đồng theo quý)

GDP_P là tốc độ tăng trưởng GDP tính theo %

CPI là chỉ số giá tiêu dùng đại diện cho lạm phát (tính theo % theo quý)

α, χ0 là các hệ số chặn, cho biết tăng trưởng kinh tế không phụ thuộc vào diễn biến CPI

β, χi là các hệ số của phương trình

D là biến giả sẽ nhận giá trị = 1 nếu CPI > K (hay CPI – K >0) và D =0 nếu ngược lại

K là các ngưỡng lạm phát

ε, Єt là phần dư, các yêu tố ngẫu nhiên của các mô hình

t là thời gian tính theo quý

Để phân tích diễn biến mối quan hệ này, tác giả sẽ ứng dụng các mô hình toán và phương pháp xử lý dữ liệu như sau:

Thống kê mô tả các biến bằng các chỉ tiêu thống kê cơ bản

Kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp ADF

Phân tích quan hệ nhân quả Granger

Phân tích đồng liên kết Johansen

Hồi quy bằng mô hình VECM

Hồi quy theo ngưỡng lạm phát bằng phương pháp OLS cho chuỗi sai phân

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiến

Về mặt thực tiễn, đề tài sẽ xem xét phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng

kinh tế và lạm phát; các ngưỡng lạm phát trên quan điểm định lượng và từ đó có được các nhìn nhận đúng đắn và đưa ra các đề xuất, khuyến nghị góp phần nào đó cho việc điều hành chính sách của nhà nước

Về mặt khoa học, đề tài tổng hợp một cách có phê phán các công trình

nghiên cứu trước đây về lĩnh vực này theo các tác động tích cực, tiêu cực, trung tính của mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế

Trang 16

1.6 Kết cấu luận văn

Với các nội dung như trên đề tài được kết cấu làm năm chương

- Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu

- Chương 2: Cơ sở lý luận về mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và lạm phát

- Chương 3: Mô hình nghiên cứu

- Chương 4: Kết quả phân tích thực nghiệm mối quan hệ lạm phát và tăng

Trang 17

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ TĂNG

Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô Ngược lại với lạm phát là giảm phát Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định giá cả"

Theo Milton Friedman (1970) “lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ” Như vậy, có thể coi lạm phát là sự suy giảm sức mua của tiền tệ và được đo lường bằng sự gia tăng của mức giá chung trong nền kinh tế

Như vậy chúng ta có thể hiểu một cách cơ bản là : Lạm phát được dùng để chỉ sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung hầu hết các hàng hóa và dịch vụ so với thời điểm trước đó Như vậy có thể hiểu lạm phát được đánh giá bằng cách so sánh giá cả của hai loại hàng hóa tại hai thời điểm khác nhau với giả thiết chất lượng không thay đổi

Trang 18

ta gán ghép cho mỗi loại hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi kinh tế mà nó thực hiện Các phép đo phổ biến chỉ số lạm phát như sau:

a) (CPI- Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phần

trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian Sở

dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát

Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng người ta tính số bình quân gia quyền theo công thức Laspeyres của giá cả của kỳ báo cáo (kỳ t) so với kỳ cơ sở Để làm được điều đó phải tiến hành như sau:

1 Cố định giỏ hàng hóa: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hànhoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua

2 Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi thời điểm

3 Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại

4 Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng công thức sau:

CPIt = 100 x

Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kỳ t

Chi phí để mua giỏ hang hóa thời kỳ cơ sở Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng 5 đến 7 năm tùy ở từng nước

Trên thực tế người ta có thể xác định quyền số trong tính toán chỉ số giá tiêu dùng bằng cách điều tra để tính toán tỷ trọng chi tiêu của từng nhóm hàng hoá, dịch

vụ so với tổng giá trị chi tiêu Sau đó quyền số này được dùng để tính chỉ số giá tiêu dùng cho các thời kỳ sau CPI thường được tính hàng tháng và hàng năm CPI còn được tính toán cho từng nhóm hàng hóa hoặc một số nhóm hàng hóa tùy theo mục đích sử dụng Ngoài CPI người ta cũng tính toán chỉ số giá bán buôn là mức giá của

Trang 19

giỏ hàng hóa do các doanh nghiệp mua vào, khác với CPI là giá bán lẻ do người tiêu dùng mua vào

Do sử dụng giỏ hàng hoá cố định nên khi tính toán CPI có ba vấn đề chính dẫn đến hạn chế của CPI sau đây:

1 CPI không phản ánh được độ lệch thay thế vì nó sử dụng giỏ hàng hoá cố định Khi giá cả một mặt hàng này tăng nhanh hơn so với các mặt hàng khác thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng ít tiêu dùng những mặt hàng đã trở nên quá đắt đỏ

mà tiêu dùng nhiều những hàng hoá đỡ đắt đỏ hơn Yếu tố này làm CPI đã đánh giá cao hơn thực tế mức giá

2 CPI không phản ánh được sự xuất hiện của những hàng hoá mới vì nó sử dụng giỏ hàng hoá cố định trong khi nếu có hàng hoá mới xuất hiện thì một đơn vị tiền tệ có thể mua được các sản phẩm đa dạng hơn CPI không phản ánh được sự gia tăng sức mua này của đồng tiền nên vì thế lại đánh giá mức giá cao hơn thực tế

3 Không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hoá vì nếu mức giá của một hàng hoá cụ thể nào đó tăng nhưng chất lượng cũng tăng tương ứng thậm chí tăng hơn thì trên thực tế mức giá không tăng Chất lượng hàng hoá dịch vụ nhìn chung đều có xu hướng được nâng cao nên CPI cũng đã phóng đại mức giá

b) Chỉ số giảm phát GDP (DGDP - GDP deflator) là loại chỉ số có mức bao phủ rộng nhất Nó bao gồm tất cả các hàng hoá và dịch vụ được sản xuất trong nền kinh tế và trọng số tính toán được điều chỉnh tuỳ thuộc vào mức độ đóng góp tương ứng của các loại hàng hoá và dịch vụ vào giá trị gia tăng Về mặt khái niệm, đây là chỉ số đại diện tốt hơn cho việc tính toán tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế Tuy nhiên, chỉ số giá này không phản ánh trực tiếp sự biến động trong giá hàng nhập khẩu cũng như sự biến động của tỷ giá hối đoái Nhược điểm chính của chỉ số giá này là không thể hiện được sự thay đổi của chất lượng hàng hoá khi tính toán tỷ lệ lạm phát và chỉ số không phản ánh được sự biến động giá cả trong từng tháng Chỉ

số giảm phát GDP theo công thức sau:

Trang 20

Chỉ số giảm phát GDP = 100 x

GDP danh nghĩa GDP thực tế

Khác với chỉ số giá tiêu dùng CPI, DGDP được tính trên giỏ hàng hoá thay đổi

do vậy nó phản ánh được sự thay thế giữa các hàng hoá, dịch vụ với nhau Mặc dù vậy nó lại không phản ánh được sự giảm sút phúc lợi của người tiêu dùng trong trường hợp phải tiêu dùng ít hơn một loại hàng nào đó

CPI chỉ phản ánh mức giá của hàng tiêu dùng còn DGDP phản ánh giá của cả hàng hoá do doanh nghiệp, chính phủ mua Vì thế DGDP được coi là phản ánh đúng hơn mức giá chung DGDP chỉ phản ánh mức giá của những hàng hoá sản xuất trong nước (vì GDP chỉ tính sản phẩm trong nước) còn CPI phản ánh mức giá của cả hàng hoá nhập khẩu Ví dụ: khi giá một chiếc xe ô tô Toyota nhập khẩu tăng thì nó được phản ánh ở CPI nhưng không được phản ánh ở DGDP Tuy nhiên, trên thực tế, số liệu thống kê cho thấy sự khác biệt giữa CPI và DGDP không lớn

c) Chỉ số giá sản xuất (PPI - Producer Price Index) là một chỉ tiêu tương đối

phản ánh xu hướng và đo lường mức độ biến động giá bán của các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu trên thị trường sơ cấp vào một thời kỳ (thường là tháng) so với thời

kỳ khác

Chính vì chỉ xét đến thị trường sơ cấp, nên cơ quan thống kê chỉ xem xét hai loại nhà sản xuất công nghiệp và nông nghiệp Trên cơ sở đó có chỉ số giá bán của nhà sản xuất công nghiệp riêng và chỉ số giá bán của nhà sản xuất nông nghiệp riêng

Chỉ số giá cả sản xuất đo chi phí của nguyên vật liệu sản xuất PPI là một chỉ

số hữu dụng về xu hướng đối với giá cả: giá tiêu dùng tăng vài tháng sau khi giá cả sản xuất tăng, vì các công ty chuyển tiếp chi phí sang người tiêu dùng

1.1.1.3 Các yếu tố tác động đến lạm phát

Có nhiều nguyên nhân gây nên lạm phát Sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát có thể gặp

Trang 21

c) Lạm phát do chi phí đẩy: Lạm phát chi phí đẩy xảy ra khi một số loại chi

phí đồng loạt tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế làm cho giá cả sản phẩm bán ra tăng cao Ba loại chi phí thường gây ra lạm phát là: tiền lương, thuế gián thu và giá nguyên liệu nhập khẩu

Khi công đoàn thành công trong việc đẩy tiền lương lên cao, các doanh nghiệp sẽ tìm cách tăng giá và kết quả là lạm phát xuất hiện

Việc chính phủ tăng những loại thuế tác động đồng thời đến tất cả các nhà sản xuất cũng có thể gây ra lạm phát Ở đây, thuế gián thu (kể cả thuế nhập khẩu, các loại lệ phí bắt buộc) đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, vì chúng tác động trực tiếp tới giá cả hàng hoá

Đối với các nền kinh tế nhập khẩu nhiều loại nguyên, nhiên, vật liệu thiết yếu mà nền công nghiệp trong nước chưa sản xuất được, thì sự thay đổi giá của chúng (có thể do giá quốc tế thay đổi hoặc tỷ giá hối đoái biến động) sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến tình hình lạm phát trong nước Nếu giá của chúng tăng mạnh trên thị trường thế giới hay đồng nội tệ giảm giá mạnh trên thị trường tài chính quốc

tế, thì chi phí sản xuất trong nước sẽ tăng mạnh và lạm phát sẽ bùng nổ

Những yếu tố nêu trên có thể tác động riêng rẽ, nhưng cũng có thể gây ra tác động tổng hợp, làm cho lạm phát có thể tăng tốc

Trang 22

d) Lạm phát do cầu kéo,

Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng, đặc biệt khi sản lượng đã đạt

hoặc vượt quá mức tự nhiên

Lạm phát có thể hình thành khi xuất hiện sự gia tăng đột biến trong nhu cầu

về tiêu dùng và đầu tư Chẳng hạn, khi có những làn sóng mua sắm mới làm tăng mạnh tiêu dùng, giá cả của những mặt hàng này sẽ tăng, làm cho lạm phát dâng lên

và ngược lại Tương tự, lạm phát cũng phụ thuộc vào sự biến động trong nhu cầu đầu tư: sự lạc quan của các nhà đầu tư làm tăng nhu cầu đầu tư và do đó đẩy mức giá tăng lên

Trong nhiều trường hợp, lạm phát thường bắt nguồn từ sự gia tăng quá mức trong các chương trình chi tiêu của chính phủ Khi chính phủ quyết định tăng chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng, thì mức giá sẽ tăng Ngược lại, khi chính phủ quyết định cắt giảm các chương trình chi tiêu công cộng, hoặc các công trình đầu tư lớn đã kết thúc, thì mức giá sẽ giảm

e) Lạm phát do xuất nhập khẩu

Một biến thể của lạm phát do cầu kéo là lạm phát do xuất nhập khẩu Khi nhu cầu xuất khẩu tăng, lượng còn lại để cung ứng trong nước giảm và do vậy làm tăng mức giá trong nước Ngoài ra, nhu cầu xuất khẩu và luồng vốn chảy vào cũng

có thể gây ra lạm phát, đặc biệt trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định, vì điều này có thể là nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng lượng tiền cung ứng

Tình hình ngược lại sẽ xảy ra khi nhu cầu xuất khẩu và luồng vốn nước ngoài chảy vào giảm do nền kinh tế thế giới hay trong khu vực lâm vào suy thoái

f) Lạm phát do cơ cấu

Một doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận tất yếu sẽ tăng tiền công cho người lao động Ngược lại, ngành kinh doanh không hiệu quả thì không thể tăng tiền công cho người lao động nhưng để đảm bảo được lợi nhuận tối đa buộc ngành kinh doanh kém hiệu quả phải tăng giá thành sản phẩm, lập chi phí dự phòng và trích khấu hao cao Lạm phát hình thành từ cơ cấu trong ngành kinh doanh, hiệu quả đầu

tư thấp, đầu tư dàn trải, đặc biệt đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước

Trang 23

g) Lạm phát do cầu thay đổi

Dẫn chứng một trường hợp ngành kinh doanh độc quyền không cạnh tranh: cầu của mặt hàng xe máy giảm trong khi lượng cầu của mặt hàng xăng dầu tăng lên Một sự hiển nhiên cho thấy mặt hàng xe máy có lượng cầu giảm vẫn không giảm trong khi đó mặt hàng xăng dầu có lương cầu tăng làm cho giá cả tăng Kết quả mức giá chung tăng lên dẫn đến lạm phát

1.1.1.4 Tác động của lạm phát

Lạm phát có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế - xã hội tuỳ theo mức độ của nó Nếu là lạm phát vừa phải có thể đem lại những điều lợi bên cạnh những tác hại không đáng kể nếu là lạm phát cao thương gây những tác hại nặng nề cho nền kinh tế và đời sống Tuy nhiên, nếu lạm phát đó được dự báo, tiên đoán trước thì không gây gánh nặng lớn kinh tế vì người ta có thể có những giải pháp để đối phó Nếu lạm phát không dự đoán trước dẫn đến những đầu tư sai lầm và phân phối lại thu nhập một cách ngẫu nhiên làm mất tinh thần và sinh lực của nền kinh tế Một số tác động của lạm phát:

Tác động phân phối lại thu nhập và của cải: Khi lạm phát xảy ra, những

người có tài sản, những người đang vay nợ là có lợi vì giá cả các loại tài sản nói chung đều tăng lên, còn giá trị đồng tiền thì giảm xuống Ngược lại, những người làm công an lương, những người gửi tiền, những người cho vay là bị thiệt hại

Tác động đến phát triển kinh tế và việc làm: Như đã nói ở trên, trong điều

kiện nền kinh tế chưa đạt đến mức toàn dụng, lạm phát vừa phải thúc đẩy sự phát triển kinh tế vì nó có tác dụng làm tăng khối tiền tệ trong lưu thông, cung cấp thêm vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, kích thích sự tiêu dùng của chính phủ và nhân dân

Giữa lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ nghịch biến Theo “Lý thuyết trao đổi về lạm phát” của nhà kinh tế học A.W.Phillips thì một nước có thể mua môt mức để thất nghiệp thấp hơn nếu sẵn sàng trả giá bằng một tỷ lệ lạm phát cao hơn

Trang 24

Các tác động khác: Trong lĩnh vực lưu thông, kho vật giá tăng quá nhanh thì

tình trạng đầu cơ, tích trữ hàng hoá thường là hiện tượng phổ biến, gây nên mất cân đối giả tạo làm cho lưu thông càng thêm rối loạn

Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, lạm phát xảy ra làm tăng tỷ giá hối đoái Sự mất giá của tiền trong nước so với ngoại tệ tạo điều kiện tăng cường tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu, tuy nhiên nó gây bất lợi cho hoạt động của nhập khẩu

Lạm phát cao và siêu lạm phát làm cho hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng

Lạm phát gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước bằng việc bào mòn giá trị thực của những khoản công phí Tuy nhiên, lạm phát cũng có tác động làm gia tăng

số thuế nhà nước thu được trong những trường hợp nhất định

2.1.2 Tăng trưởng kinh tế

2.1.2.1 Khái niệm

Theo Samuelson Paul A., Nordhalls William D (2007) tăng trưởng kinh tế

là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP) hoặc quy mô tổng sản lượng quốc gia tính trên đầu người (PCI -Per capita income) trong một thời gian nhất định Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế có rất nhiều lý thuyết và quan điểm đề cập về mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng

Theo lý thuyết của John M Keynes (1936), trong ngắn hạn, sẽ có sự đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng Nghĩa là, muốn cho tăng trưởng đạt tốc độ cao thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát nhất định Trong giai đoạn này, tốc

độ tăng trưởng và lạm phát di chuyển cùng chiều Sau giai đoạn này, nếu tiếp tục chấp nhận tăng lạm phát để thúc đẩy tăng trưởng thì GDP cũng không tăng thêm mà

có xu hướng giảm đi

Theo chủ nghĩa trọng tiền mà đại diện là Milton Friedman (1968) cho

rằng lạm phát là sản phẩm của việc gia tăng cung tiền hoặc tăng hệ số tạo tiền ở mức độ lớn hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế Lập luận này cũng được thể hiện trong

Trang 25

công thức nổi tiếng của Irving Fisher (lý thuyết số lượng tiền tệ -Quantity theory of Money): MV = PY, trong đó: M: cung tiền; V: Hệ số tạo tiền; P: Giá; Y: sản lượng đầu ra (GDP thật)

Cũng theo Friedman (1968), nếu giá cả hàng hóa trong nền kinh tế tăng gấp

2 lần mà thu nhập của người lao động cũng tăng gấp 2 lần, họ sẽ không quan tâm đến việc tăng giá hàng hóa Trong trường hợp như vậy, tăng trưởng không bị suy giảm bởi lạm phát Nếu lạm phát xảy ra theo hướng này thì không ảnh hưởng nguy hiểm đến tăng trưởng kinh tế Nói tóm lại, theo quan điểm của thuyết trọng tiền, trong dài hạn, giá cả bị ảnh hưởng bởi cung tiền chứ không thực sự tác động lên tăng trưởng Nếu cung tiền tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thì lạm phát tất yếu sẽ xảy ra Nếu giữ cung tiền và hệ số tạo tiền ổn định thì tăng trưởng cao sẽ làm giảm lạm phát

2.1.2.2 Đo lường GDP

Theo Nguyễn Văn Công và cộng sự (2008), có một số phương pháp đo lường GDP như sau:

a) Phương pháp chi tiêu

Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng

số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng Như vậy trong một nền kinh tế giản đơn ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội như là tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm

De - depreciation là khấu hao

In - net investment là đầu tư ròng (khoản chi tiêu mở rộng quy mô của

tư bản hiện vật)

NX là cán cân thương mại

Trang 26

NX=X-M

X (export) là xuất khẩu

M (import) là nhập khẩu Tiêu dùng - consumption (C) bao gồm những khoản chi cho tiêu dùng cá nhân của các hộ gia đình về hàng hóa và dịch vụ (xây nhà và mua nhà không được tính vào tiêu dùng mà được tính vào đầu tư tư nhân)

Đầu tư - investment (I) là tổng đầu tư ở trong nước của tư nhân Nó bao gồm các khoản chi tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị và nhà xưởng hay sự xây dựng, mua nhà mới của hộ gia đình (lưu ý hàng hóa tồn kho khi được đưa vào kho

mà chưa đem đi bán thì vẫn được tính vào GDP)

Chi tiêu chính phủ - government purchases (G) bao gồm các khoản chi tiêu của chính phủ cho các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương như chi cho quốc phòng, luật pháp, đường xá, cầu cống, giáo dục, y tế, Chi tiêu chính phủ không bao gồm các khoản chuyển giao thu nhập như các khoản trợ cấp cho người tàn tât, người nghèo,

Xuất khẩu dòng - net exports (NX)= Giá trị xuất khẩu (X)- Giá trị nhập khẩu(M)

b) Phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí

Theo phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí, tổng sản phẩm quốc nội bằng tổng thu nhập từ các yếu tố tiền lương (wage), tiền lãi (interest), lợi nhuận (profit)

và tiền thuê (rent); đó cũng chính là tổng chi phí sản xuất các sản phẩm cuối cùng của xã hội

Ti là thuế gián thu ròng

De là phần hao mòn (khấu hao) tài sản cố định

c) Phương pháp giá trị gia tăng

Trang 27

Giá trị gia tăng của doanh nghiệp ký hiệu là (VA), giá trị tăng thêm của một ngành (GO), giá trị tăng thêm của nền kinh tế là GDP

VA = Giá trị thị trường sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp - Giá trị đầu vào được chuyển hết vào giá trị sản phẩm trong quá trình sản xuất

Giá trị gia tăng của một ngành (GO)

GO =∑ VAi (i=1,2,3, ,n)

Trong đó:

VAi là giá trị tăng thêm của doanh nghiệp i trong ngành

n là số lượng doanh nghiệp trong ngành

Giá trị gia tăng của nền kinh tế GDP

2.1.3 Mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế

Trên thực tiễn một số quốc gia đã sử dụng lạm phát cao để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng, đây là giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng kém bền vững Hay còn nói đó là giải pháp tăng trưởng “ bong bóng”

Xu hướng các nước phát triển chọn giải pháp tăng trưởng kinh tế thực chất,

đó là dựa trên cơ sở giá cả ổn định ở mức thấp Căn cứ biện luận cho giải pháp này là: Trong nền kinh tế thị trường, lạm phát ổn định thì tính dự báo được nâng cao Điều đó giúp các nhà đầu tư có thể xây dựng được các phương án đầu tư hiệu quả Đối với người tiêu dùng thì chi tiêu yên tâm, họ không phải lo cân nhắc các mặt hàng khác để thay thế do giá tăng Tất cả điều đó đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thưc chất Hiện nay các nước phát triển chọn mức lạm phát gần 2% là mức tối ưu cho tăng trưởng Tuy nhiên cũng phải hiểu rằng, lạm phát ổn định chỉ là điều

Trang 28

kiện đủ cho tăng trưởng kinh tế, còn điều kiện cần cho tăng trưởng phải là vấn đề của Chính phủ trong việc phát triển nguồn lực, vốn và công nghệ kỹ thuật

Các học thuyết kinh tế vĩ mô đã khẳng định, nếu sản lượng thực tế vượt sản lượng tiềm năng sẽ làm lạm phát gia tăng Thực tế 2005-2006 lạm phát thế giới gia tăng, ngoài nguyên nhân giá dầu còn do nền kinh tế nhiều nước phát triển quá nóng

Các nhà kinh tế cũng cho rằng tỉ lệ lạm phát cao, tác động tiêu cực đến sản lượng sản xuất của nền kinh tế thông qua các kênh như đầu tư, tín dụng, tiêu dùng; người cho vay không có động lực để cho vay vì lãi suất cho vay thường âm trong thời kỳ này và cho vay thời hạn càng dài càng bị lỗ, với chi phí huy động vốn cao, đẩy lãi suất cho vay cao, các doanh nghiệp dù thiếu vốn cũng rất e ngại vay vốn vì làm chi phí tăng cao, hệ quả là kênh tín dụng bị thu hẹp Nhiều nghiên cứu cũng cho rằng lạm phát có thể tác động tiêu cực lên tăng trưởng như: dấu hiệu bất ổn kinh tế

vĩ mô; tăng sự không chắc chắn của các hoạt động đầu tư; lạm phát làm thay đổi giá

cả tương đối, làm méo mó quá trình phân bổ nguồn lực; lạm phát còn được xem như

là một loại thuế đánh vào nền kinh tế

2.2 Các công trình nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế

2.2.1 Nghiên cứu thực nghiệm về đường cong Phillips phản ánh mối quan hệ tăng trưởng lạm phát

Trang 29

-Hình 2.1: Đường cong Phiiip5

Nguồn: Phillips Alban W (1958), "The relationship between unemployment and the

rate of change of money wages in the UK 1861-1957," Economica

Milton Friedman và Edmund Phelps (1968, 1976, 2006) cho rằng khi kỳ vọng lạm phát tăng lên thì đường cong Phillips ngắn hạn sẽ dịch chuyển sang phải Như vậy với kỳ vọng lạm phát quá cao thì lạm phát đình đốn có thể xảy ra (vừa có lạm phát cao vừa có thất nghiệp cao) và mối quan hệ giưa lạm phát và tăng trưởng kinh tế theo quy luật Okun (1960) sẽ được biểu diễn như sau:

Hình 2.2: Đường cong Phillip minh họa lạm phát và tăng trưởng kinh tế 6

Nguồn: Milton Friedman và Edmund Phelps (1968, 1976, 2006)

5

6 Lưu ý: Lúc này đường cong Phillips ngắn hạn với kỳ vọng lạm phát cao nằm bên trái.

Trang 30

Trong hệ tọa độ này, một chu kỳ kinh tế thường có dạng một vòng xoáy ngược chiều kim đồng hồ như hình bên trên Bắt đầu từ điểm A khi cả lạm phát và

kỳ vọng lạm phat ở mức thấp, nền kinh tế tăng trưởng từ từ đến điểm B trên đường cong Phillips có lạm phát kỳ vọng thấp Tại B nền kinh tế đã tăng trưởng quá nóng

và nó bắt đầu chững lại, đồng thời lạm phát kỳ vọng tăng cao đẩy nền kinh tế dần đến điểm C trên một đường đường cong Phillips có lạm phát kỳ vọng tăng cao hơn Lúc này ngân hàng trung ương buộc phải thắt chặt tiền tệ và kinh tế suy giảm dần đến D, tuy nhiên lạm phát kỳ vọng vẫn còn cao Phải đến khi lạm phát xuống thấp hẳn thì người dân và doanh nghiệp mới thay đổi kỳ vọng để nền kinh tế quay về đường cong Phillips ban đầu và lúc đó ngân hàng trung ương mới giảm lãi suất trở lại để thúc đẩy tăng trưởng Nghĩa là khi nào nền kinh tế quay về đường cong Phillips AB thì mới nên nới lỏng tiền tệ, tài khóa, nếu quá nóng vội giảm lãi suất khi nền kinh tế vẫn năm trên đường CD thì lạm phát kỳ vọng sẽ không thể giảm

Trên thực tế quan hệ tăng trưởng kinh tế và lạm phát phức tạp hơn nhiều

2.2.2 Tóm lược kết quả một số nghiên cứu thực nghiệm trong giai đoạn gần đây trên thế giới về mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế

Nhà kinh tế học nổi tiếng Tobin (1965) cho rằng lạm phát làm cho nhà đầu

tư tái phân bổ danh mục đầu tư của mình từ tiền sang chứng khoán, làm giảm lãi suất thực tế và do đó làm tăng đầu tư và nâng cao năng suất lao động Ông lập luận thêm rằng “một chút lạm phát giúp bôi trơn nền kinh tế” vì nó giúp thị trường lao động điều chỉnh cho phù hợp Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng nhu cầu tăng lên ổn định sẽ gây ra lạm phát ở mức nhẹ, là cái mà thực ra lại làm tăng, chứ không phải giảm, năng suất lao động và, do đó, tăng tốc độ tăng trưởng Vì thế, động thái nhằm

Trang 31

đạt mức lạm phát bằng 0 chẳng qua là chính sách trả trước ngay bây giờ cho nhiều thiệt hại hơn sau này

Theo Mundell (1965), có mối tương quan tỉ lệ thuận giữa lạm phát và tăng

trưởng trong ngắn hạn, chính sách nới lỏng tiền tệ kích thích tăng trưởng, đồng thời làm gia tăng lạm phát; đường cong Phillips nổi tiếng về sự đánh đổi giữa mục tiêu lạm phát và thất nghiệp

Như vậy nghiên cứu của Tobin (1965) và Mundell (1965), ủng hộ quan điểm ảnh hưởng tích cực cuả lạm phát tới tăng trưởng kinh tế và tới các quyết định đầu tư của các nhà đầu tư Tuy nhiên nghiên cứu của ông chỉ giới hạn trong việc xem xét các hành vi đầu tư của nền kinh tế trước ảnh hưởng tới lạm phát và từ đó gián tiếp tác động tới năng suất và tạo ra tăng trưởng Vì giới hạn nghiên cứu đó nên các kết quả của ông sẽ không có tính trọn vẹn và từ đó dẫn tới còn hạn chế trong việc ra các kết luận về tính tích cực thuần túy của lạm phát

Nghiên cứu của Naqvi và Khan (1989) đã nhấn mạnh một số điểm thú vị

về lạm phát và tăng trưởng ở Pakistan Hai ông kết luận rằng Pakistan nên giữ mức lạm phát ở mức một con số và duy trì tốc độ tăng trưởng GDP trong khoảng 6,5-7 phần trăm Đồng thời hai ông còn phát hiện ra mối quan hệ tiêu cực giữa lạm phát

và tăng trưởng kinh tế

Nghiên cứu của Naqvi và Khan (1989) đã tạo ra được sự đột phá trong việc

tìm ra ngưỡng tác động của lạm phát và đó là ranh giới giữa ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của lạm phát tới tăng trưởng kinh tế Do vậy nghiên cứu của các ông rất có

ý nghĩa đối với các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam

Fischer (1993) đã đưa ra kết luận nghiên cứu như sau: khi lạm phát tăng ở

mức độ thấp mối quan hệ này có thể không tồn tại, hoặc thậm trí mang tính đồng biến, và lạm phát ở mức cao mối quan hệ này là nghịch biến tuy nhiên ông không chỉ ra mức cao là bao nhiêu thì sẽ có quan hệ nghịch biến Nhiều nghiên cứu cũng cho rằng lạm phát có thể tác động tiêu cực lên tăng trưởng như: dấu hiệu bất ổn kinh tế vĩ mô; tăng sự không chắc chắn của các hoạt động đầu tư; lạm phát làm thay đổi giá cả tương đối, làm méo mó quá trình phân bổ nguồn lực; lạm phát còn được xem như là một loại thuế đánh vào nền kinh tế Cụ thể như: Fisch (1993); Bruno và Eastly (1995); Barro(1998) đã nhận thấy quan hệ âm giữa lạm phát và tăng trưởng

Trang 32

kinh tế sau giai đoạn sau khủng hoảng dầu 1973-1974 Sarel (1996), Gosh và Philip (1998), Khan và Senhadji (2001) … đã cố gắng tìm ra đặc điểm đặc biệt về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế Bằng các nghiên cứu khác nhau họ đã tìm ra một ngưỡng lạm phát, mà tại ngưỡng đó nếu lạm phát vượt ngưỡng sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng

Barro (1995) đã nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ tăng trưởng - lạm

phát thông qua việc khảo sát diễn biến này tại 100 quốc gia trong thời gian ba mươi năm Barro (1995) đã sử dụng các công cụ kỹ thuật thống kê và kinh tế lượng phức tạp để khám phá mối quan hệ này Barro (1995) đã kết luận rằng có tồn tại một mối quan hệ tiêu cực giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế; ông cũng nhấn mạnh rằng lạm phát cao và kéo dài gây suy giảm tăng trưởng kinh tế

Nghiên cứu của Barro (1995) là một nghiên cứu rất công phu và triển khai

trên phạm vi đa quốc gia; do vậy các kết quả nghiên cưu mang lại có ý nghĩa và độ tin cậy cao; đồng thời một lần nữa khẳng định lại quan điểm lưỡng tính trong ảnh hưởng của lạm phát tới tăng trưởng kinh tế của các nhà nghiên cứu đi trước

Tiếp theo đó các nghiên cứu của Sarel (1996), Malla (1997), Gosh và Phillips (1998), Md Shoaib Ahmed (2010), Jen-Te Hwang, Ming-Jia Wu (2011)

lần lượt củng cố các quan điểm về ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của lạm phát tới tăng trưởng kinh tế; và đều cố gắng tìm ra ngưỡng lạm phát mà tại đó nền kinh tế hoạt động tốt Tuy nhiên các nghiên cứu cũng có hạn chế là chỉ giới hạn trong phạm

vi 1 quốc gia nghiên cứu hoặc một nhóm quốc gia thuộc khối kinh tế nào đó; do vậy mức độ khái quát và tin cậy không được như nghiên cứu của Barro (1995) Bên dưới đây tác giả trình bầy tóm lược về kết quả chính của các nhà nghiên cứu trong giai đoạn này:

Sarel (1996) cho rằng ngưỡng lạm phát là 8% Christoffsen và Doyle (1998)

tìm ra ngưỡng là 13% cho các nền kinh tế chuyển đổi Khan và Senhadji (2001) đã chỉ ra ngưỡng lạm phát tại các nước đang phát triển là 11-12%/năm; các nước công nghiệp khoảng 1-3% sẽ gây tác động tiêu cực cho tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu của tác giả Khan (2005) đã tập trung nghiên cứu xác định mức lạm phát tối ưu; và Khan đã tìm ra mức lạm phát tối ưu đối với các nước vùng Trung Đông và Trung Á

là khoảng 3.2% Nghiên cứu của Li (2006): Số liệu cho 90 nước đang phát triển,

Trang 33

giai đoạn 1961-2004 lại cho rằng ngưỡng tạo ra tác động tiêu cực cho tăng trưởng nền kinh tế là 14%/năm

Malla (1997) cũng đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ lạm phát và tăng

trưởng kinh tế tại các quốc gia OECD countries và một số nước châu Á một cách riêng biệt Malla (1997) đã phát hiện ra có mối quan hệ tiêu cực và có ý nghĩa giữa lạm phát và tăng trưởng tại các nước OECD, trong khi mối quan hệ có ý nghĩa này

là không đáng kể tại các nước đang phát triển của châu Á Hạn chế trong nghiên cứu của ông là việc phân tích xuyên quốc gia dẫn tới cần phải hiệu chỉnh số liệu cho đồng bộ giữa các nước và làm cho các kết luận thiếu chính xác

Gosh và Phillips (1998), đã nghiên cứu các quốc gia là thành viên của IMF

trong giai đoạn 1960-1996 Gosh và Phillips (1998) đã nhận thấy mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng như sau: (1) Ở tỷ lệ lạm phát rất thấp ( ít hơn 2-3 phần trăm), lạm phát và tăng trưởng có tương quan dương; (2) Mối quan lạm phát và tăng trưởng kinh tế là tiêu cực khi lạm phát ở mức độ cao Tương tự như vậy , Nell (2000) cũng cho thấy lạm phát một con số có thể có lợi cho sự tăng trưởng , trong khi ở khu vực hai con số đó dường như là có hại

Nghiên cứu Md Shoaib Ahmed (2010), Trong nghiên của Md Shoaib

Ahmed, mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Bangladesh đã được xem xét với các dữ liệu theo quý trong giai đoạn 1988 – 2008 Tác giả đã sử dụng kiểm định quan hệ nhân quả Grang, phân tích đồng liên kết, mô hình VECM và mô hình ARDL7 để xem xét vấn đề Kết quả nghiên cứu cho thấy không có ý nghĩa thống kê mối quan hệ lâu dài giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát; đồng thời tồn tại mối quan hệ tiêu cực trong ngắn hạn giữa hai vấn đề này Tồn tại mối quan hệ nhân quả một chiều chạy từ lạm phát sang tăng trưởng kinh tế Tác giả cũng đưa ra khuyến nghị về tầm quan trọng của các chính sách kinh tế vĩ mô, tạo sự ổn định rõ ràng cho một sự tăng trưởng ổn định và bền vững

Nghiên cứu của Jen-Te Hwang, Ming-Jia Wu (2011), Mục tiêu nghiên

cứu của hai tác giả là để kiểm tra các mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng ở Trung Quốc Hai ông đã xem xét các hiệu ứng phi tuyến của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc Sử dụng bộ dữ liệu chính GDP và CPI trong giai đoạn từ

7

Autoregressive Distribution Lag

Trang 34

1986 để 2006 Kết quả thực nghiệm của hai tác giả cho thấy rằng hiệu ứng ngưỡng lạm phát là rất quan trọng ở Trung Quốc Hơn nữa, dựa trên ước tính của hai tác giả, khi lạm phát cao (lớn hơn 2,50% hàng năm), mỗi 1 điểm phần trăm gia tăng trong

tỷ lệ lạm phát làm giảm tăng trưởng kinh tế 0,61%, khi lạm phát thấp (ít hơn 2,50% mỗi năm), mỗi 1 điểm tăng tỷ lệ phần trăm điểm kích thích tăng trưởng bằng 0,53% Điều này cho thấy rằng lạm phát cao gây hại cho tăng trưởng kinh tế, trong khi lạm phát vừa phải có lợi ích cho tăng trưởng kinh tế Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng Trung Quốc nên duy trì một tỷ lệ lạm phát vừa phải để duy trì tăng trưởng dài hạn

2.2.3 Tóm lược các kết quả nghiên cứu trong nước về mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế

Theo đánh giá của IMF (2006), Lạm phát của Việt Nam gia tăng trong các

năm gần đây, đã chịu ảnh hưởng bởi sự gia tăng sản lượng vuợt mức tiềm năng; bắt đầu từ năm 2005 có dấu hiệu bởi sự gia tăng sản lượng vượt mức tiềm năng (những năm trước đó mối quan hệ này là không nhất quán và không rõ nét) Mức lạm phát chuẩn của Việt Nam có thể gần với mức lạm phát của các nước Đông Nam Á Nghiên cứu bước đầu của IFM(2006) về mức độ lạm phát ở Việt Nam với các nước Đông Nam Á cũng đã chỉ ra rằng, mức lạm phát tối ưu cho tăng trưởng kinh tế ở các nước vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam khoảng 3.6%

Đây là đánh giá mang tính tổng quá và khách quan nhất của một định chế tài chính quốc tế về tình hình lạm phát và tăng trưởng của Việt Nam Nó giúp cho các nhà đầu tư quốc tế có được các thông tin nghiên cứu tốt về Việt Nam trước khi có các quyết định đầu tư Tuy nhiên hạn chế của IMF nằm ở chỗ khả năng tiếp cận dữ liệu, các thông tin và thực sự nắm rõ về kinh tế Việt Nam còn hạn chế do vậy các kết luận vẫn chưa thực sự phản ánh đủ về tình hình lạm phát và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Theo Tác giả Tú Anh - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng cho rằng: giữa

tăng trưởng kinh tế và lạm phát thường có mối quan hệ nhất định Tuy nhiên, mức

độ gắn kết như thế nào là vấn đề còn tranh cãi và có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế khi nó vượt qua một ngưỡng nhất định Mối quan hệ giữa lạm phát

Trang 35

và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam cũng phù hợp với lý thuyết và kết quả kiểm nghiệm trên thế giới Ở mức lạm phát thấp (thường là một chữ số) thì lạm phát không có tác động tiêu cực lên tăng trưởng Ở mức lạm phát thấp, gia tăng lạm phát thường gắn liền với tăng trưởng cao hơn (giai đoạn 1992-2007) Tuy nhiên, khi lạm phát đạt đến một ngưỡng cao nhất định, thì lạm phát bắt đầu tác động tiêu cực lên tăng trưởng (giai đoạn trước 1992)

Nghiên cứu Tú Anh được triển khai trên cơ sở vận dụng và kế thừa các nghiên cứu trước đây về vấn đề này và được ứng dụng vào thực tiễn của Việt Nam Nghiên cưu đã khẳng định được có mối quan hệ cả hai chiều giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế; tuy nhiên nghiên cứu chưa chỉ ra được đâu là ngưỡng lạm phát của mối quan hệ này

Nghiên cứu của Nguyễn Trung Chính, Đại học Ngoại Thương (2010),

Nghiên cứu của tác giả là nối tiếp các nghiên cứu trước đây nhằm phân tích sự ảnh hưởng qua lại giữa tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn từ năm 1995 đến hết nửa đầu năm 2008 bằng các phương pháp hồi qui đồng liên kết, mô hình sai số hiệu chỉnh ECM và phân tích phương sai dựa trên mô hình VAR, kết quả cho thấy những bằng chứng thực nghiệm rõ rệt về tương tác qua lại giữa 2 yếu tố này trong

cả dài hạn và ngắn hạn, kết quả thu được giống với các kết quả của Tobin (1965), Mallik and Chowdhury (2001), Faria và Carneiro (2001) đã công bố

Từ kết quả phân tích, tác giả đã đưa ra kết luận giữa tăng trưởng và lạm phát có mối quan hệ dương (đồng biến) trong cả dài hạn và ngắn hạn và sự thay đổi của tăng trưởng nhanh hơn sự thay đổi của lạm phát trong cả hai trường hợp trên, như vậy, trong giai đoạn này lạm phát có tác dụng tích cực đến tăng trưởng

và chưa vượt quá ngưỡng kiểm soát Đồng thời, lạm phát có ảnh hưởng đến tăng trưởng nhiều hơn ảnh hưởng ngược trở lại của tăng trưởng đến lạm phát, điều đó cho thấy lạm phát còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác, đặc biệt là những biến động trong ngắn hạn

Nghiên cứu của Nguyễn Trung Chính là nghiên cứu có ứng dụng các kỹ thuật thông kê kinh tế lượng cao cấp và phức tạp vào trong việc biểu diễn, phân tích mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam Nghiên cứu đã tái khẳng định nhiều luận điểm cả trong ngắn hạn, dài hạn, cả tích cực và tiêu cực của lạm

Trang 36

phát tới tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên cũng tương tự như tác giả Tú Anh, nghiên cứu không chỉ ra được ngưỡng lạm phát của mối quan hệ này

2.2.4 Nghiên cứu của Shahzad Hussain và Shahnawaz Malik (2011) trong đề tài

“Inflation and Economic Growth: Evidence from Pakistan”

Mô hình nghiên cứu của đề tài

Shahzad Hussain và Shahnawaz Malik (2011) đã nghiên cứu về mối quan hệ tăng trưởng và lạm phát tại Pakistan trong giai đoạn từ 1960 để 2006 Mô hình nghiên cứu của hai ông như sau:

Log (GDP)t = α11+ β11*INFLRt + μt (Phản ánh tác động dài hạn của Lạm phát (INFLR) vào tăng trưởng kinh tế (GDP), μt là phần sai số ngẫu nhiên)

INFLRt = α21+ β21*Log (GDP)t + εt (Phản ánh tác động dài hạn của tăng trưởng kinh tế (GDP vào lạm phát (INFLR) εt là phần sai số ngẫu nhiên )

∆Log (GDP)t = η0 + η1*∆INFLRt + η2 *μt-1 + e3t (Phản ánh tác động ngắn hạn của Lạm phát (INFLR) vào tăng trưởng kinh tế (GDP) và phần η2

*μt-1 chính là phần hiệu chỉnh sai số của mô hình; η2 là hệ số điều chỉnh )

∆INFLRt = ψ0+ ψ1* ∆Log (GDP)t + ψ2 *εt-1 + e4t (Phản ánh tác động ngắn hạn của tăng trưởng kinh tế (GDP vào lạm phát (INFLR) η2 *μt-1 chính là phần hiệu chỉnh sai số của mô hình; ψ2 là hệ số điều chỉnh) Log (GDP)t = χ0+ χ1*INFLRt + χ2*D* (INFLRt – K) + Єt (Mô hình hồi quy OLS theo ngưỡng lạm phát tới sản lượng của nền kinh tế; D = 1 nếu INFLR > K và D =0 nếu ngược lại)

GDP_Pt = χ0+ χ1*INFLRt + χ2*D* (INFLRt – K) + Єt (Mô hình hồi quy OLS theo ngưỡng lạm phát tới tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế; D = 1 nếu INFLR > K và D =0 nếu ngược lại)

Hai tác giả đã triển khai nghiên cứu thực nghiệm bằng phân tích đồng liên kết và mô hình ECM để kiểm tra sự biến động trong dài hạn và ngắn hạn của mối quan hệ tăng trưởng lạm phát Mặt khác, Hai tác giả cũng phát hiện ra một vấn đề chính sách thú vị của mức ngưỡng của lạm phát đối với nền kinh tế

Trang 37

Kết quả của hai tác giả cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Pakistan8 Kết quả nghiên cứu của 2 ông cũng cho thấy hiệu ứng lạm phát cao khiến nhà đầu tư đầu tư nhiều vào vốn vật chất và cắt giảm nắm giữ tiền mặt Kiểm đinh Granger về mối quan hệ nhân quả tuyến tính cho thấy lạm phát có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế với độ trễ là 3 quý và không có mối quan

hệ nhân quả ngược lại từ sự tăng trưởng với lạm phát Hai ông cũng chứng minh được rằng ngưỡng lạm phát dưới 9% là tốt cho viêc tăng trưởng kinh tế tại Pakistan

Lý giải việc ứng dụng nghiên cứu của Shahzad Hussain và Shahnawaz Malik (2011) vào đề tài nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng các công trình nghiên cứu về lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong và ngoài nước trước đây; tác giả nhận thấy nghiên cứu của

2 nhà nghiên cứu Shahzad Hussain và Shahnawaz Malik (2011) là phù hợp với mục đích nghiên cứu của tác giả; giải quyết được mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu đặt

ra của đề tài này Trên thực tiễn nghiên cứu của Shahzad Hussain và Shahnawaz Malik (2011) là khá phù hợp với điều kiện của Việt Nam là vì

- Tính tương đồng về môi trường phát triển kinh tế của Việt Nam và Pakistan đều là các nước Châu Á và đang trong quá trình phát triển kinh tế, các cơ chế chính sách, thể chế, môi trường kinh tế còn nhiều vấn đề cần giải quyết

- Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế và chấp nhận một số đánh đổi nhất định với lạm phát để đạt được tăng trưởng mục tiêu; và vì thế khá phù hợp với việc ứng dụng, vận dụng và xem xét phương pháp nghiên cứu của Shahzad Hussain và Shahnawaz Malik (2011) Hai ông cũng có thiên hướng chấp nhận lạm phát hợp lý để có tăng trưởng

- Mô hình phản ánh mối liên hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế khá dễ dàng cho việc tiếp cận và ứng dụng vào Việt Nam; từ việc quan sát thực tiến, thu thập dữ liệu, phân tích, diễn giải các kết quả

- Mô hình xem xét ngưỡng làm phát theo phần trăm có ý nghĩa thực tiễn cao đối với Việt Nam trong việc hoạch định chính sách

8 Phù hợp với nghiên cứu của Malik và Chowdhury (2001) cũng thiết lập một kết nối tích cực giữa lạm phát

và tăng trưởng kinh tế

Trang 38

- Cuối cùng mô hình của Shahzad Hussain và Shahnawaz Malik (2011) cũng

dễ dàng đối với tác giả trong việc tiếp cận, ứng dụng vào nghiên cứu phục vụ cho đề tài của mình

Trang 39

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1 Quy trình nghiên cứu

Để triển khai nghiên cứu, trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã được xác lập tại chương 1; đề tài tuân thủ theo một quy trình nghiên cứu có tính khoa học và logic như sau:

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Xác định vấn đề, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu hệ thống lý luận về lạm

phát và tăng trưởng

Tham khảo các nghiên cứu trước đây

và hình thành mô hình nghiên cứu

Xây dựng phương pháp thu thập số liệu, phân tích, xử lý

Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng

Đo lường, thu thập số liệu

Phân tích, xử lý số liệu theo mô hình và các kỹ thuật đã xây dựng

Kết quả nghiên cứu

Kết luận và kiến nghị

Trang 40

3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Trên cơ sở xem xét ứng dụng phương pháp nghiên cứu của các tác giả Shahzad Hussain (2011), Shahnawaz Malik (2011) trong đề tài “Inflation and Economic Growth: Evidence from Pakistan”; tác giả đã ứng dụng phương pháp phân tích đồng liên kết Johansen; mô hình nghiên cứu hồi quy vecto hiệu chỉnh sai

số (VECM) và Hồi quy OLS chuỗi sai phân theo ngưỡng lạm phát nhằm xem xét mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Lý do chọn và vận dụng phương pháp nghiên cứu của các tác giả trên là vì sự tương đồng trong tăng trưởng kinh tế, cũng như lạm phát giữa hai nước; mặt khác cũng như ưu điểm của mô hình VECM trong việc phân tích các chuỗi dữ liệu có yếu tố thời gian và có khả năng hiệu chỉnh các sai số trong quá trình tính toán Ưu điểm của hồi quy theo ngưỡng lạm phát cho biết các ngưỡng có tác động như thế nào tới GDP, cũng như xem xét được các mối liên hệ giữa ngắn hạn và dài hạn Cụ thể thể dữ liệu nghiên cứu được xác định như sau:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là diễn biến của cặp quan hệ tăng trưởng kinh tế được phản ánh thông qua chỉ tiêu GDP (được xác định theo giá 1994, đơn vị

tỷ đồng) và lạm phát được phản ánh qua CPI trong giai đoạn từ quý 1 năm 1995 đến quý 2 năm 2014 Và để nhằm loại bỏ các yếu tố mùa vụ tác động tới sản lượng của nền kinh tế; tới tốc độ tăng trương của nền kinh tế các biến GDP, GDP_P sẽ được điều chỉnh mùa vụ theo phương pháp Censu X12 thành các biến GDP_SA và GDP_P_SA nhằm đảm bảo tính chính xác của các quy luật kinh tế (loại bỏ các yếu

tố chủ quan)

Giai đoạn từ quý 1 1995 đến quý 2 2014 được lựa chọn nghiên cứu vì đây là giai đoạn kinh tế Việt Nam đã có những bước thay đổi căn bản về chất và lượng; gắn với nhiều mốc lịch sử quan trọng của đất nước; đồng thời có ý nghĩa trong việc xem xét mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế; hơn nữa dữ liệu trong thời kỳ này có thể tiếp cận được và tương đối ổn định cho việc phân tích mối quan hệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế; đồng thời trong khoảng thời gian này tác giả cũng có khả năng thu thập được các số liệu về GDP và CPI phục vụ cho quá trình nghiêp cứu

Nguồn số liệu được tác giả thu thập theo quý trong giai đoạn nghiên cứu là

dữ liệu thứ cấp đã được xác lập ở trên với:

Ngày đăng: 26/10/2015, 11:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Quang Dong (2012), TS.Nguyễn Thị Minh (2012), Giáo trình Kinh tế lượng, Khoa toán kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc Dân, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế lượng
Tác giả: Nguyễn Quang Dong (2012), TS.Nguyễn Thị Minh
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân
Năm: 2012
3. Nguyễn Hoàng Bảo (2004) “Kinh tế lượng ứng dụng”, Bài giảng cho học viên cao học, Đại học Kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kinh tế lượng ứng dụng”
4. N. Gregory Mankiw (2001) “Kinh kế vĩ mô”, do các giảng viên đại học kinh tế Quốc Dân dịch từ nguyên bản, nhà xuất bản Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kinh kế vĩ mô”
Nhà XB: nhà xuất bản Thống Kê
5. Hoàng Trọng (1999), “Phân tích Dữ liệu đa biến, Ứng dụng trong Kinh tế và kinh doanh”, Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích Dữ liệu đa biến, Ứng dụng trong Kinh tế và kinh doanh”
Tác giả: Hoàng Trọng
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 1999
6. Paul A. Samuelson, William D. Nordhaus: Kinh tế học, t.2; NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997. tr.391 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học, t.2
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
7. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch: Kinh tế học, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội 1992, tr. 205-206 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học, tập 2
Nhà XB: NXB Giáo dục
8. Nghiên cứu bước đầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF, 2006), Mức độ lạm phát ở Việt Nam với các nước Đông Nam Á, IMF Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mức độ lạm phát ở Việt Nam với các nước Đông Nam Á
9. Tú Anh (2008), Phân tích mối quan hệ tăng trưởng và lạm phát, Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước _ sbv.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích mối quan hệ tăng trưởng và lạm phát
Tác giả: Tú Anh
Năm: 2008
10. Nguyễn Trung Chính, Đại học Ngoại Thương (2010), Mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát qua kết quả phân tích tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đào tạo Ngân hàng, Học Viện Ngân hàngTiếng anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trung Chính, Đại học Ngoại Thương (2010), Mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát qua kết quả phân tích tại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Trung Chính, Đại học Ngoại Thương
Năm: 2010
11. Barro, R., 1996. “Inflation and growth”, Federal Reserve Bank of St. Louis Review, vol. 78, pp. 153-169 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Inflation and growth
12. Bruno, M. and W. Easterly, 1998. “Inflation crises and long-run growth”, Journal of Monetary Economics, vol. 41, pp. 3-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Inflation crises and long-run growth
13. Fischer, S., 1993. “The role of macroeconomic factors in economic growth”, Journal of Monetary Economics, vol. 32, pp. 485-512 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The role of macroeconomic factors in economic growth
14. Hamilton, J. D. (1994), “Time Series Analysis”, Princeton University Press, ISBN: 0-691-04289-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Time Series Analysis
Tác giả: Hamilton, J. D
Năm: 1994
15. Johansen, S., 1988. “Statistical analysis of cointegration vectors”, Journal of Economic Dynamics and Control, vol. 12, pp. 231-254 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Statistical analysis of cointegration vectors
16. Johansen, S. (1988). "Statistical Analysis of Cointegration Vectors". Journal of Economic Dynamics and Control 12: 231–254 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Statistical Analysis of Cointegration Vectors
Tác giả: Johansen, S
Năm: 1988
19. Mallik and Chowdhury (2001), “Inflation and economic growth: evidence from four South Asian countries”, Asia-Pacific Development Journal, Vol. 8, No. 1, June 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Inflation and economic growth: evidence from four South Asian countries
Tác giả: Mallik and Chowdhury
Năm: 2001
21. Tobin, J. (1965), “Money and Economic Growth”, Econometrica 32: 671-684 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Money and Economic Growth
Tác giả: Tobin, J
Năm: 1965
22. Omoke Philip Chimobi (2010), “Inflation and Economic Growth in Nigeria” , Journal of Sustainable DevelopmentVol. 3, No. 2; June 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Inflation and Economic Growth in Nigeria
Tác giả: Omoke Philip Chimobi
Năm: 2010
23. Shahzad Hussain (2011), Shahnawaz Malik (2011), “Inflation and Economic Growth: Evidence from Pakistan”, International Journal of Economics and Finance Vol. 3, No. 5; October 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Inflation and Economic Growth: Evidence from Pakistan
Tác giả: Shahzad Hussain (2011), Shahnawaz Malik
Năm: 2011
24. N. Gregory Mankiw (2006). Principles of Economics, 4th Edition. South- Western College Pub. ISBN 0324224729 Sách, tạp chí
Tiêu đề: rinciples of Economics, 4th Edition
Tác giả: N. Gregory Mankiw
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w